Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích, đánh giá mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam – Trung Quốc là hai nước láng giềng, quan hệ ngoại giao, kinh
tế, văn hóa và thương mại giữa hai nước đã hình thành từ xa xưa trong lịch sử.
Đối với nhân dân hai nước, quan hệ láng giềng, quan hệ giao lưu văn hóa và
thương mại đã trở thành một quan hệ truyền thống bền vững. Sau khi bình
thường hóa quan hệ vào cuối năm 1991, quan hệ giữa hai nước nói chung và
thương mại nói riêng đã phát triển ngày càng mạnh
Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cả Trung Quốc và Việt
Nam đều đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, quan
hệ kinh tế thương mại hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ,
toàn diện nhưng vẫn cần được cũng cố và phát triển lên một bước mới. Xuất phát
từ thực tế đó, em xin chọn đề tài “Phân tích, đánh giá mối quan hệ kinh tế Việt
Nam – Trung Quốc” để nghiên cứu.
I.Lợi thế so sánh trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc.
1
Theo học thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricardo thì một nước chỉ nên tập
trung vào những gì mà mình có lợi thế, dùng nó để trao đổi những gì mà nếu
mình tự làm thì hiệu quả sẽ không cao. Áp dụng trong quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và Trung Quốc, ta có thể rút ra lợi thế so sánh như sau:
1.Về phía Trung Quốc:
Trung Quốc là nước lớn, đông dân, có tiềm lực kinh tế mạnh và có kinh
nghiệm hơn trong hoạt động ngoại thương với nhiều nước trên thế giới. Hơn nữa,
nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có năng lực cạnh tranh mạnh do có
ưu thế về số lượng, chủng loại và có giá thành thấp hơn của Việt Nam vì các
doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư khoa học kỹ thuật hỗ trợ sản xuất. Hiện nay,
Trung Quốc đã vươn lên là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về tổng
kim ngạch buôn bán.
Về công nghiệp nhẹ, Trung Quốc là một nước có truyền thống và có lực
lượng lao động lớn, nhân công rẻ, có kinh nghiệm sản xuất ra các mặt hàng có
giá thành thấp, chất lượng tốt, Trung Quốc có tiềm năng phát triển công nghiệp
do tiếp thu được công nghệ tiên tiến thể hiện ở hàng điện tử và hàng tiêu dùng.


Trung Quốc có lợi thế về nhiều mặt so sánh đối với hàng hóa nước ta.
2.Về phía Việt Nam:
Hội nhập mở cửa với nền kinh tế thế giới, nước ta sẽ còn gặp nhiều khó
khăn, từ điểm xuất phát thấp, thực hiện đường lối chính sách đổi mới, mở cửa thị
trường, nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. Các hàng may mặc, giầy da
quy có điều kiện cạnh tranh với hàng hóa thế giới cũng như hàng hóa Trung
Quốc, nhưng chi phí còn cao nên hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Thêm vào đó,
Việt Nam còn phải xuất khẩu những mặt hàng thô và nhập khẩu những mặt hàng
đã qua chế biến như xăng, phân bón, thiết bị máy móc…
2
Tuy nhiên, Việt Nam cũng có những mặt hàng có lợi thế so sánh do thiên
nhiên ưu đãi như gạo, cao su, cà phê, hạt điều…nên hàng năm Trung Quốc vẫn
phải nhập khẩu từ Việt Nam những mặt hàng này.
Nước ta sẽ dựa vào nguồn nhân công rẻ, tay nghề cao, cần cù nên có điều
kiện cạnh tranh thuận lợi và là ưu thế. Ngoài ra, Việt Nam còn có ưu thế là
nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng, chính trị, an ninh ổn định và gần đây
Việt Nam đã có những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam.
II.Tình hình thực tế mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.
1.Những thành thự đã đạt được.
Sau khi bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, hàng xuất khẩu chủ yếu
của Việt Nam sang Trung Quốc là nông sản và một vài loại khoáng sản. Các sản
phẩm xuất khẩu nói chung là nguyên liệu thô chưa qua chế biến, hàng công
nghiệp và chế biến chiếm 1 tỷ lệ nhỏ. Trung Quốc nhập khẩu các loại nguyên
liệu thô của Việt Nam phục vụ cho ngành sản xuất, chế biến trong nước. Sử dụng
được giá lao động rẻ, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động và sản
xuất thành phẩm xuất khẩu với hiệu quả khá cao. Cơ cấu mặt hàng trao đổ buôn
bán giữa hai nước rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu là
buôn bán qua đường nhập khẩu chính thức và buôn bán tiểu ngạch qua biên giới
theo đường chính thức hoặc không chính thức.

