Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phường chi lăng thành phố lạng sơn tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.7 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÀNH THỊ
NHUNG

rr-1

-*Ầ

.A•

Tên đê tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GCNQSDĐ TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG CHI LĂNG, TP. LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo Chuyên

: Chính quy : Quản

ngành Khoa Lớp

lý đất đai : Quản lý

Khóa học
tài nguyên : K43 Giảng viên hướng dẫn
QLĐĐ - N01 : 2011
- 2015 : TS. Vũ Thị
Qúy


THÁI NGUYÊN - 2015


LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo
khoa Quản lý Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau
khi hoàn thành khóa học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại
phường Chi Lăng với đề tài: ""Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên
địa bàn phường Chi Lăng, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn”
Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các đơn
vị, cơ quan và nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, nơi đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu tại nhà trường.
Em vô cùng cảm ơn cô giáo TS. Vũ Thị Qúy, người đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian nghiên
cứu đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản Lý
Tài Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời, em xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ của UBND phường Chi Lăng, các ban ngành đoàn
thể cùng nhân dân trong xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá
trình nghiên cứu đề tài.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và người thân
đã động viên, cộng tác giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 20 tháng
05năm 2015 Sinh
viên



LÀNH THỊ NHUNG
Bảng 4.1.Tình hình dân số, lao động củaPhường Chi Lăng,
TP.Lạng Sơn,Tỉnh Lạng

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân

TN & MT

Tài nguyên và Môi trường

NĐ - CP

Nghị định Chính Phủ

BTC

Bộ Tài Chính

TTLT

Thông tư liên tịch

CT - TTg


Chỉ thị Thủ tướng

QĐ-BTNMT

Quyết định Bộ Tài nguyên và Môi trường

TP

Thành Phố

TT-BTC

Thông tư Bộ Tài Chính

TT - BTNMT

Thông tư Bộ Tài nguyên và Môi trường

GCN

Giấy chứng nhận

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

HĐND

Hội đồng nhân dân


\


1.1.1.

Đánh giá khái quát trình độ hiểu biết của

người dân phường Chi Lăng về việc cấp


5

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng qúy giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành

phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng. Xã hội ngày càng phát triển thì
đất đai ngày càng có v ị trí quan tr ọng, bất kỳ một ngành s ản xuất nào thì đất đai
luôn là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được. Đối với nước ta, một
nước nông nghi ệp thì vị trí của đất đai lại càng quan trọng và có ý nghĩa hơn.
Ở Việt Nam, Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện quản lý.
Một trong những công cụ quản lý hết sức quan trọng của nhà nước về đất đai là đăng
ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong những năm gần đây, dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý
nhà nước về đất đai, nhưng những hành vi vi phạm pháp luật đất đai, những vụ tranh
chấp, khiếu kiện vẫn xảy ra. Đây là vấn đề nhức nhối làm đau đầu nhiều nhà chức

trách trong bộ máy quản lý đất đai.
Bên cạnh đó hoạt động của thị trường Bất động sản đang diễn ra với tốc độ
nhanh, góp phần tăng trưởng kinh tế, để thị trường này hoạt động công khai, minh
bạch thì công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải tiến hành nghiêm
túc.
Do đó, xuất phát từ những bức xúc thực tế hiện nay, với những kiến thức đã
học, trong thời gian thực tập tốt nghiệp em mong muốn được tìm hiểu về công tác
quản lý đất đai, đặc biệt là công tác cấp GCNQSD đất . Được sự nhất trí của Ban chủ
nhiệm khoa Quản lý tài nguyên - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự
hướng dẫn của giảng viên TS Vũ Thị Quýem tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Chi Lăng,
TP.Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn”
1.2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài


6

Đánh giá được công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn phường Chi Lăng,
TP.Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, nhằm xác
định được những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác
CGCNQSD đất tại phường. Qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, và khắc phục những tồn tại đó.
1.3.
-

Yêu cầu

Điều tra được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn phường Chi

Lăng, TP.Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn.

-

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn phường Chi Lăng,
TP.Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn.

-

Đánh giá được kết quả công tác cấp GCNQSD đất giai đoạn từ năm 2011 đến
năm 2013 của phường Chi Lăng, TP.Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn.

-

Đánh giá khái quát được về trình độ hiểu biết của người dân trong phường về
công tác cấp GCNQSD đất.

-

Đề xuất được một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn trong công tác cấp
GCNQSD đất tại phường Chi Lăng, TP.Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn.

1.4.
-

Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa học tập: củng cố kiến thức đã học, tạo cơ hội tiếp cận với công tác
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


-

Ý nghĩa thực tiễn: học hỏi các kiến thức thực tế đồng thời hoàn thiện hồ sơ,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo số liệu đo đạc mớichính xác, đầy
đủ hơn.

-

Giúp nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai , đưa ra được giải pháp
khắc phục khó khăn trong công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường Chi
Lăng, TP.Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.

Cơ sở pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận


7

quyền sử dụng đất
2.1.1.

