Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn xã Rã Bản huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LIÊU THỊ THAO
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT
HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ RÃ BẢN,
HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý Đất đai

Lớp

: 43A - QLĐĐ - N01

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Nông Thu Huyền



THÁI NGUYÊN – 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bản khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài
Nguyên cùng các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến
thức quý báu trong suốt khóa học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S. Nông Thu Huyền đã giúp đỡ và dẫn
dắt em trong suốt thời gian thực tập và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ phòng Tài
nguyên & Môi trường huyện Chợ Đồn đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ em trong
quá trình thực tập tại cơ quan.
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình để thực hiện tốt nhưng
do kinh nghiệm và kiến thức có hạn nên bản khóa luận của em không tránh khỏi
những thiếu sót và khiếm khuyết. Em rất mong được các thầy giáo, cô giáo và các
bạn sinh viên đóng góp ý kiến bổ sung để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Liêu Thị Thao


ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất cả nước tính đến 01/01/2014 ..............................12
Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng của cây lúa và ngô trên địa bàn xã
năm 2013 ...................................................................................................................30
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Rã Bản tính đến tháng 1/2014 .......................34
Bảng 4.3. Các loại hình sử dụng đất chính của xã năm 2014 ...................................36
Bảng 4.4. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của xã Rã Bản ...................40
Bảng 4.5. Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT nông nghiệp ....................................41
Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất ...............................................42
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của LUT cây ăn quả ......................................................45
Bảng 4.8. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất ................................................47
Bảng 4.9. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất ........................................50


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Cánh đồng lúa thôn Kéo Hấy ...................................................................37
Hình 4.2: Nương khoai môn hộ ông Liêu Đình Quế thôn Nà Cà ............................38
Hình 4.3: Đồi quýt của hộ ông Liêu Đình Luân ......................................................39
Hình 4.4: Cánh đồng lúa bị đổ do mưa to ................................................................43
Hình 4.5: Nương ngô thôn Khuổi Dả .......................................................................44
Hình 4.6: Đồi mỡ 3 năm tuổi tại thôn Nà Cà ...........................................................46
Hình 4.7: Người dân thôn Khuổi Dả làm cỏ lúa ......................................................48
Hình 4.8: Người dân thu hoạch quýt ........................................................................49


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa


Chữ viết tắt
BVTV

Bảo vệ thực vật

UBND

Ủy ban nhân dân

FAO

Food and Agricuture Ogannization Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc

H

High (cao)

L

Low (thấp)

LUT

Land Use Type ( loại hình sử dụng đất)

M

Medium ( trung bình)


VH

Very hight (rất cao)

VL

Very Low ( rất thấp)


v

MỤC LỤC
Trang

Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của đề tài ........................................................ 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
1.2.3. Ý nghĩa .................................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Khái quát về đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp ............. 4
2.1.1 Khái niệm về đất và đất nông nghiệp....................................................... 4
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp..................... 5
2.2. Sử dụng đất và những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất ......................... 6
2.2.1. Khái niệm về sử dụng đất........................................................................ 6
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất ......................................... 7
2.2.3. Cơ cấu cây trồng trong sử dụng đất ........................................................ 9
2.3. Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới
và Việt Nam ...................................................................................................... 9

2.3.1. Trên Thế giới ........................................................................................... 9
2.3.2. Tại Việt Nam ......................................................................................... 12
2.4. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất .......................................... 14
2.4.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất ............................................................. 14
2.4.2. Sự cần thiết của đánh giá hiệu quả sử dụng đất .................................... 16
2.4.3. Tính bền vững trong sử dụng đất .......................................................... 16
2.4.4. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất ............................................ 19
2.5. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp ...................................................... 20
2.5.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong định hướng sử dụng đất ................. 20


vi

2.5.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...................... 21
2.5.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp ................................................... 21
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 23
3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành ................................................................... 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Rã Bản, Huyện
Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. .................................................................................. 23
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Rã Bản. ........................... 23
3.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã. ............... 23
3.3.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế - xã hội
- môi trường..................................................................................................... 23
3.5.5. Đưa ra định hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả cho địa bàn xã. ...... 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23

