Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ TÂY AN – HUYỆN TIỀN HẢI TỈNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.54 KB, 56 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
TẠI XÃ TÂY AN – HUYỆN TIỀN HẢI- TỈNH THÁI BÌNH

Sinh viên

: Bùi Như Ngọc

Khoa

: Quản lý đất đai

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Lớp

: CĐ12QĐ2

Người hướng dẫn : ThS. Tạ Thị Thu

Hằ Nội, tháng 5 năm 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong báo cáo
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo này đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Sinh viên
Bùi Như Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cám ơn ban giám hiệu nhà trường cùng
các thầy cô giáo bộ môn trong khoa quản lý đất đai đã giúp đỡ tận tình và chỉ
dạy em trong suốt quá trình em học tập tại trường.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo – Ths Tạ Thị
- giáo viên trường Đại học tài nguyên và môi trường Hà Nội là người trực tiếp
hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo
xã Tây An cùng các cán bộ địa chính xã đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để
em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô, ban lãnh đạo xã Tây An cũng
như các cán bộ địa chính luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều
thnahf công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tây An, ngày… tháng…năm 2016
Sinh viên thực hiên
Bùi Như Ngọc

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU




CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.

Tính cấp thiết của đề tài.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý báu đối với mỗi quốc gia và
cộng đồng dân cư. Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất , để xây dựng nhà ở, khu
công nghiệp và các công trình của nhà nước. Ngoài ra đất đai còn là địa bàn
phân bố dân cư xây dựng cơ sở kinh tế văn hóa an ninh quốc phòng của mỗi
quốc gia. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhân dân Việt
Nam đã dùng chính mạng sống và máu để bảo vệ phần lãnh thổ thiêng liêng
của đất nước. Là thế hệ được sống trong hòa bình, mỗi người dân Việt Nam
phải ý thức rõ hơn ai hết vè sử dụng hiệu quả, tiết kiệm đất đai của quốc gia.
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về sử dụng đất phục vụ cho hoạt đọng
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại – dịch vụ, nhà ở và các công
trình công công càng lớn và thực tế ở Việt Nam. Đất đai đang là bài toán khó
giải đối với các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trước tình trạng đất bị ô
nhiễm, xói mòn, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, diện tích đất
phi nông nghiệp ngày càng lớn. Vì vậy vấn đề quản lý nhà nước về đất đai ở
Việt Nam đang là vấn đề mà cả xã hội cần phải quan tâm.
Tây An là một xã thuộc châu thổ đồng bằng sông Hồng, địa hình bằng
phẳng, nằm giáp trung tâm huyện Tiền Hải nên có rất nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong thời kỳ công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước do nhiều nguyên nhân khác nhau nên công tác quản lý
nhà nước về đất đai còn nhiều khó khăn phức tạp cần giải quyết như: sử dụng
đất trái mục đích, chuyển nhượng không đúng quy định pháp luật, sử dụng
đất, cấp đất trái thẩm quyền, không hiệu quả... trong những năm qua vi phạm
pháp luật về đất đai có chiều hướng gia tăng, đơn thư khiếu nại, tố cáo đất đai
có diễn biến phức tạp.


5


Nhận thức được tầm quan trọng quản lý nhà nước đối với đất đai trong
những năm gần đây xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã làm tốt
công tác quản lý nhà nước về đất đai tập trung vào các khâu: xây dựng quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều tra, đo đạc quản lý hồ sơ địa chính, thực
hiện các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề đất đai...Có được kết quả
trên là sự lãnh đạo của Đảng ủy xã, Hội đồng nhân dân, UBND xã Tây An đã
bám sát các văn bản quản lý nhà nước về đất đai, vận dụng linh hoạt vào tình
hình quản lý đất đai ở địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được trong
công tác quản lý nhà nước về đất đai xã Tây An còn một số những hạn chế cơ
bản như sau: Việc lấn chiếm đất trái phép của các hộ dân vẫn còn diễn ra ở
một số nơi, tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển đổi, chuyển
nhượng thông qua UBND xã, tình trạng tranh chấp giữa các hộ dân, tình trạng
khiếu nại dài ngày liên quan đến đất đai vẫn còn diễn ra, một số diện tích lớn
đất nông nghiệp còn bị hoanhg hóa do người dân không còn thiết tha với đất
nông nghiệp.
Từ những lý do nêu trên và để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
tại địa phương, dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ Tạ Thị Thu, tôi đã lựa chọn đề
tài: “ Đánh giá quá trình quản lý và sử dụng đất đai tại xã Tây An, huyện Tiền
Hải, tỉnh Thái Bình” .
2.
a.
-

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Mục đích.
Nghiên cứu cơ sở lý luận và những xăn cứ pháp lý của công tác quản lý nhà


-

nước về đất đai.
Tìm hiểu công tác quản lý đất của xã Tây An qua việc đánh giá 15 nội dung

