Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Thông Nông đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.93 KB, 50 trang )

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Thông Nông đến năm 2020

PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Vị trí địa lý, địa giới
1.1. Vị trí địa lý
Thông Nông là một huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Cao Bằng, có đườ
ng biên giới giáp với Trung Quốc (Quảng Tây) dài 13,4 km và cách trung tâm
tỉnh lỵ (thị xã Cao Bằng) khoảng 50 km.
1.2. Địa giới
Phía tây bắc là đường biên giới giáp huyện Nà Po, tỉnh Quảng Tây, Trung
Quốc; Phía nam giáp 2 huyện Hoà An và Nguyên Bình; Phía đông giáp huyện Hà
Quảng; Phía tây giáp huyện Bảo Lạc và huyện Nguyên Bình.
1.3. Đánh giá chung
Huyện có vị trí quan trọng trong phát triển KT - XH vì có đường biên giới
với Quảng Tây, Trung Quốc, khá gần thị xã Cao Bằng và tuy giao thông hiện tại
còn gặp nhiều khó khăn.
2. Diện tích, đơn vị quản lý hành chính
Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 35.783,7 ha, có 11 đơn vị hành chính
trong đó có 10 xã và 1 thị trấn. Hiện nay vẫn còn 10 xã thuộc vùng khó khăn,
trong đó có 3 xã thuộc vùng biên giới.
3. Đặc điểm địa hình và phân vùng
3.1. Địa hình
Về cơ bản, địa hình, địa mạo mang đặc điểm của vùng núi và bị chia cắt
mạnh với độ dốc lớn. Vùng núi đá vôi có nhiều hang động, có hiện tượng Caster
nên về mùa khô thiếu nước và khó xây dựng nhà máy thuỷ điện.
Phần lớn diện tích của huyện có đặc điểm là vùng rẻo cao với độ dốc lớn,
vùng núi vừa phân bố trên lưng trừng núi, trong đó có diện tích núi đá với độ dốc


khá lớn. Phần diện tích còn lại là vùng lòng máng tương đối bằng phẳng nhưng
nhỏ hẹp, nằm ven chân núi.
3.2. Phân vùng


Về phân vùng địa lý tự nhiên, toàn bộ huyện có thể chia huyện thành 3
vùng như sau:
- Vùng rẻo cao, vùng này nằm ở phía đông và phía tây, chiếm phần lớn
diện tích của huyện và có thể chia ra 2 tiểu vùng nhỏ là tiểu vùng núi đá (lớn
hơn) và tiểu vùng núi đất.
- Vùng lưng trừng núi, vùng này nằm xen kẽ ở tất cả các xã trong huyện và
là vùng chuyển tiếp giữa vùng rẻo cao và các thung lũng nhỏ; Có thể chia ra 2
tiểu vùng là tiểu vùng núi đá vôi và tiểu vùng núi đất.
- Vùng lòng máng, nằm ở 5 xã (Cần Yên, Lương Thông, Đa Thông, Thị
trấn Thông Nông, Lương Can), là vùng khá bằng nằm ven chân núi, có vị thế rất
quan trọng trong phát triển.
4. Khí hậu, thuỷ văn
4.1. Khí hậu
Đặc điểm chung là huyện nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, gió mùa và
có đủ 4 mùa trong năm, khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và
sinh hoạt của nhân dân.
Nhiệt độ trung bình năm từ 220c đến 240c, tối cao tới 380c (tháng 7) và tối
thiểu là 00c (tháng 12). Đối với vùng rẻo cao khi nhiệt độ xuống thấp gây ảnh
hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Lượng mưa trung bình năm thấp, khoảng 1.900 mm, cao nhất vào tháng 6,
tháng 7 và thấp nhất vào tháng 1. Do địa hình núi cao lại dốc nên đôi khi cũng
xảy ra mưa lũ vào tháng 7, tháng 8 trong năm.
Gió mùa đông bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, gây ra lạnh giá;
Gió mùa đông nam bắt đầu từ tháng tư, kết thúc vào tháng 11, đôi khi gây ra bão,
ảnh hưởng đến sinh hoạt nhân dân.

Độ ẩm trung bình biến động từ 75% - 80%, cao nhất vào mùa hè (90%) và
thấp nhất vào mùa đông (55%). Trong năm khi mùa đông giá có xảy ra hiện
tượng sương muối, ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi.
4.2. Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn, huyện có sông Dẻ Rào bắt nguồn từ vùng biên giới Việt
Trung, là con sông quan trọng nhất, cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân, chảy qua 5 xã, thị trấn. Cùng với 2 khe suối thuộc xã Ngọc
Động, xã Thanh Long và xã Bình Lãng, sông Dẻ Rào tạo thành mạng lưới thuỷ
văn khá dày.
2


Do phần lớn diện tích huyện phân bố ở độ cao và độ dốc lớn cộng với vùng
núi đá nên mùa khô thiếu nước, mùa mưa xảy ra lũ, sụt lở đất trong khi và chưa
khai thác được nước ngầm nên tài nguyên nước huy động được rất hạn chế.
Cùng với hệ thống ao, hồ ít và các hộ dân sống thưa thớt, lại ở trên núi cao
nên việc cấp nước còn gặp nhiều khó khăn.
5. Đất đai, thổ nhưỡng
5.1. Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên 35.783,7 ha, được sử dụng và có xu thế biến
đổi tích cực là đất chưa sử dụng giảm, đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tăng.
Biểu 1.1: Diễn biến sử dụng đất trong thời gian vừa qua
TT

Loại sử dụng đất

1

Tổng
Đất nông nghiệp


1.1
1.2
1.3
1.4
2

Đơn vị

Theo thời gian
2000
2007

Thay đổi

32.845,1

32.768,5

-76,6

Đất SX nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng TS
Đất còn lại
Đất phi nông nghiệp

1630,6
31210
4.5


1453,6
-1530,6
0,4

559,0

3.084,2
29.679,4
4,9
0,03
635,5

2.1

Đất ở đô thị

7.40

8,42

1,02

2.2
2.3
3

Đất ở nông thôn
Đất còn lại
Đất chưa sử dụng


112,5
439,1
2.376,6

128,64
498.5
2.379,6

16,14
59,4
3

3.1
3.2
3.3

Đất chưa SD bằng
Đất chưa SD dốc
Còn lại

190
689,4
1500,2

190,01
689.44
1500.23

0,04

0,03

76,5

Năm 2006, đất nông nghiệp là 32.845,1 ha, chiếm 91,1%, đất phi nông
nghiệp là ha 559,0 ha, chiếm 1,4% và đất chưa sử dụng là 2.376,6 ha, chiếm 6,6
%. Năm 2007, đất nông nghiệp là 32.768,5 ha, chiếm 91,6%, đất phi nông nghiệp
là 635,5 ha, chiếm 1,8% và đất chưa sử dụng là 2.379,6 ha, chiếm 6,6%.
Như vậy biến đổi sử dụng đất khá lớn, đặc biệt là đất nông nghiệp và đất
phi nông nghiệp do đất đai được đưa vào phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và
do phát triển đô thị, nhà ở nông thôn.

