1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
PHẠM QUỲNH ANH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành
Mã ngành
: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
: D850101
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Phạm Thị Hồng Phương
HÀ NỘI, 2016
2
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bản đồ án tốt nghiệp này là công trinh nghiên cứu thực sự
của cá nhân em, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát thực tế
dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Phạm Thị Hồng Phương – Giảng viên khoa
Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Các số liệu được sử dụng trong đồ án là trung thực, được cung cấp bởi các
phòng ban trong UBND huyện Sóc Sơn.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Sinh viên thực hiện đồ án
Phạm Quỳnh Anh
3
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi trường, Trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt
tình giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn
này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Phạm Thị Hồng Phương, là
người trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đồ án
này.
Em xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, trong quá trình
nghiên cứu.
Và em xin cảm ơn gia đình đã hỗ trợ, ùng hộ em trong suốt quá trình hoàn
thành đồ án.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Sinh viên thực hiện đồ án
Phạm Quỳnh Anh
4
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
PHỤ LỤC
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND
Ủy ban nhân dân
Bộ NNPTNT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TT
Thông tư
CP
Chính Phủ
TƯ
Trung ương
NĐ-CP
Nghị định chính phủ
BTC
Bộ Tài chính
6
DANH MỤC BẢNG
7
DANH MỤC HÌNH
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vốn được mệnh danh là “lá phổi” của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng
trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta.
Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một nội dung, một
yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến
đầy gian khó hiện nay nhằm bảo vệ môi trường sống.
Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào
loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 hecta rừng, trong khi mức bình quân
của thế giới là 0,97 ha/người. Việt Nam có tổng diện tích đất nông nghiệp trên 13
triệu ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là trên 10 triệu ha, rừng trồng trên 3 triệu
ha, độ che phủ rừng 39.5%. Phân bố diện tích cho 3 loại rừng như sau: Rừng sản
xuất khoảng 8 triệu ha, rừng phòng hộ khoảng 6 triệu ha, rừng đặc dụng khoảng 2.3
triệu ha với 32 vườn quốc gia và 120 khu bảo tồn thiên nhiên [10].
Diện tích rừng của Thủ đô Hà Nội năm 2010 có gần 29.171, 3 ha tổng diện
tích rừng, trong đó rừng sản xuất 13.982,9 ha, rừng phòng hộ 5.034,2 ha, rừng đặc
dụng 10.154,2 ha. Diện tích rừng hiện có của Thủ đô Hà Nội không lớn nhưng gắn
với các điểm di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh, các khu du lịch…
Rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng giữ vai trò rất quan trọng đối với
cuộc sống của con người như cung cấp lâm sản, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo
tồn đa dạng sinh học, du lịch cảnh quan, góp phần vào bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
cũng như an ninh biên giới quốc gia,…
Trong những năm qua diện tích rừng phòng hộ trên cả nước đang bị suy giảm
nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng rừng, làm ảnh hưởng tới chức năng
phòng hộ môi trường và tính đa dạng sinh học của rừng. Một phần nguyên nhân dẫn
đến việc rừng phòng hộ bị tàn phá như vậy là do công tác quản lý rừng còn nhiều
hạn chế.
Sóc Sơn là huyện ngoại thành nằm ở phía Bắc của thủ đô Hà Nội. Sóc Sơn có
khoảng 4.557 ha rừng trong đó chủ yếu là rừng trồng tập trung ở 11 xã: Bắc Sơn,
8
9
Nam Sơn, Hồng Kỳ, Minh Phú, Minh Trí, Phù Linh, Tiên Dược, Quang Tiến, Hiền
Ninh, Tân Minh, Thị trấn [1].
Trong những năm gần đây, để mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp
người dân trên địa bàn huyện tự ý phá rừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm
nghiệp thành đất sản xuất nông nghiệp làm cho diện tích rừng Sóc Sơn ngày một
suy giảm.
Biến đổi khí hậu gây ra hạn hán kéo dài dẫn đến cháy rừng. Theo số liệu thống
kê 03 năm trên địa bàn huyện Sóc Sơn xảy ra 48 vụ cháy rừng cụ thể: Năm 2013 có
03 vụ, năm 2014 có 26 vụ và năm 2015 có 19 vụ với diện tích cháy khoảng hơn 100
ha . Bên cạnh hạn hán kéo dài, mưa lớn trên địa bàn dẫn đến xói mòn làm giảm diện
tích rừng trồng trên địa bàn huyện [1].
