LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đồ án này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi cam đoan cac thông tin trích dẫn trong đồ án đều được chĩ rõ
nguồn gôc.
- Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nguồn gốc và số liệu thông tin
được sử dụng trong đồ án này.
Sinh viên
Lê Quang Tú
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tập thể và cá
nhân.
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, lòng biết ơn chân thành đến
cô giáo ThS. Đỗ Hải Hà - người đã hướng dẫn chu đáo tận tình, chỉ bảo, giúp
đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành báo cáo.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các cô cô giáo trong khoa Quản lý đất đai và
các thầy cô trong trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã nhiệt
tình dạy bảo và trang bị cho em những kiến thức quý báu trong suốt những
năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND xã Yên Sở, huyện Hoài
Đức, Tp. Hà Nội, cán bộ địa chính xã, các phòng ban và nhân dân tại xã điều
tra đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đồ án.
Với tấm lòng chân thành, em xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Lê Quang Tú
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................vi
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................2
Chương 1...........................................................................................................3
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.........................................................................3
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới.............................................3
1.1.1. Một số quan niệm về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và nông
thôn mới.....................................................................................................3
1.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn.....................6
1.1.3. Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về xây
dựng nông thôn mới..................................................................................7
1.1.4. Quan điểm của thành phố Hà Nội về xây dựng nông thôn mới....10
CHƯƠNG 2.....................................................................................................12
ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............12
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................12
2.2. Nội dung nghiên cứu:...........................................................................12
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................12
2.3.1. Điều tra thu thập số liệu................................................................12
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu......................................................13
Chương 3.........................................................................................................14
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................................14
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành
phố Hà Nội..................................................................................................14
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................14
3.1.2. Tài nguyên.....................................................................................15
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................15
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Yên
Sở.............................................................................................................20
3.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất....................................................21
3.3. Kết quả khảo sát đánh giá theo 19 tiêu chí Quốc gia trước khi xây dựng
thí điểm mô hình nông thôn mới.................................................................23
3.4. Kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới xã Yên Sở đến năm
2014.............................................................................................................23
3.4.1. Quy hoạch......................................................................................23
3.4.2. Giao thông.....................................................................................24
iii
3.4.3. Thủy lợi.........................................................................................27
3.4.4. Điện...............................................................................................27
(Nguốn: Tổng hợp từ số liệu điều tra).....................................................28
3.4.5. Trường học....................................................................................28
3.4.6. Cơ sở vật chất văn hoá..................................................................31
3.4.7. Chợ................................................................................................34
3.4.8. Bưu điện........................................................................................35
Điểm bưu điện văn hóa xã và các nhà văn hóa thôn đã được kết nối
Internet. Trong các thôn có nhiều hộ mua sắm máy tính và có kết nối
Internet theo đường điện thoại cố định, cáp quang.................................35
Diện tích đất khuôn viên: 184 m2...........................................................35
Hiện trạng xây dựng bao gồm 1 nhà bán kiên cố 1 tầng, diện tích xây
dựng 50 m2 bao gồm 2 phòng; 1 phòng giao dịch và 1 phòng nghỉ của
cán bộ......................................................................................................35
Xã có 52% số hộ có máy điện thoại cố định, đạt 13 máy/100 dân. Tỷ lệ
thôn có đài truyền thanh đạt 100%. Tỷ lệ số hộ có máy thu hình là 100%.