3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu................................................... 23
3.4.2. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất .......................... 24
3.4.3. Phương pháp tính toán, phân tích, xử lý số liệu.................................... 25
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 26
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Rã Bản, Huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc
Kạn. ................................................................................................................. 26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 26
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................... 29
4.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ................................................ 31
4.1.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng....................................................... 32


vii

4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nghiên, kinh tế, xã hội xã Rã Bản,
Huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ....................................................................... 33
4.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất tại xã Rã Bản, Huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc
Kạn .................................................................................................................. 33
4.2.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất xã Rã Bản.......................................... 33
4.2.2. Xác định loại hình sử dụng đất ............................................................. 35
4.3. Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã. ................ 39
4.3.1. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 39
4.3.2. Hiệu quả xã hội ..................................................................................... 47
4.3.3. Hiệu quả môi trường ............................................................................. 50
4.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế - xã hội môi trường và định hướng sử dụng đất cho xã Rã Bản .................................. 52
4.4.1. Lựa chọn LUT sử dụng có hiệu quả...................................................... 52
4.4.2. Định hướng sử dụng đất cho xã Rã Bản ............................................... 53
4.5. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
trong tương lai. ................................................................................................ 53
4.5.1. Giải pháp chung .................................................................................... 53

4.5.2. Các giải pháp cụ thể .............................................................................. 55
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 57
5.1. Kết luận .................................................................................................... 57
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59


1

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá; là tư liệu sản xuất đặc biệt; là
một bộ phận quan trọng cấu thành môi trường sống; là địa bàn phân bố và tổ chức
các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của một quốc gia. Trong sản
xuất nông nghiệp đất đai không những là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản
xuất không thể thay thế được. Việc sử dụng đất nông nghiệp không chỉ đơn thuần là
ngành kinh tế sinh học tạo ra lương thực, thực phẩm phục vụ cho các nhu cầu của
con người mà còn là nền kinh tế sinh thái gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội và
bảo vệ môi trường.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đất đai phải chịu áp lực từ
nhiều phía như: sự bùng nổ dân số và xu hướng đô thị hóa; sự phát triển kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa kéo theo các nhu cầu ngày càng tăng về
lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội… Con
người đã sử dụng đất đai theo nhiều mục đích khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu
đó. Các hoạt động sử dụng đất đó đã khiến cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng
bị thu hẹp và nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thoái hóa mất khả năng canh tác.
Đứng trước vấn đề trên việc tìm ra những biện pháp sử dụng đất sao cho có
hiệu quả ở cả hiện tại và trong tương lai là một trong những việc làm cần thiết đối
với mỗi địa phương, mỗi quốc gia.

Rã Bản là một xã trung du miền núi nằm ở phía Đông, huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn. Xã Rã Bản là một xã thuần nông, nông nghiệp là nguồn thu nhập chính
của người dân trên địa bàn xã. Trong những năm qua, nền nông nghiệp của xã đã
được chú trọng đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Năng suất, sản
lượng không ngừng tăng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng
được cải thiện. Song quá trình sản xuất nông nghiệp của xã còn tồn tại nhiều hạn
chế làm giảm sút về chất lượng lương thực, thực phẩm do quá trình khai thác sử
dụng không hợp lý, trình độ khoa học kỹ thuật, chính sách quản lý, tổ chức sản xuất


2

còn hạn chế, kỹ thuật canh tác truyền thống. Ngoài ra, diện tích đất nông nghiệp
cũng đang dần bị thu hẹp do người dân chuyển đổi mục đích sử dụng sang các mục
đích khác. Vì vậy, giải pháp nào để sử dụng hợp lý và hiệu quả vốn đất nông nghiệp
hiện có của địa phương đang là vấn đề được các cấp chính quyền quan tâm nghiên
cứu để đưa ra các giải pháp sử dụng đất hiệu quả theo quan điểm bền vững làm cơ
sở cho việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp của xã Rã Bản là vấn đề có tính
chiến lược và cấp thiết.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa
Quản lý tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng với sự giúp đỡ và
hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo: ThS. Nông Thu Huyền em đã tiến hành nghiên
cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử
dụng đất hiệu quả trên địa bàn xã Rã Bản, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác định và đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và đề
xuất các giải pháp nhằm sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp với điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội và bền vững về môi trường cho xã Rã Bản.
1.2.2. Yêu cầu

- Điều tra, đánh giá được hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
hiện tại.
- Lựa chọn được các loại hình sử dụng đất nông nghiệp thích hợp trong
tương lai.
- Đề xuất định hướng và đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm khai thác,
phát huy tiềm năng và sử dụng hợp lý đất nông nghiệp đảm bảo hiệu quả, bền vững.
- Các số liệu được điều tra, thu thập một cách đầy đủ, chính xác, khách quan,
trung thực.


