Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Đề cương bài giảng Kỹ năng hành nghề Luật Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.58 KB, 30 trang )


A/ PHẦN CHUNG
1.
2.
3.
4.
5.

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
TRONG TIẾN TRÌNH HÀNH NGHỀ LUẬT
HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NHỮNG
NGƯỜI HÀNH NGHỀ LUẬT
TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT
NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HÀNH
NGHỀ LUẬT
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG
HÀNH NGHỀ LUẬT


I/ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
TRONG QUÁ TRÌNH HÀNH NGHỀ LUẬT
HIỆN NAY :
1/ Những Thuận lợi :
a/ Kinh tế Việt nam ngày càng phát triển, đời sống được nâng cao
người dân có khả năng và điều kiện để thuê Luật sư
b/ Trong tiến trình hội nhập, các Doanh nghiệp Việt nam đã phát
triển nhanh chóng về số lượng và quy mô do đó các doanh
nghiệp cần có Luật sư tư vấn
c/ Kinh tế phát triển kéo theo các quan hệ dân sự, kinh tế ngày
càng đa dạng, nhưng cũng từ đó phát sinh nhiều tranh chấp,
khiếu kiện cần có Luật sư tư vấn và bảo vệ quyền lợi


d/ Nhà nước đã từng bước hoàn thiện các thể chế pháp luật về
hành nghề luật, chuyên nghiệp hóa nghề luật
đ/ Hiện nay đội ngũ Luật sư còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng được
nhu cầu của xã hội nên tính cạnh tranh giữa các Luật sư chưa
cao, hầu hết các Luật sư đều thường xuyên có nhiều việc để
làm


2/ Những Khó khăn :
a/ Phần lớn người dân và các Doanh nghiệp chưa quen với
việc thuê, mướn luật sư tư vấn từ đầu, khi cảm thấy
quyền lợi bị thiệt hại hoặc bị khiếu nại, kiện tụng mới đi
tìm luật sư do đó Luật sư sẽ rất bị động về chứng cứ cũng
như thủ tục pháp lý
b/ Hệ thống văn bản pháp luật tuy được ban hành nhiều
nhưng vẫn còn thiếu, các văn bản còn chồng chéo, thậm
chí mâu thuẫn gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật
c/ Việc hiểu và áp dụng pháp luật ở các địa phương còn
chưa đồng bộ, thống nhất từ đó gây khó khăn rất nhiều
cho người dân và đội ngũ Luật sư
d/ Cơ chế hành chính của nhà nước còn nặng nề, cải cách
chậm chạp, bên cạnh đó trình độ nhận thức pháp luật
của cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa đồng đều từ đó
phát sinh nhiều tệ quan liêu, tham nhũng, đòi tiền hối lộ
đ/ Nhà nước chưa có cơ chế kiểm soát và xử phạt những đối
tượng hành nghề luật nhưng không có chứng chỉ hành
nghề


II/ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH

CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ LUẬT :
1/ Hoạt động tư vấn pháp luật :
a/ Hình thức tư vấn pháp luật phổ biến :
- Tư vấn trực tiếp tại VPLS, Công ty Luật
- Tư vấn qua điện thoại
- Tư vấn tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
- Tư vấn qua báo chí, thư từ
- Tư vấn trên đài phát thanh, truyền hình
- Tư vấn tại cộng đồng dân cư
b/ Phí tư vấn :
- Không thu phí tư vấn
- Có thu phí tư vấn


2/ Hoạt động tố tụng :
a/ Đối với vụ án Hình sự :
- Luật sư có quyền tham gia từ giai đoạn điều
tra (từ khi bắt tạm giam bị can)
- Luật sư phải làm thủ tục đề nghị cơ quan điều
tra cấp giấy chứng nhận bào chữa
- Luật sư tiếp xúc bị can và tham gia các buổi
hỏi cung bị can, bị cáo
- Luật sư tham gia phiên tòa sơ thẩm
- Luật sư tham gia phiên tòa phúc thẩm
- Luật sư bào chữa theo chỉ định của nhà nước


b/ Đối với các vụ án kinh tế, dân sự, lao động :
- Hướng dẫn khách hàng về trình tự, thủ tục, hồ
sơ và thẩm quyền giải quyết vụ án