.................................................................................................................35
3.4.9. Nhà ở dân cư..................................................................................35
3.4.10. Thu nhập......................................................................................35
3.4.11. Tỷ lệ hộ nghèo.............................................................................36
3.4.12. Cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên........36
3.4.13. Hình thức tổ chức sản xuất..........................................................36
3.4.14. Giáo dục đào tạo..........................................................................37
3.4.15. Y tế..............................................................................................37
3.4.16. Văn hóa........................................................................................38
3.4.17. Môi trường...................................................................................38
3.4.18. Hệ thống chính trị........................................................................39
3.4.19. An ninh trật tự.............................................................................40
3.5. Vốn và nguồn vốn................................................................................41
3.6. Kết quả điều tra về mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư trong quá
trình tổ chức xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Sở giai đoạn 2010-2014
.....................................................................................................................42
3.6.1. Công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng
nông thôn mới..........................................................................................43
3.6.2. Lĩnh vực phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập...........................44
3.6.3. Lĩnh vực về xây dựng cơ sở hạ tầng..............................................44
3.6.4. Về xây dựng đời sống văn hóa và những nội dung liên quan.......45
3.7. Đánh giá chung về kết quả xây dựng nông thôn mới của xã Yên Sở giai
đoạn 2010-2014...........................................................................................45
3.7.1. Nguyên nhân kết quả đạt được......................................................45
iv
3.7.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong xây dựng nông thôn
mới xã Yên Sở.........................................................................................47
3.7.3. Bài học kinh nghiệm......................................................................48
3.8. Phương hướng, giải pháp tiếp tục thực hiện xây dựng mô hình nông
thôn mới tại xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.....................49
3.8.1. Nội dung........................................................................................49
3.8.2. Giải pháp thực hiện.......................................................................51
KẾT LUẬN.....................................................................................................52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................53
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng hiện trạng và biến động sử dụng đất xã Yên Sở....................22
(Đơn vị tính: ha)..............................................................................................22
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp khối lượng giao thông............................................25
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp khối lượng cấp nước...............................................27
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp khối lượng cấp điện................................................28
Bảng 3.5: Cơ sở vật chất văn hóa....................................................................33
Bảng 3.6: Danh mục vốn và nguồn vốn..........................................................42
vi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có câu nói “Tôi có một mong muốn,
mong muốn đến tuột cùng là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo
mặc, ai cũng được học hành ...”. Trước đây nước ta còn đói nghèo thị nhu cầu
là “Ăn no, mặc ấm”, ngày nay kinh tế đời sống xã hội phát triển thì nhu cầu
của đời sống của con người là “Ăn ngon, mặc đẹp”. Vì vậy, xây dựng nông
thôn mới là một nhu cầu tất yếu, và là để đáp ứng nhu cầu tất yếu của con
người thì phải xây dựng nông thôn mới. Ở từng giai đoạn khác nhau, xây
dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn khác nhau sao cho phù hợp với
nhu cầu con người.
Xây dựng nông thôn mới (NTM) trước hết là vì lợi ích và sự phát triển
con người; nó góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi
trường sinh thái của đất nước. Tiếp đó, NTM còn trở thành một không gian xã
hội mang tính dân chủ, nhân văn, giàu bản sắc văn hóa, thân thiện với môi
trường và là cái nôi giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy,
công tác xây dựng nông thôn mới phải dựa trên yêu cầu “sản xuất phát triển,
đời sống ấm no, làng xã văn minh, diện mạo sạch đep, quản lý dân chủ”, xuất
phát từ thực tế và tôn trọng ý kiến người dân.
Xây dựng NTM nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của quê hương,
đất nước trong giai đoạn mới. Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới
sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều
thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với
tiềm năng và lợi thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh
tranh thấp, chuyên giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn
hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng
như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước, ... còn yếu kém,
môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông
1
dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và
thành thị còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Không thể có một
nước mạnh nếu nông nghiệp và nông thôn còn lạc hậu và đời sống nhân dân
còn thấp. Vì vậy, xây dựng NTM là một trong nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Đồng thời,
góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân
sinh sống ở địa bàn nông thôn.
Thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới,
từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2010 - 2014 của Thành ủy Hà
Nội, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đã được huyện Hoài Đức
chọn là xã điểm của huyện để chỉ đạo về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2014. Qua thời gian hơn 04 năm thực hiện Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân xã Yên Sở đã phấn đấu và đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên,
trong số những kết quả đạt được đó vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thử thách.
