Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.47 KB, 19 trang )

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây
thiệt hại ngoài hợp đồng
Bồi thường thiệt hại là một trong những chế định có sớm nhất và
quan trọng nhất của pháp luật dân sự. Trong đời sống có rất nhiều
sự việc thực tế tranh chấp dẫn đến việc các cá nhân, tổ chức …
phải phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một
chế định quan trọng trong luật dân sự. Luật dân sự giành hẳn một
chương riêng để quy định về vấn đề này. Về mặt chủ thể điều kiện
đầu tiên để các chủ thể có thể thực hiện được trách nhiệm bồi
thường thiệt hại là phải có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Em đã chọn đề tài: “Năng lực chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp
đồng.” và trình bày một số tìm hiểu của mình cho bài tập lớn học
kì. Trong quá trình tìm hiểu và tiếp cân đề tài trên chắc hẳn em sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót mong được sư góp ý của thầy, cô
để giúp em hoàn thiện bài làm hơn.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng.
1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại quan
hệ dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp
luật qui định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.


2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân do gây thiệt
hại ngoài hợp đồng.

Quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân là


cần thiết vì: cá nhân gây thiệt hại và việc xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại thuộc về ai có ý nghĩa không những về mặt lý
luận, mà còn có ý nghĩa về mặt thực tế rất quan trọng.Việc xác
định ai là người phải bồi thường thiệt hại do cá nhân là người
thành niên hay chưa thành niên hoặc là người mất năng lực hành
vi dân sự khi họ gây thiệt hại là mục đích điều chỉnh của pháp
luật .

3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng.
Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói
chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
phát sinh khi có điều kiện sau:
- Có thiệt hại xảy ra:
Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc
xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của
cá nhân, tổ chức.
+ Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật
chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi thường, chăm sóc, phục hồi


chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại
về tính mạng, sức khoẻ.
+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi
phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị
mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
+ Thiệt hại do bị tổn thất về tinh thần. Bộ luật Dân sự quy định:
Toà án có thể buộc người xâm hại "bồi thường một khoản tiền để
bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân
thích gần gũi của nạn nhân".

Những quy định này chỉ định hướng nhưng chưa có tính định lượng
trong việc bồi thường thiệt hại. Bởi vậy, Toà án là người phải xác
định trong trường hợp nào được bồi thường, bồi thường bao nhiêu,
bồi thường cho ai...
Ví dụ: Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút
tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế,
những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của
tài sản. Đây là những thiệt hại vật chất của người bị thiệt hại.
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật:
Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là
một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều
phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực
hiện bất cứ hành vi nào "xâm phạm" đến các quyền đó. Bởi vậy,
Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thiệt hại do sức
khoẻ bị xâm phạm. Việc "xâm phạm" mà gây thiệt hại có thể là
hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả


những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước,
vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư...
- Có lỗi của người gây thiệt hại:
Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét
về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt
hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý.
Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi
của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và
mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại
xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình
có khả năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ

xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt
hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn
chặn được.
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự
nói chung. Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả
năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những
người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của
mình sẽ không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó.
Tuy nhiên, có trường hợp người gây thiệt hại có thể được giảm mức
bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả
năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ hoặc thiệt hại do lỗi cố ý
của người bị thiệt hại, thì không phải bồi thường.
- Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật:


Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại
hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Điều
này được quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự dưới dạng: "Người
nào... xâm phạm... mà gây thiệt hại... thì phải bồi thường". Ở đây
chúng ta có thể thấy hành vi đó.
Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái
pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn.
Do đó cần phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên
quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện. Từ đó mới có
thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng
trách nhiệm của người gây thiệt hại.
4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Điều 605 Bộ luật Dân sự quy định ba nguyên tắc bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng:

- Thứ nhất: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi
thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc,
phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp
pháp luật có quy đinh khác”.
Bồi thường “toàn bộ” và “kịp thời” là nguyên tắc được thể hiện
đầu tiên trong các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Nguyên tắc này đảm bảo người có hành vi gây thiệt hại phải bồi
thường tương xứng với toàn bộ thiệt hại đã gây ra và bồi thường
kịp thời, càng nhanh càng tốt để khắc phục hậu quả. Pháp luật
khuyến khích các bên đương sự tự thỏa thuận về mức bồi thường,
hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Tuy nhiên sự thỏa
thuận không trái pháp luật và đạo đức xã hội.


