BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGÔ THỊ MỸ
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN
CỦA VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGÔ THỊ MỸ
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN
CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 62.62.01.15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. TRẦN NHUẬN KIÊN
2. PGS.TS. TRẦN CHÍ THIỆN
THÁI NGUYÊN - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận án là trung thực, mọi trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Những kết quả nghiên cứu của luận án đã được tác giả công bố trên các tạp chí
khoa học, không trùng với bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Ngô Thị Mỹ
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Khoa Kinh tế, Trường Đại
học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Trần Nhuận Kiên và
PGS.TS Trần Chí Thiện - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và
định hướng để tôi hoàn thiện Luận án.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và
giúp đỡ tận tình từ Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Khoa Kinh tế cùng toàn thể các thầy
cô giáo tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên,
tôi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn.
Tôi xin trân trọng cám ơn lãnh đạo và nhân viên của Tổng cục Thống kê,
Tổng cục Hải quan đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi thực hiện Luận án.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã
luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận
án của mình.
Thái Nguyên, ngày
tháng năm 2016
Tác giả Luận án
Ngô Thị Mỹ
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ/HÌNH VẼ ............................................................................... xii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ..................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
4. Những đóng góp mới của luận án .................................................................... 3
5. Kết cấu của luận án .......................................................................................... 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 5
1.1. Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu nông sản ........ 5
1.1.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài ........................................................................... 5
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nƣớc ......................................................................... 10
1.1.3. Tóm lƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu nông sản ...................... 14
1.2. Một số kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu nghiên cứu ......................... 15
Chƣơng 2. NH NG VẤN ĐỀ L LUẬN VỀ C C ẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN ........................................................... 19
2.1. Lý luận về nông sản ............................................................................. 19
2.1.1. Khái niệm về nông sản ............................................................................. 19
2.1.2. Đặc điểm của nông sản............................................................................. 22
2.2. Lý luận về xuất khẩu nông sản ............................................................. 23
2.2.1. Một số lý thuyết liên quan đến trao đổi thƣơng mại ................................ 23
2.2.2. Khái niệm, các hình thức và vai trò của xuất khẩu nông sản ................... 26
2.3. Lý luận về các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu nông sản................... 33
2.3.1. Cơ sở lựa chọn các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu ............................. 33
iv
2.3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu nông sản ...................................... 35
2.3.3. Sự tƣơng tác giữa các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu nông sản ......... 45
Chƣơng 3. PHƢƠNG PH P NGHIÊN CỨU ....................................................... 48
3.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 48
3.2. Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích ............................................ 48
3.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận ............................................................................... 48
3.2.2. Khung phân tích ....................................................................................... 49
3.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 51
3.3.1. Phân loại dữ liệu ....................................................................................... 51
3.3.2. Nguồn dữ liệu sử dụng ............................................................................. 51
3.3.3. Cách thức thu thập.................................................................................... 51
3.4. Tổng hợp và phân tích dữ liệu ............................................................. 52
3.4.1. Tổng hợp dữ liệu .................................................................................... 52
3.4.2. Các phƣơng pháp phân tích dữ liệu.......................................................... 54
3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 63
3.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô xuất khẩu.............................................. 63
3.5.2. Chỉ tiêu phản ánh thị phần hàng hóa xuất khẩu ....................................... 63
3.5.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá trình độ xuất khẩu ............................................. 63
Chƣơng 4. PHÂN TÍCH C C NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XUẤT
KHẨUMỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM .................................................. 67
4.1. Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn 1997-2013 ..... 67
4.1.1. Vài nét về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ................ 67
4.1.2. Khái quát về hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam ..................... 77
4.1.3. Thực trạng xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam ............................. 81
