Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn hành chính huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2008 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.99 KB, 50 trang )

LỜI CẢM ƠN
Thực tập trong một khoảng thời gian tuy ngắn nhưng lại có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Đây là thời gian giúp cho sinh viên kiểm nghiệm những kiến thức đã
được học ở trường, từ thầy cô, bạn bè. Bên cạnh đó nó còn giúp cho sinh viên làm
quen với môi trường, tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế, tạo hành lang vững chắc cho
sinh viên sau khi ra trường có thể làm tốt những công việc được giao. Được sự nhất
trí của Ban giám hiệu trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, Ban chủ
nhiệm khoa Quản Lý Đất Đai, em đã thực tập tại Phòng TNMT – VPĐKQSDĐ
huyện Phú Xuyên từ ngày 09/03/2015 đến ngày 24/04/2015 với đề tài: “Đánh giá
công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn hành chính huyện Phú Xuyên, thành phố
Hà Nội giai đoạn từ năm 2008 - 2013”.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay là do sự giúp đỡ của Ban giám hiệu
trường, Ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là cô giáo, Ths.Nguyễn
Lê Vinh cùng với sự phấn đấu và nỗ lực của bản thân.
Nhân dịp này cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban
giám hiệu trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa
Quản Lý Đất Đai, cô giáo Nguyễn Lê Vinh đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập
này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công chức, viên chức
đang làm việc tại Phòng TNMT Huyện đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em rất nhiều
trong thời gian thực tập. Mặc dù bản thân em đã rất cố gắng nhưng không thể tránh
được những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy cô và bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phú Xuyên, ngày 17 tháng 03 năm 2015
Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực tập

Ths.Nguyễn Lê Vinh

Nguyễn Ánh Phượng




MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
TNMT
VPĐKQSDĐ
GCNQSDĐ, GCN
UBND
TNTN
KT - XH
ĐGHC

Cụm từ
Tài nguyên môi trường
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Ủy ban nhân dân
Tài nguyên thiên nhiên
Kinh tế - xã hội
Địa giới hành chính


DANH MỤC CÁC BẢNG



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Từ năm 1945 khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho
đến nay trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Nhà nước ta luôn quan tâm thích
đáng đến vấn đề đất đai và đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật về quản lý
và sử dụng đất đai nhằm mục đích bảo vệ đất, sử dụng đất hợp lý có hiệu quả.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn
tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Đó là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là
địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh
quốc phòng. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai nhất định được
giới hạn bởi diện tích, ranh giới, vị trí...Việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai
này được thực hiện theo quy định của nhà nước, tuân thủ luật đất đai và
những văn bản pháp lý có liên quan.
Để đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý đất đai thì công tác
đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được thực hiện
nghiêm túc. Công tác này không chỉ đảm bảo sự thống nhất quản lý mà còn
bảo đảm các quyền lợi và nghĩa vụ cho người sử dụng, giúp cho người sử
dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, xây dựng các công trình...
Hiện nay vấn đề về đất đai là vấn đề được nhiều người quan tâm, tranh
chấp, khiếu nại, lấn chiếm đất đai thường xuyên xảy ra và việc giải quyết vấn
đề này cực kỳ nan giải do thiếu giấy tờ pháp lý. Cùng với quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước như ngày nay đã làm cho thị trường bất động sản trở
nên sôi động, trong đó đất đai là hàng hoá chủ yếu của thị trường này. Nhưng
thực tế trong thị trường này thị trường ngầm phát triển rất mạnh mẽ. Đó là vấn
đề đáng lo ngại nhất hiện nay. Để đảm bảo cho thị trường này hoạt động công
khai, minh bạch thì yêu cầu công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận phải được
tiến hành. Ngoài ra một vấn đề quan trọng của việc cấp giấy chứng nhận quyền
5



sử dụng đất là giúp cho nhà nước có cơ sở pháp lý trong việc thu tiền sử dụng
đất, tăng nguồn ngân sách cho nhà nước. Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất của huyện Phú Xuyên mặc dù đã được các ngành các cấp quan tâm
nhưng kết quả còn nhiều hạn chế. Việc tìm hiểu và đánh giá thực trạng thực
hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Xuyên
giúp UBND xã với tư cách đại diện nhà nước sở hữu về đất đai có những biện
pháp đẩy nhanh công tác này. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để người sử
dụng đất yên tâm đầu tư khai thác có hiệu quả trên thửa đất được giao và chấp
hành tốt pháp luật đất đai. Bên cạnh đó Nhà nước và Chính phủ đang thi hành
những chính sách đưa việc quản lý và sử dụng đất vào quy chế chặt chẽ, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lại sản xuất trong cả nước theo hướng
XHCN.
Huyện Phú Xuyên thuộc địa phận tỉnh Hà Tây trước đây, từ 01 tháng 8
năm 2008, thuộc thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH của
Quốc hội, là huyện cách khu vực trung tâm của Thành phố Hà Nội 30km về
phía nam, nằm trong vùng quy hoạch với nhiều dự án khu đô thị, giao thông
quan trọng trên địa bàn. Do đó, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, các
quan hệ đất đai ngày càng phức tạp làm cho công tác quản lý đất đai ngày
càng khó khăn. Đặc biệt là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Từ thực tế trên, nhận thức được thực tiễn và tầm quan trọng của công tác
điều tra đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất, đặc biệt trong công tác
đăng ký cấp giấy chứng nhận, với vai trò là một sinh viên đang thực tập tốt
nghiệp, được sự phân công của Khoa Quản lý đất đai - Trường Đại học Tài
nguyên và môi trường Hà Nội, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo: Thạc
sỹ Nguyễn Lê Vinh, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng
trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Huyện Phú Xuyên– Thành
phố Hà Nội”.

