QUY ƯỚC VIẾT TẮT
XHCN
CCHC
BCH
NXB
TB
CTQG
Xã hộ chủ nghĩa
Cải cách hành chính
Ban chấp hành
Nhà xuất bản
Tiến bộ
Cính trị quốc gia
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1
Cải tiến bộ máy nhà nước là một hoạt động mang tất yếu của mỗi quốc
gia mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển. Quốc gia đó có thể là một quốc gia
phong kiến tư sản hay chủ nghĩa thì nhiệm vụ cải tiến bộ máy nhà nước luôn
đặt lên hàng đầu. Lênin đã nói “Việc giành chính quyền đã khó, giữ chính
quyền lại càng khó khăn hơn”. Do vậy sự suy hay thịnh của một quốc gia phụ
thuộc và rất nhiều yếu tố trong đó đặc biệt chú ý đến vấn đề cải tiến bộ máy
nhà nước một mắt xích quan trọng.
Tuy nhiên cải cách như thế nào mục tiêu nguyên tắc nội dung cải cách ra sao
để mang lại hiệu quả cao nhất lại là một bài toán khó cho bất kỳ nhà lãnh đạo
nào của một đất nước. Tất cả những vấn đề nêu trên đều được Lênin luận bàn
trong tác phẩm“thà ít mà tốt”.
Tác phẩm là cơ sở lý luận quan trọng trong việc cải cách bộ máy nhà nước,
không chỉ với nhà nước Nga Xôviết mà còn với nhiều nước xã hội khác nữa trong
đó có Việt Nam trong việc áp dụng lý luận vào cải tiến bộ máy nhà nước .
Trong xu thế hội nhập quốc tế tiến hành đa phương hóa đa dạng hóa quan
hệ kinh tế mới kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đứng trước
thời cơ thách thức của nền kinh tế mới kinh tê thi trường, yêu cầu Đảng và
Nhà nước ta cần phải nổ lực hơn nữa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
chiến lược này. Để làm tốt vai là người lãnh đạo người quản lý một đất nước,
Đảng và nhà nước ta phải có chủ trương, biện pháp phù hợp.
Một trong những điều kiện Đảng và nhà nươc ta làm tốt mục tiêu đó là dó là
phải xây dựng được một bộ máy vững mạnh hoạt động hiệu quả. chính bộ máy đó
là nơi tập hợp những con người yêu tú nhất, là nơi đề ra những chủ trương đường
lối, và cũng chính là nơi giữ vai trò chủ đạo trung tâm và xuyên suốt mọi quá trình
và nó cũng quyết định mục tiêu đó có hoàn thành được không.
Tầm quan trọng và vai trò của một bộ máy hoạt động hiệu quả là một
trong những yếu tố quyết định sự vững mạnh của đất nước. Một bộ máy được
xem là hoạt động hiệu quả thì nó phải thực hiện được mục tiêu, đưa ra được
giải pháp khi gặp khó khăn ở đó phải có được nhũng đội ngũ cán bộ ưu tú
2
nhất có đủ đức đủ tài vừa hồng và vừa chuyên và luôn có những phát hiện
những sang kiến mới linh hoạt trong tư duy sáng tạo trong hành động để thực
hiện được mục tiêu độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hôi. Xây dựng được bộ máy
nhà nước vũng mạnh là một điều kiện quan trọng để cho chúng ta thực hiện
được mục tiêu, xây dựng thành công sự nghiệp CNH-HĐH. Xuất phát từ yêu
cầu , nhiệm vụ của đát nước việc cần và phải có một bộ máy kiện toàn là vô
cùng quan trọng nhận thức rõ được yêu cầu nay trong những năm qua các cán
bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước đã đưa ra ý kiến và mở các cuộc trao đổi ý
kiến nhằm tìm ra những giả pháp tốt nhất để hoàn thiện bộ máy nhà nước để
làm sao mục tiêu chiến lược, những kế hoạch đó không phải trên giấy tờ mà
phải được cụ thể hóa được triển khai và áp dụng nó vào trong thực tế từ.
Từ tính cấp thiết của vấn đề, cũng như để hiểu sâu hơn về quan điểm
của Lênin về vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước và sự vận dụng tư tưởng của
lenin vào thực tế bộ máy nhà nước ta. Bởi lẽ đó mà tôi đã lựa chọn vấn đề này
làm đề tài nghiên cứu.
Tiểu luận không tránh khỏi những sai sót, em mong nhận được sự góp
ý của thầy để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
2. Tình hình nghiên cứu
Thà ít mà tốt là tác phẩm quan trọng có ý nghĩa to lớn, tác phẩm chứa
nhiều nội dung quan trọng. Trong đó có đề cập đến vấn đề cải tiến bộ máy
nhà nước, môt vấn đè mang tính cấp thiết của thực trạng nước Nga Xôviết
hiện nay và nó mang tính chất thời đại.
Chính vì những lý do đó tác phẩm có nhiều công trình nghiên cứu luận
bàn đến nội dung của tác phẩm và đã luận bàn và đưa ra quan điểm của mình
trước vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước của Lênin.
Để có thể hiểu rõ hơn được quan điểm của Lênin, và tiếp thu những ý
kiến luận bàn của nhà khoa học, nhà nghiên cưú. Để làm sao luận giải thêm rõ
vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước trong tác phẩm, để làm sao thây được tư
tưởng của Lenin luôn đúng và khoa học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu: làm rõ nội dung đã đề cập tới, bên cạnh đó đưa
ra những vận dụng cụ thẻ nhằm xây dựng nhà nước Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu: làm rõ hoàn cảnh ra đời tác phẩm, nội dung của
vấn đề, ý nghĩa và giải pháp.
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước trong tác phẩm
thà ít mà tốt và ý nghĩa vấn đề đối với nhà nước ta hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp: duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, phân tích tài liệu,
phân tích tổng hợp.
6. Kết cấu đề tài.
Phần mở đầu , phần kêt luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo
4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI TÁC PHẨM
1.1. Vài nét tiểu sử của Lênin
Vladimir IlyichUlyanov (Lenin) Sinh năm 1871, tại Simbisk, Nga (hiện
là Ulyanovsk), là con trai của vợ chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov(1831–
1886), một quan chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục
đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria Alexandrovna Ulyanova (1835–1916),
một người theo chủ nghĩa tự do Khi Lênin bắt đầu quan tâm tới chủ nghĩa
Marx, ông tham gia vào các cuộc phản kháng của sinh viên và cuối năm đó
bị bắt. Sau đó ông bị đuổi khỏi Đại học Kazan
Thay vì tìm kiếm một công việc hợp pháp ổn định, ông ngày càng tham gia
sâu vào các hoạt động tuyên truyền cách mạng và nghiên cứu chủ nghĩa
Marx. Ngày 7 tháng 12 năm 1895, ông bị nhà chức trách bắt giam 14 tháng
sau đó trục xuất tới một làng tại Shushenskoye ở Siberia.
