-1-
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hóa học là một môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên thường được
xem là một môn học khó. Học sinh bắt đầu tiếp xúc với bộ môn hóa học từ lớp
8 với những khái niệm, công thức, dạng bài tập đầu tiên. Chương trình hóa học
ở phổ thông thường có tính liên tục và kế thừa, muốn học tốt môn hóa ở năm
sau thì phải học tốt chương trình hiện tại.
Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng học tốt được bộ môn hóa học,
nhất là trong thời điểm hiện nay khi ý thức học tập của học sinh ngày một đi
xuống. Hóa học lại càng trở nên khó học hơn.Các em khó làm quen với các ký
hiệu hóa học, học sinh không nhớ được ký hiệu hóa học của các nguyên tố từ
đó dẫn đến việc viết công thức hóa học và lập phương trình hóa học càng khó
khăn hơn.
Trong chương trình học, các em được tiếp xúc với hóa học vô cơ và hóa
học hữu cơ, giữa hai phần này lại có sự khác biệt làm cho học sinh càng khó
phân biệt hơn trong quá trình học tập. Đặc biệt là HHHC, trong chương trình
THPT các em được học HHHC ở học kì II lớp 11 và học kì I lớp 12. Hệ thống
kiến thức của hóa học hữu cơ trọng tâm là ở lớp 11. Do khá xa lạ nên việc học
HHHC đối với học sinh gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là những em học ở
mức độ trung bình, yếu, kém. Kiến thức phần hidrocacbon tương tự nhau làm
cho học sinh dễ bị nhằm lẫn. Các PTHH thường được biểu diễn bằng công thức
cấu tạo, học sinh viết rất dễ sai các chỉ số của hidro hoặc cacbon.
Theo kết quả của những năm học trước, sang học kì II điểm số của các
em thường thấp hơn, kiến thức các em thường khó nắm bắt hơn. Khi làm các
bài tập tính toán các em bị bối rối nếu giải bài theo phương trình. Từ đó dẫn
đến số lượng học sinh yếu kém ngày càng tăng, các em ngày càng xa rời và có
ác cảm với môn học, môn hóa học tạo cho các em cảm giác sợ vì khó.
Vì thế việc giúp cho các em học sinh yếu kém có ý thức học tập môn học
đặc biệt là HHHC là rất quan trọng. Giáo viên nên cần có những giải pháp thiết
-2-
thực, cụ thể cho từng lớp giảng dạy để tạo cho các em cảm giác yêu thích môn
học. Từ đó các em sẽ có ý thức hơn trong học tập, tích cực học tốt hơn. Đó là lý
do tôi chọn đề tài ngiên cứu “ Một số giải pháp giúp học sinh yếu - kém học tốt
hơn hóa học hữu cơ 11 ở trường THPT Lê Văn Tám ”
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1 Mục đích:
Nâng cao chất lượng học tập của học sinh, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém
Hình thành cho các em học yếu, kém thói quen làm việc nhóm, làm việc
cá nhân, giúp các em chủ động hơn trong học tập. Tạo hứng thú cho các em
trong học tập. Giúp các em không còn mặc cảm mình là học sinh yếu, kém.
Tạo lại cho các em khả năng tư duy logic, các em biết suy luận khóa học
hợp lý. Rèn các em một số kỹ năng giải các bài toán HHHC và các bài tập liên
quan đến công thức, tên của HCHC.
2.2. Nhiệm vụ
Giáo viên có vai trò quan trọng trong việc tổ chức hợp lý các hoạt động
của lớp, có sự phân chia kiến thức phù hợp với từng lớp, từng đối tượng học
sinh. Giáo viên có biện pháp phù hợp để các em học lực yếu, kém phát huy
được tính sáng tạo của mình. Giáo viên cần kết hợp nhiều phương tiện dạy học
khác nhau để kích thích hứng thú học tập của học sinh. Cần theo dõi trực tiếp,
xác thực và kịp thời những biểu hiện học tập thay đổi của học sinh trong học
tập để khích lệ hoặc điều chỉnh cách giảng dạy phù hợp.