Sơ lược về quản lý đất đai, chứng nhận quền sử dụng đất qua các thời

kỳ:
- Giai đoạn trước năm 1993:Khi xã hội loài người hình thành cuộc sống của con
người ngày càng phát triển, của cải dư thừa ngày càng nhiều, trong xã hội bắt đầu
xuất hiện một lớp người tìm cách chiếm hữu của cải dư thừa, đồng thời chiếm đoạt

luôn các đất đai phục vụ cho lợi ích của riêng mình.
Bất kỳ một quốc gia nào cũng có một quỹ đất nhất định được giới hạn bởi
biên giới quốc gia mà thiên nhiên ban tặng. Nhà nước với tư cách là một tổ chức
chính trị của giai cấp thống trị cũng chiếm giữ một diện tích đất nhất định để phục vụ
lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội của tầng lớp mình.
Đất đai là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, vì vậy nhà nước muốn tồn tại và
phát triển thì phải nắm chắc được tài nguyên đất đai của mình. Mỗi thời kỳ lịch sử
với chế độ chính trị khác nhau đều có chính sách quản lý đất đai đặc trưng cho thời
kỳ lịch sử đó. Vì thế, sự biểu hiện của công tác địa chính trong các thời kỳ lịch sử
khác nhau cũng khác nhau.
♦♦♦ Thời kỳ đầu lập nước:
Khi người Việt Cổ cùng chung sống trong một làng chạ thì đát đai là của
chung và đó chính là khởi thủy của ruộng đất công, mọi người cùng làm cùng hưởng
và cùng bảo vệ đất.
Khi nhà nước Văn Lang ra đời chia ra làm 15 với toàn bộ ruộng đất trong đó
là của chung và cũng là của vua Hùng, những khái niệm sơ khai về sở hữu nhà vua
được hình thành. Các làng chạ canh tác trên ruộng đất phải cống nộp những sản
phẩm cần thiết cho vua qua Bố Chánh ( người đứng đầu các làng chạ) Lạc Hầu , Lạc
Tướng ( người đứng đầu các bộ).
❖ Thời kỳ phong kiến
Trong hơn 100 năm bắc thuộc, hình thức sở hữu tối cao phong kiến về ruộng
đất chi phối xã hội Việt Năm thời bấy giờ.
Từ năm 1805-1863: Nhà Nguyễn đã hoàn tất bộ địa bạ của 18 nghìn xã từ


8

Mục nam quan đến mũi Cà Mau bao gồm 1044 tập địa bạ. Trong địa bạ còn ghi rõ
thửa đất của ai, sử dụng làm gì, kích thước bao nhiêu trên cơ sở điều tra ngoài thực
địa, đo đạc cụ thể có sự nhất trí của chủ sở hữu và quan lạc điền. Tuy nhiên đơn vị

đo lường còn chưa thống nhất và chưa có bản đồ kèm theo. Đặc biệt trong giai đoạn
này, nước ta xuất hiện hai bộ luật: dưới triều đại nhà Lê ban hành bộ luật Hồng Đức
là bộ luật đầu tiên của nước ta được ban hành năm 1481 trong đó có 60 điều nói về
quan hệ đất đai với tinh thần là tính nhân đạo và triệt để bảo vệ đất công. Bộ luật thứ
2 mang tên Hoàng Việt Luật Lệ hay còn gọi là luật Gia Long do Nguyễn Ánh ban
hành gồm 14 điều nhằm điều chỉnh về quan hệ đất đai và thuế lúa trong ba chương,
với tinh thần là xác định định quyền sở hữu tối thượng của nahf vua đối với ruộng
đất công quản và đất tư quản, thuế đất được xác đinh cụ thể và được thu triệt để cho
ngân sách quốc gia.
Bên cạnh đó trong giai đoạn này các triều đình phong kiến không ngừng mở
rộng diện tích, lãnh thổ thông qua chính sách khai khẩn đất hoang như các triều đại
nhà Lê, Quang Trung, Minh Mạng...
❖ Thời kỳ Pháp thuộc (1883-1945)
Khi tới xâm lược Việt Nam, để khẳng định quyền sở hữu thực dân của mình
thực dân Pháp đã điều chỉnh quan hệ đất đai của ta theo pháp luật của Pháp, công
nhận quyền sở hữu tuyệt đối về đất đai, đánh thuế đất nhà nước rất cao nhưng thuế
đất ở lại không đáng kể. Chúng đã cho lập bản đồ địa chính và lập sổ địa bạ mới
nhằm mục đích thu thuế nông nghiệp triệt để hơn.
Dưới chế độ thực dân nước ta chia làm ba thời kỳ với 3 chế độ cai trị khác
nhau: Chế độ địa bộ ở Nam Kỳ, chế độ quản thủ địa chính ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Công trình lập hồ sơ địa chính của Pháp kết thúc vào năm 1898 tại Nam Bộ, đến năm
1925 xong ở Bắc Bộ và đến năm 1945 vẫn chưa xong ở Trung Bộ.
❖ Thời kỳ 1945-1954
Chính sách ruộng đất ở thời kỳ này của Nhà nước ta tập trung để khắc phục
hậu quả chiến tranh, nên nông nghiệp lạc hậu khó khăn sau nạn đói năm 1945. Đảng
và Chính phủ có chủ trương chấn hưng nông nghiệp để chống đói cho nhân dân,


9


ngày 14/2/1953 tại kỳ họp lần II Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban
hành Luật cải cách ruộng đất, mục tiêu là chia cấp ruộng đất một cách công bằng cho
nông dân, Chính phủ cũng quy định nhiều chính sách sử dụng đất hoang, đất vắng
chủ.
❖ Thời kỳ 1954-1975
-