6


2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
- Tìm hiểu những quy định của pháp luật về công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Huyện Phú
Xuyên – Thành phố Hà Nội.
- Đánh giá hiệu quả và hạn chế trong công tác cấp giấy chứng nhận, tìm
ra những nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và
phát huy mặt tích cực để thực hiện có hiệu quả trong công tác quản lý Nhà
nước về đất đai trên địa bàn xã.
2.1. Yêu cầu
- Thu thập đầy đủ tài liệu và số liệu về việc giao đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên
địa bàn xã.
- Số liệu phản ánh trung thực và khách quan tình hình cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
tại địa bàn nghiên cứu. Tiếp cận thực tế công việc để nắm được trình tự cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất.
- Phân tích đầy đủ, chính xác tiến độ, hiệu quả cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của hộ
gia đình cá nhân trên địa bàn huyện.
- Đề xuất và đưa ra kiến nghị mang tính pháp lý, phù hợp với thực tiễn và
giải quyết có hiệu quả.
CHƯƠNG1: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

1.1.

Đối tượng nghiên cứu
7


Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ chức tại Huyện
1.2.

Phú Xuyên.
Phạm vi nghiên cứu.
1.2.1. Phạm vi không gian
Chuyên đề được nghiên cứu, điều tra trên địa bàn huyện Phú Xuyên –

Thành phố Hà Nội
1.2.2. Phạm vi thời gian
Tập trung nghiên cứu, đánh giá tình hình đăng ký cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyề sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất giai
đoạn 2009 - 2014
1.3. Nội dung nghiên cứu.
- Tìm hiểu về công tác cấp GCNQSDĐ
- Điều tra, thu thập, tổng hợp số liệu để đánh giá kết quả thực hiện công
tác cấp GCN tại huyện Phú Xuyên
- Các kết quả đạt được và những tồn tại cần giải quyết của công tác cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Huyện.
- Phân tích khó khăn, tồn tại và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp
GCN.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

- Điều tra trực tiếp: Thu thập số liệu thông qua các cuộc phỏng vấn lãnh
đạo và người dân địa phương trong xã.
- Điều tra gián tiếp: Thu thập số liệu ở UBND Huyện Phú Xuyên
1.4.2. Phương pháp thống kê
Tìm hiểu, thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu, hệ thống hóa các điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, các tài liệu về
tình hình sử dụng đất.
1.4.3. Phương pháp so sánh

So sánh giữa quy định về công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và thực tế
thực hiện công tác tại địa phương, giữa số liệu thu thập được để tìm ra những
đặc trưng.
1.4.4. Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp
8


Từ số liệu thu thập được tiến hành phân tích các mối liên hệ có liên quan
đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm cơ sở đánh giá
tình hình cấp giấy chứng nhận.
1.4.5. Phương pháp kế thừa
Từ các nghiên cứu đã thực hiện trước đây tại địa bàn Huyện Phú Xuyên –
Thành phố Hà Nội tiến hành phân tích và kế thừa có chọn lọc các thông tin
cần thiết phục vụ cho chuyên đề nghiên cứu về công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi


trường huyện Phú Xuyên
2.1.1. Địa hình và đất đai
Với diện tích đất tự nhiên 17110.46 ha; trong đó, đất nông nghiệp là
11128.74ha chiếm 65,04 %; đất phi nông nghiệp là 5914.47ha chiếm 34,57%;
còn lại là đất chưa sử dụng.
2.1.2. Sông ngòi
Trên địa bàn huyện có trên 30 km sông chảy qua đó là sông Hồng, sông
Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Lương, sông Vân Đình. Phú Xuyên cũng có hệ
thống giao thông rất thuận lợi, có tuyến đường sắt Bắc-Nam dài gần 12 km
chạy qua, tuyến đường thủy sông Hồng dài 17 km, tuyến đường cao tốc Pháp
Vân-Cầu Giẽ dài 7 km, điểm đầu đường Cầu Giẽ-Ninh Bình, đường Quốc lộ
1A dài 12 km trên địa bàn huyện, đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế - xã hội của Phú Xuyên.
2.1.3. Khí hậu
9


Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình 23- 24 0C,
lượng mưa trung bình mỗi năm 1.650 - 1.700mm, nhiệt lượng bức xạ mặt trời
khá lớn khoảng 1.765 giờ nắng một năm.
2.1.4. Môi trường
Hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu được sử dụng kết hợp đảm bảo cho
sản xuất nông nghiệp, có 43 trạm bơm trực tiếp đổ nước ra sông Nhuệ tiêu
úng cho các xã phía Tây; trạm bơm Khai Thái công suất 25000m 3/giờ, bơm
nước ra sông Hồng tiêu úng cho diện tích 4.200ha phía Đông, ngoài ra có
trạm bơm Thụy Phú lấy nước sông Hồng để cấp nước tưới cho các xã miền
Đông.