Học sinh ý thức được vai trò của cá nhân trong học tập, nhận thấy kiến
thức chưa tốt của mình để cùng giáo viên cải thiện kết quả học tập bản thân. Từ
những khó khăn ban đầu do hỏng kiến thức, học sinh phải chủ động hơn và
nghe theo sự hướng dẫn của giáo viên. Cần bỏ đi tính lười biếng, ngại khó để
kết quả được tốt hơn.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Năm học 2015 – 2016, do được phân công giảng dạy khối 11 nên tôi
chọn đối tượng là các em học sinh có học lực trung bình, yếu, kém khối 11 của
trường THPT Lê Văn Tám.
-3-
HHHC bắt đầu từ cuối học kì I và cả học kì II, nội dung kiến thức tương
đối độc lập với HHVC, các em học yếu phần hóa vô cơ có thể bắt đầu lại từ
hóa hữu cơ. Khi đã tạo được hứng thú với môn hóa hữu cơ các em có thể học
tốt hơn phần hóa vô cơ ở lớp 12. Vì thế tôi chọn phạm vi nghiên cứu là hóa học
hữu cơ 11 ở trường THPT Lê Văn Tám
4. PHƯƠNG PHÁP
Do đối tượng là học sinh yếu, kém nên khi nghiên cứu cần sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau, thay đổi phương pháp sao cho phù hợp, có thể kết hợp
nhiều phương pháp cùng lúc.
Một số phương pháp chủ yếu: phương pháp đàm thoại, phương pháp
trực quan, phương pháp khảo sát, thống kê,...
5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Qua nhiều năm giảng dạy môn hóa học ở khối lớp 11, tôi nhận thấy các
em học sinh thường rất sợ phần hóa học hữu cơ và kết quả học tập của các em
chưa tốt. Bằng nhiều giải pháp khác nhau, tôi sẽ giúp cho học sinh yếu, kém
khi nhìn về HHHC không còn cảm giác sợ học hóa học . Các em sẽ có tâm lý
nhẹ nhàng hơn khi tiếp xúc môn học, tạo cho các em yêu thích môn học nhiều
hơn, làm cho không khí học tập của lớp sôi động, sáng tạo, phát triển tốt khả
năng tư duy của học sinh.
-4-
PHẦN II: NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Năm học 2015 – 2016, lãnh đạo nhà trường đẩy mạnh chất lượng giáo
dục học sinh đặc biệt là các em học sinh có học lực trung bình yếu, kém. Nhà
trường đề ra các kế hoạch cụ thể trong công tác giảng dạy, lãnh đạo nhà trường
khuyến khích giáo viên quan tâm và bồi dưỡng cho các em học sinh yếu kém
nhiều hơn, tạo mọi điều kiện học tập cho các em.
Khi xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ bộ môn, việc số lượng học
sinh yếu kém còn nhiều cũng là vấn đề được xem xét nghiên cứu, thảo luận
nhiều. Tất cả giáo viên bộ môn đều rất quan tâm đến chất lượng học sinh. Bản
thân tôi rất trăn trở về kết quả học tập của các em yếu kém, cần có giải pháp
phù hợp cho các em học sinh này.
Ý thức học tập của học sinh cũng là vần đế rất được quan tâm, các em
học yếu thường có ý thức học tập không cao, không chủ động học tập. Các em
chưa có định hướng cho tương lai và chạy theo lối sống thích hưởng thụ.
Việc nâng cao chất lượng giáo dục gặp rất nhiều khó khăn, điều kiện vật
chất địa phương còn nhiều khó khăn, mức độ quan tâm của phụ huynh học sinh
còn thấp
2. CƠ SỞ THỰC TIỂN
2.1. Kết quả học tập của học sinh ở bộ môn
Trong năm học 2014 - 2015, kết quả học tập của học sinh khối 11 khá
thấp so chỉ tiêu của nhà trường đề ra. Số lượng học sinh yếu rất nhiều, cụ thể
kết quả thống kê như sau:
TRUNG
LỚP
11A1
11A2
Sỉ
số
GIỎI
Số
Tỉ lệ
KHÁ
Số
Tỉ lệ
BÌNH
Số
Tỉ lệ
YẾU
Số
Tỉ lệ
KÉM
Số
Tỉ lệ
30
lượng
4
%
13.3
lượng
5
%
16.7
lượng
3
%
10
lượng
5
%
16.7
lượng
13
%
43.3
32
2
6.3
4
12.5
6
18.8
12
31.3
10
31.3
Kết quả học sinh yếu 24%, học sinh kém 37%.
