Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Phát triển kinh tế biển ở tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH
TẾ
---------------------

ĐÀO QUỐC ĐẠT

PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC
HÀNH

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH
TẾ

---------------------

ĐÀO QUỐC ĐẠT

PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC
HÀNH



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO VĂN
TUẤN

XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn: "Phát triển Kinh tế biển ở tỉnh Thái Bình"
dưới sự hướng dẫn của TS Đào Văn Tuấn và được thực hiện tại Trường Đại học kinh
tế, Đại học Quốc gia Hà Nội là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu,
trích dẫn trong luận văn do Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thái Bình cung cấp và các kết quả
xử lý, thu thập khác là từ các nguồn tài liệu tin cậy đã được công bố và có nguồn gốc rõ
ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.

.

Hà Nội ngày 20/10/2015
Học viên

Đào Quốc Đạt



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ từ các thầy, cô giảng viên, cán bộ trong Khoa Kinh tế chính trị, trường
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy cô trong Khoa, những
người đã tận tình dạy bảo và sự giúp đỡ nhiệt tình từ các anh chị cán bộ công tác tại Khoa
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn TS. Đào Văn Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tôi
hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè, những người đã luôn cổ vũ, trao
đổi, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội ngày 20/10/2015
Học viên

Đào Quốc Đạt


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................2
2.1 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................2

3.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2
3.2 Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................2
4. Kêt cấu của luận văn....................................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN.........................................................................4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................4
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế biển.................................................................7
1.1.1 Các khái niệm về phát triển kinh tế biển .....................................................7
1.1.1.1 Khái niệm về kinh tế biển ....................................................................7
1.1.1.2 Khái niệm về phát triển kinh tế biển ....................................................9
1.1.1.3 Chiến lược phát triển kinh tế biển ......................................................10
1.1.2. Vai trò của kinh tế biển ở nước ta ............................................................11 1.2.3
Nội dung phát triển kinh tế biển ................................................................12
1.2.3.1. Phát triển cơ sở hạ tầng biển .............................................................12
1.2.3.2. Phát triển các ngành nghề, lĩnh vưc kinh tế biển ..............................13
1.2.3.3. Phát triển nguồn nhân lực biển..........................................................20
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế biển...............................23
1.1.4.1 Điều kiện tài nguyên thiên nhiên .......................................................23
1.1.4.2 Nguồn nhân lực và trình độ khoa học-công nghệ biển ......................24


1.1.4.3 Vốn đầu tư và thị trường để phát triển kinh tế biển ...........................26
1.1.4.4 Hợp tác quốc tế và an ninh trên biển..................................................27
1.1.4.5 Vai trò quản lý kinh tế biển của chính quyền địa phương………… 28
1.1.5 Các chỉ số đánh giá sự phát triển kinh tế biển ..........................................28
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ............................33
2.1 Phƣơng pháp phân tích nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp ...............................33
2.2 Phƣơng pháp tham vấn ý kiến của các chuyên gia ...........................................33
2.3 Phƣơng pháp khảo sát thực địa bổ sung .............................................................34
2.4 Phƣơng pháp xử lý thông tin..................................................................................34

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH THÁI
BÌNH.........................................................................................................................35
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực ven biển tỉnh Thái Bình. 35
3.1.1 Điều kiện tự nhiên......................................................................................35
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội...........................................................................37
3.2 Thực trạng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Thái Bình........................................41
3.2.1 Hiện trạng công tác quản lý kinh tế biển ..................................................41 3.2.2
Hiện trạng cơ sở hạ tâng kỹ thuật và xây dựng, phát triển đô thị.............43
3.2.2 Hiện trạng phát triển các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế biển ở KVVB Thái
Bình ............................................................................................................48
3.2.4 Hiện trạng nguồn nhân lực biển................................................................59 3.3
Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế tại KVVB Thái Bình. ........................60
3.3.1 Những thành tựu trong phát triển kinh tế biển tại KVVB Thái Bình.........60
3.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ....................................................62
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
Ở TỈNH THÁI BÌNH .............................................................................................67
4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế biển ở KVVB Thái Bình đến năm 2025. ....67
4.1.1. Tác động của bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước ..........................67 4.1.2.
Những định hướng chung .........................................................................71 4.1.3
Định hướng cụ thể .....................................................................................72


4.2. Giải pháp phát triển kinh tế biển KVVB Thái Bình đến năm 2025.............73
4.2.1. Các nhóm giải pháp..................................................................................73
4.2.2. Kiến nghị...................................................................................................78
KẾT LUẬN ..............................................................................................................82 TÀI
LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84
PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

CNH

Công nghiệp hóa

GDP

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

HĐH


Hiện đại hóa

KCN

Khu công nghiệp

KĐT

Khu đô thị

KKT

Khu kinh tế

KKTVB

Khu kinh tế ven biển

KVVB

Khu vực ven biển

WB

Ngân hàng thế giới

RNM

Rừng ngập mặn


TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức bảo tồn di sản thiên nhiên thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1