2.1.5. Dân số, lao động, việc làm

Dân số, lao động:

Tính đến tháng 12 năm 2013, dân số của Huyện là 186.452 người, số
người trong độ tuổi lao động chiếm 65% dân số, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên
của huyện trong những năm gần đây đang ở mức 1.03%.
Tổng số lao động của Huyện là 121.194 người, trong đó lao động nông
nghiệp có 65.349 người, lao động tham gia vào ngành công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và ngành thương mại dịch vụ có 55.845 người tham gia.
Điều này cho thấy tỷ lệ giữa lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp là
tương đương, trong thời gian tới cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch. Đây là
xu thế phát triển tất yếu của xã hội.
Việc làm, đời sống và thu nhập của người dân:
Nền kinh tế của Phú Xuyên cân đối giữa công nghiệp, nông nghiệp và
thương mại dịch vụ. Tuy nhiên do sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên kịp thời
của Đảng uỷ, thường trực Hội đồng nhân dân, UBND, sự phối kết hợp của
các cấp các ngành, đặc biệt là sự cần cù chịu khó, khắc phục khó khăn, khả
năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân dân đã đem lại cho đời sống
nhân dân ngày một đi lên. Bình quân thu nhập của người dân trong xã đạt 5,5
triệu/người/năm. Với múc thu nhập này vẫn thấp so với một số xã trong
10


huyện.
Việc làm trên địa bàn Huyện ngày càng phong phú ngoài nghề nông còn
có nhiều ngành nghề như buôn bán, vận tải hàng hóa đường bộ. Đây là những
nguồn thu góp phần nâng cao mức thu nhập cũng như thúc đẩy kinh tế xã phát
triển. Trong tương lai cần phải có định hướng đào tạo, để người dân chủ động
được về khoa học công nghệ đặc biệt là chế biến tại chỗ.

11



2.1.6. Kinh tế - xã hội

Phú Xuyên có tiềm năng đất đai trù phú và nguồn lao động dồi dào. Về
nông nghiệp, miền Đông huyện chiếm 17,4 % diện tích đất canh tác, là vùng
đất bãi phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển hoa màu, cây công nghiệp,
chăn nuôi; miền Tây huyện với hơn 60% diện tích canh tác là vựa lúa quan
trọng của Thủ đô, có khả năng lớn về nuôi cá nước ngọt, các loại gia cầm, gia
súc.
Kinh tế Phú Xuyên hiện tại chủ yếu vẫn là nông nghiệp, dịch vụ và công
nghiệp đang phát triển, Phú Xuyên có nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp
tiêu biểu như Chuyên Mỹ là làng nghề khảm trai truyền thống; thêu ren ở Sơn
Hà, Dân Chủ (Phúc Tiến), Nam Tiến; nghề làm giấy ở Hồng Minh; nghề may
mặc ở, Vân Từ; nghề đóng giày ở Phú Yên; nghề dệt lụa ở Quang Trung; nghề
mây tre đan ở Phú túc, Minh Tân; nghề mộc dân dụng ở Tân Dân... Tiếp tục
phát huy vốn nghề thủ công truyền thống, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp của huyện vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, đạt 252,03 tỷ
đồng năm 2003, tăng 7,7% so với năm 2002. Trong đó, các ngành hàng đạt
mức tăng trưởng cao là: may mặc 51%, hàng mây tre đan xuất khẩu 22,1%,
khảm, sơn mài 24,5%, cơ khí và công nghiệp khác 43,4%...
Về giáo dục-đào tạo: trên địa bàn huyện có một trường trung cấp nghề và
một trường Cao đẳng nghề, hàng năm đào tạo khoảng trên 1000 học viên với
các ngành nghề đa dạng, phong phú.
Về y tế: có 01 bệnh viện cấp huyện nay đang được nâng cấp thành bệnh
viện tuyến vùng, giải quyết ngày một tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của
nhân dân.
2.1.7. Giao thông

Đường bộ của Phú Xuyên khá thuận tiện, quốc lộ 1A là quốc lộ chính.