Lãnh tụ Vladimir Ilyich Lenin qua đời ngày 21 tháng 1, 1924 ở tuổi 53.
Thành phố Petrograd đã được đổi tên thành Leningrad ba ngày sau khi
Lênin qua đời để vinh danh ông; cái tên này giữ nguyên cho tới khi Liên
bang Xô viết sụp đổ năm 1991, khi nó lấy lại tên cũ là Sankt-Peterburg,
nhưng vùng xung quanh
Đóng góp của Lênin mang lại không chỉ là những tác phẩm chính trị,
những hoạt động chỉ đạo đúng đắn, mà còn là người phát triển hệ tư tưởng
của Kachmac, P.Ăngghen, xây dựng hệ thống quan điểm của riêng mình, mà
mọi người vẫn tôn vinh là: “Chủ nghĩa Lênin”.
Văn hào Nga Maxim Gorky cũng cho rằng tư tưởng của Lenin "giống
như cái kim địa bàn, bao giờ cũng chỉ về lợi ích giai cấp của nhân dân lao
động... Điều đặc biệt vĩ đại ở Lênin chính là lòng căm thù quyết liệt, không
bao giờ tắt trước sự bất hạnh của mọi người, niềm tin chói lọi của đồng chí
rằng sự bất hạnh không phải là nền tảng không thể tiêu diệt được của cuộc
5
đời, trái lại nó là điều xấu xa, nhơ nhuốc mà mọi người có thể và cần phải
quét sạch đi".
1.2.Hoàn cảnh ra đời tác phẩm
Mùa xuân năm 1921 Lênin đề ra chính sách kinh tế mới. Sau gần một
năm thực hiện đã đem lại nhiêù thành tựu quan trọng. Nền kinh tế được phục
hồi đáng kể, công, nông nghiệp có bước phát triển mới mặc dù còn rât chậm.
Điều đó đã tạo ra sự giao lưu hàng hóa từ thanh thị đến nông thôn, đã tạo ra
được đà phát triển trong nền kinh tế với tốc độ và quy mô lớn.
Về mặt chính trị: Khối liên minh công – nông đươc củng cố, đó là thực
chất chính trị của chính sách kinh tế mới. Thành phần trung nông có chuyển
biến mới và thái đô đúng về chính quyền cách mang rõ rệt hơn.
Tầng lớp bóc lôt nông thôn bị hạn chế đáng kể. Chính quyền xô viết được
củng cố, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tê quốc dân. Nhiệm vụ đối nội,
đối ngoại được đặt ra hết sức to lớn: Về đối nội tiến hành cách mạng xã hội
chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế quốc dân, từng bước nâng cao đời sống của
nhân dân lao động, cũng cố liên minh công nông, bộ máy nhà nước lực
lương quốc phòng, phòng ngừa nạn đói và khủng hoảng xảy ra; về đối ngoại,
xóa thế bao vây kinh tế của đế quốc, làm dịu tình hình khiến cho đế quốc
không có thể tìm cớ gây chiến tranh.
Đặt vấn đề củng cố bộ máy nhà nước trong thời điêm này là hoàn toàn
đúng đắn, cần thiết, phù hợp vơí quy luât khách quan.
6
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ CẢI TIẾN BỘ
MÁY NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM “ THÀ ÍT MÀ TỐT”
2.1. Nguyên nhân tiến hành “ cải tiến bộ máy nhà nước”
Cách mạng tháng10 Nga thành công Đảng cộng sản trở thành Đảng
cầm quyền bộ máy nhà nước Nga xô viết từng bước được xác lập.
Bên cạnh mặt xây dựng quản lý nền kinh tế mới xã hội chủ nghĩa. Lênin đặc
biệt quan tâm đến vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước.
Xuất phát từ thực trạng nền kinh tế nhà nước Nga Xô viết là một nhà
nước non trẻ, gặp phải nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước.
Về mặt kinh tế: bước ra khỏi cuộc chiến tranh nước Nga Xôviết là một
nước thắng trận, xong nền kinh tế của đất nước lại bị chiến tranh tàn phá
nặng nề. Trong tình hình đó Lênin đề ra chính sách kinh tế mới nhằm khắc
phục những khó khăn ban đầu và nhà nước cũng đưa ra những chính sách.
Song vẫn gặp những khó khăn trong quá trình tiến hành thực hiện.
Về mặt chính trị: chinh quyền Xôviết non trẻ, chưa có kinh nghiệm nên
gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó các thế lực thù địch luôn tìm cách chống
phá hòng lật đổ hệ tư tưởng xã hội chủ thiết lập hệ tư tưởng tư sản.
Trước yêu cầu đó vấn đề đặt ra lúc này là phải xây dựng làm sao chính
quyền xô viết vững mạnh để có thể quản lý đất nước và đưa đất nước thoát
ra khỏi khó khăn vàphát triển vững mạnh.
Bằng kinh nghiệm và tài năng của mình Lênin đã dự đoán tình hình
nhìn thấy vấn đề mà nước Nga gặp phải lúc này là vấn đề về mặt nhà nước,
vì lý do trên mà “ thà ít mà tốt” ra đời với nội dung là vấn đề cải tiến bộ may
nhà nước và chỉ rõ nguyên nhân và đủa ra giải pháp cách thức giải quyết,
những vấn đề này đã được Lênin trình bày rất rõ ràng. Đây là di huấn chính
trị quan trọng về vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước của Lênin .
7
2.2. Nội dung của công tác cải tiến bộ máy nhà nước
2.2.1. Quan điêm của Lênin đánh giá nhà nước sau 5 năm cách mạng
tháng Mười Nga thành công.
Lênin đánh giá cao đúng tính chất, bản chất vai trò, ý nghĩa lịch sử
trọng đại nhà nước XôViết. người khẳng định: nhà nước XôViết đã tạo ra
một xã hội mới, một kỷ nguyên mới.
Người viết: “ trong hàng máy trăm năm nay, người ta đã xây dựng nên
những nhà nước theo kiểu tư sản, và đây là lần đầu tiên chúng ta tìm ra nhà
nước không phải tư sản… dẫu cho bộ máy nhà nước của chúng ta còn kém
cỏi, nhưng nó đã được sáng tạo ra, đó là một phát minh lịch sử vĩ đại nhất,
một nhà nước kiểu vô sản đã được sáng tạo ra”
Sau cách mạng tháng mười đường lối mà Đảng Bônsêvích Nga đứng
đầu là Lênin đặt ra đúng đắn, yếu tố quyết định lúc này là tổ chức, bao gồm
cả bộ máy tổ chức hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên trải qua năm năm củng cố
nhưng không nắm chắc phương châm nên đến năm 1923 bộ máy nhà nước
không đáp ứng được yêu cầu cánh mạng mới.