Đối với Việt Nam, trong khi các cán cân buôn bán chính ngạch luôn nhập
siêu thì cán cân buôn bán tiểu ngạch lại xuất siêu. Phía Trung Quốc có một chính
sách nhất quán và mềm dẻo khuyến khích buôn bán qua biên giới với biện pháp
chủ yếu là đánh thuế hàng nhập khẩu thấp hơn so với đường chính ngạch. Ngược
3
lại, Chính phủ Việt Nam lại thực hiện chính sách buôn bán chính ngạch và hạn
chế buôn bán tiểu ngạch. Hoạt động buôn bán tiểu ngạch bị kiểm soát chặt chẽ
bởi nhiều ngành khác nhau.
Cho đến nay, cơ cấu hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đã có
những biến chuyển nhất định. Tỷ lệ hàng nguyên liệu đã qua chế biến và hàng
công nghiệp tiêu dùng đã tăng lên. Một số mặt hàng như cao su, dầu thô, hải sản,
hàng rau quả, hạt điều, may mặc, giầy dép, than đá vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể
trong xuất khẩu của hai nước. Trung Quốc là khách hàng số một về xuất khẩu
cao su của Việt Nam, đứng thứ hai về than đá và là nhà tiêu thụ thủy sản thứ tư
sau Nhật Bản, Hồng Kông và Mỹ. Còn hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Việt
Nam là sắt thép, nông nghiệp cơ khím thiết bị vật dụng y tế, phương tiện vận tải,
dược liệu, hàng tiêu dùng công nghệ.
Một vấn đề cũng đáng lưu ý là hàng qua đường tiểu ngạch chủ yếu là hàng
công nghiệp tiêu dùng như xe đạp, phụ tùng, đồ điện, điện tử, quần áo may
mặc… do giá thành thấp lại được hưởng những ưu đãi xuất khẩu của Trung
Quốc nên các loại hàng này có sức cạnh tranh rất mạnh trên thị trường Việt Nam
gây ra nhiều tác động đến hàng sản xuất trong nước.
Nói chung các mặt hàng mà phía Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam
trong những năm qua kể cả tiểu ngạch và chính ngạch rất phong phú và đa dạng,
có đến trên 200 nhóm hàng và mặt hàng cụ thể, gấp đôi số mặt hàng mà Việt
Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Mặc dù có những ảnh hưởng tiêu cực, nhưng
sức ép mà hàng Trung Quốc cũng có ảnh hưởng tích cự đến thị trường Việt
Nam. Đó là sự vươn lên lớn mạnh và trưởng thành của một số ngành trong thị
trường Việt Nam như dệt may, da giầy, xe đạp, bóng đèn, phích nước…
2.Những hạn chế còn tồn tại.

4
a.Quan hệ ngoại thương giữa hai nước còn chưa tương xứng với tiềm năng
mỗi nước.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu của mỗi nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam với Trung Quốc chỉ chiếm 5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam và chỉ bằng 0,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc.
Là hai nước láng giềng, có truyền thống trao đổi buôn bán từ lâu đời,
nhưng Việt Nam mới chỉ là nước xuất khẩu thứ 29 trong tổng số 220 nước xuất
khẩu sang Trung Quốc. Còn Trung Quốc cũng chỉ là nước xuất khẩu lớn thứ 6
vào Việt Nam.
b.Nạn hàng giả, hàng kém chất lượng và buôn lậu qua biên giới hai nước
trở nên rất phổ biến.
Trốn lậu thuế là hiện tượng phổ biến trong xuất nhập khẩu tiểu ngạch, dẫn
đến thất thu cho nhà nước mỗi năm hàng tỷ đồng. Trốn lậu thuế được thực hiện
thông qua các thủ đoạn như nhập nhiều khai ít, nhập những hàng có mức thuế
cao như xe đạp (75%) thành những hàng có mức thuế thấp như đồ chơi trẻ em
(10%), vật liệu xây dựng (18%)…
Gian lận thương mại chạy theo lợi ích cá nhân, cục bộ đã khiến cho nhiều
doanh nghiệp Việt Nam tìm cách xuất khẩu những mặt hàng bị cấm, mặt hàng
quý hiếm gây xáo trộn thị trường, mất lòng tin, ảnh hưởng đến uy tín và lợi ích
quốc gia. Bên cạnh đó, không thể không kể đến, nạn hàng kém chất lượng, độc
hại của Trung Quốc tràn lan trong thị trường Việt Nam hiện nay, gây bức xúc
trong dư luận như hoa quả sử dụng hóa chất bảo quản độc hại, trứng gà giả…
c.Quản lý xuất nhập khẩu của cả hai nước, đặc biệt là Việt Nam còn nhiều
yếu kém.
5

×