Bảng
Bảng 1.1

Nội dung
Số vụ xung đột trên biển trên thế giới và khu

Trang
27

vực biển Nam Á
2
3
4

5

Bảng 1.2
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3

Các chỉ số đánh giá phát triển kinh tế biển
Hiện trạng dân số khu vực ven biển Thái Bình
Hiện trạng sử dụng đất tại KVVB Thái Bình
Dự báo nhu cầu lao động tại KVVB Thái Bình

30
37
40
60

đến năm 2020.

ii


DANH MỤC HÌNH

Hình

Nội dung

STT
Hình 1.1

1
Hình 3.1
2
Hình 3.2
3

môi trường trong phát triển bền vững
Bản đồ ranh giới khu vực ven biển Thái Bình.
Dịch chuyển cơ cấu lao động theo ngành ngành

29
35
38

tại KVVB Thái Bình
Hình 3.3

4

Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 trong quá trình

45

xây dựng
Hình 3.4

5

Tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất


51

nuôi trồng thủy sản ở KVVB Thái Bình
Hình 3.5

6

Tăng trưởng tàu khai thác thủy sản và sản lượng

53

đánh bắt thủy sản ở KVVB Thái Bình
Hình 3.6

7

Tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp và

57

dịch vụ ở KVVB Thái Bình
Hình 4.1

8

Các chỉ số kinh tế Việt Nam trong giai đoạn

68

2011 - 2014

Hình 4.2

9

Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với xã hội và

Trang

Thái Bình trong hành lang kinh tế khu vực

70

duyên hải Bắc Bộ

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ số cao
nhất về chiều dài bờ biển, mở ra 3 hướng Đông, Nam và Tây; có vùng biển và thềm lục địa
rộng lớn, diện tích vượt quá một triệu km2, lớn gấp 3 lần diện tích đất liền; có hơn 3.000
hòn đảo lớn, nhỏ, gần bờ và xa bờ, chạy suốt từ vịnh Bắc Bộ tới vịnh Thái Lan. Vị thế, địa
lý tự nhiên và tiềm năng kinh tế của vùng biển nước ta có tầm quan trọng trong chiến lược
xây dựng phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung
ương Đảng (Khóa X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 "Về chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020", trong đó nhấn mạnh "Thế kỷ XXI được thế giới xem
là thế kỷ của đại dương" và quyết tâm đưa nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển,
làm giàu từ biển.
Trong phát triển kinh tế biển thì việc thành lập các khu kinh tế biển có ý nghĩa

hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế biển ở khu vực đó. Thái Bình
là tỉnh ven biển, thuộc khu vực phía Nam đồng bằng sông Hông, nằm trong vùng tam
giác trọng điểm kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; có vị thế ảnh hưởng tới vành
đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ - vùng trọng điểm của Chiến lược biển Việt Nam. Tuy nhiên Thái
Bình vẫn là tỉnh nghèo, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế biển chưa được chú
trọng, quy mô kinh tế biển còn nhỏ, cơ cấu chưa hợp lý, trình độ sản xuất nghề thủy hải
sản còn hạn chế bên cạnh việc khai thác và sử dụng chưa hợp lý nguồn lợi và thế mạnh
của biển gây ô nhiễm môi trường và không phát huy được hiệu các nguồn lợi sẵn có.
Do vậy trước yêu cầu phát triển Thái Bình thành một trong những tỉnh có nền kinh tế
khá trong cả nước thì việc được Thủ tướng chính thức thông qua chủ trương thành lập
và đầu tư phát triển Khu kinh tế ven biển Thái Bình trong năm 2011 là một trong những cơ
hội mang tính đột phá, một bước ngoặt trong phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian
tới. Với hy vọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của toàn bộ vùng phía Đông Nam đồng
bằng sông Hồng, tạo mối liên hệ chặt chẽ với các vùng kinh tế trọng điểm khác nhằm
khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh về biển của tỉnh, đón bắt những cơ hội trong
1


hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược biển Việt Nam
đến năm 2020. Bên cạnh cơ hội đó là những thách thức đặt ra để đưa khu vực ven biển
Thái Bình hội tụ đủ các tiêu chí để thành lập và phát triển Khu kinh tế ven biển trước những
hạn chế, khó khăn đã đề cập ở trên.
Vì vậy, trong khuôn khổ thời gian hạn chế, tác giả chọn đề tài luận văn "Phát
triển kinh tế biển ở tỉnh Thái Bình" với hy vọng góp phần nhận định rõ tiềm năng
phát triển kinh tế biển của khu vực ven biển Thái Bình đồng thời đề xuất một số giải pháp
thực hiện việc nâng cao phát triển kinh tế biển tại khu vực này hướng tới việc thành lập
và phát triển khu kinh tế ven biển Thái Bình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phát triển kinh tế biển, nghiên cứu

phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Thái Bình từ đó đưa ra các định hướng,
giải pháp phát triển kinh tế biển tại Thái Bình tới năm 2025.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát các lý luận cơ bản về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển tại khu vực ven biển Thái Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế biển tại khu vực
ven biển Thái Bình hướng tới năm 2025.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
-

Lý luận cơ bản về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển.

