Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tại thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.66 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LOAN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ
TẠI THÀNH PHỐ VĨNH YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ

: 60 85 01 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THỜI

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Phương Loan


ii


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn
thạc sỹ chuyên ngành Quản lý đất đai với đề tài: “Thực trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tại thành
phố thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc”
Để có được kết quả nghiên cứu này, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Khắc Thời, là người trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi rất tận tình, chu đáo trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn
thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến chân thành, quí báu của các
thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý đất đai – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, Chi Cục Quản lý đất đai, Văn phòng Đăng ký đất
đai, Thanh tra Sở, Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Vĩnh Yên đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Trân trọng cảm ơn các
tổ chức, cá nhân ở địa phương nơi tôi tiến hành điều tra nghiên cứu đề tài đã giúp
đỡ rất nhiệt tình để tôi hoàn thành luận văn.
Trận trọng cảm ơn đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.

Vĩnh Yên, ngày 25 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Loan

iii



MỤC LỤC
Lời cam đoan....................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ......................................................................................................... iii
Mục lục .............................................................................................................. iv
Danh mục viết tắt .............................................................................................. vii
Danh mục bảng biểu ......................................................................................... viii
Danh mục hình ................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu đề tài ................................................................ 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý quỹ đất của các tổ chức .......................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm liên quan: ............................................................... 4
1.1.2. Khái quát về quỹ đất các tổ chức ....................................................... 5
1.1.3. Khái niệm và phân loại các tổ chức sử dụng đất ................................. 5
1.1.4. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý đất đai đối với đất
tổ chức kinh tế đang sử dụng .............................................................. 7
1.1.5. Cơ sở pháp lý của công tác giao đất, cho thuê đất ............................... 8
1.2. Tổng quan về quản lý sử sụng đất của các tổ chức trong nước và
ngoài nước ....................................................................................... 11
1.2.1.Tình hình quản lý sử dụng đất của một số nước trên thế giới............. 11
1.2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước
giao đất, cho thuê đất ở Việt Nam ..................................................... 13
1.3. Thực trạng và các vấn đề quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ........................................................................ 23
1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ......................... 23
1.3.2. Tình hình quản lý đất đai của tỉnh Vĩnh Phúc:.................................. 25
1.3.3. Đánh giá thực trạng việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc:.............................................................. 29


iv


Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 32
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 32
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 32
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng
đất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên ................................................. 32
2.2.2. Đánh giá thực trạng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc ............................................... 32
2.2.3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng
đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên ............ 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 32
2.3.1. Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin số liệu, tài liệu:............. 32
2.3.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu thống kê .............................. 34
2.3.3. Phương pháp phân tích, so sánh. ...................................................... 34
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 35
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Yên ...................... 35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................ 35
3.1.2. Điều kiện kinh tế - điều kiện xã hội.................................................. 37
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng
đến việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành
phố Vĩnh Yên ................................................................................... 40
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của thành phố Vĩnh Yên ......................... 42
3.2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2014 ........................................ 42
3.2.2. Tình hình quản lý đất đai của thành phố Vĩnh Yên........................... 45
3.2.3. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế
trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên....................................................... 47
3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ chức

kinh tế trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên: .................................................... 63
3.3.1. Giải pháp về chính sách pháp luật .................................................... 63
3.3.2. Giải pháp về kinh tế ......................................................................... 64
3.3.3. Giải pháp về khoa học công nghệ..................................................... 65

v


3.3.4. Giải pháp về tăng cường quản lý, sử dụng đất của các tổ chức
kinh tế trong thời gian tới .................................................................. 65
3.3.5. Giải pháp khác ................................................................................. 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 68
Kết luận ............................................................................................................. 68
Đề nghị.............................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 70

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CP

: Cổ phần

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

ĐKTK


: Đăng ký thống kê

GTSX

: Giá trị sản xuất

GTGT

: Giá trị gia tăng

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

GCN

: Giấy chứng nhận

HTX

: Hợp tác xã

HĐND

: Hội đồng nhân dân

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn


UBND

: Uỷ ban nhân dân

QSD

: Quyền sử dụng đất

NĐ-CP

:Nghị định – Chính phủ

TTL

:Thông tư liên tịch

BTNMT

:Bộ Tài nguyên và Môi trường

KTXH

:Kinh tế xã hội

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Thứ tự bảng
Tên bảng

Trang
1.1. Diện tích đất của các tổ chức phân theo các vùng địa lý tự nhiên kinh tế ......... 14
1.2.