-

quản lý nhà nước về đất đai.
Tìm hiểu nguyên nhân gây áp lực đến công tác quản lý đất đai, đề ra các
phương án giải quyết nhằm phát huy cá mặt tích cực, nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước về đất đai.
b,Yêu cầu.
6


- Nắm rõ tình hình quản lý đất đai của xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình.
- Đảm bảo số liệu đưa ra phải đúng, chính xác, khách quan về công tác
quản lý nhà nước về đất đai tại xã.
- Ý kiến, đề nghị đưa ra phải có cơ sở pháp lý, tính khoa học, phù hợp
với tình hình thực tế ở địa phương.
I. Cơ sở lý luận.
1.1. Khái niệm và vai trò của đất đai.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá
trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện lao động . Đất đai
đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Nếu không
có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như
không thể có sự tồn tại của loài người.
Đất đai là vật quý giá mà thiên nhiên ban tặng, noa không do con người

tạo ra. Đất đai không tự sinh ra và cũng không tự mất đi mà nó chỉ chuyenr
hóa từ mục đích này sang mục đích khác nhằm phục vụ nhu cầu cấp thiết của
con người.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội.
Đất đai là địa điểm, là cơ sở của thành phố, làng mạc, các công trình công
nghiệp, giao thong thủy lợi và các công trình thủy lợi khác. Đất đai cung cấp
cho ngành công nghiệp, xây dựng…
Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là
thước đo sự giàu có của một quốc gia. Trong mọi nền kinh tế - xã hội thì lao
động, tài chính, đất đai và các nguồn tài nguyên là ba nguồn lực đầu tư vào
sản xuất. Ba nguồn lực này phối hợp với nhau, tác động lẫn nhau, quyết định
tính hiệu quả trong phát triển kinh tế.
Qua đây, ta có thể khẳng định: Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là
tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
7


sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xâu dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa
xã hội, an ninh quốc phòng. Vì vây, chúng ta cần có mục tiêu, định hướng bảo
đảm nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế đất hiệu quả và xác lập quyền bình
đẳng về hướng sử dụng đất đai để tạo ổn định kinh tế - xã hội.
Trong các điều kiện, đất đai giữ vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng – là
điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của một quá trình sản xuất, là nơi tìm
được công cụ lao động , nguyên liệu lao động và nơi sinh tồn của xã hội loài
người. Tuy nhiên, vai trò của đất đai đối với từng ngành là khác nhau:
Trong các ngành phi nông nghiệp, đất đai giữ vai trò thụ động với chức
năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho
tàng dự trữ trong lòng đất.Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không
phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất.
Trong ngành nông – lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình

sản xuất – cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động. Quá trình sản
xuất nông nghiệp luôn liên quan chặt chẽ đến độ phì nhiêu, quá trình sinh học
tự nhiên của đất.
1.2. Công tác quản lý nhà nước về đất đai.
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai.
Quản lý là sự tác động có định hướng lên một hệ thống bất kỳ, nhằm trật
tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy định nhất định.
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi của nhà nước, đoa là sự tác động
có tổ chức và điều khiển quyền lực của nhà nước bằng pháp luật đối với các
quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì phát triển các
mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thưc hiện những chức năng, nhiệm
vụ trong công cuộc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc
của các cơ quan nhà nước trong hệ thống từ trung ương đến địa phương.
Quản lý nhà nước về đất đai là nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ
bản của đất đai nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loại đất ở từng
8


vùng, từng địa phương theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp để thóng nhất về
quy hoạch, kế hoạch sử dụng, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất
đai trong cả nước từ trung ương tới địa phương làm cho người sử dụng đất
hiểu được pháp luật và thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật về đất đai.
1.2.2. Đối tượng của quản lý đất đai.
Đối tượng của quản lý đất đai là vốn đất của nhà nước (toàn bộ trong
phạm vi ranh giới quốc gia từ biên giới tới hải đảo, vùng trời ,vùng biển) đến
từng chủ sử dụng đất.Chế độ sở hữu nhà nước về đất đai là điều kiện quyết
định để tập hợp, thống nhất tất cả các loại đất ở mọi vùng của tổ quốc thành
vốn tài nguyên quốc gia, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đóng
vai trò người chủ sở hữu.Chỉ giao cho các đơn vị cá nhân khác nhau để sử
dụng đất: trong điều 4 luật đất đai 2013 ghi “Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn

dân do nhà nước đại diện chủ sở hữư và thống nhất quản lý. Nhà nước trao
quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”.
Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận
chuyển quyền sử dụng đất cho các tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước,
đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội (gọi chung
là tổ chức), hộ gia đình cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo
như chùa, nhà thờ, tu viện, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được
quy định ở điều 5 luật đất đai 2013.
1.2.3. Mục đích, nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai.
* Mục đích.
- Bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của người sử dụng.
- Bảo đảm sử dụng hợp lý vốn đất của nhà nước.
- Tăng cường hiệu qảu kinh tế sử dụng đất đai.
- Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống.
* Nguyên tắc.
9


Trong quản lý nhà nước về đất đai cần chú ý đến các nguyên tắc sau:
-

Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước.
Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất

-

đai, giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của người sử dụng.
Đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai.