3

1.2.3. Ý nghĩa
- Đối với học tập: Thực hiện đề tài tốt nghiệp là cơ hội cho sinh viên củng cố
kiến thức đã học trong nhà trường đồng thời là cơ hội để sinh viên tiếp cận với thực
tế về vấn đề nghiên cứu.
- Đối với thực tiễn: Từ việc đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất
nông nghiệp sẽ làm cơ sở để đề xuất sử dụng đất nông nghiệp cho những năm tiếp
theo của địa phương.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái quát về đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp
2.1.1 Khái niệm về đất và đất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm về đất
Đất là một phần của vỏ trái đất, là lớp phủ của lục địa mà bên dưới nó là đá và
khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp mặt tơi xốp của

lục địa có khả năng sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ thổ nhưỡng là thổ
quyển, là vật thể tự nhiên. Mà nguồn gốc của vật thể tự nhiên đó là do hợp điểm của 4
thể tự nhiên khác: sinh quyển, khí quyển, thủy quyển và thạch quyển [15].
Theo Đôcutraiep (1846 – 1903) nhà bác học người Nga đưa ra định nghĩa:
“Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt
động của 5 yếu tố hình thành đất đó là: sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và thời
gian”. Sau này người ta bổ sung thêm yếu tố thứ sáu đó là con người.
Theo C.Mac (1949): “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản phổ biến, quý báu nhất
của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái
sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”[3].
Theo quan điểm sinh thái đất dược định nghĩa: Đất là vật mang của hệ sinh
thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp [22].
Các nhà kinh tế, quy hoạch và thổ nhưỡng Việt Nam cho rằng: Đất đai là
phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được và đất đai được hiểu
theo nghĩa rộng như sau: Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao
gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và bên dưới bề mặt đó
bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối...) các
dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập
đoàn thực vật, trạng thái định cư của con người trong quá khứ và hiện tại để lại.[16]
Tại Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio De Janerio, Brazil, (1993), thì đất
đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng thì xác định đất đai là:
“Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của


5

môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng,
dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và
khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người,
những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa

nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa…)”[25].
Từ các định nghĩa trên ta có thể hiểu: đất đai là một vùng đất có vị trí cụ thể,
có ranh giới và có những thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên (khí hậu, địa
hình, địa chất/địa mạo, thổ nhưỡng, thủy văn, dộng thực vật…), kinh tế - xã hội và
các hoạt động sản xuất của con người.
2.1.1.2. Khái niệm về đất nông nghiệp
Theo luật đất đai 2013 quy định “ đất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây
hằng năm (đất trồng lúa và cây hằng năm khác); đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản
xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất làm muối; đất nuôi trồng thủy sản
và đất nông nghiệp khác theo quy định của chính phủ”[19].
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Đất đai là khoảng không gian cần thiết cho mọi quá trình sản xuất của các
ngành kinh tế quốc dân và các hoạt động của con người. Trong nông nghiệp đất đai
là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất nông nghiệp là điều kiện vật chất đồng thời
là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất như: cày, bừa,
xới, xáo…) và là công cụ lao động hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt,
chăn nuôi…). Quá trình sản xuất nông nghiệp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với độ
phì nhiêu và quá trình tự nhiên sinh học của đất.
Trong nông nghiệp ngoài vai trò là cơ sở không gian đất còn có hai chức
năng đặc biệt quan trọng:
- Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất.
- Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng
nước, muối khoáng và các dinh dưỡng thiết yếu khác cho sự sinh trưởng và phát
triển của cây trồng. Như vậy, đất trở thành công cụ sản xuất. Năng suất và chất
lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Trong tất cả các loại tư


6

liệusản xuất dùng trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này (Lương Văn