Tổng số tổ chức phân theo loại hình sử dụng........................................... 14

1.3.

Tình hình giao đất, công nhận quyền sử dụng đấtcủa các loại hình tổ chức ..... 17

1.4.

Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 ............................. 24

3.1.

Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên giai đoạn
2010 - 2014 ............................................................................................. 39

3.2.

Hiện trạng sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên năm 2014 ........................... 43

3.3.

Tổng số tổ chức, khu đất, diện tích sử dụng đất của các tổ chức kinh
tế phân theo loại hình doanh nghiệp từ năm 2010- 2014.......................... 47

3.4.


Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố
Vĩnh Yên - Phân theo mục đích sử dụng giai đoạn 2010 -2014 .............. 48

3.5.

Kết quả giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên ................................................................................ 50

3.6.

Tổng hợp kết quá giao đất, cho thuê đất của các tổ chức kinh tế trên
địa bàn Thành phố Vĩnh Yên (theo loại hình tổ chức) ............................. 50

3.7.

Thống kê tình hình quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế
trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên (theo loại hình tổ chức)........................ 53

3.8.

Tình hình quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên (phân theo mục đích sử dụng đất) ........................... 54

3.9.

Tình hình vi phạm của các tổ chức kinh tế trong việc sử dụng đất trên
địa bàn thành phố Vĩnh Yên ................................................................... 56

3.10. Những nguyên nhân chính trong vi phạm sử dụng đất của các tổ chức
kinh tế ..................................................................................................... 59

3.11. Tổng hợp tình hình cấp giấy chứng nhận QSD đất của các tổ chức
kinh tế trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên năm 2014 ................................. 62

viii


DANH MỤC HÌNH
Thứ tự hình

Tên hình

Trang

3.1: Hiện trạng sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên năm 2014 ............................... 42

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai có một vị trí đặc biệt đối với con người, xã hội, dù ở bất kì quốc
gia nào và chế độ nào. Dù ở đâu hay làm gì, thì các hoạt động sản xuất, sinh hoạt
của con người đều trên đất đai, bởi thế đất đai được coi là vốn quý của xã hội và
luôn được chú tâm gìn giữ và phát huy tiềm năng từ đất . Bộ Tài nguyên và Môi
trường ( 2007), Tổng hợp kinh nghiệm quản lý nước ngoài về quản lý và pháp luật đất
đai ,Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.
Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò của đất đai và các quan hệ đất đai ngày
càng được nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và khoa học hơn. Tại Nghị quyết số 19NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã

chỉ rõ: “Đất đai phải được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và
có hiệu quả cao…”. Nghị quyết cũng nhấn mạnh: “Quy định cụ thể điều kiện để
nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án phát triển kinh tế, xã hội;
đồng thời có chế tài đồng bộ, cụ thể để xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp đã
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhưng sử dụng lãng phí, không đúng mục
đích, đầu cơ đất, chậm đưa đất vào sử dụng…”. Trên tinh thần của Nghị quyết,
Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013 (có hiệu lực
từ ngày 01/7/2014). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để thể chế hóa quan
điểm của Nghị quyết và thể hiện ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý
đất đai nói chung và công tác giao đất, cho thuê đất nói riêng. Là đại diện chủ sở
hữu toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nước, Nhà nước có đầy đủ các quyền năng
của chủ sở hữu, đó là quyền sử dụng và quyền định đoạt đất đai. Tuy nhiên trên
thực tế, Nhà nước không trực tiếp khai thác lợi ích trên từng mảnh đất mà việc
làm này thuộc về các chủ thể được Nhà nước giao quyền sử dụng đất. Việc trao
quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất một mặt thể hiện ý chí của Nhà

