Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường quốc lộ 279 mới đoạn qua địa phận thị trấn chợ rã và xã thượng giáo km 28+278 7 đến km 30+334 huyện ba bể tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.87 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỞNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HỨA ĐỨC CHIẾN
rr-1 yỵ

-* Ằ .>•

Tên đê tài:
"ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
DỰ ÁN ĐƯỜNG QUỐC LỘ 279 MỚI ĐOẠN QUA THỊ TRẤN CHỢ RÃ
VÀ XÃ THƯỢNG GIÁO KM 28+278,7 ĐÉN KM 30+334
HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐAI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp Khoa
Khóa học

Chính quy Quản lý
Đất đai K43 QLĐĐ - N01 Quản
lí Tài nguyên 2011 2015

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Quang Thi
Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên - 2015




3

LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương trâm “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tế”. Thực tập tốt nghiệp là thời gian
để mỗi sinh viên sau khi học tập, nghiên cứu tại trường có điều kiện củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào
thực tế. Đây là giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên các trường đại học nói chung và sinh viên
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng.
Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin cảm ơn thầy giáo Nguyễn Quang Thi giảng viên khoa Quản lý Tài
nguyên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên, các thầy
giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học
tập và rèn luyện tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo, các chuyên viên Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Em cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ em
trong suốt quá trình học tập và thời gian em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, em đã cố gắng hết mình nhưng do kinh nghiệm còn thiếu và
kiến thức còn hạn chế nên bài khóa luận tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2015 Sinh viên

Hứa Đức Chiến
Bảng 4.1 : Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Chợ Rã và xã Thượng Giáo 2014 33


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 .Biểu đồ thể hiện tỷ lệ diện tích đất đã bị thu hồi của dự án

Từ viết tắt


Nguyên Nghĩa

BT & GPMB

Bồi thường và giải phóng mặt bằng

BTHT&TĐC

Bồi thường hỗ trợ và tái định cư

DT

Diện tích

ĐK

Đường kính

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GCN QSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HĐND

Hội đồng nhân dân


HT

Hỗ trợ

NN

Nông nghiệp

QL279

Quốc lộ 279

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân

1.3.1.
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

5.2
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4
4



5

PHẦN 1
MỞ
ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề

Đất đai là tài sản quốc gia có giá trị lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với
đời sống của từng hộ gia đình, cá nhân, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện tối
thiểu đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp xã hội không ngừng phát triển.
Nước ta đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
nhiều dự án như các khu công nghiệp, nhà máy, các khu đô thị mới, khu dân cư đang
được triển khai một cách mạnh mẽ. Vậy, để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội Nhà nước phải thu hồi một phần đất của người dân đang sử dụng.
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là một việc hết sức khó khăn, phức
tạp và được xã hội đặc biệt quan tâm. Bởi công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
liên quan đến một loại tài sản có giá trị rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi
của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Thực tế, qua nhiều dự án đã cho thấy công
tác giải phóng mặt bằng vẫn tồn tại nhiều bất cập. Khó khăn lớn nhất của công tác
giải phóng mặt bằng là việc xác định giá bồi thường nhưng giá bồi thường lại luôn
thấp hơn so với giá thị trường, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người dân,
họ luôn cảm thấy mức giá bồi thường là chưa thỏa đáng. Đó cũng là lí do chính
khiến cho người dân không tình nguyện chuyển đi, không ủng hộ công tác giải
phóng mặt bằng.
Cùng với sự phát triển của cả nước nói chung và huyện Ba Bể nói riêng trong
những năm gần đây đã có nhiều công trình, dự án được triển khai nhằm mục đích
đẩy mạnh nền kinh tế của tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và góp
phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển chung của cả nước. Để đảm bảo tiến độ

thực hiện các dự án trên địa bàn xã thì công tác thu hồi, bồi thường và giải phóng
mặt bằng phải được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực


6

tế thì công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng còn gặp những trở ngại, khó khăn
dẫn đến việc bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công còn chưa kịp thời, làm ảnh
hưởng đến tiến độ thi công của các dự án trên địa bàn xã.
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thức được tầm quan trọng của công tác
giải phóng mặt bằng, được sự đồng ý và giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, cùng với sự giúp đỡ của UBND huyện Ba Bể.
Đặc biệt dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên Th.S Nguyễn Quang Thi em
tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường Quốc lộ
279 mới đoạn qua địa phận thị trấn Chợ Rã và xã Thượng Giáo km 28+278.7 đến
km 30+334 huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ”.

1.2.
-

Mục đích của đề tài

Đánh giá được kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án
xây dựng QL 279 mới đoạn qua địa phận thị trấn Chợ Rã và xã Thượng Giáo
km 28+278.7 đến km 30+334 huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

1.3.
-


Yêu cầu của đề tài

Nắm vững luật, các văn bản luật, các nghị định, thông tư có liên quan hướng
dẫn thực hiện công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng

-

Nguồn số liệu, tài liệu điều tra thu thập phải có độ tin cậy , chính xác, trung
thực và khách quan , phản ánh đúng quá trình thực hiện các chính sách bồi
thường giải phóng mặt băng qua một số dự án đã được thực h iện trên địa bàn
nghiên cứu.