Tại miền Bắc Việt Nam:
Ngày 03/7/1958 Chính phủ ban hành chỉ thị 354/CT cho tái hợp hệ thống Địa

chính trong Bộ Tài chính được gọi là Sở Địa chính nhằm mục đích quản lý ruộng đất
để thu thuế nông nghiệp. Năm 1960 hợp tác hóa nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc đã
hoàn thành 90% diện tích đất canh tác đã được tập thể hóa. Sở hữu tập thể đối với
ruộng đất được ra đời và phát triển nhanh chóng. Vấn đề nổi lên lúc này là phải củng
cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa (trong đó chủ yếu là quạn hệ ruộng đất) và giúp
đỡ sản xuất nông nghiệp tập thể phát triển. Một trong những giải pháp quan trọng
trong thời kỳ này là cần thiết phải gắn liền quản lý ruộng ỗất với quản lý sản xuất
nông nghiệp, giúp cho các hợp tác xã, các nông trường nắm chắc được ruộng đất để
tổ chức sử dụng ruộng đất hợp lý, có hiệu quả kinh tế cao. Để phù hợp với tình hình
và yêu cầu mới, ngày 9/12/1960 Hội đồng Chính phủ đã quyết định: chuyển ngành
Địa chính từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông nghiệp phụ trách và đổi tên thành ngành
quản lý ruộng đất. Theo 2 Nghị định số 70/CP và 71/CP ngày 9/12/1960, Ngành
quản lý ruộng đất có nhiệm vụ giúp Bộ Nông nghiệp quản lý việc mở mang, sử dụng
và cải tạo ruộng đất trong nông nghiệp với những nội dung cụ thể:
-

Lập bản đồ địa bạ về ruộng đất, thường xuyên chỉnh lý bản đồ và địa bạ cho
phù hợp với sự thay đổi về hình thể ruộng đất về quyền sở hữu, sử dụng ruộng
đất, về tình hình canh tác và tình hình cải tạo chất đất.


-

Thống kê diện tích, phân loại đất.

-

Nghiên cứu xây dựng các luật lệ, thể lệ về quản lý ruộng đất trong nông
nghiệp và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các luật lệ, thể lệ đó.
Năm 1970 Sở Địa chính chuyển từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông Nghiệp với

tên gọi là Vụ Quản Lý ruộng đất, có nhiều vụ quản lý sử dụng đất nông nghiệp, cải


1
0

tạo và mở mang đất.
- Tại miền Nam Việt Nam: Chính quyền Mỹ - Nguỵ chia miền Nam nước ta thành 3
miền: Nam phần, Trung phần và Cao nguyên trung phần. Tổ chức và hoạt động quản
thủđiền địa từ năm 1954 đến năm 1975 đã thay đổi theo 3 giai đoạn như sau:
*Giai đoạn 1954-1955 .là giai đoạn thiết lập Nha Địa chính tại các miền: - Theo
Nghị định số 3101-HCSV ngày 05/10/1954, Nha Địa chính Việt Nam được thành lập
ở "Nam phần" đặt dưới quyền trực tiếp của một đại biểu Chính phủ.
Theo Nghị định số 412-ND/DC ngày 03/3/1955, Nha Địa chính "Trung phần" được
thành lập và đặt ở Huế, có một Giám đốc phụ trách.
Theo Nghị định số 495-ND/ĐB/CP ngày 02/8/1955, Nha Địa chính vùng Cao
nguyên được thành lập và đặt ở Đà Lạt.
*Giai đoạn 1956-1959:Chúng thành lập Nha Tổng giám đốc Địa chính và địa hình, ở
các tỉnh có Ty Địa chính; chúng còn ban hành "Quốc sách về điền địa và nông
nghiệp".

*Giai đoạn 1960-1975:Chúng thành lập Tổng nha Điền địa với 11 nhiệm vụ, trong
đó có 3 nhiệm vụ chính sau:
-Xây dựng các tài liệu được nghiên cứu, tổ chức điều hành tất cả các việc của công
tác địa chính;
-Quản thủ tài liệu: bảo lưu, hiện cải, sang bản, in bản đồ, lập trích lục bản đồ và sổ
địa bạ;
-Khai thác tài liệu để tiến hành cải cách điền địa.
Năm 1955-1956, Ngô Đình Diệm đưa ra "Quốc sách cải cách điền địa"; năm 1970,
Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố "Luật Người cày có ruộng". Chúng đã thực hiện 5 hình
thức sau:
Lập khế ước tá điền (còn gọi là cấp bằng chứng khoán ruộng đất cho nông
dân): căn cứ vào địa bạ hoặc theo lời khai của địa chủ để lập các hợp đồng.
-Truất hữu địa chủ: Theo Đạo dụ số 57 (thực hiện cải cách điền địa) mỗi địa
chủ chỉ được giữ lại 100 ha ruộng đất và 15 ha đất hương hoả (trừ những diện tích
trồng cây lâu năm); đến khi thực hiện Luật Người cày có ruộng hạn mức này giảm


