Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, thành phố Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.14 KB, 79 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,
em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong
trường đặc biệt là các thầy cô trong khoa Quản lý Đất đai.Với tấm lòng cảm ơn sâu
sắc, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong trường nói chung và trong khoa
Quản lý Đất đai nói riêng.
Đặc biệt để hoàn thành thực tập tốt nghiệp và khoá luận tốt nghiệp này,
ngoài sự cố gắng nỗ lực, học hỏi không ngừng của bản thân, em còn nhận được sự
quan tâm giúp đỡ hết sức nhiệt tình của Ths. Hoàng Nguyệt Ánh giảng viên khoa
Quản lý đất đai – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cùng các cán
bộ địa chính xã, UBND xã Vũ Hội, đồng thời với sự động viên quan tâm giúp đỡ
của gia đình, ban bè đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp.
Báo cáo sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, nên em rất mong nhận
được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn sinh viên để em
có thể vững bước hơn trong chuyên môn sau này.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô giáo, các cán bộ UBND xã Vũ Hội,
gia đình, bạn bè luôn khoẻ mạnh, hạnh phúc và đạt nhiều thành công trong công
tác./.

Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Trang


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HĐND


: Hội đồng nhân dân

UBND

: Ủy ban nhân dân

KT – XH

: Kinh tế xã hội

CNQSD

: Chuyển nhượng quyền sử dụng

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

BĐS

: Bất động sản

CP

: Chính phủ

VH – TT

: Văn hóa – Thể thao


CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
TW

: Trung ương

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

ĐKTK

: Đăng ký thống kê

NĐ – CP

: Nghị định chính phủ

BCH

: Ban chấp hành

BĐĐC

: Bản đồ địa chính

CGCN
QLDĐ

: Cấp giấy chứng nhận
: Quản lý đất đai



MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng...Đối
với nước ta, Đảng ta đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý.Trong những
năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá
tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao, trong khi đó tài
nguyên đất là hữu hạn.Vì vậy, vần đề đặt ra đối với Đảng và nhà nước ta là làm thế
nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai.
Trước yêu cầu bức thiết đó Nhà nước đã sớm ra các văn bản pháp luật quy
định quản lý và sử dụng đất đai như: Luật đất đai 2013.
Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng. Quá
trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng. Các
vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng nhạy cảm. Do đó cần có những
biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích và chính đáng của các đối
tượng trong quan hệ đất đai. Nên công tác quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất
quan trọng
Xã Vũ Hội là một xã nằm ở ngoại ô Thành phố Thái Bình thuộc vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng có địa hình bằng phẳng với độ cao trung bình là 9 mét so

với mặt nước biển,cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 3 km. Đó là điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa, những năm trở lại đây, quá
trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Cho nên việc sử dụng đất có nhiều
thay đổi làm ảnh hưởng đến công tác quản lý của nhà nước về đất đai.Vì vậy, việc
đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay. Vì
vậy em xin chọn đề tài: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Vũ Hội,
huyện Vũ Thư, thành phố Thái Bình.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
- Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã.
5


- Đánh giá đúng thực trạng việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã
- Đề xuất các ý kiến và giải pháp thích hợp
2.2. Yêu cầu
- Nắm được tình hình quản lý nhà nước về sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Nắm được tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu liên quan đến tình hình quản lý và
sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Đề xuất biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng đất trên địa bàn
xã.

6


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

1.1. Khái niệm và vai trò của đất đai
1.1.1. Khái niệm của đất đai.

Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời,
hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình, thời
gian. Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện tích (ha, km 2) và độ
phì nhiêu, màu mỡ.
Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai
bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng
nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm:
yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự
nhiên, động vật và những biến đổi của đất do các hoạt động của con người.
Về mặt đời sống – xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông – lâm –
nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng. Nhưng đất đai
là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian.
1.1.2. Đặc điểm của đất đai.
Đất đai có vị trí cố định không thể di chuyển được, với một số lượng có
hạn trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và khu vực. Tính cố định không di chuyển từ vị
trí này sang vị trí khác của đất đai đồng thời quy định tính giới hạn về quy mô và
không gian gắn liền với môi trường mà đất đai chịu chi phối (nguồn gốc hình thành,
sinh thái vưới những tác động khác của thiên nhiên). Vị trí của đất đai có ý nghĩa rất
lớn về mặt kinh tế trong quá trình khai thác và sử dụng đất đai.
Độ phì là một thuộc tính của đất đai và là yếu tố quyết định chất lượng đất
đai. Độ phì là một đặc trưng về chất gắn liền với đất đai, thể hiện khả năng cung cấp
thức ăn, nước cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Khả năng
phục hồi và tái tạo của đất đai chính là khả năng phục hồi và tái tạo độ phì thông
qua tự nhiên hoặc do tác động của con người.
Như vậy, đất đai có tính hai mặt (không thể sản sinh nhưng có khả năng tái
tạo). Tính hai mặt này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sử dụng đất đai. Một
7



