Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.27 KB, 18 trang )

ĐỀ TÀI: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường luôn
biến động hết sức mạnh mẽ và từ đó luôn xuất hiện những cơ hội kinh
doanh, cũng như những đe dọa, rủi ro đối với doanh nghiệp. Để đương
đầu với những thách thức này, các hoạt động của doanh nghiệp phải được
đặt trên cơ sở nền tảng của công tác hoạch định, dự báo, phân tích những
biến động có thể xảy ra.
Nghiên cứu chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp là một trong những
cách thức để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp,
vốn sử dụng trong doanh nghiệp có nhiều loại, sử dụng loại nào chi phí
cơ hội và rủi ro khác nhau và vì thế ảnh hưởng tới cấu trúc vốn mục tiêu
của doanh nghiệp.
Đề tài chi phí sử dụng vốn đã đặt ra câu hỏi doanh nghiệp cần phải
huy động ngân qũy cho đầu tư như thế nào?. Huy động từ nguồn nào?. Và
vào thời điểm nào? Đây là những quyết định tài trợ.
Doanh nghiệp nên đầu tư vào dự án nào, lĩnh vực nào? Đầu tư dài hạn
hay ngắn hạn? Tỷ lệ sinh lời có xứng đáng không? Đây là những quyết
định đầu tư hay sử dụng ngân qũy.
Những câu hỏi này chỉ có thể trả lời một cách chuẩn xác sau khi phân
tích những thông tin mới thu nhập từ bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp, kết hợp những dự báo về tình hình thị trường, triển vọng nền kinh
tế...
Vì vậy đề tài đã bao gồm những phần nhằm làm sáng tỏ những câu
hỏi trên, trứơc hết là phần đặt vấn đề: đã nêu khái quát về vốn, chi phí sử
dụng vốn, và các nhân tố ảnh hưởng, mục tiêu của nghiên cứu chi phí sử
dụng vốn trong doanh nghiệp.
Tiếp theo là phần nội dung: đã trình bày về các công cụ đo lường chi


phí sử dụng vốn.
Phần cuối của đề tài trình bày các công cụ tài chính sử dụng trong
doanh nghiệp có niêm yết chứng khoán, mặc dù có những điểm tương
đồng với doanh nghiệp bình thường khác trong những trường hợp sử
dụng vốn vay, nhưng bản thân doanh nghiệp có niêm yết chứng khoán có
những điểm khác biệt chủ yếu đã được đề tài làm rõ./
Đà Nẵng30/11/2015

SVTH: LÊ ĐÌNH THỤ - Lớp: 27K6.2 - ĐN


ĐỀ TÀI: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 2

NỘI DUNG
1. Đặt vấn đề
1.1.Chi phí sử dụng vốn
- Khái niệm: Doanh nghiệp là một pháp nhân kinh tế và đang sử dụng
một lượng tài sản nhất định. Lượng tài sản này được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau: như vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, tín phiếu, vốn
góp của cổ đông... Để được quyền sử dụng các nguồn vốn này, doanh
nghiệp phải trả cho chủ sở hữu các nguồn vốn đó một lượng giá trị nhất
định đó là giá của việc sử dụng các nguồn tài trợ hay còn gọi là chi phí
sử dụng các nguồn tài trợ(chi phí sử dụng vốn). Mỗi một nguồn tài
trợ( vốn huy động hay vốn chủ sở hữu) đều có một giá trị sử dụng khác
nhau. Trong nền kinh tế thi trường từ góc độ kinh doanh của người chủ sở
hữu có thể nói giá của việc tài trợ bằng một hình thức nào đó( như trái
phiếu, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường, lợi nhuận để lại không chia...)
chính là mức doanh lợi cần phải đạt được từ khoản đầu tư từ nguồn tài trợ

dưới hình thức đã lựa chọn để gữ được mức doanh lợi( hoặc thu nhập)
không đổi cho chủ sở hữu.
Từ đây khái niệm giá của việc tài trợ bằng một hình thức nào đó thích
hợp hơn là để chỉ yêu cầu về mức doanh lợi đòi hỏi cần phải đạt được
trong kỳ kinh doanh. Khi tính toán, chi phí sử dụng đóng vai trò như là tỷ
lệ chiết khấu làm cân bằng lượng vốn mà doanh nghiệp có quyền sử dụng
hôm nay với các khoản tiền( gốc và lãi) mà doanh nghiệp phải trả cho
chủ sở hữu của một nguồn vốn nào đó trong tương lai.
Khái niệm chi phí sử dụng vốn ở đây được hiểu dưới góc độ chi phí
cơ hội của việc sử dụng vốn.
Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải tìm mọi cách để
giảm chi phí, để giảm được chi phí sử dụng vốn trước hết phải lượng hóa
nó. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh các khó khăn trong tính toán và
quản lý chi phí này, bởi lẽ nó phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố: tính mạo
hiểm của việc sử dụng vốn vay, lãi suất các khoản nợ phải trả, cấu trúc tài
chính của doanh nghiệp, chính sách phân phối lợi nhuận cho vốn góp. Vì
vậy khi tính toán chi phí sử dụng vốn cần có một tầm nhìn xa và phải
lượng hóa chi phí bình quân của tất cả các nguồn tài trợ.
Tóm lại Chi phí sử dụng vốn là:
-Là cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng nguồn tài trợ,
đó là nợ vay, cổ phần ưu đãi, thu nhập giữ lại, cổ phần thường và doanh
nghiệp sử dụng những nguồn tài trợ này để tài trợ cho các dự án đầu tư
mới.
-Là tỷ suất sinh lợi mà các nhà đầu tư trên thị trường yêu cầu khi đầu
tư vào chứng khoán của công ty.