Các đường liên thôn, liên xã, liên huyện trong huyện 90% đều dải nhựa.
2.1.8. Làng nghề
Mảnh đất Phú Xuyên được coi là một trong những cái nôi nuôi dưỡng
sức sống nhiều làng nghề nổi tiếng của Hà Nội hiện nay. Với 124 làng có
12


nghề truyền thống trên tổng số 138 làng của toàn huyện (chiếm 89%), Phú
Xuyên đứng thứ 3 về số làng có nghề trong số 20 quận – huyện của Thủ đô
Hà Nội. Trong đó có 37 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề truyền thống theo đúng
tiêu chí công nhận của Thành phố.
Huyện Phú Xuyên có rất nhiều nghề nổi tiếng như khảm trai (Chuyên
Mỹ), đan guột (Phú Túc), giày da (Phú Yên), may (Vân Từ), tò he (Phượng
Dực), đồ mộc cao cấp (Chanh Thôn) … được giới thiệu và tiêu thụ ở các quận
nội thành Hà Nội và nhiều địa phương khác trong cả nước.
Nhiều sản phẩm được xuất khẩu sang các nước Tây Âu, Đông Âu và
Đông Nam Á. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề trong những
năm gần đây đạt gần 1.000 tỷ đồng. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng
cao, sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề đã góp phần quan trọng
vào sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện. Chính vì thế bắt đầu từ năm 2011,
ngày 26-10 hằng năm sẽ là ngày được UBND huyện Phú Xuyên lấy làm ngày
truyền thống làng nghề của địa phương.
Đây là hoạt động nhằm tôn vinh Tổ nghề, tri ân các bậc tiền nhân đã có
công tạo dựng nghề và truyền nghề cho người dân trong huyện; củng cố, nâng
cao giá trị văn hóa và lịch sử các làng nghề, đồng thời khẳng định vai trò, vị
trí của nghề thủ công truyền thống, ngành nghề nông thôn đối với sự nghiệp
phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội; khuyến khích sự phát triển của các làng
nghề thông qua hoạt động vinh danh hàng năm. “Ngày truyền thống làng
nghề” được công nhận và tôn vinh sẽ tạo cơ hội giao lưu, mở rộng thị trường,
quảng bá thương hiệu, sản phẩm thủ công truyền thống của huyện Phú Xuyên

ra thị trường. Tạo cơ hội mở rộng du lịch làng nghề Phú Xuyên đến với bạn
bè trong nước và quốc tế…
2.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội
2.2.1. Thuận lợi,
- Với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường của
Huyện Phú Xuyên cho thấy huyện có thể phát triển toàn diện nền kình tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với sự quyết tâm của Đảng bộ và nhân
13


dân huyện Phú Xuyên sẽ đưa huyện từng bước phát triển về mọi mặt kinh tế,
văn hóa, xã hội.
- Là vùng có nhiều làng nghề truyền thống, thu hút một lượng công nhân, tạo
việc làm cho cơ số lao động, đóng góp một phần nhỏ vào việc phát triển kinh
tế xã hội của Huyện,
- Là vùng đất nằm phía nam thành phố, tuy cách trung tâm thành phố khoảng
30km nhưng Huyện Phú Xuyên được coi là của ngõ thủ đô, có tiềm năng phát
triển kinh tế, “Cầu Giẽ” là nút giao thông quan trọng nối hai miền Bắc - Nam
với nhau, lịch sử đã cho thấy điều đó.
- Qua thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Xuyên cho thấy trong
giai đoạn tới sự phát triển kinh tế theo hướng là tỷ trọng cơ cấu nông nghiệp
giảm dần, công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ tăng nhaanh. Đồng
thời mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ đời sống nhân dân.
Điều này đã gây áp lực đối với đất đai.
- Cán bộ và nhân dân Huyện cùng nhau cố gắng, từng bước xây dựng địa bàn
huyện đổi mới theo hướng văn minh và hiện đại.
2.2.2. Khó khăn
- Là vùng có tiềm năng về kinh tế nhưng chưa khái thác hết tiềm năng, tốc độ
chuyển dich cơ cấu kinh tế còn khá thấp, đời sống nhân dân còn thấp, nhiều
khó khăn còn tồn đọng, vấn đề việc làm vẫn là vấn đề khá nhức nhối trên địa

bàn Huyện hiện nay.
- Trên đại bàn Huyện có khá nhiều nghề được trải khắp toàn Huyện, nhưng
chưa được tập chung, chuyên môn hóa, chưa đồng bộ, gây khó khăn cho công
tác quản lý, đồng thời không tạo sự nhất quán trong phát triển kinh tế của
vùng.
- Cơ sở hạ tầng đã được dần cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn khá thấp, chưa đủ
đáp ứng được yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Là vùng tập trung đông dân cư, có cả dân bản địa và dân nhập cư, định cư do
có khu công nghiệp mới, nên vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề đáng
lo ngại trong Huyện. Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2.3. Hiện trạng sử dụng đất
2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất
14


Huyện Phú Xuyên có 17110,46 ha diện tích đất tự nhiên.Hiện trạng sử
dụng đất của huyện Phú Xuyên được thể hiện trong bảng 2.1
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất năm 2014
TT

