Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Ứng dụng vắc xin NAVET – VIFLUVAC trong công tác phòng bệnh cúm gia cầm trên địa bàn thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439 KB, 53 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới
thầy TS. Lê Anh Tuấn và BSTY Nguyễn Thị Bích Tho đã hướng dẫn nhiệt
tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện được đồ án tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ
Chi cục Thú y Hải Phòngđã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, dìu dắt tôi trong suốt
thời gian thực tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình thực tập
không chỉ là nền tảng mà còn là hành trang quí báu để tôi bước vào đời một
cách vững chắc và tự tin.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong Viện SinhNông, Trường Đại Học Hải Phòng, đặc biệt là Th.S Phạm Thị Minh Nụ đã tận
tình chỉ bảo, dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt khoá học.
Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng
bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình
học tập.
Một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn chân thành tới
những tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình
học tập.
Hải Phòng, ngày tháng
Sinh viên

Lưu Văn Tới

năm 2016


Đồ án tốt nghiệp


Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ NN&PTNT:
CDC:
Công ty TNHH:
HA:
HI:
HPAI:
MPC:
NA:
OIE:
PBS:
GC:
GTSX CN:
WHO:

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Haemagglutinin
Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu
High Pathogenicity Avian Influenza
Major Protein Capsid
Neuraminidase
Tổ chức Thú y Thế giới
Dung dịch muối đệm phosphat
Gia cầm
Giá trị sản xuất công nghiệp
Tổ chức Y tế Thế giới



Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

MỤC LỤC
GC:.........................................................................................................................................2
Gia cầm..................................................................................................................................2
GTSX CN:.............................................................................................................................2
Giá trị sản xuất công nghiệp................................................................................................2


Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm, tình hình chăn nuôi của Hải Phòng giai đoạn 2011-2015
......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.2. Hiệu giá kháng thể của gia cầm tiêm vắc xin H5N1 Trung Quốc
tại thành phố Hải Phòng năm 2008............Error: Reference source not found
Bảng 2.3. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng vắc xin cúm
gia cầm 2015................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.1. Kết quả tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm Navet-vifluvac tại
thành phố Hải Phòng đợt 1 năm 2016........Error: Reference source not found
Bảng 4.2. Hiệu giá kháng thể của đàn gia cầm tại huyện Kiến Thụy.. .Error:
Reference source not found
Bảng 4.3. Hiệu giá kháng thể của đàn gia cầm tại huyện Vĩnh.............Error:
Reference source not found

Bảng 4.4. Hiệu giá kháng thể của đàn gia cầm tại huyện Tiên Lãng....Error:
Reference source not found
Bảng 4.5. Hiệu giá kháng thể của đàn gia cầm tại huyện An Lão.........Error:
Reference source not found
Bảng 4.6. Hiệu giá kháng thể của đàn gia cầm tại huyện An Dương.. .Error:
Reference source not found
Bảng 4.7. Hiệu giá kháng thể của đàn gia cầm tại huyện Thủy Nguyên
......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.8.Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng vắc xin cúm
gia cầm 2016................................................Error: Reference source not found


Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1: Sơ đồ danh pháp quốc tế các chủng vi rút cúm A....Error: Reference
source not found
Hình 2: Mẫu máu.........................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ đạt bảo hộ năm 2016..........Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.2 Kết quả giữa tỷ lệ đạt bảo hộ năm 2015 với tỷ lệ đạt bảo hộ năm
2016..............................................................Error: Reference source not found


Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

Phần 1: MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăn nuôi gia cầm từ lâu đã chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế
gia đình của người dân nước ta. Trong những năm gần đây, ngoài những
giống gia cầm nội, các gia đình nông dân đã và đang tiếp nhận, chăn nuôi
những giống gia cầm nhập ngoại với phương thức chăn nuôi công nghiệp cho
năng suất thịt, trứng và hiệu quả kinh tế cao. Cùng với chính sách phát triển
sản xuất nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, chăn nuôi gia cầm đã phát triển
không ngừng. Các trang trại chăn nuôi gà với quy mô vài nghìn đến hàng
chục nghìn con đã xuất hiện ngày một nhiều trên khắp các vùng lãnh thổ.
Theo Tổng cục thống kê (2015)[14], đàn gia cầm cả nước năm 2015 đã lên tới
341,9 triệu con. Trong đó có 259,3 triệu con gà. Kế hoạch phấn đấu đến năm
2020 đạt 392,39 triệu con gia cầm. Song song với việc chăn nuôi gia cầm phát
triển, nhập khẩu nhiều giống gia cầm mới, trao đổi sản phẩm gia cầm giữa các
nước trong khu vực và thế giới tăng, hình thức quy mô sản xuất ngày càng đa
dạng thì dịch bệnh xảy ra phổ biến, nhiều dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho đàn
gia cầm. Một trong những dịch bệnh gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi
gia cầm và đe doạ đến tính mạng con người, đó là dịch cúm gia cầm.
Dịch cúm gia cầm liên tục bùng nổ khắp các Châu lục trên thế giới, đã
thúc đẩy các nhà khoa học tổ chức hội thảo chuyên đề về bệnh cúm gia cầm
(Hội thảo lần đầu tiên vào năm 1981 tại Beltsville MD, lần thứ 2 tại Athen
năm 1986, lần 3 tại Madison WI vào 1992, lần thứ 4 tại Athen năm 1997 và
lần thứ 5 cũng tại Athen năm 2003). Từ đó đến nay trong các hội thảo về dịch
tễ bệnh cúm gia cầm luôn là một trong những nội dung được coi trọng và
được liên tục tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới. Qua đó có thể thấy, bệnh cúm
gia cầm ngày càng trở nên nguy hiểm, gây nhiều thiệt hại về mặt kinh tế cho
ngành chăn nuôi gia cầm trên phạm vi toàn cầu.
Để khống chế được cúm gia cầm ở một phạm vi nhất định, không có
cách nào khác là phải tăng cường công tác phòng bệnh tích cực bằng vắc xin.
1



Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

Tại Việt Nam, trước năm 2011, hầu hết vắc xin cúm gia cầm đều phải nhập
mua từ nước ngoài, rất bất cập trong khâu cung ứng, khi các địa phương có
nhu cầu, nhất là nhu cầu sử dụng vắc xin cấp bách chống dịch thì không có
hoặc cung cấp không đủ hoặc không kịp thời do số lượng nhập phụ thuộc vào
kế hoạch nhập dự trữ của Cục Thú y- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn. Khi chưa chủ động được vắc xin cúm gia cầm phù hợp có nghĩa là mất
đi khả năng chủ động phòng dịch (tạo miễn dịch cho đàn gia cầm), mất đi khả
năng dập dịch nhanh bằng phương pháp tiêm phòng bao vây ổ dịch, tiêm
thẳng vắc xin vào ổ dịch nên nguy cơ phát sinh dịch cúm gia cầm, ảnh hưởng
đến an sinh xã hội và thiệt hại cho nền kinh tế các địa phương là rất đáng lo
ngại.Tháng 8 năm 2012 Cục Thú y [6], đã có văn bản hướng dẫn sử dụng vắc
xin cúm gia cầm NAVET-VIFLUVAC do Công ty TNHH một thành viên
thuốc thú y Trung ương sản xuất. Hải Phòng cũng đã triển khai tiêm vắc xin
NAVET-VIFLUVAC từ năm 2015. Tuy nhiên, hiệu quả tiêm phòng của vắc
xin NAVET-VIFLUVAC trên địa bàn thành phố cho đến nay vẫn chưa được
đánh giá một cách đầy đủ.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng
dụng vắc xin NAVET – VIFLUVAC trong công tác phòng bệnh cúm gia cầm
trên địa bàn thành phố Hải Phòng”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1.2.1 Mục đích
- Đánh giá hiệu quả vắc xin NAVET-VIFLUVAC thông qua kiểm tra
hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng.

- Đề xuất biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm bằng vacxin NAVETVIFLUVAC.
1.2.2 Yêu cầu
- Bố trí tiêm vắc xin ở các quận, huyện của thành phố.
- Kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng lần 2 ở 6 huyện ngoại thành.
- Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sử dụng vacxin trong phòng bệnh.
- Có thể đưa ra được kế hoạch tiêm phòng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm.
2


Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DỊCH CÚM GIA CẦM TRÊN THẾ GIỚI

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) qui định thống nhất lưu trữ hệ gene của
các chủng vi rút cúm A theo danh pháp dựa trên cơ sở khác nhau của hai
protein HA và NA bề mặt của vi rút, đó là những protein chính đặc trưng của
vỏ vi rút (MPC- Major Protein Capsid) thể hiện bản chất của mỗi chủng vi rút
cúm A. Với 16 phân nhóm HA và 9 phân nhóm NA có thể sẽ tạo nên được
144 tổ hợp các chủng vi rút cúm A khác nhau, theo thứ tự kí hiệu: Tên
Serotype/Loài động vật bị nhiễm/Vùng địa lí phân lập/Số hiệu đăng kí của
chủng vi rút/Thời gian phân lập/Loại hình phân type[HA(H) và NA(N)].
Ví dụ: Vi rút cúm có kí hiệu: A/Chicken/Vietnam/TY31/05/H5N1, có
nghĩa là: Vi rút cúm nhóm A, đối tượng bị nhiễm là gà, nơi phân lập Việt
Nam, số hiệu đăng kí TY31, năm phân lập 2005, phân type H5N1 (Lê Thanh
Hoà, 2004) [8]. Với các vi rút cúm phân lập được ở người bị nhiễm người ta
bỏ đi phần loài động vật bị nhiễm trong danh pháp (Hình1).


Hình 1: Sơ đồ danh pháp quốc tế các chủng vi rút cúm A
(Vi rút type: Chủng vi rút; Geographic origin: Vùng địa lí phân lập;
Strain number: số hiệu chủng vi rút; Year of isolation: Năm phân lập; Vi rút
suptype: phân type kháng nguyên HA và NA của vi rút)
3


Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

*Phân bố dịch bệnh
Vi rút cúm gia cầm phân bố khắp trên thế giới trong các loài gia cầm, dã
cầm và động vật có vú. Sự phân bố và lưu hành của vi rút cúm gia cầm rất
khó xác định chính xác.
Sự phân bố bị ảnh hưởng của cả loài vật nuôi và hoang dã, tập quán
chăn nuôi gia cầm, đường di trú của dã cầm, mùa vụ và hệ thống báo cáo dịch
bệnh. Sự lưu hành cũng bị ảnh hưởng của những nguyên nhân tương tự và sự
khác nhau của các quốc gia về hệ thống, phương pháp nghiên cứu.
Ví dụ: Ở gà tây tại Minnesota, Mỹ thì sự lưu hành bệnh rất cao trong vài
năm nhưng sau đó bệnh gần như không tồn tại, nguyên nhân không phải do miễn
dịch đàn được kéo dài, hoặc không có vi rút mà thực tế không giải thích được.
Sự phân bố và lưu hành vi rút cúm gia cầm đã xảy ra trong phạm vi toàn
cầu do sự di trú của các dã cầm, do đó rất khó dự đoán khi nào vi rút xuất
hiện, gây thành dịch cho đàn gia cầm nuôi và việc ngăn chặn sự tiếp xúc giữa
các loài gia cầm nuôi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi
gia cầm (Phạm Sỹ Lăng, 2004) [10].
*Động vật cảm nhiễm
Tất cả các loài chim thuần dưỡng (gia cầm) hoặc hoang dã (đặc biệt các
loài thuỷ cầm di cư) đều mẫn cảm vi rút. Bệnh thường phát hiện khi lây

nhiễm cho gia cầm (gà, vịt, gà tây, chim cút). Phần lớn các loài gia cầm non
đều mẫn cảm với vi rút cúm type A.
Vi rút cúm của loài chim có thể gây bệnh cho các loài động vật có vú
(lợn, ngựa...) và cả con người.
Vi rút cúm type A phân bố trong hầu như tất cả các loài chim và động
vật có vú từ loài sống trên cạn đến loài sống dưới nước (cá voi, hải cẩu...).
Lợn mắc bệnh cúm thường do subtype H1N1, H3N3. Vịt nuôi cũng bị nhiễm
vi rút cúm nhưng ít phát hiện do vịt có sức đề kháng với vi rút gây bệnh kể cả
chủng có độc cao gây bệnh nặng cho gà, gà tây.

