Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.92 KB, 7 trang )

Dây rốn quấn cổ thai nhi 1 vòng hay 2 vòng có nguy hiểm gì
không?
Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, các mẹ bầu thường rất lo lắng, không biết có
nguy hiểm gì cho bào thai và có đẻ thường được hay không, mời các bà mẹ
đang mang thai tham khảo những giải đáp thắc mắc về vấn đề này.

Dây rốn là cầu nối oxy và dinh dưỡng tới bé khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Nếu
dây rốn hoạt động tốt, bào thai sẽ nhận đủ dưỡng chất để phát triển cho đến cuối
quý 3 của thai kỳ và trong suốt quá trình chuyển dạ.
Một đầu của dây rốn nối với nhau thai, nhau thai lại được gắn vào thành tử cung.
Đầu còn lại của dây rốn nối với bào thai thông qua một lỗ nhỏ trên bụng bào thai,
sau này hoàn thiện thành rốn. Khi sinh nở, bác sĩ sẽ tiến hành cắt dây rốn cho bé.
Đầu dây rốn bị cắt gần sát với bụng của bé, gọi là cuống rốn. Cuống rốn khô và
rụng hẳn trong vòng 10-21 ngày sau khi bé chào đời.
Chiều dài trung bình của dây rốn khoảng 56cm. Một số trường hợp, dây rốn có thể
dài – ngắn hơn đôi chút. Cũng có khi, dây rốn bị đứt sớm, khiến bé dễ có nguy cơ
ngạt thở.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Ngoài chức năng cung cấp oxy và dinh dưỡng, dây rốn còn truyền cả chất kháng
sinh khi người mẹ dùng kháng sinh vào cơ thể của bé. Bởi vì, kháng sinh sẽ ngấm
vào mạch máu của mẹ. Dây rốn vận chuyển các mạch máu có chứa kháng sinh từ
mẹ tới bào thai.
Đồng thời, dây rốn còn nhận những chất đào thải từ bào thai ra nhau thai. Đó là lý
do các mạch máu bên trong bào thai luôn giàu oxy, dinh dưỡng và sạch khuẩn.
Khi dây rốn quấn quanh cổ bé

Nhiều người mẹ lo lắng vì khi siêu âm, thấy hình ảnh dây rốn quấn quanh cổ bé.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, thai phụ không cần quá hoảng sợ. Theo thống kê,


khoảng 30% số ca sinh nở phải đối mặt với hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ bé.
Nhưng các trường hợp như vậy đều tương đối an toàn.
Trường hợp khác, dây rốn có thể bị cuốn vào nhau, giống như một sợi chỉ rối. Khi
đó, việc cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bào thai có thể bị chậm lại. Nếu tình
hình xấu đi, người mẹ sẽ được chỉ định mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ
con. Nếu sự vận động của bé làm dây rốn thẳng ra thì người mẹ vẫn có thể sinh
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


thường.
Giai đoạn đầu mang thai, dây rốn có xu hướng cuốn quanh thân mình bé thường
xuyên. Đến tuần thứ 18, dây rốn và bào thai như đang nổi bồng bềnh trong bụng
mẹ. Do đó, chuyện dây rốn bị xoắn lại rồi lại tự tháo ra là điều dễ gặp. Khá nhiều
người mẹ bị xoắn dây rốn, còn gọi là “sự cố dây rốn”. Hiện tượng này là khá bình
thường và chưa có cách nào phòng tránh được. Nguy cơ khiến bé bị ngạt thở là rất
nhỏ.
Dây rốn quấn cổ 1 vòng thai nhi có nguy hiểm gì không?
Hỏi bác sĩ: Chào bác sĩ sản khoa! Em mang thai lần đầu, hồi 33 tuần em bé
được 2kg, hôm trước em đi siêu âm bs nói 36,5 tuần em bé cân nặng 2,3 kg, dây
rốn quấn cổ 01 vòng. BS nói bình thường, tim thai tốt, nhưng em rất lo lắng
không biết em bé có nhỏ quá không, dây rốn quấn cổ có nguy hiểm cho em bé
không? Em phải làm thế nào để tăng cân cho em bé, khi sinh em bé có thể tăng
đến 3kg không? Em có cần phải đi siêu âm thường xuyên để theo dõi cân nặng
của em bé trong các tuần còn lại không? Mong nhận được hồi âm của bác sĩ.
Em xin cảm ơn.
Trả lời của bác sĩ sản khoa: Theo như bác sĩ kết thì hiện tại bé khỏe mạnh, bạn
có thể siêu âm thai nhi 2 lần nữa vào tuần 36-37 và tuần 39, còn theo hẹn của BS
nếu nghi ngờ có vấn đề gì. Cân nặng của bé còn thiếu 300gr so với tuổi thai do vậy
bạn nên tăng cường ăn uống, khi thai to lên chèn ép ruột, dạ dầy nên khó tiêu thì
chia thành nhiều bữa ăn để nhận nhiều dinh dưỡng hơn. Đến giai đoạn cuối thai kỳ