Mục đích sử dụng

Tổng diện tích tự nhiên
1
Đất nông nghiệp
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm
1.1.1.1 Đất trồng lúa
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm
1.2
Đất lâm nghiệp
1.2.1 Đất rừng sản xuất
1.2.2 Đất rừng phòng hộ
1.2.3 Đất rừng đặc dụng
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
1.4
Đất làm muối
1.5
Đất nông nghiệp khác
2
Đất phi nông nghiệp
2.1
Đất ở
2.1.1 Đất ở tại nông thôn
2.1.2 Đất ở tại đô thị
2.2
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
2.2.1
nghiệp
2.2.2 Đất quốc phòng
2.2.3 Đất an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
2.2.4
nghiệp
2.2.5 Đất có mục đích công cộng

2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
2.5
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
3
Đất chưa sử dụng
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
3.3
Núi đá không có rừng cây
15

Diện tích
(ha)
17110.46
11128.74
9821.41
9717.49
9044.50

Cơ cấu
(%)
100
65.04

57.40
56.79
52.86

672.99
103.92

3.93
0.61

807.85

4.72

499.48
5914.47
1358.16
1277.31
80.85
3324.00

2.92
34.57
7.94
7.47
0.47
19.43

CTS


68.36

0.40

CQP
CAN

10.99
1.00

0.06
0.01

CSK

138.58

0.81

CCC
TTN
NTD
SMN
PNK
CSD
BCS
DCS
NCS

3105.07

74.50
155.09
959.06
43.66
67.25
67.25

18.15
0.44
0.91
5.61
0.26
0.39
0.39


NNP
SXN
CHN
LUA
COC
HNK
CLN
LNP
RSX
RPH
RDD
NTS
LMU
NKH

PNN
OTC
ONT
ODT
CDG


4
4.1
4.2
4.3

Đất có mặt nước ven biển (quan
MVB
sát)
Đất mặt nước ven biển nuôi trồng
MVT
thủy sản
Đất mặt nước ven biển có rừng
MVR
Đất mặt nước ven biển có mục
MVK
đích khác
(Nguồn: UBND Huyện Phú Xuyên – Thành phố Hà Nội)

2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Huyện Phú Xuyên hiện có 11128,74 ha diện tích đất nông nghiệp. Diện
tích đất nông nghiệp có quy mô phân bổ không đều cho các vùng và tiểu
vùng.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
của huyện Phú Xuyên được thể hiện trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2014
Đơn vị tính: ha
TT
1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.1.1
1.1.1.1.2
1.1.1.1.3
1.1.1.2
1.1.1.3
1.1.1.3.1
1.1.1.3.2
1.1.2
1.1.2.1
1.1.2.2
1.1.2.3
1.2
1.2.1
1.2.1.1
1.2.1.2
1.2.1.3

Mục đích sử dụng
Tổng diện tích đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm

Đất trồng lúa
Đất chuyên trồng lúa nước
Đất trồng lúa nước còn lại
Đất trồng lúa nương
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm
Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây công nghiệp lâu năm
Đất trồng cây ăn quả lâu năm
Đất trồng cây lâu năm khác
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất có rừng tự nhiên sản xuất
Đất có rừng trồng sản xuất
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản
16


NNP
SXN
CHN
LUA
LUC
LUK
LUN
COC
HNK
BHK

NHK
CLN
LNC
LNQ
LNK
LNP
RSX
RSN
RST
RSK

Diện tích Cơ cấu
(ha)
(%)
11128.74 100.00
9821.41
88.25
9717.49
87.32
9044.50
81.27
8402.52
75.50
641.98
5.77
672.99
671.99
1.00
103.92
45.82

53.71
4.39

6.05
6.04
0.01
0.93
0.41
0.48
0.04


1.2.1.4
1.2.2
1.2.3
1.3
1.3.1
1.3.2
1.4
1.5

xuất
Đất trồng rừng sản xuất
RSM
Đất rừng phòng hộ
RPH
Đất rừng đặc dụng
RDD
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS

807.85
Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ,
TSL
mặn
Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt
TSN
807.85
Đất làm muối
LMU
Đất nông nghiệp khác
NKH
499.48
(Nguồn: UBND Huyện Phú Xuyên – Thành phố Hà Nội)

7.26
7.26
4.49

* Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 9821,41 ha chiếm tỷ lệ
88.25%tổng diện tích đất nông nghiệp, trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm: Có 9717,49 ha chiếm 87.32% diện tích đất
nông nghiệp. Đất trồng cây hàng năm được chia thành 2 nhóm là:
+ Đất trồng lúa: Có diện tích 9044,50 ha, chiếm tỷ trọng là 81.27% đất
trồng cây hàng, bao gồm đất chuyển trồng lúa nước 8402,52ha đất lúa nước
còn lại 641,98ha
+ Đất trồng cây hàng năm khác: Có 672,99 ha chiếm 6.05% tổng diện
tích đất nông nghiệp.
* Đất trồng cây lâu năm:
Diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện là 103,92ha chiếm 0.93% diện
tích nông nghiệp. Đất trồng cây ăn quả chủ yếu trồng các loại bưởi, nhãn, cam

canh, mít, xoài, na ....cho thu nhập và hiệu quả đồng vốn cao, trong đó bưởi là
cây cho thu nhập cao nhất.
- Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản:
Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản của huyện có diện tích 807,85ha chiếm
7.26% diện tích đất nông nghiệp, chuyên nuôi thả cá nước ngọt. Nhìn chung
hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất này cho thu nhập khá cao.
- Đất nông nghiệp khác:
17


Diện tích đất nông nghiệp khác là 499,48ha chiếm 4.49% diện tích đất
nông nghiệp, đây là diện tích phát triển trang trại.

