Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khily hôn theo Luật hôn nhân gia đình 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.81 KB, 38 trang )

Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô Võ Hưng Minh Hiền, người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình viết đề tài báo cáo thực tập tốt
nghiệp. Đồng thời em cũng chân thành cảm ơn đến các cán bộ Tòa án nhân dân
Huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời
gian thực tập cũng như hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp. Nhờ vậy, em đã hiểu sâu
hơn về lý thuyết, so sánh được sự giống khác nhau giữa lý luận và thực tiễn nhằm bổ
sung kiến thức đã học trên ghế nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

i


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN

SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

ii


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



Luật hôn nhân và gia đình
Đăng ký kết hôn
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất

SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

Luật HNGĐ
ĐKKH
GCNQSDĐ và TSGLVĐ

iii


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền

MỤC LỤC
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu ............................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................. 2
1.5 Kết cấu chuyên đề:............................................................................................. 2
PHẦN 2 : QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG .................................................. 3
2.1 Quan hệ tài sản của vợ chồng ............................................................................ 3
2.1.1 Khái niệm tài sản chung của vợ chồng: ...................................................... 3
2.1.2 Xác lập chế độ tài sản của vợ chồng: .......................................................... 6
2.2 Giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn ..................................................... 13

2.2.1 Nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn .................. 13
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ... 16
PHẨN 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN ĐỨC PHỔ .................................................................................................. 20
3.1 Tổng quan tình hình tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại
Huyện Đức Phổ ...................................................................................................... 20
3.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân Huyện Đức Phổ ............ 21
3.2.1 Giải quyết tranh chấp trường hợp tòa án không công nhận hôn nhân ...... 21
3.2.2 Giải quyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ........... 22
3.3 Vướng mắc giải quyết tranh chấp chia tài sản chung vợ chồng. .................... 24
PHẦN 4: KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 27
PHẦN 5: KẾT LUẬN ............................................................................................... 30
PHỤ LỤC: GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP ............................................ 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 34

SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

iv


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Luật HNGĐ luôn có các quy định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của vợ chồng
khi kết hôn và dự liệu cả những vấn đề xảy ra khi mục đích hôn nhân không thể thực
hiện được.
Hôn nhân thường xuất phát từ tình yêu của nam nữ, họ tiến tới hôn nhân với
mong muốn cùng nhau xây dựng gia đình.Tuy vậy, trong cuộc sống gia đình, vợ

chồng vì những mâu thuẫn nào đó mà không thể điều hòa được khiến họ muốn giải
phóng mình khỏi cuộc sống áp lực, không có niềm vui đó bằng cách ly hôn. Khi ly
hôn, vợ chồng thường xảy ra các tranh chấp về nhân thân và tài sản, đặc biệt là các
tranh chấp về tài sản. Bước vào cuộc sống hôn nhân, vợ chồng đều góp công sức của
mình vào tạo lập tài sản, phát triển kinh tế gia đình. Khi mâu thuẫn xảy ra thì bản
thân vợ, chồng đều muốn dành nhiều quyền lợi hơn cho mình, muốn lấy lại tất cả
những gì đã đóng góp vào gia đình. Do đó, khi phát sinh tranh chấp thì rất khó để
phân chia khối tài sản chung của vợ chồng.
Hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, lối sống chạy theo vật chất nhiều hơn
tình cảm, sự suy nghĩ hời hợt, nóng vội của các cặp vợ chồng trẻ khi bước vào cuộc
sống cơm áo gạo tiền. Do đó chỉ cần có những bất đồng rất dễ dẫn tới ly hôn và
những tài sản có giá trị vật chất sẽ bị đôi bên tranh giành. Điều này khiến các vụ án
ly hôn kèm theo tranh chấp về khối tài sản chung mà đương sự yêu cầu tòa án giải
quyết ngày càng nhiều.Với mong muốn tìm hiểu kỹ để có cái nhìn sâu hơn, toàn
diện hơn về các quy định cũng như việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh
chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn như thế nào, tôi quyết định chọn đề
tài “Giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tòa án nhân
dân Huyện Đức Phổ” làm đề tài báo cáo thực tập cho mình.

SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

1


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đề tài hướng đến việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu để có cái nhìn toàn diện về tranh
chấp chia tài sản khi ly hôn của vợ chồng.

- Qua đó đề xuất những kiến nghị nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự trong tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

1.3 Phạm vi nghiên cứu
-Nghiên cứu về thực tiễn áp dụng, nghiên cứu tranh chấp về tài sản chung của vợ
chồng trong các vụ án ly hôn tại Tòa án nhân dân Huyện Đức Phổ, Tỉnh Quảng
Ngãi.

1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nghiên cứu, tôi sử dụng các phương pháp so sánh, thu thập thông tin,
thống kê, phân tích, tổng hợp.

1.5 Kết cấu chuyên đề:
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
PHẦN 2: QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
2.1 Quan hệ tài sản của vợ chồng
2.2 Giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
2.2.1 Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

2


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền

PHẨN 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN ĐỨC PHỔ
3.1 Tổng quan về tình hình tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại
Huyện Đức Phổ
3.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân Huyện Đức Phổ
3.2.1 Giải quyết tranh chấp trong trường hợp tòa án không công nhận hôn nhân
3.2.2 Giải quyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
3.3 Vướng mắc khi áp dụng pháp luật, giải quyết tranh chấp chia tài sản chung vợ
chồng.
PHẦN 4 : KIẾN NGHỊ
PHẦN 5: KẾT LUẬN