- Thứ hai: “Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi
thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng
kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”.
Đây là nguyên tắc thể hiện tính nhân văn của pháp luật Việt
Nam. Tuy nhiên, để giảm mức bồi thường thiệt hại thì người gây ra
thiệt hại phải thỏa mãn đủ hai điều kiện là có lỗi vô ý và thiệt hại
gây ra quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Thứ ba: “Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế
thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu
Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước cơ thẩm quyền khác thay đổi mức
bồi thường”.
Với nguyên tắc trên thì người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt
hại có thể yêu cầu thay đổi mức bồi thường khi mức bồi thường
không còn phù hợp với thực tế. Cụ thể là trong trường hợp mức bồi
thường quá thấp gây bất lợi cho người bị thiệt hại để khắc phục

hậu quả gây ra hoặc mức bồi thường quá cao làm ành hưởng lợi
ích của người gây ra thiệt hại.
Nguyên tắc trên đã dự liệu các quy định của pháp luật không
thay đổi kịp theo sự thay đổi của thực tế. Bởi pháp luật mang tính
ổn định, tuy không bất biến nhưng cũng không thể thay đổi từng
giờ, từng ngày như sự phát triển của kinh tế, xã hội.
II. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân do gây thiệt
hại ngoài hợp đồng.
1. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người đủ 18
tuổi.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách
nhiệm pháp lý và được áp dụng với tất cả các chủ thể và tùy trong


từng trường hợp cụ thể. Theo tinh thần đó Điều 606 BLDS năm
2005 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của cá nhân tùy thuộc vào độ tuổi và khả năng nhận thức của cá
nhân khi gây thiệt hại cho người khác ở ba mức độ khác nhau.
Theo đó năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đông được quy định như sau: Theo khoản 1 Điều 606 BLDS năm
2005 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự
bồi thường”.
Như vậy cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên khi gây thiệt hại cho người
khác phải tự chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình
cho thiệt hại mà mình gây ra, điểm đặc biệt ở quy định này pháp
luật không hề đề cập tới khả năng tài chính của cá nhân từ 18 tuổi
trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự này. Bởi lẽ theo quy định
của luật lao động Việt Nam thì những cá nhân từ 15 tuổi đã có khả
năng bằng sức lực của mình tạo nên những tài sản nhất đinh, và
họ có quyền tham gia vào các hợp đồng lao động, nói tóm lại họ

đã có thu nhập riêng cũng đồng nghĩa với họ có tài sản riêng. Bên
cạnh đó pháp luật còn quy định rõ ràng người thành niên là người
từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị bệnh tâm thần, không mắc các bệnh
khác mà không thể nhận thức không thể làm chủ được hành vi của
minh, tóm lại họ có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự trước
Tòa án, yếu tố này quyết định đến việc họ có khả năng tự chịu
trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng do hành vi có lỗi của họ
gây thiệt hại, và là cơ sở pháp lý để các nhà làm luật quy định về
trách nhiệm bội thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với những
người đã thành niên gây thiệt hại ngoài hợp đồng.
2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của người chưa thành
niên.


Bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra có những đặc
thù so với các trường hợp bồi thường thiệt hại khác. Đặc thù này
xuất phát từ các đặc điểm về tâm sinh lý của người chưa thành
niên, do sự phát triển chưa hoàn chỉnh về thể chất và tinh thần
nên người chưa thành niên không thể nhận thức được hoặc nhận
thức chưa đầy đủ và đúng đắn về hành vi của mình và hậu quả do
hành vi đó mang lại. Theo qui định của BLDS người chưa thành
niên dưới 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự (điều 21); người
từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự một
phần (điều 20). Vì vậy khi người chưa thành niên gây thiệt hại họ
không có lỗi hoặc có lỗi nhưng lỗi đó một phần thuộc về trách
nhiệm giáo dục, quản lý của cha mẹ, người giám hộ hoặc của nhà
trường, bệnh viện, các tổ chức khác.
Trên cơ sở xác định cá mức độ năng lực hành vi dân sự của người
chưa thành niên, BLDS qui định năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường của người chưa thành niên tại khoản 2, khoản 3 điều 606

BLDS:
“…….
2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn
cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản
của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây
thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn
thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại
thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để
bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài
sản của mình.