Xuất phát từ tình hình trên tôi chọn đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện đề án
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2014 tại xã Yên Sở, huyện Hoài
Đức, Tp. Hà Nội” làm đồ án tốt nghiệp, nhằm trang bị cho bản thân những
kiến thức cơ bản về xây dựng nông thôn mới.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích, yêu cầu phân tích và tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội thực
tế ở địa phương và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của thành
phố Hà Nội để tìm ra giải pháp, đề xuất phương hướng xây dựng nông thôn
mới tại xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Yêu cầu nghiên cứu: Phân tích và đánh giá lại thực trạng, những thành
tựu, kết quả đạt được và nguyên nhân; tồn tại hạn chế và nguyên nhân, đề
xuất giải pháp trong xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Sở, huyện Hoài Đức,
thành phố Hà Nội, định hướng đến năm 2020.
2
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
1.1.1. Một số quan niệm về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và nông
thôn mới
1.1.1.1. Nông nghiệp
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà
con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra
sản phẩm như lương thực, thực phẩm, ... để thỏa mãn các nhu cầu của mình.
Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự
nhiên. Những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức
xạ mặt trời, ... trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vật
nuôi. Nông nghiệp cũng là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ khoa học
- công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra sản xuất nông nghiệp ở nước ta
thường gắn liền với những phương pháp canh tác, lề thói, tập quán, ... đã có từ
hàng nghìn năm nay.
1.1.1.2. Nông dân
Theo nghĩa chung: Nông dân là người lao động cư trú ở nông thôn sống
chủ yếu bằng nghề làm ruộng, sau đó bằng các ngành, nghề mà tư liệu sản xuất
chính là đất đai tùy theo từng thời kỳ lịch sử ở từng nước, có quyền sở hữu khác
nhau về ruộng đất. Những người này hình thành nên giai cấp nông dân.
Theo Bách kho toàn thư: Giai cấp nông dân là bao gồm những tập đoàn
người sản xuất nhỏ hoặc làm thuê cho địa chủ và cho phúc nông trong nông
nghiệp dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất.
Vậy giai cấp nông dân là những người sống lâu đời ở nông thôn (làng,
3
bản, ấp) lấy sản xuất nông nghiệp làm nguồn sống chính dưới hình thức tư
hữu nhỏ. Nông dân là lực lượng cách mạng trong cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Nông dân ở nước ta là lực lượng quan trọng, là lực lượng cơ bản cùng
giai cấp công nhân hợp thành đội quân chủ lực của cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Đưa nông dân đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa là tạo ra
một lực lượng chủ yếu trong cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.
1.1.1.3. Nông thôn
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ:
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ... Kinh tế nông thôn là một khu vực của
nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang
những đặc trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất, về cơ chế kinh tế ... vừa có những đặc điểm riêng gắn với nông nghiệp,
nông thôn.
Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, ... trong đó nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu.
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã. Theo
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới, đưa ra khái niệm “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính
cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”.
4
1.1.1.4. Nông thôn mới
Nông thôn mới là một nông thôn phát triển có tổ chức, có cơ sở hạ tầng
phục vụ nông nghiệp, kinh tế - xã hội, có điều kiện phát triển kinh tế xã hội và
người dân có cuộc sống không tách biệt với các vùng khác về vật chất và tinh
thần trong xã hội hiện đại.
* Đặc trưng của nông thôn mới
- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn
được nâng cao.
- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng, xã hội hiện
đại, môi trường sinh thái được bảo vệ.
- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy.
- Đảm bảo an ninh tốt, quản lý dân chủ.
- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.
* Nội dung Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
Về mô hình nông thôn mới theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày
16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới, thì bộ tiêu chí gồm 05 nhóm có 19 tiêu chí.
+ Nhóm 1: Quy hoạch (tiêu chí 1: Quy hoạch).
+ Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội (tiêu chí số 2: Giao thông; tiêu chí
số 3: Thủy lợi; tiêu chí số 4: Điện; tiêu chí số 5: Trường học; tiêu chí số 6: Cơ
sở vật chất văn hóa; tiêu chí số 7: Chợ; tiêu chí số 8: Bưu điện; tiêu chí số 9:
Nhà ở dân cư).
+ Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất (tiêu chí số 10: Thu nhập; tiêu
chí số 11: Tỷ lệ hộ nghèo; tiêu chí số 12: Cơ cấu lao động; tiêu chí số 13:
Hình thức tổ chức sản xuất).
