Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Vai trò của lễ tân ngoại giao trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.07 KB, 4 trang )

Vai trò của Lễ tân ngoại giao trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa
các quốc gia

Lễ tân ngoại giao (LTNG) chỉ là cách thức giao tiếp, tuy không phải nội dung chính
và mục đích cuối cùng của hoạt động ngoại giao( đàm phán kí kết điều ước quốc tế,
đấu tranh pháp lý bảo vệ chủ quyền quốc gia,…) nhưng LTNG là công tác quan
trọng cần thiết không thể thiếu của hoạt động ngoại giao, có vai trò to lớn đối với
quốc gia và một trong những vai trò đố là duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa
các quốc gia.

NỘI DUNG
Vai trò của Lễ tân ngoại giao trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia
“Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” là nhiệm vụ của LTNG làm cho các quốc
gia hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, cụ thể:
LTNG tạo ra bầu không khí cho mối quan hệ đối ngoại đưAợc thuận lợi. LTNG diễn
ra trong hoạt động đối ngoại của một quốc gia như: đón tiếp đoàn khách cấp cao
nước ngoài, kí kết điều ước quốc tế, tham gia hội nghị quốc tế.
Bên cạnh đó, LTNG giúp giải quyết nhiều khó khăn trong quan hệ đối ngoại giữa
các nước. Trong thực tiễn, nhiều khó khăn trong mối quan hệ đối ngoại đã được giải
quyết nhờ vận dụng sáng tạo các biện pháp lễ tân trong công tác đối ngoại. khó tìm
thấy một hoạt động ngoại giao nào được thực hiện thành công mà thiếu sự đóng góp
của LTNG.
Ngày 8/12/2012,chuyến viếng thăm Vương Quốc Thái Lan của chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp.


Chuyến viếng thăm đã được công tác lễ tân của Thái Lan đón tiếp trọng thị, chu
đáo, chân thành, cởi mở và hợp tác. Nổi bật là lễ đón Chính thức tại Trụ sở Thượng
viện với một rừng cơ hoa Thái – Việt. Qua đó thấy được chính nhờ công tác ngoại
giao đã góp phần nâng cao mối quan hệ và tính hữu nghị giữa hai nước, tạo tiền đề
cho việc nâng quan hệ song phương lên tầm chiến lược.


Trong chuyến viếng thăm nhà Trắng của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Phía
Mỹ đã mở quốc yến để bày tỏ sự tôn trọng đối với quốc khách. Các bàn tiệc hình
tròn đã được sử dụng và trang trí rất sang trọng, hoa được đặt ở giữa bàn, bàn tiệc
được trải khăn tối màu kết hợp với ánh đèn vàng và nền đỏ của tường tạo phong
cách cổ điển mang nét Á Âu. Phòng tiệc là sự kết hợp giữa hai phong cách Mỹ và
Trung Hoa tạo ra cho chủ và khách một không khí đầm ấm, ấm cúng. Bằng việc bài
trí như vậy, Mỹ đã tạo ấn tượng ban đầu, tạo thiện cảm với nước bạn, từ đó tạo điều
kiện để dễ dàng tạo dựng các mối quan hệ cũng như các cuộc đàm phán với Trung
Quốc. Nói cách khác, thông qua LTNG, Mỹ từng bước tìm cách tranh thủ tình cảm
của Trung Quốc để phát triển mỗi quan hệ sẵn có giữa 2 nước.
Trong hoạt động ngoại giao, không nên coi thường những nghi thức lễ tân, đôi khi
chỉ vì quên, sót một thủ tục, nghi thức nào đó mà ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai
nước. Việc tôn trọng các nguyên tắc ứng xử được quốc tế công nhận thể hiện thái
độ, cách ứng xử của quốc gia đối với quốc gia khác từ đó góp phần duy trì, thúc đẩy
mối quan hệ giữa các quốc gia. Có thể nói, mọi hành vi lễ tân đều thể hiện thái độ
chính trị, đường lối cũng như chính sách đối ngoại của 1 quốc gia. Việc vi phạm
những nguyên tắc này trong hoạt động LTNG có thể khiến 1 quốc gia hiểu lầm tạo
sự hiểu lầm hoặc những kết quả không mong muốn. Sự thiếu sót trong công tác
LTNG bị coi như là một sự khinh miệt, nhục mạ người đại diện quốc gia, làm mất
thể diện quốc gia.
Trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Mỹ tại New York ngày 24/9/2011, Chính
phủ Mỹ đã treo lộn ngược cờ Philippines. Cờ của Philippines được chia làm ba
phần: màu đỏ, màu xanh và màu trắng tô họa tiết màu vàng. Nếu treo cờ đúng thì