Nội dung quản lý nhà nước về đất đai gồm 15 nội dung được nêu rõ tại
điều 22 Luật đất đai năm 2013:

1.

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức

2.

thực hiện văn bản đó.
Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập

3.

bản đồ hành chính.
Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản
đồ quy hoạch sử dụng đất, điều ta, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng

4.
5.
6.
7.

giá đất.
Quản lý quy hoach, kế hoạch sử dụng đất.
Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sở dụng đất.
Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của
pháp luật ‘về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất dai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và
sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai của luật đất đai năm 2013 đã chi
tiết hóa, chuẩn lại và bổ sung thêm một só nội dung so với luật đất đai năm
2003. Công tác quản lý được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu đảm bảo
10


được tính thống nhất chặt chẽ trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Bên cạn đó Nhà nước cũng ban hành thêm các Nghị định, quyết định, thông
tư… nhằm khuyến khích hoạt động và thực hiện hiệu quả các chính sách về
quản lý và sử dụng đất. Từ đó nâng cao hiệu lực và tính hiệu quả trong công
tác quản lý nhà nước về đất đai.
II. Cơ sở pháp lý.
-

Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực vào ngày 01/07/2014.
Nghị định 43/2014/NĐ –CP ngày 15/05/2014 của chính phủ hướng dẫn thi

-

hành luật đất đai.

Nghị định 44/2014/NĐ – CP ngày 15/05/2014 quy định về giá đất.
Nghị định 45/2014/NĐ – CP ngày 15/05/2014 của chính phủ về thu tiền sử

-

dụng đất.
Nghị định 46/2014/NĐ –CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định về thu

-

tiền thuê đất, thuế mặt nước.
Nghị định 47/2014/NĐ – CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định về bồi

-

thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Nghị định số 102/2014/NĐ – CP ngày 10/11/2014 của chính phủ xử phạt vi

-

phạm hành chính trong mỗi lĩnh vực đất đai.
Thông tư 23/2014/TT –BTNMT của bộ tài nguyên và môi tường quy định về
cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với

-

đất.
Thông tư 24/2014/TT – BTNMT của bộ tài nguyên và môi trường quy định

-


về hồ sơ địa chính.
Thông tư 25/2014/ TT – BTNMT của bộ tài nguyên và môi trường quy định

-

về bản đồ địa chính.
Thông tư 28/2014/TT – BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của bộ tài
nguyên và môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất ddai, lập bản đồ hiện

-

trạng sử dụng đất.
Thông tư 29/2014/TT – BTNMT của bộ tài nguyên và môi trường ngày
02/06/2014 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.

11


-

Thông tư 30/2014/TT – BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của bộ tài
nguyên và môi trường quy định hồ sơ, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển

-

mục đích sử dụng đất.
Thông tư 76/2014/TT – BTC hướng dẫn nghị định 45 vè thu tiền sử dụng đất


-

01/08/2014.
Thông tư 77/2014/TT – BTC hướng dẫn nghị định 46 về thu tiền thuê đất,

-

thuê mặt nước.
Chỉ thị số 21/2014/ CT –TTg, ngày 01 tháng 08 năm 2014 của thủ tướng

-

chính phủ về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Chỉ thị số 21/2014/CT –TTg, ngày 01/08/2014 cảu thủ tướng chính phủ về

-

việc kiểm kê đất đai, lập bản hiện trạng sử dụng đất.
Chỉ thị số 364/CT – TTg của chính phủ về hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính.

III. Cơ sở thực tiễn.
1.Tình hình công tác quản lý về đất đai trên thế giới.
* Tình hình quản lý sử dụng đất đai ở Nhật Bản
Trong cơ cấu chung của nền kinh tế Nhật Bản thì kinh tế nông nghiệp
không phải nền kinh tế chủ đạo và cơ bản, nhất là từ sau chiến tranh thế giới
lần thứ II đến nay. Bởi vì nếu chúng ta làm phép điều tra và nghiên cứu sâu về
tình hình phát triển của nông thôn và tình trạng phát triển của nền kinh tế
nông nghiệp Nhật Bản từ trước tới nay sẽ thấy điều này thể hiện rất rõ ràng,
nhất là tình trạng về nông nghiệp.
- Tổng thu nhập sản xuất nông nghiệp là 48 tỷ USD/năm chiếm 1,10%

tong tổng toàn bộ thu nhập quốc dân.
- Diện tích đất nông nghiệp của Nhật Bản là 4.70 triệu ha. Diện tích của
1 hộ là 1,20 ha.
- Về cơ cấu nông nghiệp Nhật Bản, trong đó lúa chiếm 26,00 % , chan
nuôi cũng chiếm 26.00%, rau 24.00%, hoa quả 8.0%, các loại hoa màu khác
16.00%.
12


