LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đồ án tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu và học hỏi
của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Tăng Thế Cường – Chánh văn phòng Bộ Tài
nguyên và môi trường và ThS. Vũ Văn Doanh- Giảng viên Khoa Môi trường –
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, không sao chép ở bất cứ tài liệu
nào.
Các số liệu được sử dụng trong đồ án là số liệu do bản thân tự thu thập và
điều tra thực tế, để thực hiện cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét trong đồ án.
Ngoài ra, tôi có sử dụng một số nhận xét, nhận định của các tác giả từ các đề tài có
liên quan, đã được ghi rõ nguồn và được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu như phát hiện có sự gian lận, vi phạm quy chế của nhà trường, tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng cũng như kết quả đồ án của mình.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Dương Thị Thu Trang
1
LỜI CẢM ƠN
Đồ án này là kết quả cố gắng của em dưới sự chỉ dạy và truyền đạt kiến thức
rất tận tình của các quý thầy cô giảng viên Khoa Môi trường trong suốt thời gian em
được đào tạo tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Để hoàn thành đồ án này, trước tiên em xin trân trọng kính gửi lời cảm ơn
sâu sắc nhất đến TS. Tăng Thế Cường- Chánh văn phòng Bộ Tài nguyên và môi
trường và ThS.Vũ Văn Doanh - Giảng viên khoa Môi trường – Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức,
kinh nghiệm để em hoàn thiện đồ án tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi trường - Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đã tận tâm truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm
quý báu, đào tạo em trong suốt quá trình học tập và khuyến khích để em hoàn thành
đồ án này.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các bác, các chú cán bộ địa phương,
các anh, chị cán bộ quản lý môi trường tại làng nghề đúc đồng Đại Bái, Ủy ban
nhân dân xã Đại Bái, Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Gia Bình đã tạo điều
kiện cung cấp cho em những thông tin, tài liệu, số liệu thực tế liên quan đến đồ án
tốt nghiệp của mình, giúp em hoàn thiện đồ án này.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, anh chị em, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện
và động viên em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này.
Do sự hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm cùng nhiều nguyên nhân
khách quan khác, đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Kính
mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô, sự góp ý của bạn bè để đề tài của em được hoàn
thiện hơn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Dương Thị Thu Trang
2
MỤC LỤC
3
DANH MỤC BẢNG
4
DANH MỤC HÌNH
5
DANH MỤC VIẾT TẮT
BTNMT
BVMT
HĐND
KT - XH
PTBV
QCVN
QLMT
SXSH
UBND
VSMT
6
Bộ Tài nguyên và môi trường
Bảo vệ môi trường
Hội đồng nhân dân
Kinh tế - xã hội
Phát triển bền vững
Quy chuẩn Việt Nam
Quản lý môi trường
Sản xuất sạch hơn
Ủy ban nhân dân
Vệ sinh môi trường
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các làng nghề truyền thống là nét đặc trưng của nhiều vùng nông thôn Việt
Nam. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội nhiều ngành
nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển. Một trong những địa phương
nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống là Bắc Ninh, một tỉnh thuộc khu vực
đồng bằng sông Hồng.
Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề đã được công nhận, phân bố trên 37
trong tổng số 126 xã/ phường/ thị trấn trên địa bàn tỉnh tập trung ở 6 nhóm ngành
nghề: tái chế kim loại, sản xuất cơ khí (9 làng), dệt nhuộm, tái chế giấy (7 làng), sản
xuất gốm và vật liệu xây dựng (2 làng), chế biến lương thực, thực phẩm (14 làng),
đồ gỗ, đồ mỹ nghệ (22 làng) và một số làng nghề khác nuôi cá giống, đan lưới, làm
dịch vụ (theo Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh) …Tùy đặc thù riêng mà từng làng
nghề áp dụng công nghệ sản xuất truyền thống hay hiện đại nhưng nhìn chung các
làng nghề đều có những tác động tiêu cực tới môi trường. Tình trạng ô nhiễm nguồn
nước, không khí, tiếng ồn, chất thải rắn,... ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và
gây ra những hậu quả khó khắc phục.
Làng nghề đúc đồng Đại Bái cổ xưa có tên là Làng Văn Lãng hay gòn gọi là
làng Bưởi, xã Đại Bái, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi làng nằm trên
một dải đất cao bên bờ sông Bái Giang (một nhánh của sông Thiên Đức cũ), cách
đường 182 khoảng 1km. Đây là một làng nghề truyền thống với các nghề chính: đúc
đồng, đúc nhôm, gò nhôm nhưng gò đúc đồng là chủ yếu. Hiện nay, nghề đúc đồng
truyền thống của làng phát triển cả về số lượng và chất lượng với hàng trăm công ty
mở rộng thị trường kinh doanh, sản xuất. Do sự phát triển thiếu bền vững cùng công
nghệ sản xuất lạc hậu… đã làm suy giảm chất lượng môi trường làng nghề và khu
vực xung quanh từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân.
