Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐÁNH GIÁ ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.52 KB, 22 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐÁNH GIÁ ĐẤT
Câu 1.Trình bày những yêu cầu và phương pháp đánh giá đất đai theo FAO được
áp dụng tại Việt Nam?
- Định nghĩa Đánh giá đất, một số khái niệm đất đai, sử dụng đất, loại hình sử dụng
đất, kiểu sử dụng đất, hệ thống sử dụng đất, những nguyên tắc của đánh giá đất đai
theo FAO. Các bước chính trong đánh giá đất theo FAO.
* Yêu cầu chính trong đánh giá đất của FAO là gắn liền đgđ và quy hoạch sdd, coi đgđ là
1 phần của quá trình quy hoạch sử dụng đất. vì vậy yêu cầu đạt dduwwocj là:
- Thu thập những thông tin chính xác về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của khu vực
nghiên cứu. Có nhiều phƣơng pháp để điều tra:
+ Điều tra sơ thảo bƣớc đầu (Field trip)
+ Điều tra nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisal)
+ Điều tra ngoài thực địa
+ Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp: phỏng vấn nông hộ theo Bộ phiếu điều
tra (số liệu thô)
+ Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp: điều tra, thu thập số liệu, tài liệu từ các
cơ quan chức năng có liên quan đến, từ các tài liệu chuyên ngành khác, Internet,...
+ Điều tra nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân PRA (Participatory Rural Appraisal)
- Đánh giá đƣợc sự thích hợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác nhau theo
mục đích và nhu cầu của con ngƣời
- Xác định đƣợc mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm vi quy hoạch là: toàn
quốc, tỉnh, huyện, xã hoặc cơ sở sản xuất.
- Mức độ thực hiện đánh giá đất luôn phụ thuộc vào cấp tỷ lệ bản đồ.
Ví dụ: Cấp quốc gia 1/1.000.000 Cấp tỉnh > 1/100.000 . Cấp huyện 1/50.000 - 1/10.000.
Cấp xã > 1/10.000-1/5000
.
phương pháp đánh giá đất đai theo FAO:
Dựa trên cơ sở của các tài liệu: Cẩm nang phân hạng đất đai đa mục tiêu của Mahler,
Iran, 1970; Đánh giá đất đai cho qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp của Beek và



Bennema, 1972; Đánh gia đất đai cho đất nông thôn của Brinkman và Smyth (1973), các
nhà khoa học của FAO (1976) đã xây dựng nên một hệ thống khả năng phân hạng thích
nghi đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai khác nhau. Đây là hệ thống bao gồm các
nguyên tắc và quan điểm trên cơ sở đánh giá thích nghi cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa
phương.
Mục đích
Mục đích của việc xây dựng hệ thống đánh giá đất đai FAO là:









Xác định và xây dựng nguyên lý, quan điểm và qui trình đánh giá đất đai cho sử
dụng đất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; hay cho lâm nghiệp, bảo tồn
thiên nhiên.
Có khả năng áp dụng được cho toàn cầu cũng như xuống đến cấp địa phương của
cả các quốc gia đã phát triển và đang phát triển.
Cho được một cái nhìn tổng quát về những đặc tính tự nhiên của đất đai, những
chiều hướng về kinh tế xã hội, và sự thay đổi môi trường, cũng như các biện pháp kỷ thuật
đang áp dụng của đất đai và sử dụng đất đai. Từ đó cung cấp những thông tin cần thiết cho
qui hoạch sử dụng đất đai.
Hệ thống này được sử dụng như là nền tảng để đánh giá các hệ thống đánh giá đất
đai hiện có thông qua sự so sánh và kết quả.
Với hệ thống này sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thành những hệ thống đánh giá
đất đai mới riêng cho các vùng chuyên biệt.
Hệ thống này đã và đang được áp dụng rộng rãi cho các nước trên thế giới.

Qui trình đánh giá đất đai
Qui trình đánh gia đất đai được mô tả và tiến hành qua các bước sau:










Xây dựng các khoanh đơn vị bản đồ đất đai dựa trên cơ sở kết quả điều tra khảo
sát các nguồn tài nguyên đất đai như: khí hậu, địa hình, đất, nước, thực vật, nước ngầm.
Mỗi đơn vị bản đồ đất đai sẽ có những đặc tính đất đai riêng và khác so với những đơn vị
bản đồ đất đai lân cận.
Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai mà nó phải phù hợp và liên quan đến mục
tiêu chính sách và phát triển đã được xây dựng bới các nhà qui hoạch cũng như phải phù
hợp với những điều kiện về kinh tế xã hội và tự nhiên môi trường trong khu vực đang thực
hiện.
Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các chất
lượng đất đai mà những chất lượng đất đai này có ảnh hưởng trực tiêp đến các kiểu sử dụng
đất đai đã được chọn lọc.
Xác định yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc, hay gọi là
yêu cầu sử dụng đất đai trên cơ sở của các chất lượng đất đai.
Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai được diễn tả
dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai được diễn tả


dưới dạng yếu tố chẩn đoán. Kết quả cho được sự phân hạng khả năng thích nghi đất đai