-

Hiện trạng, định hướng, giải pháp phát triển và quản lý kinh tế biển ở khu
vực ven biển Thái Bình.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:

-

Phạm vi không gian chủ yếu tập trung giới hạn trong khu vực ven biển của
tỉnh Thái Bình.

-

Phạm vi thời gian là từ thời điểm 2007 (thời điểm ban hành Chiến lược biển
Việt Nam) đến 2015, trong đó chú trọng đến khoảng thời gian gần đây từ khi
2



có chủ trương đưa khu kinh tế ven biển Thái Bình vào quy hoạch (2011) tới
năm 2015.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu đặt ra thì câu hỏi đặt ra đối với luận văn này là:
- Đã có các công trình nghiên cứu nào về phát triển và quản lý kinh tế biển
trên thế giới và ở Việt Nam?
- Thực trạng phát triển và quản lý kinh tế biển tại khu vực ven biển Thái Bình
hiện nay là như thế nào? Những vấn đề đặt ra đối với khu vực này là gì trong
phát triển và quản lý kinh tế biển?
- Cần có những định hướng về phát triển và quản lý kinh tế biển cho khu vực ven
biển Thái Bình như thế nào trong giai đoạn sắp tới? Cần thực hiện những giải
pháp gì để nâng cao hiệu quả phát triển và quản lý kinh tế biển tại khu vực này?
5. Kêt cấu của luận văn
Luận văn bao gồm:
Phần giới thiệu
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về phát triển kinh
tế biển.
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Thực trạng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Thái Bình.
Chương 4. Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển ở tỉnh Thái Bình.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thế kỷ XXI trên thế giới được định nghĩa là " thế kỷ của đại dươmg" với
hàm ý là thế kỷ với hướng phát triển chiến lược hướng ra biển, khai thác các lợi ích từ
biển. Trên thế giới và Việt Nam không nằm ngoài chiến lược phát triển chung đó của thế
giới.
Với việc cần xác định rõ nội hàm của kinh tế biển, đã có nhiều công trình nghiên
cứu từ rất lâu trên thế giới về kinh tế biển, trong đó học viên nhận thấy một khái niệm
đầy đủ về kinh tế biển trong công trình gần đây nhất là Marine economy: A proposal for
its definition in the European Union (2013) của tác giả Juan C. Surís-Regueiro, khoa
Kinh tế ứng dụng, trường đại học Vigo, Tây Ban Nha đã đưa ra một khái niệm kinh tế
biển dựa trên thực tế phát triển kinh tế biển cụ thể tại Châu Âu. Trong đó chỉ ra 9 nhóm
ngành chính và 34 ngành kinh tế biển và liên quan đến các hoạt động kinh tế biển. Có
một số ngành yêu cầu khoa học công nghệ cao như: năng lượng sạch từ biển, công nghệ
hóa học biển… mà ở Việt Nam chúng ta chưa có hay chính xác hơn là chưa khai thác được
tiềm năng từ biển. Ở Trung Quốc, kinh tế biển cũng đã được coi trọng phát triển từ lâu và
hiện nay việc phát triển kinh tế biển ở Trung Quốc đang hướng tới sự phát triển bền
vững hơn. Trong tài liệu Countermeasure Research on Blue Marine Economy
Development of Dalian (2013) của tác giả Rong Liu và Liyan Chen cho rằng nền kinh tế
biển xanh phải phát triển một cách tổng thể các ngành kinh tế biển truyền thống và hiện
đại, dựa trên cách tiếp cận thống nhất trong quản lý tổng thể từ đất liền ra tới biển và sự đổi
mới khoa học công nghệ hiện đại để bảo vệ tổng thể sinh thái ven biển - biển. Trong đó
tác giả đưa ra trường hợp nghiên cứu cụ thể là ở Đại Liên (Trung Quốc) từ đó đưa đề
xuất các giải pháp ứng phó với những khó khăn và phát triển kinh tế biển xanh tại khu
vực này.