3


Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 01, ha/đầu người, là mức
thấp và đất ở cũng ở mức thấp so với toàn tỉnh. Không những vậy mà đất đai
phân bố trên độ dốc và độ cao lớn.
5.2. Thổ nhưỡng
Các loại đất (soil) chính đã được phát hiện, nghiên cứu trong huyện và đặc
điểm chung của chúng như sau:
1. Đất phù sa, loại đất này có 530,7 ha, chiếm 1,5% diện tích tự nhiên và
phân bố ở vùng bằng phẳng (Đa Thông, Bình Lãng), thuận lợi phát triển lúa,
màu. Đặc điểm chúng là lượng mùn, kali và đạm trung bình trong khi lượng lân
khá, đất có thành phần cơ giới từ thịt pha sét đến sét.
2. Đất tích vôi, loại này có 664,4 ha, chiếm 1,8% diện tích tự nhiên, phân
bố ở các thung lũng xung quanh là núi đá vôi như TT Thông Nông, xã Cần Yên,
Ngọc Động, Đa Thông. Đất tích vôi có hàm lượng các nguyên tố vi lượng là can
xi và ma giê khá cao, thích hợp phát triển cây công nghiệp ngắn ngày.
3. Đất nâu, diện tích là 5230,1 ha, chiếm 14,6% tổng diện tích tự nhiên và

nhóm đất này phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Loại đất màu trung tính,
thành phần cơ giới từ thịt đến sét, có hàm lượng các nguyên tố vi lượng khá cao,
thích hợp phát triển cây công nghiệp ngắn ngày
4. Đất đỏ (FR), diện tích là 2973,6 ha, chiếm 8,3% diện tích tự nhiên và
phân bố trên hầu hết các xã trong huyện. Loại đất này có lượng mùn, lân trao đổi
trung bình nhưng ka li thuộc loại nghèo và đất có thành phần cơ giới từ thịt pha
sét đến sét, thích hợp phát triển lâm nghiệp, cây ăn quả.
5. Đất xám, loại đất này có 9368,8 ha, chiếm 26,2% và phân bố trên tất cả
các xã trong huyện với hàm lượng mùn, đạm, kali trung bình nhưng lân tổng số,
lân và kali dễ tiêu thuộc loại nghèo. Đất có thành phần cơ giới từ thịt đến thịt pha
sét và sét. Loại đất này có thể phát triển lâm nghiệp, cây ăn quả và màu.
6. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, loại đất này có diện tích khiêm tốn (61,1
ha), chiếm 0,2% tổng diện tích tự nhiên và phân bố chủ yếu ở 2 xã là Lương Can
và Yên Sơn. Đây là loại đất xấu vì nghèo dinh dưỡng lại có thành phần cơ giới là
sét nên năng suất cây trồng các loại thấp.
6. Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng và tài nguyên du lịch
6.1. Khoáng sản
Bô xít là nguồn tài nguyên quan trọng nhất, phân bố tập trung tại xã Thanh
Long, Yên Sơn với trữ lượng tổng cộng lên tới 22 triệu tấn, chất lượng khá.
4


Ngoài Bô xít, Thông Nông còn có mỏ Antimon, trữ lượng khá nhưng đến
nay vẫn chưa được khai thác.
Đất thịt pha sét, là nguyên liệu sản xuất gạch ngói, phân bổ ở nhiều xã
nhưng tập trung ở vùng lòng máng.
6.2. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích lâm nghiệp của huyện là 21.075,0 ha (năm 2008) trong đó
rừng phòng hộ chiếm trên 60% và rừng sản xuất chiếm trên 30%. Huyện có tới
1.500 ha núi đá không có cây.

Biểu 1.2: Tình hình cụ thể tài nguyên rừng đến năm 2006
TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Tổng diện tích

1

Tổng diện tích rừng

Ha

21.075,0

1.1
1.2
2

Trong đó:
Rừng PH
Rừng SX
Trữ lượng

Ha
Ha
M3, 1000 cây


12.410,0
8.666,0

M3
1000 cây

>30.000
>0,5

2.1
Gỗ
2.2
Tren nứa
Nguồn: TKTN&FIPI

Chỉ tiêu khác

Là nơi cung cấp nguyên liệu (trữ lượng hàng nghìn m 3 và vài chục triệu
cây tre, trúc) cho sản xuất đồ gỗ, đan lát và điều hoà nguồn nước, chống lũ, bảo
vệ đất đai cũng như bảo vệ đa dạng sinh học.
6.3. Tài nguyên phục vụ du lịch
Tài nguyên du lịch trong huyện trước tiên là di tích lịch sử Phja Toọc, làng
nghề truyền thống;
Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc như Dao, Mông, Tày, Nùng, Kinh,
Hoa nên tạo nên nền văn hoá, nghệ thuật phong phú, độc đáo.
II. DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

1. Thực trạng dân số
Giai đoạn 2001 - 2005 và năm 2007, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân
có xu thế giảm dần, duy trì khoảng 1,0%/năm trong đó tỷ lệ sinh giảm, xấp xỉ

0,8% và dân số cấu trúc trẻ.
Dân tộc ít người chiếm trên 96% trong đó chủ yếu là người Dao, người
Mông và người Nùng và mật độ dân số là 65 người/1km2.
5


Biểu 1.3: Một số thông tin cơ bản về dân số, lao động
TT

Chỉ tiêu

1
2
2.1

Dân số
Cơ cấu giới tính
Nam
Nữ
Cơ cấu vùng
2.2 Thành thị
Nông thôn
3
Th/phần dân tộc
Nguồn: TKTN

Đơn vị

2000


2005

Người
%
%
%
%
%
%
%

22.776,0

Tăng BQ/năm
01- 05
06 – 08
0.4
0.35

23.246

49
51

49
51

<4
>96
>97


4
96
>97

Đến năm 2007 là 23.378,0 người, mật độ dân số đến năm 2008 là 653,3
người/ha tỷ lệ nam/nữ khá hợp lý, tỷ lệ dân thành thị rất thấp.
2. Thực trạng nguồn nhân lực
Huyện có nguồn nhân lực khá nhưng chất lượng còn khiêm tốn với mức
tăng 21,%/năm trong GĐ 01- 05. Đến năm 2007 là 12.564 người và chiếm đến
khoảng 50% lực lượng là trẻ với 85% là lao động nông nghiệp.
Biểu 1.4: Thực trạng nguồn nhân lực giâi đoạn 01 - 05
TT
1

Chỉ tiêu

Dân số trong độ
tuổi lao động
Trong đó:
1.1
NL&TS
1.2
DL&TM
1.3
CN&XD
2
Năng suất lao
động trung bình
Trong đó:

2.1
NL%TS
2.2
DL&TM
2.3
CN&XD
Nguồn: TKTN

Đơn vị

2000

Người/%

2005

11.030

12.399

Phần trăm
Phần trăm
Phần trăm
Triệu đồng

85,0
6,0
9,0
6,6


81,0
8,0
11,0
12,6

Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng

3,6
4,2
3,9

6,2
11,7
9,9

6

Tốc độ/năm
21%


Số lao động đã qua đào tạo đạt khoảng 15%, chủ yếu dưới hình thức lớp
ngắn ngày nên tay nghề thấp, tập trung vào một số nghề như: nông nghiệp, mộc,
nề, cơ khí v.v.

III. ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT - XH

1. Lĩnh vực kinh tế

1.1. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tư, thu chi ngân sách
1.1.1. Tăng trưởng kinh tế, giá trị đạt được
Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất giai đoạn 01 - 05 là 11,3%
vượt chỉ tiêu ĐH Đảng bộ lần thứ XVI đề ra và hai năm tiếp theo cũng tăng, đạt
103,7 tỷ vào năm 2007.
Thu nhập bình quân/người tăng lần 2 lần trong giai đoạn 01 - 05. Hai năm
tiếp theo tăng liên tục và năm 2008 ước đạt gần 7,0 triệu đồng, tăng 3 lần so sánh
giữa năm 2007 và năm 2000.
Biểu 1.5: Một số chỉ tiêu chủ yếu TT kinh tế, giá trị đạt được
TT

Chỉ tiêu chủ yếu

1 Tăng trưởng bình quân
2 GTSX đạt được
3 Thu nhập BQ/người
4 BQ lương thực/người
Nguồn: TKTN

2000

2005

58,1 tỷ
1,7 triệu
300 kg

Tăng trưởng%
GĐ 01- 05
11,3 %


99,2 tỷ
3,1 triệu
Khoảng 400 kg

22.1%

Bảo đảm an ninh lương thực trong thời gian vừa qua với bình quân lương
thực trên đầu người đạt khoảng 400 kg/người. Đã có một số loại hàng hoá như
đậu tương, lạc, ngô và vật liệu xây dựng xác định được chỗ đứng.
1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế (tính theo HH) chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Du lịch và giảm
dần tỷ trọng Nông nghiệp, cụ thể:
Biểu 1.6: Xu thế thay đổi cơ cấu kinh tế giai đoạn vừa qua
TT

Chỉ tiêu cơ cấu

2000

2005

Đến năm 2008

Tổng

100,0

100,0


100,0

7


1
Nông - Lâm - Thuỷ sản
2
Công nghiệp - Xây dựng
3
Du lịch - Thương mại
4
N/suất lao động BQ - tr.đ
Nguồn: TKTN

50,2
19,7
30,1
6,7 (01)

45,6
24,1
30,3
12,7

42,5
26,8
30,7
6,5


Giai đoạn 01- 05, Nông nghiệp giảm bình quân 1%/năm, Dịch vụ tăng bình
quân 0,1%/năm và Công nghiệp, TTCN và Xây dựng tăng 1%/năm. Hai năm tiếp
theo vẫn có xu hướng thay đổi tích cực.
Năng suất lao động nhìn chung tăng lên liên tục, từ 6,6 triệu đồng năm
2000 tăng lên 12,6 triệu đồng năm 2005 và đến năm 2007 tăng mạnh tới 13,9
triệu đồng.
1.1.3. Đầu tư, thu chi ngân sách GĐ
- Đầu tư: Tổng vốn đầu tư GĐ 2001-2005 (chưa tính đầu tư của dân cư)
tăng lên liên tục, trong đó chiếm tới 90% là đầu tư từ Nhà nước, đến năm 2007
vẫn tăng, đạt trên 65 tỷ đồng, tập trung vào xây dựng điện, đường, trường, trạm.
- Thu chi ngân sách: Giai đọn 2001 - 2005, tốc độ tăng thu bình quân xấp
xỉ 17,0% và chi ngân sách cùng giai đoạn cũng tăng. Như vậy chênh lệch thu chi
còn rất lớn tại thời điểm hiện tại.
Biểu 1.7: Giá trị thu, chi ngân sách giai đoạn vừa qua
TT

Chỉ tiêu chính

Giai đoạn 01- 05

1
Vốn đầu tư
2
Thu ngân sách
3
Chi ngân sách
Nguồn: TKTN

56,0 tỷ

834 tr
47,4 tỷ

Mức tăng trưởng
17,0%
>10%

Hai năm tiếp theo vẫn có xu thế tăng, thu năm 2007 đạt 1.15 tỷ đồng, chi
năm 2007 gần 10.0 tỷ đồng và chênh lệch lên tới 8 lần.
1.2. Thực trạng phát triển các ngành
1.2.1. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
- Đánh giá chung: Tốc độ tăng trưởng GĐ 2001 - 2005 GTSX tăng bình
quân đạt khoảng 2,0% và năm 2006, năm 2007 vẫn có xu thế tăng lên (3,0%).
GTSX 2000 đạt 36,5 tỷ đồng tăng lên 70,6 triệu đồng vào 2005, tăng không đều.
Năng suất lao động ngành nông nghiệp vẫn thấp nhất trong 3 khối ngành
(NN, CN - XD và DV). Năng suất lao động đạt 3,6 triệu đồng năm 2001, tăng lên
tới 6,3 triệu động vào năm 2005 và bằng 5,8 triệu đồng năm 2007.
8


Giá trị thu được trên 1 ha canh tác khá, đặc biệt là có các mô hình lên tới
20 triệu đồng và đột xuất lên tới 36 triệu đồng/năm. Hệ số sử dụng đất mới đạt
trên 1,5 lần thấp hơn mức bình quân của tỉnh.
a. Nông nghiệp
- Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp: Giai đoạn 01- 05, trồng trọt giữ vai trò
chính, sau là chăn nuôi và dịch vụ.
+ Về trồng trọt: GĐ 01 - 05, diện tích canh tác tăng lên liên tục, kéo theo
sản lượng lương thực cũng tăng từ 9.806,5 tấn (2000) lên 10.803 tấn (2005).
Ngoài ra, đậu tương sản lượng tăng khá mạnh và đặc biệt là lạc cũng vậy.
Biểu 1.8: Diện tích, sản lượng một số sản phẩm nông sản

chủ yếu năm 2007
TT

Loại sản phẩm

1
Cây có hạt
2
Đậu tương
3
Thuốc lá
4
Lạc
Nguồn: TKTN

Đơn vị
Ha&tấn
Ha&tấn
Ha&tấn
Ha&tấn

Diện tích

Sản lượng

5.347,5
800
52,2
207


10.803
652,6
48,2
248,8

+ Về chăn nuôi: Vật nuôi chính trong giai đoạn vừa qua là trâu, bò, lợn và
các loại gia cầm với mức tăng bình quân GĐ này là 5% tuy nhiên huyện chưa
phát huy được thế mạnh chăn nuôi đại gia súc.
Biểu 1.9: Chủng loại và số lượng gia súc, gia cầm
chủ yếu năm 2008
TT
1
2
3
4
5

Loại sản phẩm

Trâu
Ngựa
Lợn
Gia cầm

Đơn vị
Con
Con
Con
Con
1000 con


Tổng

Số lượng
8.297
3.634
55
13.912
120
145.898

Nguồn: TKTN
+ Về dịch vụ: Đã có tiến bộ về dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi, dịch vụ
điện, dịch vụ thủy nông và dịch vụ vật tư, khuyến nông lâm.
+ Thành phần tham gia sản xuất NN chủ yếu: Nhà nước (các phòng ban,
cơ quan khuyến nông) và tư nhân (hộ gia đình).
9


+ Chuyển đổi cơ cấu theo vùng: Huyện đã hình thành vùng sản xuất chính
như sau: vùng rẻo cao và vùng lưng trừng núi phát triển sản xuất lương thực,
chăn nuôi đại gia súc; Vùng lòng chảo phát triển cây lương thực, cây công nghiệp
ngắn ngày, chăn nuôi.
- CNH, HĐH nông nghiệp: Đã đạt được một số tiến bộ về giống, năng
xuất cây trồng, vật nuôi có nâng lên tuy nhiên trừ đậu tương, lạc còn lại các loại
khác năng suất, chất lượng đều hạn chế và mức độ cơ giới hoá rất thấp.
- Giá cả, thị trường và thương hiệu SPNN chủ lực: Giá một số mặt
hàng nông sản có tiềm năng năm 2008 được xác định trong biểu dưới đây.
Biểu 1.10: Giá cả một số sản phẩm chủ yếu năm 2008
TT


Loại hàng

1
Gạo tẻ
2
Đậu tương
3
Thịt lợn hơi
4
Thịt gà
Nguồn: Phỏng vấn 2008

Đơn vị tính

Giá cụ thể

đ/kg
đ/kg
đ/kg
đ/kg

7.500
14.000
30.000
60.000

Các mặt hàng nêu trên chưa tạo được số lượng nhiều và chất lượng chưa
cao nên chưa tạo ra thương hiệu.
b. Lâm nghiệp