có khả năng bé sẽ đạt 3000gr đó, nên yên tâm và có các kế hoạch chu đáo cho giai
đoạn chuẩn bị sinh nhé.
Dây rốn quấn cổ 1 vòng thì không có gì đáng ngại lắm, bạn cần theo dõi chặt chẽ
hơn một chút thôi, nhớ thông báo với bác sĩ phụ trách đầy đủ và khi vào viện
chuẩn bị sinh phải thông báo với êkíp phụ trách bạn thời điểm đó. Các bác sĩ sẽ
theo dõi tim thai và tình trạng của bạn chặt chẽ lúc sinh và nếu cần có thể mổ để

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


bảo đảm em bé an toàn.
Dây rốn quấn cổ thai nhi 2 vòng, xin bác sĩ tư vấn
Hỏi: Chào bác sĩ sản khoa, em 29 tuổi, có thai con đầu lòng đến hôm nay được
37 tuần. Cách đây 3 hôm, em đi siêu âm thai, kết quả thai tốt (thai nhi nặng
khoảng 3.1kg, thai khỏe, nước ối 14cm), chỉ có điều ngôi thai là ngôi mông +
dây rốn quấn cổ thai nhi 2 vòng. Em có đọc sơ qua thông tin về trường hợp của
em mà đâm ra bất an thật sự, mấy ngày nay em giống như bị stress vì cứ chăm
chú vào cái sự máy của thai (hễ thấy thai ít máy chút là em hốt hoảng, nườm
nượp lo sợ…). Bác sĩ có thể tư vấn gíup em bằng cách nào để cho đến lúc sinh
thì em bé được an toàn không ạ? (Nếu có ai đó cho em điều ước thì em ước gì
có cách nào đó chuyển ngôi thai thành ngôi thuận + dây rốn không còn quấn cổ,
hoặc ít nhất là ngôi thai thuận để có cơ hội sinh thường dù trường hợp dây rốn
quấn cổ). Em rất mong nhận hồi âm của bác sĩ. Chân thành cảm ơn bác.

Trả lời của bác sĩ sản khoa:
Có thể do dây rốn quấn cổ mà bé đành “chấp nhận” nằm ngược trái qui luật đấy,
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