2.2. Nguyên nhân:
-5-
Kiến thức hóa học hữu cơ tương đối xa lạ với các em học sinh. Các dạng
bài tập hoàn toàn mới, cách giải bài toán hoàn toàn khác với hóa học vô cơ.
Khi học hóa hữu cơ cần phải cẩn thận, chú ý từng chi tiết nhỏ, đặc biệt là tên
các hợp chất và công thức cấu tạo của chúng
Giáo viên chưa phân hóa học sinh, còn yêu cầu học sinh quá cao, các
dạng bài tập vận dụng cao chưa giải thích cụ thể từng giai đoạn cho học sinh.
Đề cương và ma trận còn ở mức độ vận dụng nhiều.
Học sinh bị mất kiến thức ở lớp trước. Phần lớn các em yếu, kém rất lười
học, không chủ động giải bài tập, chưa quan tâm đến đề cương, bài tập giáo
viên yêu cầu. Các em thường lo ra trong giờ học. Ngày nay dưới sư phát triển
của CNTT, các em bị nghiện các mạng xã hội, trò chơi điện tử. Các em cho
rằng môn hóa rất khó nên không thể học
2.3. Kết quả phiếu thăm dò học sinh
Từ kết quả ở năm học trước, tôi điều tra mức độ yêu thích bộ môn hóa
học ở các lớp trong năm học 2015 -2016 nhằm kiểm tra nhận xét của học sinh
về bộ môn hóa học.
Phiếu điều tra (phụ lục 2)
Kết quả:
Mức độ yêu thích môn hóa học (số học sinh)
Lớp
Rất thích
Thích
11a1
2
6
11a2
1
4
11a3
1
7
11a4
3
4
11a5
0
8
Tỉ lệ học sinh thích học HHHC ( tỉ lệ %)
Lớp
11a1
11a2
11a3
11a4
11a5
HHVC
83,3
65
60
63,9
60
Quan tâm
13
15
10
9
12
HHHC
16,7
35
37
27,8
40
Không thích
14
17
17
20
15
Cả hai
0
0
3
8,3
0
-6-
Từ các kết quả thống kê trên, tôi đưa ra một số giải pháp để giúp học sinh yếu
kém học tốt hơn phần hóa học hữu cơ
3. GIẢI PHÁP
3.1. Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức học sinh về bôn môn hóa học và HHHC
Tạo cho học sinh có cách nhìn mới về bộ môn hóa học
3.1.1. Cách thức thực hiện
HHHC gần gũi với đời sống hàng ngày, nên tôi giáo dục ý thức học sinh
từ thực tiễn, chọn những ví dụ gần với cuộc sống hàng ngày của học sinh để
đưa ra tình huống có vấn đề
VD: một trong những tính chất của HCHC là không tan trong nước nhứng tan
trong một số dung môi hữu cơ.
Để dẫn đến tính chất này có thể hỏi học sinh một tình huống hàng ngày: quần
áo bị dính nhớt, giặt bằng bột giặt và nước có được không? Tại sao?
Câu hỏi có hai ý, ý thứ nhất nên hỏi các em học yếu để các em cùng góp phần
xây dựng bài. Phần giải thích chọn các bạn khá hơn
Việc phân loại các mức độ câu hỏi rất quan trọng, chọn các câu phù hợp
với khả năng các em, thường là các câu ở mức độ biết và có gợi mở cho học
sinh.
