Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích và lấy các dẫn chứng minh họa để làm rõ các lợi ịch và hạn chế của Thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.96 KB, 14 trang )

Trường đại học Thương mại

BÀI TẬP LỚN SỐ 1
Môn: Quản trị tác nghiệp TMĐT
Đề tài: Phân tích và lấy các dẫn chứng minh họa để
làm rõ các lợi ịch và hạn chế của TMĐT.

Lớp học phần: 1502eCOM1211
Họ và tên: Trương Thị Ngọc
Mã sinh viên: 12D140152

Hà Nội, 26/01/2015


I. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ:
1. Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử:
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, việc trao đổi dữ liệu điện tử và thư tín
điện tử (e-mail) đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới thực hiện trên các mạng
nội bộ (Internet) của mình. Cũng trong khoảng thời gian này, việc tự động hóa trong
ngành công nghiệp dịch vụ tài chính bắt đầu hình thành và phát triển, chẳng hạn
như quá trình xử lý séc ra đời vào những năm 60 của thế kỷ XX, tiếp theo là quá
trìn xử lý thẻ và chuyển tiền điện tử. Tiếp đó là sự ra đời của các trạm giao dịch tự
động cho phép khách hàng có thế thực hiện giao dịch và truy cập trực tiếp tới các
thông tin về tài khoản của mình. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều hệ thống
giao dịch tự động được đưa vào hoạt động với việc sử dụng các thiết bị giao dịch tự
động (ATMs – Automatic Teller Machines) và các thiết bị điểm bán hàng (Point-ofSale machines). Khái niệm chuyển tiền số hóa hay chuyển tiền điện tử giữa các
ngân hàng và các tổ chức tài chính ra đời và phát triển cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, khi nói đến sự hình thành và phát triển của TMĐT, trước hết
người ta gắn nó với sự phát triển của Internet. Internet là mạng lưới máy tính rộng
lớn gồm nhiều mạng máy tính nằm trải rộng khắp toàn cầu; từ các mạng lớn và
mạng chính thống như mạng của các trường đại học, các viện nghiên cứu, các công


ty như Microsoft, AT&T, Digital Equipment,…. Đến các mạng nhỏ và không chính
thống khác. Ngày càng có nhiều mạng máy tính ở mọi nơi trên thế giới được kết nối
với Internet.
Năm 1960: Edward A. Guilbert lần đầu tiên những thông điệp giống EDI về
thông tin hàng hóa cho việc trao đổi hàng giữa Du Pont và Chemical Leahman Tank
Lines.
Năm 1965: Hãng vận chuyển Steamship Line những bản kê khai chuyển
hàng dưới dạng những tin nhắn qua telex và được tự động chuyển thành dữ liệu
trong máy tính.


Năm 1968: Ủy ban phối hợp truyền dữ liệu của Mỹ ra đời kết hợp các chuẩn
kê khai hàng hóa cho từng ngành: ngành vận tải hàng không, đường nộ, đường thủy
và đường sắt.
Năm 1970: Mạng ARPANET – tiền thân của mạng Internet ra dời .
Năm 1977: Ngành lương thực và thực phẩm khai trương một dự án EDI thử
nghiệm.
Năm 1979: Minitel Aldrich phát minh mua sắm trực tuyến.
Năm 1980: ATM và POS được đưa vào sử dụng, mua sắm trực tuyến xuất hiện.
Năm 1982: GM và For yêu cầu những đại lý cung cấp sử dụng EDI.
Năm 1984: Gateshead SIS/Tesco là trang mua bán trực tuyến dạng B2C đầu tiên và
bà Snowball, 72 tuổi là khách hàng mua trực tuyến đầu tiên.
Năm 1985: Bùng nổ Internet.
Năm 1989: Một số nước Châu Âu kết nối trực tiếp qua mạng EUnet.
Năm 1990: Tim Berners-Lee xây dựng trình duyệt đầu tiên, World Wide Web
Năm 1991: Mỹ bãi bỏ những hạn chế về thương mại sử dụng Internet.
Năm 1994: Netscape Navigator 1.0 có tính năng hỗ trợ “cookies”.
Năm 1995: Amazon.com do Jeff Bezos thành lập, khai trương cửa hàng bán sách và
âm nhạc trực tuyến. Internet được công nhận là mạng máy tính toàn cầu, xuất hiện
nhiều hình thức kinh doanh mới.