4.1.4. Một số khó khăn và thách thức đặt ra với hoạt động xuất khẩu nông
sản của Việt Nam ............................................................................................. 101
4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản
của Việt Nam ........................................................................................... 102
4.2.1. Phân tích định tính.................................................................................. 102
4.2.2. Phân tích định lƣợng .............................................................................. 107
4.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam ........... 122
v
4.3.1. Những thành tựu trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam ... 122
4.3.2. Những hạn chế trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam .................. 123
4.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam ......... 125
Chƣơng 5. GIẢI PH P PH T HU ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN TỐ CÓ
LỢI, HẠN CHẾ ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN TỐ BẤT LỢI NHẰM ĐẨ
MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020......... 128
5.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và vấn đề đặt ra với hoạt động xuất khẩu
nông sản của Việt Nam ............................................................................. 128
5.2. Quan điểm và mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt
Nam đến năm 2020 ................................................................................... 130
5.2.1. Quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2020 ... 130
5.2.2. Mục tiêu xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2020 .................. 131
5.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2020 ... 132
5.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ........................................................................ 132
5.3.2. Các giải pháp cụ thể ............................................................................... 134
5.4. Một số kiến nghị .................................................................................. 141
5.4.1. Đối với Nhà nƣớc ................................................................................... 141
5.4.2. Đối với Bộ, ngành .................................................................................. 142
5.4.3. Đối với các Hiệp hội .............................................................................. 142
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 144
DANH MỤC C C CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
T C GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN N..................................................... 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 147
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 155
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Nghĩa đầy đủ tiếng Việt
Từ viết tắt
ATTP
An toàn thực phẩm
CMH
Chuyên môn hóa
CNH-HĐH
DNNN
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Doanh nghiệp nhà nƣớc
ER
Tỷ giá thực của đồng tiền ngoại tệ so với đồng tiền nội tệ
HS
Hệ thống hài hòa hóa mã số thuế
KHCN
KN
Khoa học công nghệ
Kim ngạch
KNNK
Kim ngạch nhập khẩu
KNXK
Kim ngạch xuất khẩu
KTQT
Kinh tế quốc tế
KTXH
Kinh tế xã hội
NK
Nhập khẩu
OPEN
Độ mở của nền kinh tế
PPP
Sức mua tƣơng đƣơng
SL
Sản lƣợng
SPS
Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch
TBT
Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại
TMQT
Thƣơng mại quốc tế
TTBQ
Tăng trƣởng bình quân
VSTP
Vệ sinh thực phẩm
XK
Xuất khẩu
NK
Nhập khẩu
XNK
Xuất nhập khẩu
vii
Tiếng Anh
Từ viết tắt
Nghĩa đầy đủ tiếng Anh
ACFTA
ASEAN-China Free Trade Area
AEC
ASEAN Economic Community
AFTA
AKFTA
APEC
ASEAN
CMS
EU
FAO
ASEAN Free Trade Area
ASEAN-Korea Free Trade Area
Nghĩa đầy đủ tiếng Việt
Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN-Trung Quốc
Cộng đồng kinh tế ASEAN
Hiệp định thƣơng mại tự do
ASEAN
Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN-Hàn Quốc
Asia-Pacific Economic
Diễn dàn hợp tác kinh tế châu Á
Cooperation
- Thái Bình Dƣơng
Association of Southeast Asian
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nations
Constant Market Share
Nam Á
Thị phần không đổi
European Union
Liên minh châu Âu
Food and Agriculture Organization Tổ chức Lƣơng thực và Nông
FEM
of the United Nations
Fixed Effects Model
nghiệp Liên Hiệp quốc
Mô hình hiệu ứng cố định
FTA
Free Trade Area
Hiệp định thƣơng mại tự do
GDP
Gross Domestic Products
Tổng sản phẩm quốc nội
GNI
Gross National Income
Tổng thu nhập quốc dân
GNP
Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc gia
GVC
Global Value Chain
Chuỗi giá trị toàn cầu
ICO
IIT
International Coffee Organization
Intra Industry Trade
Tổ chức cà phê thế giới
Thƣơng mại nội ngành
IMF
MFN
International Monetary Fund
Most Favoured Nation
Quỹ tiền tệ quốc tế
Quy chế tối huệ quốc
North American Free Trade
Hiệp định thƣơng mại tự to Bắc
Agreement
Mỹ
Ordinary Least Squares
Phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất
NAFTA
OLS
viii
Từ viết tắt
PNTR
Nghĩa đầy đủ tiếng Anh
Nghĩa đầy đủ tiếng Việt
Permanent Normal Trade
Quy chế thƣơng mại bình
Relations Status
thƣờng vĩnh viễn
RCA
REM
Revealed Comparative Advantage Lợi thế so sánh
Random Effects Model
Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên
ROI
Regional Orientation Index
Chỉ số định hƣớng khu vực
Standard International Trade
Danh mục tiêu chuẩn ngoại thƣơng
SITC
USDA
TII
WB
WTO
Classification
United States Department
of Agriculture
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Trade Intensity Index
World Bank
Chỉ số tập trung thƣơng mại
Ngân hàng Thế giới
World Trade Organization
Tổ chức thƣơng mại thế giới
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tóm lƣợc các nhân tố tác động đến xuất khẩu nông sản từ các
nghiên cứu trƣớc đây ................................................................................. 14
Bảng 3.1. Tổng hợp các giả thuyết về xu hƣớng tác động của các biến trong
mô hình trọng lực đề xuất .......................................................................... 61