1
1

xuống còn 15 ha với Nam bộ và 5 ha với Trung bộ.
-Tiểu điền chủ hoá tá điền (còn gọi là hữu sản nông dân): chúng biến một số
tá điền trở thành tiểu điền chủ bằng cách bán lại cho mỗi tá điền 3 ha ruộng đất (với
vùng Nam bộ) hoặc 1 ha (với vùng Trung bộ), số đất này lấy từ ruộng đất thu hồi của
các đại địa chủ như trên đã nêu.
-Hướng dẫn địa chủ qua hoạt động kỹ nghệ: Những đại địa chủ khi bị truất
hữu (trưng mua) bớt ruộng đất thì phần ruộng đất đó được trả bằng cổ phiếu để góp
vào các công ty, xí nghiệp khi cổ phần hoá.
-Thu hồi về tay quốc gia những ruộng đất bị thực dân chiếm đoạt: Chính
quyền Diệm dùng tiền Pháp để trả cho các đại địa chủ Pháp khi Diệm thu về tay

quốc gia một phần ruộng đất, nhưng đáng chú ý là không hề động đến số diện tích
cao su của chúng (đây là loại đất có thu nhập cao nhất lúc đó).
Mục tiêu chính trị: chúng muốn xáo trộn lại ruộng đất gây chia rẽ nông dân,
xoá bỏ thành quả của cuộc cải cách ruộng đất, từng bước chuyển giai cấp địa chủ
thành tầng lớp tư sản mới ở nông thôn.
❖ Thời kỳ 1975-1993
Sau khi thống nhất đất nước, tháng 11/1979 Tổng cục Quản lý ruộng đất được thành
lập với nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với toàn bộ ruộng đất trên lãnh thổ Việt Nam.
Hiến Pháp năm 1980 được Quốc Hội thông qua xác nhận một hình thức sở hữu đất
đai đó là “ đất đai thuộc sở hữu toàn dân”. Như vậy đất đai chỉ có một chủ sở hữu
duy nhất mà người đại diện là Nhà Nước, còn các đối tượng như các tổ chức, hộ gia
đình và các nhân được nhà nước giao đất theo đúng diện tích, đúng mục đích.
Trong giai đoạn này nhiều văn bản pháp quy được ban hành đưa công tác
quản lý và sử dụng đất dần dần đi vào ổn định, chặt chẽ. Ngày 01/7/1980 Hội đồng
Chính Phủ ban hành quyết định 201/CP về thống nhất quản lý ruộng đất và tăng
cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước. Ngày 10/11/1980 Thủ Tướng Chính
Phủ ban hành chỉ thị 299/TTg về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê
trong cả nước. Ngày 29/12/1987 Luật đất đai đầu tiên của nước ta được quốc hội
nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII kỳ họp thứ II chính thức thông


1
2

qua và ngày 08/01/1988 Chủ tịch nước công bố luật đát đai mới có hiệu lực đánh dáu
sự phát triển của hệ thống pháp luật đất đai.
♦♦♦ Giai đoạn từ năm 1993 đến 2013:
Sau 5 năm thực hiện luật đất đai đã bộc lộ những hạn chế cần phải sửa đổi, ngày
14/7/1993 Luật Đất đai 1993 được Quốc hội thông qua sửa đổi một số điều để phù
hợp với nền kinh tế thị trường. Năm 1994 Tổng Cục Địa Chính được thành lập trên

cở sở Tổng Cục Quản Lý ruộng đất và vụ đo đạc với nhiệm vụ quản lý toàn bộ đất
đai trong cả nước, toàn bộ nguồn thu chuyển dần từ đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp. Năm 2002 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường được thành lập, quản lý đất
đai lúc này chỉ còn một phần chức năng của bộ. Tuy luật đất đai đã nhiều lần được
thay đổi, sửa đổi nhưng vẫn không thể đáp ứng được cho công tác quản lý và sử
dụng đất, các văn bản dưới luật thiếu logic, nhiều khi chồng chéo nhau, gây khó
khăn cho người làm công tác quản lý đối với đất đai. Để khắc phục tình trạng trên
ngày 23/11/2003 Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật đất đai và có
hiệu lực áp dụng vào ngày 01/7/2004. Sauk hi luật đất đai ra đời hàng loạt các văn
bản dưới luật được ban hành để cụ thể hóa luật đất đai, ngày 29/10/2004 Chính Phủ
ban hành Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành luật đất đai 2003.
2.2.

Cở sở khoa học và tính pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất
2.1.1.

Sự cần thiết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa nhà
nước với người sử dụng đất. Đây là yếu tố góp phần quan trọng vào việc nắm chắc
quỹ đất của địa phương, giúp cho việc quy hoạch sử dụng hợp lý từng loại đất, tạo
điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất. Việc đăng ký đất đai, GCNQSDĐ
góp phần hoàn thiện hồ sơ địa chính, giúp cho việc nắm chắc quỹ đất cả về số lượng
và chất lượng. Vì vậy việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất cho người dân là hết sức cần thiết bởi nó đảm bảo quyền lợi hợp pháp
của người dân và giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được hiệu quả hơn.
2.1.2.


Các trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu


1
3

nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
-

Trường hợp hộ gia đình cá nhân, tổ chức có giấy tờ theo quy định tại khoản 1,
2,5 và điều 50 của luật đất đai về quyền sử dụng đất.

-

Trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

-

Trường hợp giấy tờ ghi rõ diện tích đất ở và diện tích đất vườn, ao.

-

Trường hợp giấy tờ không ghi rõ diện tích đất ở và diện tích đất vườn, ao.

2.1.3.