Người nói: “ thế là đã năm năm, chúng ta ra sức caỉ tiến bộ máy nhà
nước của ta. Nhưng đó chỉ là một hoạt động phí công, một hoạt động qua
năm năm đã chỉ cho chung ta thấy rõ rằng hoạt động đó chỉ là vô hiệu , thậm
chí còn vô ích, hay thậm chí còn có hại là khác”1
Người nói: “ Không , bộ máy ấy, có thể nói là chúng ta chưa có, và
ngay cả những yếu tố cho phép chúng ta xây dựng được bộ máy ấy, chúng ta
cũng có ít ỏi đến nực cười. Và không được quên rằng muốn xây dựng được
bộ máy ấy, chúng ta không được ngại tốn thới gian, rằng việc đó đòi hỏi
nhiều, nhiều, rất nhiều năm tháng”2
Nguyên nhân của nó bắt nguồn từ quá khứ nhà nước tư sản bị lật đổ
nhưng chưa hoàn toàn bị tiêu diệt. Trình độ văn hóa của nhân dân quá thấp.
V lenin. Toàn tập .tập 45 .tr 445. NXB tiến bộ , M.1978
2
V lenin. Toàn tập. tập 45. tr443. NXB tiến bộ. M.1978
1
8
Nội chiến lại diễn ra quá dài. Nhiều cán bộ ưu tứ của Đảng phải ra mặt trận,
tạo ra chổ hổng lớn ở địa phương.Trong hoàn cảnh đó, nhà nước Nga phải sử
dụng những chuyên gia tư sản trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, quân sự.
Trước khi đưa ra chủ trương quan điểm cuả mình về vấn đề cải tiến bộ máy
nhà nước. Lênin đã đánh giá đúng tình hình thực tế nhà nước Nga sau năm
năm cánh mạng tháng 10 Nga thành công Lênin đã chỉ ra nguyên nhân cơ bản
nhất để dẫn đến những sai lầm khuyết điểm. Lênin không hề che giấu hay xuề
xòa những yếu kếm của bộ máy nhà nước Xô Viết lúc đó, mặc dù trong bối
cảnh các nước đế quốc đang tìm mọi cách bôi nhọ bản chất của nhà nước
Xôviết- nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới tại thời điểm đó.
Lênin thẳng thắn chỉ ra rằng “ Tình hình bộ máy nhà nước của ta đáng rất
buồn, nếu không muốn nói là rất tồi tệ, đến nỗi trước hết chúng ta phải suy
nghĩ nghiêm chỉnh xem nên khắc phục những khuyết điểm của bộ máy ấy như
thế nào; và đừng quên rằng những khuyết điểm đó bắt nguồn từ quá khứ; quá
khứ này tuy đã bị lật đổ, nhưng chưa bị tiêu diệt, nó chưa phải là một giai
đoạn văn hóa đã hết thời từ lâu”3.
2.2.2. Vấn đề lựa chọn con người .
Một trong nhưng vấn đề mà lenin quan tâm trong việc cai tiến bộ máy
nhà nước đó là vấn đê lựa chọn con người , mà con người ở đây là người cán
bộ. Bởi lẽ con người là mắt xích của mọi vấn đề và vấn đề đi đến thành công
hay thất bại cũng đều do con người quyêt định .
Hãy đặt ra một giả dụ: “sau một kỳ đại hội” từ khâu tiến hành cho đến
khâu thực hiện. Nêu chúng ta có một đội thực hiện chuyên nghiệp, từng khâu
từng bước sẽ được thực hiên một cách nhanh chóng, nhưng sai lầm hay
khuyết điêm sẽ hạn chế được và kết quả sẽ thành công.
Vậy hãy đặt vấn dề này ngược lại thì chắc hắn nhưng sai lầm khuyết
điểm trong buổi đại hội dó sẽ để lại hậu quả và nguyên nhân đó lại là do đâu
đó lại là những vấn đề từ “ con người”
3
V lênin. Toàn tập. tập 45. tr442-443. NXB tiến bộ. M.1978
9
Như đã đề cập ở trên nội dung mà Lenin thể hiên ở trên là vấn đề cải
tiên bộ máy nhà nước một vấ đề mà yêu cầu cao trong việc lựa chon con
người, lựa chọn người cán bộ.
Lênin nói: “chúng ta có những yếu tố nào để xây dựng bộ máy ấy?
Chỉ có hai mà thôi. Một là : những công nhân hăng hái đáu tranh cho chủ nghĩa
xã hội. Họ có đầy đủ học thức. Họ rất muốn đem lại cho chúng ta một bộ máy
tốt hơn. Họ không thể làm được việc đó. Cho đến nay họ không được học tập
mấy, họ không có trình độ văn hóa cần thiết để làm việc đó, thế mà để làm việc
ấy, chính lại cần phải có văn hóa. Về mặt này không thể giải quyết bằng một
hành động liều lĩnh hay một cuộc xung phong băng sự táo bạo hay bằng nghị
lực, hoặc nói chung, bằng bất cứ một trong những đức tính tốt đẹp nhất của con
người. Hai là: những yếu tố kiến thức, học thức, giáo dục; nhưng nếu so với tất
cả nước khác, thì chúng ta có it ỏi đến nực cười”4.
Từ trích dẫn trên chúng ta cung dể dang nhận thấy vấn đề trướ mắt mà
nhà nước Xôviết đang gặp phải đó là trình độ của lực lượng đang hiện tồn và
cần có trong xã hội. Mà thực trạng nhà nước Xôviet thì sao? Đó là một nhà
nước mới thành lâp đang gặp phai vô vàn khó khăn .Mà lưc lương hiện tồn và
cần có này trong xã hội đóng vai trò rất quan trọng vậy cần phải thay đổi về
mặt chất của lực lượng này bên cạnh đó Lenin cũng chú ý đên mặt số lương
của lực lương này.
Lênin nói: “chúng ta phải lựa chọn đặc biệt cản thận những cán bộ của bộ
dân ủy thanh tra công nông, căn cứ vào một sự kiểm tra nghiêm ngặt nhất”5.