Hinh và CS, 2003)[10].
Đất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng là yếu tố hàng đầu của ngành
sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ là chỗ dựa, chỗ đứng của lao động mà còn
cung cấp thức ăn cho cây trồng, mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa
vào đất đai. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được, nó
vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong sản xuất [4]. Con người lợi
dụng một cách có ý thức các tính chất tự nhiên của đất đai như lý học, hóa học, sinh
vật, các tính chất khác để tác động lên cây trồng.
2.2. Sử dụng đất và những yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng đất
2.2.1. Khái niệm về sử dụng đất
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ
vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định và bền
vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất
hợp lý là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa những chức năng của đất nhằm đạt tới
hiệu quả sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất.
Vì vậy, việc sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại.
Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu sản xuất
và đời sống căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố của
sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía
Kạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian
sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất .
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh
tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một
cách kinh tế, tập trung, thâm canh. (Lương Văn Hinh và cs, 2003) [10].



7

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
Trong quá trình sử dụng đất, con người là nhân tố phân phối chủ yếu. Các
hoạt động trực tiếp của con người lên đất là nhân tố ảnh hưởng tới đất mà bên Kạnh
đó còn có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đất như:
Yếu tố điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, địa hình, thời tiết…) có ảnh hưởng
trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, các yếu tố này là tài nguyên để sinh vật tạo nên
sinh khối. Vì vậy, khi xác định vùng sản xuất nông nghiệp cần đánh giá đúng điều
kiện tự nhiên, từ đó xác định cây trồng, vật nuôi chủ lực phù hợp, định hướng đầu
tư thâm canh đúng.
Theo N.Borlang người được giải Nobel về về giải quyết lương thực cho các
nước đang phát triển cho rằng: yếu tố duy nhất, quan trọng nhất, hạn chế cây trồng
ở tầm cỡ thế giới trong các nước đang phát triển, đặc biệt là với nông dân thiếu vốn
là độ phì của đất.
- Điều kiện khí hậu: Khí hậu là yếu tố rất quan trọng, nó quyết định số vụ
trồng trong năm vì mỗi cây trồng yêu cầu một điều kiện thời tiết khí hậu phù hợp
với nó. Nắm vững yếu tố khí hậu và bố trí cây trồng hợp lý sẽ tránh được những
thiệt hại do khí hậu gây ra. Đồng thời, giảm được tính thời vụ trong sản xuất nông
nghiệp nhằm đem lại năng suất cao, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Loài cây trồng và hệ thống cây trồng: Việc lựa chọn loài cây trồng và hệ
thống cây trồng nào đó phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của từng vùng là vô
cùng quan trọng, nó không những đem lại năng suất, sản lượng, chất lượng cây
trồng cao mà còn thể hiện được hiệu quả quản lý và sử dụng đất của vùng đó.
- Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực
nước biển, độ dốc, hướng dốc… thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó
ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình và
độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc lựa
chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thủy lợi canh tác và cơ giới hóa.

Mỗi vùng địa lý khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ,
nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến


8

khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy cần tuân theo các quy luật của
tự nhiên, tận dụng các lợi thế đó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội
và môi trường.
Yếu tố về kinh tế - xã hội:
- Chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý, trình độ phát triển
của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bổ sản xuất, các điều kiện về nông
nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật công
nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao động.
- Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất nông nghiệp, thị trường
nông sản phẩm. Ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất: năng suất
cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm
đầu ra (Nguyễn Duy Tính, 1995)[11].
- Hệ thống chính sách.
- Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển sản xuất nông nghiệp của nhà nước.
Biện pháp kỹ thuật canh tác :
Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai,cây
trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để
hình thành, phân bố và tích lũy năng suất kinh tế. Đây là những tác động thể hiện sự
hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể
hiện những dự báo thông minh và sắc sảo. Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn
chủng loại và cách sử dụng các đầu vào nhằm đạt các mục tiêu sử dụng đất đề ra.
Theo Frank Ellis và Douglass C.North, ở các nước phát triển, khi có tác động tích
cực của kỹ thuật, giống mới, thủy lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu

mới vơi tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng công nghiệp sản xuất tiến bộ là
một biện pháp đảm bảo vật chất cho nền kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh.
Cho đến thế kỉ 21, quy trình kĩ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế
trong nền nông nghiệp nước ta[9]. Như vậy, nhóm các biện pháp kĩ thuật có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình khai thác đất đai theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp.