Dân số 11 xã có rừng trên địa bàn tăng nhanh trong điều kiện nhu cầu của
cuộc sống ngày càng cao dẫn đến việc sử dụng nguồn tài nguyên rừng càng lớn,
việc khai thác vượt quá mức tái tạo của rừng. Mặt khác, tốc độ đô thị hóa nhanh nhu
cầu sử dụng đất cho các dự án trên địa bàn lớn dẫn đến diện tích đất rừng bị thu
hẹp.
Từ thực tế trên, để bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát
triển bền vững, đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” là
rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố
Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quán lý rừng phòng hộ trên
địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn và sự ảnh
hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến rừng trồng.
- Thực trạng phân bố diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn
- Các yếu tố ảnh hưởng đến rừng phòng hộ.
9
10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm và vai trò của hệ sinh thái rừng phòng hộ
1.1.1. Khái niệm
Có nhiều cách định nghĩa rừng khác nhau nhưng hầu hết đều định nghĩa dựa
vào phạm vi không gian, hệ thống sinh vật và cảnh quan địa lý:
Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối quan hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi
không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển (Morozov 1930). Rừng chiếm
phần lớn bề mặt trái đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý.
Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các
cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của của
mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau với hoàn cảnh bên
ngoài (M.E.Tcachenco 1952).
Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cư bản của sinh
quyển địa cầu (I.S. Mê Lê Khôp 1974).
Rừng cũng có thể hiểu bằng một cách khác là đất đủ rộng có cây cối mọc lâu
năm.
Rừng có sự cân bằng đặc biệt về trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn
tại quá trình tuần hoàn sinh vật; đồng thời thải ra khỏi hệ sinh thái các chất bổ sung
và thêm vào đó một số chất từ hệ sinh thái khác. Rừng là một tổng hợp phức tạp có
mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã
và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó, rừng luôn có sự
cân bằng động, có tính ổn định, điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi
của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật. Những khả năng này được
hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và của chọn lọc tự nhiên ở tất cả các
thành phần rừng.
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi
sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc
hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên.
Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ,
10
11
đất rừng đặc dụng(quy định trước đây được ghi trong Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật
lâm sinh: là rừng phải có độ tàn che từ 0,3 trở lên). Nguồn: theo khoản 1 điều 3 của
Luật bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam năm 2004 : “Rừng phòng hộ là tài nguyên
cấm của Quốc Gia, là hệ thống hữu hiệu để bảo vệ môi trường sống của toàn dân,
để ngăn chặn nguy cơ lũ lụt, sạt lở đồi núi đê điều, chống sa mạc hóa và điều hòa
khí hậu, chất thải, khí thải, bảo vệ nguồn nước ngầm sinh sống”.
1.1.2. Vai trò của rừng
•
Đối với khí hậu
Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua việc giảm lượng nhiệt
chiếu từ mặt trời xuống trái đất, do rừng có độ che phủ lớn, rừng còn có vai trò quan
trọng trong việc duy trì và điều hòa lượng cacbon trên trái đất do vậy rừng có tác
dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Các loại thực vật sống có khả năng tích trữ lượng cacbon trong khí quyển, vì
sự tồn tại của thực vật rừng cũng như hệ sinh thái rừng có vai trò rất quan trọng
trong việc chống lại hiện tượng nóng dần lên của trái đất. Theo thống kê thì trong
đất (tính đến độ sâu 30m) cacbon trong sinh khối và trong toàn bộ hệ sinh thái rừng
là 638 Gt (Giga), lượng cacbon này lớn hơn nhiều so với lượng cacbon có trong khí
quyển, do đó trong Nghị định thư Kyoto nêu lên các giải pháp quan trọng trong tiến
trình cắt giảm khí nhà kính là tăng cường hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng và
quản lý bền vững các hệ sinh thái.
Mối quan hệ giữa rừng và biến đổi khí hậu rất phức tạp. Các khu rừng một mặt
có thể làm giảm biến đổi khí hậu bằng cách hấp thu cacbon, mặt khác rừng có thể
góp phần làm biến đổi khí hậu khi suy thoái hoặc phá hủy.