2.3.3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

* Hiện trạng sử dụng đất khu dân cư nông thôn:
Diện tích đất khu dân cư nông thôn của huyện là 3032.18 ha. Cơ cấu sử
dụng đất khu dân cư nông thôn huyện Phú Xuyên như sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu sử dụng đất khu dân cư nông thôn năm 2014:
Đơn vị tính: ha
TT
1
2
3

Mục đích sử dụng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)


Tổng diện tích tự nhiên
3032.18
100.00
Đất nông nghiệp
1464.86
48.31
Phi nông nghiệp
1554.91
51.28
Đất chưa sử dụng
12.41
0.41
(Nguồn: UBND Huyện Phú Xuyên – Thành phố Hà Nội)

* Hiện trạng sử dụng đất đô thị:
Bảng 2.4: Cơ cấu sử dụng đất đô thị năm 2014
Đơn vị tính: ha
TT
1
2
3

Mục đích sử dụng

Diện tích
(ha)
Tổng diện tích tự nhiên
811.54
Đất nông nghiệp

443.18
Đất phi nông nghiệp
367.75
Đất chưa sử dụng
0,61
(Nguồn: UBND Huyện Phú Xuyên – Thành phố Hà Nội)

Tỷ lệ
(%)
100,00
54.61
80,44
0,10

- Diện tích đất nông nghiệp là 443.18 ha, chiếm 54,61% tổng diện tích
đất tự nhiên của toàn Huyện.
- Diện tích đất phi nông nghiệp là 367.75 ha, chiếm 80,44% tổng diện
tích đất tự nhiên của toàn Huyện.
- Diện tích đất chưa sử dụng là 0,06 ha, chiếm 0,10% tổng diện tích đất
tự nhiên của Huyện.
18


Nhìn chung ta có thể thấy, đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong
Huyện, phản ánh Huyện vẫn tập trung làm Nông nghiệp là chủ yếu. Coe cấu
nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của Huyện.

* Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng:
Đất đang sử dụng vào mục đích chuyên dùng của huyện Phú Xuyên là
3324.00 ha chiếm 19,43% tổng diện tích tự nhiên. Cơ cấu sử dụng đất chuyên

dùng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.5 Cơ cấu sử dụng đất chuyên dùng năm 2014
Đơn vị tính: ha
TT
I
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.5.1
1.5.2
1.5.3
1.5.4
1.5.5
1.5.6
1.5.7
1.5.8
1.5.9
1.5.10
1.5.11
1.5.12
1.5.13

Mục đích sử dụng

Diện tích
(ha)
3324.00

68.36
10.99
1.00
138.58
3105.07
1076.18
1882.47
2.47
1.25
14.20
11.20
62.49
17.30

Đất chuyên dung
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất giao thông
Đất thủy lợi
Đất công trình năng lượng
Đất công trình bưu chính viễn thông
Đất cơ sở văn hóa
Đất cơ sở y tế
Đất cơ sở giáo dục – đào tạo
Đất cơ sở thể dục – thể thao
Đất cơ sở nghiên cứu khoa học
Đất cơ sở dịch vụ về xã hội

1.70
Đất chợ
10.95
Đất có di tích, danh thắng
16.69
Đất bãi thải, xử lý chất thải
8.17
(Nguồn: UBND Huyện Phú Xuyên – Thành phố Hà Nội)

19

Tỷ lệ
(%)
100.00
2.06
0.33
0.03
4.17
93.41
32.38
56.63
0.07
0.04
0.43
0.34
1.88
0.52
0.05
0.33
0.50

0.24


2.3.4. Hiện trạng đất chưa sử dụng

Toàn huyện còn 67,25ha diện tích đất chưa sử dụng, chiếm tỷ lệ 0.39%
tổng diện tích tự nhiên. Toàn bộ diện tích đất chưa sử dụng là đất bằng chưa
sử dụng.
2.3.5. Biến động đất đai giai đoạn 2009 – 2014

( Tính từ thời điểm 01/01/2009 đến 31/12/2014)
Bảng 2.6: Biến động diện tích theo mục đích sử dụng
Đơn vị tính: ha
TT

Mục đích sử dụng đất

Tổng diện tích tự nhiên
1
Đất nông nghiệp
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
1.1.1.1 Đất trồng lúa
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
1.2

Đất lâm nghiệp
1.2.1
Đất rừng sản xuất
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
1.4
Đất làm muối
1.5
Đất nông nghiệp khác
2
Đất phi nông nghiệp
2.1
Đất ở
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
2.1.2
Đất ở tại đô thị
2.2
Đất chuyên dung
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp
2.2.2
Đất quốc phòng
2.2.3
Đất an ninh