1


nước đối với chức năng nắm quyền lực trong tay, mặt khác thể hiện ý chí của
Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đất đai. Nhà nước thực hiện việc trao quyền
sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng thông qua công tác giao đất, cho thuê đất.
Chính vì vậy mà công tác giao đất, cho thuê đất không chỉ có ý nghĩa quan trọng
trong quản lý đất đai của Nhà nước mà nó còn có ý nghĩa ảnh hưởng tới đời sống
của các chủ thể sử dụng đất nhất là các tổ chức kinh tế được giao đất, thuê đất.
Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc Việt Nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 50 km về phía
Tây Bắc, là giao điểm tập trung các đầu mối và ở vị trí trung chuyển của nhiều
tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường không,… huyết mạch nối thủ đô

Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Nhìn tổng quan, vị trí địa
lý và các điều kiện giao thông thuận tiện khiến thành phố Vĩnh Yên trở thành
địa điểm có sức thu hút đầu tư lớn các dự án trong và ngoài nước với nhiều
lĩnh vực kinh doanh, sản xuất các mặt hàng đa dạng. Quỹ đất của Thành phố
tăng lên do việc mở rộng ra các khu vực ngoại thành và mục đích sử dụng đất
cũng theo hướng đa dạng hơn. Chính vì vậy mà công tác quản lý đất đai ngày
càng nhiều vấn đề nhạy cảm và phức tạp, đặc biệt là đối với các tổ chức kinh
tế, do đó việc đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế
trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên là việc làm có ý nghĩa thiết thực trong công
tác quản lý Nhà nước về đất đai. Xuất phát từ thực tiễn khách quan nêu trên,
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của
các tổ chức kinh tế tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” .
2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh
tế trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
của các tổ chức kinh tế trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.

2


1.2. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu điều tra phải rõ ràng, đầy đủ, đúng trọng tâm những vấn đề cần
nghiên cứu về việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế.
- Xác định được diện tích đất mà các tổ chức kinh tế đang quản lý, sử
dụng; chỉ ra được diện tích đất sử dụng sai mục đích, diện tích bị lấn chiếm,
chuyển nhượng, cho thuê trái phép giữa thực trạng so với biên bản giao đất cho
các tổ chức kinh tế trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.

- Đề xuất được những giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại phù hợp
với tình hình thực tế của địa phương.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý quỹ đất của các tổ chức
1.1.1. Một số khái niệm liên quan:
Đất đai là tài sản quốc gia, là lãnh thổ bất khả xâm phạm của cả dân tộc.
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất rất đặc biệt,
vì vậy không thể có bất kỳ một cá nhân nào, một nhóm người nào có thể chiếm
hữu tài sản chung thành của riêng và tùy ý áp đặt quyền định đoạt cá nhân đối
với tài sản chung đó. Chỉ có Nhà nước – người đại diện hợp pháp duy nhất của
mọi tầng lớp nhân dân mới được giao quyền quản lý tối cao về đất đai. Nguyễn
Văn Khánh (2005) Nghiên cứu về quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam, Tạp chí
khoa học Trường Đại học Xã hội & Nhân văn (Trang 13)
Đất đai là yếu tố đầu vào của các ngành sản xuất, là cơ sở, là nền tảng của
các tổ chức nói chung và của các tổ chức kinh tế nói riêng. Nhà nước với tư cách
đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai giao quyền quản lý, sử dụng với mục tiêu
tăng cường quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý có hiệu quả đất đai. Việc quản lý,
sử dụng nguồn tài nguyên đất đai đúng mục đích, hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ
cảnh quan và môi trường sinh thái sẽ phát huy tối đa nguồn lực của đất đai, góp
phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Việt Nam trong thời kỳ
hội nhập.
Theo Luật Đất đai năm 2013, một số khái niệm liên quan đến các tổ chức
quản lý, sử dụng đất được hiểu như sau (Quốc hội năm 2013):
Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là

việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho các tổ
chức có nhu cầu sử dụng đất.
Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho
thuê đất) là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có
nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.