của mỗi đơn vị bản đồ đất đai với từng kiểu sử dụng đất đai.
Đánh giá đất đai là sự so sánh giữa các dữ liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên và những
yêu cầu về quản trị vả bảo vệ môi trường của sử dụng đất đai. Do đó trong việc thực hiện
cần phối hợp đa ngành bao gồm các nhà khoa học về đất, cây trồng, hệ thống canh tác,
cũng như các chuyên gia về lâm nghiệp, kinh tế và xã hội. Tùy theo từng vùng và mục
đích đánh giá qui hoạch sử dụng đất đai cho từng vùng khác nhau mà thành phần các nhà
khoa học tham gia cũng thay đổi.
Các bước thực hiện trong qui trình đánh gia đất đai được trình bày một cách hệ thống
trong sơ đồ của Hình 1.1.
Nguyên lý của đánh giá đất đai.
Nguyên lý 1: Khả năng thích nghi đất đai phải được đánh giá và phân hạng cho một loại
sử dụng chuyên biệt.
Nguyên lý 2: Đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh về lợi nhuận có được và mức đầu tư cần
thiết cho từng kiểu sử dụng đất đai khác nhau.
Nguyên lý 3: Đánh giá đất đai đòi hỏi phải đa ngành.
Nguyên lý 4: Đánh giá cần phải chú ý và đứng trên quan điểm sự ảnh hưởng và liên quan
các yếu tố về môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội đến vùng đang nghiên cứu.
Nguyên lý 5: Đánh giá phải xây dưng trên nền tảng tính bền vững.
Nguyên lý 6: Đánh giá tích nghi thường phải so sánh nhiều kiểu sử dụng với nhau.


Hình 1.1: Qui trình đánh giá đất đai cho qui hoạch sử dụng đất đai. De Vos t.N.C., 1978;
H. Huizing, 1988; Lê Quang Trí, 1997


Đánh gia đất đai đai là quá trình so sánh, đối chiếu, những tính chất vớn có của vạt,
khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sdđ cần phải có theo
FAO( UNESCO)
Đất đai (land) là diện tích bề mặt của trái đất, các đặc tính của nó bao gồm các thuộc tính
tƣơng đối ổn định hoặc có thể dự báo theo chu kỳ sinh quyển bên trên và bên dƣới nhƣ;

không khí, thổ nhƣỡng, địa chất, thủy văn, quần thể động thực vật. Đất đai cũng là kết
quả hoạt động của con ngƣời trong quá khứ và hiện tại, mà những thuộc tính này có ảnh
hƣởng đáng kể tới việc sử dụng đất bởi con ngƣời trong hiện tại và tƣơng lai.
Đất (thổ nhƣỡng: soil) và đất đai (land): Đất là lớp phủ bề mặt trên trái đất đƣợc phong
hoá từ đá mẹ, còn đất đai bao gồm các điều kiện môi trƣờng vật lý khác mà trong đó đất
chỉ là một thành phần. Các yếu tố môi trƣờng vật lý khác thƣờng là các nhân tố:địa hình,
độ dốc, độcao, nhân tố khí hậu, v.v
Sử dụng đất (land use): Đó là mục đích tác động vào đất đai nhằm đạt kết quả mong
muốn. Trên thực tể có nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau trong đó có các kiểu sử dụng đất
chủ yếu nhƣ cây trồng hàng năm, lâu năm, đồng cỏ, trồng rừng, cảnh quan du lịch,
v.v. Ngoài ra còn có sử dụng đa mục đích với hai hay nhiều kiểu sử dụng đất chủ yếu
trên cùng một diện tích đất. Kiểu sử dụng đất có thể là hiện tại nhƣng cũng có thể trong
tƣơng lai, nhất là khi các điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, tiến bộ khoa học công
nghệ thay đổi. Trong mỗi kiểu sử dụng đất Nông - Lâm nghiệp thƣờng gắn với các cây
trồng cụ thể.
Loại hình sử dụng đất( LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sdd của 1 vùng đất với những
thuộc tính của loại hình sdđ và yêu cầu của chúng :
Loại hình sdd cần dduwwocj xem sét cả k gian và thời gian, xem sét sdd từ quá khứ đến
hiện tại và tương lại trên mỗi đơn vị nhất định trong khu vực đánh giá.
LUT phải dduwwocj đánh gia, lựa chọn trong mối quan hệ của các đk tn kt, xh và phải
dựa trên co sở thích hợp, hiệu quae và bền vững
Kiểu sử dụng đất( land Utilization Type – LUT là một loiaj sử dụng đất riêng biệt trong
sử dụng đất đai và được mô tả duwowgis dạng tiêu chuẩn chuẩn đoán hay những đặc
trwung chính có liên quan đến khae năng cho sản phẩm của cây tròng. Kiểu sử dụng nhu
là cây con cụ thể trong sử dụng đất
Hệ thống sdd ( land use system – lus) là sự kết hợp của LMU và LUS( hiện tại hoặc
tương lai). Như vậy mỗi hệ thống sđd có 1 hợp phần đất đai và 1 hợp phần sử dụng đất
đai. Họp phần dđ của LUS là đặc tính đất của LMU ví dụ như thời vụ cây trồng, đọ dốc
%, thành phần cơ giới đất, ..Hợp phần sử dụng đất của LUS là sự mô tả LUT bởi các
thuộc tính. Các đặc tính của LMU và các thuộc tính của LUT đều ảnh hưởng ddeenss tính