- Giá trị sản xuất và độ che phủ của rừng: GTSX đạt khoảng 10,7 tỷ đồng
(2007), độ che phủ của rừng tăng lên 48,0% vào năm 2007 và trồng mới đạt
236,3 ha (2005), khoanh nuôi là 5.090,0 ha; Đặc sản là tiềm năng của rừng cần
được khai thác, sử dụng.
- Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp: xây dựng rừng chiếm 30% trong tổng số; Khai
thác - chế biến lâm sản tăng lên khoảng 65%; Dịch vụ chiếm khiêm tốn (5%).
Biểu 1.11: Một số sản phẩm lâm sản chủ yếu trong GĐ vừa qua
TT

Loại sản phẩm

1
Gỗ
2
Tre, nứa
3
Diện tích rừng trồng
4
Đặc sản
Nguồn: TKTN

Đơn vị
M3
1000 cây
Ha
Tấn

c. Thủy sản
10


Năm 2008
600
30
16300
> 1tấn

Ghi chú

Nhiều loại


- Giá trị sản xuất thuỷ sản: GTSX tăng khá, đạt 164 triệu đồng (2007), đưa
giá trị sản lượng của ngành tăng lên tuy nhiên vẫn thấp trong tổng giá trị chung.
- Về nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng lên
(gần 5 ha) và bước đầu đã có một số hộ nuôi cá đạt kết quả khá.
- Khai thác - đánh bắt thủy sản: Sản lượng đánh bắt đạt 1 tấn vào 2007 và
giá trị dịch vụ thấp dưới 5%, tập trung vào khuyến ngư (giống) và tín dụng.
1.2.2. CN, TTCN và XD
a. Đánh giá chung
GĐ 2001 - 2005 đạt tăng trưởng bình quân 25,3% và 3 năm tiếp theo vẫn
theo xu hướng tăng. Công nghiệp, TTCN - Xây dựng có bước tiến bộ và năm
2007 đạt 40,1 tỷ.
Biểu 1.12: Một số chỉ tiêu đạt được trong giai đoạn vừa qua
TT

Chỉ tiêu chủ yếu

1
Tốc độ tăng trưởng
2

GTSX
3
Năng suất
Nguồn: TKTN

2001

2005

Tốc độ tăng
25,3

12,1 tỷ đ
3,9 triệu đ

37,3 tỷ đ
9,9 triệu

b. Ngành công nghiệp - TTCN
Giai đoạn 2001 - 2005, giá trị sản xuất đạt tăng trưởng bình quân thấp
khoảng gần 20% và 3 năm tiếp tăng mạnh hơn tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua
giá trị đạt được còn thấp.
Cơ cấu ngành sản xuất, tập trung chủ yếu vào sản xuất vật liệu xây dựng,
dụng cụ sản xuất thô sơ và một số ngành nghề thủ công như may, dệt thổ cẩm
v.v. Thành phần kinh tế chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình.
Một số loại sản phẩm Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp trong thời gian
vừa qua phải kể đến là dụng cụ sản xuất, gạch ngói xây dựng, khai thác nhôm,
may mặc v.v.
Nhìn chung sản phẩm chủ yếu có khối lượng khiêm tốn và chất lượng còn
hạn chế. Đây là thách thức không nhỏ cần khắc phục khi muốn tăng trưởng và

giảm nghèo nhanh.
c. Ngành xây dựng

11


Tăng trưởng đạt trên 25% với tổng vốn đầu tư xây dựng 5 năm là 36,7 tỷ
đồng và 3 năm tiếp theo vẫn tăng lên. Đây là thành phần chính tạo nên giá trị sản
xuất của khối CN, TTCN và XD.
Đã xây dựng được hệ thống điện về các xã (trừ xã mới tách), cơ quan
huyện uỷ, UBND huyện, bệnh viện, trạm y tế xã, trường học và nhà máy nước ở
thị trấn, công trình văn hoá v.v.
Ngành có tiến bộ vì đã xây dựng được hệ thống điện trung áp về tất cả các
xã, cơ sở vật chất trường học, bệnh viện, trạm y tế, cấp nước, công sở làm việc;
Di tích lịch sử, văn hoá đều được bảo tồn, nâng cấp và cải tạo.
1.2.3. Dịch vụ
a. Đánh giá chung
Tăng trưởng bình quân GĐ 01 - 05 đạt trên 8,9% và 3 năm tiếp theo vẫn
tăng khá, năm 2007 đạt 64,5 tỷ đồng.
Biểu 1.15: Một số chỉ tiêu chủ yếu dịch vụ GĐ vừa qua
TT

Chỉ tiêu chủ yếu

1
Tốc độ tăng trưởng
2
GTSX
3
Năng suất

Nguồn: TKTN

2001

2005

Tốc độ tăng%
8,9%

15,4 tỷ đ
34,6 triệu đ

28,1 tỷ đ
52,9 triệu

b. Các loại dịch vụ chủ yếu
* Thương mại: GĐ 01 - 05, tổng mức lưu chuyển hàng hoá/năm tăng khá
do gần thị xã Cao Bằng, đang quy hoạch chợ cửa khẩu Cần Yên và tiếp tục xây
dựng chợ (chú trong cụm dan cư) trong năm tiếp theo, đảm bảo cung cấp các mặt
hàng thiết yếu cho nhân dân.
Những mặt hàng trao đổi giữa Quảng Tây và Cao Bằng qua cửa khẩu phụ
này thường là quần áo, hàng điện tử, giầy dép (từ phía Quảng Tây) còn từ Cao
Bằng là các mặt hàng nông sản như gà, đậu tương v.v.
Giao thông phục vụ đi lại và vận chuyển hàng hoá có nhiều tiến bộ trong
giai đoạn 2001 - 2005 và 3 năm vừa qua vẫn tiến bộ.
* Tín dụng: GĐ 01 - 05, nguồn vốn huy động tăng trên 10%/năm và dư nợ
đạt thấp vào khoảng 15% trong cùng giai đoạn, khối lượng còn rất khiêm tốn
nhưng có xu hướng gia tăng.
12



* Du lịch: Hoạt động du lịch tại khu di tích tích lịch sử Phia Toọc và du
lịch văn hoá còn tự phát nên kết quả còn rất hạn chế.
2. Văn hoá - xã hội
2.1. Giáo dục - Đào tạo
GD - ĐT có bước tiến bộ, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa từ cơ sở
trường lớp (trên 70% được kiên cố hoá) đến trang thiết bị phục vụ giảng dạy nên
chất lượng giáo dục - đào tạo được nâng lên.
Giai đoạn này số lượng học sinh tăng lên khoảng 3,0%/năm và đã xoá xã
trắng về ngành học mần non. Hiện tại có 5/11 xã, thị trấn đạt chuẩn giáo dục và
huyện có 1 trường THPT.
Tuy vậy, là huyện thuộc vùng núi cao, nghèo và vùng biên giới nên không
tránh khỏi tình trạng học sinh nghỉ học và lớp học gép nên chất lượng còn hạn
chế, đặc biệt đối với những xã vùng rẻo cao.
Huyện còn có 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên có hoạt động giúp đỡ
nâng cao dân trí, nghề nghiệp cho con em nhân dân. Trường dân tộc nội trú, là
nơi để con em đồng bào các dân tộc, được chuẩn bị tốt hơn để vào đại học, cao
đẳng.
2.2. Công tác Y tế
Bệnh viện huyện có quy mô trên 56 giường bệnh và có 10/11 trạm y tế xã,
thị trấn đã được xây dựng (còn một xã chưa có trạm y tế vì mới tách), nâng cấp vì
vậy nâng số giường bệnh hiện nay lên gần 86.
Hiện tại mới có 2/11 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia y tế, là mức
thấp so với mặt bằng chung trong tỉnh. Số giường bệnh và số bác sỹ/1 vạn dân
đạt trung bình trên 25 giường và trên 7 bác sỹ.
Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân cơ bản đảm bảo, y tế dự phòng
được coi trọng nên không xảy ra dịch lớn và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng có tiến
bộ nhanh (20,5%).
Tuy nhiên nằm trong tình trạng chung không những của tỉnh mà còn của cả
nước hiện nay cho nên công tác kế hoạch hoá gia đình trong huyện cần được