4


Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

Vi rút cúm gia cầm phân bố khắp toàn cầu, vì vậy dịch bệnh đã xảy ra ở
nhiều nước trên thế giới.
Năm 1977 ở Minesota đã phát hiện dịch trên gà tây do chủng H7N7.
Năm 1986 ở Australia dịch cúm gà xảy ra tại bang Victoria do chủng H5N2.
Năm 1997 ở Hồng Kông dịch cúm gà xảy ra do vi rút cúm type A
subtype H5N1. Toàn bộ đàn gia cầm của lãnh thổ này đã bị tiêu diệt vì đã gây
tử vong cho con người (Cục Thú y, 2004) [5]. Như vậy đây là lần đầu tiên vi
rút cúm gia cầm đã vượt “rào cản về loài” để lây cho người ở Hồng Kông làm
cho 18 người nhiễm bệnh, trong đó có 6 người chết (Nguyễn Hoài Tao,
Nguyễn Tuấn Anh, 2004) [13].
Năm 1999, Guet on, Hoffman et on và Xuet on đã chứng minh sự xuất
hiện của vi rút H5N1 tại Hồng Kông SAR vào năm 1997 là do sự tổ hợp của
vi rút cúm từ ngỗng, vịt, mòng và chim cút.

Vào các năm 2000, 2001, Guet on đã phát hiện và thấy 8 chủng vi rút
khác nhau lưu hành tại Hồng Kông SAR , trong đó có 5 chủng lưu hành do sự
tổ hợp. Mặt khác sự tổ hợp gen giữa các chủng vi rút đã tạo ra loại vi rút
H5N1 có độc lực cao đối với vịt mà thông thường vi rút cúm không gây bệnh
cho thuỷ cầm.
Giữa năm 2005 dịch cúm gia cầm do H5N1 bắt đầu xuất hiện tại
Kazakhstan, Nga rồi nhanh chóng lan rộng sang các nước khác ở khu vực
Châu Âu như Rumani, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, rồi tràn sang Châu
Phi, các nước khác thuộc Châu Á như ở vùng Vịnh, Trung Quốc và Iraq.
Tính đến ngày 02 tháng 08 năm 2006 chủng vi rút độc lực cao H5N1 đã có
mặt tại 51 quốc gia và vùng lãnh thổ trên hầu khắp các châu lục, tập trung chủ
yếu ở Châu Á và Châu Âu.
Ngoài thiệt hại về kinh tế do bệnh gây ra, theo thống kê số người bị
nhiễm cúm gia cầm H5N1 của các nước báo cáo với WHO từ tháng 12/2003
đến tháng 6/2008, đã có tới 385 trường hợp mắc cúm A/H5N1, trong đó có
243 trường hợp đã tử vong chiếm 63,11%. Trong đó, Việt Nam và Indonesia
5


Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

là 2 nước có số người tử vong và nhiễm cao nhất do vi rút cúm A/H5N1 trên
thế giới (Indonesia có số người tử vong do nhiễm cúm gia cầm 110/135
người; Việt Nam 52/106 người).
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DỊCH CÚM GIA CẦM Ở VIỆT NAM

2.2.1. Tình hình chung về dịch cúm gia cầm ở Việt Nam
Chiếm 24,6%) thuộc 381 huyện, quận, thị xã (chiếm 60%) của 57 tỉnh,

thành phố trong cả nước. Tổng số gia cầm bị mắc bệnh, chết và tiêu hủy hơn
43,9 triệu con chiếm 16,8% tổng đàn, trong đó gà 30,4 triệu con; thủy cầm
13,5 triệu con. Ngoài ra còn có 14,76 triệu con chim cút và các loại chim khác
bị chết và bị tiêu huỷ. Theo thống kê cho đến cuối đợt dịch, đồng bằng sông
Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là những khu vực có tỷ lệ số xã có gia
cầm bị mắc bệnh cao nhất (Cục Thú y, 2004) [5].
* Đợt dịch thứ hai từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2004: Dịch cúm gia cầm
thể độc lực cao đã tái xuất hiện vào giữa tháng 4 năm 2004 ở một số tỉnh thuộc
Đồng bằng sông Cửu Long.Bệnh chủ yếu xuất hiện ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ
và hầu như không có trại chăn nuôi qui mô lớn nào bị nhiễm bệnh. Dịch có
khuynh hướng xuất hiện ở những vùng có chăn nuôi nhiều thủy cầm. Dịch đã
xảy ra ở 46 xã phường của 32 quận, huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh. Thời gian cao
điểm nhất là tháng 7 sau đó giảm dần, đến tháng 11 cả nước chỉ có 1 điểm phát
dịch. Tổng số gia cầm bị tiêu huỷ trong thời gian này là 84.078 con, trong đó
có 55.999 gà, 8.132 vịt và 19.947 chim cút. (Bùi Quang Anh, 2005) [2]
* Đợt dịch thứ 3 từ tháng 12/2004 đến tháng 5/2005: Trong thời gian
này dịch đã xuất hiện ở 670 xã của 182 huyện thuộc 36 tỉnh, thành phố (15
tỉnh phía Bắc, 21 tỉnh phía Nam). Dịch xuất hiện nhiều nhất vào tháng 1/2005
với 143 ổ dịch xảy ra trên 31 tỉnh thành phố, số gia cầm tiêu hủy là 470.495
gà, 825.689 vịt, ngan và 551.029 chim cút. Bệnh xuất hiện ở tất cả các tỉnh,
thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Hội nghị Tổng kết 2 năm
phòng chống dịch cúm gà, 2005) [1].
* Đợt dịch thứ 4 từ 01/10/2005 đến 15/12/2005: Dịch tái phát ở 285 xã,
6


Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13


phường, thị trấn thuộc 100 quận, huyện của 24 tỉnh, thành phố. Số gia cầm
ốm, chết và tiêu hủy là 3.735.620 con, trong đó có 1.245.282 gà; 2.005.557
vịt; 484.781 chim cút, bồ câu, chim cảnh. Diễn biến của đợt dịch thứ 4 khá
phức tạp đã khiến nhiều địa phương phải áp dụng các biện pháp quyết liệt như
đề nghị phải tiêu diệt toàn bộ thuỷ cầm thả rông , đóng cửa rừng, đóng cửa
các vườn chim, không nuôi gia cầm, chim cảnh trong nội thành. Trong nỗ lực
phấn đấu đến năm 2006 không còn dịch cúm gia cầm Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn(Bộ NN&PTNT) đã ban hành lệnh cấm ấp mới thuỷ cầm
đến hết tháng 2 năm 2007.
* Đợt dịch thứ 5: Sau hơn một năm tạm lắng, cúm gia cầm lại xuất hiện
trở lại Việt Nam vào cuối tháng 12 năm 2006. Dịch bắt đầu nổ ra tại hai tỉnh
Cà Mau và Bạc Liêu rồi nhanh chóng lan sang các tỉnh khác trong cả nước.
Theo Cục Thú y (Bộ NN và PTNT) tính đến ngày 6/2/2007 dịch cúm gia cầm
đang xảy ra ở 41 xã, phường, 18 huyện, thị thuộc 8 tỉnh chưa qua 21 ngày là
Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng
và Cần Thơ. Tổng số gia cầm mắc bệnh và chết là gần 19.000 con .
Cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm phát ra tại trại gà giống của Công ty
cổ phần (Thái Lan) ở xã Thuỷ Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây
gây ốm, chết 8.000 gà trong 4 ngày. Ngày 02/01/2004, Công ty đã tiến hành
tiêu huỷ 107.000 gà (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004) [4]. Dịch đã
nhanh chóng lây lan ra hầu hết các tỉnh trong cả nước.
Để thuận lợi cho việc đánh giá về dịch tễ học có thể chia quá trình dịch
từ khi xuất hiện vào cuối năm 2003 đến nay thành 5 đợt dịch như sau:
* Đợt dịch thứ nhất: Từ tháng 12/2003 đến 30/3/2004: Cuối tháng 12
năm 2003, dịch cúm gia cầm thể độc lực cao với tác nhân gây bệnh là vi rút
cúm gia cầm H5N1 xảy ra ở Việt Nam. Đây là lần đầu tiên bệnh xuất hiện tại
Việt Nam và vì thế nó có thể được coi là một bệnh mới ở gia cầm. Đặc điểm
của đợt dịch thứ nhất này là dịch lây lan một cách nhanh chóng với nhiều ổ
bệnh xuất hiện cùng một lúc ở nhiều địa phương khác nhau đã gây thiệt hại
7



Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

lớn cho người chăn nuôi gia cầm. Ngay cả các trại gia cầm nằm ở những vùng
không có dịch cũng gặp phải những khó khăn trong việc duy trì đàn gia cầm dẫn
đến việc phải tiêu hủy. Chỉ trong vòng 2 tháng, đến ngày 27/02/2004 dịch đã
xuất hiện ở 2.574 xã, phường (Tại Hội nghị sơ kết “Công tác phòng chống dịch
bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản” Hà Nội, ngày 26/8/2008 cho biết: Từ đầu
năm 2008, cả nước xuất hiện dịch cúm gia cầm tại 96 hộ gia đình của 74 xã,
thuộc 51 huyện, quận, thị xã của 27 tỉnh, thành phố gồm: Tổng số gia cầm chết
và buộc phải tiêu huỷ là 75.170 con (gồm 29.048 gà, 43.157 vịt và 2.965 ngan).
Như vậy, ở nước ta dịch cúm gia cầm xảy ra vào cuối năm 2003 đầu
năm 2004 là dịch cúm đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam nên sự nghiên cứu về
bệnh còn chưa sâu. Để xác định chủng vi rút gây bệnh, chính phủ đã gửi mẫu
bệnh phẩm sang Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hoa
Kỳ(CDC) để xác định loại protein N và đã xác định được vi rút gây bệnh trên
đàn gia cầm là H5N1.
2.2.2. Triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán của bệnh cúm gia cầm
2.2.2.1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gia cầm
Thời gian ủ bệnh ngắn thường chỉ vài giờ đến 21 ngày, OIEđề nghị nâng
lên 28 ngày.
Biểu hiện lâm sàng: các biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh diễn
biến rất đa dạng và phức tạp, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độc lực, số
lượng vi rút, loài nhiễm bệnh, mật độ chăn nuôi, tiểu khí hậu chuồng nuôi,
chế độ dinh dưỡng, tình trạng miễn dịch của vật chủ trước khi nhiễm vi rút và
sự cộng nhiễm cùng với vi rút cúm gia cầm của các vi khuẩn, vi rút khác như
E.coli, các Mycoplasma …(Nguyễn Tiến Dũng, 2004) [7].

Để diễn tả đầy đủ người ta thường chia các thể bệnh lâm sàng như sau:
* Thể không có triệu chứng
Đây là thể thường thấy và qua đường không khí có thể xảy ra khi có gió
đưa bụi và vi rút từ các khu vực mắc bệnh tới nơi không có bệnh. Mức độ lây
lan qua không khí phụ thuộc vào độc lực của vi rút.
8


Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

Vi rút thâm nhập vào đường tiêu hoá, nhân lên trên các tế bào biểu mô,
nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào mà con người có thể phát hiện bằng
mắt thường. Thường các loại vi rút có độc lực thấp gây ra thể bệnh này.
* Thể bệnh nhẹ
Sau khi nhiễm vi rút, gà thường chỉ có hai biểu hiện chính: tiêu chảy nhẹ
và giảm năng suất chăn nuôi (tăng trọng kém do bỏ ăn, giảm tỷ lệ đẻ...).
* Thể á cấp tính
Gây ảnh hưởng đến thể trạng chung của gia cầm, bệnh đường tiêu hoá
và giảm đẻ (ở gà đẻ trứng). Có 1 số tử vong, tỷ lệ có thể lên đến 30 - 40%.
* Thể cấp tính
Vi rút xâm nhập vào máu (bại huyết), phần lớn (90%) gà chết trong
vòng 3 - 4 ngày kèm theo các triệu chứng tiêu hoá, hô hấp, thần kinh, ngoài ra
(xuất hiện tụ máu...).
Các biểu hiển chính của dạng bệnh cấp tính bao gồm:
- Bỏ ăn, ủ rũ, ít hoạt động, giảm đẻ;
- Tiêu chảy phân lỏng, ra nhiều nước màu trắng do muối urat hoặc nước trong;
- Mào thâm tím, chân có điểm xuất huyết, tích phù thũng.
Giai đoạn sau cùng gà nằm liệt, co giật và chết.