- Luật sư hoàn tất thủ tục để được Tòa án cấp
giấy chứng nhận bảo vệ quyền lợi
- Hướng Khách hàng đóng án phí và tham gia
cho lời khai, hòa giải tại Tòa án
- Chuẩn bị luận cứ và tham gia phiên tòa
- Chuẩn bị thủ tục kháng cáo hoặc yêu cầu thi
hành án


3/ Thực hiện dịch vụ pháp lý:
a/ Dịch vụ nhà đất :
- Mua bán, tặng cho, cho thuê nhà đất
- Thừa kế, kê khai di sản, khước từ di sản
- Hợp thức hóa nhà, đất
- Thế chấp, bảo lãnh bằng nhà, đất
- Xin phép xây dựng, hoàn công nhà xưởng
- Xác nhận nhà đất là tài sản riêng của vợ
chồng


b/ Dịch vụ kinh tế :
- Lập và xin giấy phép đầu tư, thành lập cty
- Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, kiểu
dáng công nghiệp, nhượng quyền thương mại
- Thu hồi công nợ
- Soạn thảo các hợp đồng kinh tế, thương mại
- Giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên
trong công ty
- Giải quyết các tranh chấp về quan hệ lao động

trong Doanh nghiệp


c/ Dịch vụ hộ tịch :
- Kết hôn có yếu tố nước ngoài
- Ly hôn trong và ngoài nước
- Nhận con nuôi, nhận con ngoài giá thú
- Khai sinh, khai tử
- Cải chính hộ tịch
- Trích lục các giấy tờ về hộ tịch


d/ Những dịch vụ khác :
- Xuất nhập cảnh : Hộ chiếu, vi sa, bảo lãnh
đoàn tụ gia đình
- Hộ khẩu, CMND
- Soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ các loại
- Các công việc khác mà pháp luật cho phép
(làm chứng cho các giao dịch)


III/ TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT:
1/ Văn phòng Luật sư
2/ Công ty Luật :
+ Công ty luật hợp danh
+ Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn
3/ Luật sư hành nghề tự do không mở Văn phòng
hoặc công ty luật



IV/ NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI
NGƯỜI HÀNH NGHỀ LUẬT:
1/ Phải có chứng chỉ hành nghề :
- Có bằng cử nhân Luật;Tham gia khóa đào tạo Ls 12 tháng
- Thực tập tại một văn phòng Luật sư hoặc công ty luật trong thời
hạn 12 tháng
- Tham gia kỳ thi do Bộ tư pháp tổ chức và được Bộ tư pháp cấp
chứng chỉ hành nghề luật trên toàn quốc
- Tham gia vào một đoàn Luật sư để được cấp thẻ Luật sư

2/ Phải có kiến thức pháp luật, hiểu biết pháp luật sâu
rộng
3/ Có kỹ năng hành nghề
4/ Có đạo đức nghề nghiệp và lập trường chính trị rõ
ràng
5/ Yêu thích công việc, có thái độ phục vụ và chịu
được áp lực công việc


V/ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
TRONG HÀNH NGHỀ LUẬT:
 1/

Tôn trọng và chấp hành nghiêm túc
pháp luật
 2/ Đảm bảo bí mật nội dung tư vấn cho
khách hàng
 3/ Tôn trọng khách hàng và bảo vệ quyền
lợi hợp pháp, chính đáng cho khách hàng ở
mức độ cao nhất

 4/ Thực hiện tốt chức năng tư vấn nhưng
không được quyết định thay cho khách
hàng, trừ trường hợp được khách hàng
đồng ý


B/ PHẦN KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ:
1.
2.

3.
4.
5.

6.