+ Nhóm 4: Văn hóa - Xã hội - Môi trường (tiêu chí số 14: Giáo dục;
tiêu chí số 15: Y tế; tiêu chí số 16: Văn hóa; tiêu chí số 17: Môi trường).
5
+ Nhóm 5: Hệ thống chính trị (tiêu chí số 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã
hội vững mạnh; tiêu chí số 19: An ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững, ổn
định).
Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cho cả nước và các chỉ tiêu cụ thể để phù
hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương.
1.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn
Nông thôn Việt Nam là một địa bàn chiến lược chiếm vị trí đặc biệt quan
trọng trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngay trong thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề xuất phong trào thi đua xây
dựng nông thôn mới ở vùng giải phóng với ba nội dung chủ yếu:
- Thi đua tăng gia sản xuất để diệt giặc đói.
- Thi đua học chữ quốc ngữ để diệt giặc dốt.
- Thi đua giúp đỡ bộ đội, xây dựng dân quân du kích để diệt giặc ngoại xâm.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng ta đã rất chú trọng xây dựng “đời sống mới” và coi đó là biện
pháp có hiệu quả nhằm xóa bỏ tàn dư lạc hậu do chế độ cũ để lại. Đây cũng là
biện pháp để từng bước giáo dục các tầng lớp nhân dân nhận thức được tính
ưu việt của chế độ xã hội mới và trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng
xã hội mới. Ngày 03 tháng 4 năm 1946, Ủy ban vận động đời sống mới Trung
ương được thành lập nhằm đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động xây dựng đời
sống mới trong toàn dân và toàn quốc. Đây chính là giải pháp có ý nghĩa đột
phá để xây dựng NTM. Năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm
“Đời sống mới” để hướng dẫn các tầng lớp nhân dân thực hành xây dựng đời
sống mới. Đó là những tiêu đề đầu tiên để tiến hành xây dựng NTM trong
suốt quá trình chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Nông thôn dưới thời đại Hồ Chí Minh là căn cứ địa cách mạng, là nơi
cung cấp nguồn nhân lực, vật lực cho các cuộc kháng chiến chống xâm lược
6
đi đến thắng lợi cuối cùng. Những phong trào thi đua sôi nổi ở nông thôn do
Hồ Chí Minh phát động như: phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng”, phong trào
phụ nữ “Ba đảm đang”; phong trào “Tất cả vì tiền tuyến”; “Thóc không thiếu
một cân, quân không thiếu một người”; ... đã góp phần to lớn vào thắng lợi
chung của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống xâm lược và thống nhất Tổ quốc.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, quá trình xây
dựng NTM vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy trong thời kỳ mới và đạt
được những thành tựu to lớn, góp phần vào ổn định chính trị - xã hội, xóa bỏ
tàn dư của văn hóa thực dân do Mỹ - Ngụy để lại, phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội giữ vững chủ quyền và an ninh quốc gia, tạo những tiền đề cho quá
trình đổi mới đất nước.
1.1.3. Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về xây
dựng nông thôn mới
Trong quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bước vững chắc
lên chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn đề cao vai trò của
nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Tại “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X” khẳng định: “Hiện nay
và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm
chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng việc đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền
nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng
suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; tạo điều kiện từng bước hình
thành nền nông nghiệp sạch; phấn đấu giá trị tăng thêm trong nông nghiệp và
thủy sản tăng 3 - 3,2%/năm. Tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông
thôn không thấp hơn mức bình quân của cả nước. Gắn phát triển kinh tế với
xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mới quan hệ giữa nông thôn và
7
thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội”.