3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây
thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài
sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám
hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người
giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ
chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không
phải lấy tài sản của mình để bồi thường. ”
Theo khoản 2,3 điều 606 của BLDS thì trách nhiệm bồi thường của
người chưa thành niên được xác định dựa trên cơ sở hai yếu tố cơ
bản là độ tuổi tình trạng tài sản của người chưa thành niên.
a) Trong trường hợp nếu người chưa thành niên dưới 15 tuổi và
người đó còn cha mẹ thì về nguyên tắc cha mẹ phải bồi thường
toàn bộ thiệt hại và phải tham gia tố tụng dân sự với tư cách là bị
đơn. Việc pháp luật qui định cho phép cha mẹ lấy tài sản của người
chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại bồi thường không làm
thay đổi sự tư cách tố tụng của cha mẹ họ. Trường hợp người chưa
thành niên không phải liên đới cùng cah mẹ để bồi thường, đồng

thời, người chưa thành niên và cha mẹ họ không phải là đồng bị
đơn trong vụ án. Qui định như vậy nhằm đảm bảo quyền lợi của
người bị thiệt hại theo nguyên tắc: “ thiệt hại phải được bồi thường
toàn bộ và kịp thời” (điều 605), bên cạnh đó còn có ý nghĩa to lớn
trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm của người chưa thành niên,
tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác và của xã hội. Bởi lẽ về mặt khác quan thì cha mẹ là
người có trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trưởng thành,
bảo vệ và tạo mọi điều kiện cho con của mình có được một cuộc
sống tốt đẹp theo như luật hôn nhân gia đình và luật bảo vệ quyền
trẻ em, Công ước quốc tế về bảo vệ Quyền trẻ em. Không những


thế cha mẹ phải đồng thời là người có trách nhiệm giáo dục con
của mình trở thành công dân có ích cho xã hội, theo quy định tại
Điều 17 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Cha, mẹ, người
đỡ đầu phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự về
những thiệt hại do hành vi của đứa trẻ mình nuôi dạy gây ra”. Bên
cạnh đó về mặt pháp lý, cha mẹ là người Đại diện đương nhiên,
thay mặt con trong các quan hệ pháp luật dân sự (Khoản 1 Điều
141 Bộ luật Dân sự việt Nam 2005), và chịu trách nhiệm thay con
cái nếu như con cái gây ra thiệt hại và việc bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho người ở độ tuổi này trước pháp luật phải do người
đại diện đương nhiên của họ thực hiện và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về những hành vi của người được đại diện mà cụ thể ở
đây là con chưa thành niên dưới mười năm tuổi gây ra. Người chưa
thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại, về nguyên tắc cha mẹ, người
giám hộ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do người chưa thành
niên gây ra, việc cha mẹ, người giám hộ dùng tài sản của người
chưa thành niên để bồi thường chỉ là một trong những phương

thức mà pháp luật cho phép để cha me, người giám hộ của người
chưa thành niên thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
mình nhằm đảm bảo quyền lợi của bên bị thiệt hại.
b) Trường hợp người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18
tuổi gây thiệt hại. Người từ đủ mười năm đến dưới mười tám tuổi là
những người đã có khả năng tự chủ được hành vi của mình, có khả
năng điều khiển hành vi của mình, có ý thức, kiến thức về xã hội
về pháp luật nhưng còn hạn chế. Vậy nên ngoài việc họ có quyền,
có khả năng tham gia, thực hiện các giao dịch dân sự của nhằm
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, họ có thể tự mình xác lập,
giao kết những giao dịch dân sự với tư cách là một chủ thể của
giao dịch dân sự, tuy nhiên họ phải thỏa mãn được điều kiện đó là


họ phải có khả năng kinh tế để đảm bảo thực hiện giao dịch và
thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự
mà họ thực hiện trong giới hạn, phạm vi pháp luật cho phép họ
tham gia. Nhưng đối với những giao dịch có giá trị lớn liên quan
đến vấn đề chuyển quyền sở hữu, như nhà ở, quyền sử dụng đất
thì pháp luật buộc họ phải có sự đồng ý của người đại diện, người
giám hộ về việc có hay không được ký kết, tham gia giao dịch, vì
xét về mặt pháp lý thì họ là những chủ thể có năng lực hành vi dân
sự một phần. Căn cứ vào quy định của Bộ luật lao động Việt Nam
đã được sửa đổi bổ sung năm 2006 thì độ tuổi lao động là từ mười
năm tuổi. Do đó họ đã có quyền tham gia vào các hợp đồng lao
động và có tư cách tố tụng đối với những tranh chấp liên quan đến
vấn đề quan hệ lao động. Hơn nữa theo quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự Việt Nam năm 2004, thì người đủ 15 tuổi đã có năng
lực hành vi tố tụng dân sự tuy còn hạn chế nhưng họ có thể tự
mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự, tham gia với tư