Lập và quản lý hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất
bao gồm:

1. Bản đồ địa chính có tọa độ, ngoài ra tùy từng điều kiện của từng địa phương
có các loại bản đồ sau:
+ Bản đồ giải thửa toàn xã đo vẽ bằng nhiều phương pháp khác nhau.
+ Hồ sơ kỹ thuật thửa đất (đối với đất đô thị) hoặc hồ sơ trích lục thửa đất
(đối với các thửa đất nông nghiệp, lâm nghiệp có nhiều chủ sử dụng nhưng ranh giới
giữa các thửa đất thể hiện bằng bờ cố định).
+ Bản đồ trích đo khu vực từng thửa đất ( trong trường hợp chưa có bản đồ
địa chính mà có nhu cầu đăng ký lập hồ sơ, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất đến từng nhóm hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trên từng
thửa đất.
2. Sổ địa chính
3. Sổ mục kê
4. Sổ theo dõi biến động đất đai
5. Sổ cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
6. GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
7. Bảng kê diện tích đất đai.
2.1.4.

Quy trình cấp GCNQSD đất

+) Hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật +)
Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một
cửa thuộc UBND cấp xã.


1
4

+) Cán bộ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa cấp xã tiếp
nhân và kiếm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:

-

Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn;

-

Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định.
+) Cán bộ cấp xã chuyển hồ sơ báo cáo UBND để chuyển đến cơ quan có

thẩm quyền giải quyết và chuyển kết quả đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo
cơ chế một cửa thuộc UBND cấp huyện.
+) Cán bộ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa cấp huyện
kiểm tra hồ sơ, chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả về
bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã để trả cho cá nhân, tổ chức theo giấy hẹn.
+) Hộ gia đình, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo
cơ chế một cửa thuộc UBND cấp xã.
2.2.

Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất
2.2.1.

Những căn cứ pháp lý của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất
-

Trước khi có Luật Đất đai năm 2003




Luật đất đai 1993



Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính Phủ quy định về giao đất nông
nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lâu dài



Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính Phủ về quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất đô thị



Nghị định 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính Phủ về lệ phí trước



bạ
Nghị định 38/NĐ-CP ngày 23/8 2000 của Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất



Chỉ thị 18/1999/CT-TTg ngày 1/7/1999 của Chính Phủ về một số biện pháp
đẩy mạnh việc hoàn thiện công tác CGCNQSD đất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp , đất ở nông thôn vào năm 2000
- Sau khi có Luật Đất đai năm 2003



1
5



Luật đất đai 2003



Nghị định 181/NĐ-CP của Chính Phủ về thi hành luật đất đai 2003



Thông tư 29/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hưỡng
dẫn về việc lập, chỉnh lý hồ sở địa chính



Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT ban hành về quy định sử dụng đất



Nghị định 198/2004/NĐ-CP của Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất



Thông tư 117/2004/TT-BTC của Chính Phủ về hưỡng dẫn thực hiện nghị định
198/2004/NĐ-CP




Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính Phủ quy định bổ sung về việc cấp
GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi
thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi và giải quyết khiếu nại về đất
đai



Nghị định 44/2008/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định
198/2004/NĐ-CP của Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất

2.2.2.

Căn cứ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất 2.2.2.I. Những quy định về giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất
1. GCNQSDĐ được cấp cho người sử dụng đất theo mẫu thống nhất trong cả
nước đối với mọi loại đất.
Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên
GCNQSD, chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của
pháp luật về đăng ký bất động sản.
2. GCNQSD đất do bộ Tài Nguyên và Môi trường phát hành
3. GCNQSD đất được cấp theo từng thửa đất
Trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và
chồng thì GCNQSD đất phải ghi cả họ tên vợ và chồng.
Trường hợp thửa đất có nhi ều cá nhân, h ộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì
GCNQSD đất được cấp cho từng cá nhân, hộ gia đình, từng tổ chức đồng quyền sử
dụng.



1
6

Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư thì
GCNQSD đất được cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho người đại diện hợp pháp
của cộng đồng dân cư đó.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì
GCNQSD đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho người có trách nhiệm cao nhất
của cơ sở tôn giáo đó.
4. Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp GCNQSD đất, chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại đô thị thì không phải đổi giấy chứng
nhận đó sang GCNQSD đất theo quy định của luật này. Khi chuyển quyền sử
dụng đất thì người nhận quyền sử dụng đất đó được cấp GCNQSD đất theo
quy định của luật này.
2.2.2.2.

Mục đích, yêu cầu, đối tượng, điều kiện được cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất
* Mục đích của ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất:
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đạt được các mục đích sau:
Đối với Nhà nước: Vừa xác lập cơ sở pháp lý cho việc tiến hành các biện pháp quản
lý, vừa nắm chắc tài nguyên đất đai.
Đối với người sử dụng đất: Yên tâm chủ động khai thác tốt nhất mọi tiềm
năng của khu đất được giao, hiểu và chấp hành tốt pháp luật về đất đai.giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất là chứng thủ pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa
Nhà nước - người quản lý chủ sở hữu đất đai với người được nhà nước giao đất để sử

dụng. Quá trình tổ chức việc cấp GCN là quá trình xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ để
giải quyết mọi quan hệ về đất đai theo đúng pháp luật. Vì vậy người được cấp GCN
phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật.
* Yêu cầu của ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất:
Việc cấp GCNQSDĐ là công việc hết sức quan trọng, nó phải được tiến hành lần


