Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN THỊ HỒNG TUYẾT

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN THỊ HỒNG TUYẾT

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM CHI

Hà Nội – 2015



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii
DANH MỤC BIỂU ................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ KHOA
HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ XKLĐ .............................................................................4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................4
1.2 Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động .................................................................8
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu lao động .........................................8
1.2.2 Hình thức và các kênh xuất khẩu lao động...............................................13
1.2.3 Tác động của xuất khẩu lao động. ............................................................16
1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động. ...............22
1.3 Kinh nghiệm của một số nƣớc về XKLĐ và bài học cho Việt Nam. ..............27
1.3.1 Kinh nghiệm từ Philippin. .........................................................................27
1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan về XKLĐ. .......................................................30
1.3.3 Kinh nghiệm từ Trung Quốc: ....................................................................33
1.3.4 Bài học cho Việt Nam rút ra từ kinh nghiệm các nước ............................34
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................36
2.1. Cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu ..............................................................36
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................37
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin ...............................................................37
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................38
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
SANG NHẬT BẢN ..................................................................................................40
3.1 Tổng quan về XKLĐ của Việt Nam ................................................................40
3.1.1 Giai đoạn 1980 – 1990: Hợp tác lao động và chuyên gia .....................40
3.1.2.Giai đoạn 1991 - 2000: Xuất khẩu lao động và chuyên gia .....................42



3.1.3.Giai đoạn 2001 – nay: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia .....44
3.2. Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản. ......................47
3.2.1 Nhật Bản và quy định nhập khẩu lao động của Nhật Bản .......................47
3.2.2 Các nhân tố thúc đẩy XKLĐ Việt Nam sang Nhật Bản ...........................55
3.2.3 XKLĐ của Việt Nam sang Nhật Bản. .......................................................59
3.3 Đánh giá chung về hoạt động XKLĐ sang Nhật Bản .....................................76
3.3.1 Kết quả đạt được: .....................................................................................76
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của nó. ..............................................................78
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN ...........................................82
4.1 Định hƣớng về công tác XKLĐ ......................................................................82
4.1.1 Định hướng chung cho XKLĐ của Việt Nam ...........................................82
4.1.2 Định hướng riêng đối với thị trường Nhật Bản ........................................84
4.2 Hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang Nhật Bản qua phân tích SWOT .........85
4.2.1 Điểm mạnh ................................................................................................85
4.2.2 Điểm yếu: ..................................................................................................86
4.2.3 Cơ hội........................................................................................................87
4.2.4 Thách thức ................................................................................................88
4.3 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XKLĐ ............................................................89
4.3.1 Giải pháp từ phía Nhà nước .....................................................................89
4.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp ...............................................................91
4.2.3 Giải pháp về phía lao động ......................................................................93
KẾT LUẬN ...............................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................97
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN

2

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

3

CSHT

Cơ sở hạ tầng

4

CTTN

Chƣơng trình tu nghiệp


5

CTTTKT

Chƣơng trình thực tập kỹ thuật

6

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

7

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

8

IM Japan

Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản

9

IOM

Tổ chức di cƣ quốc tế


10

JETRO

Tổ chức xúc tiến thƣơng mại Nhật Bản

11

JITCO

Cơ quan hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản

12

NKLĐ

Nhập khẩu lao động

13

NKLĐ

Nhập khẩu lao động

14

NKLĐ

Nhập khẩu lao động


15

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

16

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

17

TNKQCV

Tu nghiệp không qua công việc

18

TNQCV

Tu nghiệp qua công việc

19

TTN

Tu nghiệp sinh


20

TTS

Thực tập sinh

21

USD

Đồng đô la Mỹ

22

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

i


DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

1

Bảng 3.1


2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

9


Bảng 3.9

10

Bảng 3.10

Nội dung
Lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài phân chia theo
khu vực và ngành nghề giai đoạn 1980-1990
Số lƣợng lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc
ngoài giai đoạn 1991-2000
Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Nhật Bản và các
nƣớc Mê kông
So sánh các đặc điểm của chƣơng trình TNS và
TTKT
Số lƣơ ̣ng các Thƣ̣c tâ ̣p sinh ki ̃ năng đƣơ ̣c hỗ trơ ̣ của
JITCO tƣơng ƣ́ng
Tổng hợp lao động và ngành nghề XKLĐ của Việt
Nam tại một số thị trƣờng
Độ tuổi, giới tính phù hợp theo ngành nghề XKLĐ
sang Nhật Bản
Thu nhâ ̣p theo ngành nghề ta ̣i mô ̣t số thi ̣trƣờng chin
́ h
Mức lƣơng cơ bản theo giờ theo từng vùng miền tại
Nhật Bản
Số vụ lừa đảo liên quan tới XKLĐ từ 2005-2007

ii

Trang

42
44
59
60
65
67
71
72
73
79


DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Mô hình Macdougall- Kemp về hiện tƣợng XKLĐ

20

2


Hình 2.1

Quy trình nghiên cứu

36

DANH MỤC BIỂU
STT

Biểu đồ

Nội dung

1

Biểu đồ 3.1

2

Biểu đồ 3.2

3

Biểu đồ 3.3 Tốc độ tăng trƣởng GDP của Nhật qua các năm

4

Biểu đồ 3.4


5

Biểu đồ 3.5

6

Biểu đồ 3.6

7

Biểu đồ 3.7

8

Biểu đồ 3.8

Số lƣợng lao động xuất khẩu của Việt Nam từ 2001
đến 08/2015
Tốc độ tăng trƣởng GDP của Nhật từ 2012- 2015 (so
sánh với Quý trƣớc)

Dân số Nhật Bản qua các năm và dự đoán tổng dân
số đến 2105
Quy trình hoạt động của chƣơng trình tiếp nhận tu
nghiệp sinh của JITCO
Số lƣơ ̣ng tu nghiê ̣p sinh đƣơ ̣c JITCO hỗ trơ ̣ qua các
năm
Lƣợng lao động xuất khẩu sang Nhật Bản từ năm
1993 đến hết tháng 8 năm 2015
Số lƣợng XKLĐ sang Nhật Bản của một số nƣớc từ

2010-2014

iii

Trang
46
50
51
57
60
64
66
76


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuấ t khẩ u lao đô ̣ng (XKLĐ) vƣ̀a là một hoạt động mang tin
́ h xã hô ̣i vƣ̀a là
mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng kinh tế . XKLĐ giƣ̃ vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trƣởng ,
phát triển nề n kinh tế cũng nhƣ hoa ̣t đô ̣ng đố i ngoa ̣i của mô ̣t quố c gia

. Đẩy mạnh

XKLĐ là một chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, đƣợc coi là một chiến lƣợc quan
trọng, lâu dài, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho
một bộ phận lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc. XKLĐ còn là biện pháp
để tiếp thu, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nƣớc ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao
động có chất lƣợng và tăng cƣờng các quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam, tạo
điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu hơn vào khu vực và quốc tế.