quan tâm hơn nữa.
2.3. Văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao

13


100% xã, thị trấn triển khai thực hiện nghị quyết TW 5 khoá VIII về cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” nên có
đến trên 50% bản làng đạt tiêu chuẩn văn hoá.
Năm 2000 mới chỉ có 15% nhưng đến năm 2007 có trên 60% số xã được
phủ sóng phát thanh ( Trừ xã Yên Sơn, Vị Quang, Cần Nông ) 10/11 xã, thị trấn
có nhà văn hoá bưu điện; Các xã đã có một số các loại báo để đọc như báo nhân
dân, báo Cao Bằng v.v.
Phong trào thể dục, thể thao có tiến bộ, ngày càng mở rộng ra cả các địa
bàn với môn cầu lông, bóng chuyền, bóng đá và một số môn thể thao khác nên
sức khoẻ và đời sống tinh thần nhân dân có nhiều thay đổi.
2.4. Tình hình xoá đói, giảm nghèo
Là 1 trong 61 huyện nghèo, tỷ lệ nghèo đói của huyện giảm bình quân gần
5%/năm, xuống còn 16,7% (2005) theo chuẩn cũ, tương ứng gần 61,7% (chuẩn
mới), năm 2008 là 48,42%. Trong đó các xã có tỷ lệ nghèo cao nhất là xã Yên
Sơn 86,92%, Ngọc Động 83,23%, Lương Can 78,85%, Đa Thông 63,73%, Cần
Nông 55,38%; các xã còn lại nghèo dưới 50%, tỷ lệ nghèo thấp nhất là Thị Trấn
16,38%. Đây vẫn là hoạt động cần quan tâm đặc biệt.
Các chương trình, dự án đã và đang triển khai để xoá đói, giảm nghèo là
135, 134 và 120, 661. Bên cạnh đó còn có chương trình/dự án quốc tế với tổ chức
phi chính phủ (NGO), Cộng đồng châu Âu.
Huyện xây dựng được khoảng 10 nhà tình nghĩa cho đối tượng ưu tiên tuy
nhiên tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao, đặc biệt là khu vực rẻo cao, vùng biên giới
hẻo lánh và vùng xa, vùng sâu.
3. Thực trạng kết cấu hạ tầng

3.1. Mạng lưới giao thông
a. Đường tỉnh lộ
Có đường 204 kéo dài đã được tu sửa, chạy từ trung tâm thị xã đến trung
tâm huyện lỵ (50 km) và tuyến giao thông liên huyện, tạo điều kiện trao đổi hàng
hoá, đi lại cho nhân dân và phục vụ quốc phòng, an ninh.
Tuy nhiên cần khẩn trương nâng cấp tuyến đường từ trung tâm huyện lỵ từ
Thị trấn đi qua xã Lương Can ( Thông Nông ) - xã Trương Lương, xã Bình Long
(Hoà An ) đến thị xã Cao Bằng và nâng cấp các tuyến đường đi các xã để đường
ô tô thông suốt bốn mùa.
b. Đường giao thông nông thôn
14


Hệ thống đường giao thông nông thôn đã đến được trung tâm các xã (xe ô
tô đi được - trừ xã Cần Nông mới tách). Xã quản lý lên tới 150 km và mùa khô có
thể đến nhiều bản làng vùng rẻo cao. Hiện nay, đường tuần tra biên giới cũng
được mở mang, nâng cấp.
Đây là mảng còn nhiều hạn chế mà huyện cần hỗ trợ rất mạnh từ các cấp
chính quyền để phát triển mạng lưới giao thông nông thôn.
3.2. Hệ thống cấp điện và cấp thoát nước
a. Cấp điện
Đến nay tất cả các xã, thị trấn đã được dùng điện lưới quốc gia với gần
55% hộ gia đình được sử dụng điện nhưng chất lượng còn thấp. Tuy nhiên còn xã
Cần Nông chưa được cấp điện đến nơi.
Hầu hết lưới điện không đạt tiêu chuẩn (chắp nối, một pha) lại hay bị cắt
nên khả năng cấp điện đến các hộ gia đình, điện cho sản xuất rất hạn chế, ảnh
hưởng đến đời sống và phát triển sản xuất chung.
b. Cấp thoát nước
Một số hộ gia đình trong huyện sử dụng nguồn nước tự chảy, tỷ lệ hộ gia
đình được dùng nước hợp vệ sinh đạt gần 60%.

Thị trấn Thông Nông mới có hệ thống cấp nước nhưng hệ thống thoát nước
chưa có cũng cần được nâng cấp và xây dựng.
Việc cung cấp nước sạch cho các gia đình, đặc biệt là bà con sinh sống tại
các xã vùng rẻo cao, vùng lưng chừng núi còn nhiều khó khăn.
3.3. Hệ thống thông tin liên lạc
Ngành bưu chính viễn thông đã có sự tiến bộ, tạo ra đổi mới trong trao đổi
thông tin. Đặc biệt là xây dựng hệ thống hạ tầng viễn thông nên thông tin bằng
điện thoại di động có bước tiến khích lệ.
Các xã đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhà văn hoá bưu điện, tạo điều
kiện thuận lợi trong phát triển sản xuất và nâng cao đời sống cho nhân dân (trừ xã
Cần Nông mới tách là chưa có).
Số máy điện thoại/100 dân đạt khoảng 10 máy chưa kể điện thoại di động
(2008), là con số rất khiêm tốn và đa số cơ quan, một số hộ gia đình đã sử dụng
dịch vụ Internet.
3.4. Hệ thống thuỷ lợi
15


Hệ thống thuỷ lợi được tăng cường, diện tích chủ động tưới lên tới gần
50% diện tích diện tích gieo trồng, tạo ra bước tiến trong sản xuất lương thực;
Hệ thống kênh mương một số đã được củng cố và kiên cố hoá hoá tuy
nhiên địa bàn rộng và địa hình khó khăn nên còn nhiều hạn chế.
Một số công trình cụ thể đã được thực hiện trong giai đoạn vừa qua như
sau: 6 công trình kiên cố hoá kênh mương và 22 công trình thuỷ lợi nhỏ.
Tuy nhiên do huyện còn nghèo và điều kiện địa hình khó khăn nên thuỷ lợi
chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt đối với vùng rẻo cao, vùng lưng chừng núi.
4. Đánh giá về môi trường
Do nằm ở vùng cao, dân số thưa thớt và sản xuất chưa phát triển nên môi
trường sinh thái còn trong lành.
Tuy nhiên hiện tại vẫn cần quan tâm tới ô nhiễm môi trường, đặc biệt ở thị

trấn Thông Nông (chợ, bệnh viện đa khoa v.v) và điểm khai thác mỏ Bô xít v.v.
Là huyện thuần nông nên cần chú ý đến môi trường đất, nước do sử dụng
hoá chất phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Do nằm ở vùng cao, có độ dốc lớn nên chú trọng công tác kiểm soát xói
mòn, rửa trôi và sụt lở của đất.
5. Quốc phòng an ninh và trật tự xã hội
Huyện làm tốt công tác quốc phòng toàn dân, bảo đảm an ninh, phục vụ tốt
công tác phòng thủ đất nước, đặc biệt đối với vùng biên giới.
Do công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn được quan tâm, chú
trọng vùng biên giới, vùng cao nên tạo điều kiện ổn định phát triển KT - XH.
Tuy nhiên, tình hình trên địa bàn phức tạp vì còn tình trạng xâm canh phá
hoại sản xuất vùng giáp biên.
IV. THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ

1. Thuận lợi
Tăng trưởng kinh tế thời gian qua ở mức khá cao nên bộ mặt KT - XH có
bước tiến bộ vì hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều vượt mức đề ra trong văn kiện
đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII.
Đất đai rộng, khí hậu phù hợp phát triển lâm nghiệp, đậu tương, lạc, ngô,
chăn nuôi gia súc và huyện có mỏ Bô xít, Antimon với trữ lượng cũng như chất
lượng khá, đang quy hoạch chợ cửa khẩu Cần Yên thông thương với Trung Quốc.
16


Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ vì Nông nghiệp giảm xuống
trong khi đó Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ tăng lên
khá rõ; Quốc phòng an ninh được bảo đảm.
Đã có một số loại hàng hoá có thương hiệu như quặng nhôm, vật liệu xây
dựng, thuốc lá, đậu tương, v.v và bước đầu hình thành các sản phẩm du lịch sinh
thái, văn hoá.