1.4.

Ý nghĩa của đề tài

1.4.1

Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu

- Giúp cho người học tập nghiên cứu củng cố lại những kiến thức đã học, biết
cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thành khóa luận tôt nghiệp.
- Nắm chắc các quyết định về bồi thường và giải phóng mặt bằng bằng việc áp
dụng trực tiếp vào thực tế.


7

1.4.2
-


Ý nghĩa trong thực tiễn

Góp phần đề xuất các giải pháp để thực hiện công tác BT & GPMB khi Nhà
nước thu hồi đất ngày càng có hiệu quả hơn.

Đánh giá được thực trạng sử dụng đất, xác định những tồn tại chủ yếu
trong công tác thực hiện BT&GPMB, nguyên nhân và giả pháp khắc phục
cho huyện Ba Bể trong việc thục hiện BT&GPMB đạt được hiệu quả cao
nhất.


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Khái quát về công tác bồi thường GPMB

2.1.1.

Khái niệm về bồi thường

Bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây ra. Đền bù là trả lại tương xứng
với giá trị hoặc công lao. Như vậy bồi thường là trả lại tương xứng với giá trị hoặc
công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành vi của chủ thể khác.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất (Tại Khoản 6 Điều
4 Luật Đất đai 2003)[6].
2.1.2.
-


Khái niệm về giải phóng mặt bằng (GPMB)

Công tác BT&GPMB là việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, mục
đích phát triển kinh tế;

-

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử
dụng đất đã được giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo
quy định của Luật Đất đai 2003 (Tại Khoản 5 Điều 4 Luật Đất đai 2003)[6].

2.1.3.

Khái niệm về hỗ trợ

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi
đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa
điểm mới.
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi
đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí di dời đến địa
điểm mới .(Tại Khoản 7 Điều 4 Luật Đất đai 2003 )[6].
2.1.4.

Khái niệm về tái định cư

Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đấy để sinh
sống và làm ăn. Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi



Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất để thực hiện các dự án phát triển.
Tái định cư được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản,
di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu
nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó. Như vậy tái đinh cư là hoạt động nhằm giảm
nhẹ các tác động xấu về KT- XH đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát
triển chung.
Hiện nay ở nước ta khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì
người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:
-

Bồi thường bằng nhà ở.

-

Bồi thường bằng giao đất ở mới.

-

Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở.
Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng

trong chính sách giải phóng mặt bằng. Các dự án tái định cư cũng được gọi là các dự
án phát triển và được thực hiện như các dự án khác.
- Tái định cư:
+ Theo từ điển Tiếng Việt: Tái nghĩa là "hai lần hoặc lần thứ hai, lại một lần
nữa". Định cư nghĩa là "ở một nơi nhất định để sinh sống, làm ăn".
+ Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): Tái định cư là xây dựng khu
dân cư mới, có đất để sản xuất và cơ sở hạ tầng công cộng tại một địa điểm khác.
+ Các hình thức tái định cư: Tái định cư tập trung, tái định cư tại chỗ, tái định

cư xen ghép (phân tán).
2.1.5.

Đặc điểm của công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng

BT&GPMB là quá trình đa dạng và phức tạp, nó thể hiện sự khác nhau giữa
các dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia của các bên tham gia và lợi ích
của toàn xã hội. Chính vì vậy quá trình BT&GPMB có đặc điểm sau:
-

Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với
điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ dân trí nhất định. Đối với khu vực nội


thành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành... mật độ dân cư khác nhau,
ngành nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo một đặc trưng riêng của
vùng đó. Do đó, GPMB cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt.
-

Tính phức tạp: Đất đai là tái sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời
sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân. Ở khu vực nông thôn, dân cư
sống chủ yếu nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai là tư liệu
sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng
chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư là giữ được đất để sản
xuất, thậm chí họ cho thuê đất cũng được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng
họ vẫn không cho thuê. Trước tình hình đó dẫn đến công tác tuyên truyền,
vận động dân cư tham gia di chuyển là rất khó khan và việc hỗ trợ chuyển đổi
nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này.

2.1.6.


Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường GPMB

Quá trình BT&GPMB nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy
nhiên một só yếu tố chính mà chúng ta cần quan tâm trong khâu tổ chức thực hiện
công tác BT&GPMB là :
-

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

-

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

-

Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lí và sử
dụng đất đến công tác BT&GPMB.

-

Công tác giao đất, cho thuê đất.

-

Đăng kí đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý hợp đồng sử dụng đất
tác dộng đến công tác BT&GPMB.