Bảng 4.1. Cơ cấu thị trƣờng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ...................... 69
Bảng 4.2. Các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu chính của Việt Nam năm
2013 ............................................................................................................ 70
Bảng 4.3. Chỉ số tập trung thƣơng mại giữa Việt Nam với các đối tác thƣơng
mại trong khu vực và trên thế giới ............................................................. 72
Bảng 4.4. Thị phần nông sản xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1997-2013 .......... 79
Bảng 4.5. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1997-2013 ................ 83
Bảng 4.6. Thị phần gạo xuất khẩu của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới ...... 85
Bảng 4.7. Chỉ số IIT trong xuất khẩu gạo giữa Việt Nam với một số quốc gia
trong khu vực châu Á ................................................................................. 90
Bảng 4.8. Thị trƣờng xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 1997-2013 ........... 95
Bảng 4.9. So sánh sản lƣợng cà phê xuất khẩu của Việt Nam và một số quốc
gia trên thế giới giai đoạn 1997-2013 ........................................................ 97
Bảng 4.10. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu một số mặt hàng và
nhóm hàng nông sản Việt Nam tại thị trƣờng ASEAN và thị trƣờng
Thế giới .................................................................................................... 108
Bảng 4.11. Mô tả các biến đƣợc sử dụng trong mô hình trọng lực(nông sản) ....... 112
Bảng 4.12. Kết quả đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố đến KNXK
nông sản của Việt Nam ............................................................................ 113
Bảng 4.13. Kết quả đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố đến KNXK gạo
của Việt Nam ........................................................................................... 114
Bảng 4.14. Kết quả đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố đến KNXK cà
phê của Việt Nam .................................................................................... 115
Bảng 4.15. Mô hình REM với sai số chuẩn mạnh về mức độ tác động của các
nhân tố đến KNXK nông sản, gạo và cà phê của Việt Nam .................... 117
x
xi
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Namgiai đoạn 1997-2013 ..... 67
Đồ thị 4.2. KNXK nông sản của Thế giới và Việt Nam ..................................................... 78
Đồ thị 4.3. Chỉ số RCA về xuất khẩu nông sản của Việt Nam và một số quốc gia.......... 80
Đồ thị 4.4. So sánh giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam..................................... 87
Đồ thị 4.5. So sánh chỉ số RCA trong xuất khẩu gạo của một số quốc gia ....................... 88
Đồ thị 4.6. Chỉ số ROI về xuất khẩu gạo của Việt Nam ..................................................... 91
Đồ thị 4.7. Sản lƣợng cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1997-2013 ................... 92
Đồ thị 4.8. KNXK cà phê của Việt Nam giai đoạn 1997-2013 .......................................... 94
Đồ thị 4.9. So sánh giá cà phê xuất khẩu của Brazil, Indonesia và Việt Nam .................. 98
Đồ thị 4.10. Chỉ số RCA trong xuất khẩu cà phê của một số quốc gia trên thế giới 99
Đồ thị 4.11. Chỉ số ROI về xuất khẩu cà phê của Việt Nam tại một số thị trường 100
xii
DANH MỤC SƠ ĐỒ/HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1. Mô hình trọng lực trong thƣơng mại quốc tế ...........................................33
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu nông sản của
Việt Nam .................................................................................................50
Hình 4.1. Tƣơng quan giữaEXPORTijt và GDPit ..................................................111
Hình 4.2. Tƣơng quan giữaEXPORTijt và GDPjt ..................................................111
Hình 4.3. Tƣơng quan giữaEXPORTijt và POPit*POPjt .......................................111
Hình 4.4. Tƣơng quan giữaEXPORTijt và LANit*LANjt .....................................111
Hình 4.5. Tƣơng quan giữaEXPORTijt và INFit ....................................................111
Hình 4.6. Tƣơng quan giữaEXPORTijt và DISij ....................................................111
Hình 4.7. Tƣơng quan giữaEXPORTijt và EDISijt ................................................111
Hình 4.8. Tƣơng quan giữaEXPORTijt và ER .......................................................111
Hình 4.9. Tƣơng quan giữa EXPORTijt và OPENit ...............................................112
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, lý thuyết và thực nghiệm đã chứng minh rằng có rất nhiều
nhân tố khác nhau ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông
sản nói riêng. Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này nhƣng hiện nay vấn
đề này vẫn còn tranh cãi bởi chƣa đƣa đƣợc tất cả các nhân tố vào phân tích cũng
nhƣ chƣa đánh giá đƣợc sự tƣơng tác của các nhân tố có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến
hoạt động xuất khẩu,… Đây là lý do cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục nghiên
cứunhằm hoàn thiện về vấn đề này.
Ở Việt Nam, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, thực hiện quan hệ hàng
hóa và tiền tệ trong nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị hàng nông sản là chủ trƣơng
lớn của Nhà nƣớc không chỉ để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế mà còn giúp quá trình
hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đƣợc nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Trong hai thập kỷ qua, nông nghiệp Việt Nam có những bƣớc tiến mạnh mẽ
và đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Kinh tế phát triển khá toàn diện và ổn
định với tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối cao[36]. Nền nông nghiệp Việt Nam đã có sự
chuyển đổi nhanh chóng từ phƣơng thức truyền thống sang sản xuất hàng hóa theo
cơ chế thị trƣờng làm thay đổi tính chất và các mối quan hệ cơ bản trong nông
nghiệp tạo động lực cho tăng trƣởng và phát triển của ngành.
Trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, Việt Nam đã gặt hái đƣợc nhiều thành
công đáng ghi nhận. Tính đến hết năm 2014, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) nông
sản của Việt Nam là 30,8 tỷ USDđạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 14,54% trong
giai đoạn 1997-2014 [88]. Một số mặt hàng nông sản chủ lực đã tạo dựng đƣợc vị
trí nhất định trên thị trƣờng thế giới nhƣ gạo, cà phê, tiêu,…
Trên thực tế, KNXK nông sản của Việt Nam có nhiều biến động khá phức
tạp đặc biệt trong những năm gần đây. Năm 2009, KNXK nông sản đạt 13,4 tỷ USD
giảm 12,31% so với năm 2008 [88]. Năm 2013, KNXK nông sản của Việt Nam là
22,3 tỷ USD (tăng 66,42% so với năm 2009) chiếm 1,43% (xét theo kim ngạch) thị
phần nông sản của Thế giới, đã giảm 0,05% về thị phần so với năm 2012. Theo
2
đánh giá của các chuyên gia kinh tế, có nhiều nhân tốkhác nhau về khách quan (ảnh
hƣởng từ nền kinh tế thế giới) và chủ quan có thể gây ảnh hƣởng đến sự biến động
này. Vậy những nhân tố đó là gì?, xu hƣớng và mức độ tác động của các nhân tố
này nhƣ thế nào?,… đây là những câu hỏi thực sự quan trọng và có ý nghĩa thực
tiễn hiện nay không chỉ đối với nhà hoạch định chính sách mà còn rất cần thiết đối
với các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam” để làm rõ
các nhân tố ảnh hƣởng, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2020.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt
Nam, từ đóđề xuất một số giải pháp trên cơ sở phát huy ảnh hƣởng của nhân tố có
lợi và hạn chế ảnh hƣởng của nhân tố bất lợi nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
nông sản của Việt Nam đến năm 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận cũng nhƣ tổng kết các
nghiên cứu thực tiễn về các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu nông sản;
- Phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu nông sản của
Việt Nam, trên cơ sở đólàm rõ những thành tựu và hạn chế trong hoạt động xuất
khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn 1997-2013;
- Đề xuất một số giải pháp phát huy ảnh hƣởng của nhân tố có lợi và hạn chế
ảnh hƣởng của nhân tố bất lợi nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam
đến năm 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu nông sản nói
chung và một số nông sản cụ thể của Việt Nam.
3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung
- Luận án nghiên cứu, đánh giá và lƣợng hóa mức độ ảnh hƣởng của các
nhân tố đến xuất khẩu nông sản nói chung và một số nông sản cụ thể của Việt Nam
thông qua các chỉ tiêu, chỉ số và mô hình phân tích cụ thể. Hai mặt hàng nông sản
có lợi thế so sánh lớn và KNXK cao trong nhiều năm đƣợc chọn để đi sâu nghiên
cứu đó là gạo và cà phê.
- Để đánh giá kết quả của hoạt động xuất khẩu nông sản có thể sử dụng nhiều
chỉ tiêu khác nhau nhƣ sản lƣợng nông sản xuất khẩu, kim ngạch nông sản xuất
khẩu, giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu,… Tuy nhiên, các nội dung đƣợc
phân tích và đánh giá trong luận án sẽ hƣớng tới đề xuất các giải pháp nhằm đẩy
mạnh sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới.
Về thời gian
Do độ trễ của số liệu đƣợc cung cấp bởi các quốc gia, đến thời điểm hiện tại
bộ số liệu mới nhất và đầy đủ nhất mới đƣợc cập nhật vào năm 2013. Luận án sử
dụng nguồn số liệu thứ cấp để nghiên cứu trong giai đoạn 1997- 2013. Ngoài ra, với
các nội dung cần thảo luận, luận áncó thể sử dụng số liệu trong giai đoạn 2014-2015.
Về không gian
Luận án nghiên cứu hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và xuất
khẩu nông sản nói riêng của Việt Nam với một số quốc gia và vùng lãnh thổ.Trong
đó, thị trƣờng các nƣớc thuộc khu vực ASEAN và thị trƣờng châu Âu (EU) sẽ đƣợc
nghiên cứu sâu hơn với một số nông sản chính.
4. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần hệ thống hóa và bổ sung các nhân tố ảnh hƣởng
đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam thông qua xây dựng khung phân tích.
Thứ hai, luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng mô hình
trọng lực để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu nông sản ở Việt Nam.
Thứ ba, luận án bổ sung nhân tố mới là diện tích đất nông nghiệp vào mô
hình nghiên cứuvới hoạt động xuất khẩu nông sản.
Thứ tư, luận án đã chỉ ra các nhân tố tác động tích cực (có lợi) và tiêu cực
(bất lợi) đến KNXK nông sản của Việt Nam trong những năm qua. Trên cơ sở phân
4
tích bối cảnh quốc tế kết hợp với những khó khăn, hạn chế trong xuất khẩu nông
sản, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnhxuất khẩu nông sản của Việt
Nam đến năm 2020.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án đƣợc kết cấu thành 5 chƣơng với nội
dung chính nhƣ sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2:Những vấn đề lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất h u
nông sản
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất kh u một số nông sản
của Việt Nam
Chương 5: Giải pháp phát huy ảnh hưởng của nhân tố có lợi và hạn chế ảnh
hưởng của nhân tố bất lợi nhằmđ y mạnh xuất kh u nông sản của Việt Nam đến
năm 2020
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu nông sản
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Theo phương pháp nghiên cứu
Để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản,các
nghiên cứu trên thế giới thƣờng sử dụng hai phƣơng pháp chính là phân tích định
tính và phân tích định lƣợng.