Lênin nêu lên: cần phải lựa chọn thật kỹ những con người có đủ năng lực
phẩm chất vào bộ máy nhà nước – đó là điều cốt yêu nhất để có một bộ máy nhà
nước thực sự là của nhân dân lao động . Từ quan điểm đó Lenin dề nghị xây
dựng bộ dân ủy thanh tra công nông. Mục đích của Lenin khi xây dựng bộ máy
này là giống như một việc xây dựng bộ kiểu mẫu cho việc cai tiến xây dựng bộ
4
5
Vlênin. Toàn tập. tập 45. tr 443-444. NXB tiến bộ. M.1978
V lênin. Toàn tập. tập 45. tr 444 NXB tiến bộ. M.1978
10
máy nhà nước, bởi vì việc tuyển lựa người vào làm việc ở bộ nay cần được tiến
hành rất kỹ lưỡng. Theo Lenin: “Những công nhân mà chúng ta chỉ định là ủy
viên Ban kiểm tra trung ương phải là những người cộng sản không thể chê trách
được … Rồi thì để giúp việc họ, cần phải có quan một sô thư ký nhất định mà ta
đã cần thẩm tra ba lần trước khi nhận
Sau hết những người nào mà chúng ta
quyết định, ngoại lệ, nhận ngay vào các cơ quan thuộc Bộ dân ủy thanh tra công
nông, phải có đủ những điều kiện sau đây:
Một là, họ được nhiều đảng viên cộng sản giới thiệu;
Hai là, họ qua được một kỳ sát hạch chứng nhận rằng họ hiểu biết bộ
máy nhà nước của chúng ta
Ba là, họ qua được một kỳ sát hạch chứng nhận răng họ hiểu biết lý
luận thường thức về bộ máy nhà nước của chúng ta , những nguyên lý của
khoa học quản lý , nhưng giấy tờ sổ sách ,vv;
Bốn là, họ phải phối hợp tốt công tác với những ủy viên ban kiểm tra
trung ương và với ban thư ký riêng của mình , sao cho chúng ta có thể đảm
bảo cho toàn bộ máy chạy tốt”6.
Lênin cũng chỉ ra rằng: Những người đáp ứng được những yêu cầu trên
chính là những phần tử ưu tú trong Bộ dân ủy thanh tra công nông họ là
những người công nhân tiên tiến và sau nữa là những phần tử thực sự có học
thức. Đó là những hoạt động cho cách mạng chứ không phải là những kẻ hênh
hoang, những kẻ nói xuông những tên quan liêu, xa rời quần chúng , những kẻ
xu nịnh …
Tác phẩm cũng cho chúng ta thấy được sự hoàn bị của Lenin trong sự
nhìn nhận một vấn đề ở đây là lựa chọn con người. Thấy được cách làm khoa
học từ việc đưa ra và giải quyết vấn đề và đúng như vậy “ lựa chọn cán bộ”
trong cải tiến bộ máy nhà nước của Lênin đã cho chúng sự đúng đắn trong
cách nhìn nhận vấn đề và giải quyết vấn đề khoa học. Chúng ta cũng thấy
6
V lênin. Toàn tập. tập 45. tr446- 447. Nxb Tiến bộ M.1978
11
được sự đúng khi Lenin lựa chọn vấn đề lựa chọn con người là một trong
những nội dung chủ đạo trong cải tiến bộ máy nhà nước.
2.2.3. Phải gắn giữa tri thức lí luận với hoạt động thực tiễn.
Lênin cho rằng: “muốn đổi mới bộ máy nhà nước chung ta phải cố hét
sức tự đặt cho mình nhiệm vụ sau đây: một là học tập, hai là học tập, ba là
học tập mãi mãi, và sau nữa, phải làm sao cho học thức ở nước ta không nằm
trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt nữa( điều này phải thực sự thường hay
xảy ra ở nước ta ), phải làm sao cho học thức thậ sự ăn sâu vào trong trí não,
hoàn toàn và thực tế trở thành một bộ phận khăng khít của cuộc sống của
chung ta”7.
Trong những nhiệm vụ mà lênin đưa ra cũng đã đề cập thì vấn đề gắn
giữa lí luận và thực tiễn cũng được Lênin đê cập: “ họ cũng có nhiệm vụ
phải học lý luận, nghĩa là lý luận về tổ chức công tác mà họ có ý định
chuyên làm; họ cũng sẽ phải thực tập dưới sự lãnh đạo hoặc của những dồng
chí có kinh nghiệm , hoặc của những giáo sư của các viện nghiên cứu cao
cấp về tổ chức lao động”8.
2.2.4. Cải tiến bộ máy nhà nước phải tiến hành tưng bước một cách
kiên quyết , nhưng vững chắc từng bước, không được nóng vội
Phải trải qua một quá trình lâu dài Lênin mới có thể đưa ra được một
quyêt sách đúng và chinh xác để nó phù hợp. Cũng bởi lẽ đó mà Lênin không
thể cho phép được xem nhẹ bất cứ một khâu một công đoạn trong việc thực
hiện quyết sách đó. Hai chữ quy chuẩn phải được đặt ra ở tất cả nội dung. Có
như vậy chúng ta mới có thể tiến hành thành công, giải quyết được đúng đúng
đắn vấn đề và có làm được như vậy thì quyêt sách mà Lênin đưa ra mới đúng
đắn và khoa học được. Do vậy mà Lenin nhận định cải tiện bộ máy nhà nướ
phải được tiến hành một cách kiên quyết, nhưng vững chắc từng bước, không
được nóng vội.
7
8
V lênin. Toàn tập. tập45. tr444 NXB tiến bộ .M.1978
V lênin. Toàn tập. tập 45. tr 450 NXB tiến bộ. M.1978
12
Nội dung này được xem như là một khâu trung gian, nó được ví như là
sương sống của một con người. Muốn cho vấn đề đó được thông chung ta
phải có một bước trung gian chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận và công phu; và phải
có một sương sống chắc chắn mới có thể đưa vấn đề đi tới đích được.
Việc trước tiên chúng ta phải bỏ chính quyền cũ xây, xây dựng chính
quyền mới về tay nhân dân. Nhiệm vụ chính của chúng ta không chỉ là phải
chiến thắng bọn phản động trong nước mà còn phải tổ chức xây dựng và quản
lý, điều hành nền kinh tế. Trước mắt phải làm thử nội bộ đó là bộ dân ủy. Có
thể lấy đó là mẫu để tiếp tục cải tiến được bộ máy khác. Muốn cải tiến được
bộ máy đó trong hoàn cảnh nước Nga còn lặc hậu, Lênin còn nêu lên: cần
phải nghiên cứu các loại sách của tác giả trong nước đã nói về vấn đề này,
ngoài ra còn phải cử người tận tâm sang Đức hay Anh để sưu tầm tài liệu và
nghiên cứu để học tập và vận dụng. Bộ dân ủy thanh tra công nông phải cố
gắng làm việc hết khả năng và sức lực của mình, phải sáng tạo ra một cái gì
thực sự không chê chách một cái gì có thể làm cho tất cả và từng người phải
tôn trọng, không chỉ những chức vị và cấp bậc.
Lênin nhận thấy: “tôi biết đó là những điều kiện quá ư chặt chẽ, và tôi
rất công nông sẽ tuyên bố rằng đó là những điều kiện không thể nào thực
hiện được, hay tiếp nhận những điều kiện đó với một nụ cười khinh bỉ.