-


Thanh tra chấp hành các chế độ, thể lệ quản lý và sử dụng đất.

-

Giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và
sử dụng đất đai.

-

Nhận thức và thái độ của người dân bị thu hồi đất, công tác tuyên truyền, vận


động người dân thực hiện theo chính sách pháp luật của Nhà nước.

2.2.

Cơ sở pháp lý của đề tài

2.2.1.

Các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến công tác bồi

thường, giải phóng mặt bằng.
-

Luật đất đai 1993;

-

Luật đất đai 26/11/2003;


-

Bộ Luật Dân sự 2005;

-

Nghị định số 222/1998/NĐ-CP ngày 24/08/1998 của Chính phủ về việc đền
bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để dử dụng vào mục đích quốc phòng,
an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;

-

Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về thi hành luật
đất đai 2003;

-

Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 03/12/2004 về bồi thường,
hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

-

Thông tư số: 16/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường thiệt
hại, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

-

Thông tư 116/2004/TT-BTC của Bộ tài chính về việc hướng dân thực hiện

Nghị định số 188/2004/NĐ- CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
-Thông tư số: 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên và

Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất;
-

Nghị định 17/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/01/2006 về sủa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 197/2004/NĐ-CP;

-

Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ
sung về việc cấp giấy chứng nhận QSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử


dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
-

Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch
sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
-Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành một

số điều của Luật Đất đai;
-

Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định về Giá đất;


-

Nghị định số 45/2014/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định về Thu tiền sử dụng
đất;

-

Nghị định số 46/2014/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định về Thu tiền thuê đất,
thuê mặt nước;

-

Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định về Bồi thường hỗ trợ
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

2.2.2.

Các văn bản pháp quy của địa phương có liên quan đến công tác bồi

thường, hỗ trợ tái định cư.
- Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 21/12/2007 của UBND tỉnh Bắc Kạn “
V/v phân cấp thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư
khi Nhà Nước thu hồi đất trên địa bàn”.
- Quyết định số 732/QĐ-UBND ngày 24/4/2008 của UBND tỉnh Bắc Kạn “ V/v
thu hồi và giao đất cho UBND huyện ba Bể tổ chức thực hiện công tác
GPMB dự án đầu tư xây dựng QL 279 đoạn nối QL3 vơi QL2 thuộc địa phận thi trấn
Chợ Rã và xã Thương Giáo, huyện Ba Bể (từ km 28+278,7 đến km 30+334 ) ”.
- Quyết định số 594/QĐ-UBND ngày 04/06/2008 của UBND huyện Ba Bể “
V/v thu hồi đất để dử dụng vào mục đích xây dựng đường QL 279 thuộc địa
phận thị trấn Chợ Rã và xã Thượng Giáo (đoạn từ km 28+278,7 đến km

30+334) ”.
- Biên bản thống nhất điều chỉnh loại đất ( lý trình từ km 28+278,7 đến km


30+334) của hội đồng bồi thường GPMB huyện Ba Bể ngày 15/10/2008.
- Quyết định số 2854/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2007 của Bộ giao thông vận tải “
V/v đầu tư xây dựng QL 279 đoạn nối QL2 với QL3 thuộc địa bàn 2 tỉnh Bắc
Kạn và Tuyên Quang (giai đoạn I) ”.
- Quyết định số 475/QĐ-UBND ngày 14/03/2006 của UBND tỉnh Bắc Kạn ban
hành quy định trình tự thủ tục hành chính trong việc quản lý Nhà nước về đất
đai đối với các tổ chức trong nước để phục vụ xây dựng cơ bản và phát triển
linh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Quyết định số 1645/QĐ-UBND ngày 12/09/2007 của UBND tỉnh “ V/v giao
nhiệm vụ tổ chức thực hiện tiểu dự án GPMB QL 279 địa phận tỉnh Bắc Kạn
thuộc dự án QL279 đoạn nối QL2 với QL ”.

2.3.

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên Thế giới và tại

Viêt Nam
2.3.1.

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên Thế giới

2.31.1.

Công tác giải phóng mặt bằng tại Australia

Ở Australia, mỗi Bang đều có một Cục quản lý đất đai và một Cục định giá.

Trước đây, các cục này đều là cơ quan hành chính của Bang. Sau đó, các cơ quan
này được chuyển dần sang thành các cơ quan dịch vụ công, thực hiện các dịch vụ về
quản lý đất đai và định giá theo yêu cầu của nhà nước cũng như của thị trường.
Giá tính mức bồi thường là giá thị trường; được xác định là số tiền mà tài sản
đó có thể bán được một cách tự nguyện, sẵn sàng ở một thời điểm nhất định. Nguyên
tắc chung khi thực hiện bồi thường là phải thực hiện đàm phán, thỏa thuận về giá
vào giai đoạn một; khi không đạt được thỏa thuận giữa tổ chức có thẩm quyền và
người có đất thì tổ chức có thẩm quyền áp dụng cơ chế chiếm giữ đất đai bắt buộc
vào giai đoạn hai (Phương Thảo, 2013)[16].
2.3.I.2.