Trước thực trạng trên, việc quản lý môi trường làng nghề đúc đồng Đại Bái
nói riêng và môi trường làng nghề trên toàn địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung là vô
cùng cấp thiết. Để giúp tăng cường hiệu quả cho công tác quản lý sản xuất cũng như
quản lý môi trường làng nghề thì việc đánh giá thực trạng quản lý môi trường tại địa
7
phương là rất cần thiết. Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường
tại làng nghề đúc đồng Đại Bái, huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường ở làng
nghề đúc đồng Đại Bái.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý môi trường cho làng nghề.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản
lý nhà nước về môi trường tại địa phương nói chung và làng nghề Đại Bái nói riêng.
- Điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề:
Tìm hiểu các công đoạn trong quá trình sản xuất của làng nghề, xác định công đoạn
gây ô nhiễm.
Xác định thành phần, tính chất, khối lượng của các loại chất thải phát sinh.
Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường thông qua điều tra xã hội học.
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại làng nghề:
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, hình thức quản lý, các văn bản quy định, hướng dẫn thực
hiện bảo vệ môi trường tại làng nghề đúc đồng Đại Bái,...
Những vấn đề bất cập trong công tác quản lý
- Nghiên cứu giải pháp phù hợp với địa phương, đề xuất kiến nghị về giải
pháp hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề:
Giải pháp quy hoạch không gian sản xuất gắn với bảo vệ môi trường: Với hai hình thức
đó là quy hoạch tập trung và quy hoạch phân tán. Định hướng những đối tượng nào
nên đưa vào khu sản xuất tập trung và ổn định lại những hộ sản xuất phân tán cho phù
hợp.
Đề xuất các giải pháp thu gom và xử lý rác thải, nước thải.
Chú trọng giải pháp nâng cao năng lực quản lý môi trường gắn với sự tham gia của
cộng đồng trên cơ sở tìm hiểu rõ về hiện trạng sản xuất, hiện trạng môi trường của khu
vực và thu thập một số ý kiến của cộng đồng.
Một số giải pháp khác: Đổi mới kỹ thuật, công nghệ…
8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.
Tổng quan về Quản lý môi trường
1.1.1. Khái niệm về quản lý môi trường
- Theo một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường bao gồm hai nội dung
chính: quản lý Nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực
dân cư về môi trường. Trong đó, nội dung thứ hai có mục tiêu chủ yếu là tăng
cường hiệu quả của hệ thống sản xuất (hệ thống quản lý môi trường theo ISO
14000) và bảo vệ sức khỏe của người lao động, dân cư sống trong khu vực chịu ảnh
hưởng của các hoạt động sản xuất.
- Phân tích một số định nghĩa, có thể thấy quản lý môi trường là tổng hợp các
biện pháp thích hợp, tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người, với mục
đích chính là giữ hài hòa quan hệ giữa môi trường và phát triển, giữa nhu cầu của
con người và chất lượng môi trường, giữa hiện tại và khả năng chịu đựng của trái
đất -“phát triển bền vững”.
- Như vậy, “Quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội, nhằm bảo vệ
môi trường và các thành phần của môi trường, phục vụ sự nghiệp phát triển bền
vững và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội”.
- Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luật pháp,
chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục... Các biện pháp
này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề
đặt ra.
- Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực,
quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình,... [6]
1.1.2. Các nguyên tắc chung của quản lý môi trường
Tiêu chí chung của công tác quản lý môi trường là đảm bảo quyền được sống
trong môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển bền vững (PTBV) của đất nước,
góp phần gìn giữ môi trường chung của loài người trên trái đất.
Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm [6]:
1. Hướng tới sự phát triển bền vững
2. Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong
việc quản lý môi trường
9
3. Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực
hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp
4. Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý hồi
phục môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm
5. Người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polluter Pays Principle - PPP)
1.1.3. Công cụ Quản lý môi trường
Các công cụ Quản lý môi trường (QLMT) chính là phương tiện để thực hiện
công tác QLMT của Nhà nước, các tổ chức khoa học và cơ sở sản xuất. Chúng có
chức năng, quyền hạn nhất định, được liên kết và hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết. Theo
bản chất có thể chia công cụ QLMT ra làm 4 loại cơ bản sau [6]:
Công cụ pháp lý
Công cụ này còn có thể được hiểu là công cụ chính sách và luật pháp mà nó
bao gồm các văn bản đầy đủ của :
Luật quốc tế về lĩnh vực môi trường là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm
mang tầm quốc tế để điều chỉnh công bằng mối quan hệ giữa các quốc gia, vùng,
lãnh thổ với các tổ chức trên thế giới trong việc ngăn chặn, loại bỏ những thiệt hại
gây ra cho môi trường ở trong và ngoài mỗi nước.