SVTH: LÊ ĐÌNH THỤ - Lớp: 27K6.2 - ĐN


ĐỀ TÀI: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP


Trang 3

-Là tỷ suất sinh lợi tối thiểu mà doanh nghiệp sẽ đòi hỏi khi thực hiện
một dự án đầu tư mới.
1.2. Phân loại vốn trong doanh nghiệp
-Vốn chủ sở hữu: là số vốn ban đầu khi thành lập doanh nghiệp và
vốn góp bổ sung trong quá trình hoạt động. Số vốn này có thể rút bớt
trong quá trình kinh doanh tùy thuộc từng đặc điểm từng đơn vị. Tùy theo
từng loại hình doanh nghiệp và vốn góp có thể được hình thành từ một
hay nhiều chủ sở hữu, chẳng hạn:
+Đối với doanh nghiệp nhà nước, số vốn góp do nhà nước cấp hoặc
nhà nước đầu tư, nhà nước là chủ sở hữu của doanh nghiệp.
+Đối với doanh nghiệp liên doanh, số vốn góp do các thanh viên tham
gia liên doanh góp vốn. Các bên tham gia góp vốn liên doanh là chủ sở
hữu.
+Đối với các công ty cổ phần, số vốn góp do các cổ đông góp vốn.
Các cổ đông là chủ sở hữu.
+Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu là các cá nhân hoặc các
hộ gia đình.
Lợi nhuận giữ lại cũng thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận là kết quả đạt
được từ quá trình sử dụng tài sản cho mục đích sinh lợi tai đơn vị. Số lợi
nhuận còn lại sau khi nộp thuế thu nhập cho nhà nước về bản chất thuộc
quyền phân phối của người chủ sở hữu nên là một bộ phận thuộc vốn chủ
sở hữu.
Ngoài ra còn có vốn chủ sở hữu khác: thuộc vốn này gồm hai bộ phận
cơ bản là lơi nhuận chưa phân phối và vốn khác. Lợi nhuận chưa phân
phối là số lợi nhuận để lại chưa được phân phối cho các mục đích sử
dụng ở doanh nghiệp. Ngoài ra, do những nguyên nhân khách quan như
sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ, do đánh giá lại tài sản..., làm cho giá trị tài sản

tăng giảm. Giá trị của các khoản tăng này cũng thuộc phạm vi vốn chủ sở
hữu.
-Vốn vay mượn: Là trách nhiệm hiện tại của đơn vị đối với các tổ
chức khác, mà trách nhiệm đó là kết quả của những sự kiện kinh tế trong
quá khứ. Định nghĩa trên muốn nhấn mạnh vốn vay mượn phải trả là một
cam kết của đơn vị sẽ chuyển từ tài sản của mình cho các tổ chức, cá
nhân trong tương lai. Sở dĩ như vậy vì trong thực tiễn kinh doanh để đáp
ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động, các đơn vị thường nhận sự tài trợ của
cá tổ chức, cá nhân bằng cách vay ngân hàng, vay các đối tượng
khác...Trong những trường hợp như vậy, đông thời với việc hình thành
nên tài sản là việc hình thành nên những cam kết tương ứng mà đơn vị
phải trả khi đến hạn trong tương lai.
Thuộc vốn vay có vốn vay ngắn hạn và dại hạn, vốn vay ngắn hạn là
khoản nợ mà đơn vị có trách nhiệm thanh toán trong năm hoặc một chu
kỳ kinh doanh như vay ngắn hạn ngân hàng, nợ phải trả người bán...Vốn
vay dài hạn là khoản nợ mà đơn vị có trách nhiệm thanh toán trên một
SVTH: LÊ ĐÌNH THỤ - Lớp: 27K6.2 - ĐN


ĐỀ TÀI: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 4

năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh như vay dài hạn, và các khoản vay
khác có thời hạn thanh toán trên một năm.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn
2.1. Điều kiện chung của nền kinh tế
Chi phí sử dụng vốn vay của một doanh nghiệp thường được ấn định
bởi lãi suất phi rủi ro của đồng tiền vay và phần bù cho rủi ro do các chủ
nợ đoì hỏi.

-Do nhu cầu và cung ứng vốn trong nền kinh tế dẫn đến sự ấn định lãi
suất phi rủi ro. Bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến cung hoặc cầu sẽ ảnh
hưởng đến lãi suất phi rủi ro. Một yếu tố ảnh hưởng nữa là luật thuế, dân
số, chính sách tiền tệ và các điều kiện kinh tế.
Luật thuế ở vài quốc gia khuyến khích cho việc tiết kiệm hơn các các
quốc gia khác, từ đó có thể ảnh hưởng đến lượng cung tiền tiết kiệm và vì
vậy ảnh hưởng đến lãi suất. Luật thuế công ty liên quan đến khấu hao và
khấu trừ thuế cho đầu tư cũng có thể ảnh hưởng đến lãi suất qua ảnh
huởng đối với nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
Dân số có ảnh hưởng đến lượng cung tiền tiết kiệm có sẵn và lượng
vốn có thể cho vay cân thiết. Do dân số giữa các thời kỳ khác nhau, điều
kiện cung cầu sẽ khác nhau, và vì vậy lãi suất danh nghĩa cxũng khác
nhau. Những nước có dân số trẻ hơn có thể có lãi suất cao hơn, vì các hộ
gia đình trẻ hơn thường có khuynh hướng tiết kiệm ít hơn và vay mượn
nhiều hơn.
Chính sách tiền tệ do ngân hàng trung ương thực hiện trong các thời
kỳ khác nhau ảnh hưởng đến lượng cung các nguồn vốn có thể cho vay và
do đó ảnh hưởng đến lãi suất. Khi ngân hàng trung ương(NHTW) thực
hiện chính sách nới lỏng tiền tệ(tăng trưỏng cung tiền tệ cao) có thể đạt
được lãi suất danh nghĩa thấp hơn nếu họ có thể duy trì một tỷ lệ lạm phát
thấp. Theo một vài lý thuyết thì một chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ làm
cho lãi suất cao hơn do làm tăng các dự kiến lạm phát và nhu cầu các
nguồn vốn có thể cho vay.
Do các điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến lãi suất, chi phí sử dụng vốn
vay ở nước kém phát triển cao hơn các nước công nghiệp hóa.
Nếu các điều kiện kinh tế trong nước có xu hướng ổn định, rủi ro suy
thoái tương đối thấp thì xác xuất một doanh nghiệp không thể đáp ứng
các nghĩa vụ sẽ thấp hơn, cho phép có một mức bù rủi ro thấp hơn.
-Lạm phát trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn:
khi lạm phát của nền kinh tế gia tăng thì chi phí sử dụng vốn sẽ tăng bởi

vì lạm phát làm lãi suất tăng cao.
2.2. Điều kiện thị trường
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong ,một điều kiện thị
trường nhất định, điều kiện thị trường có tác động mạnh mẽ tới mọi hoạt
động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động tài chính.