9

2.2.3. Cơ cấu cây trồng trong sử dụng đất
Trong lịch sử phát triển lâu đời của sản xuất nông nghiệp thì các hệ thống
canh tác đã được hình thành, phát triển thay thế lẫn nhau. Có những hệ thống canh
tác hiệu suất rất thấp nhưng vẫn tồn tại, có những hệ thống canh tác hiện đại được
đưa vào nhưng trong môi trường sản xuất không thích hợp nên phải nhường chỗ cho
những hệ thống cũ. Hiện nay, các hệ thống này tồn tại xen kẽ nhau và mỗi một hệ
thống phù hợp với từng điều kiện của mỗi vùng.
Cơ cấu cây trồng là thành phần của cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp và là
giải pháp kinh tế quan trọng của phân vùng sản xuất nông - lâm nghiệp. Nó là thành
phần các loại cây được bố trí trong không gian và thời gian của các loại cây trồng
trong mọi hệ sinh thái nông nghiệp, nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự
nhiên - kinh tế - xã hội của vùng.
Cơ cấu cây trồng phải đáp ứng được yêu cầu phát triển chăn nuôi, phải kết
hợp chặt chẽ với lâm nghiệp đồng thời tạo cơ sở cho ngành nghề khác cùng phát
triển. Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao, nếu bố trí một cơ cấu thích hợp sẽ
giảm bớt sự căng thẳng thời vụ và hạn chế lao động nhàn rỗi theo các chu kỳ sinh
trưởng khác nhau, không trùng nhau theo cây trồng vật nuôi với các hình thức đa
canh bao gồm: trồng xen, trồng gối, luân canh, mô hình nông - lâm kết hợp.
Tóm lại, hệ thống cây trồng bền vững là hệ thống có khả năng duy trì sức sản
xuất của cơ cấu cây trồng đó khi chịu tác động của những điều kiện bất lợi. Để xác

định được cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả tối ưu trong sử dụng đất thì ta phải
căn cứ vào một số điều kiện cụ thể trong không gian và thời gian nhất định.
2.3. Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và
Việt Nam
2.3.1. Trên Thế giới
Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu km2 trong đó đại dương
chiếm 361 triệu km2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu km2
(29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Toàn bộ quỹ
đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng


10

22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới phân bố không
đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Á chiếm 26%, Châu Phi
chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000m2. Đất trồng trọt trên
toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả
năng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa
được khai thác. Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện
tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là :
- Đất có năng suất cao: 14%
- Đất có năng suất trung bình: 28%
- Đất có năng suất thấp: 58%
Diện tích đất có hạn trong khi dân số ngày càng tăng, việc nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng,
thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Nhiều phương
pháp đã được nghiên cứu, áp dụng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
tiến hành ở các nước Đông Nam Á như: phương pháp chuyên khảo, phương pháp mô
phỏng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia… Bằng các
phương pháp đó, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu, đánh giá hiệu quả đối với

từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, và từ đó bố trí lại cơ cấu cây
trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng vùng.
Tại hội nghị Quốc tế về Đánh giá đất lần thứ X tại Matxcơva (1974), một
luận điểm mới về đánh giá đất của Rozop và cộng sự đã dược trình bày và nhất trí
cao. Nội dung luận điểm của Rozop bao gồm những điểm sau:
- Đánh giá đất phải dựa vào các vùng địa lý, thổ nhưỡng khác nhau và có các
yếu tố đánh giá đất khác nhau.
- Đánh giá đất phải dựa vào đặc điểm cây trồng.
- Cùng một loại cây trồng, cùng một loại đất nhưng không thể áp dụng hoàn
toàn những tiêu chuẩn đánh giá đất của vùng này cho vùng khác.
- Đánh giá đất phải dựa vào trình độ thâm canh.
- Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa chất lượng và năng suất cây trồng.


