Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH của đài PT – TH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.37 KB, 32 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỀN
HÌNH CỦA ĐÀI PT – TH NGHỆ AN.
1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An
Nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam, trên tuyến giao lưu Bắc
Nam và Đông Tây, tỉnh Nghệ An có đầy đủ các điều kiện tự nhiên giống như một
đất nước Việt Nam thu nhỏ, đó là cấu trúc địa hình tự nhiên phong phú và đa dạng,
có đầy đủ các vùng địa hình: Miền núi, Trung du, đồng bằng và miền ven biển. Hội
đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và
đường thuỷ nội địa; là cầu nối giữa hai miền Bắc - Nam và là một tuyến quan trọng
của hành lang kinh tế Đông - Tây nối Thái Lan, Lào, Mianma với Cảng Cửa Lò
Nghệ An.
Tỉnh Nghệ An có 20 đơn vị hành chính, trong đó có 17 huyện, 2 thị xã và
Thành phố Vinh - đô thị loại 1 là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh
Nghệ An và là trung tâm kinh tế văn hóa của cả vùng Bắc Trung bộ. Xứ Nghệ cũng
là vùng đất nổi tiếng hiếu học, có truyền thống văn hóa và cách mạng, là quê hương
Xô Viết Nghệ Tĩnh, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hoá thế
giới, điểm khởi đầu của "Con đường Di sản Miền Trung". Là tỉnh đất rộng, người
đông, có tiềm năng phong phú để phát triển kinh tế xã hội, Nghệ An đã và đang trở
thành một điểm đến ấn tượng, hấp dẫn của các nhà đầu tư và du khách.
Nghệ An có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với 16.499,03km2. Trong đó,
đất nông nghiệp là một thế mạnh của tỉnh, ngành Nông nghiệp Nghệ An đang hướng
tới một nền sản xuất hàng hoá, với các sản phẩm chủ lực như lạc, vừng, chè, cà
phê, cao su, cam, dứa, mía….. Trên lĩnh vực chăn nuôi, Nghệ An có tổng đàn gia
súc lớn với hàng trăm nghìn con bò, hàng triệu con gia cầm, đây là những điều
kiện thuận lợi để ngành công nghiệp chế biến nông sản của Nghệ An phát triển.


Rừng và đất rừng là một thế mạnh của tỉnh Nghệ An. Với diện tích khoảng
745.000ha đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ khá lớn. Rừng Nghệ An có nhiều loại gỗ
quí hiếm..
Nghệ An có 82km bờ biển, diện tích khai thác đánh bắt thuỷ hải sản lớn.


Nghệ An có nhiều khu du lịch biển đẹp như: Cửa lò, Bãi Lữ, Diễn Thành, Quỳnh
Phương… Một thế mạnh nữa của Nghệ An là nguồn tài nguyên khoáng sản quí
trong lòng đất rất dồi dào như thiếc, đá vôi trắng, đá hoa cương
Nghệ An hội tụ đầy đủ các loaị hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường
không, đường thuỷ. Đây là những thuận lợi lớn để Nghệ An mở rộng giao lưu văn
hoá du lịch, thông thương hàng hoá với bè bạn trong nước và quốc tế.
Để đảm bảo hiệu quả đầu tư và nguồn lực cho phát triển nền kinh tế, Nghệ
An đã quan tâm xây dựng đồng bộ các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật như: hệ thống
giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, trung tâm
thương mại, căn hộ và văn phòng, khu du lịch, khách sạn nghỉ dưỡng, khu vui chơi
giải trí chất lượng cao đáp ứng mọi nhu cầu của các nhà đầu tư và du
khách... Mạng lưới y tế phát triển toàn diện.
Nghệ An có số dân gần 3 triệu người đứng thứ tư trong cả nước, trong đó trên
1,8 triệu người trong độ tuổi lao động và hàng năm được bổ sung trên 3 vạn người;
trên 15% lao động đó được đào tạo nghề.
Cùng với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, những
năm qua, kinh tế - xã hội Nghệ An tiếp tục phát triển tương đối khá và toàn diện.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 9,7%; Cơ cấu kinh tế
có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ và
giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, đến nay, cơ cấu kinh tế của tỉnh: công nghiệp - xây
dựng chiếm 33,46%. Dịch vụ chiếm 38,08%, Nông nghiệp chiếm 28,46%. Các
chính sách xã hội được chú trọng, an ninh, trật tự được giữ vững. Năm 2010 –
2011, kinh tế tiếp tục được phục hồi và tăng trưởng với tổng sản phẩm xã hội ước


đạt trên 16.300 tỷ đồng - theo giá so sánh năm 1994 - tăng 10,4% so với năm 2009
và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất chung ước đạt 12,6%.
Cùng với kinh tế, các lĩnh vực khác như văn hoá, giáo dục, y tế, lao động thương binh và xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thông tin, thể dục thể thao, cải
cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí cũng có nhiều chuyển biến mạnh, an
sinh xã hội được thực hiện tốt, quốc phòng an ninh được đảm bảo.

Tuy đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng nhưng nhìn chung nền
kinh tế - xã hội ở Nghệ An vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, so với cả nước, Nghệ
An vẫn là một tỉnh nghèo, kém phát triển. Tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp và
chưa ổn định. Quy mô sản xuất nhỏ bé, kết cấu hạ tầng còn lạc hậu, trình độ dân trí
vẫn còn thấp, chưa đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Chất lượng đời sống và mức
hưởng thụ văn hóa của một bộ phận dân cư, đặc biệt là ở các vùng miền núi nhất là
vùng sâu, vùng xa vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Năm 2012 – Năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Tỉnh đảng bộ lần thứ
XVII; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Kỳ họp mới đây HĐND tỉnh
đã thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 với các chỉ tiêu
chủ yếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 11 - 12%; giá trị sản xuất nông
lâm ngư nghiệp tăng 3,5 - 4,0%, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 18 19%; cơ cấu kinh tế nông lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 26%, công nghiệp - xây
dựng khoảng 36%, dịch vụ 38%. Các chỉ tiêu xã hội, chỉ tiêu về môi trường đều
cao hơn năm trước.
Để hoàn thành các chỉ tiêu đó phải thực hiện các giải pháp cụ thể nhưng tựu
trung lại, trước hết UBND tỉnh phải rà soát, bổ sung quy hoạch, các chính sách, các
chương trình dự án. Trong đó các ngành, các cấp phải chỉ đạo, phân công cụ thể
hoá các nhiệm vụ và phải tổ chức thực hiện quyết liệt ngay từ đầu năm, đảm bảo
cho được tốc độ phát triển.


