Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

LE DANG KHUONG BO 10 DE 7 DIEM DE 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.32 KB, 5 trang )

LÊ ĐĂNG KHƯƠNG

BỘ 10 ĐỀ 7 ĐIỂM THPTQG 2016

BỘ 10 ĐỀ 7 ĐIỂM
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Cho các phản ứng sau: Fe + 2Fe(NO3)3 →3Fe(NO3)2
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại là:
A. Fe2+, Ag+, Fe3+. B. Ag+, Fe2+, Fe3+.
C. Fe2+, Fe3+, Ag+.
D. Ag+, Fe3+, Fe2+.
Câu 2. Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+.
Cặp chất không pư với nhau là
A. Fe và dd CuCl2.
B. Fe và dd FeCl3.
C. dd FeCl2 và dd CuCl2. D. Cu và dd FeCl3.
Câu 3. Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối (với điện
cực trơ) là:
A. Ni, Cu, Ag.
B. Ca, Zn, Cu.
C. Li, Ag, Sn.
D. Al, Fe, Cr.
Câu 4. Có 4 dd riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dd một thanh Ni. Số trường hợp xuất
hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 5. Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là


A. 8,96 lít
B. 6,72 lít
C. 17,92 lít
D. 11,2 lít
Câu 6. Cho 2,13 gam hh X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột t/d hoàn toàn với oxi thu được hh Y
gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dd HCl 2M vừa đủ để pư hết với Y là
A. 57 ml.
B. 50 ml.
C. 75 ml.
D. 90 ml.
Câu 7. Cho 19,3 gam hh bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dd chứa 0,2 mol Fe 2(SO4)3. Sau
khi các pư xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 12,80.
B. 12,00.
C. 6,40.
D. 16,53
Câu 8. Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp
A. điện phân dd NaCl, không có màng ngăn điện cực.
B. điện phân dd NaCl, có màng ngăn điện cực.
C. điện phân dd NaNO3, không có màng ngăn điện cực.
D. điện phân NaCl nóng chảy.
Câu 9. Cho V lít hh khí (ở đktc) gồm CO và H2 pư với một lượng dư hh rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng.
Sau khi các pư xảy ra hoàn toàn, khối lượng hh rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là
A. 0,448.
B. 0,112.
C. 0,224.
D. 0,560.
Câu 10. Trường hợp nào sau đây tạo ra kim loại?
A. Đốt FeS2 trong oxi dư.
B. Nung hỗn hợp quặng apatit, đá xà vân và than cốc trong lò đứng.

C. Đốt Ag2S trong oxi dư.
D. Nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc trong lò điện.
Câu 11. Khi nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3.
Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất là
A. KClO3.
B. KMnO4.
C. KNO3.
D. AgNO3.
Câu 12. Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.
B. Chữa sâu răng.
C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
D. Sát trùng nước sinh hoạt
Câu 13. Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag.
B. CuO, NaCl, CuS.
C. FeCl3, MgO, Cu.
D. BaCl2, Na2CO3, FeS.

1A


LÊ ĐĂNG KHƯƠNG

BỘ 10 ĐỀ 7 ĐIỂM THPTQG 2016

Câu 14. Hh khí nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường?
A. CO và O2.
B. Cl2 và O2.
C. H2S và N2.

D. H2 và F2.
Câu 15. Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là
A. Na2SO3 khan.
B. dd NaOH đặc
C. dd H2SO4 đậm đặc.
D. CaO.
Câu 16. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là:
A. Ag2O, NO, O2.
B. Ag2O, NO2, O2.
C. Ag, NO, O2.
D. Ag, NO2, O2.
Câu 17. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ
A. NaNO2 và H2SO4 đặc.
B. NaNO3 và H2SO4 đặc.
C. NH3 và O2.
D. NaNO3 và HCl đặc.
Câu 18. Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là
A. Ca3(PO4)2 và (NH4)2HPO4.
B. NH4NO3 và Ca(H2PO4)2.
C. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
D. NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Clo được dùng để diệt trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch.
B. Amoniac được dùng để điều chế nhiên liệu cho tên lửa.
C. Lưu huỳnh đioxit được dùng làm chất chống nấm mốc.
D. Ozon trong không khí là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi khí hậu.
Câu 20. Cho dãy chuyển hóa sau:
 CO2  H2O
 NaOH
X 