mặt phải hết sức tiết kiệm đất đai, xem xét kỹ lưỡng khi bố trí sử dụng đất đai. Mặt
khác phải chú ý ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng
cũng như khả năng tái tạo và phục hồi độ phì của đất đai.
Ngoài tính hai mặt trên, đất đai còn có những đặc điểm như là: sự chiếm
hữu, sở hữu đất đai và tính đa dạng, phong phú của đất đai. Về sự chiếm hữu và sở
hữu đất đai ở nước ta đã quy định rõ trong bộ Luật đất đai. Còn tính đa dạng và
phong phú của đất đai thể hiện ở chỗ: trước hết, do đặc tính tự nhiên của đất đai và
phân bổ cố định từng vùng lãnh thổ nhất định gắn liền với điều kiện hình thành của
đất đai quyết định. Mặt khác, tính đa dạng, phong phú còn do yêu cầu, đặc điểm và
mục đích sử dụng khác nhau. Đặc điểm này của đất đai đòi hỏi con người khi sử
dụng đất đai phải biết khai thác triệt để lợi thế của mỗi loại đất một cách hiệu quả
và tiết kiệm trên một cùng lãnh thổ. Để làm được điều này, phải xây dựng một quy
hoạch tổng thể và chi tiết sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và từng khu vực.
1.1.3. Vai trò của đất đai.
Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người, là
cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Vai trò cơ bản của đất đai
trong việc hỗ trợ con người và các hệ sinh thái trên cạn khác bao gồm:
+ Đất đai là nơi lưu trữ tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, cung cấp
không gian cho con người để ở, để xây dựng khu công nghiệp và vui chơi giải trí.
+ Đất là nơi sản xuất, cung cấp thức ăn, gỗ, củi và các vật liệu sinh học khác.
Đất là môi trường sống của mọi sinh vật: con người, động thực vật, vi sinh vật.
+ Đất là yếu tố quyết định sự cân bằng năng lượng và chu trình thủy văn toàn
cầu, vừa là nguồn phát, vừa là bể chứa để giảm thiểu khí nhà kính.
+ Đất là nơi lưu trữ và vận chuyển nguồn tài nguyên nước mặt. nước ngầm,
lưu trữ các nguồn tài nguyên và khoáng sản cho con người.
+ Đất là bộ đệm, bộ lọc và biến đổi hóa học các chất ô nhiễm.
+ Lưu trữ và bảo vệ các bằng chứng, ghi chép lịch sử như hóa thạch, bằng
chứng về khí hậu cổ, tàn tích khảo cổ,…
+ Cho phép hoặc cản trở sự di cư của các loài động vật, thực vật và con

người trong một khu vực hoặc giữa khu vực này với khu vực khác.
Đất đai là một yếu tố cơ bản của sản xuất, vừa là đối tượng lao động vừa là
tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì đó là nơi để con người thực hiện
8


các hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Đất đai
còn là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất thông qua việc con người đã biết lợi
dụng một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hóa học, sinh vật
học và các tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm…
1.2. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
1.2.1. Khái niệm quản lý đất đai.
Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xác
lập và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất đai cùng với
những lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc bán, cho thuê hoặc thu thuế) và
giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đất.
Quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửa đất,
xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu giữ, cập
nhật và cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và các
nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản. Quản lý đất đai liên
quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm các hoạt động đo đạc, đăng
ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng cho công
tác quản lý.
Nhà nước phải đóng vai trò chính trong việc hình thành chính sách đất đai và
các nguyên tắc của hệ thống quản lý đất đai bao gồm pháp Luật đất đai và pháp luật
liên quan đến đất đai. Đối với công tác quản lý đất đai, Nhà nước xác định một số
nội dung chủ yếu: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tập trung và phân cấp
quản lý; vị trí của cơ quan đăng ký đất đai; vai trò của lĩnh vực công và tư nhân;
quản lý các tài liệu địa chính; quản lý các tổ chức địa chính, quản lý nguồn nhân
lực; nghiên cứu; giáo dục và đào tạo; trợ giúp về chuyên gia tư vấn và kỹ thuật; hợp

tác quốc tế.
1.2.2. Đối tượng của quản lý đất đai.
Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai gồm 2 nhóm:
- Nhóm 1: Các chủ thể quản lý đất đai và sử dụng đất đai. Các chủ thể quản
lý đất đai gồm: cơ quan nhà nước và các tổ chức. Các cơ quan thay mặt Nhà nước
thực hiện quyền quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương theo cấp hành chính :
UBND các cấp và cơ quan chuyên môn ngành quản lý đất đai ở các cấp. Chủ thể
quản lý đất đai là các tổ chức như các Ban quản lý khu công nghiệp, khu công nghệ
cao, khu kinh tế. Các chủ thể sử dụng đất: Theo Luật đất đai 2003, gồm: tổ chức, cơ
9