Nhưng tôi xin hỏi bất cứ ai trong số những người lãnh đạo hiện nay của Bôi
dân ủy thanh tra công hiện nay có lợi ích thực tiễn nào không? Tôi nghĩ rằng
câu hỏi ấy sẽ giúp người đó thấy được ý nghĩa của biện pháp trên đây. Hoặc
không cần phả mất công cải tổ - chúng ta đã cải tổ quá nhiều lần rồi – cái cơ
quan đáng thất vọng là bộ dân ủy thanh tra công nông ấy, phải thực sự định
cho mình một nhiêm vụ bằng sự nổ lực lâu dài, khó khăn, chưa từng quen,
không nên đi kiểm tra đi kiểm tra lại nhiều lần, mà sáng tạo ra một cái gì
thực sự không chê chách được, một cái gì có thể làm cho tất cả và từng
người phải tôn trọng, không chỉ vì chức vị và cấp bậc”9
9
V lênin. Toàn tập. tập 45. tr 447. NXB tiến bộ. M.1978
13
Người nói: “ Nếu không kiên nhẫn, nếu không dành cho công tác ấy
nhiều năm tháng thì tốt hơn là đừng bắt tay vào việc”10
Để tiến hành đổi mới một cách có hiệu quả bộ máy nhà nước yêu cầu
phải tuân theo quy tắc sau: “ Thà ít mà tốt. Phả tuân theo quy tắc: thà mất hai
năm hay thạm chí ba năm, còn hơn là hấp tấp vội vàng mà không có chút hi
vọng nào đạo tạo được một nhân liệu tốt”11
Như vậy đã nhìn thẳng vào những khó khăn trong chặng đường tới mà
hành động không chủ quan, xem thường nhưng không có chút bi quan, nao núng
chính nhờ tư tưởng cách mạng đã vượt lên trên mọi khó khăn thách thức.
Về việc cải tiến bộ dân ủy thanh tra công nông, trong báo cáo gửi Đại hội
VII của Đảng, Lênin đề nghị mở rộng ban kiểm tra trung ương và trung bình cứ
2 tháng hội nghị toàn thể ấy chỉ họp một lần, Ban chấp hành Trung ương giao
phó công việc hàng ngày cho Bộ chính trị, cho tổ chưc, cho ban bí thư.
Và muốn cho Ban kiểm tra Trung ương, Bộ dân ủy thanh tra trở thành
công cụ để cải tiến bộ máy nhà nước thì chúng ta phải tự cải tổ bộ dân ủy
thực sự gương mẫu, được nhân dân tín nhiệm và phải bằng hành động thực
tế chứng minh rằng: cán bộ của bộ đó gánh vác được những công việc mà
nhân dân giao phó. Tất nhiên để đạt được mục đích đó, sự lựa chon cán bộ
đó pải lựa chọn cẩn thận và dần dần từng bước. Bộ dân ủy thanh tra công
nông cần có sự kiểm tra chặt chẽ những cơ quan ngang dọc và có hướng
công việc cho các cơ quan đó sao cho phù hợp cới trình độ khoa học hiện
đại. Lênin đề nghị:“Nếu bộ dân ủy thanh tra công nông tán thành kế hoạch
cải cách này thì có thể chuẩn bị bắt đầu chuẩn bị ngay và tiếp tục hành động
có hệ thống cho đến khi chuẩn bị xong, không vội vàng mà cũng không từ
chối làm lại những việc có thể là đã làm qua một lần rồi”12
V lênin. Toàn tập. tập 45. tr 444. NXB tiến bộ . M.1978
V lênin. Toàn tập. tập 45. tr 445. NXB tiến bộ. M.1978
12
V lênin. Toàn tập. tập 45. tr 445. NXB tiến bộ. M.1978
10
11
14
của Lênin trong việc tinh giản bộ máy nhà nước Xô viết: “Phải chăng sự kết
hợp linh hoạt của yếu tố chính quyền Xôviết với yếu tố đảng là một nguồn
sức mạnh phi thường trong chính sách của chúng ta”13
Lênin nin khẳng định sự hợp nhất là điều kiện đảm bảo duy nhất cho
hoạt động có kết quả. Công tác kiểm tra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nó
phải là khâu xuyên xuốt, từ khi đề ra chủ trương cho đến khi thực hiện xong
vấn đề.
Lênin nói, không được chủ quan, thỏa mãn với các quyết định chủ
trương của mình, mà từng phút từng giây phải ngĩ đến việc kiểm tra, tính
đúng đắn của chủ trương quyết định đó. Đồng thời, theo Lê-nin, thông qua
công tác kiểm tra, thanh tra mà phát hiện, sáng tạo ra cái mới, cái tốt hơn.
Người viết :"không quên kiểm tra đi kiểm tra lại nhiều lần, mà sáng tạo ra
một cái gì thực sự không chê trách được, một cái gì có thể làm cho tất cả và
từng người phải tôn trọng" . Như vậy, trong công tác quản lý nhà nước, nội
dung thanh tra, kiểm tra phải luôn được quan tâm, đề cao và coi đây là một
trong những nội dung cơ bản nhất của công tác quản lý nhà nước.
2.2.5. trong quá trình đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, cần kết hợp
giữa tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước với cơ quan Đảng tương ứng
Trong tác phẩm, Lê-nin đặt câu hỏi: "Làm thế nào có thể kết hợp được
một cơ quan đảng với một cơ quan chính quyền xô-viết ?" và Người tự trả
lời : "Thật vậy, tại sao lại không kết hợp hai loại cơ quan đó lại khi lợi ích
của công việc đòi hỏi phải làm như thế ? Phải chăng chưa bao giờ có ai
nhận xét chẳng hạn rằng trong bộ dân ủy như Bộ dân ủy ngoại giao, việc kết
hợp như thế thật vô cùng có ích và đã được thực hiện ngay từ khi bộ đó mới
thành lập?... Phải chăng sự kết hợp linh hoạt của yếu tố chính quyền với yếu
tố đảng lại không phải là một nguồn sức mạnh phi thường trong chính sách
của chúng ta ? Tôi tin rằng điều gì đã được chứng thực là đúng, đã đứng
vững chắc trong chính sách đối ngoại của ta và đã ăn sâu vào trong phong
13
V lênin.Toàn tập. tập 45 . tr 452. NXB tiến bộ. M.1978
15
tục tập quán đến mức không còn gây ra một chút hoài nghi nào về phương
diện ấy nữa, thì ít ra cũng sẽ thích hợp như thế (và tôi nghĩ rằng sẽ thích
hợp nhiều hơn) với toàn thể bộ máy nhà nước của ta". Từ bài học về sự kết
hợp giữa Bộ Dân ủy ngoại giao với cơ quan đối ngoại của Đảng trên thực tế,
Lê-nin liên hệ tới các cơ quan kiểm tra của đảng và chính quyền, đặt ra câu
hỏi: "tại sao, đối với cơ quan ấy lại không thừa nhận là có thể hợp nhất một
cách độc đáo bộ máy kiểm tra của đảng với bộ máy kiểm tra của chính
quyền?". "Về phần tôi, tôi thấy là làm như vậy không có trở ngại gì cả. Hơn
nữa, tôi tin rằng sự hợp nhất ấy là điều đảm bảo duy nhất cho một hoạt
động có kết quả. Tôi nghĩ rằng tất cả mọi hoài nghi đối với điểm đó đều
phát ra từ những xó xỉnh bụi bặm nhất của bộ máy nhà nước của chúng ta,
và những hoài nghi ấy chỉ đáng có một điều là: đem ra mà chế giễu”14
Yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa trong điều kiện một đảng cầm quyền ở nước ta hiện nay càng
đòi hỏi chúng ta phải quán triệt lại quan điểm này của Lê-nin đẻ làm sao cho
hệ thống chính trị của chúng ta tinh, gọn, thống nhất, hoạt động nhịp nhàng và
có hiệu quả.