Được cấp trên quan tâm, nhân dân cần cù lao động và Đảng bộ, Chính
quyền cùng nhân dân các dân tộc quyết tâm phấn đấu phát triển KT - XH trên cơ
sở đổi mới tư duy, cách làm mới.
2. Hạn chế
Nằm trong 61 huyện nghèo nhất cả nước và là huyện nghèo hơn một số
huyện nghèo khác của tỉnh mà dân tộc Dao, Mông là chủ yếu. Thu nhập bình
quân đầu người thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé và chuyển đổi cơ cấu kinh tế
chậm, tăng trưởng chưa vững chắc.
Kết cấu hạ tầng cơ bản, đặc biệt là giao thông, đô thị và hạ tầng dịch vụ
còn thiếu và yếu. Địa hình khó khăn, bị chia cắt mạnh vì vậy chi phí đầu tư kết
cấu hạ tầng rất cao, đất sản xuất nông nghiệp ít.
Khủng hoảng kinh tế, tài chính trên thế giới đang diễn ra sâu sắc và là
huyện biên giới cạnh Trung Quốc sẽ không tránh khỏi tiêu cực, ảnh hưởng đến
phát triển KT - XH cũng như đời sống của nhân dân.
Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài vào lĩnh vực sản xuất gặp khó khăn, khả
năng đầu tư tại chỗ rất thấp. Có ít doanh nghiệp nhưng quy mô nhỏ, nhận thức và
khả năng làm việc của cán bộ và nhân dân về phát triển KT - XH còn hạn chế.

17


PHẦN THỨ HAI
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN THÔNG NÔNG ĐẾN NĂM 2020
I. PHÂN TÍCH, ĐÀNH GIÁ BỐI CẢNH VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
1. Ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài đến phát triển KT - XH

Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài của tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua khá
tốt và Việt Nam đã gia nhập WTO vì vậy có khả năng đầu tư vào các huyện,
trong đó có Thông Nông.

Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc, quan hệ giữa Quảng Tây và Cao Bằng
và giữa huyện Thông Nông và huyện Nà Po khá thuận lợi, tạo điều kiện thuận lợi
phát triển giao thương hàng hoá và con người giữa 2 bên.
Đảng, Chính phủ chủ trương đẩy nhanh phát triển KT - XH vùng miền
núi, Trung du Bắc bộ và Cao Bằng xác định tăng trưởng nhanh, phát triển bền
vững là quan điểm chỉ đạo, tạo thuận lợi để phát triển KT - XH Thông Nông.
Tuy nhiên khi ra nhập WTO và khủng hoảng kinh tế sẽ gây nhiều tác động
bất lợi, là huyện vùng cao nghèo hơn các huyện khác, thiên tai dịch bệnh và gần
Quảng Tây, Trung Quốc nên cũng có thách thức không nhỏ trong suốt quá trình
phát triển.
2. Dự báo phát triển KT - XH đến năm 2020
Căn cứ vào điều kiện hiện tại, xu hướng phát triển tương lai và dựa vào mô
hình tính toán, dưới đây là các kết quả dự báo đến năm 2020 của vùng núi trung
du bắc bộ, tỉnh Cao Bằng và Thông Nông.
Biểu 2.1: Dự báo các chỉ tiêu chủ yếu KT - XH đến năm 2020
Dự báo đến 2020
TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

VNTDBB

1 Th/nhập BQ/ người
VND
2 Tăng Trưởng
%
4 Tốc độ tăng dân số
%

5 Tỷ lệ hộ nghèo
%
6 Độ che phủ
%
Nguồn: Viện CLPT và Sở KH&ĐT Cao Bằng

18

40,0
12,5
1,0
5,0
55,0

Cao Bằng
36,0
10,0
0,7
5,0
60,0

Thông
Nông
31,2
11,7
0,7
>10,0
55,0



II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển
Đẩy mạnh phát triển Thông Nông, gắn với phát triển tỉnh Cao Bằng và
vùng miền núi Trung du Bắc bộ. Phát triển KT - XH phù hợp thông lệ quốc tế,
đặc biệt cần thích ứng với thị trường Quảng Tây, Trung Quốc;
Huy động mọi nguồn lực để xoá đói, giảm nghèo và phát triển kết cấu hạ
tầng. Gắn bó chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội giữa
tiểu vùng rẻo cao, vùng lưng chừng núi và vùng lòng máng;
Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, chuyển nền kinh tế tự túc, tự cấp sang nền
kinh tế hàng hoá đa thành phần để phát triển hàng hoá chủ lực và bảo đảm an
ninh lương thực nhờ khai thác tiềm năng, thế mạnh;
Gắn bó giữa phát triển KT - XH với đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị
và trật tự an toàn xã hội trên cơ sở phát triển con người và phát triển kinh tế, ưu
tiên phát triển lâm nghiệp nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu tổng quát
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát huy tối đa mọi tiềm năng thế
mạnh và hạn chế các yếu tố không thuận lợi để đưa Thông Nông ra khỏi huyện
nghèo vào năm 2015, trở thành huyện trung bình vào năm 2020 với cơ cấu DV,
CN, TTCN - XD và NN;
Phấn đấu giảm nghèo nhanh để rút ngắn chênh lệch so với mức bình quân
chung của tỉnh thông qua thực hiện QĐ 32 và phát triển nguồn nhân lực để
chuyển lao động sang CN, XD và DV, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giải quyết
tốt công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, nước v.v bền vững.
Phát triển mạnh kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị chú trọng thị trấn Thông
Nông, chợ cửa khẩu, điểm CN, TTCN, chợ tại cụm dân cư và phát triển vùng
nguyên liệu nông lâm nghiệp, đẩy mạnh khai khoáng để sản xuất hàng hoá chủ
lực như gạo, ngô, thuốc lá, đậu tương, lạc, thịt gia súc, gia cầm v.v và nhôm thỏi;
2.2. Mục tiêu cụ thể

Về kinh tế:
Thu hẹp tối đa mức chênh lệch thu nhập bình quân/người của Thông Nông
vào năm 2015 so với mức trung bình của tỉnh.
Tiến tới xấp xỉ mức bình quân của tỉnh về chỉ tiêu thu nhập bình
quân/người vào năm 2020.
19


