Tải bản đầy đủ (.ppt) (115 trang)

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN VỀ BHXH TỰ NGUYỆN, BHYT TỰ NGUYỆN QUA HỆ THỐNG BƯU ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 115 trang )

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN

VỀ BHXH TỰ NGUYỆN, BHYT TỰ NGUYỆN
QUA HỆ THỐNG BƯU ĐIỆN

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2014

BAN THU


NỘI DUNG TRÌNH BÀY


Phần thứ nhất: Bảo hiểm xã hội tự nguyện
I. Về Thu BHXH tự nguyện;
II. Về Cấp sổ BHXH;
III. Các chế độ BHXH được hưởng



Phần thứ hai: Bảo hiểm y tế tự nguyện
I. Thu BHYT tự nguyện
II. Cấp thẻ BHYT
III. Khám chữa bệnh BHYT, mức hưởng BHYT



Phần thứ ba: Đại lý thu - Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
I. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
II. Một số lưu ý



Phần thứ nhất
Bảo hiểm xã hội tự nguyện

3


I. Về thu BHXH tự nguyện


Căn cứ pháp lý



1. Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006
2. Nghị định 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của C.phủ
hg dẫn 1 số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện
3. Thông tư 02/2008/TT-BLĐTBXH ngày 31/01/2008 của
Bộ Lao động – Thương binh & xã hội hướng dẫn thực hiện
NĐ 190/2007 của CP
4. Quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Bảo
hiểm xã hội Việt Nam v/v ban hành Quy định Q.lý thu
BHXH, BHYT, Q.lý sổ BHXH, thẻ BHYT.






4



I. Về thu BHXH tự nguyện





1- Khái niệm:
- BHXH tự nguyện là loại hình BH mà NTG có quyền tự
quyết định t/gia hay không t/gia; được lựa chọn mức
đóng, phương thức đóng, hưởng phù hợp theo các quy
định của Luật BHXH, các văn bản dưới Luật.
- Bắt đầu thực hiện từ 01/01/2008.

5


I. Về thu BHXH tự nguyện







2- Mục đích, ý nghĩa việc tham gia BHXH
TN:
2.1. Đảm bảo an sinh xã hội
- Là một trong những chính sách quan trọng

trong hệ thống an sinh xã hội của nước ta.
- Đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho nông dân, LĐ
tự do; chỗ dựa cho người thu nhập thấp, cơ hội
hưởng “lương hưu” cho hàng triệu người không
thuộc diện bảo hiểmbắt buộc.
2.2. Mức phí phù hợp với khả năng đóng góp và
nguyện vọng thụ hưởng sau này của người tham
gia.
6


I. Về thu BHXH tự nguyện
2.3. Quỹ BHXH tự nguyện được Nhà
nước bảo trợ: Khi cần thiết, kể cả khi
đồng tiền có biến động thì NN vẫn sẽ có
trách nhiệm với người tham gia.
+ Tham gia BHXH tự nguyện được hưởng
lương hưu từ khi đủ điều kiện đến hết đời,
nhiều hơn tổng tiền đóng của người tham
gia  VD tại phần chế độ được hưởng
+ Chi phí quản lý không trích từ phần tiền
đóng của người tham gia;


7


I. Về thu BHXH tự nguyện










3- Đối tượng: (Điều 2- NĐ 190/2007/NĐ-CP
ngày 28/12/2007, Phần I - TT 02/2008/TTBLĐTBXH 31/1/2008)
3.1. Là công dân VN trong độ tuổi LĐ, không
thuộc đối tượng tham gia bắt buộc, bao gồm:
- NLĐ làm việc theo HĐLĐ thời hạn < 3thg
- Cán bộ không chuyên trách cấp xã
- Người tham gia các hđ SX, KD, DV; xã viên
không hưởng tiền lương, tiền công trong HTX.
- NLĐ tự tạo việc làm
- Người tham gia khác (nếu có). VD ng tàn tật.
8


I. Về thu BHXH tự nguyện





3.2. Trường hợp đã hết tuổi LĐ, muốn tham gia
BHXH tự nguyện phải có:
- (t) đã tham gia BHXH đủ 15 năm trở lên (kể cả
bắt buộc, hoặc tự nguyện, hoặc cả BB + TN)

- Chưa nhận trợ cấp BHXH 1 lần.
VD1: những người bắt đầu tham gia BHXH tự
nguyện từ năm 2013: nam sinh năm 1968, nữ
sinh năm 1973 trở về sau thì khi hết tuổi LĐ
(nam 60t, nữ 55t) sẽ đủ điều kiện tiếp tục tham
gia BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu hàng
tháng.
9


I. Về thu BHXH tự nguyện
- Tuy nhiên, những người sinh trước năm
1968 (nam) hoặc 1973 (nữ) vẫn nên tham
gia (vì năm 2014 Quốc hội sửa Luật
BHXH không giới hạn về đk tuổi tham
gia và mức đóng)
 4- Nơi tham gia: Tại nơi cư trú hoặc nơi
làm việc thông qua Đại lý thu hoặc trực
tiếp tại BHXH huyện.