Phân tích định tính
Đây là phƣơng pháp phân tích dựa vào sự phân tích lý luận, kinh nghiệm
cũng nhƣ trình độ hiểu biết của ngƣời nghiên cứu nên sẽ phù hợp với những nhân tố
không khó hoặc không thể lƣợng hóa đƣợc.Phƣơng pháp này trở thành thông dụng
với rất nhiều nghiên cứu từ trƣớc đến nay cho cả nhân tố có thể và không thể lƣợng
hóa đƣợc.Các nghiên cứu của Robert (1994) [81] vàOnaran (2008) [80]đã sử dụng
phƣơng pháp phân tích định tính nhằm đánh giá ảnh hƣởng của cơ sở hạ tầng và
chính sách kinh tế đến xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp tại các nƣớc đang phát
triển.Tuy nhiên, khi các tác giả Tinbergen (1962) [85] và Linnemann (1966) [72]
ban đầu đã xác định các biến cơ bản để giải thích cho dòng thƣơng mại giữa hai
nƣớc bất kỳ thông qua mô hình trọng lực thì phƣơng pháp này không còn hiệu quả
khi phân tích cho các biến định lƣợng. Mặc dù vậy, phân tích định tính vẫn song
hành với phân tích định lƣợng trong các nghiên cứu nhƣng tập trung chủ yếu vào
những biến không lƣợng hóa đƣợc (định tính) nhƣ chất lƣợng hàng hóa, chính sách
của nhà nƣớc, sự phát triển của khoa học công nghệ (KHCN),… đến hoạt động xuất
nhập khẩu.
Phân tích định lượng
Bên cạnh phân tích định tính, phân tích định lƣợng rất đƣợc quan tâm trong
những năm qua. Các nghiên cứu đều cố gắng sử dụng mô hình để lƣợng hóa ảnh
hƣởng của các nhân tố đến KNXKnông sản tại một quốc gia. Một số mô hình chính
đƣợc sử dụng bao gồm: mô hình SMART (Software for Market Analysis and
Restrictions on Trade - phần mềm phân tích thị trƣờng và các rào cản thƣơng mại),
6
GTAP (Global Trade Analysis Project - mô hình phân tích thƣơng mại toàn cầu) và
mô hình trọng lực (Gravity model). Trong đó:
Mô hình SMART đƣợc sử dụng nhiều trong nghiên cứu vi mô để ƣớc lƣợng
tác động của Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) đối với một thị trƣờng nhất định.
Mô hình này có thể trả lời cho câu hỏi, việc ký kết các FTA sẽ giúp cho xuất khẩu,
nhập khẩu giữa các nƣớc thay đổi nhƣ thế nào? Tuy nhiên, mô hình này có nhƣợc
điểm là sử dụng phƣơng pháp cân bằng bộ phận, bỏ qua tƣơng tác của một thị
trƣờng riêng lẻ với các thị trƣờng khác. Bên cạnh đó, kết quả của mô hình cũng phụ
thuộc nhiều vào các giả định và các hệ số đặt ra cho mỗi mô hình ƣớc lƣợng cụ thể.
Mô hình GTAP là phƣơng pháp dựa trên mô hình cân bằng tổng thể, coi mọi
thị trƣờng đều ở trạng thái cân bằng và xem xét tác động qua lại giữa các thị trƣờng
với nhau. Mô hình này mô phỏng các kịch bản trong thế giới thực, khi có các cú sốc
chính sách (thay đổi chính sách), đánh giá tác động tới tất cả các thị trƣờng. Mô
hình GTAP có thể giúp trả lời các câu hỏi nhƣ: việc tham gia FTA sẽ có tác động
thế nào tới GDP, cán cân thƣơng mại, điều kiện thƣơng mại, thay đổi trong giá hàng
hóa xuất nhập khẩu của một ngành hàng cụ thể, thay đổi trong sản lƣợng và thƣơng
mại của các ngành hàng khác nhau trong nền kinh tế,... Tuy nhiên, mô hình này đòi
hỏi rất nhiều số liệu cũng nhƣ các kĩ thuật phức tạp trong tính toán. Bên cạnh đó,
mô hình cũng đƣa ra các giả định và đặc điểm có thể không phản ánh đúng hoặc
đầy đủ thế giới thực.