Hiểu rõ tầm quan trọng của nông thôn, ngày 05/8/2008, Ban chấp hành
Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-TW “Về nông nghiệp,
nông dân, nôn thôn”. Nghị quyết nên rõ quan điểm: Xây dựng nền nông
nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa
lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo
vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; Xây dựng nông
thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính
trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
Nghị quyết 24/2008/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ
đề ra 48 nhiệm vụ, bao gồm: Xây dựng 3 chương trình mục tiêu quốc gia,
trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới và xây dựng 45
chương trình dự án chuyên ngành khác. Nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu
Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới như sau:
- Xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn
minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái;
- Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù
hợp với quy hoạch không gian xây dựng làng (ấp, thôn, bản), xã và quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương; kết hợp giữa hỗ trợ Nhà
nước và phát huy nội lực của cộng đồng dân cư nông thôn. Nâng cao dân trí,
đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức tốt đời sống văn hóa cơ sở;
- Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu nền
nông nghiệp hiện đại, sản xuất hành hóa cả nông nghiệp và phi nông nghiệp,
thực hiện “mỗi làng một nghề”.
8
Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
800/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn các xã trong phạm vi cả
nước, với mục tiêu chung là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn
phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh
trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngày 13/4/2011 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch
và đầu tư - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 26 Hướng dẫn một
số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Trong đó, đã xác định nguyên tắc thực hiện
Chương trình xây dựng NTM là:
- Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải
hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ
tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ tiêu chí quốc gia NTM).
- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính,
Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính
sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ
thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định
và tổ chức thực hiện.
- Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ
9
có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.
- Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực
hiện các quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,
dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người
dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện và giảm sát, đánh giá.
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội;
cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng
quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ
thể trong xây dựng NTM.
1.1.4. Quan điểm của thành phố Hà Nội về xây dựng nông thôn mới
1.1.4.1. Mục tiêu chung
Xây dựng nông thôn mới Thủ đô Hà Nội có kinh tế phát triển toàn diện,
bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Phát triển nông nghiệp
thủ đô theo hướng gắn với phát triển đô thị sinh thái và du lịch, dịch vụ, sản
xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh
cao, hài hóa và bền vững với môi trường.
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nông
dân, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào
tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng,
đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn thủ đô có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ
10
hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công
nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc,
môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng
cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
1.1.4.2. Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2010 - 2015: Phấn đấu có từ 140 - 160 số xã (bằng 35% 40%) số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
- Giai doạn 2016 - 2020: Phấn đấu có thêm từ 120 - 140 số xã (bằng
30% - 40%) số xã đạt chuẩn nông thôn mới, để đến hết năm 2020 toàn Thành
phố có 70% số xã đat chuẩn nông thôn mới.
- Định hướng đến 2030: Hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới ở
401 xã trên địa bàn thành phố (đạt 100%)
11
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình và kết quả đạt được của đề án xây
dựng nông thôn mới tại xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai
đoạn 2010 – 2014.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trên địa bàn xã Yên Sở,
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
2.2. Nội dung nghiên cứu:
- Điều kiện tự nhiên, những lợi thế và bất lợi trong quá trình thực hiện đề án
xây dựng nông thôn mới của xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
- Đánh giá tình hình thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới tại xã
Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội dựa trên Bộ chỉ tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị
góp phần thực hiện hiệu quả các tiêu chí tại địa phương.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Điều tra thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu
thống kê của xã với các tài liệu như điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội,
văn hóa đời sống của xã.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn thu thập tại xã Yên Sở,
huyện Hoài Đức, Tp. Hà Nội bằng các phương pháp phỏng vấn nhanh người
dân về quá trình xây dựng nông thôn mới. Gặp gỡ cán bộ địa phương trao đổi
về tình hình chung của xã. Cùng cán bộ địa phương có chuyên môn, tham
khảo ý kiến của một số người dân bản địa có kinh nghiệm trong sản xuất để
đánh giá tình hình triển khai chương trình nông thôn mới tại địa phương.
12
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất,
tổng số, số bình quân, tỷ trọng, khối lượng thực hiện được, thời gian chi phí
thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã.
- Phương pháp thống kê so sánh: so sánh, đối chiếu giữa các năm, trước
và sau khi xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã. Từ đó thấy được sự khác
biệt và hiệu quả khi áp dụng mô hình nông thôn mới.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: xử lý số liệu bằng excel
sau đó phân tích và đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương nghiên cứu.
