Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.37 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỖ KIỀU LY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN SẢN - NHI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH
YÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP

HÀ NỘI, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỖ KIỀU LY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN SẢN - NHI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH
YÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP

Ngành

: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã ngành

: D850101


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS. TĂNG THẾ CƯỜNG

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của TS. Tăng Thế Cường. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề
tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những
số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được
chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham
khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình.
Tác giả đồ án

Đỗ Kiều Ly


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BVĐK
BVĐKKV
BVMT
CT
CTRYT

CTYT
CTNH
CTSH

: Bệnh viện đa khoa
: Bệnh viện đa khoa khu vực
: Bảo vệ môi trường
: Chất thải
: Chất thải rắn y tế
: Chất thải y tế
: Chất thải nguy hại
: Chất thải sinh hoạt


GB
HBV
HCV
HIV
KSNK
QCVN
TCVN

: Giường bệnh
: Hepatitis B virus (Vi rút viêm gan B)
: Hepatitis C virus (Vi rút viêm gan C)
: Human Immunodeficiency Virus (Vi rút gây suy giảm
miễn dịch ở người)
: Kiểm soát nhiễm khuẩn
: Quy chuẩn Việt Nam
: Tiêu chuẩn Việt Nam



MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của
ngành y tế. Nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức
khoẻ của nhân dân, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống các cơ sở y
tế không ngừng được tăng cường, mở rộng và hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá
trình hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường lượng
lớn chất thải bao gồm cả chất thải rắn nguy hại. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), trong thành phần chất thải bệnh viện có khoảng 10% chất thải nhiễm khuẩn
và 5% là chất thải gây độc hại như chất thải phóng xạ, chất gây độc tế bào, các hoá
chất độc hại phát sinh trong quá trình chuẩn đoán và điều trị, đó là những yếu tố
nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền mầm bệnh từ bệnh viện tới các vùng
xung quanh, dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện và tăng tỷ lệ bệnh tật của
cộng đồng dân cư sống trong vùng tiếp giáp [1].
Thành phần các chất thải rắn y tế có chứa một lượng lớn các vi sinh vật gây
bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể con người
thông qua các con đường lây nhiễm như qua da (do trầy xước, tổn thương), qua
niêm mạc, qua đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hóa... Các chất thải là vật sắc
nhọn có khả năng tổn thương kép (vừa gây tổn thương, vừa có khả năng lây truyền
các bệnh truyền nhiễm) cho các đối tượng phơi nhiễm. Hiện nay, ở nhiều quốc gia
trên thế giới, chất thải rắn y tế thông thường và kể cả chất thải rắn y tế nguy hại vẫn
chưa được xử lý hoàn toàn gây nên các nguy cơ sức khỏe đối với con người và môi
trường xung quanh.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục quản lý môi trường y tế - Bộ Y Tế năm
2010, ước tính đến năm 2020 lượng chất thải y tế khoảng 800 tấn/ ngày tuy vậy
hiện nay mới có khoảng 44% bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải y tế trong số đó
nhiều hệ thống xử lý đã xuống cấp nghiêm trọng. Tỷ lệ các bệnh viện tuyến trung
ương chưa có hệ thống xử lý chất thải y tế là 25%, tuyến tỉnh gần 50% và ở các

bệnh viện tuyến huyện là trên 60% [4, tr.22].
Từ tình hình thực tế ở trên, việc nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng chất thải
rắn y tế tại bệnh viện Sản nhi trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên và đề xuất giải
pháp quản lý phù hợp” là cấn thiết và có ý nghĩa thực tế, giúp góp phần nâng cao
hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế không chỉ cho bệnh viện Sản-Nhi mà
còn có ý nghĩa trên phương diện về khía cạnh bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng
đồng.
1


2. Mục tiêu
- Đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế tại bệnh viện Sản nhi - Thành phố
Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
- Đề xuất các giải pháp quản lý hữu hiệu.
3. Nội dung
- Khảo sát quy mô/chức năng của bệnh viện
+ Đặc điểm về địa lý: diện tích mặt bằng tổng thể(khu hành chính, buồng
bệnh, cây xanh, nơi thu gom và hệ thống xử lý chất thải rắn, ô nhiễm khác,...);
+ Số giường bệnh các khoa, phòng;
- Về quy mô chất thải
+ Nguồn gốc phát sinh;
+ Phân loại, xác định lượng chất thải rắn của bệnh viện.
- Hiện trạng công tác quản lý chất thải y tế
+ Nhân lực (số lượng, trình độ chuyên môn), vật lực quản lý và xử lý chất thải
tại bệnh viện;
+ Hình thức thu gom, lưu giữ vận chuyển chất thải hiện đang được sử dụng
+ Thời gian lưu giữ chất thải
+ Số lượng, tỷ lệ lượng chất thải được thu gom, vận chuyển, xử lý
+ Các hình thức xử lý các loại chất thải y tế tại bệnh viện: Hiện tại có biện
pháp xử lý nào? Hiệu quả? Ưu, nhược điểm của phương pháp xử lý?