Mô hình trọng lực vẫn đang đƣợc sử dụng ngày càng rộng rãi trong việc
phân tích các nhân tố tác động đến thƣơng mại cũng nhƣ chuyển dịch thƣơng mại
quốc tế. Ƣu điểm của mô hình là có thể xem xét đồng thời tác động của các nhóm
nhân tố nhƣ nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến cung (thuộc về nƣớc xuất khẩu), nhóm
nhân tố ảnh hƣởng đến cầu (thuộc về nƣớc nhập khẩu) và nhóm nhân tố gây cản trở
(hấp dẫn) đến thƣơng mại giữa hai nƣớc. Các biến trong mô hình đƣợc thể hiện ở cả
hai dạng là biến định tính và biến định lƣợng. Tuy nhiên, kết quả của mô hình có
thể sai lệch nếu nhƣ thiếu đi các biến quan trọng khác có thể có ảnh hƣởng tới
thƣơng mại.
Từ việc phân tích làm rõ các mô hình nghiên cứu cho thấy, mô hình trọng lực
đƣợc xem là sự lựa chọn tối ƣu trong phân tích hoạt động thƣơng mại giữa các quốc
7
gia.Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác
động của các nhân tố đến quy mô sản phẩm nông nghiệp hoặc KNXK của một hay
một số nông sản tại các quốc gia khác nhau nhƣ Sevela (2002) [82], Gbetnkom và
Khan (2002) [61], Rahman (2009) [76], Erdem và Nazlioglu (2008) [52], Folawewo
và Olakojo (2010) [58], Hatab và các cộng sự (2010) [63], Idsardi (2010) [53], Wei
và các cộng sự (2012) [86] và Martínez-Zarzoso (2014) [75]. Điểm chung lớn nhất
của các nghiên cứu này là cùng sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (OLS)
để ƣớc lƣợng các nhân tố ảnh hƣởng.
Bên cạnh các nghiên cứu kể trên, một số tác giả nhƣ Feenstra và các cộng sự
(2002) [55], Egger và Pfaffermayr (2003) [51], Martínez-Zarzoso và NowakLehmann (2003) [75], Hatab và các cộng sự (2010)[63] lại cho rằng phƣơng pháp
OLS còn nhiều hạn chế trƣớc bộ dữ liệu bảng (panel data). Vì thế, mô hình hiệu ứng
cố định (FEM) đƣợc đề xuất sử dụng để nghiên cứu thông qua biến cố định là
khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia.
Nhƣ vậy, cả hai phƣơng pháp (phân tích định tính và phân tích định lƣợng)
đều đƣợc sử dụng nhiều trong đánh giá ảnh hƣởng của các nhân tố đến xuất khẩu
nông sản. Song theo xu thế hiện nay, phƣơng pháp định lƣợng (thông qua mô hình
phân tích) cho thấy sự hiệu quả hơn vì các tác động cụ thể của từng nhân tố trở nên
có cơ sở hơn vì đã đƣợc kiểm định trƣớc khi đánh giá.
1.1.1.2. Theo kết quả nghiên cứu
Dƣới đây là một số nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng mô hình trọng lực để
phân tích tác động của các nhân tố đến thƣơng mại hàng nông sản, bao gồm:
Sevela (2002) [82] ứng dụng mô hình trọng lực để phân tích tác động của các
nhân tố đến quy mô sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Cộng hòa Séc. Nghiên
cứu đã chỉ ra đƣợc 3 nhân tố (GNI, GNI bình quân đầu ngƣời và khoảng cách địa
lý) có tác động đến sự thay đổi của quy mô sản phẩm nông nghiệp. Khác với
Sevela, Gbetnkom và Khan (2002) [61] tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng
tới 3 loại nông sản xuất khẩu của Cameroon là ca cao, cà phê và chuối với nguồn số
liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong giai đoạn 1971-1996. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại
thiên nhiều về các nhân tố tạo động lực cho xuất khẩu một số nông sản cụ thể.
8
Rahman (2009) [76] sử dụng ba phƣơng trình (kim ngạch xuất khẩu, kim
ngạch nhập khẩu và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) để nghiên cứu dòng thƣơng
mại giữa Bangladesh và các đối tác thƣơng mại quan trọng. Nghiên cứu đã cho
thấy hoạt động thƣơng mại của Bangladesh chịu sự tác động của quy mô nền kinh
tế, tổng thu nhập quốc dân, khoảng cách và độ mở của nền kinh tế. Song một
nghiên cứu khác của Thai Tri Do (2006) [84] xem xét thƣơng mại song phƣơng
giữa Việt Nam và 23 nƣớc châu Âu dựa trên mô hình trọng lực với bộ số liệu hỗn
hợp trong giai đoạn 1993-2004. Nghiên cứu chỉ ra bên cạnh các nhân tố nhƣ quy
mô nền kinh tế, quy mô thị trƣờng và tỷ giá hối đoái có ảnh hƣởng tƣơng đối lớn
thì 2 biến là khoảng cách địa lý và lịch sử gần nhƣ không có sự ảnh hƣởng đến
thƣơng mại song phƣơng giữa Việt Nam và 23 nƣớc châu Âu. Ngoài các nhân tố
trên, Erdem và Nazlioglu (2008) [52] khi thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác
động của xuất khẩu nông sản Thổ Nhĩ Kỳ vào Liên minh Châu Âu bằng mô hình
trọng lực trong giai đoạn 1996-2004 đã cho thấy số lƣợng nông sản xuất khẩu của
Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ tỷ lệ nghịch với quy mô diện tích và khoảng cách địa lý
của nƣớc nhập khẩu.