Mặt khác, chúng ta phải thực hiện tốt an sinh xã hội, đẩy mạnh phát triển
trên các lĩnh vực văn hoá xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy
mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Tập trung đẩy mạnh cải cách hành
chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, giải quyết thấu đáo đơn thư
khiếu nại tố cáo; tăng cường quốc phòng an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội;
nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý Nhà nước.
Để thực hiện tốt những mục tiêu nhiệm vụ trên, đòi hỏi Đài PT – TH Nghệ
An phải không ngừng tự đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình, đầu tư trang
thiết bị, nâng cao năng suất, mở rộng diện tích phủ sóng để thực hiện tốt nhiệm vụ

chính trị mà Đảng bộ và nhân dân địa phương giao phó. Với những ưu thế của
mình, đài PT – TH Nghệ An không chỉ là công cụ quan trọng trên mặt trận tư
tưởng văn hóa, góp phần hình thành, hướng dẫn dư luận xã hội tích cực, tạo không
khí dân chủ, cởi mở trong xã hội mà còn là một nhu cầu không thể thiếu được đối
với đông đảo quần chúng nhân dân địa phương nhằm góp phần nâng cao dân trí,
trình độ nhận thức, mức hưởng thụ các giá trị văn hóa nghệ thuật của nhân dân
trong tỉnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ quê hương.
2. Đặc điểm hoạt động nghiệp vụ của Đài phát thanh – truyền hình Nghệ An
55 năm qua, kể từ khi tiếng nói “ Đây là Đài phát thanh Nghệ An” chính
thức ngân lên trên bầu trời quê hướng xứ Nghệ, ngành báo chí phát thanh – truyền
hình của tỉnh đã không ngừng phát triển.
Qua chặng đường phát triển, ngành Phát thanh truyền hình Nghệ An đã trải
qua những dấu mốc quan trọng:
Ngày 7-9-1956: Đài Truyền thanh Nghệ An ra đời với thiết bị còn rất thô sơ: Hai
máy TA 600W, 01 máy ghi âm MAG8, 01 máy thu thanh, hai máy phát điện
10KVA và 27km đường dây truyền thanh.
Ngày 19-3-1973: Sau một thời gian sáp nhập với Ty thông tin Nghệ An, Đài
Truyền thanh Nghệ An được thành lập trở lại.


Tháng 5 - 1974: Đài tăng cường thêm máy FM với công suất 100W phát trên cột
ăng ten đã đánh dấu sự chuyển đổi từ Truyền thanh sang phát thanh.
Tháng 1-1976: Hợp nhất hai Đài Truyền thanh Nghệ An và Hà Tĩnh thành Đài
Truyền thanh Nghệ Tĩnh. Đài được bổ sung thêm 01 máy phát sóng trung 1KW, 01
máy phát sóng ngắn 2,4KW và cột ăng ten 102m.
Ngày 3-2-1977: Sau khi Đài Truyền hình Vinh (trực thuộc TW) được trang bị đầy
đủ, buổi phát sóng truyền hình đen trắng đầu tiên được phát ra. Tháng 3-1988: Đài
Truyền hình Vinh được chuyển giao cho tỉnh Nghệ Tĩnh.
Ngày 19-5-1990: Đài Truyền hình Vinh được trang bị máy phát hình màu Zôna
5KW và cột ăng ten cao 76m, đánh dấu bước trưởng thành của Vô tuyến truyền

hình Nghệ Tĩnh.
Năm 1991: Thiết bị thu phát trực tiếp TVRO được lắp đặt đã chấm dứt thời kỳ
nhận chương trình của Đài TW qua bưu chính, góp phần nâng cao thời lượng, chất
lượng cho các chương trình PT-TH.
Tháng 9-1991: Sau 15 năm hợp tỉnh Đài PTTH Nghệ Tĩnh chia tách thành 02 Đài
PT- TH Nghệ An – PT-TH Hà Tĩnh.
Ngày 19-5-1995: Chương trình của Đài THVN và Truyền hình Nghệ An được
phát qua máy phát hình quốc gia Thomson 5KW.
01/1/2004: Đài PT-TH Nghệ An chính thức lấy năm 2004 làm năm Phát thanh
Nghệ An, mở ra một bước phát triển mới cho Phát thanh Nghệ An, Truyền thanh
huyện và Đài TTCS trrong toàn tỉnh.
Tháng 12- 2003 đến 9 -2004: Đài PTTH Nghệ An thực hiện dự án ODA - Đan
Mạch đầu tư “Hệ thống sản xuất chương trình truyền hình kỹ thuật số” với các
trang thiết bị hiện đại. Chính thức đưa vào sử dụng ngày 1/10/2004, từ đây, PT-TH
Nghệ An có điều kiện tăng thời lượng phát sóng và sản xuất thêm nhiều chương
trình mới, hấp dẫn.


Tháng 5/2006: Chương trình Thời sự Phát thanh hàng ngày (buổi trưa) bắt đầu
được thực hiện phát thẳng trực tiếp.
Ngày 21-1-2009: Truyền hình Nghệ An được phát trên vệ tinh Vinasát 1.
Ngày 15-4-2009: Chương trình thời sự Truyền hình Nghệ An (NTV) buổi trưa từ
11h30-12h00 chính thức được sản xuất phát thẳng trực tiếp.
Ngày 1-9-2009: Cả hai bản tin thời sự Truyền hình (NTV) chính trong ngày đều
được sản xuất phát thẳng trực tiếp. Năm 2009: Đài PT-TH Nghệ An thực hiện kỷ
lục 229 cuộc Truyền hình trực tiếp.
Ngày 5-2-2010: Phát thanh Nghệ An được phát trên Vệ tinh Vinasát 1. Ngày 21-62010: Trang thông tin điện tử PTTH Nghệ An chính thức hoạt động.
Trải qua một quá trình phát triển, đến nay về cơ cấu tổ chức bộ máy, Đài PT
– TH Nghệ An có 33 đơn vị trực thuộc. Toàn tỉnh có 19 đài TT – TH Huyện,
thành, thị, có 368 Đài TT cơ sở, 44 đài trạm phát lại truyền hình, 34 Đài trạm phát

thanh truyền hình. Bên cạnh đó, có 15 Trạm phát lại PT – TH ở các huyện miền
núi, vùng cao và 01 trạm tiếp phát chương trình của Đài tiếng nói Việt Nam. Trong
Đài có 515 cán bộ viên chức, lao động. Trình độ chuyên môn trên đại học là 12
người, Đại học, cao đẳng và trên đại học chiếm 88%.
Đài PT – TH Nghệ An được tổ chức thành 13 phòng chuyên môn
+ Phòng kỹ thuật phát thanh
+ Phòng kỹ thuật truyền hình
+ Phòng tổ chức hành chính “ đoàn kết – tận tụy – phục vụ tốt”
+ Phòng kế hoạch – tài vụ - vật tư thiết bị “ tự chủ về lao động và tài chính,
sức bật mới đưa sự nghiệp PT – TH Nghệ An phát triển”
+ Phòng thông tin – quảng cáo – dịch vụ “ nhanh nhất, hiệu quả nhất, giá cả
hợp lí nhất”
+ Phòng thời sự truyền hình “ chương trình thời sự TH ngày càng gần gũi và
thu hút khán giả nhiều hơn”


+ Phòng thời sự phát thanh “ với sự phát triển và đổi mới của tờ báo phát
thanh nghệ an.
+ Phòng chuyên đề “ đoàn kết, sáng tạo, chuyên sâu”
+ Phòng văn nghệ “ tiên phong vượt lên mọi thử thách”
+ Phòng tiếng dân tộc “ góp câu chuyện chương trình tiếng dân tộc”
+ Phòng tuyên truyền pháp luật – cải cách hành chính – hộp thư truyền hình
“ cố gắng vì niềm tin yêu và mong đợi của người dân”
+ Phòng thư kí biên tập “ nỗ lực hơn vì một NTV hay hơn, hấp dẫn hơn”
+ Phòng quản lý cấp huyện “ lặng thầm góp vào sự phát triển của ngành”.
Kêt cấu chương trình của Đài bao gồm:
-