Công tác giải phóng mặt bằng tại Trung Quốc

Ở Trung Quốc, có thể nói, mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi thường, hỗ


trợ, tái định cư là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, cũng
như số lượng người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư. Nếu
như việc thu hồi đất là không thể tránh khỏi thì có sự chuẩn bị cẩn thận phương án
đền bù, trên cơ sở tính toán đầy đủ lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân, đảm bảo
cho những người bị thu hồi đất có thể khôi phục lại hoặc cải thiện mức sống so với
trước khi bị thu hồi.
Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, khi Nhà nước thu hồi đất thì người
nào sử dụng đất sau đó sẽ có trách nhiệm bồi thường. Người bị thu hồi đất được
thanh toán ba loại tiền: tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp về tái định cư, tiền trợ
cấp bồi thường hoa màu trên đất. Cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp tái
định cư căn cứ theo tổng giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi
nhân với hệ số. Tiền bồi thường cho hoa màu, cho các loại tài sản trên đất được tính
theo giá cả hiện tại.
Mức bồi thường cho giải tỏa mặt bằng được thực hiện theo nguyên tắc đảm

bảo cho người dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Việc quản lý giải
phóng mặt bằng được giao cho các cục quản lý tài nguyên đất đai ở địa phương đảm
nhiệm. Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thửa đất nào sẽ trả tiền thuê một đơn
vị xây dựng giải tỏa mặt bằng.
Để giải quyết nhà ở cho người dân khi giải phóng mặt bằng, phương thức chủ
yếu của Trung Quốc là trả tiền và hỗ trợ bằng cách tính ba khoản sau: Một là, giá cả
xây dựng lại, chênh lệch giữa giá xây dựng lại nhà mới và nhà cũ; Hai là, giá đất tiêu
chuẩn; Ba là, trợ cấp về giá cả. Ba khoản này cộng lại là tiền bồi thường về nhà ở.
Việc bồi thường nhà ở cho dân ở thành phố khác với việc bồi thường cho dân
ở nông thôn, bởi có sự khác nhau về hình thức sở hữu đất đai ở thành thị và nông
thôn. Đối với nhà ở của người dân thành phố, nhà nước bồi thường bằng tiền là
chính, với mức giá do thị trường bất động sản quyết định qua các tổ chức trung gian
để đánh giá, xác định giá. Với người dân nông thôn, nhà nước thực hiện theo những


cách thức rất linh hoạt, theo đó, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách bồi thường khác
nhau: tiền bồi thường về sử dụng đất đai, tiền bồi thường về hoa màu, bồi thường tài
sản tập thể (Nguyễn Thị Dung, 2009)[17].
2.3.2.

Công tác giải phóng mặt bằng tại Việt Nam

2.3.2.1 Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Hà
Nội
Công tác GPMB ngoài mục tiêu hoành thành nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã
hội của thành phố, bảo đảm tiến độ các công trình trọng điểm, còn góp phần thiết
thực trong việc thực hiền các nhóm giải pháp kích cầu của Chính phủ.
Với nhưng nỗ lực và giải pháp đồng bộ,kịp thời, năm 2013 thành phố đã hoàn
thành toàn bộ và phân kỳ công tác GPMB của 428 dự án, bàn giao 1.987 ha đất, chi
trả hơn 5.911 tỷ dồng và bố trí tái định cư cho 2.681 hộ, trong đó có nhiều dự án còn

tồn đọng qua nhiều năm như vàng đai 3, đường 32, khu lien cơ Vân Hồ, đường Láng
Hòa Lạc, quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng,
Hà Nội - Lào Cai, mở rộng khu xử lý rác thải Nam Sơn... Trong 5 năm (2005-2010)
thành phố Hà Nội đã GPMB 5.567 ha của 1.217 dự án, chỉ trả số tiền hơn 17.679 tỷ
dồng cho gần 161 nghìn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bố trí tái định cư cho 11.722
hộ dân.
Năm 2010, trên địa bàn thành phố còn có chín dự án trong danh mục các
công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội chưa đủ
điều kiện triển khai thu hồi đất GPMB. Thành phố đặt mục tiêu tiếp tục quán triệt
trách nhiệm của các cấp, các nghành, tổ chức chính trị xã hội trong khi thực hiện
nhiệm vụ GPMB, coi nhiệm vu này là tiêu chiws đánh giá kết quả thự hiện nhiệm vụ
chính trị, bình xét thi đua, đánh giá cán bộ. 2.3.2.2 Công tác bồi thường giải phóng
mặt bằng tại tỉnh Bắc Kạn
Trong những năm qua nhiều công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hoàn
thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng góp phần phục vụ các chương trình phát