2.2.4
Đất sản xuất, kinh doanh PNN
2.2.5
Đất có mục đích công cộng
2.3
Đất tôn giáo tín ngưỡng
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
20

So với năm 2014
Diện tích
Diện tích Tăng(+)
năm 2014
năm 2009 Giảm(-)
17110.46 17110.46
11128.74 11164.39 - 35.65
9821.41
9891.3
-69.89
9717.49
9787.38
-69.89
9044.50
9091.5
-47
672.99
103.92

695.88

103.92

-22.89
0

807.85

17110.46
11164.39
9891.3
5878.42
1347.77
1267.52
80.25
3294.15

+18.50

499.48
5914.47
1358.16
1277.31
80.85
3324
68.36
10.99
1.00
138.58
3105.07
74.5

155.09

+15.74
+36.05
+10.39
+9.79
+0.6
+29.85

68.36
10.99
1
113.3
3100.5
74.5
155.09

+25.28
+4.57


2.5
2.6
3
3.1
3.2
3.3

Đất sông suối và mặt nước
963.25

chuyên dùng
959.06
Đất phi nông nghiệp khác
43.66
43.66
Đất chưa sử dụng
67.25
67.65
Đất bằng chưa sử dụng
67.25
67.65
Đất đồi núi chưa sử dụng
Núi đá không có rừng cây
(Nguồn: UBND Huyện Phú Xuyên – Thành phố Hà Nội)

-4.19
-0.4
-0.4

Nguyên nhân tăng trong giai đoạn 2009-2014 là do:
* Số liệu kiểm kê theo ĐGHC mới được xác định theo Chỉ thị 364/CT có
sự thay đổi so với địa giới hành chính ở thời điểm kiểm kê năm 2008.
* Kết quả đo đạc theo Chỉ thị 298/TTg và ở các thời điểm trước không
được kiểm tra, nghiệm thu theo đúng quy định nên số liệu ở một số xã phản
ánh không chính xác. Những năm qua thêm một số xã được đo đạc địa chính
nên diện tích tự nhiên tăng
2.4. Kết quả đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Huyện Phú Xuyên.
2.4.1. Quy định chung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Huyện Phú Xuyên.

Đăng kí đất đai là thủ tục hành chính xác lập mối quan hệ pháp lý giữa
Nhà Nước và người sử dụng nhằm xác lập hồ sơ địa chính đầy đủ để quản lý
thống nhất đất đai theo đúng pháp luật.
Quá trình tổ chức việc cấp GCNQSDĐ là quá trình xác lập căn cứ pháp
lý đầy đủ để giải quyết mọi quan hệ về đất đai.Vì vậy, người được cấp
GCNQSDĐ phải đảm bảo đầy đủ, cấp GCNQSDĐ như bảng:

STT
1

Đơn vị thực hiện

Công việc thực hiện

Cán bộ văn phòng đăng ký - Xem xét hồ sơ
QSDĐ
- Vào sổ theo dõi
- Chuyển hồ sơ xuống xã
21

Số
ngày
thực
hiện
03


2
3
4

5
6
7

8

9
10

11
12
13

UBND xã
Cán bộ đăng ký hồ sơ văn
phòng đăng ký QSD đất
Giám đốc VPĐKQSD đất
Thụ lý hồ sơ VPĐKQSD đất
Chi cục thuế
VPĐKQSD đất, cán bộ chi cục
thuế tại bộ phận “ một cửa ”
Cán bộ văn phòng đăng ký
QSD đất
Phó chủ tịch UBND huyện
VPĐKQSD đất, HĐND và
UBND
Cán bộ VPĐKQSD đất tại bộ
phận “ một cửa “
Bộ phận VPĐKQSD đất tại bộ
phận “ một cửa ”

Tổng số ngày

Thụ lý hồ sơ
- Tiếp nhận hồ sơ
- Thụ lý hồ sơ
Kiểm tra, xác nhận
Chuyển hồ sơ sang chi cục thuế
- Kiểm tra xác minh thực địa
- Tính nghĩa vụ tài chính
- Chuyển thông báo cho
người thực hiện nghĩa vụ tài
chính
- Thu thuế
- Nhận, kiểm tra và hoàn
thiện nghĩa vụ tài chính
- Vẽ và in GCNQSDĐ
- Lập tờ trình, quyết định
Duyệt ký
- Vào sổ theo dõi, số quyết
định
- Đóng dấu quyết định,
GCNQSDĐ
Thu phí và trả GCNQSDĐ

10
10
02
01
02
02


05
02
0,5
01
0,5
40

Với quy trình cấp GCNQSDĐ như bảng trên sẽ chỉ mất 40 ngày để cấp
GCNQSDĐ cho mỗi trường hợp.