Luật quốc gia về môi trường là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm mang
tính quốc gia để điều chính công bằng mối quan hệ giữa những chủ thể sử dụng hay
tác động đến môi trường ở một hay một vài yếu tố bằng nhiều phương pháp khác
nhau, với mục đích Bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu quả.
Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn được tính toán cho
phép có cơ sở khoa học dùng làm căn cứ QLMT, được thực tế kiểm nghiệm, có
nghiên cứu khoa học rõ ràng, chính xác bảo đảm phù hợp với nhu cầu BVMT, khả
thi và có lợi về mặt Kinh tế- xã hội (KT – XH). Cơ cấu như: tiêu chuẩn về đất, về
nước, tiêu chuẩn về không khí, về bảo vệ thực vật ...
Chính sách BVMT, chiến lược BVMT phải được xây dựng song hành với
chính sách phát triển KT – XH đề giải quyết những vấn đề cần thống nhất trong
quan điểm QLMT, các mục tiêu cơ bản và định hướng trọng tâm, chú trọng sử dụng
hiệu quả nguồn lực, tài nguyên đảm bảo PTBV.
Công cụ kinh tế.
10
Là các công cụ thị trường nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt
động kinh tế của cá nhân và tổ chức từ đó tác động đến hành vi ứng xử theo hướng
có lợi cho môi trường. Các công cụ kinh tế được sử dụng là:
Thuế tài nguyên: là khoản thu từ các doanh nghiệp nộp vào Ngân sách Nhà
nước trong việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên như thuế sử dụng đất, thuế sử
dụng nước, thuế khai thác tài nguyên khoáng sản.
Thuế hay phí môi trường: là một loại công cụ kinh tế đưa chi phí môi trường
vào giá sản phẩm dựa theo nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền” nhằm
khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất thải gây ô nhiễm ra ngoài môi
trường và cũng làm tăng thu cho Ngân sách Nhà nước.
Nhãn sinh thái: là một danh hiệu hay biểu tượng của Nhà nước cấp cho các
hàng hóa thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất hay tiêu dùng sản phẩm
đó, khẳng định uy tín cho nhà sản xuất và sản phẩm.
Công cụ kỹ thuật môi trường
Các công cụ kỹ thuật môi trường bao gồm các đánh giá tác động môi trường,
hạch toán, kiểm toán môi trường, các hoạt động quan trắc môi trường, xử lý, tái chế
và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật này được sử dụng nhằm thực hiện
chức năng kiểm soát và giám sát Nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường,
sự hình thành và phân bố các chất ô nhiễm phát tán ngoài môi trường sống.
Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường.
Giáo dục môi trường được hiểu là các hoạt động giáo dục sự hiểu biết, nhận
thức, thái độ, hành vi, kỹ năng và giá trị, tạo điều kiện cho con người có cơ hội
được tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về môi trường sinh thái. Nó còn
cả việc học hỏi, tiếp thu những công nghệ kỹ thuật mới nhằm giảm những tác hại
gây ra cho môi trường từ những tác động của con người và cũng để đảm bảo lợi ích
kinh tế.
Truyền thông môi trường được hiểu là quá trình tương tác hai chiều mục
đích giúp cho những người có liên quan nói riêng và toàn xã hội nói chung nhận
thức được các yếu tố môi trường có tầm quan trọng ra sao, có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau và tác động như thế nào. Truyền thông môi trường được thực hiện thông
11
qua ý tưởng, tình cảm, thái độ giữa con người với con người hay các nhóm người
với nhau.
1.2.
Tổng quan về làng nghề
Khái niệm:
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi chung là cấp xã) có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất
tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. [4]
Tiêu chí để được công nhận làng nghề như sau [3]:
Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông
thôn.
Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị
công nhận.
Chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước .
Làng nghề truyền thống: Là làng nghề có nghề truyền thống được hình
thành từ lâu đời. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống [3] :
Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công
nhận;
Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;
Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Làng nghề mới: Là làng nghề được hình thành cùng với sự phát triển của
nền kinh tế, chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiện
nhất định để hình thành và phát triển.
Làng có nghề: Là làng được hình thành cùng với sự phát triển của nền kinh
tế chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiện thuận lợi
để phát triển.
Trong đó làng có số hộ, số lao động sản xuất công nghiệp tiểu thủ công
-
nghiệp ít nhất từ 10% trở lên.
