Tải bản đầy đủ (.docx) (205 trang)

VỊ THẾ của NGƯỜI mẹ đơn THÂN TRONG xã hội hàn QUỐC HIỆN NAY và LIÊN hệ với THỰC TIỄN ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 205 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------

NGUYỄN THỊ THU VÂN

VỊ THẾ CỦA NGƯỜI MẸ ĐƠN THÂN TRONG XÃ HỘI
HÀN QUỐC HIỆN NAY VÀ LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN Ở
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC


Hà Nội - 2015

2

2


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------

NGUYỄN THỊ THU VÂN

VỊ THẾ CỦA NGƯỜI MẸ ĐƠN THÂN TRONG XÃ HỘI
HÀN QUỐC HIỆN NAY VÀ LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN Ở
VIỆT NAM



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

Chuyên ngành:

Nhân học

Mã số:

62 31 03 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Trịnh Duy Luân
2. TS. Đặng Thị Hoa

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả trong luận án là kết quả nghiên cứu và điều tra thực địa của
tác giả luận án và chưa từng được ai công bố.
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Vân

4

4



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tiến sĩ với đề tài: “Vị thế của người mẹ đơn
thân trong xã hội Hàn Quốc hiện nay và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam”,
tôi xin chân thành cảm ơn:
Các thầy cô giáo Khoa Dân tộc học và Học viện Khoa học Xã hội đã
tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chương
trình đào tạo tiến sĩ.
Lãnh đạo Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Trường Đại học
Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội - nơi tôi công tác, đã giúp đỡ, tạo điều
kiện giúp tôi về thời gian, lịch công tác để tôi hoàn thành luận án.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trịnh Duy Luân
và TS. Đặng Thị Hoa, những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và cho tôi
những góp ý vô cùng quý báu giúp tôi hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Mạng lưới Hỗ trợ Người mẹ Đơn thân
Hàn Quốc (KUMSN) và Hiệp hội Gia đình Người mẹ Đơn thân Hàn Quốc
(KUMFA) tại Seoul, Hàn Quốc, cùng Hội Những Người mẹ Đơn thân Việt
Nam và các cộng tác viên đã nhiệt tình cộng tác trong suốt quá trình điền dã,
khảo sát tại các địa bàn nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã khích lệ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi khi thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn!

5

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH-HĐH
KUMFA
KUMSN
NGO
Nxb
PTTH
UBND
TS

6

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Korean Unwed Mothers Families Association
(Hiệp hội Gia đình Người mẹ Đơn thân Hàn Quốc)
Korean Unwed Mothers Support Network
(Mạng lưới Hỗ trợ Người mẹ Đơn thân Hàn Quốc)
Non-government organization
(Tổ chức phi chính phủ)
Nhà xuất bản
Phổ thông trung học
Ủy ban nhân dân
Tiến sĩ

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1


Số bảng
Hình 1-1

Tên bảng
Khung lý thuyết đàm luận xã hội về người mẹ

2
3

đơn thân
Hình 1-2 Khung phân tích của luận án
Bảng 2-1 Phân bố độ tuổi của người mẹ đơn thân trong các

43
56

4

khu nhà tạm trú
Bảng 2-2 Sự thay đổi về học vấn của người mẹ đơn thân

57

5

theo năm
Biểu 2 -3 Tổng thu nhập hàng tháng của người mẹ đơn

58


6

thân Hàn Quốc
Bảng 3-1 Số lượng khu nhà tạm trú phúc lợi dành cho gia đình

78

7

khuyết một thành viên qua các năm
Bảng 3-2 Thực trạng hỗ trợ học phí – chi phí nuôi con của

79

8
9

Chính phủ Hàn Quốc
Hộp 3-3 Thủ tục đăng ký vào cư trú tại nhà tạm trú
Bảng 3-4 Chương trình của nhà tạm trú A dành cho mẹ và

81
82

con người mẹ đơn thân
Phương thức hoạt động của Hiệp hội gia đình

10

Hình 3-5


11

người mẹ đơn thân Hàn Quốc
Bảng 4-1 Nhận thức về người mẹ đơn thân, theo nhóm tuổi

113

12

người trả lời
Bảng 4-2 Nhận thức về việc giáo dục con cái của người mẹ

122

13

đơn thân, theo nhóm tuổi người trả lời
Bảng 5-1 Điểm tương đồng và khác biệt trong vị thế của

143

người mẹ đơn thân Hàn Quốc và Việt Nam

7

Trang
38

7


92


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

8

8


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trên thế giới, vấn đề người mẹ đơn thân đã và đang nhận được nhiều
sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách về
gia đình. Trong những năm gần đây, những biến đổi về kinh tế - xã hội, nhất
là đối với một số nước khu vực Châu Á, khu vực vốn được coi là bị ảnh
hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo, đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc
trong ý thức, quan điểm của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội về vấn đề
người mẹ đơn thân. Trong xã hội các nước khu vực Châu Á, bên cạnh hình
thái gia đình truyền thống, ngày càng xuất hiện nhiều hình thái gia đình mới
như: gia đình đa văn hóa, gia đình khuyết một thành viên (khuyết cha hoặc
mẹ do nhiều nguyên nhân: ly hôn, ly thân, góa, có con khi chưa kết hôn).
Điều này đặt ra nhiều thách thức cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định
chính sách về gia đình.
Tại Hàn Quốc, từ lâu “Mihon-mo” (người mẹ đơn thân) được coi là
một hiện tượng bất bình thường và là vấn đề xã hội, có ảnh hưởng đến sự ổn