sở tôn giáo, cộng động dân cư, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nước ngoài, cá nhân
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Nhóm 2: Đất đai. Đất đai là nhóm đối tượng thứ hai của quản lý nhà nước
về đất đai. Các cơ quan quản lý đất đai của bộ máy nhà nước thay mặt Nhà nước
quản lý đến từng thửa đất, từng diện tích đất cụ thể. Theo Luật Đất đai 2003 và
được cụ thể hóa ở Điều 6, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm
2004, toàn bộ quỹ đất của nước ta hiện nay được phân thành 3 nhóm, trong đó chia
nhỏ hơn thành 14 loại:
+ Nhóm đất nông nghiệp gồm 5 loại: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác.
+ Nhóm đất phi nông nghiệp gồm 6 loại: đất ở; đất chuyên dùng; đất tôn
giáo, tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông ngòi, kênh, rạch, suối và
mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác.
+ Nhóm đất chưa sử dụng chia thành 3 loại: Đất bằng chưa sử dụng, đất đồi
núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.
1.3. Cơ sở pháp lý về quản lý sử dụng đất.
Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy

định chi tiết một số điều của Luật Đất đai;
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định về giá đất;
Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định về thu tiền sử dụng đất;
Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất;
Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định về Hồ sơ địa chính;
10


Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về thống kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất, thu hồi đất;
Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng,
điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

nhà nước thu hồi đất;
Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng
5 năm 2014.
1.4. Cơ sở thực tiễn về quản lý sử dụng đất.
1.4.1. Cơ sở thực tiễn về quản lý sử dụng đất trên thế giới.

1.4.1.1. Nước Thụy Điển
Ở Thuỵ Điển, phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản lý và
sử dụng đất đai là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Vì vậy, toàn bộ pháp luật và
chính sách đất đai luôn đặt ra vấn đề hàng đầu là có sự cân bằng giữa lợi ích riêng
của chủ sử dụng đất và lợi ích chung của Nhà nước.
Bộ Luật đất đai của Thụy Điển là một văn bản pháp luật được xếp vào loại
hoàn chỉnh nhất, nó tập hợp và giải quyết các mối quan hệ dất đai và hoạt động của
toàn xã hội với 36 đạo luật khác nhau.
Các hoạt động cụ thể về quản lý sử dụng đất như quy hoạch sử dụng đất,
đăng ký dất đai, bất động sản và thông tin địa chính đều được quản lý bởi ngân
hàng dữ liệu đất đai và đều được luật hoá. Pháp luật và chính sách đất đai ở Thuỵ
Điển về cơ bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về đất đai và kinh tế thị trường, có
sự giám sát chung của xã hội
11


Pháp luật và chính sách đất đai ở Thuỵ Điển từ năm 1970 trở lại đây gắn liền
với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tư nhân. Quy
định các vật cố định gắn liền với bất động sản, quy định việc mua bán đất đai, việc
thế chấp, quy định về hoa lợi và các hoạt động khác như vấn đề bồi thường, quy
hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, đăng ký quyền sở hữu đất đai và hệ thống đăng ký…
[6]


1.4.1.2. Nước Trung Quốc
Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đang thi hành chế độ công hữu xã hội
chủ nghĩa về đất đai, đó là chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể của
quần chúng lao động. Mọi đơn vị, cá nhân không được xâm chiếm, mua bán hoặc
chuyển nhượng phi pháp đất đai. Vì lợi ích công cộng, Nhà nước có thể tiến hành
trưng dụng theo pháp luật đối với đất đai thuộc sở hữu tập thể và thực hiện chế độ
quản chế mục đích sử dụng đất.
Tiết kiệm đất, sử dụng đất đai hợp lý, bảo vệ thiết thực đất canh tác là quốc
sách cơ bản của Trung Quốc.
Đất đai ở Trung Quốc được phân thành 3 loại
- Đất dùng cho nông nghiệp là đất trực tiếp sử dụng vào sản xuất nông
nghiệp bao gồm đất canh tác, đất rừng, đồng cỏ, đất dùng cho các công trình thuỷ
lợi và đất mặt nước nuôi trồng.
- Đất xây dựng gồm đất xây dựng nhà ở đô thị và nông thôn, đất dùng cho
mục đích công cộng, đất dùng cho khu công nghiệp, công nghệ, khoáng sản và đất
dùng cho công trình quốc phòng.
- Đất chưa sử dụng là đất không thuộc hai loại đất trên
Ở Trung Quốc hiện có 250 triệu hộ nông dân sử dụng trên 100 triệu ha đất
canh tác, bình quân khoảng 0,4ha/hộ gia đình. Vì vậy Nhà nước có chế độ bảo hộ
đặc biệt đất canh tác.
Nhà nước thực hiện chế độ bồi thường đối với đất bị trưng dụng theo mục
đích sử dụng đất trưng dụng. Tiền bồi thường đối với đất canh tác bằng 6 đến 10 lần
sản lượng bình quân hàng năm của 3 năm liên tiếp trước đó khi bị trưng dụng. Tiêu
chuẩn hỗ trợ định cư cho mỗi nhân khẩu nông nghiệp bằng từ 4 đến 6 lần giá trị sản
lượng bình quân của đất canh tác/đầu người thuộc đất bị trưng dụng, cao nhất
không vượt quá 15 lần sản lượng bình quân của đất bị trưng dụng 3 năm trước đó.
Đồng thời nghiêm cấm tuyệt đối việc xâm phạm, lạm dụng tiền đề bù đất trưng
12



dụng và các loại tiền khác liên quan đến đất bị trưng dụng để sử dụng vào mục đích
khác. [6]