Theo thố ng kê , hàng năm số tiền lao động Việt Nam đi xuất khẩu gửi về
nƣớc chiế m tới 3,9% thu nhâ ̣p quố c nô ̣i của cả nƣớc . Nguồ n ngoa ̣i tê ̣ này góp phầ n
hình thành nguồn vốn cho đầu tƣ kinh tế và tăng thêm nguồn dự trữ ngoại tệ .
Riêng đố i với thi ̣trƣờng Nhâ ̣t Bản , hàng năm trung bình gửi về

500 triê ̣u

USD, chiế m khoảng 32% ngoại tệ lao động xuất khẩu gửi về nƣớc . Nhâ ̣t Bản tƣ̀ lâu
đã có quan hê ̣ hơ ̣p tác về nhiề u mă ̣t với Viê ̣t Nam và là mô ̣t trong các thi ̣trƣờng
truyề n thố ng của XKLĐ Viê ̣t Nam . Nói chung, các lao động Việt Nam mong muốn
đƣơ ̣c làm viê ̣c ta ̣i Nhâ ̣t Bản vì ở đây có thu nhâ ̣p cao và môi trƣờng làm viê ̣c tố t .
Hoạt động XKLĐ của nƣớc ta nói chung và tại thị trƣờng Nhật Bản nói
riêng, những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực . Tuy nhiên, vẫn còn bô ̣c lô ̣
nhiề u ha ̣n chế : trình độ lao động chƣa đáp ứng , năng lƣ̣c hoa ̣t đô ̣ng của các doanh
nghiê ̣p XKLĐ…Đặc biệt , thời gian gần đây, khi nền kinh tế thế giới nói chung,
Nhật Bản nói riêng có nhiều biến động, hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị
trƣờng này cũng có nhiều thay đổi.
Từ tình hình thực tế nêu trên, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động
XKLĐ của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản, tìm ra những nguyên nhân của
thành công và hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy công tác XKLĐ
của nƣớc ta sang thị trƣờng Nhật Bản là rất có ý nghĩa và cần thiết trong bối cảnh

1


hiện nay. Vì vậy, luận văn đã chọn đề tài "Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản" để đi sâu nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Luận văn đi sâu tìm hiểu những lý luận chung về XKLĐ.
- Tìm hiểu các quy trình và thƣ̣c tra ̣ng của hoa ̣t đô ̣ng XKLĐ của Viê ̣t Nam

sang Nhâ ̣t Bản , bên ca ̣nh đó kết hợp so sánh với kinh nghiệm XKLĐ của một số
nƣớc để chỉ ra nhƣ̃ng thành quả và ha ̣n chế cũng nhƣ nguyên nhân của nó .
- Trên cơ sở phân tích SWOT nhằ m đánh giá triể n vo ̣ng XKLĐ Việt Nam
sang Nhật Bản từ đó kiến nghị một số giải pháp cho hoa ̣t đô ̣ng XKLĐ của Viê ̣t Nam
tại thị trƣờng này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu XKLĐ Việt Nam sang Nhật Bản.
- Phạm vi nghiên cứu: XKLĐ Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản từ năm
1992 đến nay đồng thời có sự so sánh với các thị trƣờng khác, chỉ ra những mặt
đƣợc và chƣa đƣợc từ đó kiến nghị các giải pháp cho XKLĐ Việt Nam sang thị
trƣờng này trong thời điểm hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời kết hợp với một số phƣơng pháp khác nhƣ
thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp một cách logíc, có kế thừa những kết quả
nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học trƣớc đây để giải quyết các
nhiệm vụ đặt ra.
5. Những đóng góp mới.
- Thứ nhất: hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về XKLĐ
- Thứ hai: làm rõ thực trạng và quy trình XKLĐ của Việt Nam sang Nhật Bản.
- Thứ ba: đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của XKLĐ Việt
Nam sang Nhật Bản.

2


- Thứ tƣ: đƣa ra phân tích SWOT về triển vọng trong bối cảnh thời đại và các
giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Nhật Bản trong
thời gian tới.
6. Bố cục khoá luận.

Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu, cơ sở khoa học và thực tiễn
về XKLĐ
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang Nhật Bản
Chƣơng 4: Giải pháp thúc đẩy hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang Nhật Bản.
Với thời gian thực hiện và trình độ có hạn nên việc Luận văn không tránh
khỏi các khiếm khuyết. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các
thầy cô và những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực này.

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ KHOA
HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ XKLĐ
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trƣờng, xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một bộ phận không
thể thiếu của hoạt động kinh tế đối ngoại. XKLĐ mang đầy đủ tính chất của hoạt động
xuất khẩu nói chung. Bản chất của hoạt động XKLĐ là sự di dân tuy nhiên đây là sự di
dân hợp pháp và đƣợc sự chấp thuận của các bên liên quan.
Ở ngoài nước, các công trình nghiên cứu về di cƣ lao động quốc tế đã xuất hiện
từ cuối thế kỷ XIX, trong đó có thể kể tới các công trình nghiên cứu gần đây nhƣ:
OECD (2011), OECD Employment Outloook 2011, OECD Publishing;
OECD (2012), OECD Employment Outloook 2012, OECD Publishing; OECD
(2013), OECD Employment Outloook 2013, OECD Publishing; OECD (2014),
OECD Employment Outloook 2014, OECD Publishing: là một chuỗi bài viết tổng
hợp qua các năm trong Báo cáo triển vọng việc làm của OECD( Organization for
Economic Cooperation and Development- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế).
Báo cáo cung cấp số liệu về dân số, lực lƣợng lao động, việc làm, thất nghiệp, cơ
cấu giới , tình trạng công việc. Các số liệu thống kê bao gồm các quốc gia là thành
viên của OECD và toàn thể liên minh Châu Âu.

