Phân tích, đánh giá về mối quan hệ kinh tế Việt Nam – EU
MỞ ĐẦU
Cùng với Mỹ và Nhật Bản, EU là một trong những trụ cột kinh tế của thế giới. EU
là một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới với 2/5 nước
thành viên là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, 4/7 nước
công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20. Do đó,
vấn đề hợp tác kinh tế với tổ chức này là một trong những ưu tiên lớn của một nền
kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh Châu
Âu chính thức được thiết lập vào năm 1990, đây là nền tàng cho những sự hợp tác
về
sau
giữa
hai
bên.
NỘI DUNG
I. Sự cần thiết của Việt Nam trong quan hệ hợp tác kinh tế với EU.
EU là một trong những nền kinh tế lớn của thế giới, GDP năm 2011 đạt 17,57 nghìn
tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32,900 USD/năm. Bên cạnh đó,
EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới với 53 tỷ Euro viện trợ
phát triển (ODA) dành cho các nước đang phát triển trong năm 2011, chiếm hơn
60% tổng viện trợ của thế giới. Vì vậy, có thể nói, EU giữ một vị trí vô cùng quan
trọng thậm chí có tính chất sống còn trong quan hệ kinh tế đối ngoại của nền kinh tế
Việt Nam. Thật vậy:
Thứ nhất, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thắt chặt mối
quan hệ với EU sẽ nâng cao vị thế cũng như tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên
trường quốc tế.
Thứ hai, EU là một thị trường rộng lớn gồm 27 nước thành viên và dân số khoảng
500 triệu người; đây là một thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam.
II. Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam – EU
Nhận thức được tầm quan trọng và những lợi ích mang lại cho cả hai bên, ngày nay,
cả Việt Nam và EU đang không ngừng nỗ lực thúc đẩy hợp tác toàn diện về kinh tế
trên mọi lĩnh vực.
1. Về hợp tác phát triển
Hiện EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ
không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 19962010 là hơn 11 tỷ USD, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội
của Việt Nam. EU cam kết khoảng 1,01 tỷ USD cho năm 2012, tương đương
13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài. Tài trợ không hoàn lại chiếm 32,5%
(khoảng 324,05 triệu USD).
EU cam kết về nguyên tắc trong Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện
(PCA) Việt Nam – EU tiếp tục viện trợ phát triển cho Việt Nam trong giai đoạn mới
sau năm 2013, phù hợp với chiến lược và chương trình phát triển kinh tế – xã hội
vủa Việt Nam; cam kết tăng cường hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển
được quốc tế thừa nhận, trong đó có các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ. Bên cạnh
đó, điểm nổi bật của PCA là hai bên đạt được thỏa thuận về nội dung hợp tác trên
nhiều lĩnh vực mới, như giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, nông lâm ngư
nghiệp, ngăn ngừa và giảm nhẹ thiên tai, văn hóa, du lịch, môi trường, y tế, năng
lượng, giao thông… PCA cũng mở rộng các lĩnh vực hơp tác chuyên ngành mà EU
có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu với những cam kết cụ thể của EU về hỗ trợ kĩ
thuật và nâng cao năng lực trong mỗi lĩnh vực; tạo cơ sở cho Việt Nam khai thác
các thế mạnh khoa học, công nghệ của EU, tận dụng tốt hỗ trợ của EU để triển khai
hiệu quả đổi mới và tái cấu trúc nền kinh tế và hội nhập quốc tế.
2. Về thương mại
EU là đối tác thương mại hàng đầu tại Việt Nam kể từ năm 1995, đặc biệt khi Hiệp
định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu có hiệu lực sẽ
là một cú hích lớn vào quan hệ thương mại giữa hai bên.
Hiện tại, Việt Nam đang được hưởng thuế suất từ hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
(GSP) mà phía EU đơn phương dành cho Việt Nam. Song, khi nền kinh tế Việt Nam
phát triển đến một mức độ nhất định và có tính cạnh tranh cao hơn thì phía EU sẽ
bỏ dần những ưu đãi này. Chính vì thế khi FTA được kí kết sẽ mang lại sự tiếp cận
thị trường có thể tiên liệu trước một cách chắc chắn và ưu đãi cao hơn nhiều GSP.
Ước tính khi FTA có hiệu lực, sẽ có khoảng hơn 90% các sản phẩm hàng hóa của
Việt Nam xuất khẩu sang EU được hưởng thuế 0%, luồng thương mại giữa hai nước
dự kiến tăng từ 30-40%, đồng thời nhiều rào cản thuế quan sẽ được dỡ bỏ. Những
mặt hàng được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định này là nông sản, dệt may, giày
dép, thủy sản…Không chỉ dừng lại ở đó, Việt Nam và EU vẫn đang đàm phán việc
tiếp cân các mặt hàng đầ tư khác, như dịch vụ, mua sắm Chính phủ, dịch vụ tài
chính, đầu tư…
3. Về đầu tư
Các nước EU đã đầu tư vào Việt Nam ngay từ những ngày đầu khi ta ban hành luật
đầu tư nước ngoài (12/01/1987) và cho đến nay, các dự án đầu từ của các nước EU
đang không ngừng tăng về cả số lượng và giá trị.
Nếu như năm 1995 có 11 nước là thành viên EU đầu tư vào Việt Nam trong 168 dự
án với tổng số vốn cam kết là 2,5 tỷ USD thì hiện nay, EU là một trong những nhà
đầu tư hàng đầu tại Việt Nam với 1.810 dự án với tổng số vốn đăng ký là 34,28 tỷ
USD. Theo chiều ngược lại, từ con số 0, hiện Việt Nam đã có 33 dự án đầu tư sang
10 nước thành viên EU với tổng số vống đăng ký là 107 triệu USD.