PHẦN 2 : QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
2.1 Quan hệ tài sản của vợ chồng
Quan hệ tài sản của vợ chồng là quan hệ ràng buộc giữa nam nữ kể từ khi ĐKKH,
có liên quan đến tài sản hoặc các giá trị vật chất khác. Quan hệ tài sản của vợ chồng
không tồn tại khi giữa hai người sống chung như vợ chồng mà không ĐKKH. Theo
Luật HNGĐ 2014, quan hệ tài sản của vợ chồng bao gồm chế độ tài sản của vợ
chồng; tài sản chung, tài sản riêng cũng như quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với
tài sản.
2.1.1 Khái niệm tài sản chung của vợ chồng:
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, được hình
thành trong thời kì hôn nhân, do vợ chồng làm ra bằng công sức của mỗi người hoặc
những tài sản do vợ chồng thỏa thuận hoặc những tài sản mà pháp luật quy định.
SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

3



Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền
Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi
chủ sở hữu không được xác định cụ thể đối với tài sản.
Thời kì hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày
ĐKKH đến ngày chấm dứt hôn nhân( Khoản 13 Điều 3 Luật HNGĐ 2014). Những
tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời gian này đều là tài sản chung ( trừ trường hợp
tài sản riêng của vợ chồng). Bởi căn cứ để xác định tài sản chung là sự ra đời và tồn
tại của quan hệ vợ chồng. Mà quan hệ vợ chồng được xác lập kể từ thời điểm
ĐKKH; lúc này mới có mục đích vì cuộc sống gia đình mà phát triển kinh tế gia
đình, mới có nhu cầu sử dụng khối tài sản chung, từ đó tài sản chung mới hình
thành.
Tài sản chung của vợ chồng được xác định dựa vào hai dấu hiệu là nguồn gốc
hình thành tài sản và thời kì hôn nhân. Theo Điều 33 Luật HNGĐ 2014 thì tài sản
chung bao gồm các loại tài sản:
Thứ nhất, tài sản do vợ, chồng tạo ra. Đây là tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra
dựa vào trình độ chuyên môn, sức lao động của mình hoặc thuê người khác tạo tài
sản thông qua các hợp đồng lao động. Cụ thể như vợ chồng cùng bỏ ra một số tiền
nhất định để thuê người khác xây nhà cho vợ chồng ở.
Thứ hai, tài sản thu nhập được do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thu nhập này bao gồm những giá trị vật chất mà vợ chồng có được dựa vào công
việc, trình độ, nghề nghiệp để hưởng thành quả.Ví dụ như tiền lương, tiền công và
các lợi nhuận do tham gia kinh doanh mang lại.
Thứ ba, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng.1
Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ chồng
có được từ tài sản riêng của mình( Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 126/2014/NĐ-

1

“Tài sản riêng của vợ chồng”, được dowload tại địa chỉ ngày 04/04/2016


SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

4


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền
CP).Ví dụ như hoa quả thu được từ trồng trọt trên đất của người chồng có được
trước khi kết hôn.
Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu
được từ việc khai thác tài sản riêng của mình( Khoản 2 Điều 10 Nghị định số
126/2014/NĐ-CP).Ví dụ như khoản tiền có được do người vợ cho thuê nhà mà mình
được thừa kế riêng, khoản lãi vay có được từ việc cho vay tài sản.
Luật HNGĐ 2014 đã quy định cụ thể rằng hoa lợi, lợi tức phát sinh trong thời kì
hôn nhân từ tài sản riêng của vợ chồng là tài sản chung. Đây là một điểm mới so với
Luật HNGĐ 2000, góp phần xác định cụ thể hơn về các loại tài sản được xem là tài
sản chung.
Thứ tư, thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân. Thu nhập này bao gồm
các khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, tài sản mà vợ chồng
được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự đối với vật vô chủ, vật
bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc,
vật nuôi dưới nước và các thu nhập khác theo quy định của pháp luật (Điều 9 Nghị
định số 126/2014/NĐ-CP).
Thứ năm, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn. Quyền sử
dụng đất là quyền khai thác công dụng, hưởng các lợi ích thu được từ mảnh đất đó.
Quyền sử dụng đất có được trước khi kết hôn không phải là tài sản chung của vợ
chồng, bởi chế định tài sản chung chỉ tồn tại trong thời kì hôn nhân, bắt đầu từ thời
điểm ĐKKH.
Thứ sáu, tài sản không có căn cứ xác định là tài sản riêng thì là tài sản chung.
Quy định này dùng để phân chia tài sản khi có tranh chấp, được căn cứ vào nguyên

tắc suy đoán. Bởi trong thời kì hôn nhân, có thể vì nhu cầu của gia đình hoặc vì để
nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình mà vợ hoặc chồng đưa tài sản riêng vào sử
dụng, sau đó không thể nào tách bạch được đâu là tài sản chung, tài sản riêng. Bởi
vậy, Luật HNGĐ 2014 đã quy định một nguyên tắc làm cơ sở để có thể xác định tài
SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

5


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền
sản chung, tạo điều kiện thuận lợi khi giải quyết tranh chấp về tài sản, đảm bảo cân
bằng được quyền lợi các bên.
Thứ bảy, tài sản vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung trong
thời kì hôn nhân. Đây là tài sản này được định đoạt dựa trên ý chí của người khác,
không căn cứ vào công sức lao động của hai vợ chồng. Do đó, tài sản này mặc nhiên
trở thành tài sản chung của vợ chồng theo hợp đồng tặng cho, hoặc theo quy định
của pháp luật về thừa kế.
Thứ tám, tài sản mà vợ chồng tự thỏa thuận là tài sản chung. Đây là quy định
mang tính mềm dẻo, đề cao sự tự thỏa thuận của vợ chồng khi bước vào cuộc sống
hôn nhân. Đứng trước các nhu cầu của cuộc sống, để có thể phát triền kinh tế gia
đình, vợ chồng có thể tự thỏa thuận, tự nguyện gia nhập tài sản riêng của mình khối
tài sản chung.