KỸ NĂNG TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
PHÁP LUẬT
KỸ NĂNG TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ
TỤNG PHI HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH
SỰ
KỸ NĂNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
KỸ NĂNG ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT NHỮNG TÌNH
HUỐNG KHÓ, PHỨC TẠP THƯỜNG GẶP
KHI HÀNH NGHỀ
NHỮNG KINH NGHIỆM ĐỂ THÀNH
CÔNG TRONG HÀNH NGHỀ LUẬT



I/ KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI HÀNH
NGHỀ LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG
TƯ VẤN PHÁP LUẬT :
1/ Các bước trong quá trình tư vấn :
 - Bước 1 : Tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách
hàng
 - Bước 2 : Nghe khách hàng trình bày nội dung
cần tư vấn
 - Bước 3 : Nghiên cứu hồ sơ do khách hàng cung
cấp và đặt câu hỏi tìm hiểu thêm thông tin cần
thiết
 - Bước 4 : Tổng hợp và phân tích nội dung khách
hàng cần tư vấn trên cơ sở pháp luật
 - Bước 5 : Đưa ra những giải pháp khả thi để
khách hàng lựa chọn
 - Bước 6 : Kết thúc buổi tư vấn và hướng dẫn
khách hàng cách thức liên lạc khi cần tái tư vấn



2/ Kỹ năng nghe và đặt câu hỏi :
a/ Người tư vấn cần lắng nghe với thái độ tôn trọng,
quan tâm và cảm thông, chia sẻ với những khó khăn
của khách hàng
b/ Khi nghe người tư vấn cần xác định và ghi nhận
những điểm pháp lý mấu chốt để định hướng cho
việc nghiên cứu hồ sơ và lập dàn ý tư vấn về sau
c/ Trong quá trình nghe người tư vấn có thể áp dụng
cách thức tư vấn phi ngôn ngữ

d/ Trong quá trình nghe, người tư vấn có thể đặt thêm
câu hỏi gợi ý để khách hàng trình bày đúng định
hướng
đ/ Đối với những vấn đề quan trọng cần phải đặt câu
hỏi khẳng định để khách hàng xác định lại một lần
nữa mức độ chính xác của vấn đề.


3/ Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ :
a/ Căn cứ vào tính chất, đặc điểm vụ việc và những
điểm pháp lý mấu chốt, người tư vấn sẽ lựa chọn
những giấy tờ pháp lý quan trọng cần nghiên cứu
b/ Người tư vấn cần phân loại các giấy tờ, hồ sơ quan
trọng để nghiên cứu :
- Hồ sơ pháp lý khách hàng đã có từ trước khi xảy ra
sự việc
- Các văn bản trả lời, giải quyết của cơ quan có thẩm
quyền khi sự việc xảy ra (nếu có)
- Các hồ sơ, giấy tờ có sau khi sự việc xảy ra
c/ Thời gian nghiên cứu hồ sơ :
- Vụ việc đơn giản : Có thể tư vấn ngay
- Vụ việc phức tạp : Nên hẹn lại để nghiên cứu thật kỹ


4/ Kỹ năng trình bày nội dung tư vấn :
a/ Trước khi trình bày nội dung tư vấn :
- Thu thập đầy đủ những thông tin về vụ việc
- Phải lập dàn ý tổng quát và chi tiết trên cơ sở những
điểm pháp lý mấu chốt
- Chuẩn bị các văn bản pháp luật cần áp dụng

b/ Trong quá trình trình bày nội dung tư vấn :
- Bám sát dàn ý tư vấn để trình bày vấn đề rõ ràng,
cụ thể nhằm tránh tình trạng nội dung tư vấn bị lập
đi lập lại nhiều lần
- Nội dung tư vấn phải dựa trên cơ sở các văn bản
pháp luật, tránh tư vấn theo cảm tính
- Khi tư vấn phải vận dụng khả năng hùng biện để
khách hàng dễ dàng hiểu rõ vấn đề