Về đo đạc địa chính ở Nhật Bản bắt đầu vào cuối thế kỷ XVI. Mục đích
là việc điều tra thu hoạch lúa bằng cách đo đạc đất trang trại. Đo đạc địa chính
theo nghĩa hiện nay bắt đầu vào năm 1873. Tuy nhiên kết quả đo không phụ
thuộc vào mạng lưới tọa độ trức địa quốc gia, và độ chính xác kích thước và
ranh giới cũng không đầy đủ. Sau đại chiến thế giới thứ II, luật đo đạc đất
quốc gia được thi hành vào năm 1951, cải cách địa chính bắt đầu và việc đo
đạc này vẫn đang được tiếp tục… đo đạc khảo sát đất đai quốc gia gồm 3 loại:
đo đạc địa chính, điều tra phân hạng đất và điều tra nước… Ở các thành phố
tiến hành đo đạc địa chính nhằm điều tra chủ đất, số thửa, loại đất, đường
ranh giới và kích thước từng thửa đất. Hầu như một nửa số bản đồ lưu giữ và
sử dụng ở văn phòng đăng kí làm hồ sơ đất vẫn còn dựa trên bản đồ cũ sản
xuất từ thời sửa đổi hệ thống thuế đất dưới triều đại Meiji
* Tình hình quản lý sử dụng đất dai ở Trung Quốc
Bắt đầu đại chính hiện đại từ năm 1930, nhằm phục vụ thuế và quyền sở
hữu. Năm 1978 chuyển đổi sang thị trường xã hội chủ nghĩa. Luật đất đai đầu
tiên ban hành vào năm 1986, được sửa đổi năm 1988 đảm bảo rằng quyền sở
hữu đất có thể tách rời khỏi quyền sử dụng. Do đạc dịa chính và đăng kí đất ở
một số vùng bắt đầu từ năm 1986: như năm 1990 tiến hành hầu hết ở các
vùng. Mục tiêu chính là thu nhập, lập hồ sơ, những số liệu và thuộc tính cơ
bản của mọi loại đất bao gồm: diện tích, phân hạng đất, đường ranh giới,
quyền sở hữu diện tích xây dựng, dầu tư vào tài sản trên đất…quan niệm địa

chính da mục đích được chấp nhận rộng rãi, như những ứng dụng chủ yếu lại
là các cơ quan chính phủ. Việc đăng kí các quyền sử dụng đất thường được
kết hợp chung trong hệ thống địa chính.
* Tình hình quản lý sử dụng đất đai ở Thái Lan
Dự án bằng khoán đất là dự án đất thành công về địa chính do WB tài
trợ. Tại Thái Lan, phương pháp điều tra, thẩm định theo hệ thống địa chính là
giải pháp thích hợp, hiệu quả để cấp giấy chứng nhận QSDĐ trong điều kiện
13


của Thái Lan. Đổi mới về kỹ thuật dễ được chấp nhận hơn thay đổi về tổ
chức. Kết quả ứng dụng kỹ thuật công nghệ đem lại năng suất rát ấn tượng
nhưng không bền vững. Vì thế cần nâng cao năng lực quản lý và chú ý hơn
đến chính sách chỉ đạo, lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực và
phát triển toàn bộ tổ chức. Hiệu quả tổng hợp của các kết hợp giữa các lĩnh
vực mới là rất quan trọng. Dự án là cỗ xe cho sự thay đổi có ý nghĩa…Cần
bớt phân tích và kiến nghị thay đổi hệ thóng mà phải chú ý nhiều hơn đến tầm
nhìn bao quát và hướng dẫn quá trình thay đổi. Điều này đòi hỏi dự án cam
kết dài hạn chứ không phải trợ giúp kỹ thuật ngắn hạn. Bài học cho thấy sự
yếu kém đáng kể là chưa thúc đẩy được việc thành lập cơ quan định giá của
quốc gia, mặc dù có thiết kế. Sự cam kết này, tiếp tục đổi mới chính sách
pháp luật dễ đạt được mục tiêu của dự án.
* Tình hình quản lý sử dụng đất đai ở Indonesia.
Indonesia là một nước thuộc địa Hà Lan từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ
XIX. Địa chính bắt đầu từ năm 1630 nhằm kiểm soát việc giao đất cho nhân
công và người định cư Hà Lan…Nhưng địa chính chỉ được thi hành đầy đủ
vào năm 1961 theo những điều khoản của luật nông nghiệp cơ bản…Địa
chính ở Indonesia là địa chính pháp lý để dăng ký quyền và đại chính thuế chỉ
để thu thuế.
* Tình hình quản lý sử dụng đất đai ở Malaysia.