Hóa học hữu cơ có nhiêu ứng dụng trong thực tế hàng ngày, khi dạy
phần tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ giáo viên lồng ghép những ứng
dụng để học sinh thấy vai trò quan trọng của môn hóa học
VD: Tính chất hóa học của một số HCHC liên quan đến đời sống và công
nghiệp như polivinylclorua (PVC)- nhựa làm ống nước, trinotrotoluen (TNT)thuốc nổ, cao su buna,... giáo viên lấy dẫn chứng cụ thể để học sinh thấy vai trò
của hóa học.
Thường xuyên trao đổi với các em về ý thức, trách nhiệm trong học tập,
định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Khích lệ, động viên các em thường
xuyên, cho các em thấy vai tò quan trọng của việc học tập môn hóa học. Tác
động để các em thay đổi tư duy, định hướng cho tương lai tích cực hơn. Vì
thông thường các em học yếu ít có niềm tin cho tương lai. Dẫn chứng cụ thể
-7-
mức lương của một số kỹ sư hóa học, kỹ sư dầu khí,...để học sinh có niềm tin
vào môn học.
Học sinh sợ môn hóa học vì khó, nên ta nên thay đổi cách tiếp cận bài
học. Thường xuyên tạo tình huống vui và gần với môn học. Khi có cảm giác
vui vẻ thì học tập sẽ tốt hơn.
Tác động tư tưởng, chỉnh tác phong của các học sinh có thái độ lười học.
Việc nhắc nhở thực hiện thường xuyên, nhẹ nhàng và mang tính chất chia sẽ,
thông cảm, động viên.
3.1.2. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm: tạo mối quan hệ thân thiết giữa giáo viên và học sinh, giáo
viên nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của học sinh từ đó đưa
ra giải pháp giáo dục phù hợp. Học sinh cảm thấy gần gũi với giáo viên nên
thích tiết học môn hóa hơn, tâm thế học vui vẻ nên bài vở tiếp thu tốt hơn
Nhược điểm: mang nặng tính chất lý thuyết, mất nhiều thời gian làm cho
bài dạy kéo dài. Giải pháp này cần kết hợp với giải pháp nêu gương, liên hệ
thực tế.
3.1.3. Tính phổ biến
Có thể thực hiện với tất cả các lớp, tất cả các đối tượng học sinh, một số
môn học khác vẫn có thể sử dụng giải pháp này.
3.1.4. So sánh kết quả
So với lúc trước khi sử dụng giải pháp, học sinh có thay đổi tích cực
hơn, giờ học sinh động, giữa giáo viên và học sinh gần gủi dể trao đổi những
nội dung liên quan đến bài học.
3.2. Giải pháp 2: Kết hợp với việc dạy học theo chuyên đề, giúp học sinh so
sánh được các kiến thức có liên quan với nhau
Khi dạy HHHC có thể chia nội dung các chương thành nhiều chuyên đề
học sinh có thể nhận thấy điểm giống nhau và khác nhau giữa các HCHC.
3.2.1. Cách thức thực hiện
Dạy ở phần hiC, kết hợp nội dung đồng đẳng – đồng phân – danh pháp
– tính chất vật lý của các chương hiC no và không no thành một chuyên đề
-8-
VD: Dạy chuyên đề đồng đẳng, đồng phân, danh pháp hiC no và không no ta
có thể thực hiện như sau:
Cho học sinh trao đổi thảo luận 4 nhóm, mỗi nhóm một dãy đồng đẳng ankan,
anken, ankadien, ankin. Khi chia nhóm, mỗi nhóm đều có học sinh giỏi và các
em giỏi sẽ hỗ trợ, hướng dẫn cho em yếu kém đọc sách tìm nội dung thảo luận.
Yêu cầu nhóm cử bạn học yếu nhất lên trình bày nội dung đã thảo luận
Câu 1: trình bày công thức chung và các hợp chất thuộc dãy đồng đẳng ankan,
anken, ankadien, ankin
Ankan
Anken
Akadien
Ankin
- CTC: CnH2n+2
- CTC: CnH2n
- CTC: CnH2n – 2
- CTC: CnH2n – 2
(n 1)
(n 2)
(n 3)
(n 2)
- HC: CH4; C2H6; - HC: C2H4; C3H6; - HC: C3H4; C4H6; - HC: C2H2; C3H4;
C3H8; C4H10;...