Phân loại làng nghề [11] :
Có nhiều cách phân loại làng nghề như:
Theo lịch sử hình thành và phát triển các nghề: làng nghề truyền thống,
-
làng nghề mới...
Theo quy mô làng nghề: làng nghề quy mô lớn, làng nghề quy mô nhỏ...
Theo loại hình kinh doanh của làng nghề: làng nghề tryền thống chuyên doanh, làng
nghề kinh doanh tổng hợp, làng nghề chuyên doanh sản phẩm truyền thống vừa
phát triển ngành nghề mới...
12
- Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề: các làng nghề vừa sản xuất
nông nghiệp, vừa sản xuất kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp. Các làng
nghề thủ công chuyên nghiệp. Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu.
- Phân loại theo loại hình sản xuất và tiềm năng gây ô nhiễm môi trường thành ba
(03) nhóm: Nhóm A, Nhóm B và Nhóm C tại Phụ lục 01 của Thông tư
46/2011/TT-BTNMT.
Nhóm A: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi
trường thấp, được phép hoạt động trong khu vực dân cư.
Nhóm B: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có một (01) hoặc một số công đoạn
sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao, không được phép thành lập mới
những công đoạn này trong khu dân cư; nếu đang hoạt động thì phải xử lý theo quy
định tại Điều 8 của Thông tư này.
Nhóm C: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi
trường cao, không được phép thành lập mới trong khu dân cư; nếu đang hoạt động
thì phải xử lý theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
1.3.
Tổng quan về Quản lý môi trường làng nghề
1.3.1. Thế giới
Trên thế giới, từ những năm đầu của thế kỷ XX cũng có một số công trình
nghiên cứu có liên quan đến làng nghề như: “Nhà máy làng xã” của Bành Tử
(1922); “Mô hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hóa làng thủ công” của N.H.Noace
(1928). Năm 1964, tổ chức WCCI (World crafts council International – Hội đồng
Quốc tế về nghề thủ công thế giới) được thành lập, hoạt động phi lợi nhuận vì lợi
ích chung của các quốc gia có nghề thủ công truyền thống. [Ngô Trà Mai, 2008]
Đối với các nước châu Á, sự phát triển kinh tế làng nghề truyền thống là giải
pháp tích cực cho các vấn đề kinh tế xã hội nông thôn. Thực tế nhiều quốc gia trong
khu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển làng nghề, điển hình là
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.
Đặc biệt, “việc sử dụng cộng đồng như những nhà quản lý môi trường
không chính thức và tính cộng đồng là công cụ bảo vệ môi trường đã được thực
hiện thành công ở một số nước trong khu vực và thế giới bằng các hình thức khác
nhau” [Đặng Đình Long, 2005]. Cũng theo Đặng Đình Long, các nghiên cứu của
World Bank đã chứng minh rằng, “dựa trên sức ép của cộng đồng, cộng với việc
13
tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý môi trường có thể cải thiện được
lượng phát thải tại các cơ sở gây ô nhiễm”.
Như vậy, cần thiết có sự phối hợp giữa Nhà nước, Xã hội dân sự và cộng
đồng trong quản lý môi trường cũng như giải quyết xung đột môi trường. Đây là
giải pháp mang tính bền vững cho sự phát triển của xã hội.
1.3.2. Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề làng nghề được đề cập đến qua nhiều thời kỳ, với
những khía cạnh và các mục đích khác nhau.
Trên khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội có nhiều công trình nghiên cứu về
làng nghề ở nhiều cấp:
Có một số công trình như: “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”
[Bùi Văn Vượng, 1998]. Tác giả đã tập trung trình bày các loại hình làng nghề
truyền thống như: đúc đồng, kim hoàn, rèn, gốm, trạm khắc đá, dệt, thêu ren, giấy
dó, tranh dân gian, dệt chiếu, quạt giấy, mây tre đan, ngọc trai, làm trống. Ở đây chủ
yếu giới thiệu lịch sử, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, tư tưởng, kỹ thuật, các bí quyết
nghề, thủ pháp nghệ thuật, kỹ thuật của các nghệ nhân và các làng nghề thủ công
truyền thống Việt Nam.