Chương trình thời sự


-

Chương trình chuyên đề

-

Chương trình phim truyện

Ngày 21/1/2009, chương trình truyền hình Nghệ An chính thức được phát
sóng qua vệ tinh VINASAT – 1 phủ sóng cả nước và khu vực thông qua hệ thống
kỹ thuật số - VTC và tháng 2/2010 Chương trình phát thanh Nghệ An cũng phát
sóng qua vệ tinh, đánh dấu một bước phát triển vượt bậc, bước ngoặt lịch sử trong
truyền dẫn phát sóng cũng như quảng bá sâu rộng nội dung chương trình của một
Đài PT – TH địa phương.
Hiện nay, tổng thời lượng chương trình phát thanh Nghệ An tự sản xuất, phát
sóng 11h30’/ ngày/ tổng thời lượng phát sóng 20h/ngày. Chương trình truyền hình
Nghệ An tự sản xuất đạt 12h/ngày trên tổng thời lượng truyền hình ( NTV) 20h/
ngày.
3. Khảo sát chương trình thời sự truyền hình trên sóng đài PT – TH Nghệ An.
3.1. Về nội dung chương trình
3.1.1 Cách lựa chọn đề tài


Đề tài là “ Phạm vi đời sống hiện thực được phản ánh vào tác phẩm báo chí.
Đề tài là sự kiện hay vấn đề mà nhà báo hướng tới, nhận thức và phản ánh vào tác
phẩm. Đề tài có vài trò rất quan trọng trong mỗi tác phẩm báo chí. Mỗi cơ quán
báo chí, mỗi địa phương có sự phản ánh đề tài rất năng động và phong phú tùy theo
quan điểm của cơ quan báo chí, phạm vi, thời lượng của thông tin. Nhưng trong
nhiều trường hợp, phạm vi đề tài thương rộng hơn, báo quát được tất cả các lĩnh
vực trong đời sống.

Chương trình thời sự truyền hình của Đài Nghệ An sỡ dĩ được công chúng
đón nhận vì đề tài được phản ánh trong chương trình rất đa dạng. Các lĩnh vực
được phán ánh trong các chương trình thời sự của Đài rất phong phú bao quát mọi
mặt của đời sống xã hội.
* Tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước.
Quán triệt sâu sắc những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, bám sát thực tiễn sôi động của cuộc sống, chương trình thời sự của Đài
PT – TH Nghệ An tuyên truyền nhanh chóng, kịp thời, rộng rãi, có hiệu quả các
chủ trương của Đảng, Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân. Các chương trình thời
sự của Đài đã tập trung tuyên truyền đường lối kinh tế nhiều thành phần, phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chương trình thời sự của
Đài đã tuyên truyền về việc phát huy mọi nguồn lực để phát triển lực lượng sản
xuất, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng với đảm bảo công bằng xã hội. Bên cạnh
đó, chương trình giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào
dân tộc, động viên mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh thực hiện tốt các chủ trương
nghị quyết của Đảng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật
tự an toàn xã hội..
Các tin, bài trong chương trình đã bám sát định hướng của Đài, thực hiện
nhiệm vụ chính trị của một tờ báo nói ở địa phương, là cầu nối giữa Đảng và nhân


dân như: UBND tỉnh nghe và cho ý kiến các tờ trình về chính sách đối với cán bộ
hoạt động lĩnh vực văn hóa – xã hội ( chương trình thời sự ngày 9/3). Hay như:
phóng sự “ Quỳnh Lưu làm giàu từ nghề dịch vụ thu mua hải sản” ( chương trình
thời sự ngày 9/3), phóng sự đã cho thấy được cách thức làm giàu của người dân
Quỳnh lưu dưới sự chỉ đạo của các cấp.
* Phản ánh các hoạt động trong tỉnh trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn
hóa xã hội, an ninh quốc phòng
Chương trình thời sự truyền hình của Đài PT – TH Nghệ An đã phản ánh

khá đầy đủ và bao quát các hoạt động diễn ra trên địa bàn tỉnh trong các lĩnh vực.
Kinh tế
Các tin bài trong chương trình đã phản ánh khá toàn diện các mặt trong đời
sống kinh tế, từ kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đến công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, công tác xúc tiến đầu tư thương mại, dịch vụ du lịch, tài chính tín
dụng, kinh tế đối ngoại…Trong đó, nông nghiệp luôn là mặt được chú trọng tập
trung phản ánh. Tin, bài về kinh tế nông nghiệp, nông thôn xuất hiện với mật độ
dày trong chương trình.: Quỳnh lưu: tập trung chăm sóc lúa xuân” (chương trình
thời sự trưa ngày 7/3/12), “ Dồn điền đổi thửa – bước đột phá trong xây dựng
nông thôn mới ở TX Thái Hòa” ( Chương trình thời sự trưa ngày 9/3/12), “ Nam
Đàn: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo chương mục tiêu quốc gia xây dựng Nông
thôn mới”( chương trình thời sự trưa ngày 3/3/12), “ Tương Dương: những
chuyển biến bước đầu về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới” ( Chương trình thời sự tối ngày 29/2), “ Xã Tri Lễ huyện Quế Phong
phát triển kinh tế từ trồng chanh leo” ( chương trình thời sự tối ngày 29/2), “ Hiệu
quả bước đầu từ mô hình trông cây cỏ ngọt ở Hưng Nguyên”( chương trình thời
sự tối ngày 25/2)
Văn hóa xã hội


Các thông tin về văn hóa xã hội được phản ánh trong chương trình bao gồm
thông tin về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, hoạt động văn hóa thông tin,
thể dục thể thao, y tế, dân số, gia đình và trẻ em, công tác giải quyết việc làm, xóa
đói giảm nghèo và thực hiện chính sách xã hội. Những thông tin đó được phản ánh
trong các chương trình thời sự hàng ngày trong tuần. Một số ví dụ về mảng đề tài
văn hóa xã hội được phản ánh trong chương trình như: “ Làng Thọ Xuân – Cát
Văn đón nhận đơn vị văn hóa” ( chương trình thời sự tối ngày 26/2), “ Bệnh viên
đa khoa thành phố Vinh ứng dụng kỹ thuật cao vào chẩn đoán và điều trị” (
chương trình thời sự tối ngày 23/2), “ Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khám, chữa bệnh” ( chương trình thời sự

ngày 27/2) “ Quân khu 4 : hội thao bóng chuyền, cầu lông chào mừng ngày 8/3”
( chương trình thời sự ngày 8/3), Tin “ triển khai công tác giảm nghèo cho 42 xã
trong năm 2012”( chương trình ngày 27/3)
An ninh quốc phòng
Chương trình đã đưa tin, phản ánh về tình hình trật tự an ninh trong tỉnh, về
công tác chiến đấu, tuần tra, kiểm tra mốc biên giới, vùng biển cũng như công tác
dân vận, xây dựng cở sở, đặc biệt là các cơ sở yếu, các xã vùng biên giới, vùng
biển, vùng công giáo. Chương trình cũng thường xuyên phản ánh công tác giáo
dục quốc phòng cho các trường cao đẳng, trung học – chuyên nghiệp, dạy nghề,
các trường phổ thông trung học trong tỉnh và đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục
quốc phòng cho toàn dân. Các bài viết như “ Cục CSGT đường bộ đường sắt triển
khai kế hoạch tuần tra kiểm soát vi phạm an toàn giao thồn trên quốc lô 1A”
( chương trình ngày 9/3), “ Xét xử sơ thẩm 2 bị cáo về tội tuyền truyền chống Nhà
nước” ( chương trình ngày 7/3), phóng sự “ Đồn biên phòng 152 với công tác an
toàn làm chủ trên biển” ( chương trình ngày 3/3) ….đã giúp nhân dân nắm bắt kịp
thời về tình hình an ninh trật tự trong tỉnh, góp phần nâng cao ý thực giữ gìn trật tự
trong toàn dân.