C4H8;...
C5H8
C4H6;...
Cho các em học sinh khá giỏi nhận xét sự khác nhau gữa các CTC. Cho các em
học yếu lặp lại đặc điểm so sánh trên.
Dạy phần dẫn xuất của hiC có thể kết hợp nội dung đồng phân – danh
pháp ancol, andehit, axit cacboxylic thành một chuyên đề
VD: Hãy trình bày cách gọi tên theo danh pháp thay thế của ancol, andehit, axit
cacboxylic. So sánh cách gọi tên theo danh pháp này.
Cho học sinh thảo luận nhóm, trình bày so sánh cách gọi tên ba hợp chất
Ancol
Andehit
Axit cacboxylic
Tên hiC tương ứng + số
Tên hiC tương ứng +
Tên hiC tương ứng +
chỉ vị trí nhóm OH +
“al”
“oic”
“ol”
Tạo điều kiện cho các em học yếu lên trình bày, cho các nhóm nhận xét.
Khen ngợi các em nếu trình bày đúng, có khuyến khích cộng điểm khi
các em làm tốt. Nếu làm chưa đúng, nhận xét nhẹ nhàng, hi vọng lần sau em cố
gắng hơn.
Dạy học theo chuyên đề cho các em cách nhìn tổng quát và so sánh được
điểm giống nhau, khác nhau giữa các hợp chất. Từ đó giúp các em nhớ sâu hơn
3.2.2. Ưu, nhược điểm
-9-
Ưu điểm: Tạo cho các em yếu có khả năng trình bày, hoạt động tập thể,
góp ý xây dựng bài, cho các em phát huy vai trò trong học tập. Có thể phát huy
tinh thần thi đua giữa các nhóm
Hệ thống kiến thức liên tục, có khả năng so sánh, phân tích vấn đề cơ bản đến
phức tạp
Nhược điểm: khi thảo luận các em thường không tự làm bài mà ngồi chờ
các bạn khá giỏi, lúc trình bày mang tính chất đối phó.
Vì thế, giáo viên phải theo sát hoạt động của các nhóm, nhắc nhở các em có ý
thức học tập chưa tốt
3.2.3. Tính phổ biến
Hiện nay dạy học theo chuyên đề đang được khuyến khích áp dụng với
tất cả các môn học. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng cùng
lúc.
Môn hóa học, ngoài áp dụng cho HHHC còn có thể áp dụng cho HHVC
3.2.4. So sánh kết quả
Khi áp dụng phương pháp dạy theo chuyên đề, kết quả kiểm tra của học
sinh có nhiều thay đổi
Kết quả:
Dạy chuyên đề
Lớp 11A4
Dạy thường
Lớp 11A2
Điểm dưới trung bình:
25%
Điểm dưới trung bình:
38%
3.3. Giải pháp 3: Chọn các dạng bài tập phù hợp năng lực học sinh
Để làm tốt các bài tập hữu cơ học sinh phải biết tên và công thức của các
hợp chất hữu cơ. Giáo viên linh hoạt chọn các dạng bài tập phù hợp cho các em
học yếu, để bài tập không vượt quá khả năng của các em. Hướng dẫn cụ thể ở
mỗi bài cho các em
3.3.1. Cách thức thực hiện
-10-
Phân loại các dạng bài tập và cho các dạng này từ mức độ biết đến vận
dụng
Dạng bài tập cần cho học sinh làm trước là viết đồng phân và gọi tên các
HCHC. Đây là dạng bài cơ cản và là nền tảng cho các dạng khác, các em phải
biết tên, công thức mới có thể viết được phương trình, nhận biết các chất và
giải các bài toán. Dạng bài này nên cho các em yếu làm nhiều lần, và làm bài
theo trình tự hướng dẫn của giáo viên.