- Đề xuất các biện pháp quản lý hữu hiệu

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về chất thải y tế
1.1.1. Khái niệm
2


- Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y
tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế [6].
- Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc
tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và
chất thải nguy hại không lây nhiễm [6].
1.1.2. Phân định chất thải y tế
- Chất thải lây nhiễm bao gồm:
+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt
hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây
truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật
và các vật sắc nhọn khác [6].
+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa
máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly
[6].
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ
đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng
xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số
92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng
xét nghiệm;
+ Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động
vật thí nghiệm [6].

- Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
+ Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
+ Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại
từ nhà sản xuất;
+ Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các
kim loại nặng;
+ Chất hàn răng amalgam thải bỏ;
+ Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TTBTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
về quản lý chất thải nguy hại.
- Chất thải y tế thông thường bao gồm:
+ Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người
và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;

3


+ Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục
chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại nhưng có yếu tố
nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại (theo quy định tại Thông tư liên tịch số
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế)
+ Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
1.1.3. Phân loại chất thải y tế
Chất thải y tế được phân thành 8 nhóm, gồm:
+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn
+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao
+ Chất thải giải phẫu
+ Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn
+ Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng

+ Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế
+ Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế
1.2. Khái quát về quản lý chất thải rắn y tế
1.2.1. Một số khái niệm
- Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom,
lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện [6].
- Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải
chất thải y tế [6].
- Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và
vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế [6].
- Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu
giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất
thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở
xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế [6].
- Vận chuyển chất thải là quý trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới
nới xử lý ban đầu, lưu giữ và tiêu huỷ [6].
- Xử lý ban đầu chất thải rắn y tế là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các
chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển
tới nới lưu giữ hoặc tiêu huỷ [6].
- Tái sử dụng chất thải rắn y tế là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho
đến hết tuổi thọ của sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới mục
đích mới [6].
- Tái chế chất thải rắn y tế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những
sản phẩm mới [6].
- Xử lý và tiêu huỷ CTRYT là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất
khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khoẻ con người và môi trường [6].
4


1.2.2. Quản lý phân loại chất thải y tế

Việc phân loại đúng CTRYT tại thời điểm phát sinh phải được thực hiện bởi
tất cả những người phát sinh ra CTRYT. Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLTBYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về quản lý chất thải y tế, để việc phân loại thực hiện đúng thì các thùng đựng
CTRYT phù hợp cần được đặt thuận tiện cho nhân viên y tế. Các túi, thùng đựng
chất thải rắn y tế phải được mã màu theo đúng quy định.
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót
túi và có màu vàng;
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót
túi và có màu vàng;
- Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có
màu vàng;
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong
thùng có lót túi và có màu đen;
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ có
nắp đậy kín;
- Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi
hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;
- Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc
trong thùng có lót túi và có màu trắng.
Các thùng, túi đựng chất thải phải có biểu tượng phù hợp. Kích thước túi phù
hợp với lượng chất thải phát sinh và có thành dầy tối thiểu 0,01mm và có thể tích
tối đa là 0,1m3, bên ngoài túi có đường kẻ ngang ở mức ¾ , khi thùng đầy ¾, phải
buộc chặt miệng túi và cho vào thùng đựng lớn để vận chuyển.

1.2.3. Thu gom chất thải rắn y tế
Thu gom chất thải rắn y tế tại nơi phát sinh là quá tình phân loại tập hợp,
đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y
tế [6].
- Nơi đặt thùng đựng chất thải.

+ Mỗi khoa, phòng phải định rõ vị trí đặt thùng đựng chất thải y tế cho từng
loại chất thải, nơi phát sinh chất thải phải có thùng thu gom tương ứng.
+ Nơi đặt thùng đựng chât thải phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom.
+ Sử dụng thùng đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải được
vệ sinh hàng ngày.

5


+ Túi sạch thu gom chất thải phải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để
thay thế cho túi cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu trữ tạm thời chất thải
của cơ sở y tế
- Mỗi loại chất thải được thu gom và các dụng cụ thu gom theo mã màu quy
định và phải có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải.
- Các chất thải nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường. Nếu
vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp chất
thải đó phải được xử lý và tiêu huỷ như chất thải y tế nguy hại
- Lượng chất thải chưa trong mỗi túi chỉ đầy tới ¾ túi, sau đó buộc cổ túi lại.
- Tần suất thu gom: Hộ lý hoặc nhân viên được phân công hàng ngày chịu
trách nhiệm thu gom chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ nơi phát
sinh về nới tập trung chất thải của khoa ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần. Chất
thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu gom về nơi tập trung chất thải của cơ sở
y tế phải được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải.
1.2.4. Vận chuyển chất thải rắn trong các cơ sở y tế
- Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phát sinh tại các khoa,
phòng phải được vận chuyển riêng về nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế ít nhất 1
lần trong ngày và khi cần.
- Cơ sở y tế phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải.
tránh vận chuyển chất thải qua khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch
khác.