định của xã hội và sự ổn định của hình thái gia đình truyền thống, vốn đã tồn
tại từ lâu đời. Trong bối cảnh đó, những người mẹ đơn thân thường gặp nhiều
khó khăn, đối mặt với những định kiến xã hội đối với họ. Tuy nhiên, từ sau
những năm 1990, cùng với sự biến đổi về các loại hình gia đình và hoạt động
hỗ trợ của các tổ chức phúc lợi xã hội, những người mẹ đơn thân đã dần thoát
ra khỏi những quy phạm truyền thống của xã hội, nâng cao vị trí độc lập của
mình như một kiểu gia đình mới. Vấn đề người mẹ đơn thân và con cái của họ
cũng đã trở thành một chủ đề học thuật và được công chúng, dư luận quan
tâm chú ý. Đã có sự xuất hiện của mạng lưới các tổ chức xã hội hỗ trợ người
mẹ đơn thân, lên tiếng yêu cầu chính phủ, thay vì hỗ trợ cho chính sách cho
con nuôi, cần có các chính sách hỗ trợ để người mẹ đơn thân nuôi con, đóng
9


góp vào sự phát triển chung của xã hội.
Ở Việt Nam, hình thái gia đình đang có những thay đổi nhanh chóng,
nhất là từ những năm sau Đổi mới 1986 đến nay. Vấn đề người mẹ đơn thân ở
Việt Nam cũng không nằm ngoài những đặc điểm chung của hiện tượng này
trên thế giới. Hiện tượng này ngày càng trở nên phổ biến hơn, không còn là lẻ
tẻ, ngẫu nhiên như trước đây. “Có thể xem đó như một hiện tượng mớitrong
sự phát triển của gia đình Việt Nam, đi cùng với những biến đổi xã hội khác ở
nước ta trong thời kỳ Đổi mới”[68].
Cũng như Hàn Quốc, tại Việt Nam, dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng từ văn
hóa Nho giáo Trung Quốc với nhiều quan niệm, quy phạm liên quan đến gia đình
truyền thống, luôn coi trọng, đề cao hôn nhân và gia đình, gắn hôn nhân với gia
đình trong một mối quan hệ hết sức mật thiết. Điều này đã khiến nhữngcho người
mẹ đơn thân và con cái (ngoài giá thú) của họ rất khó khăn để được xã hội công
nhận, chịu nhiều định kiến cũng như phân biệt đối xử. Vì vậy, họ gặp phải khá
nhiều khó khăn trong cuộc sống, và đặt ra những vấn đề xã hội hết sức đáng lo
ngại. Trước thực tế này, cần có những điều tra đầy đủ và cụ thể về vấn đề người mẹ

đơn thân để từ đó, có cơ sở để có những điều chỉnh chính sách thích hợp, nhằm hỗ
trợ cho những người mẹ đơn thân có hoàn cảnh sống tốt hơn.
Các nghiên cứu về vấn đề người mẹ đơn thân trong thời gian vừa qua
chủ yếu tiếp cận vấn đề này trong “cấu trúc xã hội” nên chưa phản ánh được
một cách sâu sắc những vấn đề về nội tâm, quan niệm và những khó khăn của
người mẹ đơn thân với tư cách là chủ thể hành vi. Về phương pháp nghiên
cứu, các nghiên cứu trước đây thường chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra
thống kê học, y học nên còn hạn chế trong việc khám phá những mặt tâm lý
xã hội, tâm thế ẩn chứa bên trong vấn đề người mẹ đơn thân. Các nghiên cứu
này cũng chưa sử dụng nhiều phương pháp văn hóa - so sánh, vốn rất cần
thiết để có cái nhìn rộng hơn về vấn đề người mẹ đơn thân trong bối cảnh
10


quốc tế.
Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn đề tài “Vị
thế của người mẹ đơn thân trong xã hội Hàn Quốc hiện nay và liên hệ với
thực tiễn ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Luận án làm rõ vị thế của người mẹ đơn thân trong xã hội Hàn Quốc
hiện nay, và hệ thống chính sách xã hội hỗ trợ người mẹ đơn thân của chính
phủ Hàn Quốc, từ đó liên hệ với thực tiễn Việt Nam để gợi mở và đề xuất
chính sách hỗ trợ người mẹ đơn thân tại Việt Nam.
Cụ thể, luận án nhằm đạt được một số mục tiêu nghiên cứu sau :
- Cung cấp nguồn tư liệu mới, cụ thể, khoa học và có hệ thống về vị thế
của người mẹ đơn thân trong xã hội Hàn Quốc hiện nay và liên hệ với thực
tiễn Việt Nam.
- Phân tích và lý giải nguyên nhân, những yếu tố tác động, ảnh hưởng
đến vị thế của người mẹ đơn thân trong xã hội Hàn Quốc và Việt Nam.