Năm 1997: Mạng máy tính Việt Nam được kết nối thành công với mạng Internet.
Đánh dấu sự ra đời của Thương mại điện tử Việt Nam.
Năm 1999: American Express giới thiệu Blue, một thẻ thông minh tích hợp thanh
toán trên mạng và ví trực tuyến.


Năm 2000: 3 nhà chế tạo ô tô lớn nhất nước Mỹ (Ford, GM and Daimler Chrysler)
thiết lập chương trình thanh toán thương mại điện tử B2B Covisint. Bùng nổ
dotcom.
Năm 2001: Chuẩn ebXML 1.0 được phê chuẩn. Hàng loạt công ty dotcom bị phá
sản.
Năm 2002: TMĐT phục hồi, quảng cáo trực tuyến ra đời.
Năm 2006: Sự phát triển vượt trội của Web 2.0 và mạng xã hội.
Hiện nay, Internet đang trở thành nhu cầu không thể thiếu của mọi người
trong xã hội, cùng với nó là sự phát triển ngày càng lớn mạnh của TMĐT, đáp ứng
nhu cầu và mang lại nhiều lợi ích của con người trong xã hội hiện đại.
2. Khái niệm Thương mại điện tử:
Từ khi ứng dụng của Internet được khai thác nhằm phục vụ cho mục đích
thương mại, nhiều thuật ngữ khác nhau đã xuất hiện để chỉ các hoạt động kinh
doanh điện tử trên mạng Internet như: Thương mại điện tử (electronic commerce
hoặc e-commerce); “thương mại trực tuyến” (online trade); “Thương mại điều khiển
học” (cyber trade); “Thương mại không giấy tờ” (paperless commerce hoặc
paperless trade); “Thương mại Internet” (Internet commerce) hay “Thương mại số
hóa” (Digital commerce). Thuật ngữ được dùng phổ biến của các tổ chức trong và
ngoài nước là “Thương mại điện tử”.
Ban đầu, khi thuật ngữ “Thương mại điện tử” xuất hiện đã có nhiều cách
hiểu theo các góc độ khác nhau như: từ góc độ công nghệ thông tin, thương mại,
quá trình kinh doanh, dịch vụ, giáo dục, hợp tác, và góc độ cộng đồng do đó nhiều
định nghĩa về Thương mại điện tử .
Một số định nghĩa về thương mại điện tử phổ biến:

-Theo Emmanuel, Rudy Quimbo, Zorayda Ruth Andam, (ePrimer: Giói thiệu về
TMĐT, Phippines: DAI-AGILE, 2000) “TMĐT là việc sử dụng các phương tiện
điện tử và công nghệ xử lý thông tin số trong giao dịch kinh doanh nhằm tạo ra,


chuyển tải và định nghĩa lại mối quan hệ để tạo ra các giá trị giữa các tổ chức và
giữa các tổ chức và cá nhân”.
-Theo Ủy ban châu Âu đưa ra định nghĩa về TMĐT: “TMĐT được hiểu là việc thực
hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xửa lý và
truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh.
-Theo Anita Rosen, (Hỏi đáp về TMĐT USA: American Management Asociation,
2000), “TMĐT bao hàm một loạt hoạt động kinh doanh trên mạng đối với các sản
phẩm và dịch vụ” hoặc Thomas L. (Mesenbourg, Kinh doanh điện tử: Định nghĩa,
khái niệm và kế hoạch thực hiện), đưa ra định nghĩa: “TMĐT thường đòng nghĩa
với việc mua và bán qua Internet, hoặc tiến hành bất cứ giao dịch nào liên quan đến
việc chuyển đổi quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa dịch vụ qua mạng máy
tính”.
-Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế của liên hợp quốc (OECD) đưa ra định
nghĩa Thương mại điện tử: “Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao
dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua mạng truyền thông như Internet”.
-Theo tổ chức Thương mại thế giới WTO định nghĩa: “Thương mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh
toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình các sản phẩm
được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”.
Như vậy, khái niệm thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa
hẹp. Nghĩa rộng và hẹp ở đây phụ thuộc vào cách tiếp cận rộng và hẹp của hai thuật
ngữ “thương mại” và “điện tử”. Theo đó ta có thể đưa ra một định nghĩa mang tính
tổng quát về thương mại điện tử được sử dụng chính thức như sau: “Thương mại
điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các
mnangj truyền thông và các phương tiện điện tử khác”.