- Túi chất thải phải buộc kím miệng và được vận chuyển bằng xe chuyên
dụng, không được làm rơi vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá
trình vận chuyển.

1.2.5. Lưu giữ chất thải rắn trong các cơ sở y tế
- Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phải lưu giữ trong các
buồng riêng biệt.
- Chất thải tái sử dụng, tái chế phải được lưu giữ riêng.
- Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại tại khu lưu giữ chất thải
trong cơ sở y tế phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ dịch thải trong quá trình lưu giữ chất
thải;
+ Có biểu tượng loại chất thải lưu giữ theo quy định tại Phụ lục số 02 ban
hành kèm theo Thông tư này;
+ Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và chống
được sự xâm nhập của các loài động vật;
6


+ Dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất thải phải được làm bằng vật liệu không
có phản ứng với chất thải lưu chứa và có khả năng chống được sự ăn mòn nếu lưu
chứa chất thải có tính ăn mòn. Trường hợp lưu chứa hóa chất thải ở dạng lỏng phải
có nắp đậy kín để chống bay hơi và tràn đổ chất thải
- Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ điều kiện sau:
+Có mái che cho khu vực lưu giữ; nền đảm bảo không bị ngập lụt, tránh được
nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, không bị chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi
có sự cố rò rỉ, đổ tràn.
+ Có phân chia các ô hoặc có dụng cụ, thiết bị lưu giữ riêng cho từng loại chất
thải hoặc nhóm chất thải có cùng tính chất; từng ô, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất
thải y tế nguy hại trong khu vực lưu giữ phải có biển dấu hiệu cảnh báo, phòng

ngừa phù hợp với loại chất thải y tế nguy hại được lưu giữ với kích thước phù hợp,
dễ nhận biết;
+ Có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong
trường hợp rò rỉ, đổ tràn chất thải y tế nguy hại ở dạng lỏng.
+ Có thiết bị phòng cháy chữa cháy theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm
quyền về phòng cháy chữa cháy.
+ Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
- Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế
+ Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất
thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường.
Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°C, thời
gian lưu giữ tối đa là 07 ngày. Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát
sinh dưới 05 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình
thường và phải được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa
được đậy nắp kín;
+ Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý
theo mô hình cụm hoặc mô hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày. Trường
hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và thời gian lưu
giữ tối đa không quá 02 ngày.
1.2.6. Vận chuyển ngoài viện chất thải rắn y tế
- Chất thải y tế phải được vận chuyển ra ngoài viện bằng xe chuyên dụng, xe
chuyên dụng phải dễ dàng bốc, dỡ, không có cạnh sắc nhọn, dễ làm sạch và khử
khuẩn, đặc biệt khi vận chuyển không được đổ, rơi vãi,.. trong bệnh viện và trên
đường đi.
- Khi vận chuyển các phương tiện phải luôn mang theo đầy đủ giấy tờ chứng
minh.
1.2.7. Xử lý và tiêu huỷ CTRYT
7



- Ưu tiên lựa chọn các công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường và bảo
đảm xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành.
- Hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Xử lý tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc tại cơ sở xử lý
chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế;
+ Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế của
một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý chung tại hệ thống, thiết bị xử lý của một
cơ sở trong cụm);
+ Tự xử lý tại công trình xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở
y tế
1.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến quản chất thải rắn y tế
Trong những năm qua Quốc hội, Chính phủ, Bộ y tế và Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
cũng như quản lý chất thải y tế nói chung và chất thải y tế nguy hại nói riêng. Trong
đó phải kể đến:
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 đã quy định rõ
tại:
+ Điều 72, chương VII về Bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và cơ sở y tế
+ Mục 2 và mục 3, chương IX về Quản lý chất thải nguy hại và chất thải rắn
thông thường
- Quyết định 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm
nhìn năm 2050 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp chất thải rắn. Tại khoản 4,
Điều 1 nêu rõ về các nhiệm vụ và giải pháp cơ bản thực hiện chiến lược.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ quy định về
quản lý chất thải và phế liệu quy định rõ tại:
+ Chương II về Quản lý CTNH
+ Điều 49, Chương VII về quản lý chất thải từ hoạt động y tế
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại quy định rõ tại:
+ Điều 7, chương II về Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ nguồn
thải CTNH.
+ Chương III quy định về đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH.
+ Điều 23, chương IV quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế
nguy hại.