thích hợp của đất đai
Sơ đồ cấu trúc sử dụng đất
Các bước chính trong đánh giá đất theo FAO.
Theo FAO, qui trình đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất bao gồm 9 bƣớc
nhƣ sau: 1 Xác định mục tiêu 2 Thu thập tài liệu 3 Xác định loại hình sử dụng đất 5 Đánh


giá khả năng thích hợp 6 Xác định hiện trạng kinh tế - xã hội và môi trƣờng 7 Xác định
loại sử dụng đất thích hợp 8 Quy hoạch sử dụng đất 9 Áp dụng kết quả đánh giá đất đai 4
Xác định đơn vị đất đai Trong đó từ bƣớc 1 đến bƣớc 7 là đánh giá đất, bƣớc 8 và bƣớc
9 là bƣớc chuyển tiếp sang quy hoạch sử dụng đất
Quy trình tập chung vào 7 nội dung chính :
1, dựa vào mục tiêu và quy mô của từng dự án dgd, thu thập các tìa liệu, thông tin, có sẵn
vè tự nhiên, kinh tế và xã hội vùng dự án.
2, xây dựng bản đồ đất đai : mô tả các đơn vị bản đồ dđ( land mapping unit – LMU) dựa
trên kết quat điều tra tài nguyên đất( khí hậu, dạng đất, laoij đất, dáng đất, thực vật, bè
mặt nước ngầm). mỗi một LMU có số lượng các đặc tính như độ dốc,lượng mưa, phẫu
diện đất, thoát nước,..khác với LMU kề bên.
3, Chuyển đổi các đặct icnhs của mỗi LMU thành các tính chất đ có tác động trực tiếp
đến sự hình thành hệ thống sử dụng đất hay nosic cách khác dó là sự kết hợp của LUT
được lựa chọn với LMU.
4, xác định và mô tả các loại hình sủ dụng đát với các huộc tính chính liên quan đến :
Các chính sách và mục tiêu phát triển
Những hạn chế đặc biệt trong sử dụng đất
Những nhu cầu và ưu tiên của chủ sử dụng đất
Các điều kieenjt ổng quts về kinh tế, xã hội và sinh thái nông nghiệp trong vùng dánh giá
đất.
5, quyết định các yêu cầu sử dụng đất( chủ yếu vè tự nhiên và sinh học) cho mỗi loại hình
sử dụng đất dduwowccj lựa chọn.
6, đối chiếu xế hạng các LUT trên cơ sở so sánh các yêu cầu sử dụng đất của các LUT

với các tính chất đất đai của LMU nhằm xác định mức độ phù hợp của các tính chất đất
đai của mỗi LMU cho mỗi LUT. Qua tronhf đối chiếu này là tiền đề của nội dung phân
hạng tích hợp của các LMU cho từng LUT. Tiến hành phân hạng thích hợp đất đai cho
các LUT đã đối chiếu
7, đề xuất các hệ thống sử dụng đất tối ưu và các giải pháp tạo các LUT thích hợp phục
vụ quy hoạch sử dụng đất và tằn cuwongf công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên đất của
vùng
Như vậy đánh giá đất dựa trên cơ sở so sánh các dự liwwuj tài nguyên đất với các yêu
cầu sử dụng đất của loại hình sử dugj đất. Nó cung cấp thông tin vè sự thích hợp đất đai
cho viecj sủ dingj đất cũng có nghĩa là nó cung cấp thêm thông tin về sự thích hợp trong
sử dụng đất trong các công tác quy hoạch sử dụng đất
Câu 2.Hãy phân tích các vấn đề kinh tế trong công tác đánh giá đất đai theo FAO?
Hiện nay vấn đề nghiên cứu về đánh giá đất đai không chỉ chú ý phần điều kiện môi
trường tự nhiên và hệ thống canh tác nữa mà người ta quan tâm nhiền hơn về lĩnh vực
kinh tế để đáp ứng yêu cầu về xã hội của người sử dụng đất. Đặc biệt trong phần đánh
giá đất đai của FAO (1976) có đề cập đến vấn đề đánh giá định lượng đất đai về mặt
kinh tế để hỗ trợ cho việc chọn lựa kiểu sử dụng đất đai trong từng thời kỳ trên cơ sở
thích nghi đất đai về mặt tự nhiên. Đánh giá thích nghi định lượng kinh tế là loại đánh
giá mà toàn thể hay ít nhất có một phần kết quả được diễn tả dưới dạng kinh tế hay tài
chính. Những tính chất cần thiết là sử dụng giá trị tiền tệ cho phần chi phí đầu tư và


giá cả trong phần thu hồi và lợi nhuận. Giới hạn giữa các lớp thích nghi được xác định
với ít nhất có một phần dưới dạng kinh tế (Lê Quang Trí, 2010).
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn gặp phải là khi đánh giá phân hạng thích nghi định lượng
kinh tế phải điều tra tất cả các số liệu kinh tế của các đơn vị đất đai của các kiểu sử
dụng đất đai, một vấn đề cần quan tâm là giữa đánh giá định tính và định lượng có mối
liên hệ như thế nào có thể dùng phương pháp chuyển đổi trực tiếp từ kết quả định tính
được hay không. Ngoài ra trong phân cấp yếu tố hiện nay chưa có cơ sở nào chứng
minh việc phân cấp yếu tố là đúng với thực tế với sự chấp nhận của người dân hay