bạn không nên mong bé quay thuận đã tới thời điểm này chắc chắn không quay

thuận được đâu. Bạn nên chờ chuyển dạ thực sự và mổ lấy thai là an toàn nhất cho
bé nhé.
Vào 2 tuần cuối bạn đi siêu âm mỗi tuần/lần và dịch vụ nghe tim thai hàng ngày tại
nhà (bằng ống gỗ cũng tốt) cho yên tâm. Các chỉ số phát triển của thai nhi và tình
trạng ối là tốt đó. Trong những thời điểm sát ngày dự sinh như vậy không nên lo
lắng bất an quá mà ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ngôi thai chưa ổn định và dây rốn quấn cổ thì làm cách nào?
Hỏi: Em chào bác sĩ. Hôm nay theo kỳ kinh cuối thì em bé nhà em được 32 tuần
tuổi rồi, nhưng theo siêu âm thì được có 31 tuần 4 ngày, cân nặng 1700g +/50g, ngôi thai chưa ổn định lại bị dây rốn quấn cổ 2 vòng nữa. Vậy em bé của
em có bị thiếu cân không? Và ngôi thai chưa cố định thì có nguy hiểm không?
Bị dây rốn quấn cổ 2 vòng có đi bộ tập thể dục được không vì em thấy bảo dây
rốn quấn cổ không được đi lại nhiều do dễ làm dây rốn siết chặt nguy hiểm cho
bé. Nhưng ngôi thai chưa thuận thì lại phải bò bằng 2 bàn tay và 2 bàn chân,
như vậy là như thế nào ạ?
Bác sĩ có thể giúp em làm sao để em bé xoay đầu xuống không? Và dự kiến em
bé khi sinh sẽ được bao nhiêu kg? Em phải ăn uống thế nào để bé trên 3kg ạ?
Rất mong bác sĩ giúp em những thắc mắc trên vì là con đầu lòng nên em chưa
có kinh nghiệm mà hỏi người quen thì mỗi người một ý nên không biết nghe ai
cho đúng nữa. Em rất cảm ơn.
Trả lời:
Tuần thứ 32 hay 31 tuần 4 ngày cũng tương đương bạn nhé do vậy đừng quá lo
lắng về sai lệch nhỏ như vậy. Bé nặng 1750gr là tạm được, tuy nhiên 2 vòng dây
rốn quấn cổ thì bé không xoay đầu được đâu, nếu bạn nghe ai đó mách bảo bò như
bạn mô tả để bắt em bé xoay thuận thì thật hoang đường và nếu động tác đó có làm
bé phải chao đảo thì thật nguy hiểm cho bé do nguy cơ dây rốn thắt xiết cổ bé.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Nhiều khả năng mổ đẻ vì ngôi ngược và 2 vòng dây rốn quấn cổ không thể đẻ tự

nhiên được. Bạn cần chuẩn bị sẵn tâm lý và kế hoạch mổ đẻ.
Nói chung giai đoạn này bạn nên ăn nhiều tôm, cua, cá… và uống nhiều sữa, nước
trái cây, nghỉ ngơi thật tốt và theo dõi thai đều 2-3 tuần/lần và tăng số lần nghe tim
thai khi càng gần đến ngày sinh bạn nhé.
Kinh nghiệm tháo 3 vòng dây rốn quanh cổ
Mẹ bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ, thai quấn bao nhiêu vòng thì bò
bấy nhiều vòng”
Đây là mẹo dân gian và vô hại nên em làm theo. Trong vòng 1 tuần, trước khi ngủ
đêm nào em cũng bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ như thế 3 vòng, vì
con em bị quấn 3 vòng nên em bò đúng 3 vòng. Bước qua tuần thứ 2, em hí hửng
đi siêu âm xem kết quả thì thật kỳ diệu các mẹ ạ, con đã hết bị quấn cổ. Thực sự
em không biết là do mẹo em hiệu nghiệm hay do con tự tháo nữa, nhưng con đã
hết bị rồi nên em mừng húm, tối đó về em ăn rất ngon, ngủ rất yên
Về việc gỡ dây rốn quấn cổ, em cũng xin chia sẻ với mẹ một số lưu ý sau:
- Đây là mẹo dân gian, dù khoa học chưa chứng minh được tính hiệu quả của nó
nhưng em thấy nhiều mẹ áp dụng và cũng thành công, với lại nó vô hại cho nên
nếu đang rơi vào tình cảnh như em trước đó thì thử cũng không sao để tránh tâm lý
hoang mang, lo lắng trong thai kỳ (cái này quan trọng lắm đó).
- Mẹ không nên bò ngay khi vừa ăn no xong, không bò quá nhiều vòng gây chóng
mặt và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Luôn theo dõi tình hình thai máy mỗi ngày để sớm nhận biết tình trạng thai nhi,
nếu thai máy bình thường thì không sao, thai máy bất thường lập tức “phi” đến bác
sĩ ngay để phòng trường hợp thai bị nhau quấn cổ quá chặt không cử động được
gây thiếu oxy, thiếu máu cung cấp đến thai nhi.
- Với lại nghe nói, nếu mẹ ở những nơi quá ồn ào, hay cho con nghe nhạc quá lớn

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


dễ khiến thai nhi bị kích động, quay tứ tung cũng dễ khiến nhau quấn cổ nếu chưa

bị quấn, và quấn chặt hơn nếu đã bị nhau quấn cổ.
- Tuyệt đối không dùng tay xoa bụng bầu để tháo dây rốn quấn cổ nha các mẹ,
cách này không được khuyến khích và bác sĩ cấm hoàn toàn nha các mẹ. Xoa
không đúng cách có thể khiến tử cung co bóp mạnh khiến tình hình càng nghiêm
trọng hơn đó.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×