VD: cho học sinh viết đồng phân và gọi tên theo danh pháp thay thế của một
số hiC no, hiC không no: C5H12; C5H10; C5H8
C5H12
CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3 pentan
CH3 – CH – CH2 – CH3 2-metylbutan
CH3
CH3
CH3 – C – CH3 2,2 - dimetylpropan
CH3
C5H10
CH2 = CH – CH2 – CH2 – CH3
CH2 = C – CH2 – CH3
Pent –1– en
CH3 2- metylbut –1– en
CH3 – C = CH – CH3
CH3
CH3 = C – CH – CH3
2- metylbut –2– en
CH3 3-metylbut -1-en
CH3 – CH = CH – CH2 – CH3 Pent –2– en
C5H8
CH C – CH2 – CH2 – CH3 Pent-1-in
CH C – CH – CH3
CH3 3-metylbut -1-in
CH3 – CH CH – CH2 – CH3 Pent-2-in
Cho các em làm dạng này vài lần đến khi xem tên các em có thể viết
công thức và ngược lại.
Từ kiến thức đã có tiếp tục cho các em làm thêm dạng viết phương trình,
từ phương trình cơ bản có ở sách giáo khoa ta đưa lên dạng tương tự ở mức độ
hiểu
-11-
VD: phản ứng thế AgNO3/NH3 với C2H2 ở sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn
quy tắc thế rồi cho dạng tương tự C3H4 tác dụng AgNO3/NH3
CHC – CH3 + AgNO3 + NH3 CAgC – CH3 + NH4NO3
Giáo viên cho dạng giống nhau nhiều lần, để cho các em yếu nhận dạng
và tự làm bài, giáo viên giám sát quá trình làm bài tập của các em
VD: phản ứng của ancol và Na giáo viên thay đổi chất cho các em viết khoảng
3,4 lần sau đó cho các em nhận xét.
Cho ancol etylic, propylic, butylic tác dụng Na.
Khi đã hoàn thiện bài tập viết phương trình, cho học sinh làm các bài tập
nhận biết. Chú ý cho các em các phản ứng đặc trưng để nhận biết. Hướng dẫn
cho các em vẽ đúng sơ đồ và sau đó viết phương trình
VD: cho các em giải bài nhận biết ancol etylic, phenol, andehit axetic.
Yêu cầu các em xem lại tính chất hóa học của các chất đã cho và chọn
phản ứng đặc trưng cho từng chất. Hướng dẫn các em nhận biết các chất theo
thứ tự
Đáp án
Nhận biết phenol bằng Br2/ CCl4 có hiện tượng kết tủa trắng.
Nhận biết ancol etylic bằng Na có hiện tượng sủi bọt khí. Chất còn lại là
andehit axetic.
Khi nâng dần mức độ các bài tập là ta đã hình thành cho các em một
chuỗi tư duy logic từ mức độ thấp lên cao. Các dạng bài tập điều chế nên hạn
chế cho các em làm từ đầu vì các em có học lực yếu không tự vạch được đường
đi cho dạng bài này. Chỉ nên cho các em làm dạng bài chuỗi phương trình.
VD: cho học sinh thực hiện chuổi phản ứng từ CH 4 → C2H2 → C2H4 →ancol
etylic. Thay cho bài tập từ metan hãy điều chế ancol etylic. Hai bài tập này là
như nhau nhưng bài điều chế khó hơn, mức độ các em yếu kém không làm
được
2CH4 C2H2 + 3H2
C2H2 + H2 C2H4
-12-
C2H4 + H2O C2H5OH
Bài tập hóa học nâng dần từ mức độ và tùy thuộc vào từng đối tượng học
sinh mà chọn mức độ bài tập phù hợp
Từ các dạng bài tập lý thuyết dạng phương trình, nhận biết chuyển dần
sang các bài toán hữu cơ đơn giản. Phần lớn các dạng bài tập toán hữu cơ có
công thức tính nhanh, cho học sinh học công thức và vận dụng làm bài.