5/ Kỹ năng soạn thảo văn bản :
a/ Thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết
b/ Chuẩn bị các văn bản pháp luật cần áp dụng
c/ Lập dàn ý tổng quát và chi tiết
d/ Không nên quá cầu toàn mà nên nhanh chóng bắt
tay vào việc soạn thảo văn bản
đ/ Chỉnh sửa văn bản nhiều lần về nội dung, câu chữ,
lỗi chính tả …. đến khi không thể chỉnh sửa được
nữa
e/ Nhờ những người có kinh nghiệm soạn thảo văn bản
hoặc người có chuyên môn xem qua và góp ý thêm
để hoàn chỉnh văn bản


II/ KỸ NĂNG TRONG HOẠT ĐỘNG
TỐ TỤNG :
1/ Trong vụ án Hình sự :
a/ Giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án :
- Hướng dẫn bị can hoặc gia đình bị can làm
thủ tục thuê luật sư và nộp hồ sơ luật sư cho cơ

quan điều tra để được cấp giấy chứng nhận bào
chữa
- Xác định lại tội danh và khung hình phạt
- Vào trại giam để tiếp xúc bị can
- Xem xét về thời hạn tạm giử, tạm giam hoặc
xin tại ngoại


b/ Giai đoạn truy tố và xét xử :
- Luật sư gởi văn bản đến Viện kiểm sát để nêu
quan điểm bào chữa cho bị can hoặc bị cáo để
Viện kiểm sát xem xét, cân nhắc khi viết bản cáo
trạng
- Chuẩn bị các văn bản pháp luật áp dụng để
tranh luận với đại diện Viện kiểm sát tại tòa
- Chuẩn bị các chứng cứ ngoại phạm (nếu vô tội)
hoặc chứng cứ xin giảm nhẹ hình phạt (nếu có
tội)
- Chuẩn bị bản luận cứ bào chữa cho bị cáo trên
cơ sở nghiên cứu bản cáo trạng của Viện kiểm
sát


c/ Kỹ năng tham gia phiên tòa :
- Trang phục chỉnh tề : đồng phục hoặc áo sơ
mi trắng cà vạt
- Hồ sơ văn bản pháp luật : Sắp xếp sao cho khi
cần có thể lấy ra ngay
- Đến sớm hơn giờ quy định từ 15 đến 20 phút
để quan sát và chọn vị trí thích hợp

- Chuẩn bị những câu hỏi cần hỏi bị cáo, người
bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
- Bình tỉnh khi tranh luận với kiểm sát viên
- Khi trình bày bản luận cứ phải thể hiện được
hết khả năng, bản lĩnh, kiến thức


d/ Kỹ năng hỗ trợ bị cáo trong việc kháng cáo
bản án hoặc tư vấn về xóa án tích :
- Phân tích cho gia đình bị cáo về tính nặng, nhẹ
hoặc hợp lý của bản án tòa án tuyên
- Gia đình bị cáo hoặc bị cáo sẽ quyết định việc
có kháng cáo hay không
- Luật sư soạn thảo đơn kháng cáo cho bị cáo
- Trường hợp gia đình bị cáo hoặc bị cáo không
kháng cáo thì Luật sư giải thích cho họ biết về
các quy định Xóa án tích được quy định trong
Bộ luật Hình sự


2/ Trong vụ án phi hình sự :
a/ Trước khi khởi kiện :
- Tư vấn và chuẩn bị hồ sơ
- Thu thập chứng cứ và soạn thảo đơn khởi kiện
b/ Khi khởi kiện :
- Nộp hồ sơ khởi kiện và đóng án phí
- Làm thủ tục để Luật sư tham gia tố tụng
- Hướng dẫn khách hàng cho lời khai và hòa giải
- Chuẩn bị Luận cứ bảo vệ quyền lợi
- Tham gia phiên tòa

- Tư vấn thủ tục kháng cáo hoặc đề nghị thi hành
án


×