phần màu đỏ sẽ quay xuông phía dưới, màu xanh ở phía trên, nhưng Mỹ đã treo lôn
ngược cờ của Philippines tức là phần màu đỏ quay lên trên. Theo người phát ngôn
Bộ ngoại giao Mỹ, Rebecca Thomponson thì đây là một sự nhầm lẫn hoàn toan vô
tình, Mỹ tôn trọng mối quan hệ thân thiết và đối tác thân cận với Philippines và đã
lên tiếng công khai xin lỗi Philippines. Sau đó Người phát ngôn Bộ Ngoại giao

Philippines Ed Malaya cho hay chính phủ hiểu rằng đã có “sai sót vô tình” và sai
sót này “không làm sao nhãng tầm quan trọng thực sự của Hội nghị thượng đỉnh,
cho thấy sự hợp tác chưa từng có tiền lệ giữa ASEAN và Mỹ”.
Xu hướng phát triển của lễ tân hiện nay là tiết kiệm nhân, vật lực, thời gian, chú
trọng nội dung, giảm bớt những hình thức rườm rà. Tuy nhiên, việc tinh giảm hay
đơn giảm một số biện pháp lễ tân không ảnh hưởng đến quan hệ giữa chủ và khách
mà phải phù hợp với đường lối, chính sách, tập quán, của phía chủ, đồng thời tôn
trọng khách.
Trong lịch sử ngoại giao có thể tìm thấy nhiều chuyện rắc rối chỉ vì thái độ coi
thường đối với nghi thức lễ tân, hoặc tự ý bỏ đi một số tập quán về lễ tân đã được
quốc tế thừa nhận. Ta có thể tìm thấy một thí dụ qua chuyến thăm Nhật Bản từ 23
đến 27/9/87 của Hoàng Thái tử Thái Lan để dự các hoạt động kỷ niệm lần thứ 100
ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Theo báo "Thai Rath" Hoàng thái
tử đã một số lần bị đối xử vô lễ. Trong khi đang đi trên đường ở Yokohama, người
lái xe cho Hoàng thái tử đã dừng xe lại để đi tiểu tiện; trong khi dự lễ khánh thành
tượng cựu hoàng đế Thái Lan Chulalong Korn tại Nagoya, Hoàng Thái tử đã phải
ngồi trên một chiếc ghế cùng loại ghế của các vị khách khác và đã phải cúi nhặt
dưới đất sợi giây thừng để kéo tấm vải phủ tượng Hoàng đế Chu La Long. Hoàng
thái tử đã rút ngắn lịch trình chuyến đi thăm này. Các báo của Thái Lan đã tố cáo
những thiếu sót về lễ tân của phía Nhật Bản. Một nhóm 60 hướng đạo sinh Thái Lan
cũng đã biểu tình trước sứ quán Nhật để phản đối. Theo AFP, Bộ Ngoại giao Thái
đã yêu cầu Chính phủ Nhật Bản chính thức xin lỗi về việc đón tiếp Thái tử không
thoả đáng. Một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói việc Thái Lan chính
thức than phiền với Nhật là Hoàng thái tử Thái Lan bị lăng nhục trong thời gian


thăm Nhật Bản vừa qua là một việc đáng buồn. Nhật Bản sẽ tìm cách làm cho Thái
Lan thông cảm về việc đó.
Qua đây có thể thấy LTNG có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy quan
hệ hợp tác giữa các quốc gia. Chỉ vì sự lơ là, thiếu sót mà mối quan hệ ngoại giao

của Nhật Bản và Thái Lan đã bị ảnh hưởng sâu sắc. Vì vậy, công tác LTNG dù có
xu hướng đón giảm thì vẫn phải tôn trọng những nguyên tắc, tập quán chung của
quốc tế.
KẾT LUẬN
Lễ tân ngoại giao là một hoạt động vừa phức tạp lại vừa tinh tế, đòi hỏi có tinh khoa
học, lại vừa mang tính nghệ thuật. Việc hiểu biết những kiến thức và quy định lễ tân
là cần thiết, không chỉ đối với những người làm công tác lế tân mà còn đối với tất cả
những ai tham gia vào hoạt động đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại giao nói
riêng. Hiểu biết và thực hiện tốt những quy định của lễ tân góp phần duy trì và thúc
đẩu quan hệ hợp tác giữa cấc quốc gia.



×