Phát triển công ngiệp cùng với việc gia tăng dân số, vấn đề về sản xuất và chỗ
ở ngày càng được quan tâm. Đất đai không sinh thêm, muốn có chỗ ở và làm việc
con người phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất lâm nghiệp sang đất ở trực
tiếp chuyển đổi mục đích của rừng, điều này đồng nghĩa với việc tài nguyên rừng
đang suy giảm và kéo theo hậu quả nặng nề. Theo FAO ( Tổ chức lương thực thế
giới) tính đến hết tháng 2/2011, cả thế giới đã mất hơn 13 triệu ha rừng, chủ yếu là
do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, rừng chỉ chiếm 31% diện tích các châu lục
toàn cầu với tổng diện tích chưa đầy 4 tỷ ha rừng. Báo cáo đánh giá lần thứ tư của
11
12
IPCC công bố năm 2007 cho thấy 20% lượng chất thải gây hiệu ứng nhà kính của
thế giới được gây ra bởi việc sử dụng rừng cho mục đích khác bao gồm cả việc sử
dụng rừng cho nông nghiệp đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho trái đất nóng
dần lên.
Trong thế kỷ XX, nhiệt độ trái đất tăng dần từ 0,2 0c – 0,60c tiếp tục trong thế
kỷ XXI theo dự đoán của các nhà khoa học nhiệt độ của trái đất có thể tăng từ 1,1 0 c
– 6,40c từ nay đến năm 2100, tuy nhiên theo khảo sát hiện tượng ấm dần lên của trái
đất vẫn tiếp tục sau năm 2100 dù cho con người có ngừng thải khí độc gây hiệu ứng
nhà kính đi chăng nữa, những thay đổi của khí hậu đang diễn ra hàng ngày, hàng
giờ bên cạnh chúng ”ong” chúng ta là nạn nhân của hành động vô ý thức của
chính mình.
•
Đối với đất đai
Rừng bảo vệ đất, tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng cho đất, đất tốt cho
rừng hưng thịnh. Ở những nơi có rừng đất được bảo vệ tốt, hạn chế hiện tượng bào
mòn, sạt lở, nhất là những nơi có địa hình dốc, lớp đất mặt không bị mỏng không
giữ được hệ thống vi sinh vật và các khoáng, chất hữu cơ có trong đất. Cây cối lấy
chất dinh dưỡng từ đất và trả lại cho đất một lượng sinh khối rất lớn, đây là nguồn
làm cho đất rừng ngày càng trở lên màu mỡ.
Rừng mất thì đất kiệt, đất kiệt thì rừng cũng suy vong. Ở những nơi rừng bị
phá hủy thì đất dần bị thoái hóa diễn ra mãnh liệt và nhanh chóng khiến cho các
vùng đất hình thành khu đất trống, đồi trọc, trơ sỏi đá, mất dần tính giữ nước, độ
chua tăng cao, thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn đến các sinh vật. Hiện tượng bào
món, rửa trôi cũng diễn ra nhanh đất không còn độ bám dễ bị sạt lở.
Nếu đất rừng bị phá hủy, đất bị xói mòn, quá trình đất bị mất mùn và thoái hóa
sẽ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất
trống mỗi năm bị rửa trôi khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình feralitic
tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, đá ong, lại tăng cường nên làm cho đất mất
tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu dinh
dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi và trơ sỏi đá.
12
13
Hình 1.1. Hình ảnh suy thoái rừng
Hiện nay, nguồn tài nguyên đất đặc biệt là đất rừng đang bị suy giảm do đó
cần phải có biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn đất và rừng để bảo vệ và
phát huy tối đa tiềm năng của nguồn tài nguyên này.