* Tập trung tuyên truyền về những ngày kỉ niệm lớn, những sự kiện
trọng đại của đất nước, quê hương, các phong trào hoạt động cách mạng.
Trong thời gian gần đây, ngoài việc chuyển tải các sự kiện chính trị trọng
đại của đất nước, chương trình đã trực tiếp cung cấp tới người dân các sự kiện
quan trọng trong tỉnh như tin“ Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Văn Hằng tiếp và
làm việc với Đại sứ Thái Lan” ( chương trình ngày 28/2), tin “ Tỉnh ủy bàn và
quyết định địa điểm xây dựng đài liệt sỹ tỉnh Nghệ An” (chương trình ngày 24/2)
Trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4/ 2012, chương trình cũng đã tập
trung phản ánh những ngày kỉ niệm lớn của đất nước. Tháng 2 là những tin, bài
nhằm kỉ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2 như phóng sự “ Bệnh viện hữu nghị
đa khoa Nghệ An ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khám, chữa bệnh; Bác

sỹ trẻ Vừ Y Xừ tận tụy với người bệnh, ( chương trình ngày 27/2), phóng sự “
Những thầy thuốc tận tâm ở bệnh viện lao bệnh phổi Nghệ An”; tin “ Trường Đại
học y khoa Vinh đón nhận huân chương lao động hạng nhì” ; tin “ gặp mặt câu
lạc bộ thầy thuốc trẻ tỉnh” ( chương trình tối ngày 25/2). Còn tháng 3 là những tin,
bài kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 như phóng sự “ Đón nhận ngày 8/3 của phụ
nữ nông thôn Diễn Châu”; tin “ Lãnh đạo tỉnh chúc mừng ngày Quốc tế phụ nữ
8/3”; phóng sự “ Nghị lực của người mẹ mang căn bệnh hiểm nghèo”( chương
trình ngày 8/3).. Bên cạnh đó, tháng 3 còn là tháng của những hoạt động Đoàn
viên thanh niên như tin “ Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Đoàn TNCSHCM nhân dịp kỉ
niệm 81 năm ngày thành lập đoàn”; phóng sự “ Qùy Châu Đoàn viên thành niên
với các hoạt động hướng về cơ sở”; phóng sự “ Nguyễn Việt Hưng gương mặt trẻ
Nghệ An tiêu biểu năm 2011”( chương trình ngày 26/3)
Các tin bài trong chương trình đã bám sát được các sự kiện trọng đại, những
ngày lễ lớn của đất nước, đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền của tỉnh cũng như
nhu cầu của công chúng


* Phản ánh gương người tốt việc tốt, những nhân tố mới, điển hình tiến
tiến và tham gia đấu tranh chống tiêu cực.
Để tăng cường hiệu quả tuyên truyền, sâu sát với thực tiễn cuộc sống đa
dạng, phong phú đang diễn ra ở các địa phương, nhất là khi những cái xấu, lạc hậu
vẫn cứ len lỏi. Trước tình hình đó, chương trình đã tập trung khai thác những điển
hình tốt, nhân tố mới, qua đó khẳng định vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn diện của
Đảng. Đó là việc phát hiện, cổ vũ các tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, các gương
sách đảng viên, biểu dương kịp thời những cách làm hay, những kinh nghiệm chỉ
đạo có hiệu quả của mỗi địa phương đơn vị để các nơi khác nghiên cứu, rút kinh
nghiệm học tập để nhân rộng phong trào. Khi tuyên truyền về các nhân tố mới,
điển hình tiên tiến, chương trình thời sự truyền hình luôn tuân thủ các nguyên tắc:
Những nhân tố điển hình cả tập thể và cá nhân phải kiên định với lập trường quan
điểm của Đảng, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước..

Đặc trưng cơ bản của báo chí nói chung và chương trình thời sự nói riêng là
phải đảm bảo tính chân thật. Chính vì vậy, khi tuyên truyền, phản ánh về các nhân
tố, điển hình mới, tính chân thật phải được đưa lên hàng đầu. Chương trình đã có
hàng trăm tin, bài viết, phóng sự đề cập đến các nhân tố mới trên mọi lĩnh vực
kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng.. như: phóng sự “ Xã Tri Lễ huyện
Quế Phong phát triển kinh tế từ nghề trồng chanh leo”( chương trình ngày 29/2),
phóng sự “ Bác sỹ Cao Văn Tường – thầy thuốc ưu tú” ( chương trình ngày 26/2),
ghi nhanh “ Công ty TNHHMTV Hải Châu khẳng định thương hiệu trên lĩnh vực
công nghiệp đóng tàu Việt Nam”( chương trình ngày 23/2), phóng sự “ Mô hình
nuôi giun cao sản mang lại hiệu quả kinh tế cao của CCB Nam Đàn”( chương
trình ngày 20/2)
Bên cạnh việc tập trung tuyên truyền những nhân tố mới, điển hình tiên tiến,
chương trình thời sự truyền hình đã tập trung đấu tranh chống tham nhũng, tiêu
cực, buôn lậu và các tệ nạn xã hội khác.


Có thể nói, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trên các lĩnh vực trong
công cuộc đổi mới, hiện nay trong đời sống xã hội cũng đã xuất hiện không ít các
hiện tượng tiêu cực. Đó là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tệ
quan lieu tham nhũng. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, chương trình thời sự đã
tích cực điều tra, phát hiện đưa ra trước công luận các vụ việc tiêu cực ở các
ngành, địa phương, đơn vị được đông đảo công chúng đồng tình ủng hộ như tin “
CANA điều tra vụ lừa đảo 3,7 tỷ đồng”( chương trình ngày 11/2), phóng sự “ Bạo
hành trẻ em ở trường mầm non Hoàng Thị Loan” ( chương trình ngày 16/3), tin “
CANA bắt vụ vận chuyển 100 kg pháo” ( chương trình ngày 13/3), phóng sự “
Những vi phạm của linh mục Trần Văn Phúc Gíao xứ Ngọc Long – xã Công
Thành – huyện Yên Thành” ( chương trình ngày 14/3), tin “ Xét xử sơ thẩm 2 bị
cáo về tội tuyên truyền chống Nhà nước”( chương trình ngày 7/3)
* Giới thiệu về đặc trưng văn hóa vùng miền
Suy đến cùng, hai vấn đề quan trọng nhất của một quốc gia là nền kinh tế và

văn hóa. Không ai phủ nhận chỗ đứng của văn hóa trong đời sống tinh thần của
người dân. Đảng đã khẳng định : “ Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là
mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”. Nhận thức được
điều đó, chương trình đã chú trọng giới thiệu về văn hóa của địa phương mình,
giúp người xem hiểu thêm về các giá trị trong đời sống tinh thần. Việc ghi lại và
giới thiệu nền văn hóa độc đáo của mỗi vùng miền trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ là
bước đầu tiên thiết lập tình cảm, lòng yêu xứ nghệ thân thương của mỗi người.
Chương trình đã có nhiểu bài viết ấn tượng về văn hóa như..phóng sự “ Tưng
bừng lễ hội cầu ngư ở Quỷnh Lưu”( chương trình ngày 6/2), tin “ Tổ chức thành
công lễ hội Đền Bạch Mã” ( chương trình ngày 3/3), phóng sự “ Nét đẹp lễ hội
đầu năm tại Quỷnh Lưu”( chương trình ngày 15/2), phóng sự “ Lễ đua thuyền
truyền thống đến Qủa Sơn” ( chương trình ngày 11/2)
* Tổng hợp tin trong nước và quốc tế