Và nhiều công trình khác của nhiều tác giả như: “Phát triển làng nghề
truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
[Trần Minh Yến, 2003], Làng Đại Bái – Gò đồng Bắc Ninh [Đỗ Thị Hào, 1987];
“Về hai làng nghề truyền thống Phú Bài và Hiền Lương” [Bùi Thị Tân, 1999]…
Ở khía cạnh môi trường: Gần đây, trong các nghiên cứu về làng nghề, vấn đề
môi trường đang được nhiều tác giả quan tâm, thực tế thì vấn đề này đang gây nhiều
bức xúc và nan giải đối với kinh tế xã hội nói chung:
Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường”, [Đặng Kim Chi và nnk,
2005]: Đây là một công trình nghiên cứu tổng quát nhất về vấn đề làng nghề và thực
trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay. Tác giả đã nêu rõ từ lịch sử phát
triển, phân loại, các đặc điểm cơ bản làng nghề cũng như hiện trạng kinh tế, xã hội
của các làng nghề Việt Nam hiện nay. Cùng với đó là hiện trạng môi trường các
làng nghề (có phân loại cụ thể 5 nhóm ngành nghề chính). Qua đó cũng nêu rõ các
tồn tại ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của làng nghề, một số
14
định hướng xây dựng chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững và đề xuất
các giải pháp cải thiện môi trường cho từng loại hình làng nghề của Việt Nam.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả khác
về tình trạng môi trường và sức khỏe tại các làng nghề:
Nghiên cứu về “Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các làng nghề
Việt Nam”, các tác giả Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hương, Lê Vân
Trình (2005) đã nêu một số nét về lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam. Môi
trường và sức khoẻ người lao động. An toàn sản xuất làng nghề, các biện pháp
phòng ngừa. Chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người lao động làng nghề.
Cuốn “Nghiên cứu nguy cơ sức khoẻ ở các làng nghề tại một số tỉnh phía
Bắc và giải pháp can thiệp” [Nguyễn Thị Liên Hương, 2006] cho thấy tình trạng
sức khỏe các làng nghề phía Bắc đều trong tình trạng báo động. Tỷ lệ người lao
động có phương tiện bảo hộ đạt Tiêu chuẩn vệ sinh lao động thấp (22,5%); 100%
các hộ sản xuất CBLT-TP nước thải không qua xử lý, đổ thẳng ra cống rãnh. Nồng
độ các chất khí gây ô nhiễm trong môi trường (H 2S, NH3…) có đến 3/5; 1/5 mẫu
không đạt yêu cầu. Tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp chiếm 34,7%, bệnh về da chiếm
tới 37,3%...
Nghiên cứu về các giải pháp: Hiện tại, đối với mỗi công trình nghiên cứu về
vấn đề môi trường làng nghề ít nhiều đều có đề cập đến các giải pháp khác nhau
nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững.
Tổng quát nhất có lẽ phải đề cập đến cuốn “Làng nghề Việt Nam và môi
trường” của Đặng Kim Chi và các cộng sự. Dựa trên cơ sở đã nghiên cứu tổng quan
về đặc điểm cũng như thực trạng sản xuất, hiện trạng môi trường các làng nghề, tác
giả đã đi đến các giải pháp chung nhất cho từng loại hình làng nghề. Ở đây cũng đề
cập đến việc định hướng xây dựng một số chính sách đảm bảo phát triển làng nghề
bền vững (như các chính sách về hỗ trợ tài chính, chính sách về thị trường, về cơ sở
hạ tầng, giáo dục môi trường…). Qua đó đề xuất các giải pháp, nhìn chung tập trung
vào hai nhóm chính là giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường cho các làng nghề.
Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương, Trần Minh Yến, Đặng Vân
Trình… đã nêu trên đều có đề cập đến các giải pháp can thiệp.
15
Tóm lại, thực tiễn các làng nghề Việt Nam còn có nhiều bất cập. Các sản
phẩm truyền thống của chúng ta không những là những mặt hàng có giá trị kinh tế
cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn, giảm thiểu thời gian nông
nhàn, mà còn có ý nghĩa văn hóa dân tộc sâu sắc. Việt Nam cũng có nhiều tiềm
năng cho phát triển các nghề truyền thống như nguồn lao động khéo léo, giàu kinh
nghiệm, nguồn nguyên liệu phong phú… Song tốc độ phát triển các làng nghề như
hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt hiện trạng môi trường và trình độ
công nghệ cũng như thực trạng quản lý môi trường hiện tại là một thách thức lớn
đối với việc bảo tồn và phát triển bền vững các nghề truyền thống của nước ta.
1.4.
Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Đại Bái là 1 xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nằm giáp với thị trấn Gia
Bình và cách trung tâm huyện 2km về phía Tây. Xã Đại Bái có tổng diện tích tự
nhiên 619,05 ha (Nguồn: [1]), bao gồm 3 thôn: Ngọc Xuyên, Đoan Bái, Đại Bái.
Với vị trí địa lý như sau:
+ Phía Đông giáp thị trấn Gia Bình và xã Quỳnh Phú
+ Phía Tây giáp huyện Thuận Thành
+ Phía Nam giáp huyện Lương Tài
+ Phía Bắc giáp xã Đông Cứu, xã Lãng Ngâm.