VD: Đốt cháy một hidrocacbon X tạo ra 17,6 gam CO 2 và 9 gam nước, X
thuộc dãy đồng đẳng:
A. Ankan
B. Ankadien
C. Ankin
D. Anken
Số mol CO2 = = 0,4 mol
Số mol H2O = = 0,5 mol
Số mol H2O > số mol CO2 nên hiC là ankan. Đán án A
VD: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiC kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng thu được 10,56 gam CO2 và 2,52 gam H2O. CTPT của hai hiC là:
A. C2H2 và C3H4
B. C2H4 và C3H6
C. C2H6 và C3H8
D. C3H4 và C4H6
Số mol CO2 = 0,24 mol
Số mol H2O = 0,14 mol
Số mol CO2> số mol H2O
đáp án A
Khi giải tốt được các bài tập từ dễ đến khó học sinh hình thành tư duy
logic, từ đó các em sẽ hứng thú học tập hơn
3.3.2. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm: tạo không khí làm bài sôi nổi trong lớp, vì tất cả các em đều có
thể làm bài. Trong khi làm các em có thể trao đổi nhóm nhỏ hoặc hỏi các bạn
học tốt hơn. Các em hiểu được cách làm bài và có thể tự tin để trình bày. Bài
-13-
tập đi theo từng mức độ sẽ không vượt quá năng lực học sinh đặc biệt là các em
yếu, kém
Nhược điểm: do lớp có nhiều đối tượng khác nhau nên có thể gây nhàm
chán cho các em học sinh giỏi, các em phải chỉ bài các bạn nên không có thời
gian đầu tư bài tập nâng cao. Mất nhiều thời gian để các em có học lực yếu
trình bày bài làm của mình.
3.3.3. Tính phổ biến
Phân hóa mức độ bài tập từ thấp đến cao ấp dụng tốt cho tất cả các
chương, các dạng bài tập, và hầu hết các em học yếu đều có thể tiếp thu.
3.3.4. So sánh kết quả
Hầu hết các em đều hứng thú làm bài và ghi bài đầy đủ, qua kiểm tra tập
của các em có trên 90% học sinh ghi bài và làm bài đầy đủ.
3.4. Giải pháp 4 : Thay đổi cách kiểm tra đánh giá đối với học sinh yếu kém
Khi kiểm tra bài các em yếu kém cần có giải pháp phù hợp, không yêu
cầu các em quá cao, đề không nên quá khó, trắc nghiệm làm nhiều mức độ và
theo ma trận.
Kiểm tra miệng, cho các em kiểm tra cùng lúc nhiều bạn, nêu trước câu
hỏi cho các em có sự chuẩn bị, câu hỏi vừa sức các em
Kiểm tra định kì, cho các em trước đề cương ôn tập, định hướng dạng
bài tập và tổ chức ôn tập cho các em
Kiểm tra việc ghi chép bài các em thường xuyên, nếu có ghi đầy đủ bài
khuyến khích cộng điểm
4. KẾT QUẢ
Qua quá trình thay đổi cách thức giảng dạy, kiểm tra, kết quả thu lại rất
khả quan. Hầu hết các em đều có kết quả học tập cao hơn, không khí lớp vui
vẻ, sôi động, các em tích cực phát biểu xây dựng bài. Số học sinh yêu thích
môn học tăng lên
4.1. Kết quả học tập
Năm học 2014 – 2015 kết quả kiểm tra định kì lần 3 của học sinh không
cao, cụ thể
-14Sỉ
Lớp
số
30
32
62
11A1
11A2
Tổng
Giỏi
SL
TL
10.0
3
9.4
3
6
9.7
Khá
SL
3
3
6
TL
10.0
9.4
9.7
TB
SL
6
9
15
Yếu
TL
20.0
28.1
24.2
SL
12
15
27
TL
40.0
46.9
43.5
Kém
SL
TL
20
6
8.3
2
8
12.9
Kết quả học sinh yếu kém là 56,4%
Năm học 2015-2016, kết quả kiểm tra định kì lần 3 tăng lên rỏ rệt số
lượng các em yếu kém giảm đáng kể cụ thể ở các lớp như sau:
TRUNG
LỚP
Sỉ
số
GIỎI
Số
Tỉ
lượn
lệ
g
%
17.
11A
KHÁ
Số
Tỉ lệ
lượn
%
g
BÌNH
Số
Tỉ lệ
lượng
%
YẾU
Số
Tỉ lệ
lượn
%
g
KÉM
Số
Tỉ lệ
lượng
%
1
11A
35
6
1
13.