IOM (2011), World Migration Report 2011: Communicating Effecitvely
about Mugration, IOM, Switzerland; IOM (2013), World Migration Report 2013:
Migration Well- being and Development, IOM, Switzerland; là các báo cáo của
IMO( Interrnational Organization for Migration- Tổ chức di cƣ quốc tế). Nội dung
báo cáo cung cấp số liệu tổng quan về tình hình di cƣ quốc tế năm 2010-2011, năm
2012-2013; phân tích các xu hƣớng di cƣ , các chính sách , luật pháp, hợp tác và đối
thoại quốc tế ở cấp độ toàn cầu.
ILO (2013), Global Employment Trends 2013: Recovering from a Second
jobs Dip, ILO, Switzerland: Báo cáo nghiên cứu cuộc khủng hoảng việc làm toàn
cầu, trong đó, tâm điểm là khủng hoảng tại các nƣớc phát triển và ảnh hƣởng của nó
tới các quốc gia đang phát triển. Báo cáo đƣa ra các chỉ số định lƣợng và định tính

4


của thị trƣờng lao động toàn cầu và khu vực, kết hợp phân tích các yếu tố vĩ mô để
đƣa ra chính sách phù hợp.
Patrick Belser (2000), Vietnam: On the road to labor- intensive growth?, The
Policy Research Dissemination Center: Nghiên cứu tìm hiểu về quá trình thay đổi
cơ cấu, chất lƣợng, sự chuyển dịch lao động giữa các ngành, tình hình xuất khẩu lao
động nói chung Việt Nam trong giai đoạn 1993-1998. Ngoài ra chƣơng 3 của
Nghiên cứu đi sâu phân tích các quy định liên quan tới ngƣời lao động, lƣơng tối
thiểu và lƣơng thực tế, thủ tục cần thiết khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động từ
đó đƣa ra các nhận định về việc cần thiết cải cách luật lao động hay không.
Futaba Ishizuka (2013), International labor Migration in Vietnam and the
Impact Receiving Countries’ Policies, Institute of Developing Economies (IDE),
JETRO, Japan: Nghiên cứu tìm hiểu về chính sách XKLĐ và hiệu quả tổ chức đƣa
lao động đi nƣớc ngoài của Việt Nam dựa trên thực trạng XKLĐ của Việt Nam
trong giai đoạn 2002-2012, đặc biệt chú trong tới hai thị trƣờng chính là Hàn Quốc
và Nhật Bản. Nghiên cứu giải đáp câu hỏi tại sao vẫn tồn tại tình trạng lao động bỏ

trốn khi tham gia lao động, giải pháp của chính phủ hai bên với vấn đề này nhƣ thế
nào? Phần cuối nghiên cứu đƣa ra kết luận về các tác động của chính sách tiếp nhận
lao động của Hà Quốc và Nhật Bản tới XKLĐ Việt Nam nói chung và tình trạng lao
động bỏ trốn nói riêng.
Kannika Angsuthanasombat (2010), Situation and Trends of Vietnamese
Labor Export , />Bài viết đề cập tới thực trạng XKLĐ của Việt Nam nói chung, phân tích các điểm
mạnh, các khó khăn gặp phải của lao động Việt Nam. Phần cuối bài viết, tác giả chỉ
ra xu hƣớng XKLĐ sắp tới của Việt Nam.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc, trong nƣớc cũng có nhiều
công trình nghiên cứu về XKLĐ của Việt Nam nói chung và XKLĐ của Việt Nam
sang từng thị trƣờng, trong đó có thị trƣờng Nhật Bản.
Các nghiên cứu liên quan tới đề tài XKLĐ rất phong phú, phần lớn khái quát
về tình hình chung của XKLĐ Việt Nam: Nguyễn Lƣơng Trào (1993): Mở rộng và

5


nâng cao hiệu quả việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài - Luận
án tiến sĩ kinh tế; Cao Văn Sâm (1994): Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế xuất
khẩu lao động - Luận án tiến sĩ kinh tế; Trần Văn Hằng (1995): Các giải pháp nhằm
đổi mới quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong giai đoạn 1995-2010 - Luận
án tiến sĩ kinh tế;; Nguyễn Văn Tiến (2002): Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về
xuất khẩu lao động - Thực trạng và giải pháp - Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế;
Nguyễn Phúc Khanh (2004): Xuất khẩu lao động với chương trình quốc gia về việc
làm - Thực trạng và giải pháp - Đề tài khoa học cấp Bộ... Các nghiên cứu trên đều
chỉ ra khái niệm và đặc điểm của XKLĐ, làm rõ các vấn đề về quản lý Nhà nƣớc
trong lĩnh vực XKLĐ, từ đó đƣa ra đánh giá, giải pháp để đổi mới quản lý Nhà
nƣớc đối với lĩnh vực này.
GS.TS Đặng Đình Đào (2012): Tổng quan XKLĐ Việt Nam- Bài viết Tạp chí
Kinh tế và Phát triển số 92; Nguyễn Đình Thiện (2000): Một số vấn đề về xuất khẩu

lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị:
nêu lên thực trạng của hoạt động XKLĐ của Việt Nam, đƣa ra các thành tựu và hạn
chế của hoạt động này. Thông qua đó, các tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm
đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Việt Nam.
Nguyễn Tiến Dũng (2010), Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế- Luận án Tiến sĩ: luận án đƣa ra cơ sở lý luận của
XKLĐ, nghiên cứu về thực trang XKLĐ nƣớc ta tại một số thị trƣờng nhƣ Hàn
Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia...; thông qua đó đánh giá kết quả đạt đƣợc và
hạn chế, kiến nghị các giải pháp để phát triển hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Trần Thu Hà(2007): Xuất khẩu lao động sang thị trường Đông Bắc Á- Luận
văn thạc sỹ;ThS Đỗ Thị Ngọc Duy (2009): Phân tích tình hình xuất khẩu lao động
Việt Nam sang một số nước Châu Á giai đoạn 2007 – 2009- Chuyên đề Kinh tế: các
nghiên cứu ngoài chỉ ra cơ sở khoa học của XKLĐ đã đi sâu vào phân tích thực
trạng XKLĐ tại các thị trƣờng cụ thể: Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan....,
nêu bật các thành tự và hạn chế trong XKLĐ của Việt Nam, từ đó đƣa ra các giải
pháp đẩy mạnh hoạt động này.

6


TS. Nguyễn Thị Hồng Bích(2007): Xuất khẩu lao động của một số nước
Đông Nam Á kinh nghiệm và bài học- NXB Khoa học xã hội: Nghiên cứu cung cấp
khái niệm chung về XKLĐ, tập trung phân tích tình hình XKLĐ của một số nƣớc
Đông Nam Á, tình hình XKLĐ của Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam từ thực tế XKLĐ của các nƣớc Đông Nam Á khác.
Đặc biệt cũng có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về thị trƣờng
Nhật Bản, bênh cạnh việc đƣa ra cơ sở lý luận khoa học của XKLĐ, các nghiên cứu
đều cung cấp bức tranh tổng quan về thực trạng XKLĐ của Việt Nam sang Nhật
Bản, qua đó kiến nghị các giải pháp thúc đẩy XKLĐ Việt Nam sang thị trƣờng này.