1
7

lượt từng bước vững chắc không nóng vội ồ ạt theo phong trào, đủ điều kiện đến đâu
cấp GCN đến đó. Chưa đủ điều kiện thì để lại đưa vào trường hợp xét cấp và có kế
hoạch xử lý những trường hợp đó bằng tài chính để cấp GCN cho họ, chứ không thể
bỏ lại được, làm như vậy sẽ không bao giờ cấp được. Phải chủ động tạo điều kiện để
mọi người sử dụng đất thuộc mọi đại phương đều lần lượt được cấp GCNQSDĐ.
Đồng thời phải được sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp Uỷ Đảng và chính quyền
các cấp.
* Đối tượng của ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất:
Nhà nước cấp GCNQSDĐ cho những trường hợp sau:
1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất trừ trường hợp thuê đất nông
nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993
đến trước ngày luật đất đai này có hiệu luwcjthi hành mà chưa được cấp
GCNQSDĐ.
3. Người đang sử dụng đất được quy định tại điều 50 và điều 51 của luật đất đai
năm 2003 mà chưa được cấp GCNQSDĐ.
4. Người được chuyển đổi chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sử
dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu

hồi nợ, tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp
vốn bằng quyền sử dụng đất.
5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân,
quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết
tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước đã được thi hành.
6. Người trúng đấu giá sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
7. Người sử dụng đất theo quy định tại điều 90, 91 và 92 luât đất đai 2003.
8. Người mua nhà ở gắn liền với đất.
9. Người được nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất.
* Điều kiện được ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, quền sở hữu nhà ở và tài sản khác


1
8

gắn liền với đất:
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư đang sử dụng đất:
1. Hộ gia đình , cá nhân đang sử dụng đất ổn định, dduwwocj UBND xã,
phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy
tờ sau đây thì được cấp GCNQSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ
quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa
miền Nam Việt Nam và Nhà Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) GCNQSDĐ tạm thời do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên
trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền
với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở

trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác
nhận là đã sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
e) Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp
luật.
f) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế đọ cũ cấp cho người sử dụng
đất.
2. Hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định
tại khoản 1 trên đây mà trên đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về
chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan, nhưng đến trước
ngày luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử
dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được UBND xã, phương, thị trấn
xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp GCNQSDĐ và không phải
nộp tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương


1
9

và trược tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối
tại vùng có điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội khó ở miền núi hay hải đảo
được UBND xã nơi có đất xác nhận là người đang sử dụng đất ổn định, không
có tranh chấp thì được cấp GCNQSDĐ và không phải nộp tiền sư dụng đất.
4. Hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại
khoản 1 trên đây nhưng đất đã sử dụng ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm
1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh
chấp, phù hợp với QHSDĐ thì được cấp GCNQSDĐ và không phải nộp tiền
sử dụng đất.
5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của tòa án
nhân dân, quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền đã được thi hành thì được cấp GCNQSDĐ sau khi thực hiện nghĩa vụ
tài chính theo quy định của pháp luật.
6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại
khoản 1 trên đây nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993
đến trước ngày luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành, nay được UBND xã,
phường, thị trấn xác nhận là không có tranh chấp phù hợp với QHSDĐ đã
được xét duyệt với nơi đã có QHSDĐ thì được cấp GCNQSDĐ và phải nộp
tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất
từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày luật đất đai năm 2003 có hiệu
lực thi hành mà chưa được cấp GCNQSDĐ; trường hợp chưa thực hiện nghĩa
vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
8. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, miếu, am,
từ đường, nhà thờ họ được cấp GCNQSDĐ khi có các điều kiện sau đây:
a) Có đơn đề nghị xin cấp GCNQSDĐ.
b) Được UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất dùng chung cho
cộng đồng và không có tranh chấp.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo


2
0

đang sử dụng đất:
1. Tổ chức đang sử dụng đất được cấp GCNQSDĐ đối với phần diện tích đất sử
dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
2. Phần diện tích đất mà tổ chức đang sử dụng nhưng không được cấp
GCNQSDĐ được giải quyết như sau:
a) Nhà nước thu hồi phần diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục
đích, không hiệu quả.

b) Tổ chức phải bàn giao phần diện tích đã sử dụng làm đất cho UBND huyện ,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để quản lý, trường hợp doanh nghiệp nhà
nước sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đã
được nhà nước giao đất mà doanh nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng
một phần quỹ đất làm đất ở thì phải bố trí lại diện tích đất ở thành khu dân cư
trình UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất xét duyệt trước
khi bàn giao cho địa phương quản lý.
3. Đối với tổ chức kinh tế lựa chọn hình thức thuê đất thì cơ quan quản lý đất đai
của tỉnh thành phố trực thuộc trung ương làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất
trước khi cấp GCNQSDĐ.
4. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp GCNQSDĐ khi có các điều kiện
sau đây:
a) Cơ sở tôn giáo được nhà nước cho phép hoạt động.
b) Có đề nghị bằng văn bản của tổ chức tôn giáo có cơ sở tôn giáo đó.
c) Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng
đất của cơ sở tôn giáo đó.
2.2.3. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của
chủ sử dụng đất để họ yên tâm đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực
hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.
Nguyên tắc cấp GCNQSDĐ được quy định rõ tại điều 48 luật đất đai 2003 như sau:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng đất theo một


2
1

mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất.
Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo

quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản.
2. Gi ấy chứng nh ận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát
hành.
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa đất.
Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng tổ
chức đồng quyền sử dụng.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư thì
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho
người đại diện hợp pháp của cộng đồng dân cư đó.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho người có trách
nhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó.
Chính phủ quy định cụ thể việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối
với nhà chung cư, nhà tập thể.
4. Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị thì
không phải đổi giấy chứng nhận đó sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
theo quy định của Luật này. Khi chuyển quyền sử dụng đất thì người nhận
quyền sử dụng đất đó được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy
định của Luật này.
2.3.