- Gợi mở và đưa ra một số đề xuất nhằm xây dựng và cải thiện chính
sách hỗ trợ người mẹ đơn thân tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vị thế xã hội của người mẹ đơn thân
Hàn Quốc hiện nay và liên hệ so sánh với người mẹ đơn thân tại Việt Nam. Khách
thể nghiên cứu là những người mẹ đơn là thành viên của Hiệp hội Gia đình người
mẹ đơn thân Hàn Quốc (KUMFA) và nhóm người mẹ đơn thân là thành viên của
Hội những người mẹ đơn thân Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu tập trung vào các vấn đề: thực trạng và các yếu tố tác
động đến vị thế của người mẹ đơn thân trong xã hội như: bối cảnh văn hóa xã hội,
các quan niệm về giá trị của hôn nhân gia đình, hoàn cảnh gia đình, hoạt động của
11


mạng lưới người mẹ đơn thân, chính sách xã hội của chính phủ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Thời gian nghiên cứu

Về phạm vi thời gian nghiên cứu tại Hàn Quốc: lấy mốc thời gian từ
sau 1990 (khi hình thái gia đình Hàn Quốc có nhiều thay đổi và vấn đề người
mẹ đơn thân bắt đầu nhận được dư luận xã hội và các nhà nghiên cứu quan
tâm. Ở Việt Nam, bối cảnh kinh tế xã hội được chọn là từ sau Đổi mới (1986)
– thời kỳ có nhiều biến đổi về kinh tế - xã hội và có ảnh hưởng, tác động
không nhỏ tới loại hình, cấu trúc gia đình tại Việt Nam.
3.2.2. Không gian nghiên cứu:
Nhóm người mẹ đơn thân Hàn Quốc: Nghiên cứu thực hiện tại Seoul,
trong đó tập trung ở Hiệp hội gia đình người mẹ đơn thân Hàn Quốc
(KUMFA).
Nhóm người mẹ đơn thân Việt Nam: Nghiên cứu thực hiện tại Hà Nội,

trong đó tập trung ở nhóm người mẹ đơn thân thuộc Hội những người mẹ đơn thân
Việt Nam.
4. Nguồn tư liệu của luận án
Ở nghiên cứu này, tác giả đã kết hợp sử dụng cả nguồn tài liệu sơ cấp
và thứ cấp, bao gồm:
Một là, tư liệu do chính tác giả thu thập được qua nhiều đợt điền dã dân tộc
học trong quá trình nghiên cứu thực tế tại Seoul, Hàn Quốc và Hà Nội, Việt Nam.
Đáng kể nhất là các đợt nghiên cứu dài ngày vào các năm 2010, 2011 (để thực hiện
luận văn Thạc sĩ tại Hàn Quốc), trong năm 2013 tại Hàn Quốc và năm 2014, nửa
đầu năm 2015 tại Hà Nội. Nguồn tài liệu này giúp cho tác giả tìm hiểu và phát hiện
được nhiều vấn đề nội tâm, suy nghĩ của người mẹ đơn thân, những khó khăn họ
gặp phải trong quá trình mang thai, sinh con và nuôi con, đánh giá của họ về các
chính sách xã hội của Chính phủ đối với họ, qua đó đánh giá được một cách khách
quan vị thế của người mẹ đơn thân trong xã hội.
12


Hai là, tài liệu thống kê về thực trạng của người mẹ đơn thân, độ tuổi,
thu nhập, mức độ sử dụng các khu nhà tạm trú, các bài viết của học giả trong
và ngoài nước về gia đình và sự biến đổi hình thái gia đình, tình trạng cho con
nuôi và các chính sách xã hội đối với người mẹ đơn thân, đàm luận về người
mẹ đơn thân v.v...
5. Đóng góp của luận án
Về đóng góp của luận án, luận án được mong đợi sẽ có những đóng góp
cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn. Cụ thể:
Một là, trình bày một cách có hệ thống, chuyên sâu đồng thời nhận diện
được thực trạng vị thế của người mẹ đơn thân trong xã hội Hàn Quốc, các
chính sách xã hội hỗ trợ họ, hoạt động của các tổ chức đoàn thể bảo vệ quyền
lợi cho họ.
Hai là, liên hệ với thực tiễn của hiện tượng người mẹ đơn thân tại Việt

Nam, cho thấy những khó khăn mà họ trải qua trong suốt quá trình mang thai
- sinh con - tham gia xã hội dưới con mắt của người trong cuộc.
Ba là, kết quả nghiên cứu của luận án là luận cứ khoa học giúp cho việc
xây dựng chính sách hỗ trợ cho người mẹ đơn thân tại Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bố cục
của luận án được chia thành các chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết nghiên
cứu đề tài
Chương 2. Thực trạng vị thế của người mẹ đơn thân Hàn Quốc từ chiều
cạnh quan hệ xã hội
Chương 3. Vị thế của người mẹ đơn thân Hàn Quốc từ chiều cạnh
chính sách và mạng lưới hỗ trợ
Chương 4. Vị thế người mẹ đơn thân tại Việt Nam – Một số vấn đề hiện
13


nay Chương 5. Kết quả và bàn luận

14


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về người mẹ đơn thân tại phương Tây
Cho đến nay, có không ít các công trình nghiên cứu về người mẹ đơn
thân trên thế giới đã được công bố rộng rãi. Đặc biệt ở các quốc gia mà chính
sách phúc lợi đi đầu như Anh, Đức, Na-uy, Pháp thì các nghiên cứu về người