4


Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử
dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.
Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất tổ
chức, cá nhân này sang này sang tổ chức, cá nhân khác thông qua các hình thức
chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn
bằng quyền sử dụng đất.
Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất của
người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc hoặc thu lại đất của người sử
dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
1.1.2. Khái quát về quỹ đất các tổ chức
Quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất bao gồm quỹ đất thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức sự
nghiệp công, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức nước ngoài
đầu tư vào Việt Nam.
Tại Điều 54 và Điều 55 Luật Đất đai năm 2013 và theo Thông tư số
28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014) hướng dẫn thực hiện thống kê,

kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, quỹ đất của các tổ chức
trên địa bàn toàn quốc được thống kê phân theo các loại: Giao đất không thu tiền
sử dụng đất; giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất.
1.1.3. Khái niệm và phân loại các tổ chức sử dụng đất
Tổ chức sử dụng đất, quản lý đất (còn gọi là đối tượng sử dụng, quản
lý đất) là tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng hoặc được
Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang sử dụng, được
Nhà nước giao đất để quản lý, quy định trong Luật Đất đai năm 2013 bao
gồm như sau:

5


- Các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân
dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức
kinh tế - xã hội, tổ chức sự nghiệp công và các tổ chức khác theo quy định của
pháp luật dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức) được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất; tổ chức kinh tế nhận
chuyển quyền sử dụng đất.
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng
ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức
thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của
tổ chức liên chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu
tư được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.
- Tổ chức sự nghiệp công là tổ chức do các cơ quan có thẩm quyền của
Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng
thực hiện các hoạt động dịch vụ công do ngân sách nhà nước chi trả.

Theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014) hướng dẫn thực
hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Loại hình tổ
chức được phân thành:
- Cơ quan, đơn vị của Nhà nước bao gồm cơ quan của Nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị quốc phòng, an ninh; Ủy ban
nhân dân cấp xã.
- Tổ chức kinh tế là tổ chức trong nước được thành lập theo Luật Doanh
nghiệp, Luật Hợp tác xã sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
- Tổ chức khác gồm tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
khác (không phải là cơ quan, đơn vị của Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập, tổ
chức kinh tế).

6


- Tổ chức nước ngoài được Nhà nước giao đất theo quy định của pháp
luật, cho thuê đất; bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức
nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai, một số hành vi vi phạm đến việc quản lý, sử
dụng đất của các tổ chức, cá nhân được hiểu như sau:
Tổ chức, cá nhân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất mà không được cơ
quan có thẩm quyền cho phép; tự ý chuyển đổi, chuyển quyền, chuyển nhượng,
tặng cho quyền sử dụng đất; chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê khi
chưa có đủ điều kiện theo qui định của Luật Đất đai; tổ chức, cá nhân vi phạm
điều kiện hoạt động dịch vụ đất đai (tư vấn, định giá, qui hoạch sử dụng đất...);
chậm cung cấp thông tin đất đai, chậm giải quyết thủ tục hành chính, làm sai lệch
hồ sơ đất đai....

Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh
giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời
hạn giao, cho thuê không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất
hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo qui định
của Luật Đất đai.
1.1.4. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý đất đai đối với đất tổ chức
kinh tế đang sử dụng
Đất đai là tặng vật quí giá do thiên nhiên ban tặng, đất đai không tự sinh ra
và cũng không tự mất đi. Nó chỉ chuyển hóa từ mục đích này sang mục đích khác
nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Có thể khẳng định rằng, đất đai
là một tài nguyên quan trọng và có hạn nếu con người không biết khai thác sử
dụng một cách hợp lý thì nguồn tài nguyên này sẽ bị cạn kiệt, thoái hóa, hay nói
cách khác đất đai chỉ có thể phát huy được vai trò của nó dưới tác động tích cực
của con người, ngược lại đất đai cũng không phát huy tác dụng nếu con người sử
dụng một cách tùy tiện. Dù trong thực tế mỗi quốc gia đều có cách tiếp cận riêng

