Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giáo án Vật lý 10 bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.07 KB, 3 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Bài 37: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt; nói rõ được phương, chiều và
độ lớn của lực căng bề mặt.
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt; mô
tả được sự tạo thành mặt khum của bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó trong
trường hợp dính ướt và không dính ướt.
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn.
1.2. Kĩ năng:
- Vận dụng được công thức tính lực căng bề mặt để giải các bài tập.
- Vận dụng được công thức tính độ chênh lệch của mức chất lỏng bên trong ống
mao dẫn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống để giải các bài tập đã cho trong bài.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên:
Bộ dụng cụ thí nghiệm chứng minh các hiện tượng bề mặt của chất lỏng: hiện
tượng căng bề mặt, hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt, hiện tượng
mao dẫn.
2.2. Học sinh:
- Ôn lại các nội dung về lực tương tác phân tử và các trạng thái cấu tạo chất.
- Máy tính bỏ túi.
3. TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC
Tiết 1:
Hoạt động 1: Thí nghiệm nhận biết hiện tượng căng bề mặt chất lỏng.
Hoạt động của Học sinh
- Thảo luận để giải thích hiện tượng.
- Trả lời C1.

Trợ giúp của Giáo viên


- Tiến hành làm thí nghiệm như hình
37.2.
- Cho HS thảo luận


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực căng bề mặt.
- Ghi nhận về lực căng bề mặt.

- Nêu và phân tích về lực căng bề mặt
- Quan sát hình 37.3 và trình bày chất lỏng( phương, chiều và công thức
phương án dùng lực kế xác định độ lớn độ lớn)
lực căng tác dụng lên chiếc vòng.
- Gợi ý: lực căng có xu hướng giữ chiếc
- Lấy ví dụ về ứng dụng của hiện tượng vòng tiếp xúc với bề mặt nước.
căng bề mặt chất lỏng.

- Nhận xét ví dụ của học sinh.

Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
- Nhận xét hình dạng giọt nước trong - Tiến hành thí nghiệm hình 37.4, yêu
các thí nghiệm.
cầu học sinh quan sát.
- Trả lời C3 và rút ra khái niệm về hiện - Lưu ý 2 trường hợp tương ứng với
tượng dính ướt và không dính ướt.
hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
- Dự đoán về dạng bề mặt chất lỏng ở - Tiến hành thí nghiệm (hoặc sử dụng
sát thành bình chứa.
hình ảnh video có sẵn) kiểm tra.

- Mô tả dạng bề mặt chất lỏng ở sát - Phân tích khái niệm mặt khum lõm và
thành bình chứa.
mặt khum lồi.
Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của Học sinh

Trợ giúp của Giáo viên

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà

- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.

- Ghi những chuẩn bị cho bài sau

- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau

Tiết 2:
Hoạt động 1: Thí nghiệm nhận biết hiện tượng mao dẫn
Hoạt động của Học sinh

Trợ giúp của Giáo viên

- Tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện
tượng (bằng kính lúp) theo nhóm.

- Hướng dẫn: xác định rõ ống nào có
thành bị dính ướt và không dính ướt.

- Trả lời C5.


- Nêu và phân tích khái niệm hiện tượng
- Nhận xét về kích thước của các ống có mao dẫn và ống mao dẫn.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

xảy ra hiện tượng mao dẫn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu và vận dụng công thức tính mực chất lỏng trong ống mao
dẫn.
- Nhận xét sơ bộ về các yếu tố ảnh - Gợi ý: so sánh mực chất lỏng giữa các
hưởng đến mực chất lỏng trong ống mao ống có tính chất khác nhau và đường
dẫn.
kính trong khác nhau trong thí nghiệm.
- Ghi nhận công thức tính mực chất lỏng - Nêu và phân tích công thức 37.2
trong ống mao dẫn cho 2 trường hợp - Giới thiệu một số ứng dụng của hiện
hiện tượng dính ướt và không dính ướt. tượng mao dẫn.
- Làm bài tập ví dụ trong SGK.
- Lấy ví dụ về ứng dụng của hiện tượng
mao dẫn.
Hoạt động 3: Giao nhiệm vụ về nhà
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.

- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.

- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.

- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.




×