11

Theo Ruanell, nhà thổ nhưỡng học người Anh thì: “Đánh giá đất theo năng
suất cây trồng gặp rất nhiều khó khăn vì năng suất cây trồng biểu hiện cả sự hiểu
biết của người sử dụng đất. Bởi vậy, đánh giá đất theo năng suất chỉ được sử dụng
để sơ bộ đánh giá độ phì của các loại đất khác nhau”.
Đánh giá đất đai của Docutraiev cho rằng để đánh giá đất đai có hiệu quả cần
nghiên cứu khả năng tự nhiên của đất. Theo ông, khả năng tự nhiên của đất là yếu tố
quyết định giá trị của đất và sự thu thập từ đất.
Đánh giá đất đai của Docutraiev dựa vào những luận điểm sau:
- Những yếu tố đánh giá đất và chỉ tiêu của chúng ở những vùng khác nhau
thì khác nhau.
- Những yếu tố đánh giá đất dự đoán chủ yếu là những yếu tố có mối liên
quan chặt chẽ với năng suất cây trồng và được thể hiện giá trị tương đối bằng điểm.
Những yếu tố đánh giá đất chủ yếu có thể là:
- Loại đất theo phát sinh.

- Những số liệu phân tích về tính chất đất (tính chất hóa học, lý học và các
dấu hiệu khác).
Việc lựa chọn các yếu tố đánh giá đất cần được hoàn thiện để phù hợp với
điều kiện khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội của vùng.
Năm 1972 tổ chức lương thực thế giới (FAO) đã phác thảo "Đề cương đánh
giá đất" và công bố vào năm 1973. Năm 1975, Hội nghị đánh giá đất ở Rome dự
thảo đề cương đánh giá đất của FAO, được các nhà khoa học đất hàng đầu bổ sung
và công bố năm 1976 (Khung đánh giá đất đai - Frameword for land Evaluation).
Tài liệu này đã được nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng cho đến ngày nay.
Theo FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ
khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý. Vì
vậy, khi đánh giá, đất được nhìn nhận như là “một vạt đất xác định về mặt địa lý, là
một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay
đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường xung quanh nó như
không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động vật, thực vật, những tác động


12

trước đây và hiện nay của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh
hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó trong hiện tại và trong tương lai”.
Như vậy, theo luận điểm này, đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rất
rộng, bao gồm cả không gian và thời gian, cần xem xét cả điều kiện tự nhiên, kinh tế
và xã hội. Cũng theo luận điểm này thì những tính chất đất có thể đo lường hoặc ước
lượng, định lượng được. Vấn đề quan trọng là cần lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất thích
hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa đối với vùng nghiên cứu.
2.3.2. Tại Việt Nam
Nước ta có tổng diện tích là 33.096.731 ha. Trong đó, diện tích đất nông
nghiệp là 28.822.953 ha chiếm 87,09% diện tích đất tự nhiên ; diện tích đất phi
nông nghiệp là 3.796.871 ha chiếm 11,47% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất chưa

sử dụng là 2.476.908 ha chiếm 7,48% diện tích đất tự nhiên.
Hiện trạng sử dụng đất sử dụng đất của Việt Nam được thể hiện qua bảng 2.1
dưới đây.
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất cả nƣớc tính đến 01/01/2014
STT
1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.1.3
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5
2
3

Loại đất
Tổng diện tích tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất trồng cây hàng năm khác

Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất chƣa sử dụng

Diện tích (ha)
33.096.731
28.822.953
10.231.717
6.409.475
4.078.621
41.206
2.289.648
3.822.241
15.845.333
7.597.989
5.974.674
2.272.670
707.827
17.887
20.190
3.796.871
2.476.908


Cơ cấu (%)
100,0
87,09
30,91
19,37
12,32
0,12
6,91
11,55
47,88
22,96
18,05
6,87
2,14
0,05
0,06
11,47
7,48

(Nguồn: Tổng cục thống kê)