SVTH: LÊ ĐÌNH THỤ - Lớp: 27K6.2 - ĐN


ĐỀ TÀI: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 5

Ơ đây chỉ xét đến những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn
của doanh nghiệp, cụ thể là những nhân tố đặc thù như khách hàng, nhà
cung câp, các hãng cạnh tranh và sự kiểm tra của các cơ quan quản lý tác
động tới chứng khoán có giá trị của doanh nghiệp.
Uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng trong mua hoặc bán hàng
hóa không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giữ vững hoặc phát triển
thị phần, ổn định nguồn cung cấp các yếu tố sản xuất mà còn tác động
làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và tiềm lực tài chính của doanh
nghiệp.
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng là một nhân tố ảnh hưởng
đến tổ chức hoạt động cung ứng vốn của doanh nghiệp. Để có thể có các
lợi thế trong cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, về giá bán hàng hóa đòi
hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản
xuất, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm..., do đó cũng có thể ảnh hưởng đến
chi phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có điều tiết,
có sự kiểm tra giám sát từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước, từ góc độ

quản lý nhà nước và góc độ chủ sở hữu doanh nghiệp cũng chi phối mạnh
mẽ đến tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.
2.3.Quyết định sản xuất và tài chính của doanh nghiệp.
Nhân tố này ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn biểu hiện thông qua
hai nhân tố là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
Rủi ro kinh doanh được hiểu là rủi ro gắn liền với sự không chắc
chắn, sự biến thiên của kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành thường có mức rủi ro
tương tự nhau bởi chúng phải đối mặt với những điều kiện kinh tế khá
giống nhau. Ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể giữ một vai trò kiểm soát
quan trọng đối với mức độ rủi ro kinh doanh thông qua sự lựa chọn
những dự án đầu tư, công nghệ và các chiến lược đầu tư cụ thể. Chi phí
hoạt động ổn định tạo ra đòn cân định phí, có ảnh hưởng đối với cả thu
nhập hoạt động và sự biến động của thu nhập.
Rủi ro tài chính xuất phát từ sử dụng nợ vay, và nợ vay tao ra một
khoản chi tiêu ổn định, đó là chi phí trả lãi. Nhiều doanh nghiệp trong
những ngành khác nhau( có cấp độ khác nhau về đòn cân định) có thể
khác nhau về đòn cân nợ. Nhìn chung, các doanh nghiệp lệ thuộc vào rủi
ro kinh doanh cao có khuynh hướng sử dụng tương đối ít nợ hơn những
doanh nghiệp chỉ có mức độ rủi ro kinh doanh hạn chế. Nhưng những
doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay sẽ có mức rủi ro tài chính cao hơn
các doanh nghiệp sử dụng ít.
Quyết định sản xuất ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của doanh
nghiệp ở chỗ là quyết định lựa chọn dự án đầu tư nào là phải sử dụng vốn
vay đó vào đúng mục đích tạo ra lợi nhuận cho công ty, đầu tư vào các tài
sản có tỷ lệ hoàn vốn cao, không đầu tư vào các tài sản có chi phí lãi vay
SVTH: LÊ ĐÌNH THỤ - Lớp: 27K6.2 - ĐN


ĐỀ TÀI: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP


Trang 6

cao, có thể làm mất khả năng chi trả các khoản nợ. Khi quyết định vay
vốn phải xem xét RE > lãi suất vay bình quân của các khoản nợ, thì việc
vay vốn mới mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
2.4. Đòn cân tài chính.
-Đòn cân định phí(Operating Leverage): Là tỷ số giữa nợ dài hạn và
tổng ngân quỹ hoạt động của đơn vị, hay nói cách khác, đòn cân định phí
thể hiện mức chi phí ổn định được sử dụng trong các hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông qua đòn cân định phí, nhà quản trị có thể đánh giá ảnh hưởng
của kết cấu chi phí đối với mức độ rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp,
tức ảnh hưởng của chi phí ổn định đối vơi lợi nhuận hoạt động.
Nói một các cụ thể tác động của đòn cân định phí là tỷ lệ thay đổi của
thu nhập trước thuế và lãi vay so với tỷ lệ thay đổi của doanh thu. Như
vậy mong muốn một cơ cấu vốn tối ưu thể hiện qua đòn cân định phí và
từ đó tác động tới lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
-Đòn cân nợ(DFL-The Degree of Financial Leverage) là một trong
những đòn cân tài chính, được tao ra do sử dụng nợ dài hạn và nó chỉ rõ
những chi phí tài chính ổn định, thông qua việc lựa chọn được cơ cấu tài
trợ tối ưu, đòn cân nợ có tác dụng gia tăng giá trị của doanh nghiệp.
Mức độ tác động của đòn cân nợ(DFL-The Degree of Financial
Leverage), được định nghĩa là tỷ lệ thay đổi của EPS do sự thay đổi 1%
cua EBIT . Thông qua đòn cân nợ mong muốn và lợi nhuận của các năm
trước nhà quản trị có thể xác định chi phí lãi vay của các dự án đầu tư
tương lai.
-Ngoài ra chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng
của mức độ tác động tổng hợp(DTL) của DOL và DFL là
DTL=DOLxDFL. Khi DTL thay đổi thì chi phí sử dụng vốn thay đổi.

Sự hiểu biết ba loại tác động đòn bẩy có thể giúp nhà quản trị đánh
giá mức độ và loại rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Hơn thế nữa
nó có thể hỗ trợ nhà quản trị trong việc lựa chọn một chương trình hữu
hiệu và xác định mức độ sử dụng nợ vay đạt hiệu quả nhất.
3.Mục tiêu của nghiên cứu chi phí sử dụng vốn
3.1. Cung cấp thông tin cho nhà quản trị
Nghiên cứu chi phí sử dụng vốn có vai trò hết sức quan trọng, về mặt
thực tiễn là đánh giá chi phí sử dụng của nguồn vốn, từ đó báo cáo cho
quản lý cấp trên. Những dự án đầu tư cần nhiều vốn tài trợ khi đó nên có
cơ cấu vốn nợ vay bao nhiêu và vốn chủ sở hữu bao nhiêu cần phải thu
thập thông tin để phân tích, xem xét hiệu quả tài chính của dự án, tức là
xem xét, cân nhắc giữa chi phí bỏ ra, những rủi ro có thể gặp phải và khả
năng thu lơi nhuận khi thực hiện dự án. Khi phân tích, đánh giá nhằm lựa
chọn các dự án tối ưu, các dự án có mức sinh lời cao, vấn đề quan trọng
của người quản trị tài chính còn là xem xét việc sử dụng vốn đầu tư như
thế nào. Trên cơ sở tham gia, đánh giá lựa chọn dự án đầu tư, cần tim ra
SVTH: LÊ ĐÌNH THỤ - Lớp: 27K6.2 - ĐN