không, các vấn đề trên chưa có nghiên cứu nào chứng minh nó giống hay khác nhau.
Đây là vấn đề cần phải nghiên cứu cụ thể để tìm ra quy trình hướng dẫn các nhà đánh
giá đất đai đánh giá định lượng trong điều kiện cụ thể để làm cơ sở phục vụ cho quy
hoạch sử dụng đất đai bền vững.
Từ những nhận định trên, cần thiết phải xây dựng mối quan hệ giữa đánh giá đất đai
định lượng kinh tế trên cơ sở chuyển đổi từ kết quả thích nghi định tính và kiểm
-4chứng thực tế để phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất đai, cũng như nghiên cứu đánh
giá độ phì nhiêu trên các cơ cấu sử dụng đất, từ đó có thể quản lý và sử dụng một cách
hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai tổng hợp. Với kết quả tìm được sẽ là công cụ được
sử dụng để đánh giá đất đai định lượng kinh tế được chính xác và giúp giải quyết cho
việc quyết định các kiểu sử dụng đất đai nào cần được phát triển trong từng giai đoạn
phát triển của nền kinh tế thị trường.
Câu 3.Thế nào là phân hạng thích hợp đất đai? Trình bày nội dung công tác phân
hạng thích hợp đất đai theo FAO
Phân hạng thích hơp đất đai là sản phẩm cuối cùng của nội dung dánh giá đất theo FAO.
Phân hangj thích họp đất đai là sự két hợp các tính thích hợp từng phần của từng đặc tính
đất đai vào thành lớp thích hợp tổng thể của LMU cho 1 LUT nhất định. Như vậy phân
hạng thích hợp đất đi xẽ xác định được cấp hân hạng chung nhất về khả năng thích hợp
của 1 LMU đối với 1 LUTnaof đó.
Nội dung công tác phân hạng thích hợp đất đai theo FAO :
Từ các kết quả nghiên cứu và áp dụng phân hạng thích hợp đất đai của các chƣơng trình
đánh giá đất ở các cấp của Việt Nam, có thể tóm tắt các nội dung công tác phân hạng
thích hợp đất đai nhƣ sau:
1) Kiểm tra, xem xét các kết quả xác định đơn vị đất đai, các loại hình sử dụng đất đai và
yêu cầu sử dụng đất đai của mỗi LUT. Phải trình bày đầy đủ và rõ ràng hai bảng về đặc
tính, tính chất các đơn vị đất đai và yêu cầu sử dụng đất của các LUT.
2) Xác định quy luật yếu tố trội và yếu tố bình thƣờng sắp xếp theo thứ tự.


3) Tuần tự so sánh xác định mức độ thích hợp của từng loại hình sử dụng đất theo yếu tố

và quyết định hạng theo quy định của tiêu chuẩn định hạng đã trình bày ở mục trên.
4) Tổng hợp kết quả phân hạng thích hợp của các LUT trong vùng nghiên cứu. Bảng tổng
hợp này cũng sẽ là bảng chú dẫn bản đồ phân hạng thích hợp đất đai.
5) Tổng hợp diện tích mức độ thích hợp theo các loại sử dụng đất đai.
6) Xem xét, kiểm tra trên thực địa và số liệu xử lý để chỉnh sửa và quyết định hạng chính
thức.
7) Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai.
8) Viết báo cáo kết quả phân hạng thích hợp: - Diện tích, phân bố các phân hạng thích
hợp của từng LUT - Mô tả tóm tắt đặc điểm chung của từng hạng đất - Các giải pháp
đƣợc áp dụng: Khả năng cải tạo để nâng hạng trong tƣơng lai.
9) Kiểm tra nghiệm thu kết quả cuối cùng .
Câu 4.Thế nào là đánh giá đất? Trình bày nội dung điều tra, đánh giá đất đai cấp
toàn quốc ở Việt Nam theo thông tư 35/2014/TT_BTNMT.
Đánh giá đất là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt / khoanh đất
cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có theo
FAO ( unesco)
Điều 5. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, cấp vùng
1. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai lần đầu, gồm:
a) Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ;
b) Lập kế hoạch và điều tra, lấy mẫu đất tại thực địa;
c) Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu nội và ngoại nghiệp;
d) Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; bản đồ thoái hóa đất;
đ) Phân tích thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất;
e) Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững;
g) Xây dựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất.
2. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai lần tiếp theo, gồm:
a) Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu
điều tra;
b) Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; bản đồ thoái hóa đất;



c) Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất
so với kỳ trước và đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản
lý sử dụng đất bền vững;
d) Xây dựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất.
3. Nội dung quan trắc giám sát tài nguyên đất hàng năm, gồm:
a) Lập kế hoạch và lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất;
b) Tổng hợp số liệu quan trắc, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng
đất; thoái hóa đất; ô nhiễm đất và cảnh báo sớm các khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm
mạnh cần giám sát;
c) Xây dựng báo cáo quan trắc giám sát tài nguyên đất.
4. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề, gồm:
a) Xác định địa bàn điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề;
b) Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu
điều tra;
c) Xây dựng các bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai và thoái hóa đất của loại đất
theo chuyên đề;
d) Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất
của loại đất theo chuyên đề điều tra và đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất
và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững;
đ) Xây dựng báo cáo đánh giá kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề.
Câu 5. Cấu trúc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán trong phân hạng thích hợp đất đai
theo FAO?
Sự xếp hạng các yếu tố chẩn đoán đƣợc biểu thị:
+ S1 – rất thích hợp
+ S2 – thích hợp trung bình
+ S3 – ít thích hợp
+ N – không thích hợp (Dựa vào năng suất dự kiến là trung bình năng suất trong các điều
kiện thích hợp nhất khi đáp ứng đầy đủ cho các yêu cầu của LUT)
Cần phân biệt và tránh nhầm lẫn việc xếp hạng thích hợp các yếu tố chẩn đoán với bƣớc

phân hạng thích hợp đất đai của quá trình đánh giá đất. Xếp hạng thích hợp đất đai đƣợc
biểu thị bởi trung bình của tập hợp các giá trị tiêu chuẩn dựa vào các mức độ thích hợp
giữa các đặc tính của các LMU so với các yêu cầu của các LUT.


- Ranh giới S1/S2 là sự tập hợp các điều kiện hạn chế thấp hơn của các điều kiện thích
hợp cao. Có thể coi các điều kiện hạn chế thấp hơn là các điều kiện mà chủ sử dụng đất
sẽ chỉ quan tâm đến khi ở mức rất an toàn. (>80%)
Ví dụ: Độ sâu tối đa cho rễ ngô ít nhất là 120 cm, ranh giới S1/S2 sẽ đƣợc tính ở nơi mà
hạn chế về độ sâu của rễ ngô bắt đầu bị ảnh hƣởng rõ rệt, có thể từ 75 cm hoặc từ 100
cm.
- Ranh giới S2/S3 là sự tập hợp các điều kiện hạn chế mà mặc dù cây trồng vẫn có thể
sinh trƣởng khi sử dụng các đầu vào của LUT nhƣng do các điều kiện hạn chế đó mà
năng suất bị giảm sút (tới 40%)
- Ranh giới S3/N là tập hợp các điều kiện hạn chế mà từ đó việc sử dụng đất hoặc cây
trồng không có thực tế và không kinh tế. Muốn có thể sản xuất trên loại đất này cần phải
tính toán đến việc đầu tƣ và quản lý sản xuấ
t để khắc phục đƣợc các điều kiện hạn chế đó (giảm tới 40% so với mức trên, còn 20%).
Bên cạnh việc xem xét các yếu tố hạn chế của cây trồng và việc sử dụng đất (ảnh hƣởng
đến năng suất cây trồng hoặc đến đầu tƣ cải tạo đất) của các LUT, còn cần xem
xét các đặc tính đất đai ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm thu hoạch (đặc biệt đối với
các loại cây trồng nhƣ thuốc lá, chè, cà phê, nho…) vì chất lƣợng của chúng ảnh hƣởng
quyết định đến giá cả (hiệu quả kinh tế). Về lĩnh vực này không thể dễ dàng đánh giá ở
phạm vi cá đặc tính tự nhiên của LUT song có thể dùng để tínhtoán trong đánh giá thích
hợp về kinh tế.
Bảng 4.1. Các chỉ dẫn cấu trúc xếp hạng các yếu tố chuẩn đoán (H. Huzing, 1993)
Xếp hạng thích hợp Xác định trong phạm vi năng suất..: Năng suất dự kiến là trung bình
NS trong các điều kiện tốt nhất khi thiếu đầu tƣ đặc biệt cho các đặc tính đất đã có sẵn
Xác định trong phạm vi đầu tƣ:… các đầu tƣ hoặc biện pháp quản lý, đặc biệt cho đặc
tính đất có sẵn, cần phải đạt NS 80% ở các điều kiện tốt nhất

S1- rất thích hợp > 80% Không
S2- thích hợp TB 40 - 80% Cần đầu tƣ cho cả về kinh tế và về quản lý
S3- ít thích hợp 20 – 40% Cần đầu tƣ về quản lý và về kinh tế trong điều kiện thuận lợi


N- không thích hợp 20% Các hạn chế có thể rất khó hoặc không bao giờ khắc phục đƣợc
bởi đầu tƣ hoặc quản lý
Bình quân năng suất đƣa ra làm ví dụ và khác với các điều kiện kinh tế. Nhƣ vậy năng
suất giảm đến 40% so với tối đa có thể chỉ đƣợc nông dân chấp nhận chứ không đƣợc
các cơ quan thƣơng mại chấp nhận.
Câu 6. Trình bày khái niệm và nguyên tắc đánh giá đất đai. Những ưu điểm của
phương pháp đánh giá đất đai theo FAO?