3. Đặc điểm của thương mại điện tử:
-Thứ nhất, TMĐT là mộ phương thức thương mại sử dụng cấc phương tiện điện tử
để tiến hành các giao dịch thương mại. Việc sử dụng các PTĐT cho phép các bên


thực hiện các hoạt động mua, bán, chuyển giao, trao đổi các thông tin về sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ,..dễ dàng.
-Thứ hai, TMĐT có liên quan mật thiết đến thương mại truyền thống (TMTT) và
phụ thuộc vào sự phát triển mạng máy tính và Internet.
-Thứ ba, TMĐT được nghiên cứu gồm bốn nhóm hoạt động chủ yếu là mua, bán ,
chuyển giao và trao đồi các đối tượng sản phẩm, dịch vụ và thông tin. Ngoài ra nó
còn bao gồm các hoạt động hỗ trợ các hoạt động trên như: Marketing, quảng cáo,
xúc tiến trên mạng, thanh toán điện tử, an toàn mạng giao dịch, đấu giá, dịch vụ hỗ
trợ CNTT…hỗ trợ việc chào bán, cung cấp các dịch vụ khách hàng hoặc tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình thông tin, liên lạc giữa các đối tác kinh doanh.
-Thứ tư, “Thương mại điện tử” là thuật ngữ mang tính lịch sử.
II. LỢI ÍCH CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ:
Rất có ít những sáng tạo nào trong lịch sử nhân loại đem lại nhiều lợi ích như
TMĐT. Ban chất toàn cầu của công nghệ, khả năng tiếp cận tới được hàng trăm
triệu người, tính đa dạng trong khả năng sử dụng, nguồn lực phát triển phong phú
và tốc độ phát triển nhanh của cơ sở hạ tầng hỗ trợ, đặc biệt là Web, đem đến nhiều
lợi ích tiềm tàng cho các tổ chức, các cá nhân và xã hội.
1. Lợi ích của TMĐT đối với các tổ chức:
-Tiếp cận toàn cầu (Mở rộng thị trường): TMĐT mở rộng thị trường đến
phạm vi quốc gia và quốc tế. Với một lượng đầu tư vốn không lớn, một công ty có
thể dễ dàng và nhanh chóng xác định nhà cung ứng tốt nhất, nhiều khách hàng hơn,
các đối tác kinh doanh phù hợp nhất trên thế giới. Việc mở rộng cơ sở khách hàng
và nhà cung ứng cho phép tổ chức mua được rẻ hơn và bán được nhiều hơn.
Tại Việt Nam số doanh nghiệp có Website chiếm tới 45% trên tổng số và
36% trong số này có thực hiện mua bán hàng hóa và dịch vụ. Các doanh nghiệp

tăng các cơ hội mua bán nhiều hơn nhờ sự ra đời của các trung gian trực tuyên
snhuw eBay.com, Alibaba.com. Alibaba.com ra đời vào năm 1999 cho đến nay nó
được coi là trung gian giao dịch B2B lớn nhất thế giới với sự tham gia của hơn 38


triệu thành viên đến từ hơn 240 quốc gia và vùng lãnh thổ. Do đó cơ hội mua bán
của doanh nghiệp là rất lớn và không bị hạn chế về không gian địa lý cũng như thời
gian. Khi tham gia vào các sàn giao dịch các thành viên có thể tham khảo thông tin
của nhau và giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm dịch vụ mà mình đang kinh
doanh. Từ đó, các doanh nghiệp có thể tìm hiểu, cân nhắc và lựa chọn đối tác kinh
doanh phù hợp cho chính mình.
Alibaba.com là một trong những sàn giao dịch thương mại điện tử hàng đầu
thế giới với tổng tài sản lên tới 2,5 tỷ USD. Năm 2007 Alibaba đã có hàng triệu
doanh nghiệp thành viên với hơn 10 triệu giao dịch online. Riêng Việt Nam có gần
5000 tài khoản của nhà cung cấp đăng ký tại Alibaba.com để chào bán sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Năm 2008, Alibaba đã tiến hành tiếp xúc với Vinalink
Media-là công ty kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam, hiện đnag quản lý sàn giao
dịch thép (Metal.com.vn) và Danh bạ công ty (Company.vn). Vinalink đã chọn
Alibaba là đối tác chính thức tại Việt Nam, được quyền cung cấp các công cụ của
Alibaba trên hệ thống website của mình. Ngoài ra các thành viên trên hệ thống của
Vinalink cũng sẽ được tích hợp vào cơ sở dữ liệu của Alibaba để quảng bá ra thế
giới.
-Giảm chi phí:
+Chi phí tạo lập, xử lý, phân phối, bảo quản và hiện thị thông tin: TMĐT tạo khả
năng giảm chí phí lập, xử lý, phân phối, bảo quản và hiện thị thông tin vốn dĩ trước
đây dựa trên cơ sở giấy tờ. Các chi phí cao của việc in, gửi qua bưu chính được
giảm thiểu hoặc loại bỏ. Chi phí truyền thông trên mạng Internet cũng rẻ hơn nhiều
so với chi phí truyền thông qua các mạng giá trị gia tăng.
+Chi phí xây dựng, duy trì và quản lý các cửa hàng vật lý: Tác động lớn nhất về chi
phí khi áp dụng TMĐT là cho phép doanh nghiệp có thể thay thế hàng loạt cửa