 Y 
 X . Công thức của X là
A. NaOH
B. Na2CO3
C.NaHCO3
D. Na2O.
Câu 21. Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s 2 2s 2 2p6 . Nguyên tố X là
A. Ne (Z = 10)
B. Mg (Z = 12)
C. Na (Z = 11)
D. O (Z = 8)
Câu 22. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.
Câu 23. Anđehit axetic thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?
Ni,t
A. CH3CHO  H2 

 CH3CH 2OH
0

t
B. 2CH3CHO  5O2 
 4CO2  4H2O

CH3COOH  2HBr
C. CH3CHO  Br2  H2O 
CH3COONH4  2NH4 NO3  2Ag

D. CH3CHO  2AgNO3  3NH3  H2O 
Câu 24. Cho dãy các chất và ion:Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl,Cu2+,Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là
A. 7.
B. 5.
C. 4.
D. 6.
Câu 25. Cho phản ứng: SO2 + 2KMnO4 + H2O  K2SO4 + MnSO4 + H2SO4.
Trong phương trình hóa học của phản ứng trên, khi hệ số của KMnO4 là 2 thì hệ số của SO2 là
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 7.
Câu 26. Cho phản ứng: N2 (k) + 3H2 (k) → 2NH3 (k); ∆H = –92 kJ. Hai biện pháp đều làm cân bằng
chuyển dịch theo chiều thuận là
A. giảm nhiệt độ và giảm áp suất.
B. tăng nhiệt độ và tăng áp suất.
C. giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
D. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.
Câu 27. Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được
với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 28. Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa
khi pư với dd BaCl2 là
A. 4.
B. 6.
C. 3.
D. 2.

Câu 29. Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+; x mol SO42- ; 0,12 mol Cl− và 0,05 mol NH4+ . Cho 300 ml dung dịch
Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y,
thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

2A


LÊ ĐĂNG KHƯƠNG

BỘ 10 ĐỀ 7 ĐIỂM THPTQG 2016

A. 7,190.
B. 7,705.
C. 7,875.
D. 7,020.
Câu 30. Cho 1,37 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối
lượng kết tủa thu được là
A. 2,33 gam.
B. 1,71 gam.
C. 3,31 gam.
D. 0,98 gam.
Câu 31. Nhiệt phân hoàn toàn 40 gam một loại quặng đôlômit có lẫn tạp chất trơ sinh ra 8,96 lít khí CO2
(ở đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nêu trên là: A. 40%.
B. 50%.
C. 84%.
D. 92%.
Câu 32. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam kết
tủa. Giá trị của m là
A. 29,55.
B. 19,70.

C. 9,85.
D. 39,40.
Câu 33. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
A. K.
B. Ba.
C. Be.
D. Na.
Câu 34. Cho 1,67 gam hh gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) t/d
hết với dd HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là (cho Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87,
Ba = 137)
A. Be và Mg.
B. Mg và Ca.
C. Sr và Ba.
D. Ca và Sr.
Câu 35. Một cốc nước có chứa các ion: Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl (0,02 mol), HCO32−
(0,10 mol) và SO4 (0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước
còn lại trong cốc
A. là nước mềm.
B. có tính cứng vĩnh cửu.
C. có tính cứng toàn phần.
D. có tính cứng tạm thời.
Câu 36. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng dần từ Li đến Cs.
B. Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ
C. Các kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn hơn so với các kim loại cùng chu kì
D. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim
Câu 37. Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 t/d với lượng dư dd NaOH, sinh ra x mol khí H2;
- Phần 2 t/dụng với lượng dư dd HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử duy nhất).
Quan hệ giữa x và y là A. x = 2y.