Địa chính ở nước này theo hệ thống Torent, chủ yếu dựa vào đạo luật
Fiji trong những năm 1879 – 1890 .Trạng thái địa chính hiện nay thể hiện
trong bộ luật đất đai quốc gia , năm 1965 ở bán đảo Malaysia ,sắc lệnh đất đai
Sabah, bộ luật đất đai Sarawak…Mục tiêu hệ thống địa chính Malaysia nhằm
cung cấp sự đảm bảo an toàn và sự đơn giản trong mọi giao dịch về đất…
Quan niệm về địa chính có 2 thành phần cơ bản :đăng ký đất đai và đo đạc địa
chính.
* Tình hình quản lý sử dụng đất đai ở Lào
14


Có dự án do WB/AusAid đồng tài trợ.Mục tiêu tổng thể là tang cường
cơ sở cho phát triển cơ sở bền vững dài hạn về kinh tế - xã hội.Đối tượng dự
án là bồi dưỡng sự phát triển thị trường đất hiệu quả và tạo thuận lợi cho việc
huy động nguồn lực nội địa bằng cách cung cấp một hệ thống quyền sở hữu
sử dụng đất rõ rang ,khả thi và bằng việc phát triển năng lực định giá đất.Dự
án hỗ trợ 7 năm đầu tiên của một chương trình cấp bằng khoán đất quốc gia
dài hạn hơn nhằm mục đích mở rộng sự đẩm bảo quyền sử dụng đất và phát
triển các hệ thống quản lý nhà nước về đất đai và định giá đất, kể cả việc
thành lập hệ thống bản đồ địa chính. Các mục tiêu chính của dự án là:
- Hoàn thành khung pháp lý và chính sách cho quản lý đất dai.
- Triển khai một chương trình cấp bằng khoán đất.
- Năng cao hạ tầng cơ sở, phương tiện và hệ thống quản lý đất đai.
- Nâng cao định giá đất.
- Hỗ trợ dự án, triển khai và tăng cường công tác quản lý tổ chức.
- Nghiên cưú đăng kí và chế độ hưởng dụng đất cộng đồng, xác minh
ranh giới rừng, thu hồi chi phí, cấp quyền sử dụng đất trên đất, quốc hữu hoá
và tác động kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, công tác quản lý tài nguyên rát được quan tâm từ sớm,

nhưngx năm đầu của thập kỷ 80, nhà nước đã xây dựng hệ thống quản lý đất
đai phù hợp với chính sách quản lý ruộng đất và tang cường công tác quản lý
ruộng đất trong cả nước, đồng thời thực hiện công tác đo đạc, phân hạng đất
và đăng ký thống kê đất đai trong cả nước. Dặc biệt ngày 18/12/1989, quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua hiến pháp sửa đổi quy định: đất
dai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất ở vùng
biển và thềm lục dịa…đều thuộc quyền sở hữu toàn dân và nhà nước thống
nhất quản lý đất đai theo quy định chung. Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quan
trọng để thực hiện công tác quản lý đất đai trên phạm vi cả nước.
15


Nội dung quản lý đất nông nghiệp có những chuyển biến tích cực khi
thực hiện chỉ thị 100 – CT/ TW của ba bí thư trung ương Đảng ngày
13/01/1981 về việc mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động nông nghiệp
trong hợp tác xã sản phẩm. chỉ thị 100 – CT/ TW của ban bí thư trung ương
Đảng 10 được coi là tiền đề cho những chính sách mang tính cải cách cho
những sâu rộng sau này. Ngày 29/12/1987 quốc hội khóa 8 chính thứ thông
qua luật đất đai năm 1988 và nó chính thức có hiệu lực từ ngày 08/01/1988
Nghi quyết 10/ NQ – TW ngày 05/04/1988 của bọ chính trị về giao đất cho hộ
gia đình sử dụng ổn định lâu dài là ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát
triển của công tác quản lý sử dụng đất đai trong công cuộc đổi mới đất nước.
Cùng với những bước phát triển của cơ chế thị trường, nhà nước thực
hiện chính sách hội nhập với thế giới. Hiến pháp năm 1992 ra đời đánh dấu
điểm khởi đầu của công tác đổi mới chính trị. Tại điều 17 quy định: Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý đất dai theo quy hoạch và
pháp luật. Đồng thời luật đất dai năm 1988 không còn phù hợp và bộc lộ
nhiều điểm bất cập, chính vì vậy ngày 01/07/1993 luật đất đai năm 1993 được
thông qua, chính thức có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Tiếp đó luật đất đai bổ
sung một số điều của luật đất đai 1993 – 2001. Hệ thống pháp luật về đất đai