triển kinh tế - xã hội.
Nhưng quá trình triển khai cũng còn nhiều dự án vướng mắc kéo dài bởi
nhiều nguyên nhân như: Người dân cản trở không cho xây dựng, không nhận tiền
bồi thường do thắc mắc về giá hoặc chưa bố trí được khu tái định cư hợp lý. Trình
độ năng lực một số cán bộ làm công tác BT&GPMB còn yếu, thậm chí còn có cán
bộ lợi dụng nhũng nhiễu, cố tình vi phạm gây thắc mắc bất bình thường trong nhân
dân dẫn đến kiến nghị, khiệu nại kéo dài.
Nhưng tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức khởi công mới được 47/54 dự án trong số các
dự án khởi công mới, có một số dự án tiến độ chậm do vướng mắc mặt bằng không
triển khai thi công được.
Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường 257 Bắc Kạn - Chợ Đồn đã được khởi
công xây dựng từ năm 2010, tuy nhiên đoạn qua thị xã Bắc Kạn dài hơn 5km vẫn
còn vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng (GPMB). Sau rất nhiều nỗ lực của

chính quyền và người dân, những vướng mắc này cơ bản đã được tháo gỡ.
Ban GPMB thị xã Bắc Kạn đã thống kê bồi thường cho 462 hộ dân dọc theo
tuyến đường, chủ yếu thuộc phường Sông Cầu với tổng mức lên tới gần 40 tỷ đồng.
Hầu hết các hộ dân đều đã nhận tiền và bàn giao mặt bằng để chủ đầu tư tổ chức thi
công. Duy chỉ còn 15 hộ thuộc diện tái định cư được thị xã vận dụng theo Quyết
định 628/2010/QĐ-UBND ngày 8/4/2010 về việc “Ban hành Quy định một số chính
sách cụ thể về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất áp dụng trên
địa bàn tỉnh” nên các hộ dân không đồng tình. Nguyên nhân là tại Điểm a, khoản 3,
điều 16 của quy định nêu rõ: “Hộ gia đình cá nhân có đất thu hồi, đủ điều kiện được
tái định cư, khi được giao đất tái định cư thì phải nộp tiền sử dụng đất theo đơn giá
đã được phê duyệt tại khu tái định cư. Trường hợp tiền bồi thường về đất (tại nơi giải
phóng mặt bằng) nhỏ hơn giá trị một suất tại nơi tái định cư thì được hỗ trợ phần
chênh lệch đó”. Như vậy, cụ thể đối với hộ bà Lê Thị Tuyết ở tổ 17, phường Sông
Cầu bị thu hồi 243m2 đất ở, được bồi thường mỗi mét vuông 1 triệu đồng, cộng với


80m2 đất liền kề được bồi thường 400 nghìn đồng/m2, tổng cộng hộ bà Tuyết được
275 triệu đồng. Khi tái định cư bà Tuyết được cấp 1 lô đất rộng 75m2 giá trị 525
triệu đồng, bà Tuyết phải nộp 275 triệu đồng (toàn bộ số tiền được bồi thường) phần
chênh lệch còn lại là 250 triệu được nhà nước hỗ trợ. Trong khi đó, hộ kế bên mất
50m2 đất ở, được bồi thường 50 triệu đồng và cũng được cấp 1 lô đất rộng 75m2,
tuy nhiên hộ này chỉ phải nộp 50 triệu, còn lại Nhà nước hỗ trợ 475 triệu đồng. Có
thể nói, mặc dù cả 2 hộ trên đều được hỗ trợ nhưng nghịch lý là hộ mất đất nhiều thì
được hỗ trợ ít hoặc không được hỗ trợ và hộ mất đất ít thì được hỗ trợ nhiều. Chính
những bất cập trên mà các hộ dân cho rằng cơ chế bồi thường không công bằng và
nhất quyết không chịu di dời để bàn giao mặt bằng, gây rất nhiều khó khăn cho đơn
vị thi công.

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu

-

Người dân trong vùng dự án

-

Số tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

-

Các nhà quản lý

3.1.2.

Phạm vi nghiên cứu

Quốc lộ 279 mới, đoạn qua địa phận thị trấn Chợ Rã và xã Thượng Giáo km
28+278.7 đến km 30+334 huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn.

3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
3.2.1.


Thời gian

-

Bắt đầu: Từ ngày 18/8/2014

-

Kết thúc: Ngày 30/11/2014

3.2.2.

Địa điểm


-

Phòng TNMT - UBND huyện Ba Bể.

3.3.

Nội dung nghiên cứu

3.3.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ba Bể

3.3.2.

Tình hình sử dụng và quản lý đất đai tại địa bàn huyện Ba Bể


3.3.3.

Đánh giá thực trang công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án

đường Quốc lộ 279 mới huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn
3.3.4.

Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của công tác bồi thường và

giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất đến đời sống nhân dân khu
vực GPMB
3.3.5.

Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác BT&GPMB và

đề xuất phương án giải quyết

3.4.

Phương pháp nghiên cứu:

3.4.1.

Điều tra số liệu thứ cấp

-

Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, bài viết, sách, các
báo cáo và các văn bản đã được công bố.


-

Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban chức năng.

3.4.2.

Điều tra số liệu sơ cấp

Điêu tra phong vấn 30 hô gia đình nằm trong khu vực dự án được bồi thường
theo bô cấu hoi.
Điêu tra phong vấn 30 cán bộ, chuyên viên thực hiên công tác bôi thương,
giải phóng mặt bằng cua dư an theo bô cấu hoi.
3.4.3.
-

Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu :

Phương pháp thống kê:
Là phương pháp tập hợp các số liệu, tài liệu thu thập được, chọn lọc các số

liệu có độ tin cậy cao, sát với thực tế địa phương, phấn tích và xử lý các số liệu cho
phù hợp và chính xác.
-

Phương pháp so sánh:


Từ số liệu về diện tích và tổng số tiền bồi thường đã thống kê và điều tra
trong phạm vi của dự án so sánh với giá thị trường , khung giá của chính phủ và

quyết định bảng giá cua tỉnh.
-

Phương pháp xử lý thông tin, số liệu:
Số liệu, thông tin thứ cấp: Được phấn tích, tổng hợp sao cho phù hợp với các

mục tiêu của đề tài.
Số liệu sơ cấp: Được xử lý trên bảng tính Excel.

PHẦN 4
KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ba Bể

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1

Vị trí địa lý

a) Thị trấn Chợ rã.
Thị trấn Chợ Rã là trung tâm văn hóa, kinh tế chính trị xã hội của huyện Ba
Bể, có tổng diện tích tự nhiên là 456,49 ha, vị trí tiếp giáp của thị trấn như sau:
-

Phía Bắc giáp xã Thượng Giáo;


-

Phía Tây và Tây Nam giáp xã Thượng Giáo;

-

Phía Đông giáp xã Bành Trạch;

-

Phía Nam giáp xã Địa Linh;
Thị trấn Chợ Rã có vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt, là nơi tập trung

hầu hết các công trình công cộng, phúc lợi, văn hóa xã hội, là đầu mối giao lưu và
trao đổi hang hóa với các xã trong huyện Ba Bể. Nơi đây có cở sở hạ tầng tương đối
phát triển.
b) Xã Thượng Giáo.
Thượng giáo là xã miền núi cao, nằm bao quanh thị trấn Chợ Rã huyện Ba Bể
với tộng diện tích tự nhiên là 32700,55 ha, bao gồm 15 thôn. Ranh giới hành chính
của xã được quy định như sau:


-

Phía Bắc giáp xã Nghiên Loan;

-

Phía Đông giáp Thị trấn Chợ Rã;


-

Phía Tấy giáp xã Cao Trĩ, Khang Ninh.
So với các xã trong huyện, Thượng Giáo có vị trí địa lý khá thuận lợi, tiếp giáp

với nhiều xã, trong đó có thị trấn Chợ Rã là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của
huyện Ba Bể, là đầu mối nối liền huyện Ba Bể với các huyện Pắc Nặm. Đây là điều
kiện hết sức thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội giữa Thượng Giáo
với các xã trong huyện Ba Bể.
41.1.2

Địa hình địa mạo

a) Thị Trấn Chợ Rã.
-

Địa hình z Địa hình thị trấn Chợ Rã khá đa dạng, trên địa bàn có địa hình núi
cao, đồi bát úp và địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 150 m so
với mặt nước biển. Phía Tấy Bắc của thị trấn là những dãy núi xen lẫn đồi gò
có độ cao khoảng từ 200 - 250 m so với mặt nước biển, phía Nam và Tây
Nam là nhưng cánh đồng có diện tích nhỏ. Địa hình của thị trấn nghiêng dần
từ phía Đông sang phía Tây Nam.

-

Địa chất công trình z Đất đai của thị trấn được hình thành trên nền địa chất ổn
định, kết cấu đất tốt. Tuy chưa có tài liệu nghiên cứu địa chất công trình,
nhưng cắn cứ vào tài liệu địa chất của những công trình đã được xây dựng, có
thể đánh giá địa chất công trình của thị trấn thuận lợi cho xây dựng và phát
triển cơ sở hạ tầng.


b) Xã Thượng Giáo.
Địa hình địa mạo xã Thượng Giáo rất đa dạng, trên địa bàn có địa hình núi cao,
đồi bát úp và địa hình bằng phẳng. Phía Đông Bắc và Tây Nam của xã là những dãy
núi cao khoảng từ 600 đến 800m so với mặt nước biển, vùng trung tâm xã là các gò
có độ cao trung bình nằm xen giũa là các khu dân cư và những cánh dồng có diện
tích nhỏ. Địa hình của xã Nghiêng dần từ phía Đông Bắc sang phía Tây Nam.