mẹ đơn thân là rất đa dạng. Qua các công trình đó, có thể thấy một bức tranh
toàn cảnh về thực trạng, khó khăn mà người mẹ đơn thân nuôi con gặp phải
cũng như các luận điểm, các đề xuất về phương án hỗ trợ họ.
Trong cuốn sách Going it alone? Lone motherhood in late modernity
(Làm mẹ một mình? Tình mẹ trong thời kỳ hậu hiện đại) [109], được xây
dựng dựa trên nội dung phỏng vấn 70 người mẹ đơn thân không kết hôn, sống
ở nội thành Béclin và Luân Đôn, và dựa vào tiền trợ cấp của chính phủ, KlettDavies Martina đã tìm hiểu cuộc sống của những người mẹ sống đơn thân
cùng con cái. So sánh giữa hai xã hội Anh và Đức trong thời hiện đại ngày
nay, tác giả đã phân tích việc làm mẹ đơn thân khi nhận tiền trợ cấp của chính
phủ, và chịu ảnh hưởng như thế nào từ đàm luận xã hội (social discourses).
Tác giả cho rằng xã hội công nghiệp hóa phương Tây đã và đang trải qua một
sự biến đổi đầy kịch tính về cấu trúc gia đình từ những năm 1970. Gia đình
hạt nhân trong đó bao gồm bố, mẹ và con cái đang giảm dần, tỉ lệ ly dị và
sống thử đang tăng nhanh, phụ nữ có con ở độ tuổi muộn hơn và cũng có ít
con hơn. Nhưng sự biến đổi đáng chú ý nhất trong cấu trúc của gia đình là số
lượng tăng nhanh của gia đình khuyết một thành viên - gia đình cô đơn (lone
parent family). Tác giả định nghĩa người mẹ đơn thân là một nhóm đồng nhất,
có những bất lợi tương tự nhau và tồn tại như một nhóm riêng biệt với các
15


nhóm phụ nữ khác hay các gia đình có đầy đủ hai thành viên. Tác giả sử dụng
thuật ngữ “lone” thay cho “single” hay “solo” bởi lẽ phần lớn những phụ nữ
mà tác giả phỏng vấn tại Anh tự định nghĩa họ như những người mẹ đơn độc.
Những phụ nữ tại Đức thì gọi chính họ là “Alleinerziehende” (alone-educator)
- những người giáo dục con cái một mình.
Một trong những điểm đáng chú ý trong công trình của Klett-Davies
Martina là căn cứ vào cách thức mà người mẹ đơn thân xử lý, sắp xếp cuộc
sống của mình trong điều kiện có hay không được nhận trợ giúp của chính
phủ, trong mối quan hệ với những người xung quanh, trong dư luận xã hội đối

với họ, tác giả đã phân chia họ thành ba nhóm: người tiên phong (pioneer),
coper (người đương đầu) và struggler (người đấu tranh). Theo đó, người đi
tiên phong (pioneer) cảm thấy thỏa mãn với những gì mình có, người đương
đầu (coper) luôn nhìn nhận tình trạng của họ chỉ là tạm thời và có thể cải
thiện, còn người đấu tranh (struggler) thì cảm thấy bị chôn vùi trong những
ràng buộc và đè nén xã hội, nhận thức rằng họ chẳng còn sự lựa chọn nào cả.
Đây là những luận điểm hết sức quan trọng có thể vận dụng khi phân tích về
tâm lý bất ổn và tiến thoái lưỡng nan của người mẹ đơn thân trong quá trình
mang thai, sinh con, nuôi con và tham gia xã hội.
Polakow Valerie, Halskov Therese và Jorrgense Per Schultz trong
nghiên cứu Diminished rights, Danish lone mother families in international
contexts (Quyền lợi bị giảm bớt, Các Gia đình Người mẹ Đơn thân Đan Mạch
trong Bối cảnh Quốc tế) [114] đã tìm hiểu về cuộc sống và vấn đề đói nghèo
của người mẹ đơn thân ở Đan Mạch trong so sánh với các xã hội khác.
Nghiên cứu miêu tả những khó khăn của những người mẹ đơn thân khi phải
cố gắng vừa làm việc, vừa nuôi con, vay mượn tiền để trang trải cho cuộc
sống và đưa ra nhận định rằng quyền lợi của người mẹ đơn thân và con cái
của họ – những người được coi là thuộc “nhóm xã hội ngoài lề” (marginal
16


group) - là một thứ quyền lợi bị giảm bớt (diminished rights) và họ phải đấu
tranh rất nhiều để khôi phục quyền lợi của chính mình. Tác giả chỉ ra rằng
giáo dục chính là con đường có thể giúp các bà mẹ đơn thân thoát khỏi tình
trạng nghèo khó, tăng thu nhập. Bên cạnh đó sự hỗ trợ của mạng lưới xã hội
cũng hết sức cần thiết. Đây là những nhận định rất có giá trị. Bởi lẽ nhiều
nghiên cứu về thực trạng người mẹ đơn thân, nhất là người mẹ đơn thân ở
tuổi vị thành niên hoặc thanh niên, cho thấy việc mang thai và sinh con làm
họ giảm bớt cơ hội học tập, phải nghỉ học giữa chừng, ảnh hưởng lớn đến việc
tìm được công việc ổn định trong tương lai của họ. Vì thế, giáo dục - cụ thể là