* Phương án II: Vào năm 2015, thu nhập bình quân/người của huyện bằng
khoảng 80% so mức trung bình của tỉnh với tăng trưởng khoảng 12,5%;
Vào năm 2020 thu nhập bình quân/người gần bằng thu nhập bình
quân/người của Cao Bằng, tăng trưởng đạt 11,7% và đòi hỏi mức tăng đầu tư cao.
* Phương án I: vào năm 2015, thu nhập bình quân/người của huyện bằng
khoảng 70% so mức trung bình tỉnh với tăng trưởng khoảng 11,1%;
Vào năm 2020 thu nhập bình quân/người tăng bằng 82% so với mức thu
nhập trung bình của tỉnh, tăng trưởng đạt 10,4%; Đòi hỏi mức tăng đầu tư khá.
Biểu 2.2: Hai phương án tăng trưởng kinh tế đến năm 2020
Chỉ tiêu
Tăng trưởng chung
Trong đó (%):
- Nông nghiệp
- CN,TTCN-XD
- TM-DV

Phương án II
05-10
11-15
16-20
13,2
12,5

11,7
6,0
20,0
10,5

5,0
16,5
11,0

4,7
14,0
10,5

Phương án I
05-10
11-15 16-20
12,1
11,1
10,4
5,5
16,2
12,5

5,0
14,5
13,6

4,5
14,1
11,0


Như vậy, phương án II thu hẹp mức chênh lệch, tiến tới gần bằng thu nhập
bình quân/người của tỉnh vào năm 2020 và mức đầu tư chấp nhận được. Phương
án này cũng giảm dần chênh lệch giữa thu và chi ngân sách.
Về xã hội: Khi đạt được mục tiêu kinh tế như trên thì xã hội sẽ ổn định và
tiến bộ. Điều này thể hiện ở các mặt chủ yếu dới đây:
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn <40% vào năm 2010, giảm xuống <10%
vào năm 2020 và bảo đảm tỷ lệ nghèo giảm khoảng 5%/năm, đặc biệt đối với
vùng cao và vùng biên giới, nơi đồng bào dân tộc ít người sinh sống.
Công tác Giáo dục - Đào tạo và Y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm tiến bộ rõ
rệt. Hoạt động văn hoá và thông tin, thể dục thể thao phát triển, đáp ứng yêu cầu
theo thời gian quy hoạch.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt gần 30% (2015), lên tới 50% (2020), làm
tiền đề để tăng trưởng, giảm nghèo nhanh và khoảng 35% lao động Nông nghiệp
sẽ chuyển sang Công nghiệp, Dịch vụ.
Về các chỉ tiêu khác: Quốc phòng an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã
hội được bảo đảm, đáp ứng trình độ phát triển từng giai đoạn, đặc biệt đối vùng
biên giới, vùng rẻo cao.

20


Độ che phủ của rừng đạt trên 65% nhờ vậy môi trường sinh thái được bảo
đảm, đất đai, nguồn nước được bảo vệ và chất thải các loại được sử lý tốt, làm cơ
sở tốt để phát triển KT - XH bền vững trong suốt thời kỳ quy hoạch.
2.3. Lựa chọn cơ cấu kinh tế
Nguyên tắc chung chuyển đổi cơ cấu kinh tế là hài hoà giữa 3 khối, chú
trọng thực hiện CN, TTCN - Xây dựng và Nông Lâm nghiệp GĐ đến năm 2015
và GĐ sau đến năm 2020 đẩy mạnh phát triển DV và CN, TTCN - XD.
Phương hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế hướng tới toàn dụng lao động và

nhanh chóng chuyển lao động từ nông lâm nghiệp sang công nghiệp khai khoáng
cùng chế biến - xây dựng và du lịch - thương mại
Hai phương án cơ cấu kinh tế đã được xây dựng theo các kịch bản tăng
trưởng kinh tế và bên cạnh đó còn xét đến khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và các
điều kiện khách quan khác. Dưới đây là cơ cấu kinh tế được tính toán:
Biểu 2.3: Tổng hợp 2 P/A chuyển đổi cơ cấu kinh tế đến năm 2020
TT
1
2
3

Chỉ tiêu

Phương án I
Phương án II
2010
2015
2020
2010
2015
2020
Tổng chung
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
NLTS
34,0

24,5
16,5
36,0
24,5
22,5
CN,TTCN-XD
33,5
40,5
45,0
32,5
35,5
35,0
TM-DL
32,5
35,0
38,5
31,5
40,0
36,5

- Phương án cơ cấu kinh tế I: Phương án này có ưu điểm chính là Công
nghiệp - Xây dựng tăng mạnh nhưng nhược điểm là chưa có sự hài hoà giữa 3
ngành, đặc biệt CN - XD quá cao trong khi NN quá thấp.
- Phương án cơ cấu kinh tế II: Phương án có ưu điểm là hài hoà giữa 3
ngành và phù hợp với điều kiện thực tế. Vì vậy nó phản ánh khách quan xu thế
phát triển của huyện.
Xác định cơ cấu kinh tế hợp lý để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế
như đã chọn có ý nghĩa quyết định, phương án lựa chọn như sau:
Phương án II tính theo 2 cách:
+ Theo 3 ngành: Nông lâm nghiệp - thuỷ sản, Công nghiệp - Tiểu thủ công

nghiệp - Xây dựng và Du lịch - Thương mại như sau:
Biểu 2.4: Cơ cấu kinh tế phương án lựa chọn đến năm 2020
TT

Chỉ tiêu

Cơ cấu kinh tế theo thời gian
21


2010
1
2
3

Nông lâm thuỷ sản (%)
Công nghiệp - Xây dựng (%)
Du lịch - Thương mại (%)

36,0
32,5
31,5

2015
24,5
35,5
40,0

2020
22,5

35,0
42,5

+ Theo 2 khối ngành: Nông lâm thuỷ sản và các ngành còn lại (nông
nghiệp và phi nông nghiệp) như sau:
Năm 2010: NN = 36,0%, CN - XD và DV = 64,0%;
Năm 2015: NN = 24,5%, CN - XD và DV = 75,5%;
Năm 2020: NN = 22,5%, CN - XD và DV = 77,5%.
Qua lựa chọn cơ cấu kinh tế thấy rằng, nếu thực hiện theo phương án lựa
chọn là phương án II, đến cuối thời kỳ quy hoạch, Thông Nông sẽ trở thành
huyện trung bình với các tiêu chí như sau:
(i) Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý, kết cấu
hạ tầng phát triển mạnh và thu nhập bình quân/người tiến tới gần mức TB của
tỉnh;
(ii) Tỷ lệ nghèo giảm xuống nhanh (BQ>5%/năm) và tỷ lệ lao động qua
đào tạo tăng mạnh, lao động chuyển mạnh từ NN sang CN - DV;
(iii) Quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội của huyện biên
giới được bảo vệ, củng cố vững chắc không ngừng;
(iiii) Đất đai, nguồn nước được sử dụng hợp lý, môi trường được bảo vệ do
rừng được phát triển và vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo;
(iiiii) Mức độ huy động nguồn vốn các loại vào phát triển Kinh tế - Xã hội
đạt tương đối cao.
2.4. Xác định nhu cầu đầu tư cho từng phương án
Dự tính nhu cầu vốn đầu tư theo thời kỳ quy hoạch trên cơ sở phương án
tăng trường và cơ cấu kinh tế đã được lựa chọn là đảm bảo sự thành công đối với
quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH.
Biểu 2.5: Hai phương án dự tính nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020
TT
1
2