13
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành
phố Hà Nội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Yên Sở năm cách trung tâm huyện lỵ Hoài Đức 5 km về Tây Bắc,
toàn xã có 09 thôn. Có ranh giới địa lý như sau:
+ Phía Đông giáp xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức;
+ Phía Tây giáp xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai;
+ Phía Nam giáp xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức;
+ Phía Bắc giáp xã Cát Quế; huyện Hoài Đức.
Xã có tỉnh lộ 422 đi qua, nên rất thuận lợi cho việc giao lưu và trao đổi
hàng hóa của người dân trong xã và các vùng lân cận.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu
+ Địa hình:
Địa hình xã Yên Sở khá bằng phẳng và chia thành 02 vùng, vùng trong
đồng và vùng bãi ven sông Đáy. Vùng bãi có thể phát triển trồng các loại rau
màu nhiều vụ trong năm và có thể phát triển trồng cây ăn quả. Vùng đồng chủ
yếu trồng lúa 2 vụ, vào vụ đông có thể trồng ngô, rau, đậu.
+ Khí hậu:
Yên Sở nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết chia làm 2
mùa rõ rệt: mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm 24,30oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể tới
40oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể xuống tới 2,70oC. Số giời nắng trung
14
bình là 1.215 giờ/năm.
Lượng mưa trung bình năm 1.641,8 mm, chủ yếu tập trung vào mùa
nóng ẩm, chiếm tới 78,4% lượng mưa cả năm. Độ ẩm tương đối trung bình
78,6%, cao nhất 81-85,2%, thấp nhất 74,4 - 76,0%.
3.1.2. Tài nguyên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Đất đai của xã Yên Sở chủ yếu là đất phù sa không được bồi hàng năm
của hệ thống sông Đáy, và sông Hồng. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung
bình đến thịt nhẹ; đất ít chua, dinh dưỡng trong đất tương đối khá, nghèo lân,
giàu ka li. Với đặc điểm đất đai như trên cho phép xã Yên Sở có thể phát triển
nhiều loại cây trồng (lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, cây
ăn quả) và có tiềm năng năng suất cao phù hợp với sản xuất thâm canh.
3.1.2.2. Tài nguyên nước:
Nguồn nước ngọt quanh năm khá phong phú, biến đổi theo mùa rất
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, theo lượng mưa hàng năm và mực nước
của sông, vào mùa kho nước sông cạn, thường ở tháng 2 - 3 (âm lịch) ảnh
hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp của xã.
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế
Trong giai đoạn 2010 - 2014, kinh tế xã Yên Sở có bước phát triển
nhanh, tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân cả giai đoạn là 22,40%/năm, cụ
thể tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 61.350 triệu đồng đến năm 2014 là
206.300 triệu đồng, gấp 3,36 lần.
- Về sử dụng đất nông nghiệp:
Đất sản xuất nông nghiệp: 310,94 ha; bao gồm:
+ Đất trồng lúa: 200,44 ha
+ Đất trồng cây hàng năm khác: 84,74 ha;
15
+ Đất trồng cây lâu năm: 23,34ha;
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 2,42 ha.
Bình quân đất nông nghiệp: 312 m2/người
- Về tình hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản
Kết quả ngành trồng trọt: lúa cả năm 344,5 ha, sản lượng 1559,2 tấn;
ngô: 124,7 ha, sản lượng 578,2 tấn; Khoai lang 03ha, sản lượng 22,5 tấn;
Dong riềng 50 ha, sản lượng 2.750 tấn; rau 06 ha, sản lượng 79,5 tấn; lạc 02
ha, sản lượng 6,48 tấn; đậu tương 22,0 ha, sản lượng 41,8 tấn; đậu quả các
loại 10,5 ha, sản lượng 39,25 tấn; mía 04 ha, sản lượng 80 tấn.