Có thể kể đến các nghiên cứu: Đinh Trung Thành (2009) :Xuất khẩu lao động của
Việt Nam sang thị trường Nhật Bản thập niên đầu thế kỷ XXI - những vấn đề đặt ra
và phương hướng giải quyết – chuyên đề nghiên cứu Số 268-269, tạp chí Kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dƣơng; Lƣu Văn Hƣng (2005)- Một số vấn đề trong tuyển
dụng lao động nước ngoài của Nhật Bản, Hàn quốc thời gian gần đây- Tạp chí
Những vấn đề kinh tế thế giới, số 7 (111); TS. Nguyễn Mạnh Tuấn: Xuất khẩu lao
động sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh mới: thực trạng và giải pháp– bài
viết trên Tạp chí của Viện nghiên cứu Đông Bắc Á; Lê Thị Minh Vinh (2009): Xuất
khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật bản trong những năm đầu thế kỷ XXI: Thực
trạng và giải pháp- khóa luận cử nhân chuyên ngành Kinh tế; ThS. Phan Cao Nhật
Anh (2009): Việt Nam hướng tới thị trường lao động có trình độ tại Nhật Bản- bài
viết trên Tạp chí của Viện nghiên cứu Đông Bắc Á... Bản thân tác giả cũng đã có
công trình nghiên cứu Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Nhật Bản- Khóa luận cử
nhân chuyên ngành Kinh tế quốc tế (2010)
Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thế giới, khu vực và bản thân Nhật
Bản cũng luôn hàm chứa những yếu tố biến đổi không ngừng có tác động không
nhỏ tới việc tuyển dụng lao động nƣớc ngoài; hoạt động XKLĐ của nƣớc ta tại thị
trƣờng này còn nhiều tồn tại, khó khăn, có nhiều diễn biến phức tạp chƣa giải quyết
đƣợc thì việc nghiên cứu, làm rõ cả về lý luận và thực tiễn về XKLĐ nói chung,
hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trƣờng khu vực Nhật Bản nói riêng là cần

7


thiết, với mong muốn đóng góp một vài nhìn nhận, đánh giá cũng nhƣ giải pháp
giúp thị trƣờng này phát triển hơn nữa trong tƣơng lai.
1.2 Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu lao động
1.2.1.1 Các khái niệm cơ bản
-Sức lao động: là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của một con ngƣời

dùng để sản xuất ra một hàng hóa, tạo ra một giá trị thặng dƣ nào đó. Sức lao động
là yếu tố cơ bản và cần thiết nhất của quá trình sản xuất. Trên thị trƣờng lao động,
giá cả hàng hóa sức lao động cũng tuân theo quy luật cung cầu thị trƣờng để xác
định giá cả.
-Xuất khẩu lao động (XKLĐ): là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực
hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc
hợp đồng có tính chất hợp pháp quy định sự thống nhất giữa quốc gia đƣa và nhận
lao động.
Luật Ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ởnƣớc ngoài theo hợp đồng ( ban hành
ngày 29 tháng 11 năm 2006) định nghĩa Ngƣời đi XKLĐ là:” là công dân Việt Nam
cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và
pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy
định của Luật này”
-Khái niệm của ILO, IMO: Hoạt động XKLĐ là kết quả của sự mất cân bằng
giữa nƣớc tiếp nhận và nƣớc gửi lao động, thƣờng là mất cân đối về kinh tế, về khả
năng cung- cầu lao động, về sự phân bố tài nguyên-địa lý không đồng đều và sự phụ
thuộc vào các chính sách quốc gia. Các yếu tố này đã tạo nên sự di chuyển hoặc
tuyển ngƣời lao động từ nƣớc này sang nƣớc khác để bù đắp sự thiếu hụt và dƣ thừa
lao động giữa các nƣớc và khu vực với nhau.
XKLĐ giữa các quốc gia xuất phát từ nhiều nguyên nhân tuy nhiên mục đích
kinh tế có thể nhận thấy rõ nhất. Các nƣớc XKLĐ thƣờng là những nƣớc kém phát
triển, tỷ lệ thất nghiệp cao, có nguồn lao động dƣ thừa. Trong khi các nƣớc phát
triển có nền kinh tế tăng trƣởng cao, đời sống đƣợc cải thiện lại thiếu lao động và có

8


một số công việc thiếu lao động do ngƣời dân không muốn làm. Chính điều này đã
làm cho nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu lao động của các nƣớc nảy sinh, tạo nên
cung- cầu trên thị trƣờng lao động thế giới.

Giải thích hiện tượng XKLĐ thông qua mô hình Macdougall- Kemp.
Trƣớc khi tìm hiểu về lý thuyết này chúng ta cùng thống nhất quan điểm
XKLĐ cũng chính là hành vi bán sức lao động của ngƣời lao ra khỏi biên giới của
quốc gia mình. Chính vì vậy, sức lao động lúc này sẽ trở thành một loại hàng hoá
đặc biệt trên thị trƣờng và nó cũng tuân theo những quy luật của thị trƣờng, và quy
luật giá trị có ảnh hƣởng lớn nhất. Giá trị của sức lao động sẽ đƣợc biểu hiện bởi giá
trị của chúng hay chính là tiền công mà ngƣời lao động đƣợc nhận.
Luôn có sự chênh lệch về cung- cầu lao động trên thị trƣờng thế giới. Chính
vì thế luôn có sự chênh lệch về hiệu quả sử dụng lao động giữa các nƣớc. Vì vậy
với mỗi thị trƣờng giá trị của sức lao động sẽ là khác nhau. Điều đó giải thích tại
sao các công việc có mức lƣơng cao lại thu hút nhiều ngƣời quan tâm và thị trƣờng
nào có mức lƣơng cao hơn sẽ thu hút ngƣời lao động muốn đến hơn. Nói cách khác
chính sự chênh lệch hiệu quả sử dụng lao động tạo nên XKLĐ. Chỉ khi sự chênh
lệch tiền lƣơng giữa các thị trƣờng mất đi thì hiện tƣợng XKLĐ mới ngừng lại. Ta
có thể sử dụng mô hình Macdougall- Kemp để giải thích hiện tƣợng này. Mô hình
này giải thích về nguyên nhân hình thành đầu tƣ quốc tế là do sự chênh lệch về năng
suất cận biên của nguồn lực giữa các quốc gia. Nguồn lực thƣờng di chuyển từ các
nƣớc có năng suất cận biên của nguồn lực thấp đến các quốc gia có năng suất cận
biên của nguồn lực cao và sự di chuyển này sẽ bão hào khi không còn sự chênh lệch
về năng suất cận biên của nguồn lực giữa các nƣớc. Ta có thể thấy rõ điều này qua
sơ đồ sau:

9


J
F

II


I
M

H

E
N

T
R

C
VMPL2

B

O

VMPL1

G

A

O’

Hình 1.1: Mô hình Macdougall- Kemp về hiện tƣợng XKLĐ
Giả định thế giới có hai nƣớc I, II ( I là nƣớc xuất khẩu lao động, II là nƣớc
nhập khẩu lao động). Tổng số lao động của cả hai nƣớc là OO’. Trong đó cung lao
động của nƣớc I là OA, cung lao động của nƣớc II là O’A. Các đƣờng VMPL1 và

VMPL2 biểu diễn giá trị sản phẩm lao động cận biên của nƣớc I và II. Trong điều
kiện cạnh tranh VMPL tƣợng trƣng cho tiền công lao động thực tế. Trƣớc khi có sự
di cƣ lao động hay XKLĐ, ở nƣớc I mức tiền công là OC và tổng sản phẩm là
OFGA. Giả sử có di cƣ lao động tự do, do tiền công ở nƣớc II là OH cao hơn tiền
công ở nƣớc I là OC nên lao động sẽ di cƣ từ nƣớc I sang nƣớc II và chỉ dừng lại
khi tiền công lao động ở hai nƣớc là bằng nhau tại E (ON=O’T). Tại điểm E, lƣợng
lao động chuyển từ nƣớc I sang nƣớc II là AB. Hiện tƣợng này làm cho tiền công
nƣớc I tăng lên và tiền công nƣớc II giảm xuống. Tổng sản phẩm của nƣớc II tăng
từ O’JMA lên O’ JEB
Mô hình này dựa trên giả định tất cả lao động di cƣ không có chuyên môn,
hoặc chuyên môn của các lao động là đồng đều nhau. Tuy nhiên, trên thực tế không
phải nhƣ vậy. Tại các nƣớc dƣ lao động, XKLĐ trở thành chiến lƣợc trong chƣơng

10


trình giải quyết việc làm của quốc gia thì XKLĐ có thể làm tăng sản lƣợng của thế
giới nhƣng khó có thể làm tăng tiền công của quốc gia I.
1.2.1.2 Đặc điểm cơ bản của XKLĐ
Thứ nhất: XKLĐ là một hoạt động kinh tế không thể tách rời khỏi sự phát
triển đất nước của nhiều quốc gia.
Hiện nay, XKLĐ đƣợc xem là một trong những chính sách nằm trong chƣơng
trình việc làm của mỗi quốc gia nhằm giải quyết lƣợng lao động mỗi ngày một gia tăng;
không những thế Nhà nƣớc có thể thu đƣợc một lƣợng ngoại tệ lớn thông qua hình thức
chuyển tiền về nƣớc của ngƣời lao động và các lợi ích khác. Những lợi ích này buộc
nƣớc xuất khẩu phải chiếm lĩnh ở mức cao nhất thị trƣờng lao động nƣớc ngoài, mà việc
chiếm lĩnh đƣợc hay không lại dựa trên quan hệ cung- cầu sức lao động.
Bên “ cầu” phải tính toán kĩ hiệu quả kinh tế của việc nhập khẩu lao động (
NKLĐ). Vì vậy cần phải xác định chặt chẽ số lƣợng, chủng loại lao động hợp lý. Bên
“cung” mong muốn xuất đƣợc càng nhiều lao động càng tốt. Do vậy bên cung cần phải

có sự chuẩn bị, đầu tƣ, đáp ứng nhƣ cầu của bên “cầu”. Chất lƣợng lao động càng cao
càng đem lại hiệu quả lao động lớn, do đó càng đƣợc thị trƣờng nƣớc ngoài chấp nhận.
Chất lƣợng lao động cao thể hiện ở trình độ tay nghề ngƣời lao động phù hợp với công
nghệ của nƣớc tiếp nhận lao động, có thể lực tốt, có ngoại ngữ, đƣợc trang bị kiến thức
làm việc theo tác phong công nghiệp, am hiểu luật pháp, phong tục tập quán của nƣớc
sử dụng lao động, dễ thích ứng với môi trƣờng mới.
Thứ hai:XKLĐ là hoạt động thể hiện rõ tính xã hội.
Thực chất XKLĐ là hoạt động xuất khẩu sức lao động. Trong khi đó, sức lao
động lại gắn bó chặt chẽ với ngƣời lao động, không tách rời khỏi ngƣời lao động.
Do vậy, mọi chính sách, pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ phải kết hợp với các chính
sách xã hội, đảm bảo làm sao để ngƣời lao động ở nƣớc ngoài đƣợc lao động nhƣ
cam kết trong hợp đồng lao động, cũng nhƣ đƣợc tham gia đầy đủ các hoạt động
công đoàn…Hơn nữa, lao động xuất khẩu dẫu sao cũng chỉ có thời hạn, do vậy
nƣớc XKLĐ cần phải có những chế độ tiếp nhận và sử dụng ngƣời lao động sau khi
họ hoàn thành hợp đồng về nƣớc.

11


Thứ ba:XKLĐ là hoạt động kinh tế mang ở cả tầm vĩ mô và vi mô.
Ngày nay, trong cơ chế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế thì hầu nhƣ
toàn bộ hoạt động XKLĐ đều do các tổ chức kinh tế thực hiện trên cơ sở hợp đồng
đã ký. Đồng thời, các tổ chức kinh tế cũng chịu trách nhiệm hoàn toàn khâu tổ chức
đƣa đi và quản lý ngƣời lao động và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế trong
hoạt động XKLĐ của mình. Tuy nhiên, sự chủ động, tự chịu trách nhiệm về hoạt
động XKKLĐ của các tổ chức kinh tế này cũng phải nằm trong các quy định quản
lý vĩ mô của Nhà nƣớc. Cụ thể phải tuân thủ theo các hiệp định, các thoả thuận song
phƣơng có tính nguyên tắc, thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình mà Nhà nƣớc
đã ban hành.
Thứ tƣ:Xuất khẩu lao động là hoạt động mang lại lợi ích cho cả ba bên: nhà