13

Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa diện tích đất diện tích đất
nông nghiệp nước ta ngày càng giảm. Vì vậy, vấn đề đảm bảo lương thực, thực
phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đang là một áp lực rất
lớn. Do đó việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên
quan trọng đối với nước ta.
Công tác nghiên cứu về đánh giá đất ở Việt Nam mới thực sự bắt đầu từ

những năm đầu thập kỷ 70 và đã có những công trình nghiên cứu đã là nền tảng cho
việc sử dụng đất đai bền vững.
Năm 1983 Tổng cục quản lý ruộng đất đã đề xuất dự thảo “Phương pháp
phân hạng đất cấp xã”. Dựa trên những kết quả nghiên cứu bước đầu của việc đánh
giá phân hạng đã xác định và đưa đưa ra những tiêu chuẩn phân hạng đánh giá đất
cho từng loại cây trồng chủ yếu.
Năm 1986 Tôn Thất Chiểu [4] đã nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất khái quát
toàn quốc tỷ lệ bản đồ 1/500.000, tác giả đã áp dụng đánh giá phân loại khả năng đất
đai của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, kết quả đã lập ra các nhóm khả năng thích hợp đất đai
trên toàn quốc. Trong đó có 4 nhóm cho sử dụng đất nông nghiệp, 2 nhóm có khả năng
sử dụng cho sản xuất lâm nghiệp và 2 nhóm cho sử dụng các mục đích khác.
Từ những năm 1990 đến nay, viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã thực
hiện nhiều công trình nghiên cứu đánh giá, đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng
sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư. Nguyễn Khang, Phạm
Dương Ưng (1994) với “Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam”,
Nguyên Công Pho (1995) với “Đánh giá khả năng sử dụng đất đai vùng đồng bằng
sông Cửu Long” … Tháng 1 năm 1995, viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tổ
chức hội thảo về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái
và phát triển bền vững. Hội nghị đã tổng kết, đánh giá ứng dụng quy định đánh giá
của FAO vào thực tiễn ở Việt Nam, nêu những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để đưa
kết quả đánh giá vào quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả. Thông qua việc
đánh giá khả năng thích hợp của đất đai để thấy tiềm năng đa dạng hoá của nông
nghiệp, khả năng tăng vụ, lựa chọn hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất phù
hợp để tiến tới sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn [20].


14

Quy trình đánh giá đất của FAO được vận dụng trong đánh giá đất đai của
Việt Nam từ các địa phương đến các vùng, miền trên toàn quốc.

Trong công trình nghiên cứu “Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất Việt
Nam”, các tác giả đã xác định được toàn Việt Nam có 340 đơn vị đất đai trong đó
miền Bắc có 144 đơn vị đất đai và miền Nam có 196 đơn vị đất đa. Toàn quốc có 90
loại hình sử dụng đất chính trong đó có 28 loại hình sử dụng đất lựa chọn (Nguyễn
Khang, Phạm Dương Ưng, 1995) [13].
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã góp phần đặt nền móng cho sự
nghiên cứu và sử dụng đất theo quan điểm sinh thái lâu bền, bước đầu hoàn thiện
quy trình về đánh giá đất theo FAO và đưa ra những kết quả mang tính khái quát.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu phần lớn mới chỉ dừng ở mức độ vĩ mô,
những nghiên cứu chi tiết còn chưa được thực hiện nhiều. Việc đánh giá đất theo
quan điểm sinh thái phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng
hoá sản phẩm cho cấp xã mới chỉ có một số công trình nghiên cứu như: Vũ Thị
Bình (1995); Đoàn Công Quỳ (1997,2001) [8]; Đỗ Nguyên Hải (2001) [5]; Đào
Châu Thu, Nguyễn Ích Tân (2004) [5].
Qua các nghiên cứu đã nêu trên ta có thể thấy các các công trình nghiên cứu
của các tác tác giả là cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử
dụng đất trong thời gian tiếp theo.
2.4. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất
2.4.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi
hướng tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là
hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao
động nói chung, hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời
gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm
được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
Bản chất của hiệu quả được xem là: việc đáp ứng nhu cầu của con người trong
xã hội; việc bảo tồn tài nguyên, thiên nhiên và nguồn lực để phát triển bền vững.