7
20.0
11
31.4
9
25.7
2
5.7
2
11A
37
5
5
17.
7
18.9
11
29.7
13
35.1
1
2.7
3
11A
35
6
1
30.
7
20.0
12
34.3
7
20.0
3
8.6
4
11A
36
11
6
19.
6
16.7
9
25.0
9
25.0
1
2.8
5
Tổn
36
17
7
4
19.
6
16.7
10
27.8
10
27.8
3
8.3
g
9
35
6
33
18.4
53
29.6
48
26.8
10
5.6
Kết quả học sinh yếu kém 32,4%.
5.2. Kết quả phiếu thăm dò yêu thích môn học
Qua một thời gian thực hiện đề tài, phát lại phiếu điều tra mức độ yêu thích
môn học
Kết quả:
Mức độ yêu thích môn hóa học (số học sinh)
Lớp
Rất thích
Thích
11a1
4
12
11a2
2
15
11a3
3
13
11a4
4
14
11a5
2
11
Tỉ lệ học sinh thích học HHHC ( tỉ lệ %)
Quan tâm
14
14
9
9
12
Không thích
5
6
10
9
11
-15-
Lớp
11a1
11a2
11a3
11a4
11a5
HHVC
43
40,6
45,8
38,9
36,1
HHHC
57
59,4
45,7
52,8
63,9
Cả hai
0
0
8,5
8,3
0
-16-
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng
giảng dạy môn học bước đầu thu được kết quả khả quan. Cách nhìn của học
sinh về môn hóa học có nhiều thay đổi, các em thích học môn hóa hơn. HHHC
không còn xem là môn học khó đối với học sinh.
Thành công của đề tài là sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và học
sinh. Đề tài mang lại kết quả khả quan vì đã giúp các em học sinh yếu, kém
nâng cao kết quả học tập. Đề tài đang được kiểm chứng bằng thực tiển trong
năm học 2015 – 2016 và trong những năm học sau, để chất lượng môn hóa học
nói riêng và kết quả của nhà trường đạt như ý muốn.
2. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Trước tình hình giáo dục hiện nay, mỗi giáo viên cần có nhiều sáng kiến
để giúp các em học sinh học tập tốt hơn, tạo môi trường học tập tích cực và
thân thiện.
Việc giáo dục các em học sinh có học lực yếu kém cần sự quan tâm của
nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Ngoài việc giáo dục kiến thức còn chú
trọng việc giáo dục đạo đức học sinh. Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến
học sinh yếu kém, tổ chức phụ đạo cho các em và kiểm tra chất lượng của tiết
phụ đạo để kết quả thu được là tốt nhất. Gia đình cần quan tâm hỗ trợ, động
viên tinh thần cho các em tự tin đến trường.
Sự thành công của đề tài không thể không nói đến vai trò của lãnh đạo
nhà trường. Tôi chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường THPT Lê Văn Tám
đã tạo đều kiện thuận lợi cho tôi trong công tác để tôi có thể hoàn thành tốt đề
tài.
Mỹ Quới, ngày 12 tháng 03 năm 2016
Người thực hiện
Trương Thị Hồng Phúc
-17-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kế hoạch năm học 2015 – 2016, trường THPT Lê Văn Tám
2. Kế hoạch tổ chuyên môn hóa sinh năm học 2015 – 2016
3. Kế hoạch cá nhân năm 2015 – 2016
4. Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, trường THPT Lê Văn Tám
5. Tạp chí hóa học ứng dụng
-18-
-19-
Xác nhận của Hội đồng Xét duyệt sáng kiến cải tiến kỹ thuật
của trường
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Tổng điểm:………
Xếp loại:……………………
Mỹ Quới, ngày 11 tháng 4 năm 2016
T/M HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÓ CHỦ TỊCH
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
TIỀN THANH ĐIỀN
-20-
Xác nhận của Hội đồng Xét duyệt sáng kiến cải tiến kỹ thuật
của ngành giáo dục tỉnh
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Tổng điểm: …………
Xếp loại:…………….
Sóc Trăng, ngày
tháng năm 2016