8


- Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế quy định về
hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh quy định rõ tại:
+ Điều 6, chương I quy định về vệ sinh môi trường và quản lý chất thải.
+ Chương III quy định về hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạntổ chức
kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của
Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế quy
định rõ tại:
+ Chương II quy định về việc quản lý chất thải y tế.
+ Chương III quy định về chế độ báo cáo và hồ sơ quản lý chất thải y tế.
- Một số TCVN, QCVN liên quan:
+ TCVN 6706:2009 Chất thải nguy hại - Phân loại.
+ TCVN 6707:2009 Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo.
+ QCVN 02:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt
chất thải rắn y tế.
+ QCVN 07: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất
thải nguy hại.

1.4. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới và tại tỉnh Vĩnh Phúc

1.4.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới
Nghiên cứu về CTYT đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt
ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Canada... Các nghiên cứu đã quan tâm
đến nhiều lĩnh vực như tình hình phát sinh; phân loại CTYT; quản lý CTYT (biện
pháp làm giảm thiểu chất thải, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải, đánh giá hiệu
quả của các biện pháp xử lý chất thải...); tác hại của CTYT đối với môi trường, sức
khoẻ; biện pháp làm giảm tác hại của CTYT đối với sức khỏe cộng đồng, sự đe dọa
của chất thải nhiễm khuẩn tới sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng của nước thải y tế đối
với việc lan truyền dịch bệnh; những vấn đề liên quan của y tế công cộng với
CTYT; tổn thương nhiễm khuẩn ở y tá, hộ lý và người thu gom rác; nhiễm khuẩn
bệnh viện, nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện đối với người thu nhặt rác, vệ sinh viên và
cộng đồng; người phơi nhiễm với HIV, HBV, HCV ở nhân viên y tế.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, ở các nước đang phát triển có
thể phân loại CTYT thành các loại sau: Chất thải không độc hại (chất thải sinh
hoạt gồm chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại); chất thải sắc nhọn
(truyền nhiễm hay không truyền nhiễm); chất thải nhiễm khuẩn (khác với các
vật sắc nhọn nhiễm khuẩn); chất thải hoá học và dược phẩm (không kể các loại
9


thuốc độc đối với tế bào); chất thải nguy hiểm khác (chất thải phóng xạ, các
thuốc độc tế bào, các bình chứa khí có áp suất cao).
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có 18 - 64% cơ sở y tế chưa có biện pháp xử
lý chất thải đúng cách. Tại các cơ sở Y tế, 12,5% công nhân xử lý chất thải bị
tổn thương do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý CTYT. Tổn thương này
cũng là nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp, với máu phổ biến nhất, chủ yếu là dùng
hai tay tháo lắp kim và thu gom tiêu huỷ vật sắc nhọn. Có khoảng 50% số bệnh
viện trong diện điều tra vận chuyển CTYT đi qua khu vực bệnh nhân và không
đựng trong xe thùng có nắp đậy [14].
Theo H.Ô-ga-oa, cố vấn Tổ chức Y tế thế giới về sức khoẻ, môi trường

khu vực Châu Á, phần lớn các nước đang phát triển không kiểm soát tốt CTYT,
chưa có khả năng phân loại CTYT mà xử lý cùng với tất cả các loại chất thải.
Từ những năm 90, nhiều quốc gia như Nhật Bản, Singapo, Australia, Newziland
đã đi đầu trong công tác xử lí CTYT, Malaixia có phương tiện xử lý rác thải tập
trung trên bán đảo và các hệ thống xử lý rác thải thải riêng biệt cho các bệnh
viện ở xa tại Boocneo [14].
Ở các nước phát triển đã có công nghệ xử lý CTYT đáng tin cậy như đốt
rác bằng lò vi sóng, tuy nhiên đây không phải là biện pháp hữu hiệu được áp
dụng ở các nước đang phát triển, vì vậy, các nhà khoa học ở các nước Châu Á
đã tìm ra một số phương pháp xử lý chất thải khác để thay thế như Nhật Bản đã
khắc phục vấn đề khí thải độc hại thoát ra từ các thùng đựng rác có nắp kín bằng
việc gắn vào các thùng có những thiết bịcọ rửa; Indonexia chủ trương nâng cao
nhận thức trước hết cho các bệnh viện về mối nguy hại của CTYT gây ra để
bệnh viện có biện pháp lựa chọn phù hợp.
1.4.2. Quy mô phát triển ngành y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung về y tế của cả nước công
tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những thành tựu
đáng kể, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Mạng lưới y tế đã được quan tâm
đầu tư và phát triển trên các lĩnh vực: Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, Phòng bệnh,
Khám chữa bệnh, Dược và trang thiết bị y tế, Nhân lực y tế.
Tuy nhiên, ngành y tế Vĩnh Phúc còn nhiều khó khăn, thách thức như: Mô
hình bệnh tật ngày càng phức tạp, ngân sách đầu tư cho ngành mặc dù tăng hàng
năm nhưng còn hạn chế, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế chưa đồng bộ, trình độ
chuyên môn của cán bộ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày
càng cao của nhân dân, công tác xã hội hóa y tế còn nhiều bất cập, hệ thống y tế tư
nhân phát triển chậm...
10