4


Trong thời gian gần đây việc phát triển kinh tế biển được gắn chặt chẽ với

phát triển một cách bền vững, hay gọi là một nền kinh tế biển xanh. Việc định hướng
phát triển bền vững kinh tế biển được nêu ra trong khuyến cáo của UNEP (Chương
trình Môi trường Liên Hiệp Quốc) trong ấn phẩm: Towards a Green Economy:
Pathway to Sustainable Development and Poverty Eradication. Trong đó việc nhấn
mạnh vai trò phát triển kinh tế biển xanh bằng cách nâng cao hơn vai trò của yếu tố văn
hóa và đặc biệt là việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu các hoạt động gây ô nhiễm
môi trường biển và khu vực ven biển. Đồng thời cũng đưa ra các hướng dẫn, khuyến cáo
cho các quốc gia đang phát triển kinh tế biển một số biện pháp, cách thức, định hướng
quản lý nhằm xây dựng nền kinh tế biển xanh. Đó là những tài liệu nước ngoài chính
được tác giả sử dụng trong việc làm rõ nội hàm của kinh tế biển đồng thời thực hiện luận
văn theo một hướng tiếp cận đối với phát triển kinh tế biển là tiếp cận phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, từ năm 2007 khi ban hành Chiến lược biển Việt Nam và tầm nhìn
đến năm 2020, nước ta chính thức xác định những khái niệm, mô hình và xuất hiện các
công trình nghiên cứu về kinh tế biển, công cụ, mô hình quản lý và phát triển kinh tế
biển. Nổi bật trong số đó là PGS.TS Bùi Tất Thắng với rất nhiều công trình khoa học, bài
báo đã công bố về kinh tế biển, chiến lược, nội dung phát triển kinh tế biển như: Các khu
kinh tế ven biển trong tiến trình đưa Việt Nam trở thành ''Quốc gia mạnh về biển, làm
giàu từ biển'' (2011), Sự phát triển kinh tế biển và chiến lược biển của một số nước trên
thế giới (2007), đã luận giải một cách khoa học về chiến lược chính sách phát triển biển
của Việt nam đến 2020. Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, trước mắt cần chủ
trương tập trung xây dựng một số đảo có điều kiện thuận lợi và nhiều tiềm năng, tạo sự
bứt phá cho kinh tế biển, đảo, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn phù hợp với lợi thế
của vùng đảo như du lịch, dịch vụ biển, khai thác và nuôi trồng hải sản,… nâng cao mức
đóng góp của kinh tế đảo trong kinh tế cả nước. Đồng thời cũng nêu lên các nội dung phát
triển kinh tế biển cần ưu tiên đó là: xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; phát triển một số

5


ngành,sản phẩm chủ lực và phát triển giáo dục, nhân lực và trình độ khoa học-công

nghệ biển.
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi (nguyên Phó tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) với các
công trình như Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển thủy sản Việt Nam và Quản lý tổng
hợp đới bờ (2010) đã chỉ ra rằng phát triển thủy sản là một ngành kinh tế biển mũi nhọn
của nước ta trong tương lai cùng với các lợi ích về chủ quyền về biển đảo. Bên cạnh đó
trong phương pháp quản lý vùng ven biển (còn gọi là đới bờ) tác giả cho thấy cần có một
cách thức quản lý mới trong quản lý các ngành nghề, lĩnh vực diễn ra ven biển và trên
biển nhằm tránh cách xung đột về lợi ích giữa các nhóm ngành gây ra các tổn hại tới môi
trường đới bờ hướng tới việc phát triển bền vững đới bờ. Từ đó đề xuất giải pháp và nội
dung xây dựng phương pháp Quản lý tổng hợp đới bờ - một cách thức quản lý hiện đại
đã thành công ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
Luận án Tiến sĩ: Quản lý kinh tế biển: kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt
Nam (2012) của tác giả Lại Lâm Anh đã khái quát sự quản lý của nhà nước đối với kinh
tế biển, trong đó tập trung vào các chính sách quản lý kinh tế biển và các cơ quan quản
lý kinh tế biển, với trọng tâm là quản lý nhà nước đối với vào năm lĩnh vực là: kinh tế
hàng hải, khai thác khoáng sản biển, khai hải sản, du lịch biển và các khu kinh tế biển. Cụ
thể đề tài đã hệ thống hoá các vấn đề về quản lý kinh tế biển, nghiên cứu thực tiễn quản
lý kinh tế biển của Trung Quốc, Malaysia và Singapore, để tìm ra các vấn đề có tính
quy luật trong quản lý kinh tế biển nói chung. Từ các vấn đề có tính quy luật trong
quản lý kinh tế biển rút ra từ thực tiễn phát triển kinh tế biển của Trung Quốc, Malaysia
và Singapore, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn Việt Nam để đề xuất một số giải pháp
mang tính gợi ý cho chính sách về quản lý kinh tế biển của Việt Nam.
Xây dựng mô hình các khu kinh tế biển được Nhà nước ta đặc biệt chú trọng là
một trong những động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế biển của nước ta. Vùng ven
biển Thái Bình với những lợi thế không nhỏ đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào quy
hoạch thành lập Khu kinh tế ven biển từ năm 2011. Nắm bắt cơ hội đó,
6


lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo Sở kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thái Bình nghiên

cứu xây dựng: Đề án thành lập khu kinh tế ven biển Thái Bình (2011) đồng thời ban hành
nhiều văn bản, quy định liên quan đến phát triển kinh tế biển như là: chính sách hỗ trợ
giá dầu ngư dân, chính sách hỗ trợ giống trong nuôi trồng thủy sản… Tuy nhiên, Đề án
được thực hiện mới bước đầu khái quát được một số tiềm năng, lợi thế và triển vọng phát
triển kinh tế biển của KVVB Thái Bình; chưa làm nổi bật lên cơ sở vững chắc cho thấy
KVVB Thái Bình có khả năng phát triển mạnh về kinh tế biển trong tương lai để hình
thành Khu kinh tế ven biển. Vì vậy cho đến nay việc thành lập khu kinh tế ven biển Thái
Bình vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt cho phép chính thức thành lập. Do đó học
viên thực hiện luận văn này hoàn toàn không trùng lặp với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào
trước đây với mục đích đánh giá lại hiện trạng và đưa ra những hướng đề xuất mới giúp
phát triển khu vực ven biển Thái Bình hướng tới việc thành lập khu kinh tế ven biển Thái
Bình và định hướng phát triển kinh biển khu vực ven biển Thái Bình tới năm 2025.
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế biển
1.1.1 Các khái niệm về phát triển kinh tế biển
1.1.1.1 Khái niệm về kinh tế biển
Hiện nay có nhiều giáo trình, tài liệu định nghĩa khác nhau về kinh tế biển.
Tuy nhiên về cơ bản thì kinh tế biển là một khái niệm gắn liền với thực tiễn dễ dàng nhận
thấy các ngành nghề, lĩnh vực liên quan trực tiếp tới biển. Vấn đề tranh luận thường nằm
ở các ngành nghề, lĩnh vực liên quan gián tiếp tới biển, không diễn ra trên biển. Để đi đến
khái niệm có chung nhất chúng ta hãy đi tìm hiểu các khái niệm
khác nhau về kinh tế biển:
-