Những nguyên tắc của đánh giá đất theo FAO Có 6 nguyên tắc chính sau:
1) Nguyên tắc thích nghi: Mức độ thích hợp của đất đai đƣợc đánh giá và phân hạng cho
các loại hình sử dụng đất cụ thể
2) Nguyên tắc kinh tế: Việc đánh giá cần phải có sự so sánh giữa lợi nhuận thu đƣợc và
đầu tƣ cần thiết trên các loại đất khác nhau: phân bón, lao động, thuốc trừ sâu, máy
móc..., đánh giá về kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
3) Nguyên tắc đa ngành: Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp, nghĩa là có sự phối hợp
giữa các ngành.
4) Nguyên tắc kinh tế, xã hội và môi trƣờng: Việc đánh giá đất phải phù hợp với điều
kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực đánh giá đất.
5) Nguyên tắc bền vững: Khả năng thích hợp trong sử dụng đất đƣợc đƣa ra phải dựa
trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững các loại hình sử dụng đất trong nông
nghiệp, lâm nghiệp và bền vững về môi trƣờng.



6) Nguyên tắc so sánh giữa các kiểu sử dụng: Đánh giá đất phải dựa trên cơ sở so sánh
nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau, từ đó mới lựa chọn ra đƣợc loại hình sử dụng đất
tối ƣu
Câu 7. Khái niệm phân hạng thích hợp đất đai? Khái quát phân hạng thích hợp đất
đai theo phương pháp kết hợp các điều kiện hạn chế?
Khái niệm phân hạng thích hợp đất đai: cau trên
? Khái quát phân hạng thích hợp đất đai theo phương pháp kết hợp các điều kiện
hạn chế
+ Tìm các yếu tố trội hạn chế của LUT
+ Phân hạng theo việc tổng hợp các yếu tố và lấy yếu tố trội hạn chế: S1, S2, S3 -------Phân hạng = S3
+ Phân tích tính thích hợp theo từng LUT: Cùng một đặc tính nhưng sẽ là S1 của LUT X
song lại là S3 của LUT Y.
Câu 8. Khái niệm đơn vị bản đồ đất đai? Trình bày phương pháp và quy trình xây
dựng bản đồ đơn vị đất đai? Thế nào là đơn vị bản đồ đất đai (LMU) và bản đồ đơn
vị đất đai (LUM)? Phân biệt đơn vị bản đồ đất đai (LMU) và bản đồ đơn vị đất đai
(LUM)? Lấy ví dụ minh họa?
Khái niệm đơn vị bản đồ đất đai:(LMU) là một hợp phần của hệ thống sử dụng đất trong
đánh giá đất. LMU là một khoanh đất, vat đát dduwwocj xác định cụ thể trên BDĐVDD
với những đặct ính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng lọi hình sử
dụng đất có cùng 1 đk quản lý đất và cùng 1 khả năng sản xuất và cải tạo đất
Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cần phải tuân thủ các chỉ dẫn sau đây:
1). LMU cần phải bảo đảm tính đồng nhất tối đa. Nếu không đƣợc thể hiện trên bản đồ
thì cũng phải đƣợc mô tả chi tiết.
2). Các LMU phải có ý nghĩa thực tiễn cho các loại hình sử dụng đất sẽ đƣợc đề xuất lựa
chọn


3). Các LMU phải có diện tích đủ lớn để có thể vẻ thể hiện đƣợc trên bản đồ theo tỷ lệ

nhất định đã đặt ra.
4). Các LMU phải đƣợc xác định một cách đơn giản dựa trên những đặc điểm quan sát
trực tiếp trên đồng ruộng hoặc qua sử dụng kỹ thuật ảnh máy bay, viễn thám.
5). Các đặc tính của LMU phải là những đặc tính và tính chất khá ổn định vì chúng sẽ là
các nhu cầu sử dụng đất thích hợp cho các loại hình sử dụng đất LE.
2.2. Xác định các đơn vị bản đồ đất đai Định nghĩa: Tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai
trong khu vực đánh giá đất đƣợc thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai, hay nói cách khác
bản đồ đơn vị đất đai là tập hợp các đơn vị đất đai trong khu vực đánh giá đất đƣợc xác
định trên khung địa lý và có ranh giới cụ thể. Mỗi LMU luôn có toạ độ, diện tích và đƣợc
xác định trên bản đồ đơn vị đất đai.

Câu 9. Hãy lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho
vùng Tây Nguyên với tỷ lệ 1/250.000
Câu 10.Bản đồ đơn vị đất đai Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 được xây dựng tổng hợp và
lựa chọn gồm mấy chỉ tiêu? Mô tả các chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai toàn
quốc tỷ lệ 1/1.000.000?


Câu 11: Khái niệm phân hạng thích hợp đất đai? Khái quát phương pháp và tiêu
chuẩn xác định hạng trong phân hạng thích hợp đất đai (dựa trên việc xác định yếu
tố trội)?Trình bày mức độ phân hạng thích hợp đất đai chi tiết cho các cấp ở Việt
Nam.
Khái niệm:
Phương pháp và tiêu chuẩn xác định định hạng:


Xác định yếu tố trội : là các yếu tố có ý nghĩa quyết định trong phân hạng k thể
thay đổi được, ví dụ như lọi đất, địa hình, độ dốc, ddoojdayf tầng đất, tpcg đất khả
năng cần tưới đối với các cây trồng cần tưới. các yếu tố khác ngoài các truwongf
hợp trên có thể dduwwocj gọi là các yếu tố bình thường, ít ảnh hưởng đến việc

quyết định hạng.