Tinh hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2.3.1. Tinh hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước
Song song với việc từng bước hoàn thiện pháp luật đất đai, các nội dung quản



2
2

lý nhà nước về đất đai cũng được triển khai đồng bộ, từng bước đưa công tác quản lý
đất đai đi vào nề nếp, nhằm khai thác sử dụng đất có hiệu quả và bền vững. trong
những năm qua công tác quản lý nhà nước về đất đai trên toàn quốc đã đạt được
những kết quả sau:
-

Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó: trong những năm qua các văn bản pháp
luật của nhà nước có liên quan đến đất đai đã được ban hành và ngày càng
hoàn thiên cho phù hợp với tình hình mới để công tác quản lý và sử dụng đất
đạt hiệu quả. Từ luật đất đai 1993 , luật đất đai sửa đổi 1998, 2001 và luật đất
đai 2003, cùng với đó là các văn bản, nghị định, thông tư đã tạo ra một hành
lang pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng đất đai. Tuy nhiên các văn bản
pháp luật về đất đai vẫn còn nhiều điều khoản chồng chéo gây càn trở việc
giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai. Vì vậy để phù hợp với tình hình
thưc tế có nhiều biến động do nền kinh tế đang trên đà phát triển cần phải có
một hành lang pháp lý vững chắc cho công tác quản lý đất đai được đòng bộ
và thống nhất.

-

Về công tác đo đạc bản đồ: Công tác quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ
đã có những chuyển biến tích cực từng bước đi vào nề nếp. Toàn bộ hệ thống
trắc địa quốc gia đã được đo đạc hoàn chỉnh, được xử lý toán học, đã và đang
được sử dụng.
Riêng công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào


đã hoàn thành cắm mốc trên thực địa trong năm 2013. Đo vẽ, thành lập bản đồ biên
giới quốc gia Việt Nam-Lào tỷ lệ 1/10.000 khu vực 16 cặp cửa khẩu quốc tế, 1 cửa
khẩu chính và 2 khu vực. Kiểm tra nghiệm thu, giám sát thi công, hoàn chỉnh bộ bản
đồ khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia, bộ bản đồ trực ảnh khu vực biên giới
Việt Nam-Campuchia. Các địa phương giáp với Campuchia và Lào đã phối hợp chặt
chẽ với Bộ thực hiện tốt nhiệm vụ phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền.
Nhờ đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá, giám sát tài nguyên thiên nhiên và
môi trường bằng công nghệ viễn thám, đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường triển


2
3

khai thực hiện có hiệu quả các dự án của Chính phủ về giám sát tài nguyên-môi
trường biển, hải đảo bằng công nghệ viễn thám. Theo dõi biến động nguồn nước, các
hoạt động khai thác sử dụng nước ở biên giới phía thượng nguồn lưu vực sông Hồng
và sông Mê Công. Kể từ khi vệ tinh VNREDSat-1 được phóng lên quỹ đạo và đưa
vào vận hành ngày 9/5/2013 đến nay, số lượng cảnh ảnh VNREDSat-1 đã thu nhận
được là 10.795 cảnh ảnh (4.753 cảnh toàn sắc và 6.042 cảnh đa phổ), trong đó số ảnh
thu được trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam là 1.428 cảnh ( với 716 cảnh ảnh toàn sắc
và 712 cảnh ảnh đa phổ). Bên cạnh đó, Bộ đã hoàn chỉnh hệ thống thông tin địa lý cơ
sở quốc gia bao gồm ảnh mặt đất chụp từ vệ tinh, máy bay. Hệ thống bản đồ địa hình
các loại tỷ lệ phủ trùm cả nước, các loại tỷ lệ phục vụ quản lý đường biên giới quốc
gia và địa giới hành chính các cấp; hệ thống địa danh các đối tượng địa lý thể hiện
trên bản đồ, các loại bản đồ chuyên đề, chuyên ngành, chuyên dụng phục vụ quản lý,
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm các hệ thống được cập nhật thường xuyên.
-

Về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Vấn đề quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất trong điều kiện hồ sơ đăng ký đất đai chưa được hoàn chỉnh là
một trong những khó khăn lớn của ngành địa chính. Việc dựng kế hoạch sử
dụng đất hàng năm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã đi vào nề
nếp.