Về các hình thức và lĩnh vực đầu tư, cho đến nay EU chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực
bất động sản và hoạt động xây dựng, ngành công nghiệp đang thu hút nhiều đầu tư
nước ngoài. Các lĩnh vực đầu tư quan trọng nhất là năng lượng, công nghệ sản xuất
bia, các sản phẩm từ kem và sữa, ngân hàng, bất động sản, môi trường. Các dự án
lớn của các nước EU đang được thực hiện ở Việt Nam có thể kể đến như hãng
Helneken (sản xuất bia); Shell (dầu khí), Unilever (dầu gội, xà phòng). Các nhà đầu
tư EU còn thực hiện một số lĩnh vực đầu tư khác như dự án liên doanh giữa Thụy
Điển với nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội, Phần Lan với dự án đầu tư vào nhà máy
điện Vũng Tàu…
III. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quan hệ kinh tế với EU
1. Những thuận lợi
Với vị trí và tầm ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế thế giới, EU là đối tác kinh
tế quan trọng của Việt Nam, nhất là trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa diễn ra
ngày càng mạnh mẽ thì việc thúc đẩy hợp tác quan hệ thương mại với EU sẽ tạo ra
cho Việt Nam những cơ hội và thuận lợi nhất định. Có thể nêu ra một số thuận lợi rõ
ràng sau:
Thứ nhất, về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở trung tâm của tuyến đường biển, huyết
mạch từ Bắc Á xuống Đông Nam Á và Ấn Độ Dương. Với vị trí đặc thù như vậy
giúp cho Việt Nam không những có thuận lợi về chính trị mà còn cho cả phát triển
về giao lưu thương mại quốc tế.
Thứ hai, Việt Nam hiện đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế lớn như APEC,
ASEAN, WTO. Việc Việt Nam là thành viên của ASEAN là một nhân tố quan trọng
bởi ASEAN là đối tác lớn của EU, vì vậy, quan hệ thương mại giữa EU và Việt
Nam phát triển sẽ như một bàn đạp để thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa EU và
ASEAN; hay nói cách khác, Việt Nam là một cửa ngõ đầy tiềm năng để các doanh
nghiệp của EU tiến vào thị trường của các nước trong khối ASEAN.
Thứ ba, Việt Nam là nước được đánh giá có cơ cấu dân số vàng, số người trong độ
tuổi lao động chiếm phần đông trong cơ cấu dân số. Vì vậy, Việt Nam có nguồn
nhân lực dồi dào, chi phí lao động lại thấp so với các nước trong khu vực. Đây là
một lợi thế để các nhà đầu tư cân nhắc tới thị trường Việt Nam.
Thứ tư, EU là một khu vực rộng lớn với số dân đông và nhu cầu tiêu dùng cao, vì
vậy, nếu các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được thị trường này sẽ có được những
cơ hội phát triển giá trị, và mở đường để hàng hóa của Việt Nam có thể tiếp cận
được các thị trường khác.
2. Những khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trong quan hệ kinh tế với EU đã nói ở trên, vẫn còn tồn
tại nhiều khó khăn và thử thách đặt ra cho cả Việt Nam và EU.
Một khó khăn được nhắc tời từ lâu nhưng hiện giờ để giải quyết khó khăn này vẫn
là bài toán khó đối với các nhà quản lý; đó chính là thủ tục pháp lý và các thủ tục,
giấy tờ có liên quan, điều này làm giảm tính cạnh tranh của Việt Nam với các nước
trong khu vực. Việc thủ tục giấy tờ rườm rã, giải phóng mặt bằng chậm, kinh
nghiệm quản lý và trình độ công nghệ hạn chế… là những rào cản, khiến cho các
nhà đầu tư EU e ngại, do dự khi quyết định đầu tư vào Việt Nam.
Không chỉ có vậy, các doanh nghiệp Việt Nam còn đứng trước khó khăn không nhỏ
trong việc tiến hành thay đổi về thủ tục, môi trường và điều kiện kinh doanh để có
thể thích nghi với môi trường đầu tư của các nước EU.
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm
của EU vô cùng khắt khe và nghiêm ngặt. Hệ thống về tiêu chuẩn hàng hóa của EU
đã, đang và sẽ là một thách thử không nhỏ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Vì vậy,
các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, đồng thởi phải đảm
bảo cũng như giám sát kỹ lưỡng vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu
chuẩn chất lượng
mà EU đề ra.
Trong tương lai, chắc hẳn sẽ còn thêm những thách thức mới và khó khăn hơn cho
Việt Nam trong mối quan hệ kinh tế với EU. Tuy nhiên không chỉ có khó khăn mà
thuận lợi và cơ hội phát triển cũng sẽ mở rộng hơn đối với chúng ta; vì vậy, nhà
nước và các doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể, lâu dài đối với đối tác quan trọng
này.
KẾT LUẬN
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và EU là mối quan hệ dựa trên cơ sở lợi ích chung
của các bên. Đối với EU, Việt Nam hiện đã trở thành một đối tác tin cậy không thể
thiếu trong chiến lược phát triển ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói
chung. Còn đối với Việt Nam, EU là đối tác quan trọng và được ưu tiên đặc biệt.
Triển vọng phát triển giữa Việt Nam và EU là rất lớn và sẽ không dừng lại ở những
thành tích trong những năm vừa qua. Đệ tận dụng được tối đa tiềm năng của các
bên, Việt Nam và EU cần có chiến lược phát triển ổn định và bền vững, đồng thời,
mỗi bên cần phải cố gắng vượt qua những khó khăn và thách thức để nâng quan hệ
kinh tế của hai bên lên tầm cao mới.