nước, doanh nghiệp XKLĐ và lao động xuất khẩu.
Trong lĩnh vự XKLĐ, lợi ích kinh tế của Nhà nƣớc là khoản ngoại tệ mà
ngƣời lao động gửi về đƣợc tính thuế, là số thuế thu nhập mà các công ty XKLĐ
phải trích nộp theo quy định của Nhà nƣớc, do vậy ngƣời lao động gửi càng nhiều
ngoại tệ về thì nguồn thu từ thuế càng lớn. Không những thế, lƣợng ngoại tệ chuyển
về nƣớc sẽ làm tài khoản vãng lai đƣợc cân bằng. Lƣợng ngoại tệ cũng nhƣ số thuế
mà Nhà nƣớc thu đƣợc sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu, chính sách kinh tế của
Nhà nƣớc. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thì lợi ích đó là các khoản phí giải
quyết việc làm ngoài nƣớc, phí đào tạo ngƣời lao động trƣớc khi đi xuất khẩu. Đối
với ngƣời lao động, lợi ích thu đƣợc là khoản thu nhập mà họ nhận đƣợc từ việc lao
động bên nƣớc ngoài, khoản thu nhập này cao hơn rất nhiều so với lao động trong
nƣớc cùng làm công việc có tính chất tƣơng tự nhau
Thứ năm: Xuất khẩu lao động là hoạt động đầy biến đổi.
Hoạt động XKLĐ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu NKLĐ của nƣớc tiếp nhận.
Tuy nhiên nhu cầu này thƣờng không ổn định và chịu nhiều tác động khác nhau của
nền kinh tế, sự biến động của xã hội nƣớc tiếp nhận lao động vì vậy cần phải có sự
phân tích một cách toàn diện về nƣớc có nhu cầu, về số lƣợng hiện tại, xu hƣớng
những loại hình công việc cần sử dụng lao động nƣớc ngoài trong thời gian tới. Từ

12


đó Nhà nƣớc xây dựng các chƣơng trình, chính sách đào tạo, giáo dục định hƣớng
phù hợp, linh hoạt đáp ứng đƣợc nhu cầu của các nƣớc tiếp nhận khi cần kể cả lao
động trên thế giới. Đây là mong muốn của tất cả các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc
nghèo và các nƣớc đang phát triển.
1.2.2 Hình thức và các kênh xuất khẩu lao động.
1.2.2.1 Các hình thức xuất khẩu lao động.
1.2.2.1.1 Phân loại theo địa lí biên giới giữa các quốc gia.
Xuất khẩu lao động ra ngoài nước.

Đây là hình thức đƣa ngƣời lao động ra nƣớc ngoài thông qua các hợp đồng
lao động đã ký với chủ sở hữu lao động ở bên nƣớc ngoài. Theo đó, ngƣời lao động
phải sang tận bên nƣớc đó làm việc. Hình thức này là chủ yếu đi dƣới dạng tu
nghiệp sinh (TNS) và lao động kỹ thuật. Khi hết hạn hợp đồng ngƣời lao động buộc
phải về nƣớc. Đây là hình thức phổ biến nhất.
Xuất khẩu lao động giáp ranh.
Đây là hiện tƣợng ngƣời lao động ở các nƣớc có chung biên giới. Ngƣời lao
động làm việc tại quốc gia láng giềng, sau đó lại trở về nhà mình để ở, nghĩa là
không kèm theo sự thay đổi về chỗ ở. Hình thức này phổ biến ở các nƣớc trong liên
minh Châu Âu hoặc các nƣớc trong khối ASEAN nhƣ Singapo và Malaysia.
Xuất khẩu tại chỗ.
Theo hình thức này thì ngƣời lao động không cần phải ra ngoài phạm vi lãnh
thổ của quốc gia mình. Hình thức này chủ yếu hiện nay là gia công cho nƣớc ngoài
tức là dùng nhân lực tại chỗ để gia công chế biến sản phẩm, bán thành phẩm theo
yêu cầu của nƣớc ngoài để tạo công ăn việc làm ngay trong nƣớc, tăng tỷ trọng xuất
khẩu các sản phẩm thông qua các hợp đồng với nƣớc ngoài. XKLĐ tại chỗ hiện nay
rất phổ biến, thu hút đƣợc một lƣợng lớn lao động trong nƣớc tham gia đặc biệt là
trong khu vực FDI, và các khu vực sản xuất hƣớng tới xuất khẩu, các khu công
nghiệp, chế xuất hay cho các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
1.2.2.1.2 Phân loại theo loại hình lao động.
Lao động làm việc trên biển (thuyền viên): Đây là loại lao động có cƣờng độ
làm việc cao, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro lớn từ lúc rời bến đến khi tàu về cảng. Do

13


vậy, công việc này đòi hỏi thuyền viên phải có thể lực tốt, chịu đƣợc sóng gió, có
tay nghề và kinh nghiệm, có tác phong sản xuất công nghiệp, có vốn ngoại ngữ khá
để thực hiện chuẩn xác mệnh lệnh của thuyền trƣởng.
Thợ xây dựng: Ngƣời lao động thƣờng làm cho các ông chủ xây dựng và chủ

yếu làm tại công trƣờng. Đây là công việc nặng nhọc, phần lớn lao động diễn ra
ngoài trời. Công nghệ xây dựng và máy móc hiện nay khá hiện đại, các khâu của
quá trình làm việc đƣợc chuyên môn hóa cao, tổ chức thi công trên công trƣờng rất
khoa học và chặt chẽ, kỹ thuật lao động nghiêm khắc tuy nhiên tiền công thƣờng
không cao.
Công nhân nhà máy: Ngƣời lao động chủ yếu làm trong các nhà máy hoặc
phân xƣởng. Thông thƣờng thì những ngƣời lao động đƣợc làm trong các nhà máy
có trình độ tự động và chuyên môn khá cao, các công nhân trong quá trình sản xuất
đƣợc bố trí hết sức chặt chẽ, đòi hỏi ngƣời lao động phải có sức bền để chịu đựng
cƣờng độ lao động cao, tinh thông nghề nghiệp và ý thức kỷ luật để hòa nhập với
công nhân cũng nhƣ kịp tiến độ lao động. Phần lớn số lao động này đƣợc chủ lao
động tuyển chọn trực tiếp với quy trình chặt chẽ.
Lao động giúp việc gia đình: Đây là công việc mang tính đặc thù không đòi
hỏi ngƣời lao động có trình độ chuyên môn nhƣng ngƣời lao động phải thông thạo
ngôn ngữ đủ để giao tiếp hàng ngày. Đây là công việc vất vả và đòi hỏi sự tỉ mẩn,
thành thạo các công cụ sinh hoạt, chăm chỉ, trung thực và tận tụy với công việc.
Lao động chăm sóc người bệnh tại gia đình hoặc trại dưỡng lão: Công việ
đòi hỏi chất lƣợng lao động cao hơn, có khả năng giao tiếp, có kiến thức cơ bản về
y tá, hộ lý. Đồng thời còn yêu cầu sự kiên nhẫn, cần cù.
1.2.2.1.3 Phân loại theo văn bản Nhà nước.
Hình thức đi tập thể: Hình thức này do các doanh nghiệp tổ chức dƣới dạng
nhận thầu xây dựng công trình công nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi, dân dụng… ở
nƣớc ngoài.Hình thức này đƣợc thực hiện thông qua các nhà thầu của nƣớc XKLĐ
thắng thầu xây dựng ở ngoài nƣớc. Sau khi đã thỏa thuận trong đó có vấn đề đƣa
ngƣời lao động của nƣớc xuất khẩu (chủ yếu là công nhân lành nghề, cán bộ kỹ