Kết quả ngành chăn nuôi: Đàn bò 387 con, sản lượng thịt hơi đạt 57
tấn; Đàn lợn 2.903 con (70% là các giống lợn hướng nạc), sản lượng thịt hơi
đạt 677 tấn; Đàn gia cầm 16,5 nghìn con, sản lượng thịt hơi 40 tấn, trứng đạt
760 nghìn quả.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ
Năm 2014, giá trị sản xuất ngành CN-TTCN-XD đạt 99 tỷ đồng,
chiếm 47,99 %, tăng 16,77% so với năm 2005. Các nghề chính là: xây dựng,
sản xuất đồ gỗ gia dụng; chế biến nông sản, thực phẩm. Yên Sở hiện có 1
Công ty cổ phần xây dựng; 07 công ty TNHH dịch vụ xây dựng; 1 HTX xây
dựng và 250 hộ cá thể tham gia các hoạt động CN - TTCN và xây dựng. Làng
nghề xây dựng và chế biến nông sản thực phẩm ở Yên Sở đã được công nhận.
Năm 2014, giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ và du lịch đạt 65
tỷ đồng, chiếm 31,5% GTSX, tăng gấp 3,75 lần năm 2010. Các hoạt động
dịch vụ ở Yên Sở chủ yếu là dịch vụ xây dựng, dịch vụ vật tư sản xuất, dịch
vụ ăn uống giải khát. Xã hiện có 1 HTX thương mại, 1 HTX DV nông nghiệp
và 159 hộ cá thể.
3.1.3.2. Điều kiện xã hội
- Dân số, lao động:
16
+ Cơ cấu lao động: Năm 2014, lực lượng lao động đang tham gia các
hoạt động kinh tế có 5.261 người, trong đó: Lao động nông nghiệp có 1.052
người, chiếm 20%; lao động CN-TTCN có 1.973 người, chiếm 37.5%; lao
động thương mai, dịch vụ, du lịch có 2.236 người, chiếm 42.5%.
+ Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn: lực lượng lao động trong
xã cơ bản có trình độ văn hóa khá cao, do những năm gần đây tỷ lệ học sinh
tốt nghiệp phổ thông THCS khá cao (98% năm 2014). Riêng về chuyên môn
kỹ thuật, tỷ lệ được đào tạo tập huấn đạt 36,35% tổng số lao động.
- Về giáo dục, đào tạo
Năm 2014 có 23/43 giáo viên trường THCS có trình độ đại học và trên
đại học, số còn lại có trình độ cao đẳng, trung cấp (100% đạt chuẩn); có 18/42
giáo viên trường tiểu học có trình độ đại học, số còn lại đều đạt chuẩn; có
8/47 giáo viên mầm non có trình độ đại học, số còn lại có trình độ cao đẳng
và trung học.
Năm 2014 tỷ lệ học sinh lên lớp cấp tiểu học đạt 99,8%, tốt nghiệp
trung học cơ sở đạt 98,5%; có 31 học sinh đỗ vào các trường đại học, cao
đẳng và trung học chuyên nghiệp.
- Về y tế
Trạm y tế xã đã tổ chức cho 100% các cháu trong độ tuổi được uống
vitamin A; 99,9% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vác
xin; tuy nhiên tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng vẫn còn tới 11,2%
Cán bộ y tế có 01 bác sỹ, 05 y sỹ và y tá, 01 dược sỹ.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật trạm đã được xã quan tâm đầu tư nhưng do
kinh phí hạn chế nên đã bị xuống cấp.
Hiện xã có 43% người dân tham gia bảo hiểm y tế.
- Về công tác văn hóa, thể dục thể thao
Công tác tuyên truyền, giáo dục toàn dân tham gia xây dựng nếp sống
17
văn minh phổ biến sau rộng dưới nhiều hình thức. Các di tích lịch sử, văn hóa
từng bước được đầu tư trùng tu, tôn tạo từ nhiều nguồn vốn. Các lễ hội truyền
thống được bảo tồn và phát triển.
Cả xã Yên Sở là 1 làng và làng Yên Sở đã được công nhận là làng văn
hóa đạt 100%. Các thiết chế văn hóa cộng đồng đã hình thành. Năm 2014
toàn xã có 1.940 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa (88%).