" Kinh tế biển là hoạt động kinh tế có ba lợi ích kinh tế phục vụ con người rõ

ràng nhất là vận tải đường biển, khai thác tài nguyên thiên nhiên phong phú và du lịch,
viễn thông". [1].
- Kinh tế biển là toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động
kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển (tuy không phải diễn ra trên biển


7


nhưng hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt
động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển).
-

Kinh tế biển được hiểu theo hai nghĩa hẹp và rộng (Bùi Tất Thắng, 2011):
+ Theo nghĩa hẹp: Kinh tế biển là toàn bộ hoạt động kinh tế diễn ra trên biển

bao gồm: kinh tế hàng hải, hải sản, khai thác dầu khi ngoài khơi, du lịch biển, làm muối,
dịch vụ cứu hộ cứu nạn, kinh tế đảo.
+ Theo nghĩa rộng: Kinh tế biển là các hoạt động trực tiếp liên quan đến kinh tế
biển, tuy không diễn ra trên biển nhưng các hoạt động kinh tế này lại nhờ các yếu tố biển
hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở vùng ven biển đó là: đóng và sửa
chữa tàu thuyền, công nghiệp chế biến dầu khí, chế biển thủy hải sản, cung cấp dịch vụ,
thông tin liên lạc biển, khoa học công nghệ phục vụ biển đảo và môi trường biển đảo.
- Theo Juan C. Surís-Regueiro thì kinh tế biển là tất cả các ngành và nhóm
ngành có hoạt động liên quan đến biển, xác định ở Châu Âu có tất cả 9 nhóm ngành trong
kinh tế biển bao gồm: 6 nhóm ngành diễn ra trên đất liền và 3 nhóm ngành diễn ra trên
biển; tổng cộng có 34 ngành tất cả. [22].
Từ những nhận định đó chúng ta có thể cho rằng: Kinh tế biển là toàn bộ các hoạt
động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền phục vụ các
hoạt động kinh tế trên biển.
Theo chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và căn cứ vào thế mạnh của
nước ta thì các nhóm ngành và ngành chính của kinh tế biển của nước ta đó là:
- Kinh tế hàng hải: giao thông vận tải; đóng, sửa chữa tàu thuyền; dịch vụ cảng biển.
-

Du lịch biển đảo và vùng ven biển.


-

Ngư nghiệp: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản.

-

Nông và lâm nghiệp biển: cây trồng ven biển và RNM.

-

Công nghiệp dầu khí và khoáng sản biển: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế
biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển.

-

Muối biển.
8


-

Các ngành dịch vụ phục vụ kinh tế biển: tìm kiếm cứu nạn, cung cấp dịch vụ,

thông tin liên lạc biển, khoa học công nghệ phục vụ biển đảo và quản lý tài nguyên - môi
trường biển đảo.
1.1.1.2 Khái niệm về phát triển kinh tế biển
Khái niệm về phát triển kinh tế trong kinh tế lượng thì phát triển kinh tế là
quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế bao gồm có tăng
trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tiến bộ (thường xét đến sự chuyển

dịch cơ cấu ngành: sự gia tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành
nông nghiệp), sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội (xóa bỏ nghèo đói,
suy dinh dưỡng, tăng tuổi thọ bình quân, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước
sạch của người dân, đảm bảo phúc lợi xã hội, giảm thiểu bất bình đẳng trong xã hội…).
Trong kinh tế biển ở Châu Âu [22] và Trung Quốc [25] nhấn mạnh sự phát triển
kinh tế biển một cách bền vững (nền kinh tế biển xanh) là sự phát triển hài hòa giữa thúc đẩy
các ngành kinh tế liên quan đến biển với cải thiện dịch vụ văn hóa-xã hội và bảo đảm môi
trường biển dựa trên sự quản lý thống nhất.
Từ những khái niệm đã đưa ra ở trên có thể nói:
Phát triển kinh tế biển là sự gia tăng một cách toàn diện nền kinh tế biển
theo chiều hướng tiến bộ bao gồm sự phát triển toàn diện đồng thời của các ngành kinh tế
biển với lĩnh vực văn hóa - xã hội tại khu vực ven biển dựa trên một chiến lược phát triển
kinh tế biển và phương thức quản lý kinh tế biển một cách hiệu quả.
Từ đó ta cũng có thể thấy rõ một khái niệm nữa về phát triển "bền vững" kinh tế
biển khi chú trọng đến khía cạnh, văn hóa - xã hội và môi trường ngang
hàng với lĩnh vực kinh tế. [21]
Nội dung phát triển kinh tế biển là một trong những nội dung quan trọng trong
phát triển kinh tế tổng thể quốc gia. Nó thể hiện tầm nhìn dài hạn "hướng ra biển" của quốc
gia đó nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế biển lên tầm tương xứng với tiềm năng của biển.
Trong nội dung của phát triển kinh tế biển bao gồm có:
9