dạy nghề hoặc tạo điều kiện giúp những người mẹ đơn thân này có cơ hội học
tập là một việc hết sức thiết thực.
Nhìn chung các nghiên cứu kể trên đề cập đến gồm nhiều khía cạnh đa
dạng như: vấn đề nhân quyền, trong đó nhấn mạnh quyền làm mẹ, vấn đề
phúc lợi xã hội v.v…Tuy vậy, các nghiên cứu thường không đưa ra các con số
hay dữ liệu thống kê về độ tuổi, học vấn, sức khỏe v.v.., những thông tin
chung khái quát về người mẹ đơn thân. Các nghiên cứu thường tập trung phân
tích nội tâm của người mẹ đơn thân thông qua nội dung phỏng vấn sâu, so
sánh chế độ phúc lợi xã hội đối với người mẹ đơn thân ở các xã hội khác
nhau, qua đó cho cái nhìn tổng quát về vấn đề người mẹ đơn thân tại phương
Tây. Ở đây, cái nhìn của xã hội về người mẹ đơn thân là “thoáng” hơn (so với
các xã hội phương Đông), và do đó họ dễ được chấp nhận hơn, cũng như
được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ (về nhà cửa, tiền trợ cấp, dịch vụ phúc lợi
chăm sóc con cái v.v...) hơn.
1.1.2. Nghiên cứu về người mẹ đơn thân tại Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, từ những năm 1990 trở lại đây, bắt đầu xuất hiện nhiều
nghiên cứu liên quan đến vấn đề người mẹ đơn thân. Có thể chia các nghiên
cứu này theo các nhóm nội dung chính: nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân
17


phát sinh của hiện tượng người mẹ đơn thân, những khó khăn và định kiến, dư
luận xã hội, mạng lưới người mẹ đơn thân và những nghiên cứu nhằm đưa ra
đề án, chính sách xã hội hỗ trợ người mẹ đơn thân và con cái của họ.
Trong các công trình nghiên cứu giải thích nguyên nhân phát sinh và
thực trạng của người mẹ đơn thân tại Hàn Quốc, lại có hai hướng quan điểm,
trong đó một bên tiếp cận vấn đề từ góc độ vĩ mô - nhấn mạnh sự thay đổi của
cấu trúc xã hội là nguyên nhân chính dẫn đến phát sinh hiện tượng người mẹ
đơn thân, còn một bên thì tiếp cận vấn đề từ góc độ vi mô – nhấn mạnh tầm
quan trọng của các yếu tố mang tính gia đình, cá nhân.

Các công trình ở nhóm thứ nhất có thể kể đến Lee Seok-jae [155]; Bae
Mee-young [143], Jeong Maria và cộng sự [147], [Ahn Tae-yun và cộng sự,
[151]; Son Hong-sook [145] đều đưa ra nhận định: “Quá trình đô thị hóa, hiện
đại hóa là nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trong lối sống, thêm vào đó là cơ
hội giao lưu tiếp cận giữa nam nữ, những nhận thức về quan hệ tình dục cũng
thay đổi dưới sự tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng. Những
giá trị, quy định mang tính đạo đức, xã hội, gia đình truyền thống bị giảm nhẹ,
từ đó số lượng phụ nữ mang thai, nuôi con mà không kết hôn tăng nhanh, cho
đến gần đây trở thành một hiện tượng và nhận được nhiều quan tâm chú ý từ
dư luận” [143], [155].
Jeong Maria và cộng sự [147], trong nghiên cứu về “Sự ủng hộ của xã
hội đối với người mẹ đơn thân và hy vọng của họ” đã nhận định rằng sự biến
đổi của cấu trúc xã hội là một trong những nguyên nhân quan trọng trong việc
phát sinh hiện tượng người mẹ đơn thân. Tác giả khẳng định công nghiệp hóa,
đô thị hóa, thông tin hóa cùng với sự mở rộng vai trò của phụ nữ trong các
hoạt động xã hội đã khiến cho sự tiếp xúc mang tính xã hội của nam giới và
nữ giới trở nên thường xuyên hơn và do đó cơ hội giao tiếp giữa hai giới cũng
trở nên nhiều hơn. Ngược lại, những quy phạm mang tính đạo đức, gia đình,
18


xã hội truyền thống trở nên yếu dần. Thêm vào đó, xu hướng cởi mở về tình
dục của phương Tây cũng lan tỏa mạnh mẽ, khiến cho những luân lý, quy
phạm mang tính truyền thống của Hàn Quốc trước đây bị lung lay. Mặt khác,
độ tuổi trưởng thành về mặt thể chất của thanh niên cũng thấp dần, sự tự do
trong cuộc sống cá nhân được đề cao dẫn đến hiện tượng sống thử trước hôn
nhân trở nên phổ biến. Các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí,
truyền hình, internet cũng khiến giới trẻ tìm hiểu nhiều hơn về tình dục. Theo
đó, tỉ lệ sống thử và quan hệ trước hôn nhân tăng cao, kéo theo một số lượng
lớn những người mẹ trẻ mang thai, đơn thân nuôi con, làm nổi cộm lên thành

vấn đề mang tính xã hội.
Ahn Tae-yun và cộng sự [151], trong “Nghiên cứu về điều tra thực
trạng gia đình ông bố bà mẹ đơn thân tỉnh Gyeonggi-do và phương án hỗ
trợ” cũng cho rằng cùng với sự phát triển đa dạng của xã hội hiện đại và đô
thị hóa, cấu trúc và chức năng của gia đình cũng có nhiều thay đổi, dẫn đến
hiện tượng gia đình khuyết một thành viên như gia đình ly hôn, gia đình ông
bố bà mẹ có con ngoài giá thú v.v... Trong số gia đình ông bố bà mẹ có con
ngoài giá thú này thì số gia đình bà mẹ có con trong khi chưa kết hôn, quyết
định nuôi con một mình chiếm 80%, gặp nhiều khó khăn mang tính kinh tế,
tâm lý và mạng lưới xã hội.
Trong công trình của Son Hong-sook [145] khi nghiên cứu về “Nguyên
nhân phát sinh hiện tượng người mẹ đơn thân và đề án dự phòng nhìn từ góc
độ phúc lợi gia đình” cũng cho rằng sự biến đổi nhanh chóng của xã hội, quá
trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã ảnh hưởng tác động đến toàn bộ cấu trúc
xã hội, khiến cấu trúc xã hội trải qua một quá trình biến đổi toàn diện. Điều
này không chỉ tác động đến mọi mặt của xã hội như kinh tế, chính trị, văn
hóa, giáo dục mà còn ảnh hưởng làm thay đổi cả cách sống của mỗi cá nhân
hay những quy phạm, giá trị trong cuộc sống gia đình, xã hội. Có thể thấy rõ
19