1.4.1.3. Nước Pháp
Các chính sách quản lý đất đai ở Cộng hoà Pháp được xây dựng trên một số
nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch không gian, bao gồm cả chỉ đạo quản lý sử dụng đất
đai và hình thành các công cụ quản lý đất đai.
Nguyên tắc đầu tiên là phân biệt rõ ràng không gian công cộng và không
gian tư nhân. Không gian công cộng gồm đất đai, tài sản trên đất thuộc sở hữu Nhà
nước và tập thể địa phương. Tài sản công cộng được đảm bảo lợi ích công cộng có
đặc điểm là không thể chuyển nhượng, tức là không mua, bán được. Không gian
công cộng gồm các công sở, trường học, bệnh viện, nhà văn hoá, bảo tàng ...
Không gian tư nhân song song tồn tại với không gian công cộng và đảm bảo
lợi ích song hành. Quyền sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không
ai có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu của mình. Chỉ có lợi ích
công cộng mới có thể yêu cầu lợi ích tư nhân nhường chỗ và trong trường hợp đó,
lợi ích công cộng phải thực hiện bồi thường một cách công bằng và tiên quyết với
lợi ích tư nhân.
Ở Pháp, chính sách quản lý sử dụng đất canh tác rất chặt chẽ để đảm bảo sản
xuất nông nghiệp bền vững và tuân thủ việc phân vùng sản xuất. Sử dụng đất nông
nghiệp, luật pháp quy định một số điểm cơ bản sau:
Việc chuyển đất canh tác sang mục đích khác, kể cả việc làm nhà ở cũng
phải xin phép chính quyền cấp xã quyết định. Nghiêm cấm việc xây dựng nhà trên
đất canh tác để bán cho người khác.
Thực hiện chính sách miễn giảm thuế, được hưởng quy chế ưu tiên đối với
một số đất đai chuyên dùng để gieo hạt, đất đã trồng hoặc trồng lại rừng, đất mới
dành cho ươm cây trồng.
Khuyến khích việc tích tụ đất nông nghiệp bằng cách tạo điều kiện thuận lợi
để các chủ đất có nhiều mảnh đất ở các vùng khác nhau có thể đàm phán với nhau
nhằm tiến hành chuyển đổi ruộng đất, tạo điều kiện tập trung các thửa đất nhỏ thành

các thửa đất lớn.
Việc mua bán đất đai không thể tự thực hiện giữa người bán và người mua,
muốn bán đất phải xin phép cơ quan giám sát việc mua bán. Việc bán đất nông
nghiệp phải nộp thuế đất và thuế trước bạ. Đất này được ưu tiên bán cho những
13


người láng giềng để tạo ra các thửa đất có diện tích lớn hơn.
Ở Pháp có cơ quan giám sát việc mua bán đất để kiểm soát hoạt động mua
bán, chuyển nhượng đất đai. Cơ quan giám sát đồng thời làm nhiệm vụ môi giới và
trực tiếp tham gia quá trình mua bán đất. Văn tự chuyển đổi chủ sở hữu đất đai có
Toà án Hành chính xác nhận trước và sau khi chuyển đổi.
Đối với đất đô thị mới, khi chia cho người dân thì phải nộp 30% chi phí cho
các công trình xây dựng hạ tầng, phần còn lại là 70% do kinh phí địa phương chi
trả.
Ngày nay, đất đai ở Pháp ngày càng có nhiều luật chi phối theo các quy định
của các cơ quan hữu quan như quản lý đất đai, môi trường, quản lý đô thị, quy
hoạch vùng lãnh thổ và đầu tư phát triển. [6]
1.4.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý sử dụng đất tại Việt Nam.
Tình hình quản lý và sử dụng đất của Việt Nam qua các thời kỳ.
Bất kỳ một quốc gia nào, nhà nước nào cũng có một quỹ đất nhất định được
giới hạn bởi biên giới quốc gia mà thiên nhiên ban tặng.Bất kỳ một nhà nước nào ,
chế độ chính trị nào ở thời kỳ lịch sử nào cũng cần có đất. Đất đai là vấn đề sống
còn của mỗi quốc gia vì vậy nhà nước muốn tồn tại và phát triển thì phải quản chặt
nắm chắc tài nguyên đất đai đó. Mỗi thời kỳ lịch sử với giai cấp khác nhau, chế độ
chính trị khác nhau đều có chính sách quản lý đất đất đai đặc trưng cho thời kỳ lịch
sử đó.
Ở chế độ nô lệ thì ở nước ta triều đại Hùng Vương kéo dài hàng nghìn năm,
xã hội Việt Nam đang ở thời kỳ công xã nguyên thuỷ tan rã.Vì vậy ruộng đất đang
chuyển từ tay tập thể công xã sang giai cấp chủ nô. Các chủ nô nắm quyền quản lý