16
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Với tuyến giao thông tỉnh lộ 282, 284 và giao thông đường thủy chạy trên
sông Cầu Móng, Đại Bái có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội. Cách
không xa thành phố Bắc Ninh và cách thủ đô Hà Nội 40 km. Đây là những thị
trường lớn, là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ với các vùng lân cận.
Khí hậu
Đại Bái mang đầy đủ các đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu
nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều. Thời tiết trong năm chia thành hai mùa rõ
rệt: Mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông
kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhìn chung, Đại Bái có điều kiện khí hậu thuận lợi cho nền nông nghiệp phát
triển đa dạng và phong phú. Mùa Đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở
thành vụ chính có thể trồng được nhiều loại cây rau màu ngắn ngày cho giá trị kinh tế
cao. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa gây
17
ngập úng tại các khu vực thấp trũng ảnh hưởng đến hệ thống đê điều, công trình thủy
lợi và thâm canh tăng vụ.
Địa hình, địa chất
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống
Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống
và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường
có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 400m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ, ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng
ven đê. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc
vùng trũng sông Hồng.
Thuỷ văn
Diện tích ao, hồ xã Đại Bái tương đối rộng khắp, đảm bảo tích trữ lượng nước
lớn vào mùa mưa. Đồng thời kết hợp với hệ thống kênh mương đã và đang được kiên
cố trên địa bàn tạo thành mạng lưới tưới, tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và
sinh hoạt của nhân dân.
Trên địa bàn xã còn có sông Cầu Móng chảy qua, đây là điều kiện thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế- xã hội nói chung.
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Tình hình sử dụng đất đai:
Diện tích tự nhiên của xã là 619,05 ha [1]
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 xã Đại Bái
STT
I
Tổng diện tích tự nhiên
1
Nhóm đất nông nghiệp
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.2
1.2
2
2.1
18
Loại đất
Mã
Diện tích
Cơ cấu
(ha)
(%)
100,00
619,05
NNP
SXN
365,84
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Nhóm đất phi nông nghiệp
CHN
LUA
HNK
CLN
NTS
PNN
315,60
314,85
312,66
2,20
0,75
50,24
253,22
Đất ở
OCT
84,57
59,10
50,98
50,86
50,51
0,36
0,12
8,12
40,90
13,66
STT
Loại đất
Mã
Diện tích
Cơ cấu
(%)
13,66
00,00
19,38
2.1.1
2.1.2
2.2
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
ONT
ODT
CDG
(ha)
84,57
00,00
119,98
2.2.1
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
0,19
0,03
2.2.2
2.2.3
2.2.4
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất xây dựng công trình sự nghiệp
CQP
CAN
DSN
00,00
00,00
4,39
00,00
00,00
0,71
2.2.5
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
CSK
6,36
1,03
2.2.6
2.3
Đất có mục đích công cộng
Đất cơ sở tôn giáo
CCC
TON
TIN
109,03
0,78
17,61
0,13
0,19
14,86
31,37
00,00
2,40
5,07
00,00
0,46
0,07
2.4
Đất cơ sở tín ngưỡng
2.5
2.6
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông, ngòi
2.7
Đất có mặt nước chuyên dùng
NTD
SON
MNC
2.8
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
1,19
(Nguồn: UBND xã Đại Bái, 2014)
Điều đáng lo ngại của Bắc Ninh cũng như của Đại Bái là dân số ngày một
tăng lên dẫn đến đất thổ cư cũng ngày một tăng theo, làm giảm diện tích đất nông
nghiệp, diện tích đất chuyên dụng,... Hiện bình quân đất nông nghiệp của xã chỉ còn
491,77 m2/người.
b. Tình hình phát triển của các ngành kinh tế
Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trong những năm gần đây, dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo và biết khai thác tốt
tiềm năng đất nông nghiệp và áp dụng khoa học kỹ thuật, xã đã gieo trồng lúa 570
ha. Năng suất ước tính đạty 60,8 tạ/ha. Ngô trồng 16 ha; năng suất 28 tạ/ha. Khoai
lang 6 ha, năng suất 153,3 tạ/ha. Đậu tương 19 ha, năng suất 17,9 tạ/ha… Tổng sản
lượng cây có hạt năm 2010 đạt 3.305 tấn. Ngoài trồng trọt nhân dân tích cực phát
triển chăn nuôi. Số lượng đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng. Đàn trâu, bò: 82
con; đàn lợn: 1.275 con. Bên cạnh đó, xã Đại Bái còn phát triển mô hình nuôi trồng
19
thủy sản cho năng suất cao, sản lượng lớn đã giúp cho đời sống nhân dân được cải
thiện và ổn định kinh tế. (Nguồn: Số liệu UBND xã Đại Bái)
Tiểu thủ công nghiệp
Sự phát triển của làng nghề đã làm cho mức sống của người dân trong vùng
cao hơn hẳn so với nơi sản xuất thuần nông. Số hộ giàu ngày một tăng lên, số hộ
nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ và không có hộ đói. Như vậy, phát triển làng nghề là động
lực làm chuyển dịch cơ cấu xã hội nông thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ
nghèo, nâng cao phúc lợi cho người dân và góp phần vào công cuộc CNH, HĐH
nông thôn.