-

Phát triển cơ sở hạ tầng biển.

-

Phát triển các ngành kinh tế biển.


- Phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển.
1.1.1.3 Chiến lược phát triển kinh tế biển
Chiến lược kinh tế biển là tập hợp một cách thống nhất chuỗi các mục tiêu, các
chính sách và kế hoạch cho một tầm nhìn dài hạn [2]. Nó thể hiện tầm nhìn dài hạn
"hướng ra biển" của quốc gia, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế biển lên tầm tương
xứng với tiềm năng của biển, nhằm xây dựng một quốc gia mạnh về biển, phát triển kinh
tế biển.
Trong Chiến lược biển, phần về chiến lược phát triển kinh tế biển là một trong
những nội dung chủ yếu nhất.
Quan điểm và mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam là
[12]:
Quan điểm về phát triển kinh tế biển
Cùng với xu hướng chung về tăng cường phát triển kinh tế biển của các quốc
gia có biển trên thế giới, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, cần có một cách nhìn mới
về biển và vị trí, vai trò của biển đối với tương lai phát triển lâu dài của đất nước. Quan
điểm chung về phát triển kinh tế biển của Việt Nam trong những năm tới là: Xây dựng
Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển, có cơ cấu kinh tế hiện đại, thực sự
làm động lực thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển với tốc độ nhanh. Tạo ra một sự kết hợp
kinh tế ven biển, kinh tế trên biển và kinh tế hải đảo với các khu vực nội địa để phát triển
nhanh, ổn định và bền vững. Mở cửa, hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế biển và vùng ven
biển một cách toàn diện. Phát huy triệt để và có hiệu quả các nguồn lực bên trong, kết hợp
với tranh thủ sự hợp tác và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài theo nguyên tắc cùng có
lợi, tôn trọng chủ quyền và trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, hội nhập. Coi phát
triển kinh tế biển và vùng ven biển là động lực để lôi kéo, thúc đẩy các vùng khác cùng
phát triển. Kinh tế biển và vùng ven biển là "hạt nhân" tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn
diện theo hướng CNH, HĐH. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển và vùng
10



ven biển với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, tái tạo và phát triển các nguồn
tài nguyên biển, đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường sống
của vùng biển, ven biển và các hải đảo.
Mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế biển
Mở rộng phạm vi khai thác biển xa hơn, sâu hơn, nhằm góp phần đẩy nhanh
hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế biển và vùng ven biển. Mở rộng quy mô và nâng cao hơn tỷ
trọng GDP của kinh tế biển và ven biển, xây dựng cơ cấu ngành nghề hiện đại, công
nghiệp và dịch vụ, tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện cơ cấu kinh tế biển và vùng ven
biển theo hướng CNH, HĐH. Nâng cao mọi mặt đời sống kinh tế, văn hoá của cư dân
vùng biển, giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo. Nâng tỷ trọng xuất khẩu của kinh tế biển và vùng
ven biển trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hình thành một số ngành và sản
phẩm mũi nhọn, tạo nguồn tích luỹ lớn cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời có giá trị
xuất khẩu cao và ổn định. Tập trung ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển các lĩnh vực
kinh tế cơ bản có tác động sâu rộng đối với kinh tế, xã hội của vùng biển và quốc gia. Phát
triển nhanh kinh tế, xã hội ở một số trung tâm đô thị ven biển và hải đảo, làm căn cứ hậu
cần đủ mạnh để khai thác các vùng biển khơi.
1.1.2. Vai trò của kinh tế biển ở nước ta
Trong những năm gần đây vai trò của kinh tế biển ngày càng được phát huy
và giữ vai trò quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong quá trình
nghiên cứu sự phát triển của kinh tế biển nước ta, có thể thấy vai trò của kinh
tế biển thể hiện trên các khía cạnh:
- Kinh tế biển là một bộ phận và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia,
đóng góp cho phát triển kinh tế của cả nước. Từ khi nghị quyết của Ban chấp hành TW
về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 được cụ thể hóa, quy mô kinh tế biển và
vùng ven biển nước ta tăng lên, cơ cấu ngành, nghề có thay đổi với xu hướng hướng ra biển
một cách mạnh mẽ. Năm 2011, ước tính tỉ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến
biển chiếm khoảng 48% GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các
ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%,
11



chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển),
du lịch biển,...
- Kinh tế biển phát triển góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững chủ
quyền quốc gia. Biển là cửa ngõ lớn để đi vào nước ta, là vùng không gian chiến lược
trong phòng thủ quốc gia. Phát triển kinh tế biển mạnh là làm chủ được vùng biển, làm
chủ được chủ quyền biển quốc gia.Trong công tác phát triển kinh tế biển phải luôn gắn liền
với công tác bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển. Vì thế, việc kết hợp kinh tế biển với an
ninh quốc phòng là thiết yếu và tất yếu khách quan phù hợp với xu thế chung của thế giới
và chiến lược biển của nước ta. Phát triển kinh tế biển là nền móng vững chắc cho đảm
bảo an ninh toàn diện của đất nước cũng như an ninh trên biển bao gồm: an ninh chính
trị, kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa - xã hội, môi trường sinh thái; chống diễn biến
hòa bình và chiến tranh kinh tế tài chính, chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ.
- Kinh tế biển phát triển sẽ khai thác và tận dụng những tiềm năng tài nguyên lớn để
phát triển kinh tế. Với lợi thế lớn về tài nguyên biển và đặc thù đa ngành nghề của kinh
tế biển thì phát triển kinh tế biển sẽ giúp khai thác được các tài nguyên quý giá phục vụ
các ngành kinh tế biển bao gồm: tài nguyên thủy hải sản phục vụ ngành thủy sản, tài
nguyên khoáng sản, tài nguyên dầu khi khí đốt, tài
nguyên sinh thái - du lịch, tài nguyên giao thông - vận tải biển…
- Kinh tế biển phát triển là cơ sở thúc đẩy mạnh sự hội nhập của nền kinh tế với
thế giới. Trên thế giới kinh tế biển giữ vai trò rất quan trọng, do đặc thù của các ngành
nghề kinh tế biển cần có sự hợp tác quốc tế cao, vì vậy kinh tế biển phát triển đồng nghĩa
với phát triển khả năng hợp tác, hội nhập quốc tế từ đó tận dụng khoa học kỹ thuật, vốn
đầu tư, công nghệ hiện đại, hợp tác quốc phòng-an ninh trên biển.
1.2.3 Nội dung phát triển kinh tế biển
1.2.3.1. Phát triển cơ sở hạ tầng biển
Cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố quan trọng đối với quá trình phát
triển kinh tế biển. Nó cũng chính là yếu tố đảm bảo về điều kiện cho mọi hoạt động trong
quá trình phát triển kinh tế biển được thực hiện. Nếu như vị trí địa lý, tài

12


nguyên thiên nhiên là yếu tố tạo nên tiềm năng phát triển kinh tế biển thì cơ sở hạ
tầng ven biển là yếu tố hiện thực hóa các tiềm năng phát triển đó. Cơ sở hạ tầng
phục vụ cho phát triển kinh tế biển bao gồm:
- Cơ sở hạ tầng giao thông biển: bao gồm có cơ sở hạ tầng giao thông trên bộ ở ven
biển (đường bộ, đường sắt, đường không…) và cơ sở hạ tâng giao thông biển (cảng biển,
luồng lạch, bến bãi…). Có thể nói cơ sở hạ tầng giao thông là huyết mạch của nền kinh tế biển
nói riêng và của cả nền kinh tế toàn quốc nói chung.
- Cơ sở hạ tầng thông tin, hệ thống điện, hệ thống cấp - thoát nước, hệ thống xử lý
chất thải: Là hệ thống cơ sở hạ tầng căn bản phục vụ cho tất cả các ngành, lĩnh vực liên
quan tới kinh tế biển từ những ngành trực tiếp trên biển đến những ngành phụ trợ từ đất
liền ven biển như công nghiệp đóng tàu, chế biến thủy hải sản, công
nghiệp hóa chất…
- Cơ sở hạ tầng đô thị, dân sinh là cơ sở hạ tầng phụ trợ bao gồm nhà ở, trường
học, y tế, khu giải trí... Mặc dù là các cơ sở hạ tầng phụ trợ nhưng giữ vai trò quan
trọng trong phát triển lĩnh vực liên quan dịch vụ biển (du lịch, giải trí), đảm bảo an sinh
xã hội và đời sống tinh thần của cư dân khu vực ven biển cũng như những lao động
trong các ngành kinh tế biển.
Các tổ chức, doanh nghiệp trước khi đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế biển đều có
các nghiên cứu về khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng tại khu vực ven biển mad họ sẽ
đầu tư, vì thế thực trạng cơ sở hạ tầng khu vực ven biển có ảnh hưởng lớn đến quyết định
đầu tư của doanh nghiệp.
Việc phát triển các cơ sở hạ tầng đề cập ở trên phải được phát triển một cách đồng
bộ, sự phát triển của mỗi cơ sở hạ tầng này sẽ kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng kia.
Các cơ sở hạ tầng phối hợp với nhau tạo thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển của
kinh tế biển.
1.2.3.2. Phát triển các ngành nghề, lĩnh vưc kinh tế biển
Là một nội dung cụ thể của phát triển kinh tế biển. Được hình thành trên cơ