đất đai và cả nô lệ.
Sang thời kỳ phong kiến thì đất đai chủ yếu tập trung vào tay của tầng lớp
thống trị và bọn địa chủ. Nhân dân không có ruộng đất, phải làm thuê hoặc mướn
ruộng đất để sản xuất.
Đối với chế độ thực dân phong kiến thì từ khi tới xâm lược nước ta thực dân
pháp đã điều chỉnh mối quan hệ đất đai theo luật pháp của nước Pháp. Công nhận
quyền sở hữu tư nhân tuyệt đối về đất đai.Khác với luật lệ nhà Nguyễn.Thực dân
pháp đánh thuế thổ canh (đất nông nghiệp) rất cao nhưng thuế đất thổ cư (đất ở)
không đáng kể. Ngay sau khi tới Việt Nam, Pháp đã cho lập bản đồ địa chính theo
toạ độ và lập sổ địa bạ mới nhằm mục đích thu thuế nông nghiệp triệt để.Công trình
14


lập bản đồ địa chính két thúc năm 1898 tại Nam Bộ, năm 1925 tại Bắc Bộ và đến
năm 1945 chưa hoàn thành ở Trung Bộ.
Cách mạng tháng Tám thành công nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra
đời. Với mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng, năm 1946 hiến pháp đầu
tiên ra đời đã thể hiện ý chí và quyền lực của nhà nước trong việc quản lý và sử
dụng đất đai. Tháng 11/1953 hội nghị lần thứ V của ban chấp hành trung ương
Đảng thông qua cương lĩnh ruộng đất và quyết định cải cách ruộng đất, tịch thu,
trưng mua, trưng thu ruộng đất của địa chủ để chia cho dân nghèo, đến khoảng 1956
đã hoàn thành cải cách ruộng đất. Như vậy với chính sách đó đã đem lại ruộng đất
cho nông dân, xoá bỏ giai cấp địa chủ đã có hàng nghìn năm. Tuy nhiên công tác
này gặp phải những sai lầm nhất định và hậu quả để lại của nó là nạn đói hoành
hành, đất đai bị hoang hoá.
Để ổn định tình trạng sử dụng đất ở nông thôn chính phủ đã ban hành chỉ thị
354/TTg trong đó có việc hợp thức hoá nông nghiệp, người dân làm ăn theo công
điểm. Nhưng hiệu quả không cao, nông sản làm ra không đủ ăn, đời sống của nhân
dân gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết tình trạng trên Nhà nước đã ban hành nghị
quyết khoán mười (nghị quyết 10-NQ/TW). Sau khi nghị quyết này ra đời đã kích

thích tính chủ động sáng tạo của người dân, người dân hăng hái tham gia sản xuất.
Hiến pháp năm 1960 đã xác lập quyền sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở
hữu tư nhân về đất đai.
Hiến pháp năm 1980 ra đời, quy định: Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ đất
đai, nhà nước thống nhất quản lý.
Năm 1987 luật đất đai đầu tiên ra đời mở ra bước ngoặc mới cho công tác
quản lý và sử dụng đất nước ta. Tiếp theo đó là các thông tư nghị định của các bộ
ban hành nhằm điều chỉnh, hướng dẫn những chính sách đất đai của Nhà nước:
Thông tư liên bộ số 05-TT/LB ngày 18/12/1991 của bộ thuỷ sản và tổng cục quản lý
ruộng đất hướng dẫn giao những ao nhỏ, mương rạch nằm gọn trong đất thổ cư cho
hộ gia đình và ao lớn, hồ lớn thì giao cho một nhóm hộ gia đình sử dụng; quyết định
số 327/CT của hội đồng bộ trưởng ngày 15/7/1992 về thực hiện chính sách giao
ruộng đất, đồi núi trọc, ruộng bãi bồi, ven biển và mặt nước cho hộ gia đình sử
dụng.
Đến năm 1992 luật đất đai tiếp tục bổ sung, sửa đổi nhằm đáp ứng nhu cầu
sử dụng đất trong thời kỳ đổi mới.

15


Để phù hợp với những yêu cầu kinh tế trong giai đoạn mới, kỳ họp quốc hội
khoá IX ngày 14/7/1993 luật đất đai, luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được thông
qua. Sau đó liên tục các văn bản của chính phủ và các bộ ngành ra đời nhằm triển
khai luật này: Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 về đất nông nghiệp, nghị định
88/CP ngày 17/8/1994 về đất đô thị, nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 về đất lâm
nghiệp.
Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành vào ngày 15/10/1993 đã tiếp tục
khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” thể
hiện đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong công tác quản lý đất đai.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm phát sinh nhiều vấn đề mà luật