* Thể quá cấp tính
Triệu chứng thần kinh là chủ yếu hoặc chết đột ngột không có triệu chứng.
Nói chung các triệu chứng của bệnh không khác gì bệnh Newcastle, trừ
trường hợp tích bị phù thũng và nốt xuất huyết dưới chân.
* Triệu chứng điển hình của bệnh cúm độc lực cao ở gia cầm
- Gia cầm chết đột ngột, tỷ lệ tử vong cao có khi lên đến 100% trong vài ngày.
- Có các biểu hiện ở đường hô hấp như ho, hắt hơi, thở khò khè, viêm
xoang, chảy nhiều nước mắt;
- Sưng phù đầu, cổ, mào, mặt;
- Dưới da xuất huyết, tím tái đặc biệt ở mào, những chỗ da không có
lông yếm thịt dưới da cổ ở gà tây;
9


Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

- Gà đứng tụm lại với nhau, rụng lông, lông xù, giảm ăn, gầy, khát nước;
- Gà mái giảm đẻ, tăng số lần ấp;
- Ỉa chảy phân xanh;
- Rối loạn thần kinh: mất sự phối hợp giữa các hoạt động, mất khả năng
đi và đứng...
Những dấu hiệu lâm sàng này dễ thấy ở gia cầm trước khi chết. Có thể
xuất hiện ít hoặc kết hợp nhiều biểu hiện lâm sàng nói trên. (Lê Văn Năm,
2004) [12].
Trong một số trường hợp, bệnh bùng phát nhanh, trước khi gia cầm chết
không có biểu hiện lâm sàng.
Vịt và các loài thuỷ cầm khác bị nhiễm vi rút cúm ít khi biểu hiện triệu
chứng ngay cả các chủng gây bệnh HPAI ở gà nhưng phát bệnh thì viêm

xoang, viêm mí mắt, viêm đường hô hấp, tăng tỷ lệ tử vong.
Gia cầm bị nhiễm các chủng vi rút cúm có độc lực yếu hơn cũng có những
triệu chứng tương tự nêu trên nhưng mức độ nhẹ hơn và tỷ lệ chết thấp hơn.
Nhưng khi có các vi khuẩn cộng nhiễm với vi rút cúm hoặc gia cầm bị
điều kiện môi trường bất lợi tác động thì tỷ lệ tử vong tới 60 - 70% của tổng
đàn và các biểu hiện lâm sàng cũng nặng hơn.
Thí dụ lúc đầu dịch cúm ở Pennsylvania, gà biểu hiện bệnh ở đường hô hấp
cấp tính, chết nhiều và giảm đẻ trứng. Sau đó vi rút tăng độc lực và tỷ lệ tử vong
tăng từ 50% lên 89%, giảm hẳn đẻ trứng, biểu hiện ở đường hô hấp không rõ
nhưng gà bị suy sụp nặng, một số con bị rối loạn thần kinh, co giật, ngoẹo đầu.
2.2.2.2. Bệnh tíchcủa bệnh cúm gia cầm
*Bệnh tíchđại thể
Mức độ biến đổi bệnh tích đại thể bệnh cúm gia cầm cũng đa dạng và rất
khác nhau trong cùng một đàn, phụ thuộc rất nhiều vào độc lực vi rút, quá
trình diễn biến của bệnh (Lê Văn Năm, 2004) [11]. Những biến đổi mang tính
tổng quan như sau:
Mào và tích thâm tím, phù nề, xuất huyết dưới da và rìa tích. Xuất huyết
10


Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

dưới da ống chân thành vệt, nốt.
Khí quản viêm xuất huyết, chứa nhiều đờm. Túi khí phù nề, thành túi
khí dầy và có nhiều fibrin bám dính. Phổi viêm cata, xuất huyết đến viêm
fibrin làm phổi dính vào lồng ngực.
Viêm xuất huyết đường ruột, đặc biệt vùng hậu môn, van hồi manh
tràng, dạ dày tuyến và niêm mạc tá tràng.

Bao tim tích nước vàng, xuất huyết màng bao tim, mỡ vành tim, cơ tim.
Lách biến màu lốm đốm vàng, rắn chắc hơn bình thường. Tụy khô ròn,
xuất huyết.
Viêm xuất huyết buồng trứng, ống dẫn trứng, nhiều trường hợp trứng
non dập vỡ, xoang bụng tích nước vàng lợn cợn.
Xuất huyết màng treo ruột, màng bao dạ dày tuyến, dạ dày cơ, màng
xương lồng ngực có thể coi là đặc điểm riêng của bệnh cúm gia cầm (Lê
Văn Năm, 2004) [11].
* Bệnh tích vi thể
Các biến đổi đặc trưng về tổ chức học bao gồm: phù nề, xung huyết,
xuất huyết và thâm nhập limphô đơn nhân ở cơ vân, cơ tim, lách, phổi, mào,
tích, gan, thận, mắt và thần kinh (Lê Văn Năm, 2004) [11].
Ở gia cầm bệnh tích đặc trưng nhất là xuất huyết, viêm hoại tử và các
biến đổi về tiết dịch buồng trứng, ruột, vùng mạch quản thường có nhiều tế
bào limphô tập trung phía ngoài mạch quản.
Ở gà Tây: Bệnh tích dễ quan sát thấy là ở tụy bị hoại tử lan tràn ở những
tế bào tuyến. Sự hoại tử ở cơ tim và những thể kèm của cơ tim với sự thay đổi
siêu cấu trúc của cơ tim.
2.2.2.3. Chẩn đoán bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm gia cầm có thể chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng, tuy
nhiên chẩn đoán chính xác phải dựa trên việc giám định vi rút.
* Dịch tễ học:

11


Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13


- Bệnh cúm gia cầm xảy ra với tất cả các dòng, giống gia cầm nhưng ở
gà công nghiệp và gà chăn nuôi tập trung có biểu hiện nặng hơn.
- Bệnh xảy ra quanh năm nhưng dễ phát hơn vào lúc giao thời hoặc có
các yếu tố strees gây hại làm giảm sức đề kháng ở gà.
- Bệnh lây lan theo đường tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh hoặc nguồn bệnh.
- Bệnh xảy ra với mọi lứa tuổi gia cầm nhưng chủ yếu ở gà từ 4-66 tuần
tuổi, và đặc biệt là gia cầm sắp đẻ và đang đẻ.
Diễn biến bệnh rất nhanh, tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết rất cao đến 100%.
* Triệu chứng
Thường dựa vào các triệu chứng điển hình sau đây để chẩn đoán:
+ Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 3 ngày (tuỳ theo số lượng vi rút,
đường xâm nhập, loài mẫn cảm).
+ Gà chết rất nhiều và thường chết đột ngột trong đàn nhiễm bệnh.
+ Con vật giảm hoạt động, giảm ăn, gầy yếu, tăng số gà ấp ở trong đàn
đang đẻ, giảm sản lượng trứng.
+ Sốt, trường hợp nặng biểu hiện ho, khó thở, chảy nước mắt, đứng túm
tụm một chỗ, lông xù, phù đầu và mặt, da tím tái, chân xuất huyết, rối loạn thần
kinh, ỉa chảy, một số con bị co giật hoặc đầu có tư thế không bình thường.
Những triệu chứng này có thể biểu hiện đồng thời hoặc riêng lẻ.
* Bệnh tích
Nói chung, bệnh tích điển hình của bệnh cúm gia cầm là xuất huyết lan
tràn ở tất cả các cơ quan, phủ tạng, cụ thể:
- Mào yếm sưng to, phù quanh mắt;
- Có thể phù ở niêm mạc khí quản;
- Viêm xoang bụng, có thể viêm dính buồng trứng với xoang bụng;
- Xuất huyết đốm trên bề mặt niêm mạc và màng treo nội tạng.
Viêm xuất huyết gần như toàn bộ đường tiêu hoá, đặc biệt thấy rõ ở
đường manh tràng, dạ dày tuyến nơi tiếp giáp với mề.
- Tụy thường sưng to, có những vạch màu vàng và đỏ sẫm theo chiều dọc.
12



Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

- Túi Fabsicius xung huyết và xuất huyết.
Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như Newcastle, viêm thanh
khí quản truyền nhiễm, viêm phế quản truyền nhiễm, bạch lỵ, tụ huyết trùng
và một số bệnh khác.
2.2.3. Tình hình chăn nuôi tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2015
Trong giai đoạn 2011-2014 mặc dù gặp nhiều khó khăn, song giá trị
sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm của thành phố vẫn tăng bình quân giai
đoạn đạt 2,00%/năm. Sản xuất chăn nuôi vẫn đang chuyển dịch cơ cấu theo
hướng tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế sản
xuất nông nghiệp tăng từ 44,87% năm 2011 lên 47,30% năm 2014.
Trong khi tổng đàn gia súc giảm, đặc biệt đàn trâu bò và lợn giảm
mạnh, thì tổng đàn gia cầm và sản lượng trứng tăng: đàn gia cầm năm 2014
đạt 7.388,93 ngàn con, tăng 5,35% so với năm 2011; sản lượng trứng 2014
đạt 260.529,46 ngàn quả, tăng 4,47% so 2011.
Tổng đàn gia súc giảm tương đối mạnh nên tổng sản lượng thịt hơi các
loại giảm nhẹ từ 117.377 tấn (năm 2011) xuống còn 116.807,17 tấn (năm
2014), giảm 0,16 % so với 2011. Trong đó sản lượng thịt lợn giảm
1,17%/năm, riêng thịt gia cầm tăng mạnh đạt 8,27%/năm. Kết quả sản xuất
chăn nuôi từ 2011 đến 2014 và ước thực hiện năm 2015 được thống kê trong
bảng 2.1.

13



Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

Bảng 2.1. Đặc điểm, tình hình chăn nuôi của Hải Phòng giai đoạn 2011-2015
Chỉ tiêu
Tỷ trọng GTSX CN
GTSX CN (giá

Đvt

2011

2012

2013

2014

KH 2015

%

44,87

46,25

46,81

47,30


48,9

4.338,2
117.377
78.304
31.992
228.500
526.452
81.555
440.320
16.535
8.300
6.390

4.607,7
121.801
78.909,9
36.504,8
259.009
503.280
79.458
423.382
15.848
7.906
6.728

2010)
Tỷ đồng
Tổng sản lượng thịt

tấn
- Sản lượng thịt lợn
tấn
- Sản lượng thịt GC
tấn
Sản lượng trứng
1000quả
Tổng đàn lợn
Con
- Lợn nái
Con
- Lợn thịt
Con
Tổng đàn bò
Con
Tổng đàn trâu
Con
Tổng đàn gia cầm
1000con

4.777,8 4.603,41
127.156 116.808,17
79.122 74.216,76
40.296
40.603,1
259.313 260.529
497.283 487.283
78.057
73.786
418.797 413.143

14.414
13.702
7.440
6.971
7.004
7.388,93

4.856
126.822
78.333
42.436
263.332
489.188
77.014
411.743
14.103
7.258
7.362

Nguồn: Tổng cục thống kê
Chăn nuôi vẫn chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình, quy mô nhỏ phát
triển thiếu bền vững, dễ tái phát dịch và gây ô nhiễm môi trường khu dân cư.
Chăn nuôi trang trại tuy phát triển song số lượng cũng như quy mô đàn chiếm
tỷ lệ thấp, quy mô đàn gia cầm chăn nuôi trang trại mới chiếm tỷ lệ khoảng
30% tổng đàn.
Các loại dịch bệnh nguy hiểm chưa được kiểm soát triệt để nên luôn
chứa đựng nguy cơ bùng phát, gây tâm lý bất ổn cho người chăn nuôi và
người tiêu thụ thực phẩm.
2.2.4. Tình hình dịch bệnh của gia cầm ở Hải Phòng giai đoạn 2011-2015.
Năm 2011 xảy ra 01 ổ dịch tại xã Tú Sơn huyện Kiến Thuỵ, dịch nhanh

chóng được khống chế không lây lan, tổng số gia cầm ốm, chết, tiêu hủy 887 con.
Năm 2012 dịch xảy ra tại 18 đơn vị xã phường của 8 đơn vị huyện quận,
tổng số gia cầm ốm, chết, tiêu hủy 94.927 con.
Năm 2013: xảy ra 02 ổ dịch cúm gia cầm tại xã Chiến Thắng huyện An
Lão và xã Tam Cường huyện Vĩnh Bảo; tổng số gia cầm ốm, chết, tiêu hủy
6.102 con; Chi cục Thú y phối hợp Ban chỉ đạo phòng chống dịch các huyện
14


Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

quận tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; dịch
nhanh chóng được khống chế, không lây lan ra diện rộng.
Năm 2014, bệnh cúm gia cầm được khống chế trên địa bàn thành phố.
Năm 2015: bệnh cúm gia cầm xảy ra tại 2 xã thuộc huyện Tiên Lãng; số
gia cầm ốm, chết, tiêu hủy 2.810 con; đến nay không phát hiện gia cầm ốm, chết,
tiêu hủy do mắc bệnh cúm.
2.2.5. Kết quả phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm của thành phố Hải Phòng.
Thiệt hại do dịch Cúm gia cầm là mối lo ngại cho nhiều cấp, nhiều
ngành và Hải Phòng cũng không nằm ngoài quy luật. Theo thống kê của Chi
Cục Thú y Hải Phòng, dịch cúm gia cầm xảy ra từ năm 2011 đến năm 2015
đã gây tổn thất nặng nề cho người chăn nuôi, nhiều trang trại chăn nuôi gia
cầm đã mất trắng do phải tiêu huỷ toàn bộ đàn gia cầm. Ngoài ra thiệt hại
gián tiếp do không tiêu thụ được sản phẩm, do mất giá, chăn nuôi không phát
triển và thiệt hại cho nhà nước, thành phố, địa phương cũng phải chi hàng tỉ
đồng cho công tác chống dịch, khôi phục, phát triển chăn nuôi gia cầm.
Bệnh cúm gia cầm là một bệnh nguy hiểm do virus gây ra không có thuốc
điều trị đặc hiệu. Bệnh không chỉ xảy ra trên đàn gia cầm nuôi, bệnh còn có khả

năng lây cho người và gây tử vongnên áp dụng mọi biện pháp khống chế dịch
bệnh là một điều tất yếu. Theo kinh nghiệm của một số nước như Hồng Kông,
Trung Quốc, Italia, Thái Lan… thì tiêm phòng vắc xin làm cho đàn gia cầm
giảm sự cảm nhiễm đối với bệnh, giảm đáng kể lượng vi rút bài thải ra môi
trường. Có thể nói, tiêm phòng là một biện pháp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng
trong tổng thể các giải pháp khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm.
Trước diễn biến phức tạp và mức độ lây lan nhanh chóng của dịch cúm
gia cầm, công tác chống dịch của thành phố được triển khai thực hiện rất khẩn
trương, kịp thời theo đúng Pháp lệnh Thú y và sự chỉ đạo của Trung ương.
Năm 2008 Chi cục Thú y đã triển khai tiêm phòng bằng vắc xin H5N1
của Trung Quốc và đã kiểm tra khả năng bảo hộ của loại vắc xin này trên địa
bàn các quận, huyện của thành phố Hải Phòng. Kết quả cho thấy tại thời điểm
15


Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

60 ngày sau khi tiêm vắc xin, hiệu giá kháng thể trong huyết thanh tăng cao,
có 155/175 mẫu xét nghiệm có hiệu giá kháng thể ≥ 4 log2, tỷ lệ bảo hộ
88,57% thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Hiệu giá kháng thể của gia cầm
tiêm vắc xin H5N1 Trung Quốc tại thành phố Hải Phòng năm 2008
Số mẫu

Sốmẫu

kiểm tra


dương

(mẫu)

tính

175

169

Hiệu giá kháng thể log2

0

1

2

3

4

5

6

7

8


6

3

3

8

18

25

67

22

23

88,57

Nguồn: Nguyễn Mạnh Hùng (Luận văn thạc sĩ nông nghiệp)[9].
Từ năm 2014 trở về trước, thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cục
Thú y, Chi cục thú y Hải Phòng sử dụng vắc xin cúm gia cầm H5N1 chủng
Re-5, Re-6 do Trung Quốc sản xuất. Song vắc xin cúm H5N1 sản xuất từ
Trung Quốc có số liều đóng trong một lọ vắc xin thường rất lớn( 500 liều/lọ)
và không thích hợp với điều kiện chăn nuôi gia cầm nông hộ nhỏ lẻ ở Hải
Phòng, gây lãng phí vắc xin khi sử dụng…Đồng thời phải nhập khẩu vắc xin
và việc cung cấp vắc xin không được chủ động, kịp thời. Để khắc phục khó
khăn này từ năm 2015, dưới sự chỉ đạo của Cục Thú y, Chi cục Thú y Hải
Phòng đã sử dụng vắc xin Navet-vifluvac do Công ty Cổ phần thuốc Thú y

Trung ương sản xuất để tiêm phòng cho đàn vịt, ngan.
Cuối năm 2015 Chi cục Thú y triển khai tiêm phòng đợt 2 cho gia cầm
tại các quận, huyện của thành phố và tiến hành kiểm tra đánh giá khả năng
bảo hộ của vắc xin. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể của đợt tiêm phòng

16


Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

thứ 2 tại 6 huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, An Lão, An Dương, Thủy
Nguyên năm 2015 được thể hiện tại bảng 2.3.
Bảng 2.3. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng
vắc xin cúm gia cầm 2015
Số Vịt
TT

1
2
3
4
5
6

Đơn vị

H. Tiên Lãng
H. Vĩnh bảo

H. An Lão
H. Kiến Thụy
H. An Dương
H. Thuỷ Nguyên


Kế hoạch
(con)

45
45
40
40
40
40
250

thịt, vịt
đẻ được
tiêm(con)

Số vịt đạt
bảo hộ(con)

Tỷ lệ đạt
bảo hộ
(%)

42
45

93,33
42
45
93,33
37
40
92,5
38
40
95
38
40
95
40
40
100
237
250
94.8
Nguồn: Chi cục Thú y Hải Phòng

