Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tích SWOT của thương mại điện tử Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.94 KB, 16 trang )

Phân tích SWOT của thương mại điện tử Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phổ cập mạnh mẽ của của máy tính và internet, thương mại điện tử
xuất hiện như một điều tất yếu phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang có những nỗ lực
mạnh mẽ để phát triển thương mại điện tử ở cả chính phủ, các ngành, các tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân.
Sau 5 năm triển khai quyết định số 222/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 ,
thương mại điện tử Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình trong hoạt động kinh
tế xã hội của đất nước, góp phần tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế nói
riêng cũng như đất nước nói chung. Thương mại điện tử đang dần trở thành lĩnh
vực phổ biến trong xã hội và cộng đồng doanh nghiệp.
Với mục đích làm cơ sở để đưa ra các khuyến nghị, giải pháp thương mại
điện tử toàn diện trong thời gian tới, tôi đã tiến hành phân tích Mô hình SWOT của
thương mại điện tử Việt Nam trong bài tiểu luận “ Phân tích SWOT của thương
mại điện tử Việt Nam” nhằm hiểu rõ hơn về tình hình thương mại điện tử Việt
Nam hiện nay.
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài
tiểu luận này không tránh khỏi nhiều sai sót. Rất mong được sự nhận xét góp ý của
thầy giáo bộ môn.
Tôn Nữ Quỳnh Phương – K42 QTKD DL
1
Phân tích SWOT của thương mại điện tử Việt Nam
B.NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Định nghĩa:
Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình
mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn
thông, đặc biệt là qua máy tính và mạng Internet. Thương mại điện tử (Electronic
Commerce), một yếu tố hợp thành của nền "Kinh tế số hóa", là hình thái hoạt động


thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại
thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra
giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là "Thương
mại không có giấy tờ").
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thương mại điện tử. Nhìn một cách tổng
quát, các định nghĩa thương mại điện tử được chia thành hai nhóm tùy thuộc vào
quan điểm:
Hiểu theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại
điện tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử,
nhất là qua Internet và các mạng viễn thông.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh
toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản
phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương
mại bằng các phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử
và các hoạt động như gửi/ rút tiền bằng thẻ tín dụng. Theo quan điểm này có hai
định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của Thương mại điện
tử:
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương
mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần
được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh
Tôn Nữ Quỳnh Phương – K42 QTKD DL
2
Phân tích SWOT của thương mại điện tử Việt Nam
từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các
quan hệ mang tính thương mại commercial bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm,
các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa
hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa
hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ

thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận
khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp
hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường
không, đường sắt hoặc đường bộ".
Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt
động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ
liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
2. Các đặc trưng của thương mại điện tử:
Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực
tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái
niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị
trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử
trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít nhất
ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ
mạng, các cơ quan chứng thực.
Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện
để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là
thị trường
Tôn Nữ Quỳnh Phương – K42 QTKD DL
3
Phân tích SWOT của thương mại điện tử Việt Nam
II. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở
VIỆT NAM:
1. Điểm mạnh ( Strength):
Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chú trọng thương mại điện tử – một
hình thức kinh doanh mới:
• TMĐT phát triển mọi mặt và tăng trưởng cao về số lượng doanh nghiệp
tham gia. Đến 2008 thì 100% doanh nghiệp đều kết nối Internet. Tỷ lệ doanh

nghiệp có website năm 2004 chỉ đạt 25%, nhưng đến 2010 đã có trên 40%
doanh nghiệp có website - con số tuy chưa phải là cao nhưng cũng cho thấy
sự tăng trưởng và phát triển. Về tỷ lệ DN tham gia sàn thương mại điện tử:
năm 2004 có khoảng 5-6%, nay có khoảng 15%”.
•Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giới
thiệu thông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng... Theo tin từ Bộ Công
Thương, đến 2010, Việt Nam đã có khoảng 38% số doanh nghiệp có website,
14% tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử. Theo thống kê của
Vụ Thương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2005, Việt Nam
đã có khoảng 20.000 website của các doanh nghiệp, trong đó số tên miền.vn
(như .com.vn,.net.vn...) đã tăng từ 2.300 (năm 2002) lên 5.510 (năm 2003) và
9.037 (năm 2004). Những năm 2003, 2004 các website sàn giao dịch B2B
(marketplace), các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C... đua nhau ra
đời.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực khác nhau tham gia vào
thương mại điện tử:
•Nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành có quy mô kinh tế lớn đang chú trọng
đầu tư vào đổi mới công nghệ.
•Nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp kinh tế hàng đầu thuộc các
ngành, lĩnh vực như điện lực, viễn thông, dầu khí, thép, dệt may… đã từng
bước hướng tới việc xây dựng, phát triển các mô hình kinh doanh sử dụng
phương tiện điện tử (mạng kinh doanh điện tử).
•Ngoài ra, hoạt động chuyển giao công nghệ hỗ trợ phát triển thương mại
điện tử được tăng cường với hoạt động chuyển giao công nghệ hỗ trợ phát
Tôn Nữ Quỳnh Phương – K42 QTKD DL
4
Phân tích SWOT của thương mại điện tử Việt Nam
triển thương mại điện tử phục vụ công tác quản lý và điều hành đang được
các doanh
nghiệp quan tâm, đi đầu trong việc đầu tư mua sắm công nghệ hỗ trợ phát triển