đất đai năm 1993 khó giải quyết. Vì thế nó liên tục được sửa đổi bổ sung như luật
sửa đổi bổ sung được ban hành ngày 2/12/1998, luật sửa đổi bổ sung một số điều
ban hành 1/10/2001 nhằm quy định khung giá đất.
Ngày 26/11/2003 luật đất đai ra đời và có hiệu lực ngày 1/7/2004 tiếp tục sửa
đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời đại mới, hàng loạt các văn bản
hướng dẫn thi hành luật kèm theo đã thực sự đưa công tác quản lý và sử dụng đất đi
vào nề nếp, ổn định.
Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực
từ ngày 1/7/1014. So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 có 14
chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được
những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003.
Đây là đạo luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội của
đất nước, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhân dân.
Năm 2014 và năm 2015 là những năm trọng tâm triển khai tổ chức thi hành
Luật Đất đai 2013 đã được Quốc hội thông qua và là năm bản lề thực hiện thành
công kế hoạch 5 năm 2011-2015. Với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ và Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường; sự đoàn kết, nhất trí cao của tập thể
Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai và sự nỗ lực của các cán bộ, công chức, viên
chức trong toàn ngành quản lý đất đai; sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ tích cực của
các Bộ, ngành, cơ quan liên quan ở Trung ương và các địa phương trên cả nước,
ngành quản lý đất đai đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Trung ương Đảng, Quốc
hội, Chính phủ giao, góp phần quan trọng vào việc giữ ổn định chính trị, xã hội, đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Toàn ngành đã nghiêm túc triển khai
16


thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về triển
khai thi hành Luật đất đai; triển khai thực hiện Chương trình công tác năm 2014,
năm 2015 của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường và đã đạt được quan
trọng sau đây:

 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

a. Về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011-2015
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (20112015) cấp quốc gia đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 17/2011/QH13.
Bộ TN&MT đã đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành và địa phương và Bộ
trưởng đã ký thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ Báo cáo số 190/BC-CP ngày
15/05/2013 của Chính phủ gửi Quốc hội về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội. Cụ thể như sau:
- Đối với cấp tỉnh: Bộ đã trình Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho 63/63 tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
- Đối với cấp huyện: có 352 đơn vị hành chính cấp huyện được Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 49,93%); có 330
đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
(chiếm 46,81%); còn lại 23 đơn vị hành chính cấp huyện chưa triển khai lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 3,26%).
- Đối với cấp xã: có 6.516 đơn vị hành chính cấp xã được cấp có thẩm quyền
xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 58,41%); có 2.907 đơn vị hành
chính cấp xã đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 26,06%);
còn lại 1.733 đơn vị hành chính cấp xã chưa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất (chiếm 15,53%).
b. Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử
dụng đất kỳ cuối (2016-2020)
Trong 6 tháng đầu năm, Bộ đã tập trung triển khai việc điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020)
cấp quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày
17



20/05/2015. Đến hết tháng 6 năm 2015 đã có 6 Bộ, ngành và 52 tỉnh gửi Báo cáo
kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đăng ký nhu cầu sử dụng đất
giai đoạn 2016 – 2020 và còn một số tỉnh, thành phố chưa gửi báo cáo. Bộ cũng đã
xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra các địa phương trong việc
thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011-2015) các cấp.
 Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, đặc biệt là sau khi Luật đất đai có
hiệu lực thi hành, Bộ TN&MT đã tích cự, chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa
phương thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, đảm bảo theo đúng
các quy định của pháp luật về đất đai. Bộ đã có Công văn số 3398/BTNMTTCQLĐĐ ngày 14/08/2014 gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc chuyển mục đích
sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các công
trình, dự án của các địa phương. Bộ cũng đã thực hiện việc rà soát hồ sơ xin chuyển
mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định.
 Về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Bên cạnh việc hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đất đai,
Bộ đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương trong
công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đặc biệt là công
tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án trọng điểm. Tại các địa
phương, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng luôn được quan tâm chỉ đạo
tổ chức thực hiện công khai, dân chủ; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp
luật. Đặc biệt là từ khi có Luật Đất đai 2013, quyền và lợi ích hợp pháp của người
dân có đất bị thu hồi được đảm bảo, đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các
dự án nhất là các dự án trọng điểm như Quốc lộ 1A, dự án đường Hồ Chí Minh,
góp phần ổn định kinh tế, xã hội.
Theo số liệu tổng hợp của 34 tỉnh, thành phố tực thuộc Trung ương gửi báo

cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường trong năm 2014, các địa phương đã triển khai
thực hiện 2.194 công trình, dự án (địa phương triển khai nhiều công trình, dự án là:
18


Quảng Nam (294 dự án), Lào Cai (211 dự án), Bắc Giang (162 dự án), Phú Yên
(146 dự án), với tổng diện tích đất đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng là
7.882ha (đất nông nghiệp 6.810ha; đất ở 165ha; đất khác 930ha); số tổ chức, hộ gia
đình cá nhân có đất thu hồi là 80.893 trường hợp (tổ chức 1.155 trường hợp; hộ gia
đình cá nhân 79.738 trường hợp).
Nhìn chung, diện tích đất được thu hồi đã đáp ứng được mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương; các quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư từng bước được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với cơ chế
quản lý kinh tế thị trường, đảm bảo tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi
đất. Việc tổ chức thực hiện việc thu hồi đất, về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của
Trung tâm phát triển quỹ đất bước đầu đã phát huy hiệu quả tốt, góp phần đáp ứng
nhu cầu “đất sạch” để thực hiện các dự án đầu tư nhất là các dự án đầu tư nhằm mục
đích công cộng.
 Về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Đến nay cả nước đã cấp được 41.757.000 Giấy chứng nhận với diện tích
22.963.000ha, đạt 94,9% diện tích cần cấp các loại đất chính. Tất cả các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương đều cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội.
Thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai, trong
thời gian qua, Bộ đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện
xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên phạm vi cả nước. Đến nay, đã có 121/709 đơn
vị câp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai (59 đơn vị cấp huyện thuộc 9 tỉnh,
thành phố thực hiện dự án VLAP, 62 đơn vị cấp huyện thuộc Dự án tổng thể), trong
đó có 59 đơn vị cấp huyện thuộc Dự án VLAP đã vận hành và quản lý cơ sở dữ liệu