nét nhất là hiện tượng hỗn loạn của giá trị quan có liên quan đến hành vi tình
dục của mỗi cá nhân, thể hiện ở những quy phạm về tình dục và vai trò của
tình dục. Các giá trị, quan niệm truyền thống về tình dục hay vai trò của tình
dục đã dần trở nên yếu đi, thay vào đó là các quan điểm cởi mở hơn.
Không nhắc đến những yếu tố mang tính xã hội, vĩ mô như đô thị hóa
hay hiện đại hóa, sự biến đổi của cấu trúc xã hội ảnh hưởng đến nhận thức và
lối sống của các thành viên trong xã hội đó, nhiều nhà nghiên cứu khác như
Huh Nam-soon [137,138] tiếp cận vấn đề ở góc độ vi mô, cho rằng hoàn cảnh
gia đình là nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc phát sinh hiện

tượng người mẹ đơn thân. Các tác giả nhận định một số lượng lớn người mẹ
đơn thân xuất thân từ các gia đình trong đó mối quan hệ giữa các thành viên
không ổn định hoặc mâu thuẫn như gia đình ly hôn, ly thân, gia đình khuyết
bố hoặc mẹ. Vì vậy, đã có nhiều trường hợp cố gắng tìm kiếm sự bình yên
trong tâm hồn hoặc dựa vào tinh thần ở bên ngoài xã hội, nới lỏng về các mối
quan hệ khác giới, từ đó có nhiều khả năng trở thành người mẹ đơn thân.
Nhóm thanh thiếu niên với học lực và kiến thức về giới tính càng kém thì việc
có thai trong độ tuổi này càng cao, thêm vào đó bạo lực tình dục hay việc bất
đồng với cha mẹ, bỏ nhà đi lang thang hoặc sống xa cha mẹ, tạo điều kiện cho
việc sống thử trước hôn nhân cũng là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ có thai và trở
thành mẹ đơn thân ở độ tuổi này càng cao. Do đó, một gia đình trong đó các
thành viên chung sống hòa thuận, mối quan hệ giữa mật thiết, gắn bó, sự ổn
định của gia đình là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu khả năng có thai ngoài
ý muốn trước hôn nhân, trở thành người mẹ đơn thân của con cái.
Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trên đây, có thể thấy rằng, nguyên
nhân dẫn đến hiện tượng người mẹ đơn thân là nguyên nhân phức hợp, không
chỉ đơn giản, một chiều, mà cần nhìn nhận từ nhiều chiều cạnh khác nhau,
bao gồm nhiều yếu tố như: bối cảnh xã hội, hoàn cảnh gia đình của mỗi cá
20


nhân. Sự biến đổi của cấu trúc xã hội như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, đô thị hóa, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây trong nhận thức, quan
niệm về tình dục, hôn nhân cùng với hoàn cảnh môi trường sống, hoàn cảnh
gia đình chính là những yếu tố tác động trực tiếp đến việc phát sinh hiện
tượng người mẹ đơn thân.
Về thực trạng của hiện tượng người mẹ đơn thân, trong các nghiên cứu
trước đây, ít có nghiên cứu nào đưa ra con số thống kê cụ thể về số lượng
người mẹ đơn thân tăng giảm theo năm, mà chủ yếu là những con số thống kê
về độ tuổi, học vấn, tỉ lệ lựa chọn cho con nuôi hay nuôi con một mình, dựa

vào kết quả điều tra ở một số người mẹ đơn thân nhất định, thường là những
nhóm người mẹ đơn thân cư trú trong các khu nhà tạm trú (shelter). Ngoài ra,
các nghiên cứu tập trung tìm hiểu nhận thức xã hội, cái nhìn của những người
xung quanh về người mẹ đơn thân, đồng thời phân tích những khó khăn, định
kiến xã hội, các trải nghiệm khi mang thai, nuôi con mà người mẹ đơn thân
gặp phải khi nuôi con một mình.
Về độ tuổi của người mẹ đơn thân tại Hàn Quốc, một trong những điểm
đáng lưu ý trong các nghiên cứu trên là hai luồng quan điểm trái chiều tranh
luận về việc độ tuổi của người mẹ đơn thân trong những năm gần đây đang
tăng hay giảm dần, kéo theo sự gia tăng số lượng của nhóm mẹ đơn thân độ
tuổi vị thành niên, thanh niên. Hong Soon-hye và cộng sự [139] trong
“Nghiên cứu thực trạng đảm bảo quyền nuôi con của người mẹ đơn thân độ
tuổi thanh thiếu niên” cho rằng bước vào những năm 90, xuất hiện hiện tượng
độ tuổi của người mẹ đơn thân giảm nhanh chóng, độ tuổi 15 đến 19 năm
1996 chiếm 48.3%, cao gấp gần hai lần so với con số 24,8% mà Trung tâm
phát triển phụ nữ Hàn Quốc công bố năm 1984. Từ đó, có thể thấy những năm
1990, vấn đề người mẹ đơn thân ở độ tuổi vị thành niên ngày càng trở nên
đáng báo động.
21