Ngoài nhiệm vụ cung cấp thông tin các hoạt động diễn ra trong tỉnh, chương
trình thời sự truyền hình của Đài PT – TH Nghệ An còn thực hiện tổng hợp các tin
trong nước và bản tin quốc tế vào chương trình thời sự cuối ngày nhằm giúp nhân
dân trong tỉnh nắm bắt được tình hình thời sự trong cả nước và thế giới. Những
thông tin chính yếu sẽ được các biên tập viên chọn lọc, khai thác trên Internet và
đưa vào chương trình nhằm cung cấp và chuyển tải thông tin tới công chúng.
Tại phòng thời sự của Đài PT – TH Nghệ An , các phóng viên được phân
công theo dõi từng ngành, từng lĩnh vực. Vì thế, phóng viên theo dõi ngành nào,
địa bàn nào thì phóng viên đó phải bám sát, nắm chắc tình hình diễn biến, nhanh
nhạy phát hiện khai thác đề tài hay về những nhân tố điển hình, về cách làm mới
hoặc các lĩnh vực trên địa bàn đó. Chính vì vậy, những vấn đề bức xúc mà dư luận
quan tâm đều được phát hiện và phản ánh kịp thời. Mặc dù, Nghệ An là một tỉnh
có kinh tế nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng nhưng không phải vì thế mà số
lượng tin nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhiều hơn các lĩnh vực khác. Qua một thời gian
khảo sát từ tháng 2/ 2012 đến cuối tháng 4/2012, số lượng các chương trình thời sự

truyền hình mà Đài PT – TH Nghệ An đã phát sóng là 360 chương trình. Tỷ lệ các
tin phản ánh theo các lĩnh vực như sau:
Lĩnh vực
- Chính trị
- Kinh tế
- Văn hóa, giáo dục, y tế
- An ninh quốc phòng
- Các lĩnh vực khác

Tỷ lệ %
25
30
25
15
5

3.1.2 Cách xử lý thông tin
Lựa chọn đề tài cho chương trình thời sự truyền hình rất quan trọng và khó
khăn nhưng khi đã xác định được đề tài thì một vấn đề không kém phần khó khăn
đó là xử lí thông tin, đề tài đã lựa chọn. Có những đề tài hay, nóng nhưng nếu cách
xử lý chọn góc độ, cách thể hiện không linh hoạt có thể sẽ trở nên thiếu hấp dẫn và


kém hiệu quả. Việc xử lý thông tin một phần phụ thuộc vào sự định hướng của
lãnh đạo nhưng phần lớn phụ thuộc vào khả năng phân tích, tác nghiệp của mỗi
phóng viên. Việc xử lý thông tin cho chương trình thời sự truyền hình có thể xem
xét ở góc độ thông tin đó có đảm bào tính thời sự cập nhật hay không? Có đúng
thời điểm? Tính chính xác và khả năng định hướng thông tin.
Có nhiều tiêu chí để đánh giá chất lượng của một chương trình Thời sự.
Song tóm lại, chương trình nào đem đến cho công chúng nhiều thông tin bổ ích

nhất, thì đó là một chương trình tốt. Qua đây, có thể thấy vấn đề xử lý thông tin
của phóng viên có vai trò quyết định đến chất lượng của một chương trình thời sự
truyền hình.
Vấn đề đặt ra ở đây thông tin như thế nào là bổ ích? Trong thời đại bùng nổ
thông tin như hiện nay( nhiều người còn nói là loạn thông tin), thì định hướng
thông tin cho dư luận là một việc làm hết sức cần thiết đặc biệt là trong các chương
trình thời sự của Đài.
Thông tin, về bản chất là những sự việc, hiện tượng, những vấn đề mới xuất
hiện, hoặc mới được phát hiện trong cuộc sống. Bản thân nó không mang tính giai
cấp. Thế nhưng, thông tin lại phụ thuộc vào thế giới quan của người đưa tin, vào
chính kĩ năng xử lý thông tin của người phóng viên. Bởi vậy, một thông tin khi
phát đi, luôn có tính định hướng.
Với những người làm báo Việt Nam nói chung và những người làm báo ở
Đài PT – TH Nghệ An nói riêng, tính định hướng thông tin chính là tính định
hướng của thế giới quan Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, là dựa trên quan
điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, của giai cấp công nhân và đại diện cho lợi
ích của cả dân tộc. Nếu đi chệch ra khỏi đường ray đỡ, thì thông tin sẽ trở nên phản
tác dụng, thậm chí là có hại.
Thời gian gần đây, trên nhiều tờ báo đang ngầm có một sự cạnh tranh trong
việc đưa thông tin tới bạn đọc. Trong bối cảnh đó, chương trình thời sự của Đài PT


– TH Nghệ An càng phải thể hiện rõ vai trò, chức năng của mình là tiếng nói của
cấp ủy đảng, chính quyền, của các đoàn thể và là diễn đàn của nhân dân.
Chương trình thời sự của Đài PT – TH Nghệ An luôn thông tin nhanh nhạy
nhưng luôn đảm bảo sự trung thực, chính xác. Đặc biệt, phóng viên của Đài luôn
xác định được tiêu chí cho từng chương trình. Lâu nay, hai tiêu chí được xem là
yêu cầu đầu tiên của chương trình thời sự của Đài là tính quan trọng và quan
tâm. Hai tiêu chí này luôn được các phóng viên của Đài vận dụng trong quá trình
xử lí thông tin.

Một chương trình thời sự hay, hấp dẫn, phải hàm chứa cả hai yếu tố đó.
Quan trọng ở đây là những sự kiện, những thông tin mang tính chính trị, tính định
hướng cao như là hoạt động của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, những chủ trương,
chính sách lớn ở tầm vĩ mô, có tác động và liên quan nhiều đến các tầng lớp xã hội.
Còn quan tâm là những sự kiện, vấn đề nóng hổi vừa mới xảy ra, là hơi thở của
cuộc sống được cập nhật một cách sinh động và chân thực trong các chương trình
thời sự.
Hiện nay, Đài PT – TH Nghệ An một ngày có tới 4 chương trình thời sự
phát sóng ( chương trình thời sự buổi sáng, buổi trưa, buổi tối và chương trình cuối
ngày). Vì thế, thông tin luôn được cập nhập một cách thường xuyên, phóng viên đi
làm về tin được đưa luôn trong ngày. Cho nên, tin tức luôn nóng hổi và mang tính
cập nhật đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng.
Ví dụ, ngày 9/3/2012 tại Nghệ An diễn ra lễ Bế mạc Hội khỏe Phù Đổng
Tỉnh lần thứ 15. Trong bản tin buổi trưa: phóng viên đã đưa một tin ngắn với nội
dung là thông báo vắn tắt về lễ bễ mạc Hội thi với sự tham gia của bao nhiêu đại
biểu, bao nhiêu thí sinh, tổng số phần thưởng… Còn trong chương trình thời sự tối,
phóng viên đã thực hiện một phóng sự ngắn với nội dung nhìn lại chặng đường
cuộc thi Hội khỏe Phù Đổng. Phóng sự đã đem đến cho người xem một cái nhìn
khái quát nhưng không kém phần cụ thể về Hội thi..