• Tiêu chuẩn định hạng :
 Nếu yếu tố trội có mức giới hạn cao nhất( yếu tố hạn chế lớn nhất) thì xếp hạng

theo mức độ.
 Nếu có một yếu tố bình thường ở mức giới hạn cao nhất thì trong khi tất cả các

yếu tố trội và bình thuwongf khác ở mức độ giới hạn thấp hơn thì tăng lên 1 cấp.
ví dụ, có một yếu tố bình thường ở mức S3, còn các yếu tố khác ở mức S2 và S1
thì LUT dduwwocj xếp lên hạng S2 ( hoặc từ N lên S3, hoặc từ S2 lên S1)
 Nếu có 2 yếu tố bình thường ử mức S3 nhưng tất cả yếu tố trội đều ở mức S1 thì
LUT cũng dduwwocj xếp lên hạng S2( hoặc N lên S3, hoặc S2 lên S1).
 Nếu có từ 3 yếu tố bình thường trở lên đến mức giới hạn đó thì LUT dduwwocj

giữ nguyên hạng.
mức độ phân hạng thích hợp đất đai chi tiết cho các cấp ở Việt Nam.
Sơ đồ 13: Cấu trúc phân hạng khả năng thích hợp đất đai (FAO, 1976, 1983) Cấp
phân vị (Category) Bộ (Order) Lớp (Class) Lớp phụ (Subclass) Đơn vị (Unit)
S – Thích hợp
S1 S2 S3
S2d S2sl S2r
S2d-1 S2d-2 S2d-3
N – Không thích hợp


N1 N2
N1i N1s N2f Chú thích: i: Khả năng tưới; d: Độ dày tầng đất f: Ngập lụt sl: Độ dốc:
r: Lượng mưa s: Xâm nhập mặn d-1: Độ dày tầng đất 80 – 100 cm. d-2: Độ dày tầng
đất 65 – 80 cm. d-3: Độ dày tầng đất 50 – 65 cm.

Phân hạng khả năng thích hợp đất đai theo FAO gồm 4 bậc như sau:
- Bộ thích hợp đất đai (Land Suitable Order): Phản ánh loại thích hợp.
- Lớp thích hợp đất đai (Land Suitable Class): Phản ánh mức độ thích hợp trong bộ.
- Lớp phụ thích hợp đất đai (Land Suitable Sub-Class): Phản ánh những giới hạn cụ
thể của từng LMU với từng LUT. Những yếu tố này tạo ra sự khác biệt giữa các dạng
thích hợp trong cùng một lớp.
- Đơn vị (Land Suitable Unit): Phản ánh sự khác biệt nhỏ về mặt quản trị của các
dạng thích hợp trong cùng một lớp phụ.
  Bộ khả năng thích hợp đất đai (Order) Bộ chỉ ra LMU nào được đánh giá là

thích hợp hay không thích hợp đối với loại hình sử dụng đất được xem xét.
Bộ thích hợp ( Suitable Order): Chỉ ra các đơn vị đất đai mà ở đó các loại sử
dụng đất xem xét có thể thực hiện 1 cách bền vững và được chỉ ra bởi những
hiệu quả về mặt kinh tế, không có hiểm hoạ gây ra cho tài nguyên đất đai.
Bộ không thích hợp (Not Suitable Order): Chỉ ra các đơn vị đất đai mà ở đó
chất lượng đất đai đã ngăn cản sự thực hiện bền vững loại sử dụng đất được
xem xét. Hay có thể nói chất lượng đất đai không phù hợp với yêu cầu sử dụng
đất của loại hình sử dụng đất được đề nghị.
  Lớp khả năng thích hợp đất đai (Class)
 a) Các lớp của bộ thích hợp đất đai
- Lớp khả năng thích hợp phản ánh mức độ thích hợp, lớp thường được ký hiệu
bằng chữ số Ả Rập, chỉ số này càng lớn thì mức độ thích hợp trong bộ càng
giảm. Thông thường có 3 lớp thích hợp được đề nghị:
- Lớp thích hợp cao S1 (Highly Suitable Class): Đất đai không thể hiện những
hạn chế hoặc chỉ thể hiện những hạn chế ở mức độ nhẹ, rất dễ khắc phục. Sản
xuất trên này rất dễ dàng và cho hiệu quả cao.
- Lớp thích hợp trung bình S2 (Moderately Suitable Class): Đất đai có thể hiện
những hạn chế nhưng ở mức độ trung bình có thể khắc phục được bằng các