ĐỀ TÀI: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 7

định hướng phát triển doanh nghiệp. Khi xem xét việc bỏ vốn thực hiện
dự án đầu tư, phải xem xét tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp để đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế trước mắt cung như lâu dài. Để
đạt được điều đó đòi hỏi phải tổ chức tốt việc cung cấp thông tin trong
doanh nghiệp.
3.2. Bảo đảm sự lành mạnh của việc sử dụng vốn vay.
Nghiên cứu chi phí sử dụng vốn cho phép cách nhìn nhận các biện

pháp góp phần huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh,
giải phóng các khoản vốn còn bị ứ đọng, theo dõi chặt chẽ các khoản chi
tiêu phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Tìm các biện pháp lập lại sự cân bằng giữ thu và chi bằng tiền để đảm
bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán. Mặt khác xác định
từng loại chi phí vốn thành phần, những chi phí nào là chi phí hoạt động
kinh doanh và những chi phí nào thuộc về các hoạt động khác. Những chi
phí vượt quá mức quy định hay những chi phí đã thuộc các nguồn kinh
phí khác tài trợ, không được tính là chi phí hoạt động kinh doanh.
Thông qua việc sử dụng vốn phải đồng thời kiểm tra, kiểm soát xem
việc sử dụng vốn có đúng mục đích hay không, định kỳ phân tích kết quả
đạt được, để đánh giá điểm mạnh điểm yếu về tình hình tài chính, qua đó
giúp cho lãnh đao doanh nghiệp trong việc đánh giá tổng quát tình hình
hoạt động của doanh nghiệp, những mặt mạnh và những điểm hạn chế
trong hoạt đông kinh doanh như khả năng thanh toán, nên sử dung vốn
cho mục đích gì.
3.3. Xác định cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp.
Thông thường người cho vay vốn thích các doanh nghiệp có cấu trúc
vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu, bở lẽ cấu trúc này nó hứa hẹn sự trả nợ
đúng hạn, một sự an toàn của đồng vốn mà họ đã bỏ ra cho vay. Khi tỷ lệ
vốn vay nợ quá cao sẽ làm giảm tín nhiệm của người cho vay, do đó chủ
nợ sẽ không chấp nhận cho doanh nghiệp vay thêm.
Vì vậy trong trường hợp doanh nghiệp có tỷ suất nợ cao thì việc vay
vốn sẽ được lượng vốn ở mức hạn chế chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
nguồn vốn của doanh nghiệp.
Trưòng hợp khác là khi doanh lợi vốn lớn hơn lãi suất vôn vay sẽ là
cơ hột tốt nhất gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, do đó khi có nhu cầu
tăng vốn doanh nghiệp thường chọn hình thức tài trợ từ vốn vay, từ thị
trường vốn. Nguợc lại, khi có doanh lợi vốn nhỏ hơn lãi suất vay thì cấu
trúc vốn lại nghiêng về vốn chủ sở hữu.

Khi tăng tỷ trọng vốn vay nợ, sẽ tăng mức độ mạo hiểm, bởi lẽ chỉ
cần một sự thay đổi nhỏ về doanh thu và lợi nhuận theo chiều hướng
giảm sút sẽ làm cho cán cân thanh toán mất thăng bằng, nguy cơ phá sản
sẽ hiện thực. vì vậy xác định cấu trúc vốn như thế nào là một vấn đề phức
tạp.

SVTH: LÊ ĐÌNH THỤ - Lớp: 27K6.2 - ĐN


ĐỀ TÀI: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 8

Thành phần và tỷ trọng của từng loại vốn so với tổng nguồn vốn tại
một thời điểm gọi là cơ cấu nguồn vốn. Một cơ cấu vốn hợp lý phản ánh
sự kết hợp hài hòa giữa nợ phải trả với vốn chủ sở hữu trong điều kiện
nhất định. Khi tính cơ cấu nguồn vốn người ta đặc biệt chú ý tới tỷ trọng
giữa các khoản nợ phải trả với tổng nguồn vốn(gọi là hệ số nợ).
Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thường biến động trong các chu
kỳ kinh doanh và có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến lơi ích của
chủ sở hữu. Vì vậy việc xem xét lựa chọn, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn
tối ưu luôn là một trong các quyết định tài chính quan trọng của chủ
doanh nghiệp. Nhìn vào các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn có thể cho
thấy khái quát chính sách tài trợ vốn kinh doanh, mức độ an toàn hoặc rủi
ro trong kinh doanh như thế nào ...
Mặt khác hoạch định ngân qũy vốn đầu tư và chi phí vốn có quan hệ
mật thiết với nhau. Chúng ta không thể tính được chi phí vốn, thì không
tính được ngân qũy vốn. Ngược lại, nếu chúng ta không thể tính được
ngân qũy vốn thì cũng không tính được chi phí vốn.
Việc xác định cơ cấu vốn tối ưu cũng tức là xác định cơ cấu vốn mục

tiêu cần đạt được, cơ cấu vốn mục tiêu là sự phối hợp giữa vốn vay, vốn
cổ phần ưu đãi, và vốn cổ phần thường trong kế hoạch tài trợ vốn của một
doanh nghiệp, khi đó chúng ta sẽ xác định chi phí sử dụng vốn trung bình
và so sánh với RE.
Cơ cấu vốn mục tiêu thay đổi theo thời gian và môi trường tài chính
nhưng trong bất kỳ tình huống nào, các nhà quản lý cũng phải theo đuổi
cơ cấu vốn mục tiêu đã đề ra.
Các quyết định tài trợ vốn phải phù hợp với cơ cấu vốn mục tiêu của
doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ nợ thực tế thấp hơn tỷ lệ mục tiêu, việc tăng vốn
sẽ được thực hiện bằng cách phát hành nợ.
Chính sách cơ cấu vốn của một doanh nghiệp là sự kết hợp lựa chọn
giữa rủi ro và lợi nhuận :
-Sử dụng vốn nợ càng lớn sẽ làm tăng mức rủi ro của dòng thu nhập
của doanh nghiệp.
-Tỷ số vốn nợ càng cao, thì tỷ suất lợi nhuận trung bình cũng càng
cao.
Nợ cang lớn, rủi ro càng lớn, dẫn tới giá chứng khoán sẽ giảm, nhưng
tỷ suất lợi nhuận trung bình lại tăng. Một cơ cấu vốn tối ưu là một cơ cấu
có sự cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận sao cho thị giá chứng khoán đạt cao
nhất.
3.4.Tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy dộng vốn.
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải có vốn, bước vào hoạt
động kinh doanh, doanh nghiệp phải xác định được các nhu cầu vốn cần
thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp ở trong kỳ. Vốn hoạt động có
vốn dài hạn, vốn ngắn hạn, điều quan trọng là phải huy động nguồn vốn
đảm bảo kịp thời, đầy đủ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Việc tổ
SVTH: LÊ ĐÌNH THỤ - Lớp: 27K6.2 - ĐN