thời kỳ này đã đánh dấu một mốc quan trọng về sự đổi mới chính sách đất đai
của nhà nước ta với những thay đổi quan trọng như: Đất đai được khẳng định
là có giá trị: ruộng đất nông lâm nghiệp được giao ổn định cho các họ gia
đình, cá nhân, người sử dụng đất được hưởng các quyền: chuyển đổi, chuyển
nhượng, thừa kế, cho thuê, thé chấp quyền sử dụng đất và quy định 7 nội
dung quản lý nhà nước về đất dai. NĐ 64/CP ngày 27/09/1993 quy định về
việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và
mục đích sản xuất nông nghiệp.
Ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 quốc hội khóa XI đã thông qua luật
đất đai 2003, có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2004. Luật đất đai 2003 và hệ
16


thống pháp luật về đất đai sau này đã vận dụng cũng như kế thừa những chính
sách mang tính đổi mới, tiến bộ của hệ thống pháp luật đất đai tiên tiến, hiện
đại, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước.
Tại điều 22 luật đất đai 2013 cũng đã quy định rõ 15 nội dung quản lý
nhà nước về đất đai:
1.

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tỏ chức

2.

thực hiện văn bản đó.
Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập

3.

bản đồ hành chính.

Khảo sát, đo dạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản

4.
5.
6.
7.

đồ quy hoạch đất; điều tra, dánh giá tài nguyên đất, điều tra xây dựng giá đất.
Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiên quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của
pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và
sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Ngoài ra để thực hiện có hiệu quả hơn công tác quản lý sử dụng đất, nhà
nước đã ban hành rất nhiều các thông tư, nghị định, quyết định để đảm bảo
Luật được thực hiện và mang lại hiệu quả cao.
3. Tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương.
Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi có Luật đât đai năm 2013 ra
đời, công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã đã đi vào nề nếp. Việc

thực hiện nội dung quản lý nhà nước và sử dụng đất trên địa bàn đạt được
17


những kết quả nhất định. Đa số đất nông nghiệp, chứ sử dụng đã được giao
cho các chủ dử dụng đất cụ thể công tác giao đất thực hiện khá tốt, cong tác
thah tra giải quyết đơn khiếu nại được chú trọng, góp phần quan trọng thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững sự ổn định tình hình an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn bộc lộ nhiều hạn
chế. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất chưa được
thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nông nghiệp còn chậm; cán bộ địa chính chưa đáp ứng
được nhu cầu nên công tác tham mưu giúp UBND xã thực hiện chức năng
qản lý nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập dẫn dến việc khai thác tiềm năng
đất đai cũng như việc sử dụng các loại đất và mang lại hiệu quả không cao.

18


CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.
2.
-

Phương pháp nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Tây An.
Toàn bộ quỹ đất của xã Tây An.

Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến quá tình sử dụng đất.
Phạm vi nghiên cứu.
Không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái

3.
3.3.1.

Bình.
Thời gian: đến hết ngày 31/12/2015.
Nội dung nghiên cứu.
Đánh giá các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Tây An trong giai

3.3.2.

đoạn từ năm 2011 – 2015.
Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Tây An giai đoạn

3.3.3.
3.3.4.

2011 – 2015.
Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã Tây An giai đoạn 2011 -2015.
Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và sử dụng

I.

4.

đất.
Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài được nghiên cứu theo những phương pháp sau đây:

-

Phương pháp kế thừa, chọn lọc
Phương pháp này sử dụng và thừa hưởng những tài liệu, dữ liệu đã có về
vấn đề nghiên cứu, dựa trên những thông tin sẵn có để xây dựng và phát triển
thành cơ sở dữ liệu cần thiết của luận văn.
Phương pháp này áp dụng đối với phần tổng quan khi nghiên cứu các
vấn đề về tình hình quản lý, sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam; cơ sở
pháp lý của quản lý Nhà nước về đất đai.
- Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu
Tìm hiểu các tài liệu văn bản pháp luật do Quốc Hội, Chính phủ, các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền; các văn bản pháp luật do tỉnh Thái Bình và
huyện Tiền Hải ban hành về quản lý và sử dụng đất đai.

19


Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu, các thông tin cần thiết về điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội, về tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn xã Tây
An.
-

Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Điều tra, thu thập số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa
bàn 3 thôn thuộc xã Tây An. Đối chiếu với các số liệu thu thập với thực trạng
quản lý sử dụng đất.

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu

Quá trình thống kê, phân tích nhằm phân loại tài liệu đã thu thập, liệt
kê các tài liệu, số liệu có nội dung đáng tin cậy, từ đó tổng hợp xây dựng nội
dung của luận văn.
- Phương pháp bản đồ
Căn cứ vào hệ thống bản đồ đã thu thập được; bằng công nghệ số: sử
dụng phần mềm Microstation biên tập, xây dựng Bản đồ hành chính; Bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của xã Tây An . Với phương pháp này, nội
dung của luận văn được thể hiện một cách dễ hiểu, khoa học.