2.2.6. Vấn đề cải tiến nền hành chính nhà nước .
Lênin cho rằng: “ trong toàn bộ lĩnh vực quan hệ xã hội kinh tế, chính
trị , chúng ta đều nêu rõ ra là cách mạng “ghê gớm”. Nhưng về mặt cáp bậc,
về mặt tôn trọng những hình thức và những thể lệ về thủ tục hành chính thì “
tính cách mạng” của chúng ta thường hay nhường chỗ cho tinh thần thụ cửu
hữu bại nhất”. Từ đó Lênin đã kết luận: Mọi người chúng ta có thể rất táo
bạo, mạnh mẽ trong một công việc vĩ đại nhưng khi tiến hành một việc nhỏ
cỏn con trong cải cách hành chính thì lại rụt rè. Và ông cũng coi đó là một
việc khó vì nó chưa trở thành phong tục chưa đi sâu vào tập quán của mọi
người. Nhưng đó là một việc phải làm trong cải tiến bộ máy nhà nước.
14
V lênin. Toàn tập. tập 45. tr 452 – 453. NXB tiến bộ. M.1978
16
Để tăng cường tinh giản bộ máy nhà nước, thực hành tiết kiệm trong
mọi hoạt động, tăng cường bản chất giai cấp công nhân trong bộ máy nhà
nước. Lênin chỉ ra: “ Chúng ta phải cố gắng xây dựng một bộ máy nhà nước,
trong đó công nhân tiếp tục lãnh đạo nhân dân duy trì được lòng tin họ đối với
mình và trừ bỏ được cả đến những lãng phí nhỏ nhất trong lĩnh vực đời sống
xã hội, bằng cách thực hành tiết kiệm nghiêm ngặt. Chúng ta phải thực hành
tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta. Chúng ta phải bài trừ
mọi vết tích lãng phí mà nước Nga quân chủ và bộ máy quan liêu tư bản chủ
nghĩa của nó đã để lại đày dẫy”15.
Lênin đặt vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước của thời kỳ đầu nước Nga
xôviết như là việc chuyển con ngựa này sang cưỡi con ngựa khác. Cụ thể là
chuyển con ngựa của người nông dân của người mu gich, con ngựa khốn khổ,
tức là từ những doanh nghiệp không thể thiếu được trong một nước nông dân
phá sản sang con ngựa mà giai cấp vô sản đương tìm kiếm và không thể tìm
kiếm cho mình tức là đại công nghiệp cơ khí điện khí hóa công trình xây
dựng vôn khốp”16.
Việc tinh giảm biên chế như Lênin nêu lên mục đích“ sẽ làm tăng rất
nhiều tất cả chất lượng của những người làm việc trong bộ dân ủy thanh tra
công nông lẫn chất lượng của toàn bộ công tác, như thế sẽ giúp cho bộ trưởng
thành dân ủy và cho những ủy viên trong ban lãnh dạo tập trung được hết
công sức của mình lại để tỏ chức công tác và nâng cao chất lượng công tác
một cách có hệ thống và liên tục, điều rất khẩn thiết đối với chính quyền công
nông đối với chế độ xô viết của chúng ta”.
Ngoài ra Lênin còn đề nghị nghiên cứu để sát nhập một số viên khoa
học lại với nhau nếu như hợp lý và cũng phải chỉ rõ tính đọc lập của các viện
này. Lúc này, vai trò của bộ trưởng các bộ càng vô cùng quan trọng và nặng
nề. Bộ trưởng phải nắm được tình hình chung, đồng thời cũng là người am
15
16
V lênin. Toàn tập .tập 45. tr 458. NXB tiến bộ. M.1978
V lênin. Toàn tập. tập 45. tr 459. NXB tiến bộ. M.1978
17
hiểu nghiệp vụ, công tác cỉ cách hành chính. Nhất là vấn đề bộ máy nhà nước
trong đó con người đóng vai trò quan trọng – những quan chức nhà nước.
2.3. Ý nghĩa tác phẩm
Tác phẩm có ý nghĩa như di chúc chính trị của Lênin. Nó trang bị cho
những người cộng sản tri thức, lý luận về xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà
nước nhằm bảo tồn chính quyền xô-viết và phát triển kinh tế – xã hội. Nó có ý
nghĩa không chỉ trong phạm vi nước Nga, mà còn có tác dụng to lớn đối với
các đảng cộng sản trên thế giới khi nó cung cấp tri thức và kinh nghiệm giành,
giữ và củng cố chính quyền công nông để thực hiện đến thắng lợi cuối cùng
công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội. Chính vì vậy mà tác phẩm cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
phong trào cộng sản quốc tế. Lênin cũng đã dự báo trên
cơ sở khoa học về triển vọng của cách mạng thế giới. Điều đó cũng góp phần
cổ vũ cho phong trào cộng sản quốc tế thời bấy giờ và cả về sau.
Tác phẩm có ý nghĩa phổ biến cung cấp một chân lý rằng trong bất kỳ
thời kỳ nào, điều kiện hoàn cảnh nào, việc cải tiến bộ máy nhà nước cho phù
hợp với thực tế khách quan và xu thế phát triển của đời sống kinh tế – xã hội,
để thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển là một yêu cầu khách quan. Tác phẩm
đã cung cấp một quy trình cải tiến khoa học để tiến hành cải tiến một bộ phận,
một cơ quan tổ chức hay là cả bộ máy nhà nước. Đó là: muốn cải tiến thì
trước hết phải đánh giá thực trạng một cách khách quan về đối tượng cần cải
tiến, nêu rõ nguyên nhân của hạn chế yếu kém. Đề ra mục tiêu và những
nguyên tắc cải tiến một cách đúng đắn và phù hợp. Trên cơ sở đó đề ra những
giải pháp, biện pháp cải tiến phù hợp đồng bộ và có hiệu quả cộng hưởng.