cách nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trước Tòa án. Vì vậy, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trước hết thuộc về người chưa thành
niên đó, chỉ khi người chưa thành niên có tài sản nhưng không đủ
để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu, trong
trường hợp này người chưa thành niên tham gia tố tụng dân sự với
tư cách là bị đơn, còn cha mẹ, người giám hộ họ phải bồi thường
phần còn thiếu, bên cạnh với tư cách là người đại diện cho người
chưa thành niên họ còn có tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan.
3. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của người được giám hộ là
người mất năng lực hành vi dân sự.
Người mất năng lực hành vi dân sự được hiểu là người đã có năng
lực hành vi dân sự nhưng do một số nguyên nhân nào đó dẫn đến


việc họ bị mất năng lực hành vi dân sự ( có thể do họ bị tâm thần
hoặc các bệnh khác mà bộ não phát triển không bình thường nên
không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, chẳng
hạn như những người thiểu năng trí tuệ, bệnh nhân thần kinh).
Nhưng về nguyên tắc họ chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự
khi có quyết định của cơ quan giám định và quan trọng nhất là có
quyết định của Tòa án công nhận họ là người bi mất năng lực hành
vi dân sự. Khi họ gây thiệt hại thì cha mẹ trước tiên là người có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại thay con mất năng lực hành vi
gây ra. Nếu không còn cha mẹ thì người giám hộ sẽ là người chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của người được giám
hộ, nếu tài sản của người được giám hộ không đủ để bồi thường thì
người giám hộ có trách nhiệm dung tài sản củ mình để bồi thường
nốt phần còn thiếu, trừ trường hợp người giám hộ chứng minh
được mình không có lỗi trong quản lý chăm sóc thì họ không phải

dung tài sản của mình để bồi thường và đó được coi như rủi ro mà
người bị thiệt hại phải gánh chịu. Trường hợp người mất năng lực
hành vi dân sự đã có vợ hoặc chồng, có con (đã thành niên, có
năng lực hành vi dân sự) thì vợ con hoặc chồng đương nhiên là
người giám hộ theo pháp luật của người bị mất năng lực hành vi
dân sự và phải chịu trách nhiệm thay họ trước các quan hệ pháp
luật mà họ tham gia, đồng thời phải bồi thường thiệt hại thay
người bị mất năng lực hành vi dân sự theo nguyên tắc sử dụng tài
sản riêng của người bị mất năng lực hành vi dân sự trước nếu tài
sản đó không đủ để đền bù thì mới dùng đến tài sản chung của vợ
hoặc chồng, hoặc tài sản chung của cả gia đình để bồi thường, nếu
vẫn không đủ thì mới dùng tới tài sản riêng của người giám hộ khi
chứng minh họ cũng có một phần lỗi trong việc chăm sóc, giáo
dục, quản lý người được giám hộ.


4. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của người chưa thành
niên dưới 15 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự trong thời
gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác quản lý.
Khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2005 quy định: “ Người dưới 15 tuổi
trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải
bồi thường thiệt hại xảy ra”. Theo đó nhà trường quản lý học sinh
trong thời gian theo học mà học sinh dưới mười năm tuổi gây thiệt
hại ngoài hợp đồng thì nhà trường phải có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại. Bên cạnh đó nếu học sinh dưới mười năm tuổi gây thiệt
hại trong thời gian thời gian thuộc nhà trường quản lý hoặc trong
các hoạt động ngoại khóa, thăm quan, vui chơi, giải trí do nhà
trường tổ chức thì nhà trường phải bồi thường. Cũng từ đó để xác
định được đúng một cách triệt để trách nhiệm thuộc về ai trong
trường hợp học sinh theo học tại trường mà gây thiệt hại ngoài hợp

đồng thì pháp luật có quy định tại khoản 3 Điều 621 Bộ luật Dân
sự Việt Nam năm 2005 có quy định rằng nếu nhà trường chứng
minh được mình không có lỗi trong việc quản lý học sinh để họ gây
ra thiệt hại thì mặc nhiên cha mẹ hoặc người giám hộ theo pháp
luật của đối tượng này sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trong
một số trường hợp thì khoảng thời gian ngoài giờ học tại trường
hoặc thời gian từ trường về nhà hay từ nhà đến trường; khoảng
thời gian trước hoặc sau buổi học ở trường sẽ là căn cứ chứng
minh không có lỗi trong việc quản lý và trách nhiệm bồi thường
của nhà trường. Đối với người mât năng lực hành vi đang được
bệnh viện, tổ chức có nghĩa vụ quản lý mà theo yêu cầu của
những người thân thích, bệnh viện hay tổ chức có trách nhiệm trực
tiếp quản lý đã đồng ý cho người mất năng lực hành vi về thăm gia
đình. Trong khoảng thời gian đó, người mất năng lực hành vi gây
thiệt hại thì bệnh viện, tổ chức quản lý sẽ không phải chịu trách