sở nền tảng là cơ sở hạ tầng thì việc tiếp theo đó là phát triền các ngành nghề, lĩnh vực trên
cơ sở hạ tầng đó. Việc phát triển các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế biển theo
13


hướng gia tăng sự phát triển sôi động (số lượng) các ngành nghề linh vực thuộc
kinh tế biển đồng thời gia tăng chất lượng các sản phẩm của các ngành nghề, lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, như đã đề cập ở các khái niệm về kinh tế biển ở trên thì các ngành
nghề, lĩnh vực thuộc kinh tế biển hết sức đa dạng cho nên việc lựa chọn các ngành kinh
tế biển phải phù hợp, có trọng điểm để phát triển là vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi
vùng biển và quốc gia có biển. Do đó việc phát triển kinh tế biển bằng cách gia tăng số
lượng các ngành nghề, lĩnh vực thuộc kinh tế biển phải được cân nhắc kỹ dựa trên các yếu
tố: tiềm năng tài nguyên biển, tiềm năng nhân lực biển, vốn, khoa học công nghệ để đảm
bảo sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành nghề đó cùng với sản phẩm chất lượng
cao.
Đối với Việt Nam chúng ta, trong chiến lược kinh tế biển Việt Nam đến
2020 đã xác định rõ các ngành kinh tế biển mũi nhọn của nước ta bao gồm [6]:
-

Kinh tế hàng hải.

-

Du lịch biển đảo và vùng ven biển.

-

Ngư nghiệp: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản.

-


Nông và lâm nghiệp biển

-

Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên,
khoáng sản biển.

-

Các ngành dịch vụ phục vụ kinh tế biển

Nội dung cụ thể phát triển các ngành kinh tế biển trọng tâm của nước ta đó là:
Kinh tế hàng hải
Kinh tế hàng hải là một ngành kinh tế chủ yếu và quan trọng trong các
ngành, lĩnh vực kinh tế biển, bao gồm: Vận tải biển, cảng biển, công nghiệp đóng tàu và
các dịch vụ hàng hải khác (loggistic, tìm kiếm cứu nạn…).
Ngành hàng hải có vai trỏ rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh
tế xã hội của mỗi quốc gia. Thứ nhất, nó có đóng góp lớn cho tăng trưởng và phát triển
kinh tế, đặc biệt là vận tải biển. Bên cạnh đó, công nghiệp đóng, sửa chữa tàu thuyền
cũng là một lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận và đóng góp cho ngân ách
14


quốc gia. Các dịch vụ cảng biển cũng mang lại nguồn thu khá lớn cho các doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. Đây còn là lĩnh vực dịch vụ, rất có điều kiện phát
triển và mang lại lợi nhuận cao. Kinh tế hàng hải còn thúc đẩy các ngành khác phát triển
như : ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,... thông qua hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa. Sự phát triển của kinh tế hàng hải tạo ra khối lượng việc làm lớn, giảm tỷ lệ
thất nghiệp. Trong những năm qua, số lượng việc làm trong ngành hàng hải vẫn không

ngừng tăng lên, nhu cầu về thuyền viên luôn gia tăng cùng với sự gia tăng số tàu biển.
Các nhà máy đóng, sửa chữa tàu thuyền cũng thu hút lượng lớn lao động vào làm việc.
Sự ra đời của cảng biển nào đó sẽ tạo nhiều dịch vụ kèm theo, do đó cơ cấu lao động và cơ
cấu kinh tế của khu vực có cảng biển sẽ thay đổi theo hướng tỷ trọng các ngành công
nghiệp, dịch vụ không ngừng tăng lên. Đây là điều phù hợp với Chiến lược Công nghiệp
hóa, Hiện đại hóa đất nước của Đảng và Nhà nước ta.
Do vậy để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nói chung và vận chuyển hàng
hoá nói riêng thì nội dung phát triển của ngành kinh tế hàng hải đó là:
Phát triển nhanh và toàn diện cả về hệ thống cảng biển, đội tàu, công nghiệp đóng
mới và sửa chữa tàu biển, dịch vụ cảng và dịch vụ hàng hải… theo hướng CNH, HĐH
với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và mở rộng hợp tác với nước ngoài.
Xây dựng ngành vận tải biển Việt Nam thành ngành kinh tế mạnh và hiện đại,
tạo tiền đề để tiến nhanh ra đại dương, hỗ trợ và thúc đẩy các ngành, nhất là ngoại
thương và các vùng kinh tế trong cả nước phát triển nhanh theo hướng sản xuất hàng
hoá quy mô lớn, hướng về xuất khẩu, đồng thời đón trước và bắt kịp những cơ hội phát
triển mới của đất nước trong xu thế chung của khu vực và thế giới.
Xây dựng hệ thống cảng biển hiện đại với hệ thống quản lý cảng tiên tiến.
Đối với công nghiệp tàu biển, nước ta cần lựa chọn phương hướng và bước
đi thích hợp, kết hợp giữa tự lực với nhập khẩu và hợp tác, hoặc khuyến khích đầu tư
trực tiếp của nước ngoài để có hiệu quả, chủ động đón trước những tiến bộ công
15


×