20


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
1.1. Điều kiện tự nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lí.
Tây An là một xã nằm ở giáp trung tâm huyện Tiền Hải, có tổng diện
tích tự nhiên là 369.95 ha, với dân số là 3.506 người ( theo số liệu thống kê
năm 2015). Tây An có vị trí:
-

Phía Đông giáp xã Tây Lương.
Phía Tây giáp xã An ninh, huyện Tiền Hải.
Phía Bắc giáp xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải.
Phía Nam giáp xã Tây Sơn và thị trấn Tiền Hải.
Là một xã giáp trung tâm huyện, đường 39B, cách thị trấn Tiền Hải
khoảng 1,0 km và cách thành phố Thái Bình khoảng 20 km, tạo nhiều điều
kiện thuận lợi cho việc giao lưu và hội nhập, trao đổi hàng hóa, thông tin khoa
học kỹ thuật, tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, có nhiều khả
năng để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh, góp phần từng bước thực hiện

công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế - xã
hội một cách vững chắc.
1.1.2. Địa hình.
Nhìn chung, địa hình xã Tây An khá là bằng phẳng , là một xã nằm
trong nội đồng của huyện Tiền Hải là vùng đất được bồi tụ phù sa của 2 con
sông Hồng và sông Trà Lý, cao trình biến thiên phổ biến từ 0,3 – 0,6m so với
mặt nước biển, yêu cầu canh tác của vùng đất này đòi hỏi phải có hệ thống
kênh mương dẫn nước tưới cho cây trồng và thau chua, rửa mặn cho đất.
1.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn.
* Khí hậu:
Tây An có đặc điểm chung của khí hậu huyện Tiền Hải.
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhưng lại nằm ở ven biển nên khí
hậu ngoài lục địa còn mang đặc trưng của khí hậu vùng duyên hải rất rõ rệt:
mùa đông ấm hơn, mùa hè mát hơn so với khí hậu khu vực sâu trong nội địa.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5, sau lượng mưa ít, dong chảy nhỏ,
lượng phù sa thấp, là khoảng thời gian thích hợp gieo trồng vụ lúa chiêm.
21


- Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, nhiệt độ cao, nhiều nắng, nước sông
dâng cao, dòng chảy xiết, lượng phù sa lớn là thời gian thích hợp cho vụ lúa




mùa.
Nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ trung bình năm 20 - 23ᴼ C.
- Nhiệt độ cao nhất 39ᴼC.
- Nhiệt độ thấp nhất 4,1ᴼC.

- Nhiệt độ lớn nhất trung bình 15,9ᴼC ( tháng 7 ).
- Nhiệt độ thấp nhất trung bình 15,9ᴼC ( tháng 1 ).
Biên độ nhiệt ngày và đêm khoảng 8 - 10ᴼC.
Mưa.
Lượng mưa trung bình năm lag 1500 – 2000mm.Lượng mưa không
đồng đều giữa 2 mùa.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, tổng
lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm, các tháng 12 và tháng 1 lượng
mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi, tháng 2 và 3 là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt.
- Mùa mưa diễn ra trong các tháng từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm tới



80% lượng mưa cả năm, có ngày cường độ lên trên 350mm/ngày.
Nắng
Số giờ nắng trung bình cả năm 1600 – 1800 giờ/năm.

22




Gió
Gió thịnh hành là gió Đông Nam mang theo không khí nóng ẩm, tố độ
gió trung bình 2-5m/ giây. Mùa đông có gió mùa đông bắc mang theo không
khí lạnh, ẩm thấp, ẩm ướt.
* Thủy văn.
Huyện Tiền Hải có hệ thống sông ngòi dày đặc, bao gồm 2 hệ thống
sông tự nhiên và hệ thống sông đào. Hệ thống sông tự nhiên bao gồm sông
Hồng, sông Trà Lý và sông Lân là nguồn cung cấp nước chính cho Tiền Hải.

Hệ thống sông đào bao gồm sông Long Hầu, sông Cá, sông Vàng và sông
Kiến Giang. Xã Tây An nằm về phía Tây bắc huyện, chịu ảnh hưởng trực tiếp
thủy văn của sông Trà Lý nên xã có nguồn nước mặt khá dồi dào, đây là
nguồn nước chủ yếu cho sản xuất của nông dân trong xã.
Nhìn chung khí hậu, thủy văn của xã thuận lợi cho phát triển sản xuất
nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Hầu như việc thiếu nước cho
sản xuất ít xảy ra, tuy nhiên sự phân hóa của thời tiết theo mùa với những
hiện tượng thời tiết như bão, giông, sương muối và gió mùa Đông Bắc lạnh và
hanh khô đò hỏi phải có những biện pháp phòng chống thích hợp để hạn chế
thiệt hại.
1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường.
* Tài nguyên đất:
Theo kết quả điề tra nông hóa thổ nhưỡng trên diện tích đất nông
nghiệp thì xã Tây An là xã có nhóm đất màu mỡ, dinh dưỡng cao phù hợp với
trình độ thâm canh của nhân dân…
Yếu tố hạn chế làm giảm độ phì nhiêu thực tế, giảm năng suất cây trồng
là độ chua. Biện pháp chủ yếu là rửa mặn và đẩy lùi nguồn nước mặn ra biển
bằng cách nâng cao áp lực nguồn nước ngọt ở toàn bộ hệ thống.

