Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giải quyết tranh chấp về tài sản chung do hai người tạo dựng trong thời gian sống chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.26 KB, 4 trang )

Giải quyết tranh chấp về tài sản chung do hai người tạo dựng trong thời
gian sống chung

Xét tình huống: Anh A có đơn yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật với chị
B đồng thời yêu cầu giải quyết tranh chấp về tài sản chung do hai người tạo dựng
trong thời gian sống chung.
Thứ nhất, tình huống trên là dạng vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án giải
quyết theo thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) hiện hành.
Điều 311 Chương XX của BLTTDS quy định về phạm vi áp dụng thủ tục giải quyết
việc dân sự: “Tòa án áp dụng những quy định của Chương này, ... để giải quyết
những việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 26, các khoản 1, 2, 3,
4,

5

và

7

Điều

28,

...”

Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 quy định những yêu cầu về hôn nhân và gia đình
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa Án: “1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp
luật” thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp
luật giữa A và B.
Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi
phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định (khoản 3 Điều 8 Luật hôn nhân và gia


đình sửa đổi bổ sung 2010), theo đó việc yêu cầu giải quyết tranh chấp về tài sản
chung của A và B tạo dựng trong thời gian sống chung là hệ quả kéo theo của việc
yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa A và B. Căn cứ theo đó và khoản 2
Điều 27 quy định về những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án: “2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân.” thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết đồng thời cả yêu cầu giải quyết
tranh chấp về tài sản chung của A và B.


Thứ hai, thủ tục tố tụng áp dụng để giải quyết vụ việc trên được thực hiện theo các
quy định chung tại Chương XX BLTTDS, theo đó:
- Đơn yêu cầu của người yêu cầu – anh A gửi đến Tòa án có thẩm quyền quy định
tại mục 2 Chương III BLTTDS phải có các nội dung chính được quy định tại khoản
2 Điều 312; đồng thời có kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu
của mình là có căn cứ và hợp pháp theo quy định tại khoản 3 Điều này.
- Việc dân sự sẽ được tiến hành giải quyết theo đúng trình tự pháp luật quy định tại
Điều 313 quy định về những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự và
Điều 314 quy định về thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự. Quyết
định giải quyết việc dân sự của Tòa án phải đáp ứng đúng những quy định tại
Điều 315 quy định về quyết định giải quyết việc dân sự như nội dung cơ bản của
quyết định, thời giản, địa điểm gửi quyết định...
- Việc giải quyết tranh chấp về tài sản chung của hai vợ chồng sẽ được thực hiện
theo các nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 95, Điều 96, 97, 98, 99 Luật
hôn nhân và gia đình (sửa đổi, bổ sung 2010).
- Trong trường hợp xảy ra kháng cáo, kháng nghị, các thủ tục sẽ tiến hành theo quy
định tại các Điều 316, 317, 318.
Tóm lại, đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật với chị B đồng thời yêu
cầu giải quyết tranh chấp về tài sản chung do hai người tạo dưng trong thời gian
sống chung của anh A nếu đáp ứng đủ các yêu cầu cần thiết theo quy định của pháp
luật sẽ được Tòa án xem xét và quyết định việc hủy kết hôn trái pháp luật, bản sao

quyết định sẽ được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn đó. Căn cứ
vào quyết định của Tòa án, cơ quan đã đăng ký kết hôn sẽ hủy bỏ đăng ký kết hôn
của hai người trong sổ đăng ký kết hôn.


Bình luận
Yêu cầu hủy kết hôn trá pháp luật là một quyền được thừa nhận cho ‘người sử dụng
yêu cầu’ trước Tòa án (Điều 4 BLTTDS). Tuy nhiên, trong thực tiễn thời hiệu sử
dụng yêu cầu này không phải không đặt ra những vấn đề cần giải quyết. Vì yêu cầu
hủy kết hôn trái pháp luật được BLTTDS xếp vào việc dân sự (theo quy định tại
Chương III BLTTDS, các loại việc quy định tại các Điều 26, 28, 30, 32 là các loại
việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án) và Luật hôn nhân và gia đình
2000 (sửa đổi bổ sung 2010) không nói đến vấn đề thời hiệu nên phải quy chiếu vào
quy định của BLTTDS (khoản 4 Điều 159 BLTTDS). Khi đi vào triển khai thực
tiễn, BLTTDS đã tách biệt thủ tục giải quyết vụ án dân sự và vụ việc dân sự nhằm
đảm bảo tính hợp lí, phù hợp với thực tiễn cũng như không trái với những quy định
tại các bộ luật khác (như trước khi BLTTDS có hiệu lực, việc tuyên bố một người
đã chết – tức là mới chết về mặt pháp lý trong cùng một vụ án chia thừa kết dẫn đến
hệ quả là có thể đã chia tài sản của một người còn sống; theo đó sẽ trái với khoản 1
Điều 636 và Điều 639 Bộ luật dân sự). Về vấn đề thụ lý vụ việc dân sự, người yêu
cầu giải quyết việc dân sự phải có đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền, các mẫu đơn
này phải được Tòa án niêm yết tại trụ sở tòa án với các chỉ dẫn cụ thể hơn so với
luật quy định để nhân dân biết. Dù đã tách biệt vụ án dân sự với việc dân sư,
BLTTDS không quy định về phương thức gửi đơn yêu cầu, thủ tục nhân đơn yêu
cầu, trả lại đơn, yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu, thụ lý, phân công Thâm phán
giải quyết... mà cần phải có hướng dẫn bằng nghị quyết của Hội đồng thẩm phán để
được thực hiện thống nhất. Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 311 BLTTDS thì có thể áp
dụng tương tự các điều từ Điều 167 đến Điều 174 BLTTDS với những nội dung cụ
thể như khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, Tòa án phải ghi vào sổ
nhận đơn; trong thời hạn làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Tòa án phải xem

xét và có các quyết định phù hợp.
Nhìn chung, hôn nhân trái pháp luật sẽ bị Tòa án tuyên bố hủy khi có yêu cầu. Yêu
cầu hủy kết hôn trái pháp luật và quyết định của Tòa án đối với yêu cầu này phải
được thực hiện đúng theo những quy định của luật đối với từng trường hợp.




×