* Mạng lưới và quy mô giường bệnh:

- Tuyến tỉnh:
Hiện có 6 bệnh viện tuyến tỉnh với tổng số 1.430 giường bệnh, bao gồm:
Bệnh viện Đa khoa tỉnh, BVĐKKV Phúc Yên, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh
viện Điều dưỡng & Phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Sản Nhi
[1].
- Tuyến huyện:
+ Bệnh viện huyện: có 6 BVĐK và 8 PKĐKKV trực thuộc với 610 giường
bệnh tại các huyện: Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Dương, Sông Lô và
Bình Xuyên. Các BVĐK huyện có quy mô từ 50 đến 150 giường, đều được đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất, tuy chưa được hoàn chỉnh nhưng cũng làm thay đổi bộ mặt
của các đơn vị. Trang thiết bị y tế hiện đại hàng năm được bổ sung như: máy siêu
âm, máy xét nghiệm, các dụng cụ phẫu thuật, xe ô tô cứu thương tạo điều kiện cho
nhân dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế công gần nhất, chất lượng dịch vụ y tế
được cải thiện một bước [1].
+ 03 Trung tâm y tế huyện, thị, thành với 210 giường bệnh tại Vĩnh Yên,
Phúc Yên và Tam Đảo [1].
+ Tổng số giường bệnh tại tuyến huyện là 820 [1].
- Các cơ sở khám chữa bệnh thuộc các Bộ, Ngành đóng trên địa bàn
Tuyến trung ương có Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương Phúc Yên với
quy mô 200 giường [1].
Các cơ sở khám chữa bệnh của Quân đội và các Ngành như:
+ Bệnh viện Quân y 109 (của Quân khu 2) với 200 giường bệnh [1].
+ BVĐK của Bộ Giao thông vận tải với quy mô 100 giường bệnh [1].
+ Các bệnh viện trên ngoài chức năng khám chữa bệnh cho ngành mình còn
dành khoảng 10% số giường bệnh để tiếp nhận và điều trị cho nhân dân trong tỉnh
[1].
Số giường bệnh do Sở Y tế quản lý năm 2014 (không tính giường bệnh của
các Trạm y tế xã) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là 2.250. Số giường bệnh
công/10.000 dân tăng từ 12,9 năm 2010 lên 21 năm 2014. Số giường bệnh/10.000
dân đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua, nhưng vẫn còn thấp so với các tỉnh lân

cận (như Phú Thọ: 23,04; Tuyên Quang: 25,4) và một số tỉnh khác thuộc ĐBSH
(như Hà Nam: 31,15; Hải Dương: 22,1) [7] [8].
- Y tế tư nhân:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có bệnh viện tư nhân, các cơ sở y tư nhân bao
gồm các phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các phòng chẩn trị y học cổ truyền và
11


các nhà thuốc tư nhân. Đến nay có 233 cơ sở hành nghề y tư nhân và 441 cơ sở
dược tư nhân. Trong số các cơ sở khám chữa bệnh tư có 47% là phòng chẩn trị y
học cổ truyền, số phòng khám chuyên khoa chiếm gần 31%. Các cơ sở y tế tư nhân
đều có giấy phép hoạt động và do cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực hành nghề
đảm nhiệm. Các phòng khám đa khoa và chuyên khoa tập trung chủ yếu ở thành
phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên [1].
* Mạng lưới Vận chuyển cấp cứu:
Như các tỉnh/thành khác trong cả nước, Vĩnh Phúc chưa có mạng lưới vận
chuyển cấp cứu. Bệnh nhân cấp cứu chủ yếu được đưa vào các PKĐKKV hoặc
khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Ngoại của các bệnh viện. Trong những năm tới, Vĩnh
Phúc cần xây dựng một trung tâm vận chuyển cấp cứu cùng với việc phát triển
mạng lưới vận chuyển cấp cứu vệ tinh (cơ sở là các khoa hồi sức cấp cứu của các
BVĐK huyện) trong toàn tỉnh để thực hiện vận chuyển và cấp cứu trong các trường
hợp cần cứu hộ, cứu nạn khi thiên tai, thảm hoạ xẩy ra tại các cụm xã/phường, đặc
biệt ở các huyện, xã vùng sâu, vùng xa nơi người dân đi lại khó khăn.
* Mạng lưới y tế dự phòng:
Mạng lưới y tế dự phòng được tổ chức từ tỉnh đến cơ sở, đảm đương nhiệm
vụ phòng chống dịch bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ thành thị đến
nông thôn. Mạng lưới y tế của các khu công nghiệp cũng đóng góp một phần vào
công tác y tế dự phòng của tỉnh.
- Tuyến tỉnh:
Có 10 Trung tâm thuộc hệ Y tế Dự phòng và chuyên ngành bao gồm:

+ Trung tâm Y tế dự phòng
+ Trung tâm Sức khoẻ lao động và Môi trường
+ Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS
+ Trung tâm Phòng, chống các bệnh xã hội
+ Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản
+ Trung tâm Kiểm nghiệm
+ Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ
+ Trung tâm Giám định Y khoa
+ Trung tâm Giám định Pháp Y
+ Trung tâm Giám định Pháp Y tâm thần
02 Chi cục:
+ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
+ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tuyến huyện:
12


Trung tâm y tế tại các huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch, Yên Lạc, Tam Dương,
Bình Xuyên, Sông Lô thực hiện chức năng y tế dự phòng và 3 trung tâm y tế tại
thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Tam Đảo thực hiện cả 2 chức năng:
dự phòng và khám chữa bệnh [1].
- Tuyến xã:
138 trạm y tế xã, phường, thị trấn (xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên có 2
trạm y tế) đã đảm đương các hoạt động Y tế dự phòng tới tận các thôn, bản [1].
Mạng lưới Y tế của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn cũng tham gia vào
công tác dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho công nhân và nhân dân trên
địa bàn.

13



Bảng 1. 1. Lượng chất thải y tế phát sinh hàng ngày tại Vĩnh Phúc với Việt
Nam và Thế giới

Tuyến bệnh viện
Bệnh viện tuyến
TW
Bệnh viện tuyến
tỉnh
Bệnh viện tuyến
huyện
Trung bình

Lượng CTYT thông thường
(kg/GB)
Việt
Vĩnh
Thế giới
Nam
Phúc
1,43
0,97
4,1 – 8,7
0,88

2,1 – 4,2

0,73

0,5 – 1,8


0,86

2,23 – 4,9

1,23
1,72
1,46

CTYT nguy hại (kg/GB)
Việt
Nam

Thế giới

0,16

0,4 – 1,6

0,14

0,2 – 1,1

0,11

0,1 – 0,4

0,14

0,23 – 1,03


Vĩnh
Phúc
0,046
0,107
0,082
0,078

(Nguồn: Số liệu điều tra và thu thập của
Trung tâm địa môi trường và Tổ chức lãnh thổ, 2015)

So sánh lượng chất thải y tế thông thường phát sinh tại các tuyến Trung ương,
tỉnh, huyện của Vĩnh Phúc nhìn chung đều cao hơn lượng chất thải y tế thông
thường phát sinh tại Việt Nam và thấp hơn lượng chất thải y tế thông thường trên
thế giới. Lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các tuyến Trung ương, tỉnh,
huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đều nhỏ hơn lượng chất thải y tế nguy hại phát
sinh trung bình tại Việt Nam và trên thế giới.
1.5. Khái quát về bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Vĩnh Phúc
Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào ngày 19 tháng 08
năm 2009 theo Quyết định số 2708/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc.Địa chỉ trụ sở của
bệnh viện nằm tại số 394, đường Mê Linh, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

14


Cơ sở hạ tầng tại bệnh viện gồm 2 khu nhà ba tầng, 4 dãy nhà cấp bốn với
tổng số hơn 100 phòng được sử dụng để khám chữa bệnh. Kinh phí hoạt động nói
chung và kinh phí cho quản lý chất thải nói riêng còn thiếu.Bệnh viện Sản – Nhi
tỉnh Vĩnh Phúc bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 10/2011 và đã thành lập tổ Kiểm

soát nhiễm khuẩn nằm trong khoa Dược. Đến tháng 11/2013 Khoa Kiểm soát nhiễm
khuẩn bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Vĩnh Phúc chính thức đi vào hoạt động, một trong
những nhiệm vụ của khoa là quản lý chất thải y tế trong bệnh viện.
Bảng 1. 2. Thống kê hoạt động y tế bệnh viện từ năm 2014-2015
Năm 2014
Số giường bệnh thực kê
300
Tổng số bệnh nhân nhập viện nội trú (lượt 22.000
người)
Tổng số lượt khám (lượt người)
65.000
Tồng số phẫu thuật (lượt người)
2.500
Tổng số xét nghiệm (lượt người)
1.290.923
Tổng số chụp X-quang (lượt người)
18.374
Tổng số siêu âm (lượt người)
43.053
Tổng số điện tim (lượt người)
8000

Năm 2015
300
22.264
70.967
2.700
1.315.080
21.603
45.165

8500

(Nguồn: Tác giả tổng hợp tại Bệnh viện Sản – Nhi, 2016)

Nhận xét: Việc thành lập Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đã giúp cho bệnh viện
Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc luôn cập nhật, áp dụng và điều chỉnh các quy trình chuyên
15


môn kỹ thuật cho phù hợp với đặc thù của bệnh viện. Tuy nhiên, hoạt động y tế của
bệnh viện tăng lên do nhu cầu của người bệnh ngày càng cao, cùng với đó cơ sở vật
chất của bệnh viện chật chội, kinh phí hoạt động còn thiếu. Chính vì vậy công tác
quản lý chất thải còn gặp nhiều khó khăn.