14


thuật và cán bộ quản lí) sang nƣớc nhận thầu làm việc; về các điều kiện sinh hoạt

nhƣ ăn, ở, làm việc, các chi phí khác có liên quan đến lao động thì hai bên thực hiện
hợp đồng. Phía NKLĐ sẽ cung cấp cho bên XKLĐ máy móc, trang thiết bị làm
việc. Khi hợp đồng kết thúc thì lao động về nƣớc.
Hình thức này có ƣu điểm sau:
Do việc điều hành và thực hiện dự án chủ yếu là ngƣời trong nƣớc do đó ít
xảy ra hiện tƣợng bất đồng ngôn ngữ trong quá trình làm việc, năng suất lao động
đƣợc đảm bảo và nâng cao.
Đƣa ngƣời lao động đi nhận thầu xây dựng ở nƣớc ngoài sẽ tạo điều kiện
cho ngƣời lao động đƣợc rèn luyện, nâng cao tay nghề, tiếp thu trình độ quản lí tiên
tiến trên thế giới, nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lƣợng lao động trên trƣờng
quốc tế. Không những thế khi kết thúc quá trình lao động tại nƣớc ngoài, lao động
về nƣớc sẽ có trình độ tay nghề, kỹ năng quản lý và kinh nghiệm cao đáp ứng cho
nhu cầu phát triển của đất nƣớc.
Đi theo cá nhân: Hình thức này do các doanh nghiệp có giấy phép XKLĐ
đƣợc phép đƣa lao động đi làm việc tại nƣớc ngoài. Đây là hình thức phổ biến nhất
hiện nay. Hình thức này đƣợc thực hiện thông qua các doanh nghiệp đƣợc hoạt
động chuyên về XKLĐ, hoặc đƣợc bổ sung thêm chức năng XKLĐ. Các doanh
nghiệp sẽ phải đào tạo cho ngƣời lao động về ngôn ngữ và những kỹ năng sống cần
thiết trƣớc khi ngƣời lao động nhập cƣ. Các doanh nghiệp của Việt Nam không trực
tiếp quản lý những đối tƣợng lao động này mà là nhiệm vụ của các đơn vị tiếp nhận
ngƣời lao động tại nƣớc ngoài.
1.2.2.2 Các kênh chính của xuất khẩu lao động.
Bản chất của hoạt động XKLĐ là tổ chức thực hiện việc “di trú thể nhân có
tổ chức”, hợp pháp, xuất phát từ quy luật cung - cầu sức lao động, đƣợc thực hiện
bởi các pháp nhân kinh tế của nƣớc nhận và các nƣớc cử lao động, trên cơ sở:
(1). Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về quan hệ cung – cầu lao động. Ví dụ
nhƣ Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Malaysia, Việt Nam – Kinhdom of Saudi
Arabia trƣớc 1990 là Việt Nam và các nƣớc xã hội chủ nghĩa.

15



(2). Thỏa thuận giữa Tổ chức thuộc Chính phủ Việt Nam và Tổ chức phi
Chính phủ nƣớc ngoài. Ví dụ nhƣ Việt Nam – Nhật Bản.
(3). Thỏa thuận giữa Tổ chức Phi Chính phủ Việt Nam và Tổ chức phi Chính
phủ khu vực ngoài Việt Nam. Ví dụ nhƣ Văn phòng kinh tế và văn hóa Việt Nam
tại Đài Bắc và Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội.
(4) Thỏa thuận giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trên cơ sở phù hợp với
luật pháp của hai nƣớc nhƣ Vinamotor Việt Nam – Công ty Omni Vƣơng quốc Anh.
(5). Thỏa thuận giữa ngƣời lao động Việt Nam và nhà tuyển dụng nƣớc
ngoài dựa trên các điều khoản quy định tại Nghị định 81/2003 của Chính phủ Việt
Nam, thông tƣ 22/2003 của Bộ Lao động Thƣơng Binh và Xã hội.
Theo đó ngƣời lao động Việt Nam đƣợc các doanh nghiệp chuyên doanh
XKLĐ cử đi làm việc ở nƣớc ngoài đƣợc cƣ trú có thời hạn hợp pháp tại nƣớc sở
tại, và đƣợc hƣởng các quyền lợi theo Luật lao động nƣớc sở tại và Hợp đồng lao
động ký giữa chủ sử dụng lao động và ngƣời lao động. Di trú thể nhân có tổ chức sẽ
đạt quy mô lớn khi các Đại lý Việt Nam đƣợc thực hiên XKLĐ trong khuôn khổ các
thỏa thuận (1), (2), (3). Còn thỏa thuận (4), (5) mang ý nghĩa “đột phá, thăm dò”
nên quy mô thực hiện còn nhỏ.
1.2.3 Tác động của xuất khẩu lao động.
1.2.3.1 Đối với nước xuất khẩu lao động.
1.2.3.1.1 Tác động tích cực.
Thứ nhất: XKLĐ góp phần tăng trưởng kinh tế. Điều này thể hiện ở các khía cạnh
sau: XKLĐ làm tăng thu nhập của người lao động và gia đình họ.
Thực tế, lao động sống tại các nƣớc nhập khẩu lao động cũng khá vất vả, tuy
nhiên điều kiện lao động tại đây thƣờng tốt hơn so với nƣớc XKLĐ. Mức lƣơng
nhận đƣợc khi lao động tại nƣớc ngoài cũng cao hơn nhiều lần so với mức lƣơng
ngƣời lao động nhận đƣợc tại nƣớc mình. Chính điều này làm cho điều kiện và mức
sống của ngƣời lao động và gia đình họ đƣợc cải thiện đáng kể. Hơn nữa lao động
tại nƣớc ngoài chỉ là tạm thời nên ngƣời lao động luôn tâm niệm chịu khó một vài