Công tác thể dục thể thao của xã trong những năm qua đang được phát
triển mạnh cả về chiều sâu và quy mô; cả 9/9 thôn đều có phong trào thể dục
thể thao phát triển với khoảng 30% dân số thường xuyên tham gia có phong
trào thể dục thể thao.
- Về môi trường
Xã chưa có hệ thống cấp nước sạch tập trung, nguồn nước dùng chính
vẫn lấy từ nguồn nước giếng khoan và giếng đào. 100% dân số trong xã được
sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Tổng số giếng 2.419 giếng trong đó giếng đào 167, giếng khoan có bể
lọc 2.252 giếng.
Tổng số bể nước 2.348 bể, nhà tắm 2.377 nhà và nhà tiêu 2.377 nhà.
Tổng số hộ có đủ cả 3 công trình (bể nước, nhà tắm và nhà tiêu hợp vệ sinh)
chiếm 89,2%.
Môi trường xã Yên Sở có nguy cơ bị ô nhiễm cao hơn do các cơ sở sản
xuất công nghiệp, làng nghề chế biến nông sản phát triển chưa có quy hoạch...
Lượng rác thải sinh hoạt bình quân 2,5 tấn/ngày đã được thu gom theo quy
định. Khối lượng nước thải khoảng 2.000m 3/ngày (trong đó có 1.000m3 nước
thải sinh hoạt và 1.000 m3 nước thải sản xuất). Tuy nhiên nguồn ô nhiễm còn
phát sinh từ nhiều làng nghề lân cận.
Trên địa bàn xã có 125 hộ xây dựng hầm Biogas xử lý chất thải chăn
nuôi thành chất đốt, còn 50 hộ cần hỗ trợ. Tỷ lệ số hộ có công trình chăn nuôi
18
ở xa nơi ở và có hầm Biogas đến nay mới đạt 18,14%.
Lượng rác thải sản xuất khá lớn, ước tính 6 tấn/ngày nhưng mới thu
gom, xử lý được khoảng 5 tấn/ngày. Phần lớn các cơ sở sản xuất CN-TTCN,
các hộ cá thể sản xuất TTCN đều chưa có các giải pháp hữu hiệu để giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, nguồn nước.
Xã có 5 nghĩa trang, trong đó có 1 nghĩa trang liệt sỹ đã đạt chuẩn còn
lại 4 nghĩa trang nhân dân đều đã có quy hoạch và có quy chế quản lý nhưng
các nghĩa trang đều chưa đạt chuẩn về môi trường.
- Hệ thống chính trị
Xã Yên Sở có hệ thống chính trị vững mạnh đáp ứng được các nhiệm
vụ chính trị, xã hội. Xã có 1 Đảng bộ gồm 13 Chi bộ trực thuộc với tổng số
289 Đảng viên. Năm 2010, tỷ lệ Đảng viên đạt danh hiệu đảng viên đủ tư
cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và Đảng viên đủ tư cách hoàn thành
nhiệm vụ trở lên đạt 99,6%.
Yên Sở có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị theo quy định.
MTTQ Việt Nam có 31 cán bộ, đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. Xã có: 11/11
Chi hội Nông dân đạt danh hiệu tiên tiến trở lên; 9/9 Chi hội Cựu Chiến binh
đang hoạt động có hiệu quả. Các tổ chức đoàn thể khác như Đoàn Thanh
niên, chi hội Phụ nữ… đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
Đội ngũ cán bộ xã có 26 người, trong đó: 6 công chức, 12 chuyên trách,
8 cán bộ hợp đồng (3 cán bộ hợp đồng theo NĐ 121 và 3 cán bộ do xã hợp
đồng). Đội ngũ công chức cấp xã vẫn còn thiếu 4 công chức. Tỷ lệ cán bộ xã
đạt chuẩn là 83,3%.
An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở xã Yên Sở luôn luôn được
giữ vững. Xã có lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên là lực
lượng gìn giữ an ninh hoạt động tốt. Năm 2009 trên địa bàn xã chỉ xẩy ra 1 vụ
án hình sự và đã được giải quyết dứt điểm. Trên địa bàn xã không để xẩy ra
các vụ khiếu kiện.
19