Dịch vụ thương mại
Do cơ chế thị trường mở cửa nên các loại hình dịch vụ ngày càng phát triển
nhằm nâng cao mức sống của người dân trong xã. Tuy nhiên, mức độ phát triển của
dịch vụ thương mại trong xã vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
c. Cơ sở hạ tầng
Giao thông
Xã có tuyến đường tỉnh lộ 282 và 284 chạy qua nên khá thuận lợi cho việc
giao lưu, buôn bán, dịch vụ. Các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn được đầu
tư nâng cấp tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân cũng như phát triển kinh tế
trên địa bàn xã.
Thuỷ lợi
Công tác xây dựng và quản lý hệ thống thuỷ lợi được các cấp lãnh đạo xã hết
sức quan tâm. Các kênh mương được xây mới và tu bổ, đảm bảo nhu cầu tưới nước
vào mùa cấy và nhu cầu tiêu nước vào mùa khô.
d. Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê 1/4/2014 toàn xã có 8924 nhân khẩu, 2146 hộ. Trong
đó làng Đại Bái có 1475 hộ và 6033 khẩu: 3026 nam, 3007 nữ. Trong khu dân cư,
nhà ở phân bố sát nhau, xen lẫn các lò đúc đồng, nhôm và đất ruộng trồng cây.
20
Bảng 1.2. Phân bố dân cư trong làng Đại Bái
Xóm
Sôn
Tây Giữa
Ngoài
Trại
Mới
Số hộ
328
353
417
245
132
Số khẩu (người)
1422
1498
1587
1083
443
(Nguồn: UBND xã Đại Bái, năm 2014)
Một thế mạnh của Đại Bái được tận dụng tương đối triệt để đó là lao động.
Bình quân lao động/hộ là 3 lao động, đáp ứng tương đối cho phát triển ngành nghề
TTCN của làng. Ngoài ra, còn một lực lượng lớn lao động làm thuê từ các xã khác
trong huyện. Trình độ văn hóa và tay nghề của lao động Đại Bái đươc đưa trong
bảng dưới đây:
Bảng 1.3. Trình độ văn hoá và bậc thợ làng nghề Đại Bái
Tổng
số lao
động
3994
CĐ, ĐH
Số
Tỷ lệ
TCCN
Số
Tỷ lệ
THPT
Thợ lành nghề
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
lượng
(%)
lượng
(%)
lượng
5
0,125
15
0,375
1832
45,87
720
(%)
Khác
Số Tỷ lệ
lượng (%)
18,03 1422
35,6
(Nguồn: UBND xã Đại Bái, năm 2014)
Trong đó: CĐ, ĐH: Cao đẳng, đại học
THCN: Trung học chuyên nghiệp
THPT: trung học phổ thông
e. Y tế và giáo dục
Công tác y tế: Trạm y tế tiếp tục giữ vững danh hiệu trạm chuẩn quốc gia,
duy trì trực trạm 24/24. Chủ động phòng chống dịch bệnh, tích cực xây dựng cơ sở
vật chất, mua sắm trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho
người dân. Xã đã đựơc trung tâm y tế huyện xếp loại xã có phong trào y tế mạnh.
Công tác giáo dục: Đảng, chính quyền và nhân dân luôn chăm lo xây dựng
cơ sở vật chất, có các hình thức khuyến khích và tạo các điều kiện cần thiết để nâng
cao chất lượng dạy và học. Số học sinh thi tôt nghiệp bậc tiểu học đạt 100%. Xã đã
hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 2.