2.1.2 Xác lập chế độ tài sản của vợ chồng:
Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm điều chỉnh về tài sản của
vợ chồng. Theo Luật HNGĐ 2014 thì vợ chồng có quyền lựa chọn xác lập chế độ tài
sản theo thỏa thuận hoặc chế độ tài sản theo luật định.
i.


Chế độ tài sản theo thỏa thuận:

Chế độ tài sản theo thỏa thuận thực chất là một loại hợp đồng thỏa thuận dựa trên
nguyên tắc tự do, tự nguyện2. Do đó vợ chồng có thể thỏa thuận về việc xác lập và
thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với tài sản của họ. Thỏa thuận này phải tuân theo
những tiêu chuẩn nhất định về hình thức, nội dung cũng như về hiệu lực và hủy bỏ
thỏa thuận.Cụ thể:

2

“Chế độ tài sản theo thỏa thuận”, được dowload tại địa chỉ />
chong-theo-thoa-thuan vào ngày 04/04/2016

SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

6


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền
-Về hình thức: thỏa thuận được thể hiện dưới hình thức văn bản có công chứng
hoặc chứng thực( Điều 47 Luật HNGĐ 2014).
Quy định này nhằm đảm bảo tính xác thực về nội dung, đồng thời vợ chồng căn
cứ vào thỏa thuận để xác định cụ thể, rõ ràng quyền và nghĩa vụ tương ứng của mỗi
bên, tránh hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm khi phát sinh tranh chấp. Thỏa thuận
bằng văn bản có công chứng tạo ra cơ sở chứng minh cao nhất cho các đương sự khi
bị xâm phạm lợi ích.
-Về nội dung: thỏa thuận chỉ chứa đựng cách thức thực hiện các quan hệ tài
sản. Cụ thể vợ chồng phải xác định được tài sản chung, tài sản riêng, quyền và nghĩa
vụ của vợ chồng đối với tài sản, các nguyên tắc phân chia tài sản cũng như quyền lợi

của vợ chồng từ việc chia tài sản đó( Điều 48 Luật HNGĐ 2014). Nội dung thỏa
thuận phải quy định rõ ràng vì ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của gia đình, quyền
lợi của mỗi bên vợ chồng, hạn chế những xung đột về tài sản nếu ly hôn.
-Về thời điểm xác lập: thỏa thuận phải được lập trước khi kết hôn( Điều 47
Luật HNGĐ 2014). Quy định này nhằm bảo vệ tài sản riêng của từng cá nhân, củng
cố quan hệ vợ chồng bởi khi hai bên hiểu rõ ý kiến của nhau về tiền bạc, tài sản sẽ
giúp cuộc hôn nhân lâu bền hơn; thỏa thuận cũng như lời cam kết của hai bên trong
việc đảm bảo một hôn nhân thực sự3.
-Về sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa thuận: trong thời kì hôn nhân, vợ chồng có
quyền sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung nội dung của thỏa thuận
(Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP). Bởi trong thời kì hôn nhân, hoàn
cảnh sống, thu nhập, điều kiện gia đình có nhiều biến đổi thì việc thay đổi chế độ tài
sản đã thỏa thuận ban đầu là cần thiết, phù hợp với thực tế cuộc sống hiện tại. Việc
sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa thuận phải được công chứng hoặc chứng thực.

3

Hồng Thúy( Tháng 4/2013), “Thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn: Phụ nữ sẽ được lợi”, “Nghiên cứu
trao đổi”, được dowload tại ngày 14/05/2016

SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

7


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền
-Về trường hợp thỏa thuận bị vô hiệu: pháp luật có hệ thống những quy định
mà nếu thỏa thuận thuộc các trường hợp đó thì sẽ vô hiệu( được quy định cụ thể tại
Điều 50 Luật HNGĐ 2014). Quy định này mang tính chất cơ sở, dùng để sàng lọc.

Bởi sẽ có một số cá nhân vì quyền lợi của bản thân mà hình thành nên những thỏa
thuận có nội dung như không cần trách nhiệm với con cái, vợ chồng hay nghĩa vụ
đối với gia đình. Hành lang pháp lý mà pháp luật bắt buộc phải tuân theo nhằm đảm
bảo và duy trì sự ổn định của các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, tránh ảnh
hưởng đến cuộc sống gia đình, con cái hay lợi ích của người thứ ba.
Chế độ tài sản theo thỏa thuận là một điểm mới trong pháp Luật HNGĐ 2014.
Điểm mới này đã cho thấy được pháp luật càng tăng cường bảo vệ quyền công dân,
quyền tự định đoạt cũng như quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, góp phần giảm
thiểu bớt tranh chấp về chia tài sản sau ly hôn, bởi thỏa thuận dựa trên sự tự nguyện
của các bên.
ii.

Chế độ tài sản theo luật định:

Chế độ tài sản theo luật định gồm các quy định về căn cứ, nguồn gốc các loại tài
sản chung và tài sản riêng của vợ chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với
từng loại tài sản; các nguyên tắc chia tài sản, các nghĩa vụ liên quan đến các khoản
nợ của vợ chồng.
 Đối với tài sản chung của vợ chồng:
Pháp luật quy định rất rõ ràng và cụ thể về quyền và nghĩa vụ các bên đối với tài
sản chung nhằm đảm bảo cho vợ chồng cùng nhau xây dựng cuộc sống gia đình.
Theo Điều 34 Luật HNGĐ 2014, các loại tài sản mà pháp luật quy định phải đăng
ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng
phải ghi tên cả hai vợ chồng. Đây chính là căn cứ pháp lý để xác định tài sản chung
của vợ chồng khi có tranh chấp. Trường hợp tài sản chỉ do vợ hoặc chồng đứng tên,
khi có tranh chấp, nếu vợ hoặc chồng không chứng minh được tài sản mình đứng tên
SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