thương mại điện tử là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân
hàng, giao thông vận tải, sản xuất, phân phối và bán lẻ.
•Ngoài ra các dịch vụ ứng dụng thương mại điện tử nhiều như: du lịch, tư
vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng hợp, thông tin chuyên ngành...),
giáo dục và đào tạo...
Nhiều doanh nghiệp thuộc khối ngân hàng – tài chính cũng đã ứng dụng một
số tiêu chuẩn trong lĩnh vực trao đổi thông tin, thanh toán thẻ, chuyển tiền quốc
tế, thanh toán liên ngân hàng và tích hợp hệ thống.
Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) được thành lập từ 7/2007 đã
tạo một môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp thương mại điện tử hoặc có
liên quan đến thương mại điện tử phát triển bền vững, phù hợp với pháp luật và
nhu cầu xã hội. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh, sự ra đời của
Hiệp hội Thương mại điện tử (Vecom) trong 4 năm qua đã đóng góp rất lớn cho
tiếng nói cho các thành viên của Hiệp hội, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có
thể chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Ông hy vọng, trong 5 năm tới Vecom
sẽ hiện diện nhiều hơn nữa, giữ vai trò quan trọng thúc đẩy thương mại điện tử ở
Việt Nam và góp phần nhanh chóng vào hội nhập quốc tế.
Có thể sao chép khuôn mẫu của thị trường thương mại điện tử thế giới: thương
mại điện tử ở nước ngoài đã phát triển trong một thời gian dài, và các doanh
nghiệp Việt Nam chỉ cần sao chép có chọn lọc những mô hình kinh doanh đã
thành công của họ thì doanh nghiệp cũng có khả năng thành công.
Thị trường trống: thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam là một thị trường
trống, hay còn gọi là thị trường sơ khởi, chưa có một mẫu nào được quy chuẩn
cho thị trường TMDT VN, bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể áp dụng hình thức
kinh doanh mới này, hoạt động kinh doanh nào cũng có thể thực hiện thương
mại điện tử. Và càng dễ được thị trường đón nhận.
Tôn Nữ Quỳnh Phương – K42 QTKD DL
5
Phân tích SWOT của thương mại điện tử Việt Nam
Thương mại điện tử đem lại một môi trường giao thương mở, chi phí thấp, ít

bị chi phối bởi quy mô doanh nghiệp và tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ hơn so với thương mại truyền thống.
Nguồn nhân lực rẻ: một giờ làm việc on-site của một kỹ sư lập trình web làm
việc với các trang thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay khoảng 5-6USD/giờ,
trong khi là 30-40USD/giờ ở các nước khác. Giờ công của Designer (người thiết
kế) cũng rẻ, cho dù bạn muốn thiết kế giao diện (layout) cho trang web, thiết kế
tờ rơi (brochure), mẫu mã sản phẩm trưng bày (product), tất cả đều có thể làm
tại Việt Nam với một mức giá rất khiêm tốn, khoảng vài triệu đồng cho một gói
công việc là tối đa. Tất cả các khâu khác trong hệ thống thương mại điện tử nếu
cần nhân lực như giao hàng, bán hàng, chăm sóc khách hàng, nhập liệu, chỉnh
sửa, vận hành hosting và máy chủ cũng đều chắc chắn nằm trong khả năng chi
trả của bạn nếu bạn thuê nhân công Việt Nam.
Hạ tầng cơ sở công nghệ đã có những thành tựu rõ rệt:
•Theo kết quả khảo sát trên 3400 doanh nghiệp năm 2010 của Bộ Công
Thương, có 100% doanh nghiệp có trang bị máy tính, 98% doanh nghiệp đã
kết nối internet, 89% kết nối bằng ADSL, 81% doanh nghiệp sử dụng email
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
•Cũng theo khảo sát trên, các phần mềm chuyên dụng cũng được doanh
nghiệp sử dụng như kế toán, nhân sự.
•Tỷ lệ doanh nghiệp nhận đặt hàng qua email là 52%, qua website đạt 15%.
Tỷ lệ doanh nghiệp đặt hàng qua website ld 53%, qua website là 21%.
Về mặt pháp lý hiện nay hệ thống luật về thương mại điện tử ở Việt Nam đã
được hoàn thành dựa vào hai trụ cột chính là Luật Giao dịch điện tử(2005) và
Luật Công Nghệ Thông Tin(2006), bảy nghị định hướng dẫn luật :
•Cuối năm 2005, Việt Nam có "Luật Giao dịch điện tử" và năm 2006 ra đời
Nghị định hướng dẫn thi hành luật này.
•Tháng 6/2006 Quốc Hội ban hành “Luật Công Nghệ Thông Tin”. Luật này
quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biện
pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ
Tôn Nữ Quỳnh Phương – K42 QTKD DL

6

×