16


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế từ các
khu hành chính, các khoa, buồng bệnh,… của bệnh viện Sản – Nhi trên địa bàn
Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: Bệnh viện Sản nhi - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh
Vĩnh Phúc.
+ Thời gian nghiên cứu: 27/2- 28/5/2016.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu có sẵn tại bệnh viện
- Các số liệu sẵn có về giường bệnh, số lượng các khoa, số lượng phòng, quy

môhoạt động y tế của bệnh viện tại phòng Kế hoạch - Tổng hợp.
- Số liệu, tài liệu về lượng chất thải các năm trước đây và tình hình quản lý,
xử lý các chất thải của bệnh viện tại Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát tại bệnh viện nhằm thu thập chính xác đầy đủ các số liệu
về thực trạng tình hình nguồn,lượng phát sinh, thu gom, phân loại, vận chuyển, xử
lý và lưu trữ chất thải y tế tại bệnh viện.
- Cân định lượng toàn bộ rác thải của bệnh viện. Mỗi tuần 1- 2 lần, trong vòng
3 tháng.
- Thực hiện quan sát, đánh giá nguồn phát sinh, phân loại, thu gom, vận
chuyển, lưu giữ chất thải y tế tại 15 khoa và 3 đơn nguyên trong 2 thời điểm: buổi
sáng từ 10h00 - 11h30, buổi chiều từ 15h-16h, thời gian quan sát cho mỗi khoa là
10 - 20 phút.
- Quan sát vận chuyển chất thải được thực hiện tại lối vào khu tập kết lưu giữ
chất thải trung của bệnh viện, thời điểm quan sát các khoa thường vận chuyển chất
thải sáng từ 7h-8h30, chiều từ 16h-16h30.
- Thực hiện khảo sát thực tế tại 15 khoa và 3 đơn nguyên, quan sát 4
khoa/ngày, 4 ngày/ tuần, trong vòng 3 tháng, tổng số 72 lượt khảo sát.
2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Đây là phương pháp ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện thông
qua quá trình hỏi - đáp trực tiếp giữa người đi điều tra và người cung cấp thông tin.
Lập hai mẫu phiếu điều tra:
17


- Phiếu điều tra khảo sát hiện trạng chất thải rắn tại bệnh viện dành cho cán bộ
bệnh viện ( 145 phiếu):Gồm 45 bác sỹ, 51 điều dưỡng, 30 nữ hộ sinh, 9 hộ lý viên
và 10 vệ sinh viên.Đến khu văn phòng, các khoa hỏi trực tiếp cán bộ phụ trách và
quản lý, ghi chép thông tin.
STT

Đơn vị điều tra
1
Khoa Khám bệnh
2
Khoa Hồi sức cấp cứu- chống độc
3
Khoa Nội nhi
4
Khoa Truyền nhiễm
5
Khoa Ngoại
6
Khoa Gây mê hồi sức
7
Khoa Phụ- hỗ trợ sinh sản
8
Khoa Sản bệnh
9
Khoa Sơ sinh
10
Khoa Huyết học- Vi sinh
11
Khoa Hóa sinh- Miễn dịch
12
Khoa Chẩn đoán hình ảnh
13
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
14
Khoa Dược
15

Khoa Sản
16
Đơn nguyên liên chuyên khoa: TMH-RHM-Mắt
17
Đơn nguyên Chấn thương chỉnh hình
18
Đơn nguyên Hồi sức sau mổ
Tổng số phiếu điều tra

Số phiếu
6
9
10
9
8
10
9
11
9
10
9
8
3
10
10
5
4
5
145


- Phiếu điều tra khảo sát hiện trạng chất thải rắn tại bệnh viện dành cho bệnh
nhân và người nhà bệnh nhân (50 phiếu): Đến các khu phòng bệnh hỏi trực tiếp và
ghi chép thông tin.