năm để lúc về có đồng vốn thoát nghèo. Theo “Di dân – Một cái nhìn toàn cầu” của

16


Hồng Hoa đăng trên tạp chí Việc làm ngoài nƣớc, số 3 năm 2005, kết quả từ một
cuộc thăm dò của Richard H.Adam Jr và John Page của Ngân hàng Thế giới (WB)
cho thấy việc di cƣ lao động ra nƣớc ngoài tại những nƣớc đang phát triển tăng
khoảng 10% sẽ cải thiện đƣợc mức sống của 2% số ngƣời có thu nhập dƣới 1
USD/ngày.
Vì thế thu nhập của ngƣời lao động làm việc ở nƣớc ngoài chuyển về nƣớc
đang trở thành một nhân tố quan trọng không chỉ giúp các cá nhân tự cải thiện cuộc
sống mà còn làm giàu cho gia đình họ tại nƣớc nhà.
Xuất khẩu lao động nâng cao tiềm lực kinh tế quốc gia thông qua nguồn
ngoại tệ và các nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu lao động.
Theo thống kê của WB thì mỗi năm tổng số tiền lao động làm việc ở nƣớc
ngoài chuyển về quê hƣơng đạt 80 tỷ đô la, chiếm 1.3% GDP của toàn thế giới.
Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) cho biết: trung bình mỗi năm số lao động
ngƣời Ấn Độ tại nƣớc ngoài gửi về nƣớc 15 tỷ USD – một nguồn ngoại tệ vƣợt quá
cả xuất khẩu của ngành công nghiệp phần mềm nổi tiếng của nƣớc này. Nhiều nƣớc
đang phát triển ngày càng trở nên phụ thuộc vào nguồn tiền của các công dân làm
việc ở nƣớc ngoài gửi về, xem đó nhƣ là một nguồn tài chính từ bên ngoài. Tất cả
những hoạt động đầu tƣ này đều làm cho nền kinh tế của nƣớc họ tiến triển theo
chiều hƣớng tốt; Nhà nƣớc tăng nguồn dự trữ quốc gia về ngoại tệ, thị trƣờng vốn
hoạt động sôi động và tăng các nguồn thu từ thuế hay các khoản ngoại tệ này chính
là đồng vốn cho việc phát triển kinh tế, nâng cấp cơ sở hạ tầng và giải quyết tình
trạng các doanh nghiệp “ đói vốn”.
Xuất khẩu lao động giải quyết việc làm cho người lao động và làm tăng
doanh thu của các đơn vị dịch vụ xuất khẩu lao động.
Ngày nay, mọi quốc gia đều tham gia vào hoạt động XKLĐ. Các nƣớc phát

triển thì XKLĐ tay nghề cao, còn các nƣớc kém phát triển thì chủ yếu là XKLĐ phổ
thông tham gia vào các công việc giản đơn, không cần chuyên môn kỹ thuật cao.
XKLĐ không chỉ đƣợc xem là chƣơng trình việc làm của mỗi quốc gia mà còn
đƣợc coi là chiến lƣợc phát triển kinh tế của nhiều nƣớc, nó không những giảm tỉ lệ

17


thất nghiệp tại nƣớc đó mà còn nâng cao tay nghề và tính chuyên nghiệp cho từng
cá nhân ngƣời lao động. Dòng lao động di cƣ ( theo hƣớng XKLĐ) liên tục chảy
không ngừng giữa các quốc gia với nhau. Hàng năm, mỗi quốc gia đang phát triển
có thể xuất khẩu hàng trăm nghìn lao động đi làm việc tại các quốc gia khác nhau
trên toàn thế giới. Từ đó có thể thấy XKLĐ đã giải quyết cho các nƣớc nghèo bài
toán về lao động dôi dƣ. Không những thế XKLĐ còn làm tăng doanh thu của các
công ty chuyên kinh doanh về XKLĐ. Một phần doanh thu đó lại chuyển vào ngân
sách của nƣớc XKLĐ qua nguồn nộp thuế thu nhập.
Thứ hai: Xuất khẩu lao động góp phần quan trọng thúc đấy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Khi XKLĐ phát triển, sẽ phát triển các ngành dịch vụ như: Các công ty xuất
khẩu, các đơn vị đào tạo – giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng, giao thông vận
tải…Công tác xuất khẩu muốn phát triển thì phải có sự đồng bộ trong các khâu, vì
thế khi XKLĐ trở thành một hoạt động thƣờng xuyên thì buộc các ngành có liên
quan phải phát triển để đáp ứng kịp thời đòi hỏi của nó. Không những thế nguồn
ngoại tệ của các lao động làm việc tại nƣớc ngoài gửi về chính là nguồn vốn để các
ngành này cải thiện và nâng cao nhằm phục vụ tốt hơn không chỉ công tác xuất
khẩu mà còn thúc đẩy những hoạt động kinh tế - xã hội của đất nƣớc mình:
Khi XKLĐ phát triển, trình độ tay nghề của người lao động tham gia XKLĐ
sẽ được nâng cao. Trƣớc khi sang nƣớc ngoài làm việc bất cứ ngƣời lao động nào
cũng đƣợc học ngôn ngữ và nâng cao tay nghề mà mình sẽ phải làm trong thời gian
tới. Với những công việc đòi hỏi tính kỹ thuật cao thì sau khi sang nƣớc bạn, lao

động có thể sẽ đƣợc tập huấn và nâng cao trình độ một lần nữa. Trình độ ngoại ngữ
là một yêu cầu bắt buộc đối với lao động xuất khẩu. Đây đƣợc coi là một trong
những kỹ năng cơ bản mà ngƣời lao động cần phải có khi làm việc ở nƣớc
ngoài.Một khía cạnh nữa là công tác XKLĐ sẽ giúp chƣơng trình hƣớng nghiệp
phát triển hơn. Ngƣời dân sẽ học cái gì họ cho là phù hợp với năng lực của bản thân
và cái mà xã hội cần chứ không phải cái mà xã hội suy nghĩ.
Thứ ba: XKLĐ góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

18


×