-

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai:Việc thống kê, kiểm kê đất đai được
tiến hành đều đặn vào ngày 01/01 hàng năm, việc kiểm kê đất đai được tiến
hành năm năm một lần. trong năm 2010, thực hiệnchỉ thị 618/CT-TTg v/v
kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của Thủ
Tướng chính phủ, Bộ TN&MT đã chỉ đạo thực hiện công tác kiểm kê đất đai
1/1/2010 và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn cả nước với
63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, 693 đơn vị hành chính cấp huyện và 11.076
đơn vị hành chính cấp xã.Qua kiểm kê cho thấy cả nước có tổng diện tích tự
nhiên 33.093.857 ha bao gồm đất nông nghiệp 26.100.106 ha chiếm 79%, đất
phi nông nghiệp 3.670.186 ha chiếm 11% và đất chưa sử dụng 3.323.512 ha
chiếm 10% diện tích tự nhiên, trong đó có 24.989.102 ha chiếm 75,51% là đã


2
4

có chủ sử dụng. So với năm 2005, diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng
1.277.600 ha, trong đó đất trồng lúa có 4.127.721 ha, vượt so với quy hoạch
10,33% nhưng giảm 37.546 ha, bình quân hàng năm giảm 7.000 ha; Đất lâm
nghiệp tăng 571.616 ha, riêng Quảng Nam tăng 135.000 ha do giao đất trồng
rừng, bổ sung đất rừng tự nhiên đặc dụng, khu bảo tồn đặc dụng; Cơ cấu 3
loại rừng của cả nước có sự thay đổi lớn là đất rừng sản xuất tăng 1.954.606
ha, rừng phòng hộ giảm 1.484.350 ha, rừng đặc dụng tăng 71.361 ha; Đất

nuôi trồng thuỷ sản giảm 9.843ha; Đất làm muối tăng 3.487 ha; Đất nông
nghiệp khác tăng 10.015 ha; Đất ở nông thôn tăng 54.054 ha, đạt bình quân
91m2/người; Đất ở đô thị tăng 27.994 ha, đạt bình quân 21m 2/người; Đất
chuyên dùng tăng 410.713 ha, tăng nhiều nhất là cho mục đích công cộng,
giao thông, thuỷ lợi, an ninh, quốc phòng; Đất tôn giáo tăng 1.816 ha; Đất
nghĩa trang nghĩa địa tăng 3.887 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
giảm 61.709 ha; Đất chưa sử dụng giảm 1.742.372 ha.
-

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất: đến nay tổng diện tích đất đã
được Nhà nước giao, cho thuê và công nhận quyền sử dụng đất cho các đối
tượng sử dụng là 24.996 nghìnha, chiếm 75,53% tổng diện tích tự nhiên cả
nước. Phân theo đối tượng sử dụng thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
14.878 nghìn ha, chiếm 59,52% tổng diện tích đã giao, cho thuê; trong đó
diện tích đất nông nghiệp là 13.915 nghìn ha, chiếm 93,53% diện tích đất
nông nghiệp mà Nhà nước đã giao, cho thuê cho các đối tượng sử dụng. Các
tổ chức trong nước sử dụng 9.735 nghìn ha chiếm 38,95 % tổng diện tích đã
giao, cho thuê; trong đó diện tích đất phi nông nghiệp 1.021 nghìn ha, chiếm
59,50% diện tích đất phi nông nghiệp Nhà nước đã giao cho các đối tượng sử
dụng.Tổ chức, cá nhân nước ngoài được thuê sử dụng 56 nghìn ha (chỉ chiếm
0,22% tổng diện tích đã giao, cho thuê), trong đó đất nông nghiệp 30 nghìn ha
(53,57%), đất phi nông nghiệp 26 nghìn ha(46,43%). Cộng đồng dân cư được
giao 325 nghìn ha (chiếm 1,30% tổng diện tích đã giao, cho thuê), trong đó
đất nông nghiệp 274 nghìn ha (1,10%), đất phi nông nghiệp 6 nghìn ha


2
5

(0,20%).

-

Về công tác CGCNQSDĐ:
Theo thông báo 204/NĐ-VPCP [12] kết quả tổng hợp từ các địa phương, đến

nay cả nước đã cấp 41,6 triệu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCN) với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8%
diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp GCN, trong đó 5 loại đất chính cả nước
đã cấp được 40,7 triệu GCN với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích sử
dụng cần cấp và đạt 94,6% số các trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp GCN.
Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp GCN lần đầu nhưng xét riêng từng
loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: Đất chuyên dùng còn 29 địa
phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa
phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn 12 địa phương; một số địa
phương có loại đất chính đạt kết quả cấp Giấy chứng nhận lần đầu thấp dưới 70%
gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh
Thuận và Hải Dương.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
đất đai: giữa các địa phương trên cả nước đã có sự phối hợp chặt chẽ để xử lý đơn
thư, tranh chấp xảy ra. Việc thanh tra trách nhiệm của các cấp lãnh đạo ở địa phương
đã mở ra hướng mới để đẩy mạnh công tác hòa giải và xử lý tranh chấp, khiếu nại
ngay tại cơ sở. Cùng với sự phát triển chung của toàn ngành, các cơ quan thanh tra
ngày càng được củng cố hoàn thiện về lực lượng và nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ.Năm 2013, toàn ngành thanh tra trong cả nước đã triển khai 4.724 cuộc
thanh tra hành chính và 89.281 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại 283.183 tổ
chức, cá nhân. Qua thanh tra phát hiện vi phạm 12.225 tỷ đồng và 452 ha đất, kiến
nghị thu hồi 4.934 tỷ đồng và 401 ha đất, ban hành 127.815 quyết định xử phạt vi
phạm hành chính với 252 tỷ đồng, xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị
cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 6.109 tỷ đồng, 44,5 ha đất, đã kiến nghị xử lý kỷ
luật hành chính đối với 431 tập thể, 819 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình

sự 56 vụ, 43 đối tượng vi phạm. Các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 149.854


×