hàng vật lý bằng những cửa hàng ảo-website TMĐT. Các cửa hàng ảo hoạt động
liên tục 24h/ngày, 7 ngày/tuần cho phép doanh nghiệp có thể phục vụ một lượng lớn
khách hàng toàn cầu và không đòi hỏi chi phí quản lý ngoài giờ của nhân viên bán
hàng, chi phú kiểm kê hàng hóa.


+Chi phí xử lý và quản trị đơn hàng: Một tác động khác của TMĐT tới chi phí tiêu
thụ là làm tăng tính hiệu quả trong cấu trúc các đơn đặt hàng. Điển hình là trường
hợp của hai công ty lớn trên thế giới, General Electric (GE) và Cisco Systems.
Trước khi áp dụng hình thức đặt hàng qua website, cả hai công ty này đều có tới
gần ¼ các đơn hàng của họ phải sửa lại vì các lỗi, cụ thể đối với GE, số lượng này
là trên 1.000.000 đơn hàng. Từ khi cho phép khách hàng đặt hàng trực tuyến qua
website, tỷ lệ đơn đặt hàng lỗi của 2 công ty đều giảm xuống đáng kể, khoảng 2%.
+Tiết kiệm chi phí thông qua việc áp dụng các hình thức thanh toán trực tiếp qua
web cũng là con số đáng kể đối với doanh nghiệp kinh doanh điện tử (KDĐT). Mặc
dù phí dịch vụ ngân hàng cho việc thanh toán bằng séc giấy giữa các ngân hàng và
người bán là khá nhỏ, trung bình khoảng 1,2 USD cho một giao dịch thanh toán,
thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trung bình chỉ khoảng 0,40 USD đến
0,60 USD, song chi phí cho quá trình thanh toán qua Internet có thể giảm xuống còn
khoảng 0,01 USD hoặc thấp hơn.
-Hoàn thiện chuỗi cung ứng: Một số khâu kém hiểu quả của chuỗi cung ứng
như tồn kho quá mức, sự chậm trễ trong phân phối…có thể được tối thiểu hóa với
TMĐT. Ví dụ, bằng việc trưng bày catalog và nhận đơn hàng ô tô qua mạng thay
cho phòng giới thiệu sản phẩm của các đại lý, ngành công nghiệp ô tô có thể tiết
kiệm mỗi năm hàng tỷ đô la chi phí tồn kho. Chẳng hạn như Ford Motor hay
Toyota…
-Đáp ứng nhu cầu cá biệt của khách hàng: TMĐT cho phép nắm bắt nhu
cầu, sản xuất hàng hóa và dịch vụ theo đơn đặt hàng của khách hàng với chi phí
không cao hoặc cao hơn không đáng kể so với sản xuất hàng loạt, qua đó tạo nên lợi
thế cạnh tranh của các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này. Ví du: Công ty Dell