ĐỀ TÀI: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP


Trang 9

chức huy động các nguồn vốn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.
Để đi đến việc lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn
thích hợp cần xem xét, cân nhắc trên nhiều mặt như: kết cấu nguồn vốn,
chi phí cho việc sử dụng sử dụng các nguồn vốn, những điểm lợi và bất
lợi của các hình thức huy động vốn.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều công cụ
tài chính ngày càng phong phú và đa dạng như cổ phiếu, trái phiếu...,cho
phép doanh nghiệp huy động số tiền nhàn rỗi nằm phân tán, giải rác trong
các tầng lớp dân cư tập trung lại thành nguồn tài chính to lớn cho doanh
nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ tài chính để tập trung vốn
qua thị trường là vấn đề không đơn giản. Mỗi công cụ tài chính mà doanh
nghiệp sử dụng có thể đem lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp,
nhưng đồng thời nó cũng có thể đưa đến những điều bất lợi, doanh nghiệp
cần am hiểu để sử dụng các công cụ vốn tài chính huy động tập trung vốn
qua thị trường một cách phù hợp.
4.Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp
4.1. Chi phí sử dụng vốn vay
Một trong những đăc trưng của vốn vay là tiền lãi phải trả được trừ ra
khi tính thuế thu nhập. Do đó khi xác định chi phí sử dụng vốn vay phải
chia ra hai trường hợp là chi phí sử dụng vốn vay trước và sau khi tính
thuế thu nhập.
4.1.1.Chi phí sử dụng vốn vay trước khi tính thuế thu nhập.
Vốn vay là một thành phần quan trọng của vốn kinh doanh. Để được
quyền sử dụng loại vốn này, doanh nghiệp phải trả cho chủ nợ một luợng
giá trị. Phí tổn này giống như tiền lãi vay, vì doanh nghiệp vay nợ, và sau
đó sử dụng tiền nợ vay vào kinh doanh cần đạt được mức lợi nhuận trước

thuế tối thiểu bằng tiền lãi phải trả, để sao cho phần lợi nhuân dành cho
chủ sở hữu doanh nghiệp không thay đổi. Nói một cách gần đúng, chi phí
sử dụng vốn vay được định nghĩa như là tỷ suất lợi nhuận tối thiểu phải
thu được do đầu tư bằng nợ vay để giữ không thay đổi số lợi nhuận dành
cho chủ doanh nghiệp.
Khi xác định người ta coi chi phí sử dụng vốn vay đóng vai trò như là
một tỷ lệ chiết khấu làm cân bằng các khoản tiền mà doanh nghiệp phải
thanh toán cho chủ nợ trong tương lai với khoản nợ vay mà doanh nghiệp
được sử dụng hôm nay.
Nếu ta gọi V là khoản nợ mà doanh nghiệp sử dụng hôm nay
Ti là số tiền gốc và lãi doanh nghiệp phải trả năm thứ i cho
chủ nợ(i=1-n).
r: chi phí sử dụng vốn vay
n
T1
T2
Tn
Ti
+
+

+
=
Ta có: V=

2
n
(1+ r )
(1+ r ) i
1 + r (1+ r )

i =1

SVTH: LÊ ĐÌNH THỤ - Lớp: 27K6.2 - ĐN


ĐỀ TÀI: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 10

Để xác định chi phí sử dụng vốn vay r có thể sử dụng phương pháp đồ
thị, phuơng pháp nội suy hoặc phuơng pháp thử và xử lý sai số.
4.1.2.Chi phí sử dụng vốn vay sau khi tính thuế thu nhập
Chi phí sử dụng vốn vay là một tiêu chuẩn quan trọng để lựa chọn
hình thức tài trợ. Nhưng lãi suất vay phải trả được trừ ra khỏi thu nhập
chiu thuế, còn lợi tức phải trả cho cổ phiếu ưu đãi, lợi tức cho vốn góp...,
không được hưởng đặc ân này. Do đó để có cơ sở đồng nhất nhằm so
sánh chi phí sử dụng các nguồn vốn khác nhau, nguời ta thường đưa
chúng về cùng một “điểm”. Điểm thường lựa chon là lợi nhuận sau thuế.
Vì vậy có thể tính lại chi phí sử dụng vốn vay theo công thức sau:
Chi phí sử
chi phí sử
(1- thuế suất Sau khi tính thuế vay
=
x
dụng vốn vay
dụng vốn
trước khi tính thuế thuế thu nhập)
Như vậy thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp làm giảm đáng kể chi
phí sử dụng vốn vay, và chi phí sử dụng nợ vay tỷ lệ thuận với thuế suất
thuế thu nhập. Nhưng khi doanh nghiệp bị thua lỗ thì chi phí sử dụng vốn

vay trước và sau thuế bằng nhau, vì khi đó doanh nghiệp không thể cắt
giảm chi phí này ra khỏi “lợi nhuận”.
4.2.Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu chính là doanh lợi vốn chủ sở hữu tối
thiểu mà người đầu tư trù tính sẽ nhận được trên số vốn mà họ đã đóng
góp. Mỗi một hình thức góp vốn có một chi phí sử dụng khác nhau.
4.2.1.Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường trong một cơ cấu vốn
cho trước.
Môt trong những đặc trưng của cổ phiếu thường là không có thời hạn
hoàn trả vốn gốc. Nhưng bù lại chủ sở hữu của chúng sẽ nhận được cổ
tức hàng năm. Một tỷ lệ chiết khấu làm cân bằng giữa tiền lời phải chia
trên một cổ phiếu thường với giá thị trường hiện hành của cổ phiếu chính
là mức doanh lợi tối thiểu mà các cổ đông đòi hỏi. Ngươi ta gọi đó là chi
phí sử dụng cổ phiếu thường.
Nếu ta gọi di là cổ tức trên một cổ phiếu thường năm thứ i(i=1-n)
G: là giá thị trường hiện hành của cổ phiếu thường
d1