7


thống nhất với đặc điểm chung của đất đai và hoàn cảnh lịch sử của mình, song
mọi cách tiếp cận đều nhằm mục tiêu bảo đảm nguồn lực đất đai để phát triển
kinh tế - xã hội hài hòa, ổn định.Vì vậy để sử dụng đất có hiệu quả và bền vững,
quản lý đất đai được đặt ra như một nhu cầu cấp bách và cần thiết. Quản lý đất đai
đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất trong cả nước. Việc quản lý nhằm kết hợp
hiệu quả giữa sở hữu và sử dụng đất trong điều kiện hệ thống pháp luật nước ta quy
định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và Nhà nước
thống nhất quản lý về đất đai. Mặt khác, quản lý đất đai còn có vai trò quan trọng
trong việc kết hợp hài hòa các nhóm lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân nhằm

hướng tới mục tiêu phát triển. Công tác quản lý đất đai dựa trên nguyên tắc quan
trọng nhất là sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì các tổ chức kinh tế
cũng ngày càng mở rộng và không ngừng lớn mạnh cả về quy mô, số lượng và
chất lượng. Do đó nhu cầu sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế tăng lên là điều
không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong từng
thời kỳ, Nhà nước không chỉ dừng lại ở việc Nhà nước giao đất mà còn tiến tới cho
thuê đất. Để việc quản lý quĩ đất của các tổ chức kinh tế hiệu quả, chúng ta cần có
cơ chế chính sách phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất việc sử dụng không đúng mục
đích, bị lấn chiếm, chuyển nhượng trái phép, cho thuê trái phép, triển khai dự án
chậm tiến độ gây hoang phí đất. Đồng thời Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với
các tổ chức kinh tế chấp hành nghiêm qui định của pháp luật, mang lại hiệu quả cao
nhằm khuyến khích đối tượng sử dụng đất hướng tới mục tiêu phát triển bền vững,
bảo vệ môi trường.
1.1.5. Cơ sở pháp lý của công tác giao đất, cho thuê đất
Đất đai luôn là vấn đề lớn, phức tạp và nhạy cảm, tác động đến đời sống
chính trị, xã hội, sự ổn định và phát triển đất nước. Để quản lý, sử dụng đất đai
hiệu quả, tạo giá trị bền vững cho xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm ban
hành nhiều chính sách, pháp luật về đất đai phù hợp với từng giai đoạn, từng thời
kỳ lịch sử đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu
tư. Cơ sở pháp lý của công tác giao đất, cho thuê đất được thể hiện qua Luật Đất

8


đai, các Nghị định, Thông tư, Quyết định văn bản hướng dẫn của Trung ương cụ
thể như sau:
- Luật Đất đai năm 1993, 2003, 2013.
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 và Luật Bảo vệ môi trường
ngày 23/6/2014.

- Luật Xây dựng ngày 26/11/2003.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất.
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy
hoạch xây dựng và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu
tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 về việc sửa đổi bổ sung một
số điều của các Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định
bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004
của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

9


- Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 09/4/2008 của Chính phủ về sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004
của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung
về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất.
- Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004
của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định số 142/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản
lý, sử dụng đất lúa.
- Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 7/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
kiểm kê quỹ đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
- Thông tư số 01/2005/TT- BTNMT ngày 13/4/2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ- CP
ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính
phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính
phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính
phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 24/5/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 182/2004/NĐ-CP
ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.