(Dell.com). Là công ty sản xuất và cung cấp các sản phẩm máy tính theo đúng nhu
cầu của khách hàng. Bạn có thể có được một sản phẩm máy tính mà theo ý muốn
thiết kế của bạn bằng việc gửi những mẫu thiết kế của mình cho Dell.
-Xây dựng các mô hình kinh doanh mới: TMĐT tạo điều kiện ra đời các mô
hình kinh doanh sáng tạo, tạo nên các lợi thế chiến lược hoặc lợi ích cho doanh


nghiệp. Ví dụ như mô hình kinh doanh của Amazon.com là công ty bán sách và âm
nhạc trực tuyến hay các mô hình khác như mua hàng theo nhóm như muachung.vn
hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình cho những
thành công này.
-Chuyên môn hóa người bán hàng: TMĐT cho phép chuyên môn hóa ở mức
độ cao, mà điều đó về mặt kinh tế là bất khả thi trong thế giới vật lý. Ví dụ, một cửa
hàng chuyên bán đồ chơi cho chó (Dogtoys.com) có thể tồn tại trong không gian ảo
nhưng trong thế giới vật lý một cửa hàng như vậy không thể có đủ khách hàng.
-Rút ngắn thời gian và triền khai ý tưởng: TMĐT làm giảm thời gian từ khi
bắt đầu một ý tưởng đến khi thương mại hóa ý tưởng đó nhờ các quá trình truyền
thông và hợp tác được cải thiện.
-Tăng hiệu quả mua hàng: TMĐT tạo khả năng mua sắm điện tử. Mua hàng
điện tử đến lượt mình làm giảm các chi phí hành chính đến 80% hoặc hơn nữa,
giảm giá mua từ 5-10%, và giảm chu trình và thời gian mua hàng tới 50%. Ví dụ
như siêu thị điện máy Pico (Pico.vn) sẽ giảm giá mua hàng 5% nếu khách hàng mua
hàng và thanh toán trực tuyến qua ngân hàng cho mỗi đơn hàng.
-Cải thiện quan hệ khách hàng: TMĐT đem lại khả năng cho các công ty
tương tác chặt chẽ hơn với khách hàng, kể cả trong trường hợp phải thông qua các
trung gian. Điều này cho phép cá nhân hóa truyền thông, sản phẩm và dịch vụ, cải
thiện quản trị quan hệ khách hàng (CRM) và tăng lòng trung thành của khách hàng.
-Cập nhật hóa tư liệu công ty: Bất kỳ tư liệu nào trên Web, như giá cả trong
các catalog đều có thể điều chỉnh trong giây lát. Thông tin về công ty luôn được duy
trì một cách cập nhật.

-Các lợi ích khác: Các lợi ích khác bao gồm cải thiện hình ảnh của công ty,
cải thiện dịch vụ khách hàng, dễ dàng tìm kiếm các đối tác kinh doanh mới, đơn
giản hóa các quá trình, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu công việc giấy tờ,
tăng cường tiếp cận thông tin, giảm thiểu các chi phí vận tải, tăng cường tính mềm
dỏe trong tác nghiệp….


2. Lợi ích của TMĐT đối với người tiêu dùng:
-Tính rộng khắp: TMĐT cho phép người tiêu dùng có thể mua hoặc thực
hiện các giao dịch khác nhau suốt cả năm, tất cả các giờ trong ngày và bất cứ tại
một địa điểm nào. Ví dụ như bạn ở Hà Nội và muốn mua quyển sách E-marketing
của công ty Amazon, bạn có thể mua quyển sách đó bằng cách vào website
Amazon.com để đặt mua hàng trực tuyến. Công ty sẽ tiếp nhận và xử lý đơn hàng
rồi sẽ gửi chuyển cuốn sách bạn mua tới địa chỉ mà bạn đã đăng ký nhận hàng.
-Nhiều sự lựa chọn: TmMDDT cho phép người tiêu dùng sự lựa chọn từ
nhiều người bán hàng, nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn. Ví dụ như bạn đang có nhu
cầu mua 1 cái laptop của hãng Dell, bạn có thể tìm hiểu và tham khảo thông tin về
hãng máy tính mà bạn muốn mua trên mạng thông qua các website của các công ty
cung cấp các sản phẩm máy tính này. Bạn có thể so sánh mức giá, kiểu dáng, màu
sắc của máy tính của các công ty cung cấp có thương hiệu như Trần Anh
(Trananh.vn) và Thế giới di động (Thegioididong.com) …để có thể đưa ra sự lựa
chọn phù hợp với nhu cầu.
-Sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu riêng biệt: Người tiêu dùng có điều kiện
đặt và mua hàng hóa và dịch vụ với chủng loại đa dạng (từ quyển sách đến chiếc ô
tô) theo các yêu cầu riêng của mình với giá cả không cao hơn hoặc cao hơn không
đáng kể so với sản phẩm dịch vụ đại trà. Ví dụ như công ty Dell (Dell.com) sản xuất
và cung cấp máy tính và linh kiện điện tử theo yêu cầu khách hàng.
-Sản phẩm và dịch vụ rẻ hơn: TMĐT mang đến cho khách hàng khả năng
mua hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn vì người tiêu dùng có thể tìm mua tiến hành so
sánh nhanh chóng hàng hóa và dịch vụ ở nhiều người bán khác nhau. Bạn có thể