8



Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền
là tài sản riêng thì đó là tài sản chung. Luật HNGĐ 2014 quy định cụ thể nhằm tránh
trường hợp vợ hoặc chồng khi ly hôn dựa vào sự đứng tên trên giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất để khẳng định tài sản đó là tài sản riêng; đồng thời cũng đảm bảo
quyền sở hữu của vợ chồng đối với những tài sản có giá trị lớn như bất động sản,
tránh trường hợp vợ hoặc chồng tự mình thực hiện các giao dịch gây ảnh hưởng đến
quyền lợi của người kia.
Ngoài ra, vợ chồng còn được quyền chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân
nhưng phải tuân theo những quy định nhất định( Điều 42 Luật HNGĐ 2014); quyền
chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ, chồng chết( Điều 66 Luật HNGĐ 2014);
quyền chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn( Điều 59 Luật HNGĐ
2014).
 Đối với tài sản riêng của vợ chồng:
Theo pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định, tài sản riêng của vợ chồng là tài
sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng
cho riêng trong thời kì hôn nhân; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng và
tài sản khác theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ chồng (Khoản 1
Điều 41 Luật HNGĐ 2014).Vợ chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng
vào tài sản chung, tùy thuộc vào ý chí và mong muốn của vợ chồng.
Về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng được quy định tại Điều 45 Luật HNGĐ
2014. Quy định này nhằm tránh trường hợp vợ hoặc chồng vì mục đích cá nhân mà
sử dụng tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ về tài sản của riêng mình.
Chế độ tài sản được xác lập theo quy định của pháp luật quy định rất rõ về chế
độ sở hữu tài sản chung và tài sản riêng. Vợ chồng không thể thỏa thuận với nhau để
thay đổi về quyền sở hữu tài sản cũng như các quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài
sản của vợ chồng theo chế độ này.

SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh

MSSV: 1254060229

9


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền
Khi so sánh Luật HNGĐ 2014 và Luật HNGĐ 2000, Luật 2014 bổ sung nhiều
điều luật mới về tài sản chung, riêng của vợ chồng như Điều 29 quy định về nguyên
tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng; Điều 36 quy định về tài sản chung được
đưa vào kinh doanh; Điều 37 về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng; Điều 45 về
nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng... Nhà làm luật cũng cải thiện, thêm mới các
khoản vào điều luật cũ như Khoản 2 Điều 33 về tài sản chung, Khoản 2 Điều 43 về
tài sản riêng của vợ chồng... Qua đó thấy được Luật HNGĐ 2014 đã kế thừa và phát
triển, ngày càng hoàn thiện hơn, quy định rõ ràng hơn về chế độ tài sản của vợ
chồng, công khai minh bạch hơn về tài sản chung, tài sản riêng cũng như đảm bảo
hơn được quyền lợi của vợ chồng.
Qua phân tích, ta có thể thấy được dù lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận hay
theo luật định thì quyền lợi của vợ chồng, mục đích hôn nhân, trách nhiệm gia đình
vẫn được pháp luật bảo vệ xuyên suốt trong trong thời kì hôn nhân và ngay cả khi ly
hôn.
2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản
Vợ chồng phải có trách nhiệm, quyền hạn ngang nhau trong mọi việc của gia đình
nhằm thực hiện mục đích của hôn nhân. Hôn nhân dẫn đến xác lập quan hệ vợ
chồng thì sẽ gắn kết vợ chồng bằng các mối quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản;
ràng buộc vợ chồng có quyền và nghĩa vụ nhất định nhằm đảm bảo duy trì hôn nhân.
Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng bao gồm quyền và nghĩa vụ đối với gia đình, con
cái, tài sản; đặc biệt là các quyền và nghĩa vụ đối với tài sản bao gồm tài sản chung,
tài sản riêng; quyền thừa kế tài sản.
Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung 4


4

Nguyễn Văn Cừ và các tác giả (2008), Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội .

SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

10


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền
Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản chung (theo Khoản 1 Điều 29 Luật HNGĐ 2014). Như vậy, về nguyên
tắc, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc xây dựng, duy trì và phát triển khối tài
sản chung. Đồng thời với tư cách là đồng sở hữu, vợ chồng bình đẳng với nhau về
quyền sở hữu tài sản chung. Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ bình đẳng của vợ
chồng đối với tài sản chung là nhằm bảo vệ khối tài sản, tránh hành vi hủy hoại tài
sản chung. Theo Khoản 1 Điều 37 Luật HNGĐ 2014, đối với các nghĩa vụ phát sinh
trong việc sử dụng, định đoạt tài sản chung thì vợ chồng phải đồng thời chịu trách
nhiệm. Việc xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản chung phải có sự đồng ý của
vợ chồng, khi hai bên cùng đồng ý thực hiện giao dịch thì bắt buộc phải có trách
nhiệm đối với giao dịch đó.
Vợ hoặc chồng được quyền tự mình xác lập thực hiện các giao dịch liên quan đến
tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, mà không cần hỏi ý kiến
của người còn lại đối với những tài sản có giá trị nhỏ( trừ trường hợp tài sản là bất
động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập
chủ yếu của gia đình theo Khoản 1 Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP).Vì giao
dịch dân sự đó nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nên vợ chồng phải
cùng chịu trách nhiệm liên đới(Khoản 2 Điều 37 Luật HNGĐ 2014). Quy định này

nhằm khẳng định trách nhiệm của vợ chồng đối với các hành vi dân sự hợp pháp do
vợ hoặc chồng tiến hành vì lợi ích gia đình.
Vợ chồng có quyền tự mình sử dụng tài sản chung để kinh doanh, nhưng phải có
sự thỏa thuận bằng văn bản với người kia(Điều 36 Luật HNGĐ 2014). Mọi phát sinh
nghĩa vụ từ việc giao dịch kinh doanh này người trực tiếp sử dụng, thực hiện giao
dịch phải gánh chịu, người kia hoàn toàn không chịu trách nhiệm.
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ đối với tài sản riêng:
Vợ chồng được toàn quyền độc lập trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với
tài sản riêng của mình trong khuôn khổ quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 44
SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