Số liệu thống kê trong bảng cho thấy khả năng bảo hộ của vắc xin ở các
huyện có khác nhau chút ít nhưng đều vượt ngưỡng yêu cầu. Cao nhất ở Thuỷ
Nguyên (đạt tỷ lệ bảo hộ 100%) và thấp nhất ở An Lão (92,5%).
2.2.6. Giới thiệu về vắc xin Navet-vifluvac
1/ Vắc xin Navet-vifluvac là vắc xin nội do công ty Cổ phần thuốc thú
y Trung ương Navetco sản xuất
2/ Đặc điểm: vắc xin được chế từ chủng NIBRG-14 (được tạo ra từ
chủng H5N1 A/Vietnam/1194/2004 và chủng H1N1 A/PR/8/34 bằng kỹ thuật
di truyền ngược). Chủng vắc xin được nuôi cấy trên phôi gà và được vô hoạt

bằng formalin. Vắc xin có màu trắng sữa, dạng nhũ dầu đồng nhất, được đóng
trong lọ 20 ml, 50ml và 100 ml.
3/ Chỉ định: Phòng bệnh cúm cho gà do vi rút cúm gia cầm H5N1
nhánh 1 (Clade 1) và nhánh 2.3.2.1 (nhóm A) gây ra và phòng bệnh cúm cho
17


Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

vịt do vi rút cúm gia cầm H5N1 nhánh 1 gây ra. Chỉ sử dụng vắc xin cho gà,
vịt khoẻ mạnh.
Vắc xin Navet- vifluvac rất an toàn, tạo miễn dịch nhanh, mạnh và kéo dài.
4/ Quy trình sử dụng vacxin cúm gia cầm Navet-vifluvac trên địa bàn
thành phố.
+ Cách dùng: tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Tiêm bắp thịt hoặc dưới da
cổ (1/3 phần dưới, sau cổ).
+ Phòng bệnh cho gà:
- Tiêm vắc xin lần đầu cho gà con ở 14-21 ngày tuổi, liều 0,5ml/con.
Trong vùng có nguy cơ cao bệnh dịch cúm gia cầm, cơ thể tiêm nhắc lại sau
2-3 tuần sau mũi tiêm đầu tiêm, liều 0,5ml/con.
- Gà giống, gà đẻ: liều 0,5ml/con và cứ 6 tháng tiêm vắc xin nhắc lại
một lần.
+ Phòng bệnh cho chim cút:
Tiêm vắc xin cho chim cút ở 3-4 tuần tuổi, liều 0,5ml/con.
+ Phòng bệnh cho vịt:
- Vịt từ 14- 35 ngày tuổi, liều 0,5ml/con. Tiêm nhắc lại sau 14-21 ngày
sau mũi tiêm đầu tiên.
- Vịt trên 35 ngày tuổi: 1 ml/con.

- Vịt giống và vịt đẻ: liều 1 ml/con và cứ 6 tháng tiêm vắc xin nhắc lại
một lần.
+ Phòng bệnh cho ngan (vịt xiêm):
-Ngan (vịt xiêm) từ 14- 35 ngày tuổi, liều 0,5ml/con. Tiêm nhắc lại sau
14-21 ngày sau mũi tiêm đầu tiên.
-Ngan trên 35 ngày tuổi: 1ml/con.
-Ngan giống và ngan đẻ: liều 1ml/con và cứ 6 tháng tiêm vắc xin nhắc
lại một lần.
+ Chú ý:

18


Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

-Không dùng vắc xin cho gà, vịt, ngan (vịt xiêm), chim cút bị bệnh cúm
gia cầm hay ốm yếu.
-Không sử dụng lọ vắc xin bị vỡ hoặc có hiện tượng tách nước.
-Trước khi dùng, nên để vắc xin đạt đến nhiệt độ phòng một cách tự nhiên.
-Lắc kỹ lọ vắc xin trước khi dùng.
-Sau khi mở, lọ vắc xin chỉ sử dụng trong 24 giờ.
-Không được sử dụng kim đã tiêm cho động vật để lấy vắc xin. Thường
xuyên thay kim trong khi tiêm vắc xin.
- Không sử dụng thịt gà, vịt trong vòng 14 ngày sau khi được tiêm vắc xin.
- Vắc xin phải do nhân viên thú y tiêm.
+ Bảo quản: Ở nhiệt độ từ 2-8ºC, không để vắc xin vào ngăn đông,
tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, vắc xin chỉ được sử dụng trong vòng
12 tháng kể từ ngày sản xuất


19


Đồ án tốt nghiệp

Lưu Văn Tới - Kỹ sư chăn nuôi k13

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn các huyệnVĩnh Bảo, Tiên
Lãng, Kiến Thụy, An Dương, Thủy Nguyên, An Lão.
- Vắc xin NAVET-VIFLUVAC phòng bệnh cúm gia cầm trên địa bàn
thành phố Hải Phòng.
3.1.2 Vật liệu dùng trong nghiên cứu
- Mẫu huyết thanh gia cầm đã được tiêm vắc xin cúm gia cầm NAVETVIFLUVAC sau 21 ngày.
- Các loại môi trường, hóa chất: Nước sinh lý, hồng cầu gà 1%, kháng
nguyên chuẩn đông khô H5N1.
- Các loại máy móc, dụng cụ: tủ lạnh, tủ ấm, máy ly tâm, bình bảo ôn,
pipet đa kênh, đầu typ các loại, đĩa 96 giếng chữ U, V.
3.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm
bệnh động vật.
- Chi cục Thú y Hải Phòng và địa bàn các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng,
Kiến Thụy, An Dương, Thủy Nguyên, An Lão trên địa bàn TP Hải Phòng.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


1. Triển khai tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm NAVET-VIFLUVAC tại
các quận, huyện trên địa bàn thành phố.
2. Triển khai giám sát huyết thanh, xác định hiệu giá kháng thể sau khi
tiêm phòng vắc xin NAVET-VIFLUVAC lần 2 trên địa bàn các huyệnVĩnh
Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, An Dương, Thủy Nguyên, An Lão.
3. Đánh giá hiệu quả và đề xuất quy trình sử dụng vacxin cúm gia cầm
trên địa bàn thành phố.
20


×