biện pháp kỹ thuật hoặc tăng mức độ đầu tư. Sản xuất trên đất này khó khăn và
tốn kém hơn với đất S1. Tuy nhiên có khả năng cải tạo để nâng lên S1.
- Lớp ít thích hợp S3 (Marginally Suitable Class): Đất đai có nhiều hạn chế
hoặc có một số hạn chế nghiêm trọng khó khắc phục ( như độ dốc cao, tầng đất
mỏng,…). Những hạn chế đó không làm ta phải từ bỏ loại sử dụng đất đã định.
Sản xuất tuy khó khăn và kém hiệu quả hơn so với S2 nhưng vẫn đảm bảo có
lãi. Thường chỉ có người nông dân mới chấp nhận sản xuất, các nhà đầu tư sẽ
không chấp nhận sản xuất trên đất này. Đây là loại đất để khai thác sử dụng sau
cùng, nếu cần thì chuyển đổi mục đích sử dụng.
 b) Các lớp của bộ không thích hợp
- Lớp không thích hợp hiện tại N1 (Currently Not Suitable Class): Là những
đơn vị đất đai có những hạn chế có thể khắc phục được theo thời gian. Trong
điều kiện hiện tại thì các đơn vị đất đai này không thích hợp với loại hình sử
dụng đất được xem xét. Nhưng trong tương lai khi điều kiện hạn chế có thể
khắc phục được thì nó thuộc bộ thích hợp (S).
Ví dụ: Một đơn vị đất đai hiện tại không có điều kiện tưới nên không thích hợp
cho việc thực hiện loại hình 03 lúa. Trong tương lai đơn vị đất này thuộc vùng
có nước tưới do một hệ thống thuỷ lợi được xây dựng. Khi đó yếu tố hạn chế là
nước tưới đã được khắc phục và nó sẽ thích hợp với loại hình sử dụng đất 03
lúa.
- Lớp không thích hợp vĩnh viễn N2 (Permanently Not Suitable Class): Là
những đơn vị đất đai có những hạn chế không thể khắc phục theo thời gian và
vì thế nó không thích hợp với loại hình sử dụng đất dự kiến cả trong điều kiện
hiện tại lẫn trong tương lai.
Ví dụ: Yếu tố hạn chế như là ngập lụt vào mùa mưa, độ dốc (Núi đá), khí hậu.
Thông thường các lớp không thích hợp không cần xác định các chỉ tiêu kinh tế
định lượng bởi nó không có một chỉ tiêu kinh tế nào. Giới hạn trên của lớp N1
được xác định bởi giới hạn dưới của lớp kém thích hợp (S3). Ranh giới của lớp
thích hợp N2 thường là ranh giới tự nhiên và thường có tính vĩnh viễn. Ngược
lại ranh giới giữa 2 bộ (S và N) có thể thay đổi theo thời gian bởi sự thay đổi

điều kiện tự nhiên cũng như bối cảnh xã hội.


  Lớp phụ khả năng thích hợp đất đai Lớp phụ khả năng thích hợp đất đai

nhằm phản ánh các loại giới hạn của một lớp thích hợp.
 Ví dụ một đơn vị đất thích hợp trung bình với việc thực hiện loại hình 02 vụ
lúa được ký hiệu là S2, nhưng có hạn chế về độ ngập thì ở lớp phụ thích hợp
sẽ được ký hiệu là S2n,…. Lớp phụ thường được ký hiệu bằng các mẫu tự
thường. Chỉ các giới hạn cụ thể của các đơn vị đất đai đang xem xét đối với
khả năng thích hợp của nó khi thực hiện một loại sử dụng đất nào đó, thường
được ghi kèm theo ký hiệu chỉ lớp thích hợp.
 Ví dụ: S2d; S3sl; S2ir. Tất nhiên không có lớp phụ thích hợp ở lớp thích hợp
cao S1. Những lớp trong bộ không thích hợp trong nhiều trường hợp không
cần thiết chia ra các lớp phụ. Tuy nhiên, có thể phân chia tuỳ thuộc vào loại
giới hạn mà phân chia, chẳng hạn như N1d, N1s, N2f,…
  Đơn vị khả năng thích hợp đất đai Đơn vị khả năng thích hợp đất đai là sự
chia nhỏ của lớp phụ, nó thể hiện đến mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hạn
chế. Tất cả các đơn vị trong cùng một lớp phụ đều có cùng mức độ thích hợp
(ở mức lớp thích hợp) và có loại giới hạn giống nhau ở mức lớp phụ thích hợp.
Việc phân chia chi tiết đến đơn vị thường thực hiện ở những quy mô nhỏ, trên
một bản đồ chi tiết và thường là các nông trại. Các đơn vị khả năng thích hợp
được ký hiệu bằng các chữ số Ả Rập theo sau một dấu (-).
 Ví dụ S2d-1, S2d2,…không có giới hạn nào về số các đơn vị trong một lớp
phụ thích hợp mà tuỳ vào mức độ chi tiết của mỗi dự án cần đánh giá để xác
định số đơn vị cho phù hợp. Tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà mức độ chi tiết
trong điều tra, đánh giá và phân hạng các cấp thích hợp ở những cấp phân vị
khác nhau. Thông thường, ở bản đồ tỷ lệ chi tiết có thể phân hạng đến cấp phân
vị thứ 04 (Unit), Bản đồ tỷ lệ trung bình ở cấp phân vị thứ 03 (Sub-Class) và
bản đồ tỷ lệ nhỏ ở cấp phân vị thứ 02 (Class).

Câu 12: Khái niệm loại hình sử dụng đất? Phân biệt loại hình sử dụng đất và kiểu
sử dụng đất? Lấy ví dụ minh họa?


Câu 13.Khái niệm yêu cầu sử dụng đất đai (LUR)? Khái quát 5 nguyên tắc chính
làm nền tảng cho việc sử dụng đất? Đối với Việt Nam, một loại hình sử dụng đất
được xem là bền vững phải đảm bảo các yêu cầu nào?



×