Tuy nhiên, quan điểm này được Lee Mi-jeong [154] trong nghiên cứu
về “Thực trạng sinh hoạt của gia đình người mẹ đơn thân tỉnh Gyeonggi-do”
bác bỏ. Lee Mi-jeong cho rằng khuynh hướng gia tăng số lượng người mẹ
đơn thân ở độ tuổi vị thành niên chỉ xuất hiện ở cuối những năm 1990, đến
đầu năm 2000, còn từ những năm từ 2000 trở lại đây, tỉ lệ này giảm dần, duy
trì ở mức 30%.
Mặt khác, nghiên cứu của Lee Mi-jeong còn đưa ra con số về trình
độ học vấn của nhóm người mẹ đơn thân được điều tra, trong đó những
người có học vấn dưới tốt nghiệp PTTH chiếm 4.5%, số đã tốt nghiệp

PTTH chiếm 45.1%, số đang học đại học chiếm 50.4%. Tác giả cũng nhấn
mạnh khuynh hướng gần đây trong số những người mẹ đơn thân cư trú
trong các khu nhà tạm trú, thì tỉ lệ người mẹ quyết định giữ lại nuôi con
một mình, không cho con nuôi đang tăng nhanh 1. Và độ tuổi của người mẹ
đơn thân là nhân tố quyết định nhiều trong việc cho con nuôi trong/ ngoài
nước hay giữ lại nuôi con một mình. Những nhóm phụ nữ có độ tuổi thấp
thì tỉ lệ cho con nuôi cao và nhóm có độ tuổi cao thường lựa chọn nuôi con
một mình. Kong Il-sook [135] và Huh Nam-soon cùng cộng sự [138] trong
nghiên cứu “Thực trạng và những tranh cãi liên quan đến người mẹ đơn
thân”cũng đồng ý với nhận định này của Lee Mi-jeong. Trong số những
người mẹ đơn thân cư trú trong các khu nhà tạm lánh, thì tỉ lệ lựa chọn
nuôi con một mình năm 1984 là 5.8%, năm 1998 là 7.2%, năm 2001 là
11.0%. Năm 2005 là 31.7% và năm 2006 là 33.0%, cho thấy khuynh hướng
quyết định nuôi con một mình thay vì cho con nuôi ở những người mẹ đơn
thân đang tăng dần.
Vấn đề nhận thức xã hội và những khó khăn, định kiến mà người mẹ
1 Dựa vào việc giữ lại con hay cho con nuôi đi mà người mẹ đơn thân (mihon-mo) được chia làm hai nhóm:
người mẹ đơn thân nuôi con (yangyuk mihon-mo) hay người mẹ đơn thân cho con nuôi (ipyang mihon-mo),
trong đó “yangyuk” mang nghĩa “nuôi nấng, dưỡng dục”, “ipyang” mang nghĩa “cho nhận con nuôi”.

22


đơn thân gặp phải trong xã hội Hàn Quốc cũng là khía cạnh được nhắc đến
trong nhiều nghiên cứu. Nguyễn Thị Thu Vân [157] trong công trình “Cuộc
vận động ủng hộ quyền lợi của người mẹ đơn thân trong xã hội Hàn Quốc
hiện nay”, được tiến hành qua phương pháp nghiên cứu điều tra thực địa nhân
học, với mẫu nghiên cứu là nhóm những người mẹ đơn thân đóng vai trò nòng
cốt trong việc thành lập và hoạt động của tổ chức Hiệp hội gia đình phụ nữ
đơn thân Hàn Quốc (Korean Unwed Mothers Families Association) cũng đã

miêu tả những khó khăn và định kiến mà người mẹ đơn thân gặp phải trong
xã hội Hàn Quốc. Tác giả nhấn mạnh tại Hàn Quốc, những định kiến về người
mẹ đơn thân như trẻ tuổi, phi đạo đức tồn tại khá rõ nét hơn các xã hội
phương Tây. Thậm chí họ thường được quy xét vào các nhóm người có trình
độ hiểu biết, học vấn cũng như tư cách đạo đức thấp kém, nghề nghiệp không
ổn định, điều kiện kinh tế khó khăn. Vấn đề người mẹ đơn thân tại Hàn Quốc
không được xét đến như một vấn đề mang tính xã hội, hay liên quan đến giới
mà thường được quy kết như một vấn đề đạo đức cá nhân, khi nhấn mạnh yếu
tố “không kết hôn sao có thể sinh con?” Ngoài ra, dưới góc tiếp cận chủ thể
hành vi, Nguyễn Thị Thu Vân còn đi sâu phân tích nội tâm người mẹ đơn
thân, cho thấy những khó khăn họ gặp phải trong quá trình mang thai, nuôi
con, sinh con. Đó là những khó khăn “về kinh tế, định kiến và phân biệt đối
xử từ những người xung quanh, khó khăn khi tìm kiếm việc làm, khó khăn
khi xung đột với đàm luận xã hội (social discourses). Đặc biệt một trong
những khó khăn cơ bản họ gặp phải là sự xung đột khi phải cân bằng giữa hai
vai trò: vai trò trong gia đình và vai trò ngoài xã hội” [157].
Ahn Tae-yun và cộng sự [151], trong “Nghiên cứu về điều tra thực
trạng gia đình ông bố bà mẹ đơn thân tỉnh Gyeonggi-do và phương án hỗ
trợ” cũng cho thấy định kiến của người dân Hàn Quốc đối với người mẹ đơn
thân. Nhóm tác giả cho rằng tại Hàn Quốc, trên thực tế, cái nhìn về những
23