11


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền
Luật HNGĐ 2014). Quy định này nhằm ngăn chặn hiện tượng hôn nhân nhằm vào
mục đích kinh tế mà không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng.
Tuy nhiên trong trường hợp tài sản chung của gia đình không đủ để đáp ứng nhu
cầu thiết yếu của gia đình thì vợ chồng phải có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo
khả năng kinh tế của mỗi bên (theo Khoản 2 Điều 30 Luật HNGĐ 2014), nhằm tạo
ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình, đảm bảo được khả năng kinh tế thì hạnh
phúc gia đình mới bền vững.
Ngoài ra, theo Khoản 4 Điều 37 Luật HNGĐ 2014, khi có các nghĩa vụ phát sinh
từ việc đóng góp tài sản riêng vào tài sản chung, vợ chồng phải cùng nhau chịu trách
nhiệm vì nghĩa vụ phát sinh từ nhu cầu chung.
Theo quy định tại Điều 45 Luật HNGĐ 2014 thì vợ chồng có các nghĩa vụ riêng
về tài sản, như nghĩa vụ của mỗi bên vợ chồng có trước khi kết hôn; nghĩa vụ phát
sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng; nghĩa vụ phát sinh từ giao
dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình... Đối với các

nghĩa vụ riêng thì vợ hoặc chồng sử dụng khối tài sản riêng để chi trả bởi đây là
hành vi giao dịch dân sự của cá nhân, xuất phát từ lợi ích cá nhân nên vợ hoặc chồng
phải tự chịu trách nhiệm về hành vi, giao dịch bằng chính tài sản của mình.
Luật HNGĐ 2014 quy định cụ thể các nghĩa vụ chung của vợ chồng là một điểm
khác biệt, một điểm tiến bộ so với Luật HNGĐ 2000. Luật “cũ” chỉ quy định rằng
vợ chồng có nghĩa vụ chung mà không quy định cụ thể, rõ ràng. Luật “mới” đã quy
định hẳn một Điều luật về các nghĩa vụ chung (Điều 37 Luật HNGĐ 2014). Như
vậy, Luật “mới” đã khắt khe hơn trong việc bắt buộc chịu trách nhiệm với nghĩa vụ
chung cho gia đình, tránh trường hợp trốn tránh nghĩa vụ chung của vợ hoặc chồng.
Thứ ba, quyền thừa kế tài sản
Theo Khoản 2 Điều 66 Luật HNGĐ 2014 thì trong trường hợp một bên vợ, chồng
chết hoặc được tòa án tuyên bố là đã chết, nếu có yêu cầu chia di sản thì tài sản riêng
SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

12


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền
được chia theo pháp luật về thừa kế. Theo đó,vì vợ hoặc chồng thuộc hàng thừa kế
thứ nhất, nên người vợ hoặc chồng còn sống được thừa kế tài sản từ người đã mất.
Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người còn sống, đảm bảo duy trì được sự
ổn định của sinh hoạt bình thường trong gia đình khi mất đi một người tạo thu nhập
trong gia đình.

2.2 Giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Khi ly hôn, vợ chồng chấm dứt quan hệ hôn nhân, chấm dứt chế độ tài sản chung
kể từ thời điểm ly hôn. Trong việc giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn, thì vấn đề
chia tài sản là điều cần thiết đảm bảo cuộc sống của mỗi bên sau này. Bởi có mâu
thuẫn mới ly hôn, đôi bên khó mà thỏa thuận được các vấn đề liên quan đến quyền

lợi của mình. Do đó cần có tòa án là cơ quan có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề
phát sinh khi chấm dứt quan hệ vợ chồng, chủ yếu là vấn đề giải quyết tài sản
chung. Bởi vậy, tòa án cần phải tuân theo những quy định nhất định của pháp luật,
tuân theo các nguyên tắc giải quyết tài sản mà luật đã quy định để giải quyết tài sản
một cách đúng mực và khách quan nhất.
2.2.1. Nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Khi các bên yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn kèm theo chia tài sản, tòa án sẽ căn
cứ vào các quy định của pháp luật để có thể phân chia khối tài sản một cách công
tâm nhất. Tại Điều 59 Luật HNGĐ 2014 có quy định các nguyên tắc để chia tài sản,
cụ thể như sau:
Nguyên tắc một: nguyên tắc tự thỏa thuận
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật HNGĐ 2014, vợ chồng tự thỏa thuận
với nhau về toàn bộ các vấn đề khi ly hôn trong đó có việc chia tài sản, nếu không
thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Việc pháp luật quy định quyền thỏa
thuận của các bên khi ly hôn là nguyên tắc đầu tiên để đảm bảo được quyền tự định
đoạt, nguyện vọng, mong muốn của các bên.
SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

13


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền
Trường hợp không thỏa thuận được thì khi có yêu cầu, tòa án sẽ giải quyết để bảo
vệ quyền lợi của các bên cũng như những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTCBTP, khi tòa án được yêu cầu giải quyết ly hôn thì phải xem xét quyết định áp dụng
chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tuỳ từng trường hợp
như sau :
- Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng mà văn
bản đó hợp pháp thì tòa án áp dụng nội dung của thỏa thuận đó để chia tài sản.