I. Về thu BHXH tự nguyện
5- Mức đóng:
 Mức đóng = Tỷ lệ x Thu nhập
 5.1- Tỷ lệ:
 Từ T1/2008 – 12/2009: 16%
 Từ T1/2010 – 12/2011: 18%
 Từ T1/2012 – 12/2013: 20%
 Từ T1/2014 trở đi:

22%


11


I. Về thu BHXH tự nguyện







5.2- Thu nhập
Thu nhập = Lương tối thiểu chung + m x 50.000đ
(hệ số m = 0, 1, 2… là mức người tham gia lựa
chọn)  Tóm lại:
- Mỗi mức thu nhập chênh nhau 50.000đ.
- Thu nhập thấp nhất = lương tối thiểu chung tại
thời điểm tham gia;
- Thu nhập cao nhất = 20 lần lương tối thiểu chung
tại thời điểm tham gia;

12


I. Về thu BHXH tự nguyện
 VD2: tại thời điểm tháng 5/2013:






Thu nhập tối thiểu là 1.050.000đ, với m = 0;
Thu nhập tối đa là 21.000.000đ, với m = 399.
NTG chọn hệ số thu nhập (m=0)  số tiền đóng
1 tháng là: 1.050.000đ x 20% = 210.000đ
Giả sử tháng 7/2013, NN nâng lương tối thiểu
chung lên 1.150.000đ, nếu người tham gia trên
không thay đổi hệ số thu nhập đã đăng ký (vẫn
chọn hệ số thu nhập m=0)  thu nhập =
1.150.000đ,  số tiền đóng 1 tháng = 230.000đ.


I. Về thu BHXH tự nguyện
6- Phương thức đóng:
 6.1- Kỳ đóng: Người tham gia được lựa chọn
kỳ đóng (tính theo niên độ tài chính) để đăng
ký:
+ Đóng theo tháng;
+ Hoặc đóng theo quý;
+ Hoặc đóng 6 tháng/ 1 lần
 6.2- Thời điểm đóng phí: Phải đóng vào nửa
đầu của kỳ đã đăng ký (15 ngày đầu tháng;
45 ngày đầu quý; 3 tháng đầu của 6 tháng).


14



I. Về thu BHXH tự nguyện


6.3- Lưu ý:

- Trường hợp đăng ký mới (lần đầu):
Không được truy đóng, chỉ được bắt đầu
đóng từ tháng làm thủ tục đăng ký tham
gia (tháng hiện tại).
 - Trường hợp đóng không đúng kỳ đã
đăng ký và không có đề nghị hưởng trợ
cấp BHXH 1lần (tạm dừng đóng), nếu
tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại (về
phương thức đóng, mức thu nhập tháng
làm căn cứ đóng) và đăng ký vào tháng
đầu quý.



I. Về thu BHXH tự nguyện










- Trường hợp muốn thay đổi phương thức đóng,
chỉ được thay đổi (đăng ký lại) sau 6 tháng kể từ
thời điểm đăng ký lần trước;
- Trường hợp NTG đăng ký đóng theo quý hoặc 6
tháng nhưng bắt đầu từ các tháng không phải đầu
kỳ, thì số thu kỳ đầu tiên chỉ thu đủ cho số tháng
còn lại của kỳ đó.
VD3: tháng 11/2012, bà Đỗ Thi A đến làm thủ tục
đăng ký tham gia BHXH TN theo phương thức
đóng 6 tháng/ 1 lần:
+ Số thu kỳ đầu tiên chỉ thu 2 tháng (tháng 11 và
tháng 12/2012).
+ Số thu kỳ tiếp theo (thu vào ngày 01/01 đến
31/3/2013) đóng cho 6 tháng đầu năm 2013.
16


I. Về thu BHXH tự nguyện
- Trường hợp đóng đúng kỳ đã đăng ký,
khi NN có thay đổi lương tối thiểu chung,
không phải đóng phần chênh lệch do thay
đổi lương tối thiểu chung;
 VD4: - NN quy định lương tối thiểu
chung từ 01/01/2012 đến 30/4/2012 là
830.000đ và từ 01/5/2012 tăng lên
1.050.000đ;
 - Người tham gia đăng ký đóng theo quý;
 - Mức thu nhập lựa chọn m = 0  thu
nhập làm căn cứ đóng tháng 4/2012 là
830.000, thg 5/2012 trở đi là 1.050.000đ.