tham khảo giá của sản phẩm bạn cần mua trên các website điện tử của các công ty
cung cấp sản phẩm khác nhau trên thị trường để có thể tìm được công ty cung cấp
sản phẩm với mức giá thấp nhất.
-Phân phối nhanh chóng: Trong trường hợp là sản phẩm số, thời gian phân
phối là không đáng kể. Ví dụ như website www.mp3.zing.vn người dùng có thể dễ


dàng truy cập và trang web, nghe và tải những bản nhạc mình yêu thích một cách
nhanh chóng và tiện ích.
-Thông tin sẵn tìm: Người tiêu dùng có thể định vị thông tin sẵn có và chi tiết
về hàng hóa và dịch vụ trong giây lát, khác với môi trường truyền thống phải mất
hàng ngày, hàng tuần. Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin nhanh chóng và dễ
dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines) như google.com.
-Tham gia đấu giá: TMĐT đem đến cho người tiêu dùng khả năng tham gia
trong các hoạt động đấu giá ảo. Điều này cho phép người bán bán nhanh hàng hóa,
người mua có thể xác định các sưu tập hàng hóa cần tìm kiếm.
-Cộng đồng điện tử: TMĐT cho phép khách hàng tương tác với các khách
hàng khác trong cộng đồng điện tử, chia sẻ các ý tưởng cũng như kinh ngiệm.
-Bán hàng chưa phải nộp thuế: Tại nhiều nước mua (bán) hàng qua mạng
được miễn thuế VAT.
3. Lợi ích của TMĐT đối với xã hội:
-Thông tin liên lạc được cải thiện, như vậy ngày càng nhiều người có thể làm việc
tại nhà, giảm việc đi lại tới nơi công sở và đi đến các cửa hàng mua sắm, giảm ách
tắc giao thông và ô nhiễm không khí.
-Góp phần tạo mức sống cao hơn: Một số loại hàng hóa có thể bán với giá thấp hơn,
cho phép những người thu nhập thấp mua được nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn, nhờ
vậy nâng cao mức sống. Những người ở nông thôn, với thu nhập thấp, nhờ TMĐT
có thể tiếp cận và thụ hưởng các loại hàng hóa và dịch vụ trước kia chưa thể có ở
nơi họ sống. Các hàng hóa và dịch vụ này bao hàm cả các chương trình đào tạo kiến
thức cơ bản và chuyên nghiệp.

-Nâng cao an ninh trong nước: Công nghệ TMĐT nâng cao an ninh nội địa nhờ
hoàn thiện truyền thông, sự phối hợp thông tin và hành động…
-Tiếp cận các dịch vụ công: Các dịch vụ công như chăm sóc sức khỏe, đào tào, các
dịch vụ hành chính của chính phủ có thể được thực hiện và cung ứng với chi phí