Feenstra (2002) và các cộng sự [55] đã thực hiện nghiên cứu bằng việc sử
dụng mô hình hiệu ứng cố định thông qua biến khoảng cách địa lý. Phƣơng pháp này
cũng đƣợc Egger và Pfaffermayr (2003) [51] sử dụng để phân tích hoạt động xuất
khẩu của 11 quốc gia trong khu vực APEC; đƣợc Martínez-Zarzoso và NowakLehmann (2003) [75] dùng để đánh giá hoạt động trao đổi thƣơng mại giữa Liên
minh châu Âu-Mercosur,... Kết quả của các nghiên cứu đã xác định đƣợc một số nhân
tố quan trọng ảnh hƣởng đến thƣơng mại song phƣơng nhƣng chƣa đề cập đến các
nhân tố đặc thù gắn liền với sản xuất nông nghiệp nhƣ diện tích đất nông nghiệp, lao
động nông nghiệp,...
Malhotra và Stoyanov (2008)[73] với nguồn số liệu trong giai đoạn 19982005 đã đánh giá tác động của các nhân tố đến thƣơng mại nông nghiệp của
Canada. Việc sử dụng mô hình trọng lực cho thấy Hiệp định Thƣơng mại tự do
Canada-Chile đã có tác động nhất định đến hoạt động xuất khẩu nông sản của
Canada, nhƣ Chile sẽ đƣợc lợi nhiều hơn khi nhập khẩu nông sản, trong khi lợi ích
thu đƣợc của Canada từ các chƣơng trình cắt giảm thuế quan là không đáng kể.
9
Folawewo và Olakojo (2010) [58] sử dụng số liệu trong giai đoạn từ 1970
đến 2007 để nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu nông sản ở Nigeria.
Điểm nổi bật của nghiên cứu này là đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của nhân tố giá cả
nông sản trên thế giới và sản lƣợng nông sản thời kỳ trƣớc ảnh hƣởng lớn tới xuất
khẩu nông sản của Nigeria.
Một nghiên cứu khác tại Ai Cập trong giai đoạn 1994-2008 của Hatab và các
cộng sự (2010) [63] lại chỉ ra tác động ngƣợc chiều của GDP trên đầu ngƣời của Ai
Cập đến xuất khẩu nông sản của Ai Cập. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Idsardi
(2010) [67] với nguồn số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2002-2009 về các nhân tố ảnh
hƣởng đến tăng trƣởng xuất khẩu nông sản tại Nam Phi lại cho thấy vai trò đáng kể
của chi phí giao dịch, quy mô thị trƣờng, tình trạng phát triển kinh tế, biến động tỷ
giá hối đoái và tác động của hiệp định thƣơng mại đối với kim ngạch xuất khẩu của
những sản phẩm đƣợc chọn. Với mặt hàng nông sản (cụ thể là rau quả), các nhân tố
GDP và IMP (tổng nhập khẩu các sản phẩm có liên quan) có ảnh hƣởng tích cực
còn các nhân tố nhƣ khoảng cách và một số biến giả có ảnh hƣởng tiêu cực đến xuất
khẩu nông sản. Nhƣ vậy, nếu trong các nghiên cứu trƣớc đa phần các biến giả đều
có tác động cùng chiều đến hoạt động xuất khẩu thì với nghiên cứu này các biến giả
lại có tác động ngƣợc chiều.
Wei và các cộng sự (2012) [86] đã tiến hành nghiên cứu với hoạt động xuất
khẩu chè của Trung Quốc trong giai đoạn 1996-2009. Điểm mới của nghiên cứu
này là việc đƣa nhân tố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) (biến giả) vào
mô hình để đánh giá sự tác động đến xuất khẩu chè của Trung Quốc. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tiêu chuẩn vệ sinh ATTP có tác động đến hoạt động xuất khẩu
chè của Trung Quốc. Tuy nhiên, mức độ tác động chƣa rõ ràng vì còn phụ thuộc
vào từng thị trƣờng tiêu thụ khác nhau.
Mới đây, Yang và Martínez-Zarzoso (2014) [92] sử dụng mô hình trọng lực
để nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia
nằm trong khu vực thƣơng mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) trong giai
đoạn 1995-2010. Bên cạnh những biến khá quen thuộc nhƣ GDP, dân số, ngôn
ngữ,…thì trong nghiên cứu đã xuất hiện thêm 2 biến là đƣờng biên giới chung và
hiệp định thƣơng mại tự do AFTA. Nhóm tác giả đã đánh giá với một số nhóm
hàng trong đó có hàng nông nghiệp và kết quả nghiên cứu ngoài việc chỉ ra sự phù
hợp của các nhân tố đƣa vào mô hình thì còn khẳng định việc tham gia vào hiệp
10
định thƣơng mại tự do có ảnh hƣởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của
một quốc gia.