41.1.3

Khí hậu

a) Thị trấn Chợ Rã.
Thị trấn Chợ Rã có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trưng của khí
hậu miền Bắc nước ta.
- Nhiệt độ : Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 21 22 0C. Có sự chênh lệch nhiệt
độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 5 0C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
26,800C và trung bình tháng thấp nhất 130C.
- Nắng : Số giờ nắng trong năm đạt 1.600 - 1.700 giờ. Tháng 5; 6; 7; 8 có số giờ
nắng cao nhất (đạt 165 - 180 giờ) và tháng 2; 3 có số giờ nắng thấp nhất (đạt
40 - 50 giờ).
- Mưa : Lượng mưa trung bình năm là 1.785mm, tập trung chủ yếu vào mùa
mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mữa cả năm, trong đó thang 7, 8 có
số ngày mưa nhiều nhất.
- Độ ẩm : Trung bình đạt khoảng 83%, nhìn chung không ổn định và có sự biến
thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7, 8 lên đến 86 - 87% thấp nhất vào tháng
3 là 70%.
- Gió : Hướng gió thình hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến
tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến thang 3 năm sau)

- Bão : Do nằm ở xa biển nên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. b)
Xã Thượng Giáo.
Thượng Giáo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa : có hai mùa rõ rệt trong
năm. Nhiệt độ trung bình hang năm khoảng 200C. Chênh lệch nhiệt độ các tháng
trong năm tương đối cao. Lượng mưa trung bình năm 1.248mm, phân bố không đều
giữa các tháng trong năm.
Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã tương đối thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt
và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên là xã vùng cao nên vào mùa đông có sương mù,
mưa phùn, thời tiết hanh khô, có khi phải chịu hạn hán, vào mùa mưa do địa hình


cao, độ dốc lớn, có mưa nhiều gây ra lũ cuốn, lũ quyets làm xói mòn, lở đất của các
dãy đồi, núi.
4.1.1.4.

Thủy văn

a) Thị trấn Chợ Rã
Thị trấn Chợ Rã có một số ít hệ thống các ao, hồ trên địa bàn, lượng nước phụ
thuộc chủ yếu vào lượng mưa hàng năm, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp
nước tưới, tiêu thoát nước cũng như tạo cảnh quan, điều hòa môi trường sinh thái
trên địa bàn.
b) Xã Thượng Giáo
Trên địa bàn xã Thượng Giáo có hệ thống sông, suối, khe rạch khá dày đặc. Đặc
biệt là hệ thống sông Năng, những ngày mưa to, nước lớn thường xảy ra hiện tượng
lụt cục bộ tại những khu vực quanh sông, suối. Một phần nguồn nước này phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. 4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên khác
* Tài nguyên đất:
a) Thị trấn Chợ Rã
Thị trấn có 456,49 ha diện tích đất tự nhiên. Về mặt thổ nhưỡng, đất đai của thị

trấn chủ yếu là đất phù sa được hình thành do quá trình bồi đắp của sông Năng. Nhìn
chung đất đai của thị trấn thuận lợi cho nhiều loại cây trồng.
b) Xã Thượng Giáo
Đất đai xã Thượng Giáo được chia làm các loại chính sau:
+ Đất đồi núi chiếm 80% tổng diện tích tự nhiên. Đất được hình thành trên phiến
thạnh và đá mẹ có màu vàng đỏ, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến
trung bình, nghèo dinh dưỡng và có độ dốc khá. Loại đất này thích hợp loại cây lầm
nghiệp và công nghiệp lâu năm.
+ Đất ruông chiếm 15% chủ yếu do tích tụ phù sa của các sông suối, đất có tang
dày, hàm lượng mùn, đạm ở mức khá, hàm lượng lân, kali ở mức trung bình đến khá,
loại đất này thích hợp cho các loại cây lương thực và các loại cây màu.


+ Các loại đất khác chiếm 5% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.
* Tài nguyên rừng:
a) Thị trấn Chợ Rã
Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2014, toàn trị trấn có 275,49 ha diện tích
đất lâm nghiệp, trong đó toàn bộ là đất rừng sản xuất. Trong những năm tới dự báo
đất rừng sẽ bị giảm diện tích chuyển sang các loại đất phi nông nghiệp phục vụ cho
quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội.
b) Xã Thượng Giáo
Theo số liệu thống kê đến hết tháng 1/2014, diện tích rừng của xã Thượng Giáo
là 2557,71 ha chiếm 78,20% tổng diện tích tự nhiên, trong đó diện tích rừng sản xuất
là 1694,00 ha, còn lại 863,71 ha rừng tự nhiên phòng hộ. Đây là diện tích rừng quý
giá cần được bảo vệ chặt chẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn hạn chế sói mòn, rửa trôi.
* Tài nguyên nước:
a) Thị trấn Chợ Rã
+ Nguồn nước mặt: phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước sông Năng, trong các ao,
và lượng nước mưa tự nhiên cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy

nhiên do chịu ảnh hưởng nước thải sinh hoạt cũng như một số cơ sở sản xuất trên địa
bàn thị trấn nên cũng gây ô nhiễm cục bộ tại một số vị trí làm ảnh hưởng đến chất
lượng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn.
+ Nguồn nước ngầm: Nước ngầm chủ yếu ở độ sâu 30 -100m, đây là nguồn nước
có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên lượng
nước ngầm khi khai thác đưa vào sử dụng tùy theo mục đích phải qua hệ thống lọc,
phải được kiểm định các chỉ số hóa học.
b) Xã Thượng Giáo
Toàn xã có 45,90 ha sông suối và mặt nước chuyên dung, 2,20 ha đất mặt nước
nuôi trồng thủy sản. Đây là nguồn mặt nước tự nhiên quý giá phục vụ cho một phần


nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhưng chưa được khai thác một cách
triệt để và có hiệu quả để đưa vào sản xuất, dinh hoạt. Qua khảo sát và đánh giá sơ
bộ, nguồn nước ngầm ở dộ sâu trung bình từ 10 - 15m, đây là nguồn nước tương đối
sạch cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong xã.
Ngoài ra còn phải kể đến các nguồn nước mặt của hệ thống sông Năng chảy qua
địa bàn xã. Đây là nguồn nước mặt tự nhiên quý giá, không những phục vụ sinh hoạt
mà còn là nguồn khai thác cát sỏi phục vụ cho nhu cầu về vật liệu xây dựng trên địa
bàn xã nói riêng và toàn huyện nói chung.
* Tài nguyên nhân văn:
a) Thị trấn Chợ Rã
Trải qua quá trình xây dựng hình thành và phát triển cùng với huyện Ba Bể, nhân
dân thị trấn Chợ Rã đã viết nên trang sử rực rỡ, với truyền thống cách mạng, người
dân thị trấn cần cù sang tạo, ý chí tự lực tự cường, biết khắc phục khó khăn, kế thừa
và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được cùng với đông đảo đội ngũ tri
thức, cán bộ khoa học làm tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
b) Xã Thượng Giáo.
Tính đến hết tháng 5 năm 2010 toàn xã có 3,421 khẩu và 817 hộ, gồm các dân
tộc Kinh, Tày, Nung, Giao, Mông. Trên địa bàn xã hầu như không có làng nghề

truyền thống nhân dân trong xã đoàn kết, cần cù chịu khó, trình độ dân trí ở mức
trung bình.
4.1.1.6 Môi trường.
a) Thị trấn Chợ Rã
Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ đến môi trường
của thị trấn, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất ở các mức độ khác nhau.
Ngoài nguyên nhân khách quan như ( vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ), nguyên nhân
chủ quan là do sự gia tăng của các hoạt động kinh tế - xã hội. Điều này đã tác động
đến môi trường trên địa bàn thị trấn. Vì vậy cần có những biện pháp hữu hiệu, kịp


thời để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là khi
quá trình dô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh.Đây cũng là vấn đề được quan tâm
nhiều nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
b) Xã Thượng Giáo
Môi trường tại xã Thượng Giáo đã xuất hiện hiện tượng ô nhiễm tại một số khu
vực, đặc biệt là khu vực ranh giới tiếp giáp với thị trấn Chợ Rã các chất thải sinh
hoạt còn tồn tại khá nhiều. Thêm đó nữa là tình trạng ô nhiễm k hói bụi trên địa bàn
xã vần còn rất lớn do một phần lớn diện tích đường giao thông đoạn qua thị trấn Chợ
Rã đang tiến hành tu sửa. Chính vì vậy, trước mắt cũng như lâu dài, vấn đề môi
trường cần được xem xét và quan tâm một cách đúng mức để giảm thiểu đến mức
thấp nhất hiện tượng ô nhiễm môi trường.
4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.21. Tăng trưởng kinh tế a)
Thị trấn Chợ Rã
Trong những năm qua, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trên địa
bàn thị trấn có những thay đổi đáng kể, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo xu

hướng tiến bộ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tang tỷ trọng ngành công
nghiệp - tiểu thủ công; dịch vụ - thương mại. Giá trị sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; thương mại - dịch vụ, đều tăng năm sau cao hơn năm
trước.
Phát triển thương mại dịch vụ, số hộ kinh doanh hàng năm tăng từ 10 - 12%. Về
tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là các hộ gia công cơ khí, kinh doanh xây dựng, bình
quân mỗi năm tăng từ 7 - 10%. Trên địa bàn thị trấn có 03 cơ sở sản xuất tiểu thủ
công nghiệp.
b) Xã Thượng Giáo
Trong những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới có chủ trương chính sách
của Đảng và nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, chính quyền địa phương,


×