10


- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường; Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008
của Liên Bộ Tài chính - Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ.
- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ
tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ qui định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013.
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ qui định về
giá đất.
Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ qui định về
tiền sử dụng đất.
Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ qui định về
thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
1.2. Tổng quan về quản lý sử sụng đất của các tổ chức trong nước và ngoài
nước
1.2.1.Tình hình quản lý sử dụng đất của một số nước trên thế giới
Mô hình quản lý đất đai, chế độ sở hữu đất đai của một số nước trên thế
giới như sau:
Chế độ sở hữu đất đai của nhóm G7 bao gồm các nước có nền kinh tế tiên
tiến nhất thế giới: Anh, Đức, Canađa, Ý, Mỹ, Nhật Bản và Cộng hoà Pháp. Xét
về chế độ sở hữu nói chung, tại tất cả các quốc gia G7 đều thừa nhận quyền tư
hữu là quyền cơ bản nhất. Xét về chế độ sở hữu đất đai, các nước thuộc nhóm G7
đều thực hiện mô hình sở hữu đất đai đa sở hữu. Đó là vừa thừa nhận sở hữu đất
đai của tư nhân và vừa thừa nhận đất đai sở hữu của nhà nước. Chế độ sở hữu đất
đai của các nước có nền kinh tế chuyển đổi - Các nước thuộc Liên Xô cũ và

Đông Âu hiện nay thực hiện chế độ đa sở hữu về đất đai. Sau khi chuyển đổi
sang hệ thống chính trị Tư bản chủ nghĩa từ năm 1991, chế độ sở hữu đất đai của
Liên bang Nga cũng thay đổi theo. Sở hữu toàn dân về đất đai được thay thế bởi

11


chế độ đa sở hữu gồm sự thừa nhận quyền sở hữu của tư nhân về đất đai và sở
hữu của nhà nước.
Nhóm các nước đang phát triển (một số nước trong nhóm Asean trong đó
có Việt Nam) hiện nay chiếm đa số các quốc gia trên thế giới có trình độ phát
triển kinh tế vẫn ở mức trung bình và thấp. Về chế độ chính trị, các nước đang
phát triển theo đuổi những mô hình chế độ chính trị hết sức đa dạng. Tuy nhiên,
khái quát nhất có thể thấy nổi lên hai loại hình chế độ sở hữu đất đai, đó là chế độ
Sở hữu Tư nhân và chế độ Sở hữu Nhà nước về đất đai. Trong số đó, Trung
quốc, Việt Nam và Lào, Cu Ba, Triều Tiên được xem là các trường hợp ngoại lệ.
Như vậy hiện nay trên thế giới ngoài ý thức và tính pháp chế thực thi pháp
luật của chính quyền nhà nước và mọi công dân, chính sách pháp luật về lĩnh vực
đất đai của các quốc gia đang ngày càng được hoàn thiện. Trên cơ sở chế độ sở
hữu về đất đai, ở quốc gia nào cũng vậy, nhà nước đều có những chính sách,
nguyên tắc nhất định trong việc thống nhất chế độ quản lý, sử dụng đất đai. Một
trong những chính sách lớn được thực hiện tại nhiều quốc gia là chính sách giao
đất cho người sử dụng đất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bình
ổn chính trị, tạo sự công bằng trong xã hội.
Mục tiêu chính trong các chính sách về giao đất cho người sử dụng đất ở
bất kỳ quốc gia nào giúp chính quyền nắm chắc, quản chặt và sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên đất. Hiện nay trên thế giới tồn tại chủ yếu 3 hình thức sở hữu
về đất đai là sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước.Ở đa số các quốc
gia đều có các hình thức sở hữu về đất đai nêu trên, hiện tại còn có một số quốc
gia như Lào, Triều Tiên, Việt Nam và Cu Ba chỉ tồn tại duy nhất một hình thực

sở hữu về đất đai là sở hữu Nhà nước (hay sở hữu toàn dân) và ở các nước này
việc giao đất cho người sử dụng đất thông qua 3 hình thức như: Giao đất có thu
tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất. Tuy nhiên,
phụ thuộc vào chính sách quản lý đất đai và tốc độ phát triển kinh tế mà lựa
chọn các loại hình thức trên cho phù hợp. Trung Quốc là quốc gia có hai loại
hình thức sở hữu đất đai là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, trong chính
sách giao đất cũng áp dụng hai hình thức là giao đất không thu tiền sử dụng
đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất. Đối với các nước có hình thức sở hữu