B. y = 2x.
C. x = 4y.
D. x = y.
Câu 38. Cho 300 ml dung dịch NaOH 0,1M phản ứng với 100ml dung dịch Al 2(SO4)3 0,1M. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 1,17.
B. 2,34.
C. 1,56.
D. 0,78.
Câu 39. Đốt nóng một hh gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được hh rắn X. Cho X t/d vừa đủ với V ml dd NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 ( đktc). Giá trị
của V là
A. 150.
B. 100.
C. 200.
D. 300.
Câu 40. Dung dịch loãng (dư) nào sau đây tác dụng được với kim loại sắt tạo thành muối sắt(III)?
A. H2SO4.
B. HNO3.
C. FeCl3.
D. HCl.
Câu 41. Hòa tan hoàn toàn x mol Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, thu được dung dịch chỉ
chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y và z là
A. 2x = y + 2z.
B. 2x = y + z.
C. x = y – 2z.
D. y = 2x.
Câu 42. Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dd H2SO4 loãng (dư) được dd X1. Cho lượng dư bột Fe vào dd X1
(trong điều kiện không có không khí) đến khi pư xảy ra hoàn toàn, thu được dd X2 chứa chất tan là
A. Fe2(SO4)3 và H2SO4.

B. FeSO4.
C. Fe2(SO4)3.
D. FeSO4 và H2SO4.

thể
phân
biệt
3
dd:
KOH,
HCl,
H
SO
(loãng)
bằng
một
thuốc
thử

Câu 43.
2 4
A. giấy quỳ tím.
B. Zn.
C. Al.
D. BaCO3.
Câu 44. Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên
thuỷ ngân rồi gom lại là
A. vôi sống.
B. cát.
C. muối ăn.

D. lưu huỳnh.
Câu 45. Để loại bỏ Al, Fe, CuO ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Al, Fe và CuO, có thể dùng lượng dư dung dịch nào

3A


LÊ ĐĂNG KHƯƠNG

BỘ 10 ĐỀ 7 ĐIỂM THPTQG 2016

sau đây?
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch Fe(NO3)3.
C. Dung dịch HNO3.
D. Dung dịch HCl.
Câu 46. Cho hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe, Al tác dụng với oxi dư khi đun nóng được chất rắn Y. Cho Y vào
dung dịch HCl dư, khuấy kĩ, sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư. Lọc
lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần của Z gồm:
A. Fe2O3, CuO.
B. Fe2O3, CuO, Ag.
C. Fe2O3, Al2O3. D. Fe2O3, CuO, Ag2O.
Câu 47. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng ở điều kiện thường?
A. Dẫn khí Cl2 vào dung dịch H2S
B. Cho dung dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch NaOH
C. Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch AgNO3
D. Cho CuS vào dung dịch HCl
Câu 48. (A-12) 56: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. BaSO4 và BaCrO4 hầu như không tan trong nước.
B. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hiđroxit lưỡng tính và có tính khử.

C. SO3 và CrO3 đều là oxit axit.
D. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và có tính khử.
Câu 49. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân AgNO3.
(b) Nung FeS2 trong không khí.
(c) Nhiệt phân KNO3.
(d) Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NH3 (dư).
(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
(g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư).
(h) Nung Ag2S trong không khí.
(i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư).
Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Câu 50. Cho sơ đồ chuyển hoá (mỗi mũi tên là một p/t pư):
 dd X
 dd Y
 dd Z
NaOH 
 Fe(OH)2 
 Fe2(SO4)3 
 BaSO4
Các dd (dd) X, Y, Z lần lượt là:
A. FeCl3, H2SO4(đặc, nóng), Ba(NO3)2.
B. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2
C. FeCl2, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.
D. FeCl2, H2SO4 (loãng), Ba(NO3)2.


ĐÁP ÁN Ở CUỐI NHÉ! <3

4A


BỘ 10 ĐỀ 7 ĐIỂM THPTQG 2016

LÊ ĐĂNG KHƯƠNG

ĐÁP ÁN
1C
11A
21B
31D
41B

2C
12C
22C
32B
42B

3A
13D
23A
33C
43D

4D
14D

24B
34D
44D

5A
15C
25A
35B
45D

6C
16D
26C
36A
46A

7C
17B
27B
37C
47D

8B
18C
28A
38D
48B

9A
19D

29C
39D
49A

10C
20B
30C
40B
50C

Facebook cá nhân
/>Fanpage:
/>Website:
/>Youtube
/>Điện thoại: 0968.959.314
Email:

5A



×