21
1.4.3. Hình thức sản xuất và quy trình sản xuất
a. Hình thức sản xuất
Sản xuất làng nghề tập trung ở làng Đại Bái, trong đó xóm tham gia sản xuất
nhiều là xóm Sôn, xóm Ngoài và xóm Tây Giữa. Hình thức sản xuất tại làng nghề
gồm 2 hình thức: sản xuất thủ công tại hộ gia đình và tham gia vào cụm công
nghiệp Đại Bái. Tại cụm công nghiệp đã xây dựng hệ thống nước thải sinh hoạt và
công nghiệp đang đi vào hoạt động do Nhà nước tài trợ, ngoài ra để tất các hộ sản
xuất tại cụm công nghiệp đều phải xây dựng ống khói cao 12m. Tuy nhiên, việc
tham gia sản xuất tại cụm công nghiệp còn nhiều bất cập nên số hộ sản xuất tham
gia không nhiều, mà chủ yếu phân bố tại các hộ gia đình. [2]
b. Quy trình sản xuất
Quy trình đúc đồng tại xã vẫn mang tính truyền thống và thủ công. Nguyên
liệu sử dụng là các phế liệu kim loại màu (nhôm, đồng, chì) như: dây điện, phôi
đồng, các loại vỏ máy, ấm, xoong chảo thủng… Nhiên liệu sử dụng trong quá trình
nung chảy phế liệu và đúc là than và điện với lượng tiêu thụ khoảng 2.500 tấn than/
năm, ngoài ra một số hộ còn sử dụng gas thay cho dùng than nhưng vẫn chưa phổ
biến.
22
Cân lấy khối lượng cần thiết
-
Đồng đỏ: Tỷ lệ pha 11-12 kg Cu cát
tút + 150 Cu nấu
-
Đồng vàng: Tỷ lệ pha 100kg Cu nấu
+ 70 kg Zn + Al (ít)
Than
Lò nấu đồng
Cấp gió
Khuôn bằng
đất sét
Tháo dỡ khuôn
Hơi axit,
Bụi kim loại,
Tiếng ồn
Nhiệt, bụi, bùn
Nước thải,
Làm nguội
Nước
Búa sắt, dao cạo
Nhiệt, khí thải,
hơi kim loại, váng
xỉ
Rót khuôn
Dụng cụ,
nước
Nhiệt, khí thải,
hơi kim loại,
váng xỉ
Hơi nóng
Chỉnh sửa cạo đục phần thừa
Đánh bóng
Thành phẩm
Tạo âm thanh
Dẻo kim loại
Dẻo kim loại,
tiếng ồn
Thành phẩm
Hình 1.2. Quy trình Đúc đồng
( Nguồn: [2])
Nguyên liệu để đúc đồng sau khi chuẩn bị được đưa vào lò nấu. Lò nấu chủ
yếu là các lò hình tròn được xây dựng từ đất sét xung quanh có các tấm nhôm nẹp
để cố định hình dạng cho lò nấu. Đồng nguyên liệu được cho vào nồi và được nung
chảy bằng nhiệt đun từ than. Sau khi đồng được nung chảy thì được rót chúng vào
khuôn đã được định hình sẵn, những chiếc khuôn này được tạo từ đất sét. Sau khi
đồng đổ vào khuôn, để 1 thời gian cho nguội rồi tiến hành tháo dỡ khuôn. Sau đó
dùng các dụng cụ chuyên dụng để đẽo, gọt, đánh bóng … để tạo thành những sản
phẩm hoàn chỉnh.
23
Nguyên liệu (nhôm, nhôm phế thải)
Nấu
Khuôn
Phôi đúc
Máy cán
Cắt Bavia
Máy đột dập, Gò thủ công
Sản phẩm thô (xoong, mâm…)
Đánh bóng
Bể nước sạch
Thành phẩm
Khí thải (CO, CO2, SO2, NOx, bụi nhôm, bụi than), To
Khí thải, nhiệt, tiếng ồn
Chất thải rắn
(CTR lẫn trong phế liệu, nilon…)
Chất thải rắn
(xỉ than, xỉ nhôm,đồng…)
Nước làm mát
Dầu mỡ, tiếng ồn
Vụn nhôm
Tiếng ồn, vụn nhôm
Dung dịch chứa axít, cặn nhôm
Nước thải
Axit
24
Hình 1.3. Quy trình đúc nhôm
( Nguồn: [2])
Nhôm phế liệu được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, chúng được bỏ
chung vào lò nấu để nung cho nóng chảy. Nhôm nóng chảy được đổ vào những
chiếc khuôn thường là hình vuông hoặc hình chữ nhật, kích thước to nhỏ khác nhau
dựa vào sản phẩm yêu cầu sau này. Nhôm bỏ từ khuôn ra được gọi là các phôi đúc.
Các phôi này được đem đến các cơ sở cán dập để tạo các hình dạng ban đầu, độ dày
mỏng của sản phẩm sau này. Đây là các sản phẩm thô (như xoong, chậu, mâm…).
Các sản phẩm tiếp tục được đánh bóng để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý môi trường tại làng nghề đúc đồng Đại Bái,
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: làng nghề đúc đồng Đại Bái, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh.
Phạm vi thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ tháng 04/2016 đến tháng 06/2016.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Một số tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu:
25