d2

Ta có: G = 1 + r + (1 + r ) 2 +  +

dn
(1+ r ) n

Giả sử cổ tức năm thứ 1 là d1, và tăng đều đặn hàng năm là g, thay
vào công thức trên ta được:
n −1

d1 d1(1 + g )

d1(1+ g )
+
+

+
G=
(1+ r ) 2
(1+ r ) n
1+ r

Khi n

00 ta có

1 + g +n
1− (
)
d1
1+ r
x
LiG =Lim
1 + r 1 − (1 + g )
1+ r

SVTH: LÊ ĐÌNH THỤ - Lớp: 27K6.2 - ĐN


ĐỀ TÀI: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 11


Giả thiết tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức nhỏ hơn mức doanh lợi tối tiểu
mà các cổ đông đòi hỏi(gG=

d1
1
d1
1
d1 1 + r
x
=
x
=
x
1 + r 1 − (1 + g ) 1 + r 1 + r − 1 − g 1 + r r − g
1+ r
1+ r

Từ đó r =d1/G +g
d1/G: là tỷ lệ lợi tức trên cổ phần
Trong thực tế, chúng ta không bao giờ dự đoán rằng lợi tức cổ phần
sẽ tuân theo một mô hình gia tăng hoàn toàn không đổi mãi mãi, tức là g
sẽ không đổi theo thời gian. Nhưng khi dự kiến sự gia tăng sẽ ổn định
trong nhiều năm tiếp theo, thì việc áp dụng cách tính trên sẽ đem lại một
kết qủa dự báo đáng tin cậy. Tuy nhiên ngay cả khi cho rằng sự gia tăng
không đổi là có căn cứ, thì vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong việc đánh
giá tỷ lệ gia tăng kỳ vọng. Song điều quan trọng nhất cần phải nhớ rằng, g
thuộc công thức chi phí của vốn thành phần, tượng trưng cho tỷ lệ gia
tăng lợi tức cổ phần kỳ vọng trong tương lai(không phải trong quá khứ).

Do đo,ï chỉ khi chúng ta đánh giá rằng các điều kiện sẽ mãi mãi không
đổi trong tương lai có thể dự kiến trước được, thì chúng ta mới nên sử
dụng công thức tính chi phí của vốn cổ phần để đánh giá tỷ lệ gia tăng
của quá khứ. Trong những trường hợp khác, sự gia tăng lợi tức cổ phần
trong quá khứ nên chỉ được sử dụng như một trong nhiều nhân tố chung
để giúp cho việc dự tính tỷ lệ gia tăng kỳ vọng.
Dưa trên sự phân tích về những điều kiện kinh tế và những yếu tố của
ngành kinh doanh, của công ty, các nhà phân tích thường đưa ra những
dự báo về lợi tức cổ phần và thu nhập. Chúng thường được trình bày rất
đầy đủ trong các dự án tăng trưởng. Thuận lợi quan trọng của những dự
báo này là chúng phản ánh những thông tin được cập nhật kịp thời, sử
dụng một phần rất nhỏ những tỷ lệ gia tăng quá khứ có liên quan và tập
trung vào những vấn đề tương lai.
Bất lợi của chúng là do dựa trên một mức độ nào đó sự đánh giá chủ
quan, nên có những nhược điểm không thể tránh khỏi khi ước tính sự
tăng trưởng tương lai.
4.2.2.Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới
Nếu như mua trái phiếu, nhà đầu tư xác định ngay tiền lãi sẽ nhận
được, còn đầu tư vào việc mua cổ phiếu thường thì tiền lãi(cổ tức) lại phụ
thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
Mặt khác khi công ty giải thể hoặc phá sản tiền mua trái phiếu sẽ
được thanh toán trước tiền mua cổ phiếu thường. Vì vậy đầu tư vào cổ
phiếu có mức độ rủi ro cao hơn đầu tư vào trái phiếu.
Khi phát hành cổ phiếu thường mới sẽ phát sinh chi phí phát hành, chi
phí phát hành cổ phiếu thường mới được trả cho các dịch vụ phát hành
chứng khoán như: chi phí in ấn, quảng cáo, chi phí bảo lãnh phát hành...,
những chi phí này không được coi là một bộ phận của chi phí ước tính
SVTH: LÊ ĐÌNH THỤ - Lớp: 27K6.2 - ĐN



TI: CHI PH S DNG VN CA DOANH NGHIP

Trang 12

ca li nhun gi li, chi phớ phỏt hnh c phiu thng c tr cho
dch v bo m phỏt hnh chng khoỏn.
Vỡ vy s vn doanh nghip s dng ch bng s vn d tớnh phỏt
hnh tr i chi phớ phỏt hnh v nu tớnh cho mt c phiu thng mi
gi l giỏ rũng nhn c ca mt c phiu thng mi.
Khi so sỏnh gia chi phớ phỏt hnh vi tng s vn d tớnh phỏt
haỡnh dổồùi daỷng tyớ lóỷ % ta seợ coù tyớ lóỷ chi phờ phaùt haỡnh.
Gi G l giỏ phỏt hnh c phiu thng mi
e l t l chi phớ phỏt hnh trờn mt c phiu mi
thỡ giỏ rũng mt c phiu c xỏc nh: G= G(1-e)
Vy chi phớ s dng c phiu thng mi c xỏc nh theo cụng
thc: r=
Nhng trong ú giỏ mi c phiu G c thay bng giỏ rũng mi c
phiu m doanh nghp thc s dng:
d1

r= G (1 e) + g
4.2.3.Chi phớ s dng li nhuõn gi li
khi cú nhu cu tng vn, ngoi vic phỏt hnh chng khoỏn cụng ty
cũn cú th s dng li nhun gi li( tc l phn li nhun sau khi ó np
thu thu nhp doanh nghip v chia lói c phn). ti tr cho nhu cu
ú, nhiu ngi quan nim rng s dng li nhun gi li tng vn thỡ
khụng phi tớnh toỏn gỡ vỡ khụng phi huy ng chỳng t bờn ngoi. Tht
ra dự s dng ngun ti tr no cho nhu cu tng vn ca doanh nghip
cng u cú giỏ ca nú. Chi phớ ca li nhun gi li c o bng chi
phớ c hi, tc l nu nhng li nhun ny c chia, thỡ c ụng cú th