thấp, chất lượng được cải thiện. Ví dụ, motcua.ict-hcm.gov.vn là một cửa điện từ và
dịch vụ công trực tuyến.
III.HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ:
1.Các trở ngại công nghệ:
Hiện có một số các trở ngại công nghệ phổ biến sau: Thiếu các tiêu chuẩn
chung về chất lượng, an ninh và độ tin cậy; băng thông viễn thông không đủ, đặc
biệt cho TMĐT di động; Sự phát triển các công cụ phần mềm mới bắt đầu triển
khai; Khó tích hợp Internet và các phần mềm TMĐT với một số ứng dụng sẵn có và
cơ sở dữ liệu (đặc biệt liên quan đến luật); Cần thiết có một máy chủ web bổ sung
cho các máy chủ mạng, điều này làm tăng chi phí ứng dụng TMĐT; Việc thực hiện
các đơn đặt hàng B2C trên quy mô lớn đòi hỏi có các kho hàng tự động hóa chuyên
dùng.
2.Các trở ngại phi công nghệ:
Ngoài các trở ngại công nghệ, các trở ngại phi công nghệ cũng đặc biệt quan
trọng trong ứng dụng TMĐT. Các trở ngại phi công nghệ phổ biến: các vấn đề an
ninh và bí mật riêng tư hạn chế khách hàng thực hiện việc mua hàng; thiếu niềm tin
vào TMĐT; các vấn đề pháp luật và chính sách công, bao gồm cả vấn đề đánh thuế
trong TMĐT chưa được giải quyết; Các quy định về quản lý quốc gia và quốc tế đối
với TMĐT nhiều khi ở trong tình trạng không thống nhất; Khó đo đạc được lợi ích
của TMĐT, ví dụ như hiệu quả của quảng cáo trực tuyến. Các công nghệ đo lường
chín muồi chưa được thiết lập; Nhiều khách hàng còn tâm lý muốn nhìn thấy, sờ
thấy trực tiếp sản phẩm, ngại thay đổi thói quen từ mua hàng ở các cửa hàng “vữa
hồ và gạch”; Sự lừa đảo trên mạng có xu hướng tăng; Khó tìm kiếm được tư bản
đầu tư rủi ro do nhiều công ty dot.com bị phá sản. Người dân còn chưa tin tưởng

lắm vào môi trường phi giấy tờ, giao dịch không theo phương thức mặt đối mặt.
Trong một số trường hợp số lượng người mua-bán còn chưa đủ, hạn chế hiệu quả
ứng dụng TMĐT.
*Loại bỏ các nhà phân phối và những người bán lẻ:


Với việc tham gia trực tiếp vào các sàn giao dịch B2B, các doanh nghiệp có
thể dễ dàng liên hệ đàm phán với nhau mà không cần qua trung gian. Chính điều
này đã bỏ qua cơ hội tiếp xúc, kinh nghiệm, sự chuyên môn hóa và quy mô hoạt
động của doanh nghiệp sản xuất tự phân phối.
*Xung đột kênh:
Nếu như trước đây, các công ty chỉ sử dụng một kênh phân phối để bán hàng
tại một thị trường hay một phân đoạn thị trường thì ngày nay với sự đa dạng hóa
khách hàng, ngày càng có nhiều công ty sử dụng hệ thống phân phối nhiều kênh. Ví
dụ, hàng máy tính IBM sử dụng rất nhiều kênh phân phối khác nhau để phân phối
sản phẩm của mình cho các đối tượng khác nhau. Ngoài hệ thống cửa hàng trực tiếp
của IBM, máy tính IBM cũng có mặt tại các cửa hàng bán lẻ khác; người tiêu dùng
có thể mua máy tính IBM tại các cửa hàng chuyên bán máy tính hoặc có thể mua tại
các cửa hàng bán lẻ lớn như Wal-Mart, K-Mart…hoặc có thể mua trực tiếp qua
mạng trên website của công ty www.ibm.com. Sử dụng hệ thống phân phối nhiều
kênh bên cạnh có nhiều lợi ích nhưng đồng thời có thể gây ra xung đột giữa các
kênh cùng một hệ thống vì đều cạnh tranh để bán hàng. Chẳng hạn, khi IMB bắt
đầu bán hàng trực tuyến qua mạng và qua điện thoại, các cửa hàng bán lẻ máy tính
cho rằng đó là cạnh tranh không bình đẳng và sẽ đe dọa không bán hàng hoặc giảm
lượng hàng bán của IBM.
Kết luận:
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng internet TMĐT
ngày nay phát triển lớn mạnh và trở thành bộ phận của một quá trình cải biến xã hội
rộng lớn hơn nhiều trên nền tảng của xu hướng toàn cầu hóa… Với rất nhiều lợi ích
không chỉ cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng mà TMĐT còn góp phần lợi ích

cho toàn xã hội. TMĐT đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế và
xã hội ngày nay.
Danh mục tài liệu tham khảo


1. Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, bộ môn nguyên lý Thương mại điện
tử căn bản, năm 2011, chương 1 Tổng quan thương mại điện tử.
2. Các website: Tailieu.vn, luanvan.co….



×