12


tư nhân về đất đai thì việc giao đất không thu tiền sử dụng đất không còn phổ
biến vì gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội,

1.2.2. Tình hình quản lý , sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao
đất, cho thuê đất ở Việt Nam
* Tình hình sử dụng đất của các tổ chức tại Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả kiểm kê quỹ
đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ, thì
hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức như sau:
Tổng diện tích đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng trên toàn quốc là
7,833,142,70 ha (chiếm 23,65% tổng diện tích tự nhiên của cả nước), trong đó
chủ yếu là diện tích đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp 6,687,695,59 ha
(chiếm 85,38%), sử dụng mục đích phi nông nghiệp 845,727,62 ha (chiếm
10,80%), diện tích đất chưa sử dụng 299,719,49 ha (chiếm 3,83%), đất mặt nước
ven biển được giao, cho thuê là 0,23%.
Tính đến ngày 01/4/2008, cả nước có 144,485 tổ chức đang quản lý, sử
dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất với 338,450 thửa đất, khu đất;

trong đó, số lượng tổ chức tập trung chủ yếu tại các vùng: Đồng bằng sông Hồng
(chiếm 22,69%), Đông Bắc (15,15%), Bắc Trung bộ (14,19%), Đông Nam bộ
(13,49%), đồng bằng sông Cửu Long (13,13%)… trung bình mỗi tỉnh có khoảng
hơn 2000 tổ chức, tuy nhiên, một số thành phố, tỉnh trọng điểm của vùng, của cả
nước có sự tập trung số lượng tổ chức tương đối nhiều như: Thành phố Hà Nội số
lượng tổ chức chiếm đến 8,36% tổng số tổ chức của cả nước và bằng 31,49% số
lượng tổ chức có trong vùng; thành phố Hồ Chí Minh chiếm 6,69% tổng số tổ
chức của cả nước và 49,73 % số lượng tổ chức của vùng; tỉnh Thanh Hóa chiếm
4,42% tổng số và 31,15% số lượng tổ chức của vùng…
Diện tích đất của các tổ chức phân bố ở các vùng, trong đó diện tích lớn
nhất là tại vùng Tây Nguyên với 2,515,166,38 ha, chiếm 32,11% tổng diện tích
sử dụng và thấp nhất là tại vùng Tây Bắc với 176,381,38 ha, chiếm 2,25% tổng
diện tích sử dụng. Vùng đồng bằng sông Hồng nơi chiếm đến 22,69% tổng số tổ
chức của cả nước nhưng chỉ chiếm 3,07% diện tích sử dụng đất của các tổ chức
và phần lớn là diện tích đất của khối tổ chức các cơ quan nhà nước, chi tiết phân
bố diện tích đất của các tổ chức được thể hiện qua bảng 1.1

13


Bảng 1.1. Diện tích đất của các tổ chức phân theo
các vùng địa lý tự nhiên kinh tế
Vùng kinh tế - tự nhiên
Diện tích (ha)
Cả nước
7.833,142,70

Tỷ lệ (%)
100,00


Tây Bắc
Đông Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ

176.381,38
1.032.437,39
240.823,43
1.429.531,73

2,25
13,18
3,07
18,25

Duyên hải Nam Trung Bộ
Đông Nam Bộ
Tây Nguyên
Đồng bằng sông Cửu Long

1.077.398,60
986.741,82
2.515.166,38
374.661,97

13,75
12,60
32,11
4,78


(Nguồn:Báo cáo kết quả kiểm kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Diện tích đất của các tổ chức được phân theo các loại hình tổ chức, trong
đó chủ yếu là diện tích đất của các nông, lâm trường quốc doanh quản lý, sử
dụng (chiếm 77,88% tổng diện tích đất của các tổ chức).
Bảng 1.2. Tổng số tổ chức phân theo loại hình sử dụng
Số
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Loại hình tổ chức

Tổng số
tổ chức

Tổng số
khu đất
sử dụng

Tổng diện
tích (ha)


Tỷ lệ
(%)