Việc xử lí để có thông tin nhanh chóng trong chương trình thời sự truyền
hình của Đài PT – TH Nghệ An luôn được quan tâm. Thông tin nhanh nhưng luôn
đảm bảo độ liên kết giúp người dân hiểu sâu về sự kiện, vấn đề đang diễn ra. Ngoài
ra, thông tin không chỉ nhanh mà còn cần phải nhạy bén, chính xác.
3.2 Về hình thức thể hiện
3.2.1 Thể loại
Các thể loại được sử dụng trong chương trình chủ yếu là tin, phóng sự ( bao
gồm: phóng sự ngắn và phóng sự điều tra), ghi nhanh và một số bài phỏng vấn.
+ Tin

Tin là một thể loại quan trọng trong chương trình thời sự. Nó được dùng để
thông báo ngắn gọn bằng hình ảnh và âm thanh những sự kiện mới, có ý nghĩa xã
hội, giúp công chúng biết được một cách nhanh nhất, sinh động nhất về diện mạo
của sự kiện ấy.
Tin là thể loại được dùng nhiều nhất trong chương trình. Trung bình mỗi
chương trình có từ 4 – 6 tin, với thời lượng 3- 8p. Hầu hết, các tin trong chương
trình có thời lượng từ 1 – 2p, chủ yếu là tin sâu, tin tổng hợp. Mỗi tuần chương
trình sử dụng trên dưới 100 tin bao quát trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống
như: kinh tế, chính trị, văn hóa – giáo dục, an ninh quốc phòng. Tin được coi là thể
loại mũi nhọn của chương trình thời sự vì khả năng “ tác chiến” nhanh nhạy, kịp
thời. Ngày nay với nhịp sống hiện đại, nhu cầu tiếp nhận thông tin nhanh và ngắn
gọn, dễ hiểu càng làm tăng vị trí của tin trong chương trình thời sự.
Với thế mạnh ngắn gọn, khả năng thông tin về tình hình thời sự nhanh
chóng, cập nhật. Tin không chỉ có vai trò trong đời sống xã hội mà còn có vị trí
quan trọng trong hệ thống thể loại. Tin là nguồn cung cấp tài liệu, đề tài phong
phú cho các thể loại báo chí khác.
Qua khảo sát cho thấy, số lượng tin sử dụng trong chương trình thời sự
chiếm một tỷ lệ lớn. Sau đây là bảng thống kê cụ thể trong từng tháng:


Tháng
Tổng số tin

Tháng 2
493 tin

Tháng 3
580 tin

Tháng 4

500 tin

+ Phóng sự
Phóng sự ngắn cũng là một thể loại được sử dụng nhiều trong các chương
trình thời sự. Cùng với tin, phóng sự ngắn chính là thể loại mũi nhọn trong chương
trình. Mỗi chương trình thời sự có đến 4 – 5 phóng sự ngắn. Là bức tranh toàn
cảnh, vừa khái quát vừa cụ thể, chi tiết về những sự thật chứa đựng mâu thuẫn,
vấn đề cần giải quyết, câu hỏi cần được trả lời với sự xuất hiện của các nhân
chứng, phóng sự ngắn luôn là thể loại được công chúng đón nhân.
Nếu như tin tức thời sự được coi là xương sống của Đài PT – TH Nghệ An
thì phóng sự ngắn trong chương trình thời sự chính là điểm nhấn. Trong chương
trình thời sự nếu tin tức là thông báo ngắn gọn thông tin ở điểm nút sự kiện thì
phóng sự ngắn chính là sự phản ánh một cách sâu sắc sự kiện đó giúp khán giả đáp
ứng nhu cầu hiểu sâu về sự kiện. Phóng sự được làm theo chủ đề của từng tháng.
Chính điều này khiến cho khán giả dễ theo dõi và tiếp nhận thông tin.
Qua khảo sát, có thể thấy phóng sự ngắn được sử dụng trong chương trình
thời sự chủ yếu là phóng sự sự kiện, phóng sự vấn đề, phóng sự chân dung còn
phóng sự điều tra thì rất ít khi xuất hiện. Phóng sự sự kiện xuất hiện nhiều nhất
trong các chương trình thời sự truyền hình của Đài bởi nó cung cấp cho khán giả
những thông tin nóng hổi với sự đánh giá phân tích một cách sâu sắc. Chính vì xác
định được tầm quan trọng như vậy về thể loại nên việc lựa chọn đề tài cách xử lí
thông tin trong thể loại này rất được quan tâm. Đề tài được chọn là những lĩnh
vực, vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. Cách diễn đạt ngày càng ngắn gọn, trực
tiếp, cụ thể với những dẫn chứng và lập luận sắc sảo, súc tích có tính chiến đấu
cao . Cách thực hiện này được thể hiện rõ qua các phóng sự như : “ Chậm tiến độ
dự án cải tạo nâng cấp QL 1A đoạn qua huyện Nghi Lộc; “ Vì sao người dân đến


tái định cư thủy điện Bản Vẽ bỏ về ngày càng nhiều”( 3/4/2012); “ Gian nan công
tác phòng chống ma túy trên địa bàn tình” ( ngày 1/ 4).

Cùng với tin, phóng sự ngắn được sử dụng trong chương trình thời sự cũng
chiếm số lượng lớn. Sau đây là bảng thống kế số lượng phóng sự trong chương
trình thời sự từ tháng 2 – 4.
Tháng
Tổng số phóng

Tháng 2
287 ps

Tháng 3
321 ps

Tháng 4
284 ps

sự
+ Ghi nhanh
Ghi nhanh cũng là thể loại được sử dụng trong chương trình.Nó xuất hiện
không thường xuyên như phóng sự và tin nhưng ghi nhanh cũng là một thể loại ko
thể thiếu được trong các chương trình thời sự. Số lượng thể loại ghi nhanh trong
các chương trình thời sự rất ít tầm 1 – 2 bài/ tuần nhưng nó đã để lại ấn tượng sâu
sắc trong lòng người xem như GN “ Mít tinh kỉ niệm tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ
– PCCN năm 2012” ( ngày 20/3), GN “ Thành phố Vinh ra quân giải tỏa hành
lang an toàn giao thông”( ngày 15/3)
+ Các thể loại khác
Ngoài tin, ghi nhanh và phóng sự thì chương trình thời sự truyền hình
của Đài PT – TH Nghệ An còn sử dụng một số thể loại khác như phỏng vấn, dạng
bài ý kiến. Qua khảo sát có thể thấy, các thể loại này sử dụng rất ít. Phải đến một
hai tuần mới có một bài như PV “ Điện lực Nghệ An về cắt điện giờ trái đất”
( ngày 30/3), PV “ Lãnh đạo ngành giáo dục – đào tạo về điểm mới trong thi tốt

nghiệp” ( ngày 28/3)
3.2.2 Hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình


Đặc điểm lớn nhất của loại hình báo chí truyền hình với các loại hình báo
chí khác là ngôn ngữ hình ảnh, đồng thời đó cũng là thế mạnh của loại hình báo chí
này. Khán giả tiếp nhận các sản phẩm báo chí của loại báo hình này bằng thính
giác và thị giác, nhưng trong đó thị giác chiếm vai trò chủ đạo. Do vậy, việc nâng
cao chất lượng truyền hình của Đài PT – TH Nghệ An có hiệu quả bắt đầu từ việc
nâng cao chất lượng của ngôn ngữ hình ảnh.
Hình ảnh là ngôn từ đặc biệt, đem tới cho người xem nhiều thông tin sinh
động. Nhiều tác phẩm báo chí trên các chương trình thời sự truyền hình được đánh
giá xếp loại tốt đều do phóng viên đó đã biết cách khai thác ngôn ngữ truyền hình
một cách triệt để. Một cách chia để dễ hiểu ngôn ngữ truyền hình là người ta chia
ngôn ngữ truyền hình thành 2 loại, đó là ngôn ngữ chính ngôn ( hình ảnh) và ngôn
ngữ thứ ngôn ( lời bình). Vì vậy trong quá trình triển khai sản xuất bất kì một tác
phẩm báo chí nào thì thử thách đối với mỗi phóng viên của phòng Thời sự là tìm
cách phát huy chính ngôn (hình ảnh). Bởi khán giả truyền hình chỉ cảm nhận được
và thực sự xúc động khi họ nhìn thấy, chứ không phải những gì mà họ nghe thấy.
Muốn vậy thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phóng viên biên tập và phóng viên
quay phim. Người phóng viên biên tập phải có trách nhiệm truyền đạt ý tưởng của
mình về nội dung cũng như cách thể hiện tác phẩm với phóng viên quay phim, trên
cơ sở đó phát huy tối đa trí sáng tạo của người phóng viên quay phim. Một minh
chứng cho vai trò của ngôn ngữ hình ảnh là trong những tác phẩm có giá trị đều là
những tác phẩm có hình ảnh tốt. Hay một ví dụ nữa, trong các tác phẩm gửi Đài
truyền hình Việt Nam của Đài Nghệ An gửi ngoài nội dung có vấn đề thì hình ảnh
bao giờ cũng phải có chất lượng tốt. Chúng ta biết, hình ảnh đôi khi nói lên được
bản chất của sự kiện, vấn đề mà không cần lời bình.
Tin thời lượng nhỏ( trung bình dưới 1’), làm sao trong khoảng thời gian
ngắn nhất mà phóng viên có thể chuyển tải nhiều thông tin bằng hình ảnh nhất, thì

cần phải có nhiều cảnh để chuyển tải. Vì thế, các cảnh trong tin thường ngắn, trung


bình mỗi cảnh ngắn cố định ( fix) dài 2,5 – 3’’. Vì thế trong một tin có nhiều cảnh
ngắn kết nối liên hoàn sẽ làm cho tiết tấu của tác phẩm nhanh, hình ảnh động.
Trong khí đó, thể loại phóng sự ngoài việc thông tin để công chúng biết sự
kiện gì xảy ra, còn có nhiệm vụ mô tả, diễn giải bằng hình ảnh giúp công chúng
hiểu những gì đang diễn ra, những góc khuất, tìm ra bản chất của sự kiện. Chính vì
thế, trong thể loại này luôn phải dựng lại những bức tranh sinh động, khái quát về
sự kiện. Bởi lẽ này mà dung lượng tác phẩm thường lớn với rất nhiều cảnh độ ngắn
dài đa dạng, các động tác máy phong phú. Vậy nên, tiết tấu của phóng sự nhiều khi
chậm rãi với nhiều khoảng lặng giúp người xem có thể vừa tiếp nhận thông tin,
nghiền ngẫm, thưởng thức, chiêm nghiệm sự kiện, vấn đề mà phóng viên đang đề
cập tới.
Một thời gian dài trước đây, người xem phàn nàn đưa tin hội nghị quá nhiều,
hội họp quá nhiều. Khắc phục tình trạng này, các phóng viên biên tập, chủ trương
giảm và cải tiến trong việc đưa tin hội nghị. Đây chính là khâu biên tập, lựa chọn
hình ảnh của truyền hình. Cũng giống như biên tập tin, bài phải làm sao cho câu
văn ngắn gọn, đúng ngữ pháp, thì việc biên tập hình ảnh cũng phải bảo đảm yêu
cầu đầy đủ của một câu hình ( toàn, trung, cận, đặc tả). Như vậy, để giảm bớt hình
ảnh hội nghị, các anh, chị biên tập đã chọn hình ảnh sản xuất, chuyên môn phù hợp
với nội dung hội nghị đó để xen vào. Có thể hình ảnh xen vào giữa tin hoặc đầu tin
sau phần phát thanh viên giới thiệu. Thông thường sau giới thiệu của phát thanh
viên về ý nghĩa của vấn đề cuộc họp đó, thì dùng hình ảnh phù hợp nội dung đó để
minh họa trước, còn lại hình ảnh hội nghị chỉ dùng 10 – 30’’ là vừa ( hội nghị có
tính quan trọng thì sẽ dùng hình ảnh nhiều hơn)
Trong quá trình đi tác nghiệp, các phóng viên của Đài luôn chú ý và đặc biệt
quan tâm về hình ảnh của sự kiện. Họ cố gắng nắm lấy những hình ảnh đắt giá,
chân thực, có thể làm rõ được bản chất của sự kiện, vấn đề. Các tác phẩm xuất sắc
trong từng tháng không chỉ có nội dung hay mà hình ảnh cũng có chất lượng tốt



như PS “ Long Sơn – Anh Sơn sau 2 năm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các
cấp”, PS “ Cần có biện pháp và giải quyết triệt để tranh chấp mỏ ở Qùy Hợp”, PS
“ Vì sao người dân đến tái định cư thủy điện Bản Vẽ bỏ về ngày càng nhiều”
3.2.3 Lời bình trong các chương trình
Đề cao ngôn ngữ hình ảnh không có nghĩa là hạ thấp vai trò các loại ngôn
ngữ khác. Thứ ngôn thứ nhất ( lời bình ) sẽ nâng cao chất lượng tác phẩm lên rất
nhiều lần khi được thể hiện đúng lúc, đúng chỗ, không thừa cũng không thể thiếu.
Lời bình có chức năng nâng cao giá trị hình ảnh bằng những thông tin bổ sung, và
bằng cách thể hiện chính kiến, lập luận của tác giả mà hình ảnh không thể hiện
được. Do đó khi viết lời bình phóng viên luôn dựa trên hình ảnh. Không viết thừa
những thông tin mà hình ảnh cung cấp, chỉ được phép cung cấp thêm hoặc bằng
những câu bình luận..để nâng cao giá trị hình ảnh.
Với việc khống chế thời lượng như hiện nay nên bất kì chương trình nào
trong ngày như sáng, trưa, tối, cuối ngày thì lượng tin bài đã tăng lên trong khi thời
lượng mỗi tin bài thì đã giảm đi. Thông tin hiện nay đã phong phú hơn, được viết
ngắn gọn, trình bày cô đọng, mạch lạc và hấp dẫn hơn. Phóng viên cũng đã thay
đổi, linh hoạt trong việc lựa chọn kết cấu, mô thực viết tin. Kết cấu tin được viết
theo mô thức tam giác ngược, những thông tin quan trọng được đưa lên đầu.
Những thông tin chính yếu được gói gọn trong vài ba câu đầu giúp khán giả có thể
nắm bắt được nội dung thông tin. Còn phóng sự truyền hình do đặc trưng của nó
nên ngôn từ thường mềm mại, giàu cảm xúc để miêu tả, kể lại sự kiện. Ngay từ câu
đầu tiên, lời bình của phóng sự đã được trau chuốt, gọt dũa để thu hút được sự chú
ý của khán giả truyền hình và tạo ra cho khán giả những ý muốn theo dõi tiếp. Lời
bình trong phóng sự luôn cố gắng chứa đựng những thông tin mới nhất, mạnh nhất,
bất ngờ nhất và mô tả được không khí của sự kiện. Bút pháp khi viết lời bình được
phóng viên rất quan tâm. Cách viết câu dài dòng, lê thê đã được thay thế. Câu đã
được viết ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu hơn rất nhiều.