*Tài nguyên nước:

23


- Nguồn nước mặt: Chủ yếu là hệ thống sông Trà Lý, hàng năm tổng lưu
lượng dòng chảy tới hàng ngàn m3 nước. Mặt khác với hệ thống kênh ngòi
nội đồng và hàng ngàn m2 đất do ao hồ, tạo nên nguồn nước mặt khá dồi dào,
cung cấp đủ nhu cầu về sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân.
- Nguồn nước ngầm: Đã có nhiều nghiên cứu, đánh giá trữ lượng mực
nước ngầm ở Tây An khá lớn và phong phú. Tuy nhiên có mực nước nông và

khai thác mới mức độ hạn chế để phục vụ nước sạch nông thôn. Trong tương
lai sẽ tính đến việc khai thác mới mức độ hạn chế để phục vụ nước sạch nông
thôn. Trong tương lai sẽ tính đến việc khai thác nước ngầm nhiều hơn để phục
vụ nhân dân.
* Tài nguyên nhân văn:
Tây An là một cùng đất của Tiền Hải có lịch sử lâu đời, nó đã được hình
thành từ trước thời kỳ khai hoang, lấn biển của Nguyễn Công Trứ.
Với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng,
kiên cường trong đấu tranh xâm lược, nhân dân Tây An cùng các xã trong
huyện đã tạo cho Tiền Hải trang sử vàng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc ,
xây dựng quê hương đất nước. Người dân Tây An với truyền thống cần cù
sáng tạo trong lao động, có truyền thống lâu đời bền chặt tình đoàn kết trong
kháng chiến cũng như trong thời kỳ đổi mới xây dựng quê hương.
*Môt trường, cảnh quan:
Là một xã thuộc huyện đồng bằng ven biển, với địa hình bằng phẳng,
đồng ruộng và làng xóm phân bổ hài hòa, hệ thống sông ngòi và kênh mương
dày đặc, tạo cho môi trường Tây An có bầu không khí trong lành, nguồn nước
ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm do chất thải công nghiệp. Tuy nhiên, môi trường
đất, nước ở một số khu vực gần dân cư và hệ sinh thái đồng ruộng ít nhiều đã
bị ô nhiễm do hoạt động của con người. Nguyên nhân là do phát triển giao
thông và phương tiện giao thông, máy móc phục vụ sản xuất, việc sử dụng

24


phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật… cùng với phế phụ phẩm nông nghiệp,
sinh hoạt hàng ngày và các hiện tượng biến đổi khí hậu.
1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.1. Dân số và lao động.
Dân số toàn xã Tây An năm 2015 là 3.506 người với 1006 hộ, trong đó

100% dân số là dân tộc kinh và có 5% số hộ theo đạo Thiên chúa. Dân số
phân bố không đông đều giữa các thôn, tập trung cả 3 thôn: Tiền Phong, Hồng
Phong, Trung Tiến.
Những năm qua, do làm tốt công tác kế hoạc hóa gia đình nên hạn chế
việc sinh sớm, sinh con thứ ba và tỷ lệ sinh giảm xuống còn 1,2% vào năm
2014.
Tình hình biến động dân số, lao động được thể hiện cụ thể qua bảng 2.
Bảng 1: Tình hình biến động dân số, lao động của xã Tây An
qua từ năm 2013 – 2015
Chỉ tiêu
1.Tổng dân số
Nam
Nữ
2.Tỷ lệ gia tăng dân số
3.Lao động
-Nông nghiệp
-Công nghiệp – TTCN
-Thương mại – dịch vụ
4.Tổng số hộ
-

ĐVT
Người
Người
Người
%
Lao động
Lao động
Lao động
Lao động

Hộ

Năm 2013
3.430
1.730
1.700
1,29
1.800
950
1.500
150
930

Năm 2014
3.410
1.654
1.756
1,24
1980
900
1.700
220
970

Năm 2015
3.506
1.760
1.746
1,2
2.283

1027
1450
250
1006

Qua bảng 2 cho thấy, tổng nhân khẩu toàn xã có xu hướng tăng nhưng chậm
dần. Năm 2013 là 3.430 người, năm 2014 là 3.410 người nhưng đến năm
2015 chỉ tăng đến 3.506 người. Điều này chứng tỏ tỷ lệ tăng dân số có chiều
hướng giảm xuống: năm 2013 là 1,29%, năm 2014 chỉ còn 1,24%, năm 2015

-

chỉ còn 1,20%.
Nguồn lao động xã khá dồi dào, năm 2013 là 1.800 lao động, năm 2014 là
1.980 lao động, lao động năm 2015 là 2.283 lao động. Điều này một mặt
25


×