Chỉ tiêu
P/A I tỷ đ
P/A II tỷ đ

Theo thời gian
2010
2015
2020
900
1.600
1.500

Theo thời gian
2010
2015
2020
950

22

1.800

1.800


Phương án II: Thoát nghèo vào năm 2015, CN, TTCN và XD đã vươn lên
vị trí hàng đầu vào năm 2015 và đến 2020 là TM, DL, trở thanh huyện trung
bình, vốn đầu tư chấp nhận được.
Phương án I: Chưa thoát nghèo vào năm 2015 và đến 2020 vẫn là huyện

trung nghèo. Điều này không phản ánh được nguyên vọng của Đảng bộ, Chính
quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện.
Như vậy, phương án II được chọn làm căn cứ để phát triển KT - XH huyện
Thông Nông đến năm 2020 vì:
(i) Thoát nghèo tiến tới huyện trung bình, có tính khả thi;
(ii) Đảm bảo cơ bản được nguồn đầu tư trong suốt qua trình quy hoạch;
(iii) Thể hiện nguyện vọng nhân dân và ý trí của Đảng bộ, Chính quyền.
Tóm lại xem xét trên tất cả các tiêu chí, phương án II được chọn làm căn
cứ để phát triển KT - XH huyện vì tính thực tế, đảm bảo đầu tư, phát huy được
tiềm năng và hợp lòng dân, ý trí của Đảng bộ huyện.
2.5. Thu chi ngân sách
Phấn đấu giảm dần chênh lệch giữa thu và chi ngân sách trên địa bàn trong
suốt thời kỳ quy hoạch đến năm 2020;
Phấn đấu nâng cao nguồn thu từ các hoạt động phát triển sản xuất và phát
triển dịch vụ các loại;
Đến cuối kỳ quy hoạch thu đảm bảo trên 40% chi ngân sách nhờ vào
nguồn thu, tạo bứt phá từ hoạt động CN, XD và DV.
3. Khâu đột phá phát triển
Phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, chú trọng giao thông tỉnh lộ (đường tới thị
xã, đường vành đai 210) và giao thông nông thôn; Hạ tầng khu đô thị Thông
Nông cản TT thương mại, khu chợ cửa khẩu Cần Yên; Hạ tầng điểm CN, TTCN;
Tập trung mọi nguồn lực vào giảm nghèo theo Quyết định 32 của Thủ
tướng Chính phủ nhằm đảm bảo mục tiêu thoát nghèo nhanh vào năm 2015 và
bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt y tế, giáo dục, hàng hóa cơ bản.
Phát triển mạnh hàng hoá công nghiệp, TTCN, dịch vụ và nông lâm thuỷ
sản chủ yếu, hướng tới xuất khẩu trên cơ sở phát triển vùng nguyên liệu, trước
hết là vùng nguyên liệu NLN, gia súc (bò, trâu) và nâng cao năng suất.
Xã hội hoá phát triển nguồn nhân lực thông qua xây dựng Trung tâm dạy
nghề, hướng nghiệp và trường dân tộc nội trú tại thị trấn Thông Nông; Đẩy mạnh
công tác khuyên nông, khuyến lâm, khuyên ngư, khuyến công.

23


III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Lĩnh vực kinh tế
1.1. Phương hướng phát triển nông, lâm, thuỷ sản
1.1.1. Nông nghiệp
a. Mục tiêu chung
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất GĐ 2006 - 2010 bằng 6,0%, GĐ
2011- 2015 là 5,5% và GĐ 2016 - 2020 bằng 4,7%;
- Giá trị sản xuất NN (giá SS) GĐ kỳ 2006 - 2010 bằng 51,2 tỷ đồng, GĐ
2011 - 2015 là 65,3 tỷ đồng và GĐ 2016 - 2020 bằng 82,3 tỷ đồng;
- Bảo đảm an ninh lương thực trong suốt thời kỳ quy hoạch và phấn đấu
sản xuất ra nhiều hàng hoá nông sản chủ lực với chất lượng khá.
b. Phương hướng phát triển nông nghiệp
Phát triển sản xuất NN hàng hoá (đậu tương, thuốc lá, lạc nhân, lúa, ngô,
rau, bò, lợn, gà v.v) phù hợp từng vùng sinh thái và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh,
môi trường.
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trên cơ sở ứng dụng khoa học
công nghệ, đặc biệt khâu giống và thực hiện tốt khuyến nông, đưa sản lượng cây
có hạt lên 25.000 nghìn tấn vào năm 2020.
Biểu 2.6: Cơ cấu kinh tế NN theo thời gian đến năm 2020
TT
1
2
3

Chỉ tiêu
Tổng (%)

Trồng trọt (%)
Chăn nuôi (%)
Dịch vụ (%)

Theo thời gian
2010
2015
100,0
100,0
67,0
54,0
37,0
39,0
6,0
7,0

2020
100,0
45,0
46,0
9,0

Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng mạnh chăn nuôi và thâm
canh sản xuất. Cụ thể:
- Đối với trồng trọt: Thâm canh phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá, đậu
tương, lạc và thâm canh lúa, ngô, v.v; Phát triển mạnh các loại rau cải, su hào,
súp lơ, cà rốt v.v để tiêu thụ, xuất khẩu và từng bước mở rộng diện tích cây ăn
quả khi có thị trường.
Biểu 2.7: Cơ cấu diện tích canh tác một số loại cây trồng chủ yếu
TT


Loại cây trồng

Đơn vị
24

Diện tích/năng Diện tích/năng
suất: 2010
suất: 2020


1
2
3
4
5

Lúa
Ngô
Thuốc lá
Đậu tương
Lạc

Ha/tấn
Ha/tạ
Ha/tạ
Ha/tạ
Ha/tạ

1.400/36,5

2.300/27,3
100/15,3
800/7,5
300/8,5

1.500/42,0
2.500/33,0
100/26,0
1.000/20,0
350/19,5

- Đối với chăn nuôi: Tăng quy mô đàn bò u, đàn lợn, đàn dê, đàn trâu v.v
lên gấp 2 lần hiện nay vào năm 2015 và 4 lần vào năm 2020 trên cơ sở phát huy
tiềm năng thế mạnh; Chăn nuôi gắn liền công tác chế biến ra thực phẩm sạch,
tươi để đáp ứng thị trường và xuất khẩu.
Biểu 2.8: Dự kiến đàn gia súc, gia cầm theo TG đến năm 2020
TT
1
2
3
4

Chỉ tiêu
Trâu

Lợn
Gia cầm

Đơn vị


Theo thời gian
2010
2015
3.995
4.594
8.800
10.900
18.100
21.500
150.000
175.000

Con
Con
Con
Con

2020
5.285
13.000
25.200
200.000

- Đối với dịch vụ: Đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào khâu giống, canh tác
trên đất dốc v.v và phát triển mô hình trang trại; Nâng cao chất lượng DV thú y,
bảo vệ thực vật, phân bón, cung cấp điện, nước và tài chính, ngân hàng v.v.
- Chuyển đổi vùng sản xuất: + Vùng rẻo cao: tập trung phát triển đậu
tương, lạc, ngô, gia súc, đại gia cầm v.v.
+ Vùng lưng trừng núi: mở rộng sản xuất cây lương thực như ngô và phát
triển mạnh đàn gia súc, gia cầm và trồng cây ăn quả theo nhu cầu thị trường.

+ Vùng lòng chảo: tập trung phát triển lúa nước, ngô, đậu tương, lạc, gia
súc, gia cầm v.v gắn liền với CN chế biến.
- So sánh năng suất, chất và sản lượng: Các loại cây trồng như đâu tương,
lạc v.v của Thông Nông có năng suất và chất lượng khá.
Biểu 2.9: Điều kiện sản xuất so với tỉnh Lạng Sơn và vùng núi phía bắc
TT
1
2
3
4
5

Mặt hàng chính
Lúa tẻ
Thuốc lá, đậu, lạc
Gia súc
Gia cầm
Rau xanh

Điều kiện sản xuất
(Đất, nước, công nghệ, giao thông)
Cao Bằng
Lạng Sơn
VN phía bắc
++
+++
++
+++
++
+

+++
++
++
++
+++
++
++
+++
++
25


×