Ví dụ như phóng sự về “ Những khó khăn trong công tác giải tỏa hành lang
giao thông tại phường Lê Mao – thành phố Vinh”. Ngay câu đầu tiên phóng viên
đã viết “Thực hiện nghị quyết của thành ủy cũng như chỉ thị của UBND thành phố
Vinh về việc tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn
thành phố, phường Lê Mao đã có chương trình hành động và triển khai nhiều giải
pháp đồng bộ để giải phóng hàng lang giao thông, vỉa hè, bảo đảm đường thông
hè thoáng, góp phần lập lại trật tự kỉ cương an toàn giao thông trên địa bàn.”.
Ngay trong phần đầu của tác phẩm, phóng viên đã thể hiện rõ mục đích và nội
dung muốn nói chứ không lan man. Câu từ ngắn gọn, dễ hiểu, hấp dẫn đi thẳng vào
vấn đề.
3.2.4 Kết cấu, bố cục chương trình
Kết cấu chính là tổ chức, mối quan hệ giữa các bộ phận của một tác phẩm
báo chí. Sự hình thành kết cấu tác phẩm báo chí bị chi phối chủ yếu bởi 2 phương
diện: các yếu tố khách quan – quy mô, tính chất của sự kiện, khả năng tiếp nhận và
khai thác nguồn tin và các yếu tố mang tính chủ quan như mục đích thông tin,
phương pháp sáng tạo, loại hình phương tiện thông tin và nhiệm vụ đặt ra với nhà
báo. Tuy nhiên vai trò chủ quan của nhà báo có ý nghĩa quyết định đối với việc
hình thành kết cấu tác phẩm. Dù kết cấu hình thành vào giai đoạn nào trong quá
trình sáng tạo tác phẩm báo chí, trong khi tiếp nhận nguồn tin hay xử lí tài liệu, khi
sử dụng các phương tiện kỹ thuật xây dựng tác phẩm, thì kết cấu phản ánh ý đồ, tài
năng và cách nhận thức của nhà báo đối với hiện thực đời sống.
Còn kết cấu của một chương trình thời sự truyền hình chính là Kết cấu là
việc tổ chức mối quan hệ giữa các bộ phận (các phần) trong một chương trình thời
sự. Các tin, các bài phóng sự, phỏng vấn, ghi nhanh trong một chương trình thời sự
nó không tồn tại độc lập mà có mối liên hệ mật thiết với nhau có tác dụng bổ trợ
cho nhau. Kết cấu của một chương trình thời sự là đặt tin tức, phóng sự, ghi nhanh
trong tính tổng thể và toàn vẹn của nó. Một kết cấu mạch lạc sẽ tăng độ chính xác,



khách quan của nội dung làm tăng khả năng thông tin, giúp công chúng dễ tiếp
nhận.
Một chương trình thời sự truyền hình hay, hấp dẫn thì phải đảm bảo tin tức
cập nhật một cách nhanh chóng, kịp thời; các phóng sự ngắn được phản ánh trong
chương trình thời sự là những sự kiện đã và đang diễn ra mà công chúng quan tâm,
giải đáp được những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Tiêu chí đầu tiên quan trọng nhất
để đánh giá kết cấu bao giờ cũng là chất lượng thông tin trong tác phẩm báo chí.
Kết cấu của một chương trình thời sự tốt khi nó có khả năng giúp công chúng tiếp
nhận các thông tin hàm chứa trong tác phẩm một cách nhanh nhất, hợp lí nhất, tạo
nên sức thuyết phục cao nhất.
Đài PT – TH Nghệ An hiện nay có 4 chương trình thời sự truyền hình mỗi
ngày. Chương trình thời sự buổi sáng phát sóng lúc 5h45( 15’) gồm những tin tức
chọn lọc từ ngày hôm qua và dự báo thời tiết trong ngày. Chương trình thời sự buổi
trưa phát sóng lúc 11h45( 25’) gồm những tin tức, hoạt động diễn ra trong ngày.
Chương trình thời sự buổi tối phát sóng lúc 19h45( 30’), gồm những tin tức xảy ra
trong ngày và những bài phân tích sâu sắc về sự kiện đó. Còn chương trình thời sự
cuối ngày( 10’) chủ yếu là các bài viết và tin tức chọn lọc từ các Đài truyền thanh
truyền hình huyện, thành thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Tùy vào khung giờ phát sóng mà kết cấu chương trình thời sự Nghệ An có
khung thời lượng khác nhau. Các kết cấu chương trình thời sự rất linh hoạt, nó phụ
thuộc vào mức độ quan trọng của thông tin đối với người tiếp nhận. Vì thế , có khi
là phóng sự trước rồi tin sau. Nhưng có những lúc thì tin tức trước rồi phóng sự.
Cách sắp xếp này nhằm định hướng tập trung cao độ sự chú ý của công chúng vào
sự kiện quan trọng. Thông thường tin về thời tiết được đặt ở cuối chương trình
nhưng để nhấn mạnh tầm quan trọng của một sự kiện nào đó thì ban biên tập đã
đảo vụ trí sắp xếp có thể đưa bản tin thời tiết lên đầu. Với cách làm này đã đảm
bảo được tính thời sự của sự kiện và đáp ứng được nhu cầu của người xem.


Nội dung chương trình thời sự bao gồm:

- Lời dẫn chương trình
- Hình hiệu chương trình
- Nội dung chương trình: ( giữa chương trình có nhạc cắt để tạo độ ngưng
nghỉ cho người xem)
Ví dụ:
1. PS: Nghệ An nhiều hoạt động hưởng ứng giờ trái đất
2. PS: Ngư dân Quỳnh Lưu: khắc phục khó khăn khi xăng dầu tăng giá.
3. PS: Sau 1 năm xảy ra vụ tai nạn lao động thảm khốc sập mỏ đá Lèn Cờ,
xã Nam Thành, huyện Yên Thành
Nhạc cắt.
4. Tặng thưởng cho các đơn vị khám phá đường dây sản xuất, tiêu thụ ma
túy dạng đá.
5. PS: Gian nan công tác phòng chống ma túy trên địa bàn tỉnh
6. PS: TX Cửa Lò hiệu quả của đề án văn hóa ứng xử trong du lịch
7. PS: Nghệ nhân Nguyễn Trọng Đồng – trọn đời câu hát dân ca
- Dự báo thời tiết
- Chào hết chương trình thời sự
Kết cấu chương trình thời sự truyền hình bao gồm 3 phần: Phần đầu bao
gồm hình hiệu chương trình, phát thanh viên giới thiệu nội dung chính; phần thứ 2
bao gồm tin tức và phóng sự thỉnh thoảng có thêm ghi nhanh và phỏng vấn; phần
cuối là dự báo thời tiết.
Phần đầu giới thiệu những nội dung chính trong chương trình thời sự
thường chiếm thời lượng tầm 1’. Trong phần đầu, phát thanh viên sẽ giới thiệu từ
4 – 5 nội dung tiêu biểu, nổi bật nhất, đây là phần rất quan trọng vì nó hướng khán
giả tập tring theo dõi chuẩn bị đón xem những thông tin mà họ quan tâm. Phần
viết lời dẫn, chọn tin giới thiệu ban đầu được ban diên tập đầu tư rất nhiều. Bởi


×