u t va thu li nhun t bờn ngoi doanh nghip. Bi vy cú th coi li
nhun ny l chi phớ c hi ca cụng ty. Do c im ny nờn chi phớ ca
li nhun gi li rt khú xỏc nh trong thc t. Nu c ụng u t vo
chớnh doanh nghip thỡ ti thiu h phi t c mc doanh li nh cỏc
c phn m h ang nm gi. Hay núi cỏch khỏc chi phớ s dng ca li
nhun gi li chớnh bng mc doanh li hy vng nhn c v c phn
ó úng gúp (c phiu thng). Do ú chi phớ s dng li nhun gi li
c xỏc nh theo cụng thc sau, ging nh chi phớ s dng c phiu
thng.
r=

d1
+g
G

4.2.4.Chi phớ s dng c phiu u ói
C phiu u ói l mt loi chng khoỏn lai ghộp gia c phiu
thng v trỏi phiu. Ch s hu c phiu u ói c nhn tin lói c
nh nờn nú ging vi trỏi phiu, nhng tin lói phi tr khụng c tr
khi tớnh thu thu nhp v cụng ty s dng c phiu u ói nh l mt b
phn ca vn ch s hu li lm cho nú ging vi c phiu thng. Do
ú v khớa cnh ny, phỏt hnh c phiu u ói nh phỏt hnh c phiu
SVTH: Lấ èNH TH - Lp: 27K6.2 - N


ĐỀ TÀI: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 13

thường. Nhưng điểm đặc biệt lưu ý là cổ phiếu ưu đãi chỉ nhận được tiền

lãi cố định hàng năm, không có quyền tham gia phân phối lợi nhuận cao,
do đó không được hưởng suất tăng trưởng của lợi nhuận.
Nếu ta gọi G là giá phát hành cổ phiếu ưu đãi
e là tỷ lệ chi phí phát hành
d là lợi tức cố định trên một cổ phiếu ưu đãi
thì chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi được xác định như sau:
r =d/G(1-e)
4.3.Chi phí sử dụng vốn bình quan
Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải
huy động từ nhiều nguồn( nguồn bên trong và nguồn bên ngoài), mỗi một
nguồn có chi phí sử dụng khác nhau, do đó cần phải xác định chi phí sử
dụng bình quân của các nguồn đó. Chi phí sử dụng vốn bình quân là mức
doanh lợi vốn tối thiểu cần phải đạt được từ việc sử dụng các nguồn vốn
đã huy động. Chi phí sử dụng vốn bình quân trong doanh nghiệp phụ
thuộc hai yếu tố: chi phí sử dụng của từng nguồn vốn và tỷ trọng của từng
nguồn vốn. Cách tính cụ thể như sau:
Trong đó R: Chi phí sử dụng vốn bình quân
r : Chi phí sử dụng vốn của nguồn i
ti: Vốn của nguồn i được sử dụng
T: Tổng số vốn được sử dụng trong kỳ
fi: Tỷ trọng của nguồn vốn i được sử dụng
Trong các nguồn vốn chi phí sử dụng vốn vay la thường là thấp nhất,
do đó nếu có nhu cầu tài trợ thì doanh nghiệp nên phát hành trái phiếu,
nhưng khi hệ số nợ của doanh nghiệp khá cao thì dù chi phí sử dụng nợ
vay là thấp nhất cũng không nên lựa chọn hình thức tài trợ đó. Vì vậy
không thể đơn giản so sánh chi phí của từng hình thức sử dụng vốn để lựa
chọn hình thức và quy mô tài trợ này hay hình thức và quy mô tài trợ
khác. Nói cách khác quyết định như thế nào phải dựa vào cơ cấu vốn tối
ưu của các nguồn vốn. Kết cấu nguồn vốn tối ưu là kết cấu đạt được an
toàn về tài chính với chi phí sử dụng vốn bình quân là thấp nhất.

Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính theo phương pháp bình quân
gia quyền mà quyền số là tỷ trọng của từng nguồn vốn.
Khi kết cấu nguồn vốn thay đổi thì chi phí sử dụng vốn bình quân
cũng thay đổi theo, sự phụ thuộc này như sau:

SVTH: LÊ ĐÌNH THỤ - Lớp: 27K6.2 - ĐN


ĐỀ TÀI: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Kết cấu các nguồn vốn Chi phí sử dụng vốn

Trang 14

Chi phí sử dụng vốn BQ

1
2
3
4
5=(1)x(3)+(2)x(4)
0.2
0.8
0.6
10.5
9.6
0.3
0.7
6
11.1

9.57
0.4
0.6
6.5
11.5
9.5
0.5
0.5
7
12
9.5
0.6
0.4
8
13
10
0.7
0.3
8.5
14
10.15
0.8
0.2
9.5
16
10.8
Trong ví dụ trên cho thấy kết cấu nguồn vốn để có chi phí sử dụng
thấp nhất là vốn vay chiếm tỷ lệ từ 40% tới 50%.
Bây giờ ta xét một vấn đề khác là tỷ trọng các nguồn vốn thành phần
do doanh nghiệp sử dụng sẽ được đo lường bằng giá trị theo sổ sách kế

toán của chúng hay theo giá thị trường của chúng.
Giá trị sổ sách kế toán các nguồn tư bản thành phần khác nhau thể
hiện những giá trị lịch sử như phản ánh trên bảng cân đối kế toán, đó là
số tiền doanh nghiệp đã huy động trong quá khứ. Nhưng các nhà quản trị
tài chính muốn xác định chi phí huy động tư bản theo giá trị hiện tại, vì
thế khi tính toán cần sử dụng tỷ trọng thích hợp để xác định theo giá thị
trường.
5.Các công cụ tài chính của doanh nghiệp niêm yết chứng khoán
Doanh nghiệp được niêm yết chứng khoán là doanh nghiệp có khả
năng kinh doanh vững vàng và tình hình tài chính vững mạnh, khi đó sẽ
làm tăng sự tin tưởng vào doanh nghiệp của người đầu tư cũng như
những người có quan hệ với doanh nghiệp. Vì thế khi doanh nghiệp cần
thêm vốn có thể dễ dàng phát hành chứng khoán mới ra công chúng để
huy động vốn bởi lẽ nhiều người muốn mua chứng khoán của doanh
nghiệp . Mặt khác doanh nghiệp có thể giảm bớt các chi phí phát hành
như chi phí quảng cáo, hoa hồng cho người bảo lãnh hoặc có thể phát
hành trái phiếu với lãi suất thấp. Chúng ta xét các công cụ tài chính sau:
Về cổ phiếu thường:
- Khi phát hành cổ phiếu thường giúp cho doanh nghiệp tăng được
vốn đầu tư dài hạn nhưng công ty không bị bắt buộc hoặc có tính chất
pháp lý phải trả khoản tiền chi phí cho việc sử dụng vốn một cách cố định
như khi sử dụng vốn vay.
-Doanh nghiêp không có nghĩa vụ phải hoàn trả theo kỳ hạn cố định
từ đó giúp cho doanh nghiệp chủ động sử dụng vốn linh hoạt trong kinh
doanh mà không phải có “gánh nặng” nợ nần.