15


* Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan
trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế
khác nhau. Vì thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:
Một là: Mọi hoạt động sản xuất của con người đều phải tuân theo quy luật
tiết kiệm thời gian.
Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ
thống.
Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích
của con người.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được
là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của
các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả phần so sánh tuyệt đối và tương
đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó:
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tế sử
dụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất
nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng vật chất xã hội [18].
* Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao
động, thu nhập của nhân dân... Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát
triển, phát huy được nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân.
Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử
dụng đất bền vững hơn.
“Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định
bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp” [11].
Từ những quan niệm trên cho thấy, giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù
thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với các lợi ích xã hội mà nó



16

mang lại. Trong giai đoạn hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình
sử dụng đất nông nghiệp là nội dung được nhiều nhà khoa học quan tâm.
* Hiệu quả môi trường: Hiệu quả môi trường là xem xét sự phản ứng của
môi trường đối với hoạt động sản xuất. Từ các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản
xuất nông nghiệp đều ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Đó có thể là ảnh
hưởng tích cực đồng thời có thể là ảnh hưởng tiêu cực. Thông thường, hiệu quả
kinh tế thường mâu thuẫn với hiệu quả môi trường. Chính vì vậy khi xem xét cần
phải đảm bảo tính cân bằng với phát triển kinh tế, nếu không thường sẽ bị thiên lệch
và có những kết luận không tích cực.
Trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại
hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái
hoá đất bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn
sinh thái (>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài [2].
2.4.2. Sự cần thiết của đánh giá hiệu quả sử dụng đất
“Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm
năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 - 5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại đất
nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 - 7 triệu ha đất nông
nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm
nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở
rộng diện tích đất nông nghiệp” (FAO, 1976) [7].
Vì vậy, làm thế nào để xác định được những loại hình sử dụng đất, công thưc
canh tác trên đất mang lại hiệu quả cao mà không làm thoái hóa đất, ô nhiễm môi
trường và có thể giữ gìn tài nguyên đất cho thế hệ tương lai là một việc làm cần
thiết đối với tình hình hiện nay tại mỗi quốc gia.
2.4.3. Tính bền vững trong sử dụng đất
Do sự gia tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tế đã gây áp lực lớn cho đất

nông nghiệp. mục tiêu của con người là sử dụng đất một cách khoa học và hợp lí
[12].Trong quá trình sử dụng lâu dài với nhận thức còn hạn chế dẫn tới nhiều vùng
đất đang bị thoái hóa, ảnh hưởng tới môi trường sống của con người. Những diện


17

tich đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp dần bị thu hẹp, do đó con người phải mở
mang diện tích đất nông nghiệp trên những vùng đất không thích hợp. Hậu quả đã
gây thoái hóa đất và rửa trôi đất một cách nghiêm trọng.
Những tác động của con người đã làm cho độ phì của đất ngày càng bị suy
giảm và dẫn đến thoái hoá đất. Đất có những chức năng chính là: Duy trì vòng tuần
hoàn sinh hoá học và địa hoá học, phân phối nước, tích trữ và phân phối vật chất,
mang tính đệm và phân phối năng lượng. Sử dụng đất đai một cách hiệu quả và bền
vững luôn là mong muốn cho sự tồn tại và tương lai phát triển của nhân loại. Vì
vậy, tìm kiếm những biện pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã được nhiều nhà
khoa học và các tổ chức trên thế giới quan tâm. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững”
(Sustainable land use) đã trở lên thông dụng trên thế giới hiện nay.
Nội dung sử dụng đất bền vững bao hàm cả một vùng đất trên bề mặt trái đất
với tất cả các đặc trưng: Khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, chế độ thủy văn, động vật thực vật và tất cả những hoạt động sử dụng và quản lý đất đai như: Hệ thống tiêu
nước, xây dựng đồng ruộng... Do đó, thông qua các hoạt động thực tiễn sử dụng đất
chúng ta phải xác định được những vấn đề liên quan đến khả năng bền vững đất đai
trên phạm vi cụ thể của từng vùng để tránh khỏi những sai lầm trong qua trình sử
dụng đất, đồng thời hạn chế được những tác động có hại đến môi trường sinh thái.
Theo Fetrị, “Sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự
bảo tồn đất nước, các nguồn động vật và thực vật, không bị suy thoái môi trường,
kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội”(FAO, 1994)
[7]. FAO đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là:
- Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản cho thế hệ về số lượng, chất lượng và
các sản phẩm nông nghiệp khác.

- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống tốt cho những
người trực tiếp làm nông nghiệp.
- Duy trì và có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên
nhiên, khả năng tái sản xuất của các tài nguyên tái tạo được không phá vỡ chức năng
của các chu trình sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa xã hội của cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường.


×