Tác phẩm còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong vấn đề hợp tác quốc
tế. Đó là tinh thần học tập và hợp tác. Trong quá trình cải tiến bộ máy nhà
nước phải học tập, hợp tác một cách cầu thị. Cần mở rộng hợp tác giữa các cơ
quan nhà nước, và cơ quan đảng. Đồng thời học hỏi kinh nghiệm quý báu về
18
sự lãnh đạo của đảng, về quản lý nhà nước, về đào tạo cán bộ, về tổ chức bộ
máy của các đảng, nhà nước khác, kể cả là nhà nước của giai cấp tư sản.
Trong điều kiện nước ta đang đổi mới nền kinh tế, cải cách hệ thống
chính trị, cải cách hành chính thì tác phẩm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
và luôn mang tính thời sự. Từ cách phân tích, đánh giá thực trạng, đến tất cả
những mục tiêu, nguyên tắc, giải pháp mà Lênin đưa ra đã hơn 80 năm nó vẫn
còn có giá trị to lớn trong điều kiện hiện nay ở nước ta. Nghiên cứu và vận
dụng tốt những tư tưởng của Lênin sẽ giúp chúng ta vừa có lý luận soi đường
vừa có kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện thành công đường lối đổi mới mà
Đảng và nhà nước
19
CHƯƠNG 3 . LIÊN HỆ THỰC TIỄN TÌNH HÌNH CẢI TIẾN BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC - NHÌN LẠI 5 NĂM (20012005), CÁC ƯU TIÊN (2006-2010) VÀ TẦM NHÌN 2020
3.1. Thực trạng nền hành chính nhà nước Việt Nam
3.1.1. Kết quả đạt được của cải cách hành chính trong 5 năm qua
Thực hiện chương trình tổng thể CCHC nhà nước (2001- 2005) công
cuộc cải cách hành chính đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển và ổn định kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội. Cải cách hành chính đã được triển khai
đồng bộ trên 4 lĩnh vực chủ yếu: thể chế, tổ chức bộ máy, xây dựng và phát
triển đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công, từng bước đổi mới
tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy hành chính, hỗ trợ tích cực và
thúc đẩy quá trình cải cách, đổi mới toàn diện của đất nước. Có thể đánh giá
chung về kết quả của cải cách hành chính nhà nước trong 5 năm qua như sau:
3.1.1.1. Hệ thống thể chế pháp luật từng bước được đổi mới và hoàn
thiện, góp phần xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, bảo
đảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Về cơ bản, các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về
chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa đã được thể chế hoá, thông qua gần 100 văn bản
luật, pháp lệnh ban hành 5 năm qua đã tạo dựng và hoàn thiện khung pháp lý
cho các thành phần kinh tế, cho người dân làm ăn và sinh sống.
Khuôn khổ thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính
nhà nước, về công chức, công vụ được chú trọng đổi mới để bảo đảm thích
ứng với yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện chuyển đổi này.
Cơ sở pháp lý phân biệt quản lý nhà nước với các hoạt động sự nghiệp
dịch vụ công, thúc đẩy xã hội hoá, phân công, phân cấp đã hình thành và từng
20
bước được bổ sung, hoàn thiện. Thủ tục hành chính trên các lĩnh vực được rà
soát, sửa đổi theo hướng đơn giản hoá, loại bỏ những khâu phiền hà, trùng
lắp, bao gồm thủ tục hành chính trong quan hệ với dân, với doanh nghiệp và
quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau.
Cùng với các thể chế kinh tế, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế về
bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dân chủ hoá đời sống xã
hội đã có bước tiến dài, góp phần quan trọng vào ổn định xã hội, khai thác và
phát huy các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống hành
chính nhà nước được điều chỉnh từng bước phù hợp với yêu cầu quản lý nhà
nước trong kinh tế thị trường
Chính phủ, các bộ đã tập trung nhiều hơn vào thực hiện chức năng quản
lý nhà nước vĩ mô trong phạm vi cả nước, trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế
- xã hội; tập trung thời gian và nguồn lực vào việc thực hiện chức năng đích thực
của mình là xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng và ban hành cơ
chế, chính sách, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
Đã thực hiện điều chỉnh chức năng quản lý nhà nước giữa các cấp hành
chính cho phù hợp với tình hình thực tiễn, trên nguyên tắc mỗi việc chỉ do
một cơ quan phụ trách, khắc phục sự trùng lắp, chồng chéo về chức năng,
nhiệm vụ. Chính quyền địa phương được phân cấp nhiều hơn, nhất là trong
các lĩnh vực ngân sách, tài chính, biên chế, đầu tư, đất đai, y tế, giáo dục
v.v… Trên cơ sở điều chỉnh lại phạm vi, đối tượng quản lý của các cơ quan
hành chính nhà nước, phân biệt và tách chức năng quản lý nhà nước của các
bộ, ngành và chính quyền địa phương với quản lý sản xuất kinh doanh và
quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công, từng bước xoá bỏ chế độ chủ quản
đối với doanh nghiệp.
21
3.1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa
phương được điều chỉnh, sắp xếp tinh gọn, hợp lý hơn
Đồng thời với quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, từng bước làm rõ
phạm vi và nội dung chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, trong
những năm qua, đã tiến hành nhiều đợt sắp xếp, điều chỉnh lại tổ chức bộ máy
các cơ quan hành chính nhà nước.
Trên cơ sở quán triệt nguyên tắc tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực, cơ
cấu tổ chức Chính phủ được điều chỉnh, thu gọn. Bước vào thời kỳ đổi mới
(1986), số đầu mối các cơ quan của Chính phủ là 70 đến Đại hội IX còn 48,
vào thời điểm hiện nay còn 38 (26 bộ, cơ quan ngang bộ, 12 cơ quan thuộc
Chính phủ). Ở cấp tỉnh, số cơ quan chuyên môn từ 35 đến 40 đầu mối nay
giảm còn từ 20-25; cấp huyện từ 20 -25 nay giảm còn 10 -15 đầu mối các
phòng ban chức năng.
Cơ cấu bên trong các cơ quan của Chính phủ và chính quyền địa
phương cũng có bước điều chỉnh theo hướng phân biệt rõ các đơn vị thực hiện
chức năng quản lý nhà nước với các tổ chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ công.
3.1.1.4 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính
nhà nước được nâng lên
Công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức thời gian qua
được quan tâm triển khai trên diện rộng, kết hợp huy động nhiều giải pháp và đã
đạt được một số kết quả tích cực. Năm 1986, số lượng cán bộ, công chức hành
chính, sự nghiệp là 1,2 triệu người, hiện tại là hơn 1,7 triệu người, bằng 2% dân
số cả nước, trong đó biên chế trong khối sự nghiệp nhà nước khoảng 1,4 triệu
người, và nếu so với nhiều nước trên thế giới, đây là một tỷ lệ không cao.