SVTH: LÊ ĐÌNH THỤ - Lớp: 27K6.2 - ĐN


ĐỀ TÀI: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP


Trang 15

- Việc phát hành thêm cổ phiếu thường ra công chúng làm tăng vốn
chủ sở hữu từ đó làm hệ số nợ giảm xuống và tăng thêm mức độ vững
chắc về tài chính của doanh nghiệp.
Về cổ phiếu ưu đãi:
- Một lợi thế quan trọng của cổ phần ưu đãi là ở chỗ mặc dù phải trả
lợi tức cố định nhưng không nhất thiết phải trả đúng hạn mà có thể hoãn
sang kỳ sau. Điều đó giúp cho doanh nghiệp khó bị đe dọa phá sản khi
gặp khó khăn trong kinh doanh.
- Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi không bắt buộc doanh nghiệp phải
thế chấp, cầm cố tài sản, mặt khác cổ phiếu ưu đãi không có thời hạn
hoàn trả và không bắt buộc phải lập qũy thanh toán.
Vềpháthànhtráiphiếu:
-Lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định. Nếu doanh nghiệp
có triển vọng tốt trong kinh doanh, có khả năng thu lợi nhuận, thì việc
phát hành trái phiếu để huy động vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mức
doanh nghiệp đạt được mức doanh lợi vốn chủ sở hữu( doanh lơi vốn tự
có) ở mức cao.
- Việc tăng vốn bằng phát hành trái phiếu giúp cho doanh nghiệp có
thể chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn một cách linh hoạt hơn, nhất là trong
điều kiện doanh nghiệp phát hành loại trái phiếu có thể mua lại. Khi thị
trường biến động bất lợi buộc doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô kinh
doanh, doanh nghiệp có thể chủ động giảm vốn bằng việc mua lại trái
phiếu trước thời hạn.
Thị trường chứng khoán cho phép doanh nghiệp huy độngvốn nhưng
để huy động được vốn doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí cho việc
phát hành chứng khoán như chi phi in ấn, quảng cáo, chi phí đăng ký phát
hành..., việc xem xét chi phí phát hành giúp cho doanh nghiệp có thể nhìn

nhận toàn diện hơn trong việc lựa chọn các phương án tăng vốn.

SVTH: LÊ ĐÌNH THỤ - Lớp: 27K6.2 - ĐN


ĐỀ TÀI: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 16

KẾT LUẬN
Vốn sử dụng trong kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhiều loại, mỗi
loại chiếm tỷ trọng, và chi phí sử dụng khác nhau, việc ước lượng từng
loại vốn sao cho đạt được cơ cấu vốn mục tiêu với chi phí sử dụng vốn là
thấp nhất là vấn đề rất khó trong trong phân tích chi phí sử dụng vốn.
Sự gia tăng nguồn vốn này sẽ ảnh hưởng hiện thời hay tương lai của
các khoản vốn khác, khi đó tỷ trọng các nguồn vốn thay đổi và làm cho
giá trị của doanh nghiệp tăng hoặc giảm, chẳng hạn toàn bộ thu nhập
dương của doanh nghiệp chia thành tiền trả lãi vay, lợi tức cổ phần và
thuế, khi mức sử nợ dụng tăng lên, phần thu nhập tượng trưng cho lơi
nhuận trả cho chủ sở hữu tăng lên bởi phần tiết kiện thuế do trả lãi, vì vậy
giá trị của doanh nghiệp tăng lên.
Đề tài chi phí sử dụng vốn đã bao gồm những phần cơ bản tập trung
vào việc lượng hóa, xác định nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn vay
và chi phí của nguồn tài trợ, với mong muốn của đề tài là thiết lập được
cơ cấu vốn tối ưu với chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Việc xác định cơ
cấu vốn tối ưu trong nhiều tài liệu chỉ trình bày nguyên tắc thiết lập cơ
cấu vốn tối ưu hay là cơ cấu tài trợ tối ưu chỉ mới là lý luận, định hướng
còn để xác định được cụ thể thì không thể xác định được vì điều kiện
kinh doanh luôn biến động, lúc này doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều nợ
vat, nhưng lúc khác lại ít do còn phụ thuộc vào từng dự án đầu tư tức là tỷ

lệ sinh lời của dự án đó khi so sánh với chi phí lãi vay bình quân.
Ngoài ra, đề tài chưa đề cập tới chiến lược tài trợ, lựa chọn những
nguồn tài trợ ngắn hạn cụ thể nào giữa những nguồn có thể huy động? Sự
lựa chọn này dựa trên cơ sở nào? Cần phải chia cơ cấu giữa nợ ngắn hạn
và nợ dài hạn để hạn chế các rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Mặc dù vậy đề tài đã bao gồm phần xương sống về lý luận có thể giúp
cho doanh nghiệp cải thiện tình hình tài chính, giúp định hướng cho
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong những tình huống cơ bản, đó
cũng là một trong những mục tiêu lớn của đề tài này.
Cuối cùng em rất mong được sự góp ý của Thầy để đề tài được hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Công Phương đã
giúp đỡ em hoàn thành đề tài này

SVTH: LÊ ĐÌNH THỤ - Lớp: 27K6.2 - ĐN


ĐỀ TÀI: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1)
2)
3)
4)

Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp
NXB Trẻ,
1999.
Trương Bá Thanh, Phân tích hoạt động kinh doanh II
NXB ,Giáo Dục, 2001.
Nguyễn Quang Thu, Quản trị tài chính căn bản,

NXB Giáo dục, 1999.
Nguyễn Đăng Nam, Quản trị tài chính doanh nghiệp
NXB Tài chính, 2001.

SVTH: LÊ ĐÌNH THỤ - Lớp: 27K6.2 - ĐN

Trang 17


ĐỀ TÀI: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

MỤC LỤC

SVTH: LÊ ĐÌNH THỤ - Lớp: 27K6.2 - ĐN

Trang 18



×