22


2.4.2 Kết quả cấp GCNQSDĐ tại Huyện Phú Xuyên
Tình hình cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Phú Xuyên, Cho đến nay
việc quản lý và sử dụng đất của huyện Phú Xuyên đã tương đối đi vào nề nếp,
thể hiện sự tập trung quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính
quyền địa phương. Trước kia các xã trong toàn huyện sử dụng bản đồ giải
thửa, để thực hiện công tác quản lý việc sử dụng đất của người dân, xong
trong quá trình sử dụng có nhiều vấn đề xảy ra như sai lệch về diện tích không
phù hợp với thực tế, số thửa nằm không đúng vị trí so với thửa đất trên bản đồ
còn nhiều. Trước tình hình đó UBND huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo các xã, thị
trấn triển khai việc thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính.
Kết quả đến nay huyện Phú Xuyên đã có bản đồ địa chính, hiện tại đang
triển khai đến các xã trong huyện. Còn bản đồ địa chính lâm nghiệp hầu như
xã nào cũng đã có.
Việc thành lập và sử dụng bản đồ địa chính đã góp phần hết sức quan trọng
trong việc lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSD đất Huyện Phú Xuyên.
Trong những năm qua, công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện đã

đặt được kết quả đáng khích lệ.
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 17110.46 ha; trong đó, đất
nông nghiệp là 11128.74ha chiếm 65,04 %; đất phi nông nghiệp là 5914.47ha
chiếm 34,57%; còn lại là đất chưa sử dụng.
Thực hiện Chỉ thị số 10/1998/CT-TTg ngày 20/02/1998 và Chỉ thị số
18/1999/CT-TTg ngày 01/07/1999 về việc đẩy mạnh và hoàn thành đăng ký
đất đai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất ở.
Sở Tài Nguyên và Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, UBND các
quận, huyện tập trung sự chỉ đạo thực hiện. Đến nay, việc cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đất lần đầu trên địa bàn huyện Phú Xuyên đã đạt
được kết quả cao, cụ thể như sau:

23


a.

Đối với đất nông nghiệp:

Theo chỉ thị 18 của Chính phủ , huyện Phú Xuyên đã cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nông nghiệp 1 đợt duy nhất vào năm 1999 là 1014 hộ /
3067 hộ đạt 33,06%. Số thửa còn lại là các trường hợp có vướng mắc về diện
tích và tài chính.
b. Đối với đất ở nông thôn:
+ Năm 2009, toàn huyện cấp được 3746 thửa, diện tích 151,625ha,
chiếm 11,44% tổng diện tích đất ở của huyện.
+ Năm 2010, toàn huyện cấp được 3095 thửa, diện tích 78,359ha, chiếm
5,88% tổng diện tích đất ở của huyện.
+ Năm 2011, toàn huyện cấp được 1288 thửa, diện tích 26,337ha, chiếm
1,95% tổng diện tích đất ở của huyện.

+ Năm 2012, toàn huyện cấp được 2623 thửa, diện tích 69,35 ha, chiếm
5,13% tổng diện tích đất ở của huyện.
+ Năm 2013, toàn huyện cấp được 2359 thửa, diện tích 60,04ha, chiếm
4,43% tổng diện tích đất ở của huyện.
+ Năm 2014, được sự quan tâm của chính quyền đại phương, cán bộ
chuyên môn, huyện đã cấp được 4614 thửa, diện tích170,78 ha, chiếm 12,57%
tổng diện tích đất ở của huyện.
Đến nay số Giấy chứng nhận đã được cấp là 21956 GCN.

24


BẢNG 2.7: KẾT QUẢ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Ở NÔNG THÔN TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI
ĐOẠN 2009 - 2014

STT

Năm

Số hộ gia đình cá nhân
được cấp GCNQSDĐ

Diện tích
(ha)

Đạt tỷ lệ
(%)

1

2
3
4

2009
2010
2011
2012

3746
3095
1288
2623

151,625
78,359
26,337
69,35

11,44
5,88
1,95
5,13

5
6

2013
2014


2359
4614

60,04
170,78

4,43
12,57

(Nguồn: UBND Huyện Phú Xuyên – TP. Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy từ năm 2009 đến năm 2014 toàn
huyện cấp GCN được 17725/36610 hộ, diện tích được cấp GCN trong toàn
Huyện là 746,741 ha. Trong đó:
+ Năm 2009, toàn huyện cấp được 3746 hộ, diện tích 151,625ha, chiếm
11,44% tổng diện tích đất ở của huyện.
+ Năm 2010, toàn huyện cấp được 3095 hộ, diện tích 78,359ha, chiếm
5,88% tổng diện tích đất ở của huyện.
+ Năm 2011, toàn huyện cấp được 1288 hộ, diện tích 26,337ha, chiếm
1,95% tổng diện tích đất ở của huyện.
+ Năm 2012, toàn huyện cấp được 2623 hộ, diện tích 69,35 ha, chiếm
5,13% tổng diện tích đất ở của huyện.
+ Năm 2013, toàn huyện cấp được 2359 hộ, diện tích 60,04ha, chiếm
4,43% tổng diện tích đất ở của huyện.
+ Năm 2014, được sự quan tâm của chính quyền đại phương, cán bộ
chuyên môn, huyện đã cấp được 4614 hộ, diện tích170,78 ha, chiếm 12,57%
tổng diện tích đất ở của huyện.

25



×