STT
1
2
3
4

Đơn vị điều tra
Khoa Khám bệnh
Khoa Hồi sức cấp cứu- chống độc
Khoa Truyền nhiễm
Khoa Ngoại
18

Số phiếu
5
5
5
4


5
Khoa Sản bệnh
6
Khoa Sơ sinh
7
Khoa Huyết học- Vi sinh

8
Khoa Hóa sinh- Miễn dịch
9
Khoa Chẩn đoán hình ảnh
10 Khoa Dược
11 Khoa Sản
Tổng số phiếu điều tra

4
4
4
5
5
5
4
50

2.2.4. Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp:
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu điều tra về tình hình phát sinh thu gom và xử lý
chất thải y tế, tiến hành phân tích, đánh giá.
- Đánh giá cho điểm: Xây dựng thang điểm để đánh giá thực trạng quản lý
chất thải. Cụ thể như sau:
+ Xác định các tiêu chí đánh giá từ phiếu điều tra khảo sát dựa vào Thông tư
liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế.
+ Chấm điểm: thang điểm tối đa là 5 điểm, chấm điểm từ 1 đến mức điểm tối
đa cho mỗi tiêu chí có thực hiện theo mức độ đạt được; 0 điểm cho tiêu chí không
thực hiện hoặc chưa có.
+ Mức điểm đánh giá được xây dựng thông qua sự tham khảo ý kiến từ Th.S
Hà Thị Lan - cán bộ Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Vĩnh Phúc.

Mức điểm đánh giá như sau:





Đạt >90% số điểm tổng được đánh giá là tốt.
Đạt từ 70 đến 90% số điểm tổng được đánh giá đạt mức khá.
Đạt từ 60 đến <70% số điểm tổng được đánh giá đạt mức trung bình.
Đạt từ < 60% số điểm tổng được đánh giá là thực hiện chưa tốt.

2.2.5. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các nhà quản lý, các cán bộ địa
phương trong việc quản lý CTRYT.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng chất thải rắn y tế tại bệnh viện Sản – Nhi Vĩnh Phúc
3.1.1. Nguồn phát sinh CTRYT tại bệnh viện
Nguồn phát sinh và thành phần chất thải tại bệnh viện rất đa dạng. Nhưng
nhìn chung, toàn bộ lượng chất thải y tế tại bệnh viện được phát sinh từ các hoạt
động khám và chữa bệnh, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, người thân thăm

19


bệnh và tất cả các nhân viên, cán bộ y tế.. Vì vậy, rác thải bệnh viện thường phát
sinh từ những hoạt động chủ yếu sau:
- CTRYT phát sinh từ các khâu khám và chữa bệnh như bông băng, túi nhựa,
kim tiêm, dao mổ, phim chụp X-quang, dược phẩm, bệnh phẩm, găng tay cao su,
chai lọ…
- Chất thải rắn sinh hoạt từ quá trình sinh hoạt hằng ngày của nhân viên y tế,
bệnh nhân, người thăm nuôi như: giấy vụn, vỏ đồ hộp, thức ăn thừa, rau, vỏ trái cây,

carton, thủy tinh…
Nhìn chung, việc xác định nguồn thải, loại và thành phần CTRYT của bệnh
viện được nêu rõ qua bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3. 1. Nguồn thải, loại CT và thành phần CTRYT của bệnh viện
Loại chất thải rắn
Thành phần
Chất thải y tế + Hộp các tông, giấy, báo, túi
thông thường
đựng phim
+ Thức ăn thừa, chai nhựa, lọ
thủy tinh, trái cây, hoa
+ Lá, cành cây
Chất
CT lây Bông băng và các dụng cụ có
thải lây nhiễm
thấm, dính, chứa máu, dịch sinh
nhiễm
không
học cơ thể, chất bài tiết của
sắc nhọn bệnh nhân
CT lây Kim tiêm, bơm liền kim tiêm,
nhiễm
đầu sắc nhọn của dây truyền,
sắc nhọn kim chọc dò, lưỡi dao mổ, kéo
CT giải Rau thai, dây rốn, bộ phận cơ
phẫu
thể người
CTNH không lây + Chất hàn răng amalgam thải
nhiễm
bỏ

+ Các thiết bị vỡ, hỏng, đã qua
sử dụng có chứa thuỷ ngân và
các kim loại nặng (nhiệt kế,
huyết áp kế, bóng đèn hỏng…)

Nguồn phát sinh chất thải
+ Từ văn phòng làm việc của
nhân viên y tế, căn tin, bệnh
nhân và người nhà bệnh nhân
ở các phòng bệnh
+ Ngoại cảnh bệnh viện
Từ quá trình khám chữa bệnh
(phòng xét nghiệm, phòng
mổ…)
Quá trình khám chữa bệnh và
trong khi phẫu thuật (giường
bệnh, phòng mổ,…)
Phòng mổ, giải phẫu bệnh
Quá trình khám chữa bệnh,
các phòng bệnh, văn phòng
hành chính

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, 2016)

3.1.2. Lượng phát sinh CTRYT tại bệnh viện
Theo số liệu thống kê của Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện năm
2015, lượng CTRYT và lượng CTRYT bình quân tại bệnh viện từ năm 2013 đến
năm 2015 được thể hiện ở bảng 3.2 sau đây:
20



×