Nhƣ vậy, bằng mô hình trọng lực các nghiên cứu trên đã chỉ ra những nhân
tố sau có tác động đến xuất khẩu nông sản tại các quốc gia đó là GDP, dân số, GDP
bình quân/ngƣời, độ mở của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý, đƣờng
biến giới chung, ngôn ngữ chung và việc tham gia các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên,
xu hƣớng tác động của các nhân tố lại có sự khác nhau tại mỗi quốc gia do điều kiện
tự nhiên, KTXH không giống nhau.
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước
1.1.2.1. Về phương pháp nghiên cứu
Do tập trung nhiều vào phân tích thực trạng nên phƣơng pháp phân tích định
lƣợng đƣợc các nghiên cứu trong nƣớc sử dụng còn khá đơn giản (chủ yếu là
phƣơng pháp thống kê mô tả và phƣơng pháp so sánh qua chỉ tiêu tƣơng đối và
tuyệt đối). Trong khi phƣơng pháp mô hình hóa (mô hình trọng lực) đã đƣợc các
nghiên cứu trên thế giới sử dụng rộng rãi thì vẫn còn khá mới ở Việt Nam đặc biệt
trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Bên cạnh phƣơng pháp phân tích định lƣợng,
phân tích định tính cũng đƣợc các nghiên cứu trong nƣớc sử dụng nhiều. Tuy nhiên,
việc sử dụng phân tích định tính nhiều khi còn bất cập vì các nhân tố đƣợc lựa chọn
phân tích vẫn có thể lƣợng hóa bằng con số nhƣ nhân tố GDP, dân số, tỷ giá… Đây
chính là những vấn đề đặt ra trong các nghiên cứu ở Việt Nam.
1.1.2.2. Về kết quả nghiên cứu
Cho đến nay, các nghiên cứu trong nƣớc đƣợc tập trung vào một số nội dung
chủ yếu sau:
Phạm Hồng Tú (1998) [30] đã chỉ ra triển vọng xuất khẩu các mặt hàng nông
sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bằng phƣơng pháp thống
kê mô tả và phƣơng pháp so sánh tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng xuất khẩu
một số mặt hàng nông sản chính trên thế giới cũng nhƣ của Việt Nam giai đoạn
1991-1997. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã chỉ ra khả năng xuất khẩu mặt hàng này
trong giai đoạn 1999-2010 của Việt Nam.
11
Khác với Phạm Hồng Tú, Hoàng Thị Ngọc Lan (2005) [9] tập trung phân
tích đặc điểm và các nhân tố tác động lên thị trƣờng nông sản trong quá trình tham
gia Hiệp định Thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA) dƣới góc độ kinh tế chính trị. Tác
giả đã tìm ra và phân tích định tính đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu nông
sản nhƣ cơ chế chính sách của Nhà nƣớc, tỷ giá hối đoái, nhân tố công nghệ tác
động lên thị trƣờng nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này không phù hợp
với giai đoạn hiện nay đặc biệt là khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức
Thƣơng mại Thế giới (WTO).
Lƣơng Xuân Quỳ (2008) [19] tiếp cận theo hƣớng làm tăng giá trị gia tăng
hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Nghiên cứu cũng đã đƣa ra nhận định rằng
giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn thấp hơn khá nhiều so
với các đối thủ cạnh tranh. Nguyên nhân là do sản xuất manh mún chƣa tập trung,
chƣa chú ý đến khâu chế biến và bảo quản nông sản trƣớc khi đƣa đi xuất khẩu.
Điều này đã,đang là vấn đề bất cập đối với sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt
Nam trong những năm qua.
Khi tiếp cận ở khía cạnh chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam, Trịnh
Thị Ái Hoa (2006) [6] đã đi sâu phân tích trong quá trình đổi mới và thực trạng tác
động của chính sách nông sản đến xuất khẩu tại Việt Nam. Mặc dù các chính sách
đƣa ra có tính khả thi song với những biến động phức tạp của tình hình kinh tế,
chính trị thế giới cũng nhƣ sự ra đời của hàng loạt các rào cản phi thuế quan tại các
thị trƣờng xuất khẩu nhƣ hiện nay thì các chính sách này còn nhiều bất cập.
Một nghiên cứu khác của Ngô Thị Tuyết Mai (2007) [12] đã tập trung làm rõ
sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Với nguồn số liệu sử dụng để nghiên cứu trong giai
đoạn 1996 đến 2006, tác giả đã cho thấy mặt hàng nông sản có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra khả năng cạnh tranh của mặt
hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn thấp do chất lƣợng sản phẩm chƣa cao,
chủng loại đơn điệu, mẫu mã chƣa phong phú,… Có thể nói đây là một nghiên cứu
có tính thực tiễn cao khi mà Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
ngày một sâu và rộng. Tuy nhiên, phƣơng pháp thực hiện trong nghiên cứu này còn
đơn giản chƣa đi sâu để làm rõ khả năng cạnh tranh của nông sản.