Có thể khẳng định, thực hiện những đổi mới, cải cách chế độ công vụ,
công chức 5 năm qua đội ngũ cán bộ công chức đã có bước trưởng thành đáng
kể. Một bộ phận công chức hành chính đã có năng lực, trình độ, kỹ năng đáp
ứng đòi hỏi của một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.
22
3.1.1.5. Phương thức hoạt động của Chính phủ, các bộ ngành trung
ương và Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp có bước đổi mới
Tinh thần xuyên suốt quá trình đổi mới phương thức hoạt động của các
cơ quan hành chính nhà nước là giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt
động của thị trường và doanh nghiệp. Các cơ quan nhà nước tập trung làm tốt
chức năng định hướng phát triển, tạo lập môi trường pháp lý, cơ chế, chính
sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực, tăng cường quản lý nhà nước bằng
pháp luật.
3.1. 2. những hạn chê yếu kém của nền hành chính nhà nước.
Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng so với yêu cầu của
công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và chủ động hội nhập quốc tế
thì cải cách hành chính còn chậm, hiệu quả thấp. Nền hành chính còn bộc lộ
một số tồn tại, yếu kém sau:
Hệ thống thể chế pháp luật vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và
trong một số lĩnh vực chưa bám sát quá trình chuyển đổi khó khăn và phức
tạp. Sự chưa đồng bộ của hệ thống thể chế một mặt thể hiện ở chỗ một số
luật, pháp lệnh đã ban hành nhưng các nghị định và thông tư hướng dẫn triển
khai chậm được ban hành. Sự thiếu nhất quán trong hệ thống thể chế biểu
hiện rõ trong việc chậm chuẩn bị và ban hành các văn bản dưới luật, pháp
lệnh để hướng dẫn thi hành. Nhiều cơ quan nhà nước vẫn có xu hướng giữ
thuận lợi cho hoạt động quản lý của mình nhiều hơn là đáp ứng nhu cầu tạo
thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.
Thủ tục hành chính vẫn chưa được cải cách đơn giản hoá triệt để, tính
công khai minh bạch còn thấp. Sau một thời gian có những kết quả bước đầu
trong cải cách thủ tục hành chính, thời gian gần đây vẫn còn nhiều thủ tục hành
chính không hợp lý, phức tạp, tiếp tục gây phiền hà cho dân và doanh nghiệp.
Chậm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước
vĩ mô của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, nhất là ở cấp
23
Chính phủ và các bộ. Chính phủ làm gì và làm đến đâu trong cơ chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tương tự như vậy là các bộ và chính
quyền các cấp, đây vẫn là vấn đề còn chưa hoàn toàn được làm sáng tỏ. Mặc
dù hiện tại Chính phủ đã không còn làm một số việc giống như 20 năm trước
đây, nhưng trong thực tế những việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải
quyết vẫn quá nhiều chưa xứng tầm Chính phủ. Nhìn tổng thể thì mối quan hệ
giữa nhà nước với thị trường, giữa nhà nước với doanh nghiệp, trong đó có
doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa đủ rõ.
Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước vẫn cồng kềnh, nhiều tầng nấc với
26 bộ, cơ quan ngang bộ và 13 cơ quan thuộc Chính phủ. Bộ máy hành chính
ở cấp Trung ương còn quá lớn, số lượng tổ chức bên trong các bộ, ngành còn
nhiều và có xu hướng phình ra. Việc thực hiện phân cấp về ngành và lĩnh vực
giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương còn
chậm, vẫn chưa có sự phân biệt rõ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy
của chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn.
Chế độ công vụ mới chậm hình thành đầy đủ, chất lượng cán bộ, công
chức chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội. Đội ngũ
cán bộ, công chức còn bất cập về kỹ năng quản lý mới, thiếu tính nhạy bén thị
trường, trách nhiệm thực thi công vụ chưa cao. Một bộ phận cán bộ, công
chức suy thoái phẩm chất, đạo đức, tham nhũng. Rõ ràng, chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức đang là vấn đề có ý nghĩa sống còn không chỉ riêng của
công cuộc cải cách hành chính mà của cả sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo
vệ đất nước.
Phương thức, lề lối làm việc còn thủ công, lạc hậu chưa đáp ứng yêu
cầu chuyên nghiệp, hiện đại
Hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa
phương chưa thực sự thống nhất, thông suốt.
Trang bị thiết bị, điều kiện làm việc của cơ quan hành chính nhà nước
nói chung còn nhiều hạn chế. Sau hơn một nửa thế kỷ xây dựng và củng cố
24
chính quyền vẫn còn tới 10% chính quyền cấp xã chưa có trụ sở làm việc,
khoảng 30% trụ sở cấp xã là nhà cấp 4, không bảo đảm điều kiện làm việc và
giải quyết công việc của dân.
3. 2. Giải pháp
Trên cơ sở kiên trì thực hiện mục tiêu và nội dung của Chương trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, năm năm tới tập
trung trọng điểm các nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính có
hiệu quả.
Chính phủ, các bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện vai trò chức
năng quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa với các nội dung hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội; xây dựng và ban hành thể chế, chính sách; hướng dẫn việc tổ
chức thực hiện; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Kiên quyết thực hiện
việc chuyển giao mạnh các chức năng, nội dung công việc không thuộc chức
năng của hệ thống hành chính cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ,
tổ chức sự nghiệp dịch vụ công, tổ chức doanh nghiệp, tư nhân đảm nhiệm
ngày càng nhiều hơn theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá.
Để xây dựng và làm cho bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh cần
gắn chặt cải cách hành chính với chống tham nhũng bằng các biện pháp mạnh
mẽ và quyết liệt. Tập trung vào xoá bỏ căn bản cơ chế “xin - cho” đối với các
lĩnh vực, các cấp hành chính để loại bỏ tiêu cực, sách nhiễu, tham nhũng sinh
ra từ cơ chế “xin - cho” này. Tiếp tục xoá bỏ triệt để hơn “cơ chế chủ quản đối
với doanh nghiệp nhà nước” bằng cách cải cách cả các cơ quan hành chính,
cơ quan chủ quản và cải cách doanh nghiệp nhà nước..
Tiếp tục triển khai đồng bộ, nâng cao chất lượng cơ chế “một cửa”
theo yêu cầu công khai, minh bạch coi đó như là một bước đột phá trong cải
cách thủ tục hành chính đi vào chiều sâu để loại bỏ mạnh thủ tục hành chính
rườm rà, nhiều cửa phức tạp, nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, cản trở các hoạt
động kinh tế - xã hội. Qua đó làm thay đổi và tạo lập được mối quan hệ mới
25