Cơ quan hành chính
nhà nước
15.392
19.600
35.383,02
0,45
Tổ chức chính trị
1,39
2.120
3.174,15
0,04
Tổ chức xã hội
952
1.062
1.424,13
0,02
Tổ chức chính trị xã hội
1.131
1.232
4.890,05
0,06
Tổ chức chính trị xã hội Nghề nghiệp
610
676
721,25
0,01

Tổ chức sự nghiệp công
55.456
95.544
519.063,47
6,63
Tổ chức ngoại giao
41
47
21,35 0,0003
Tổ chức kinh tế
49.723
69.520
506.715,04
6,47
Ủy ban nhân dân xã
11.014 133.218
327.556,68
4,18
Quốc phòng, An ninh
8.118
12.406
333.760,81
4,26
Nông, lâm trường
653
3.025 6.100.432,74
77,88
Cả nước
144.485 338.450
7.33.142,70 100,00

(Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

14


Tổ chức sự nghiệp công (chiếm 6,63%), tổ chức kinh tế (chiếm
6,47%)…chi tiết số lượng tổ chức và diện tích sử dụng đất của các tổ chức được
thể hiện trên bảng 1.2:
Theo kết quả kiểm kê quỹ đất năm 2008 của các tổ chức với tổng diện tích
7.833.142,70 ha do các tổ chức đang quản lý, sử dụng được phân theo các hình
thức sử dụng chủ yếu giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất và tiền trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và cho
thuê đất, cụ thể như sau:
* Tình hình giao đất, công nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức
Tổng số tổ chức được Nhà nước giao (có giấy tờ về giao đất), công nhận
quyền sử dụng đất trên phạm vi cả nước là 103.899 tổ chức chiếm 71,91% tổng
số tổ chức sử dụng đất với diện tích đất đã giao. Công nhận quyền sử dụng đất
cho các loại hình tổ chức quản lý, sử dụng là 5.834.039 ha, chiếm 74,48% tổng
diện tích của các hình thức do các loại hình tổ chức quản lý, sử dụng và chiếm
17,62% so với tổng diện tích tự nhiên toàn quốc. Trong đó giao đất, công nhận
quyền sử dụng đất không thu tiền cho 97.176 tổ chức với diện tích 5.723.350 ha
và giao đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền là 6.723 tổ chức với diện
tích 110.689 ha. Như vậy, diện tích sử dụng đất của các tổ chức chủ yếu được
Nhà nước giao đất (giao đất không thu tiền), trong đó tổ chức quốc phòng, an
ninh và các tổ chức nông, lâm trường có tỷ lệ diện tích được Nhà nước giao
tương đối cao.
Tổ chức kinh tế, các nông lâm trường được nhà nước giao đất, công
nhận quyền sử dụng đất (loại hình tổ chức phải thực hiện chuyển đổi sang
thuê đất nhưng tỷ lệ số lượng tổ chức và diện tích được nhà nước giao đất
tương đối cao); tổ chức kinh tế chiếm đến 15,09% số lượng tổ chức được nhà

nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất của cả nước và 2,96% diện tích
được giao, (tập trung nhiều ở một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Nghệ An, Kiên Giang,,,); các nông, lâm trường tuy có
số lượng tổ chức được nhà nước giao đất cho thuê đất không nhiều (0,52%
tổng số tổ chức được nhà nước giao) nhưng diện tích được Nhà nước giao đất,

15


công nhận quyền sử dụng đất lại lớn nhất (chiếm 81,56% diện tích được giao
của cả nước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Lâm Đồng, Đăk Lăk, Bình
Phước, Hà Tĩnh, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Ninh Thuận, Cà
Mau…) và đây cũng chính là nhiệm vụ đặt ra cho các địa phương phải có kế
hoạch cụ thể trong việc chuyển những diện tích đất của các tổ chức này từ đất
được nhà nước giao sang hình thức thuê đất, đặc biệt là từ giao đất không thu
tiền. Chi tiết tình hình giao đất, công nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức
được thể hiện qua bảng 1.3:

16


×