nhiệm bồi thường. Hoặc trong trường hợp tòa án tuyên bố hủy
quyết định tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự mà ngay
tại thời điểm ấy, người đó trực tiếp gây thiệt hại thì họ tự chịu
trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình.
5. Một số trường hợp riêng biệt về năng lực bồi thường thiệt hại.
a) Năng lực bồi thường của cá nhân là người của pháp nhân.
Điều 618 BLDS qui định: “ Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do
người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp
nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu
cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản
tiền theo quy định của pháp luật.” Pháp luật không thể tự mình
thực hiện công việc được. Chính vì vậy, pháp nhân phải có những
người nhân danh pháp nhân và thực hiện công việc cho pháp

nhân. Trong nhiều trường hợp những người nhân danh pháp nhân
gây thiệt hại khi đang thực hiện công việc cho pháp nhân. Trong
trường hợp này, pháp nhân phải đứng ra bồi thường cho người bị
thiệt hại. Nếu chứng minh được người thực hiện công việc cho
pháp nhân mà có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì pháp nhân có
quyền yêu cầu người đó hoàn trả một khoản tiền cho pháp nhân.
Qua đó, đối với người của tổ chức mà gây thiệt hại trong khi thực
hiện nhiệm vụ thì pháp nhân phải trực tiếp đứng ra chịu trách
nhiệm bồi thường.
b) Năng lực bồi thường của người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự.


Người bị hạn chế năng lực là người thuộc khoản 1 điều23BLDS, đó
là người: “Người nghiện mà túy, nghiện các chất kích thích khác”.
Khi có đơn yêu cầu thì tòa án ra quyết định những người này là
những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đối với những
người bị hạn chế năng lực hành vi thì gây thiệt hại cho người khác
cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Khi có quyết định
của tòa án thì những người này từ người có đủ năng lực hành vi
dân sự sẽ trở thành người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn có khả năng nhận
thức và điều khiển hành vi của mình trong những trường hợp nhất
định. Hơn nữa, người bị mất năng lực hành vi dân sự còn vẫn phải
chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của chính mình thì người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại khi gây ra thiệt hại.
c) Năng lực bồi thường của cá nhân là người đại diện của cơ quan
nhà nước, cán bộ công chức; người của cơ quan tiến hành tố tụng
gây ra.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có một trường
hợp đặc biệt đó là khi cá nhân gây thiệt hại lại là cán bộ, công
chức hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng,
cơ quan nhà nước. Theo qui định tại điều 619, điều 620 của BLDS,
cán bộ công chức, người của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt
hại do lỗi cố ý trong khi thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thì cơ
quan của người đó sẽ chịu trách nhiệm bồi thường. Cán bộ công
chức, người của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại sẽ có
trách nhiệm hoàn trả toàn bộ hoặc một phần khoản tiền mà cơ
quan nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.


III. Một số thực tế áp dụng luật và giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn
thiện các qui định của pháp luật hiện hành về năng lực chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân.
1. Một số thực tế khi áp dụng luật.
Hiện nay vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cá nhân
gây ra đang là một vấn đề lớn của xã hội. Xung quanh việc xác
định mức độ lỗi và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc
về ai, bộ luật dân sự Việt Nam 2005 đã có nhiều qui định cụ thể về
từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên trong nhiều trường hợp việc xác
định mức độ lỗi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai lại là
một vấn đề nan giải và tương đối khó khăn. Bởi thực tiễn áp dụng
pháp luật còn nhiều sai sót trong việc xác định lỗi và tư cách tham
gia tố tụng của các chủ thể. Chẳng hạn: Có quan điểm rằng chủ
thể gây thiệt hại cho người khác là là người chưa thành niên, người
chưa thành niên có lối trực tiếp thực hiện hành vi trái pháp luật.
Nhưng trách nhiệm bồi thường thiệt hại lại là của cha me, người
giám hộ là người bồi thường thay cho người chưa thành niên với ý
nghĩa “con dại cái mang”. Đối với trường hợp người chưa thành