- Trường hợp không có văn bản thỏa thuận hoặc có văn bản thỏa thuận
nhưng bị vô hiệu thì tòa án sẽ áp dụng các quy định của pháp luật để chia tài sản.
Nguyên tắc hai: nguyên tắc chia đôi tài sản chung
Theo Khoản 2 Điều 59 Luật HNGĐ 2014, trường hợp áp dụng chế độ tài sản theo
luật định để chia tài sản chung thì về nguyên tắc, tài sản chung được chia đôi. Vì bản
chất của tài sản chung là sở hữu chung hợp nhất, là kết quả đóng góp của các thành
viên vào việc tạo lập và duy trì khối tài sản chung.
Tuy nhiên, tòa án khi xử lý tài sản chung thì việc chia đôi tài sản chung phải tính
đến nhiều yếu tố khác nhau theo quy định của pháp luật để có thể giải quyết một
cách hợp tình hợp lý, một cách khách quan nhất.
Nguyên tắc ba: tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo
giá trị
Theo nguyên tắc này, những tài sản chia được theo hiện vật thì chia theo hiện vật,
còn không chia được theo hiện vật thì được định giá để xác định giá trị, sau đó thanh
toán bằng tiền(Khoản 3 Điều 59 Luật HNGĐ 2014).
Trường hợp tài sản không chia đuợc bằng hiện vật, Tòa án căn cứ vào nhu cầu sử
dụng để quyết định giao hiện vật cho ai và người không được giao hiện vật sẽ được
thanh toán giá trị tài sản mà mình được hưởng. Bởi vậy nên tùy trường hợp cụ thể,
SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

14


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền
tòa án áp dụng chia tài sản theo hiện vật hay theo giá trị một cách linh hoạt. Quy
định này tạo nên sự hợp lí cũng như đáp ứng được nhu cầu các bên đương sự.
Nguyên tắc bốn: tài sản riêng của ai thì thuộc sở hữu của người đó
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 59 Luật HNGĐ 2014, tài sản riêng của vợ chồng
vẫn thuộc quyền sỡ hữu riêng của vợ, chồng. Đó là tài sản cá nhân, thuộc sở hữu

riêng của cá nhân. Do đó, khi quan hệ hôn nhân rạn nứt thì những tài sản cá nhân
của mỗi bên vẫn được pháp luật đảm bảo.
Nguyên tắc năm: bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành
niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng tự nuôi mình
Tại Khoản 5 Điều 59 Luật HNGĐ 2014, nhằm đề cao sự nhân đạo và tinh thần
nhân văn, pháp luật đã quy định rằng khi chia tài sản phải đảm bảo quyền lợi cho
vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không
có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Quy định này góp một phần nào đó trong việc bảo vệ những người bị thiệt thòi
nhất, những người bị ảnh hưởng nặng nhất sau khi gia đình tan vỡ. Bởi người vợ dù
độc lập tới đâu cũng sẽ bị lệ thuộc ít hoặc nhiều vào chồng trong cuộc sống. Đồng
thời người vợ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về mặt tâm lý và tài chính cũng như
dư luận xã hội sau ly hôn mà trong một thời gian ngắn không thể ổn định được ngay.
Đối với con chưa hoặc không có khả năng tự nuôi sống bản thân, không thể sống
độc lập được thì cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào tài sản của người trực tiếp nuôi
dưỡng. Bởi vậy, khi chia tài sản chung, cần lưu ý đến việc đảm bảo quyền lợi, cuộc
sống của vợ, của con sau khi ly hôn.
Như vậy, trên cơ sở các quy định của pháp luật, tòa án phải áp dụng phối hợp các
nguyên tắc vào trong thực tiễn xét xử, vào các vụ việc cụ thể để có thể giải quyết
được các vấn đề về chia tài sản của vợ chồng một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên,

SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

15


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền
trước khi chia tài sản, tòa án xem xét và phải trừ đi các nghĩa vụ của vợ chồng đối
với người thứ ba, những người có quyền lợi liên quan.

2.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Như đã trình bày ở trên, tài sản chung về nguyên tắc chia đôi song phải xét đến
nhiều yếu tố khác nhau. Tại Khoản 2 Điều 59 Luật HNGĐ 2014 có đưa ra các yếu tố
sẽ ảnh hưởng đến phán quyết của tòa án trong việc áp dụng nguyên tắc chia đôi tài
sản. Đó là:
Một là, hoàn cảnh của gia đình và của vợ, của chồng
Nếu sau ly hôn mà khả năng tạo ra thu nhập của vợ hoặc chồng không đủ để duy trì
cuộc sống bình thường thì tòa án sẽ xem xét cho bên gặp khó khăn hơn. Tuy nhiên
việc xem xét này phải phù hợp với hoàn cảnh, tình hình thực tế của gia đình.
Hai là, công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập và duy trì khối tài sản
chung, nghĩa là sự đóng góp về tài sản riêng, về thu nhập trong việc tạo lập và duy
trì tài sản chung. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn vào việc tạo lập, duy trì khối
tài sản chung sẽ được chia nhiều hơn. Ở đây, nhà làm luật xét đến mức độ đóng góp
( đóng góp về tài chính hoặc công sức lao động trong gia đình) chứ không phải xét
đến việc ai làm ra nhiều tài sản hơn ở gia đình trong việc phân chia tài sản.
Ba là, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh. Tòa
án căn cứ vào đặc điểm nghề nghiệp, đảm bảo cho vợ chồng đang hoạt động sản
xuất kinh doanh vẫn được tiếp tục làm việc bình thường.
Ví dụ như vợ chồng có căn nhà, người vợ dùng căn nhà đó mở cửa hàng để kinh
doanh buôn bán thì khi chia tài sản chung, tòa án sẽ ưu tiên giao cho người vợ cửa
hàng, nhưng người vợ phải thanh toán phần giá trị mà người chồng được hưởng
trong trường hợp bán cửa hàng rồi chia đôi giá trị tài sản.

SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

16


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền

Tuy nhiên, việc bảo vệ lợi ích chính đáng này phải đảm bảo không ảnh hưởng
đến điều kiện sống tối thiểu cho vợ, chồng, con không có khả năng lao động. Quy
định này cho thấy sự công bằng của nhà làm luật khi có cái nhìn bao quát hơn về
ảnh hưởng của hậu quả ly hôn gây ra.
Bốn là, lỗi của một bên vi phạm quyền và nghĩa vụ vợ chồng.
Khi một bên có những hành vi vi phạm, xâm hại đến lợi ích của bên kia như việc
người chồng đánh đập vợ, ngoại tình, phá tán tài sản dẫn đến gia đình tan vỡ thì khi
chia tài sản chung tòa án sẽ xét đến yếu tố lỗi để bảo vệ quyền lợi của bên còn lại.
Cụ thể bên nào có lỗi bên đó phải chịu thiệt thòi hơn khi chia tài sản chung. Hiển
nhiên, pháp luật bảo vệ cho người không có lỗi hoặc lỗi ít nghiêm trọng hơn so với
người kia- người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng.
Yếu tố lỗi là quy định mới trong Luật HNGĐ 2014 mà Luật “cũ” không đề cập
đến vấn đề này. Quy định này nhằm hạn chế tình trạng bạo lực gia đình cũng như
các vấn đề nảy sinh khác trong thời gian vợ chồng chung sống, đồng thời nâng cao ý
thức bảo vệ hạnh phúc gia đình của vợ chồng.
Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, có trường hợp nam nữ chung sống với nhau
như vợ chồng, không ĐKKH nhưng yêu cầu tòa án ly hôn và giải quyết tài sản; cũng
có trường hợp nam nữ kết hôn theo đúng quy định của pháp luật yêu cầu tòa án giải
quyết tranh chấp về chia tài sản. Như vậy, đối với từng trường hợp, cách giải quyết
về chia tài sản của tòa án là khác nhau. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp trong trường hợp hôn nhân thực tế
Hôn nhân thực tế là việc chung sống như vợ chồng không xác lập một mối quan
hệ hôn nhân về mặt pháp lý, tuy nhiên trên thực tế nam nữ đã hình thành một gia
đình giữa các bên chung sống, gia đình đó cũng có các chức năng về giáo dục, kinh
tế, con cái.

SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

17



Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền
Các trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng không ĐKKH không được
pháp luật công nhận là vợ chồng:
Một, nam nữ chung sống như vợ chồng từ 03/01/1987 đến trước ngày
01/01/2001 mà có đủ điều kiện ĐKKH nhưng chưa ĐKKH và đang chung sống như
vợ chồng. Trong thời hạn 2 năm từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003, họ không
ĐKKH thì từ sau ngày 01/01/2003, họ không được công nhận là quan hệ vợ
chồng(Điểm b Khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10).
Quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho nam nữ chung sống như vợ chồng
có thời gian để ĐKKH, cũng như giải quyết về mặt pháp luật đối với sự tồn tại của
hôn nhân thực tế từ rất lâu. Các quy định này bảo đảm quyền lợi của các bên nhưng
vẫn không trái với quy định của luật là “buộc phải đăng kí kết hôn”.
Hai, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không ĐKKH kể từ ngày
01/01/2001(Điểm c Khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10).
Ngày 01/01/2001 là ngày Luật HNGĐ 2000 có hiệu lực, do đó nam nữ phải tuân
thủ những quy định mà luật đã nêu ra, đó là không thừa nhận hôn nhân thực tế. Nam
nữ chung sống như vợ chồng không có giấy chứng nhận ĐKKH thì không có cơ sở
để ghi nhận ngày hôn nhân có hiệu lực về mặt pháp luật. Với hôn nhân thực tế, thời
điểm phát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân, tài sản cũng như thời điểm hình
thành khối tài sản chung là dựa vào thời điểm chung sống. Việc xác định thời điểm
hôn nhân có hiệu lực này dựa trên tính phán đoán, điều này rất dễ ảnh hưởng đến
quyền lợi của các bên khi có tranh chấp phát sinh.
 Giải quyết yêu cầu về tài sản trong trường hợp hôn nhân không hợp pháp:
Theo Điều 14 Luật HNGĐ 2014 thì trường hợp nam nữ chung sống như vợ
chồng, không ĐKKH nhưng có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì
không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ. Nếu có yêu cầu tòa án ly hôn thì tòa
án sẽ không chấp nhận mà chỉ ra quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng
SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh

MSSV: 1254060229

18


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền
(Khoản 3 Thông tư 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP). Đối với việc giải
quyết về quan hệ tài sản, nghĩa vụ, hợp đồng của nam nữ sống chung như vợ chồng
thì giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên( Điều 16 Luật HNGĐ 2014) vì pháp luật
vẫn tôn trọng sự tự định đoạt, quyền tự quyết của các bên trong quan hệ dân sự.
Nếu không có thỏa thuận thì áp dụng Luật chung là Bộ luật dân sự và các quy
định khác có liên quan để giải quyết, tức là khi chia tài sản thì áp dụng quy định về
tài sản thuộc sở hữu chung, ai đóng góp nhiều thì hưởng nhiều, đóng góp ít thì
hưởng ít, tài sản của ai thuộc về sở hữu của người đó. Không áp dụng các quy định
của Luật HNGĐ có liên quan đến về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng để giải quyết
vì đây là trường hợp không được công nhận là vợ chồng. Tuy nhiên việc áp dụng
các quy định này phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con.
Các quy định về cách thức giải quyết hậu quả của trường hợp nam nữ chung sống
như vợ chồng, quyền và nghĩa vụ đối với con cái cũng như tài sản là các quy định
mới của Luật HNGĐ 2014 mà Luật 2000 chưa có quy định(chỉ có hướng dẫn trong
các văn bản dưới luật). Nhà làm luật đã đưa hôn nhân thực tế vào sự điều chỉnh của
pháp luật với những quy định cụ thể, rõ ràng với giá trị pháp lý cao hơn. Qua đó có
thể thấy được Luật đã cập nhật kịp thời những phát sinh trong thực tiễn giải quyết
các tranh chấp về hôn nhân và gia đình.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp trong trường hợp hôn nhân hợp pháp:
Hôn nhân hợp pháp là hôn nhân mà hai bên nam nữ thực hiện đầy đủ các quy
định của pháp luật về điều kiện kết hôn, thực hiện ĐKKH tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Khi giải quyết các vấn đề về ly hôn, tranh chấp tài sản, pháp luật công nhận mối
quan hệ của nam nữ là quan hệ vợ chồng, hôn nhân của họ là hôn nhân hợp pháp. Vì

vậy, khi giải quyết tranh chấp thì tòa án, cụ thể hơn là Thẩm phán phải xác định thời
điểm xác lập hôn nhân để có cơ sở phân chia tài sản, cũng như áp dụng các quy định
về quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân; các nguyên tắc, các trường hợp chia tài sản;
SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

19


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền
các vấn đề pháp lý phát sinh trong quan hệ vợ chồng theo quy định của Luật HNGĐ
2014 và các luật có liên quan để giải quyết .

PHẨN 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI
TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỨC PHỔ
3.1 Tổng quan tình hình tranh chấp về tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn tại Huyện Đức Phổ
Hiện nay, số lượng các vụ án ly hôn mà Tòa án nhân dân Huyện Đức Phổ thụ lý
ngày càng tăng qua từng năm. Tổng hợp năm 2015, tòa án đã thụ lý 30 vụ án ly hôn,
tăng hơn so với năm 2014 là 10 vụ. Hầu như tất cả các vụ án đều không yêu cầu về
chia tài sản chung mà phần lớn tài sản đều do thỏa thuận các bên. Song đối với
trường hợp tài sản chung không thỏa thuận được thì tranh chấp rất phức tạp. Sự gia
tăng về số án ly hôn này tại địa bàn nguyên nhân chủ yếu là do đời sống xã hội phát
triển, mọi người chỉ chăm lo cho kinh tế mà không quan tâm đến gia đình; sự cách
biệt về thu nhập của vợ chồng; sự ảnh hưởng tư tưởng làm mẹ đơn thân ở nước
ngoài du nhập vào; đồng thời sự nhận thức không đầy đủ của các cặp vợ chồng trẻ
về ảnh hưởng nghiêm trọng của ly hôn đối với con cái.
Trong thực tiễn xét xử, tòa án đã áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết
tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp
luật cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn. Qua đó có thể thấy được việc giải quyết tranh

chấp về chia tài sản chung là không đơn giản.
Các loại tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng ở địa bàn chủ yếu gồm các loại:
Một, tranh chấp về xác định chung, tài sản riêng.
Hai, tranh chấp về phân chia hiện vật.
Ba, tranh chấp về việc thỏa thuận giá trị tài sản tranh chấp.
Bốn, tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với người thứ ba.
SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

20


Giảng viên: Th.S Võ Hưng Minh Hiền
Như vậy, khi vợ chồng có tranh chấp thì cần tòa án là cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, với vai trò là người thứ ba đứng ra giải quyết. Tòa án căn cứ vào các quy
định của pháp luật, căn cứ vào yêu cầu của đương sự mà tiến hành các hoạt động tư
pháp nhằm giải quyết các tranh chấp về tài sản chung cho vợ chồng.

3.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân Huyện
Đức Phổ
3.2.1 Giải quyết tranh chấp trong trƣờng hợp tòa án không công nhận hôn
nhân
Như đã phân tích, việc tòa án không công nhận ly hôn sẽ dẫn đến hậu quả không
công nhận vợ chồng và kéo theo nhiều hệ lụy. Thực tế giải quyết dạng tranh chấp
này khá phức tạp. Cụ thể:
Theo hồ sơ, ngày 18/03/2016, tòa án nhân dân Huyện Đức Phổ thụ lý hồ sơ giữa
nguyên đơn là bà Lê Thị Thanh Hà và bị đơn là ông Nguyễn Văn Bình về việc
“tranh chấp về hôn nhân và gia đình”.
Trong đơn khởi kiện, bà Hà và ông Bình chung sống với nhau từ năm 2006 không
có ĐKKH, quá trình chung sống đã có con chung. Cuối năm 2013, ông Bình ngoại

tình, vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, bà Hà gửi đơn yêu cầu ly hôn và giải quyết tài sản
chung.
Bà Hà trình bày phần tài sản chung trong đơn như sau: Năm 2007, hai người đã
mua một căn nhà tại Tổ 4, Khu phố 2, thị trấn Đức phổ, tỉnh Quảng Ngãi;
GCNQSDĐ và TSGLVĐ do ông Bình đứng tên. Vợ chồng còn mở thêm một cửa
hàng kinh doanh đồ thể thao do bà Hà làm chủ, giấy GCNQSDĐ và TSGLVĐ ghi
tên ông Bình và bà Hà.
Bà yêu cầu tòa án chia đôi giá trị căn nhà cho bà, còn cửa hàng kinh doanh là do
bà làm chủ, ông Bình không có bất cứ sự đóng góp nào nên không được hưởng giá
trị từ quyền sở hữu cửa hàng đó.
SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Oanh
MSSV: 1254060229

21


×