người mẹ nuôi con một mình mà không kết hôn vẫn theo khuynh hướng căn
cứ vào những giá trị đạo đức chung, xem họ như những người phi đạo đức
hoặc thiếu trách nhiệm đối với bản thân và gia đình, con cái. Từ đó, họ gặp
phải sự phân biệt đối xử không chỉ ở địa bàn cư trú mà còn ở nơi làm việc,
làm giảm khả năng tìm kiếm hoặc duy trì việc làm của họ, gây nên những bất
lợi trong việc ổn định cuộc sống.
Về mạng lưới hỗ trợ người mẹ đơn thân tại Hàn Quốc, các nghiên cứu

trước đây chủ yếu nghiên cứu các tổ chức của xã hội dân sự, các NGOs đang
vận động ủng hộ quyền lợi của người mẹ đơn thân, xây dựng các khu nhà tạm
trú cho họ. Lee Mi-jeong [154] trong công trình “Phương án cải thiện dịch vụ
phúc lợi hỗ trợ người mẹ đơn thân nuôi con” đã chỉ ra nhiều loại hình nhà
tạm trú cho những người mẹ đơn thân, tùy thuôc vào thời gian cư trú và các
chính, chương trình phúc lợi mà họ được hưởng. Nhìn chung, người mẹ đơn
than được cư trú miễn phí, được hỗ trợ về vật chất và tinh thần để có động lực
tự lập và nuôi con.
Từ việc tìm hiểu, phân tích nguyên nhân và thực trạng vấn đề người mẹ
đơn thân tại Hàn Quốc, các nghiên cứu trước đây đã đưa ra những đề án,
phương hướng chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ họ dựa trên việc phân tích
những hạn chế của các chính sách trong thời điểm hiện tại. Đa số các nghiên
cứu nhìn nhận vấn đề người mẹ đơn thân ở góc độ nhân quyền, quyền làm mẹ.
Ahn Tae-yun và cộng sự [151] trong “Nghiên cứu về điều tra thực trạng
gia đình ông bố bà mẹ đơn thân tỉnh Gyeonggi-do và phương án hỗ trợ”, từ việc
nêu ra các chính sách hỗ trợ gia đình khuyết một thành viên thuộc độ tuổi thanh
niên của chính phủ, từ đó tác giả nêu lên quan điểm cần xây dựng chính sách một
cách đầy đủ, đáp ứng nhu cầu chung của người mẹ đơn thân ở nhiều độ tuổi.
Các nghiên cứu còn lại đa số nhấn mạnh tính đa dạng, linh hoạt khi đưa
ra đề xuất về chính sách hỗ trợ người mẹ đơn thân. Một số nghiên cứu đặt vấn
24


đề người mẹ đơn thân trong mối liên hệ mật thiết với vấn đề cho nhận con
nuôi. Jeong Maria và cộng sự [147], trong nghiên cứu về “Sự ủng hộ của xã
hội đối với người mẹ đơn thân và hy vọng của họ” nhấn mạnh tầm quan trọng
của mạng lưới xã hội đồng thời phát triển các chương trình hỗ trợ về mặt tinh
thần cho người mẹ đơn thân.
Lee Mi-jeong [153] trong công trình nghiên cứu “Phương án cải thiện dịch
vụ phúc lợi hỗ trợ cho phụ nữ đơn thân nuôi con”thì lại đặt vấn đề người mẹ đơn

thân và vấn đề cho con nuôi nước ngoài trong một mối quan hệ khăng khít, không
thể tách rời bởi tác giả lý giải rằng đa số những em bé được cho đi nhận con nuôi
nước ngoài là con cái của những người mẹ đơn thân này. Tác giả bác bỏ quan điểm
trước đây cho rằng việc cho nhận con nuôi là một đề án phúc lợi mang đến cho
những em bé này một gia đình mới, và khẳng định việc tạo ra một môi trường sống
tốt đẹp trong đó những em bé này được sống cùng cha mẹ ruột mới là một chính
sách đúng đắn.
Cùng quan điểm với Lee Mi-jeong, Kang Eun-hwa [125], trong công trình
nghiên cứu “Luận bàn nhằm bảo vệ quyền nuôi con của người mẹ đơn thân: Lấy
trọng tâm bàn về vấn đề cho nhận con nuôi” cũng cho rằng chính sách của Chính
phủ Hàn Quốc đang xung đột với việc bảo vệ quyền nuôi con của người mẹ đơn
thân. Chính phủ thực hiện các chính sách hỗ trợ người mẹ đơn thân nhưng lại
không chú trọng đến quyền nuôi con, quyền làm mẹ của họ. Một số khu nhà tạm
trú lại có các chương trình kết nối với các cơ sở cho con nuôi. “Kết cục là các
chính sách phúc lợi của chính phủ lại trở thành công cụ chia rẽ người mẹ đơn thân
và con cái của họ, khiến người mẹ đơn thân phải từ bỏ quyền nuôi con của mình”
[125].
Các công trình nghiên cứu về người mẹ đơn thân tại Hàn Quốc đã phần
nào phác họa được một cái nhìn bao quát về các chiều cạnh của vấn đề người
25


×