đất đai liên thông ở cả 3 cấp: Xã – Huyện – Tỉnh, điển hình là Vĩnh Long đã hoàn
chỉnh mô hình xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai toàn tỉnh. Đối với Dự án
xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa, đến nay, đã hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu
đất lúa cho 9027 đơn vị cấp xã. Một số các tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác xây
dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhưng vẫn chưa vận hành cơ sở dữ liệu đất đai như:
thành phố Yên Bái – Yên Bái, huyện Tân Lạc – Hòa Bình, huyện Lộc Bình – Lạng

19


Sơn, thành phố Nam Định – Nam Định, thị xã Ba Đồn – Quảng Bình, thị xã Buôn
Hồ - Đắk Lắk, thành phố Bạc Liêu – Bạc Liêu.
 Về công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo các địa phương thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2014. Bộ đã trình Chính phủ phê duyệt:
(1) Dự án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đến năm 2014;
(2) Xây dựng kế hoạch (Kế hoạch số 02/KH-BTNMT ngày 16/09/2014 của Bộ Tài

Nguyên Môi trường);
(3) Tổ chức tập huấn cho 63 tỉnh , thành phố trên phạm vi cả nước;
(4) Cung cấp tài liệu, công cụ hỗ trợ thực hiện việc kiểm kê đất đai cho các địa phương;
(5) Tập trung chỉ đạo triển khai công tác thống kê, kiểm kê đất đai năm 2014;
(6) Tổ chức hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ 63 tỉnh, thành phố ; tổ chức

các đoàn kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn chỉ đạo địa phương công tác kiểm kê đất đai,
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2014.
Đến nay, đã tổ chức kiểm tra được 53/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.

Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, hiện đã có:
- 10.840 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành việc điều tra khoanh vẽ các
chỉ tiêu kiểm kê ngoài thực địa (chiếm 97,09% tổng số xã).
- 8.662 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ kết quả
điều tra kiểm kê (chiếm 77,58% tổng số xã).
- 5.875 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành tổng hợp bộ số liệu cấp xã
(chiếm 52,61% tổng số xã).
- 3.492 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất (chiếm 31,27% tổng số xã).
- 2.924 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành xây dựng báo cáo kết quả thực
hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2014 (chiếm
26,29% tổng số xã).
Nhìn chung công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo quy định
của Luật đất đai, phục vụ cho việc đánh giá và hoàn thiện chính sách pháp luật đất
20


đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, góp phần xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

21


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Tình hình quản lý sử dụng đất ở xã.
2.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi không gian: trên địa bàn xã.
- Phạm vi thời gian: từ 15/02/2016 đến 22/04/2016.

2.3. Nội dung nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan
môi trường.
- Đánh giá tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn xã.
- Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa, chọn lọc
Phương pháp này sử dụng và thừa hưởng những tài liệu, dữ liệu đã có về vấn
đề nghiên cứu, dựa trên những thông tin có sẵn để xây dựng và phát triển cơ sở dữ
liệu của đồ án.
Phương pháp này áp dụng đối với phần tổng quan khi nghiên cứu các vấn đề
về tình hình quản lý, sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam; cơ sở pháp lý của
quản lý nhà nước về đất đai.
2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu.
Tìm hiểu các tài liệu văn bản pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền; câc văn bản pháp luật do cơ quan xẫ có thẩm quyển ban
hành về quản lý và sử dụng đất đai.
Điều tra thu thập tài liệu, số liệu, các thông tin cần thiết về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội, về tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn xã.
2.4.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu.
Quá trình thống kê, phân tích nhằm phân loại tài liệu đã thu thập, liệt kê các
tài liệu, số liệu có nội dung đáng tin cậy, từ đó tổng hợp xây dựng nội dung của đồ
22


án.
2.4.4. Phương pháp so sánh.
So sánh số liệu hiện trạng sử dụng đất qua các năm 2010 – 2015 từ đó thấy
rõ được sự thay đổi diện tích, cơ cấu sử dụng đất giúp đánh giá được tình hình sử
dụng đất trên địa bàn xã qua các năm như thế nào.