niên chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian người đó chịu sự
quản lý của trường học. Có tòa án xác định trường học là bị đoen
dân sự trong vụ án và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do học sinh của mình gây ra trong thời gian học tập, hoạt động tại
trường còn cha mẹ của học sinh đó không được tham gia tố tụng
với tư cách người đại diện hợp pháp và không phải chịu trách
nhiệm bồi thường do con mình gây ra. Có tòa án lại xác định
trường học và cha mẹ, người giám hộ học sinh đó sẽ là đồng bị
đơn dân sự và liên đới bồi thường thiệt hại. Trường hợp người gây
thiệt hại là cán bộ công chức, người của cơ quan tiến hành tố tụng,


việc cá thể hóa trách nhiệm hoàn trả của cán bộ công chức có lỗi
là rất khó khăn. Có vụ thì Nhà nước bồi thường, có vụ thì không;
nhất là rất ít trường hợp buộc được cán bộ công chức có lỗi cố ý
gây thiệt hại. Thực trạng này không sớm khắc phục sẽ làm suy
giảm long tin của quần chúng nhân dân và tính nghiêm minh của
pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, gây mất công bằng xã hội.
2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các qui định của
pháp luật.
- Về vấn đề lập pháp: cần rà soát các qui định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân trong các lĩnh vực
khác nhau để tiến hành sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới nhằm
đảm bảo tính thống nhất với các qui định mang tính nguyên tắc
trong BLDS. Cụ thể:
+bổ sung những qui định để làm rõ yếu tố lỗi trong quản lý ( trong
vấn đề người chưa thành niên dưới 15 tuổi và người mất năng lực
hành vi dân sự trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác
quản lý)
+bổ sung những văn bản hướng dẫn cụ thể giúp thẩm phán thuận

lợi và thống nhất trong việc xác định lỗi của người giám hộ, tài sản
của người chưa thành niên và xác định rõ tư cách bị đơn khi tham
gia tố tụng.
+cần có văn bản quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền giải
quyết các vụ việc khác nhau cũng như cơ chế phối hợp giải quyết
giữa các cấp cung liên đới chịu trách nhiệm bời thường thiệt hại,


đặc biệt đối với trường hợp bồi thường thiệt hại do cán bộ công
chức nhà nước, người của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
- Về tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức của
nhan dân, cụ thể là chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
+ Nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân nói chung và của
cán bộ cán bộ công chức nhà nước, người của cơ quan tiến hành tố
tụng nói riêng thông qua việc đa dạng hóa các hình thức tuyên
truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật. Nhằm giúp mọi người ý thức
được trách nhiệm của mình đối với lợi ích chung của xã hội.
+ Các cấp, ban, ngành nhất là các cơ quan cơ sở cần tuyên
truyền, giáo dục cùng với gia đình thực hiện triệt để bộ luật dân
sự; luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; luật hôn nhân và gia
đình và quyết định của Chính Phủ, bộ Y tế về việc quản lý, điều trị
người tâm thần đặc biệt quyền giám hộ theo qui định của pháp
luật cần được thực hiện nghiêm chinh và triệt để hơn.
+ Trách nhiệm của cha mẹ, nhà trường cơ sở y tế trong việc giáo
dục, chăm sóc, nuôi dưỡng cần được nâng cao. Cha mẹ, nhà
trường cần quan tâm hơn tới việc đổi mới tư duy về phương pháp
giáo dục, quản lý, chăm sóc đối với cá nhân chưa thành niên dưới
18 tuổi để các em có một trí óc phát triển, có suy nghĩ chín chắn
để có những lựa chọn đúng đắn, phù hợp với qui định của pháp
luật để xã hội phát triển, công bằng và văn minh hơn.


KẾT LUẬN


Qua việc tìm hiểu về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do cá nhân gây ra ta thấy: không phải bất cứ cá nhân nào khi
gây thiệt hại cũng đều phải tự mình bồi thường thiệt hại. Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ thuộc về những người có đủ năng
lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và phải
có khả năng thực tế để tiến hành để bồi thường thiệt hại xảy ra.
Quy định về vấn đề này cũng cho ta thấy pháp luật luôn coi trọng
quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Tuy rằng đã quy
định khá chặt chẽ về vấn đề năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều vướng
mắc cần phải có hướng giải quyết trong thời gian tới. Đặc biệt khi
đang có dự thảo sửa đổi BLDS 2005 để làm sao hoàn thiện hơn
nữa vấn đề bồi thường thiệt hại nói chung và về năng lực chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng.



×