17


I. Về thu BHXH tự nguyện
Giả sử tính đóng cho quý II/2012
 Có 3 trường hợp xảy ra:
+ Trường hợp 1: trong thg 4/2012 đã đóng
cho cả quý II/2012  số tiền phải đóng
quý II/2012 là:
830.000đ x 20% x 3thg = 498.000đ;
+ Trường hợp 2: nếu người tham gia đóng
trong khoảng từ ngày 01/5 – 15/5/2012
(vẫn đúng thời điểm đóng phí theo kỳ đã
đăng ký)  Số tiền phải đóng quý II/2012
là: 586.000đ, trong đó:



18


I. Về thu BHXH tự nguyện
Thg 4: 830.000đ x 20% x 1thg = 166.000đ
T5+6:1.050.000đ x 20% x 2 thg = 420.000đ
 Chênh lệch so với trg hợp 1 là 88.000đ
+ Trường hợp 3: nếu đóng sau ngày
15/5/2012 nhưng vẫn trong quý II/2012
(không đúng thời điểm theo kỳ đã đăng

ký)  phải đăng ký lại vào tháng 7/2012
và coi như tạm dừng đóng quý II/2012.

19


I. Về thu BHXH tự nguyện
7- Hồ sơ tham gia: (01 bộ)
 7.1. Đăng ký lần đầu hoặc đăng ký lại sau
thời gian dừng đóng:
 - Tờ khai tham gia BHXH TN (mẫu A02-TS)
 - Sổ BHXH (đối với người đã tg trước đó)
 7.2. Thay đổi mức đóng, phương thức đóng:
 - Đơn đề nghị thay đổi mức đóng, phương
thức đóng (mẫu D01-TS).
 - Sổ BHXH


20


I. Về thu BHXH tự nguyện
8- Hoàn trả:
 8.1. Nguyên tắc: Chỉ được hoàn trả trong
trường hợp đã đóng đủ tiền theo phương thức
đã đăng ký mà chuyển sang t/gia BHXH BB
hoặc chết.
 VD5: Ông Ngô Văn D đăng ký đóng theo
quý, tham gia từ tháng 01/2011 và đã đóng
hết quý II/2012 trong tháng 4/2012.





21


I. Về thu BHXH tự nguyện








Ngày 10/5/2012 người đó bị chết  được hoàn trả
phí đã đóng của tháng 5 + 6/2012; thời gian đã tham
gia từ tháng 01/2011 đến hết tháng 4/2012 được tính
hưởng trợ cấp tuất 1 lần.
8.2. Hồ sơ hoàn trả (01 bộ):
- Đơn đề nghị (mẫu D01-TS) của người tham gia
hoặc của thân nhân người tham gia trong trường
hợp người tham gia chết;
- Giấy tờ chứng minh đã tham gia BHXH BB hoặc
Giấy chứng tử (trường hợp người tham gia chết);
- Sổ BHXH.
22



II. Về cấp sổ BHXH








1. Cấp mới sổ BHXH:
Người tự nguyện tham gia BHXH lần đầu được
cấp sổ BHXH để ghi nhận thời gian đóng
BHXH, làm cơ sở hưởng chế độ BHXH sau này.
Hồ sơ gồm:
- Tờ khai tham gia BHXH (mẫu A02-TS)
- Hồ sơ nhân thân: Giấy khai sinh, Chứng minh
ND
Thời hạn cấp sổ BHXH: 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
23


II. Về cấp sổ BHXH
2. Ghi tiếp thời gian tham gia BHXH:
 Trường hợp người tự nguyện tham gia BHXH, nếu
đã có thời gian đóng BHXH bắt buộc, đã được cấp
sổ BHXH thì được dùng sổ BHXH bắt buộc để ghi
tiếp thời gian tham gia BHXH tự nguyện.
 Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện đã được
cấp sổ BHXH, sau đó tạm dừng không tham gia.

Khi tiếp tục tham gia BHXH (kể cả tự nguyện hoặc
bắt buộc) được dùng sổ BHXH đó để ghi tiếp quá
trình tham gia BHXH.


24


II. Về cấp sổ BHXH







3. Cấp lại sổ BHXH: Người tham gia BHXH tự
nguyện nếu bị mất sổ BHXH hoăc sổ BHXH bị rách,
hỏng không sử dụng được, hoặc do cải chính, thay
đổi nhân thân thì được cấp lại sổ BHXH. Hồ sơ cấp
lại sổ BHXH gồm:
3.1. Trường hợp do mất hoặc bị rách, hỏng
- Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (mẫu D01-TS)
- Các biên lai thu tiền, phiếu thu, giấy tờ chứng minh
đang tham gia BHXH tự nguyện;
- Sổ BHXH (trong trường hợp rách, hỏng)
25



×