23


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên của xã
3.1.1. Vị trí địa lý
Vũ Hội là xã đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hồng thuộc huyện Vũ Thư –
tỉnh Thái Bình nằm về phía Nam của tỉnh Thái Bình và về phía Đông Nam của
huyện Vũ Thư cách trung tâm huyện Vũ Thư khoảng 12km về phía Nam, có tổng
diện tích tự nhiên: 569,82 ha.
- Phía Bắc giáp: xã Vũ Chính thánh phố Thái Bình
- Phía Nam giáp: xã Việt Thuận, xã Vũ Vinh huyện Vũ Thư
- Phía Đông giáp: xã Vũ Ninh huyện Kiến Xương
- Phía Tây giáp: xã Vũ Phúc thành phố Thái Bình
Trên địa bàn xã có đường tỉnh lộ 223 (ĐT. 454) và một số tuyến huyện lộ
chạy qua giúp cho lưu thông thuận tiện cho phát triển kinh tế xã hội, có sông Kiến
Giang, sông Tam Lạc chảy qua cung cấp nguồn tưới tiêu cho sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân.
3.1.2. Địa hình, địa mạo
Với đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ điển hình ven biển nên địa hình
của xã khá bằng phẳng. Cao trình biến thiên phổ biến từ 1m đến 2m so với mực
nước biển.
Một số tiểu vùng trũng, độ cao trung bình biến thiên từ 0,5 đến 1m so với
mặt nước biển, ở các tiểu vùng này vào mùa mưa, đất thường bị ngập úng và bị
nhiễm chua. Nơi có địa hình cao hơn, có độ cao mặt đất trung bình 1,5 – 2,0m so
với mặt nước biển, một số khu vực đất vượt cao lên như khu gò nổi cao khoảng
2,5m so với mặt nước biển. Vùng đất cao cũng gặp nhiều khó khăn trong canh tác.
Đất thường bị hạn, chỉ nơi nào có nước tưới cho đồng ruộng thì lúa mới được mùa.

Yêu cầu canh tác của vùng đất cao đòi hỏi phải có hệ thống kênh mương để dẫn
nước ngọt tưới cho cây trồng và tiêu chua, rửa mặn cho đất.
Về địa hình tương đối: đất có địa hình cao chiếm 8,5%; vàn cao chiếm
164,6%; đất vàn chiếm 45,7%; đất vàn thấp chiếm 29,4% và đất có địa hình trũng
chiếm 1,8% diện tích điều tra.
24


Nhìn chung địa hình của xã khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc phát triển
khinh tế xã hội và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, nhất là
trồng lúa, màu, cây ăn quả…vv, vùng trũng phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp
trồng lúa.
3.1.3. Đặc điểm khí hậu
Xã Vũ Hội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do ảnh hưởng
của địa hình giáp biển nên khí hậu của xã mang nét đặc trưng của vùng khí hậu
duyên hải, đặc điểm mùa đông thường ấm hơn, mù hè thường mát hơn so với khu
vực sâu trong nội địa. Khí hậu của xã được chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp, mùa hạ và mùa đông có khí hậu rất
trái ngược nhau. Mùa hạ thời tiết nóng, mưa nhiều; mùa đông trời lạnh, khô và ít
mưa. Theo chế độ mưa có thể chia khí hậu của huyện thành hai mùa chính:
+ Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với đặc trung là
nóng, ẩm, mưa nhiều. Hướng gió thịnh hành là gió đông nam với tốc độ gió là 2 đến
4m/s. Lượng mua từ 1.788 – 1.860 mm, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Khi mùa lũ
đến, mực nước song Hồng lên cao vào khi có mua lớn tập trung thường gây ngập
úng cục bộ một số khu vực thấp trũng trên địa bàn xã làm ảnh hưởng đến sản xuất
và sinh hoạt của nhân dân.
+ Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, màu khô có khí hậu lạnh, ít
mưa. Hướng gió thịnh hành là gió đông bắc, thường gây lạnh đột ngột. Nhiệt độ
trung bình thấp nhất khoảng 80C, lượng mưa ít, đạt 15 – 20% lượng mưa cả năm.
Các đặc trưng khí hậu của xã bao gồm:

+ Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 240C, nhiệt độ trung bình cao nhất
390C; nhiệt độ trung bình thấp nhất khoảng 5 0C – 90C; nhiệt độ cao tuyệt đối lên tới
trên 390C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 4,10C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày nóng
và ngày lạnh khoảng 15 -20 0C, biên độ nhiệt trong một ngày đêm nhỏ hơn 10 0C .
Lượng bức xạ mặt trời trung bình năm khoảng 100kcal/cm 2. Tổng tích ôn khoảng
8.300 - 8.5000C.
+ Lượng mưa trung bình là 1400 – 1800mm, tập trung chủ yếu vào mùa hè
( từ tháng 4 đến tháng 10) tập trung chủ yếu vào các tháng 7,8,9. Lượng mưa chiếm
đến 80% lượng mưa cả năm. Vào mùa này lượng mưa cao điểm có ngày cường độ
lên tới 200 – 350mm/ngày. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 với tổng lượng
mưa khoảng 20% lượng mưa cả năm, các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường
nhỏ hơn lượng bốc hơi. Tháng 2 và tháng 3 là thời kì mưa phùn ẩm ướt.
25


×