•
Đối với tài nguyên nước
Một vai trò không kém phần quan trọng của rừng là điều hòa nguồn nước,
giảm dòng chảy bề mặt, tăng lượng nước ngầm, hạn chế hiện tượng lắng đọng, dòng
”ong, ”ong hồ. Tăng lượng nước vào mùa khô, hạn chế nước vào mùa lũ. Một số
nhà khoa học cho rằng lưu lượng nước chảy bề mặt giảm đi ở những nơi có đất rừng
so với những khu vực đất trống đồi trọc đặc biệt là đất nông nghiệp. Thông tin này
được chứng minh bởi các công trình nghiên cứu khác nhau có sử dụng hàng loạt kỹ
thuật khác nhau. Nghiên cứu ở Việt nam cho rằng lưu lượng dòng chảy mặt tại
những nơi có rừng thấp hơn từ 2,5 đến 27 lần so với các khu vực canh tác nông
nghiệp. Thêm vào đó rừng tự nhiên có tác dụng tốt hơn so với rừng trồng trong việc
dòng chảy mặt nguyên nhân là do rừng trồng có lớp thảm mục ít và đã bị cơ giới
hóa. Đây là yếu tố quan trọng của rừng trong việc ngăn chặn và làm giảm tác động
của các cơn lũ. Rừng còn là một nhà máy xử lý nước thải và cung cấp không khí
trong lành khổng lồ. Rừng Sóc Sơn giữ một nhiệm vụ quan trọng là giảm tải ô
13
14
nhiễm từ thành phố Hà Nội ra các vùng lân cận. Hệ thống cây và thảm thực vật hấp
thu CO2 thải oxy là “lá phổi xanh” của dân thành phố. Rừng còn là một hệ thống rào
chắn tự nhiên chống hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất.
•
Đối với đa dạng sinh học
Việt Nam nằm ở phần đông bán đảo Đông dương trong vành đai nhiệt đới Bắc
bán cầu tiếp cận với xích đạo, phần đất liền trải dài trên 15 vĩ độ từ Bắc xuống Nam
với khoảng 1650 Km. Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên đất liền là 329.241 km 2
gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven bờ và hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa.
Về khí hậu, Việt Nam có cả khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu nhiệt đới, ôn đới
núi cao. Sự đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, và khí hậu đã tạo nên tính đa
dạng sinh học vô cùng phong phú và đặc sắc cửa Việt Nam, thể hiện ở các khu rừng
rộng lớn về loài và nguồn gen.
Đa dạng loài bao gồm 774 loài chim, 273 loài thú, 180 loài bò sát, 80 loài
lưỡng cư, 475 loài cá nước ngọt và 1650 loài cá ở rừng ngập mặn và cá biển. Rừng
cung cấp nguồn gen về thực vật và động vật với 14000 nguồn gen được bảo tồn và
lưu giữ [8].
Để gìn giữ nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú này chúng ta đã đạt nhiều
thành tựu quan trọng như: độ che phủ của rừng liên tục tăng, mở rộng hệ thống các
khu bảo tồn thiên nhiên, thực hiện các hình thức bảo tồn tại chỗ bước đầu được phát
triển, phát triển nhân nuôi các loài nguy cấp quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua công tác bảo tồn
đa dạng sinh học đã và đang có thách thức nhất định đó là các hệ sinh thái rừng tự
nhiên bị tác động và số lượng loài bị nguy cấp, quý, hiếm bị đe dọa tăng lên.
Nguyên nhân gây ra việc suy giảm đa dạng sinh học là khai thác trái phép quá mức
tài nguyên sinh vật, buôn bán trái phép động vật hoang dã, chuyển đổi mục đích
rừng một cách thiếu khoa học, sự xâm lấn các giống mới và các sinh vật ngoại lai.
Một số loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam: danh mục thực vật nằm trong
sách đỏ Việt Nam thuộc diện rất nguy cấp như hoàng đàn rủ, hoàng đàn, bách vàng,
bách tán Đài Loan; một số cây thuốc quý như ba gạc hoa đỏ, sâm vũ diêp, tam thất
hoang; các loài thực vật đặc hữu của Việt Nam như giác đế Tam Đảo, sao lá cong;
14
15
cây cảnh quý hiếm như lan hài đỏ, lan hài điểm ngọc, lan hài Tam Đảo, lan hài Hê –
len.
Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam bao gồm các loài động vật có trong sách
đỏ Việt Nam dưới các mức độ đe dọa khác nhau. Trong số đó là các loài động vật
chỉ tìm thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, không tìm thấy ở nơi khác trên thế
giới như: Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis), gà lôi lam màu trắng
(Lophura edwardsi), gà tiền mặt đỏ (polyplectron), gà trĩ sao (Rheinardia ocellata),
Voọc ngũ sắt (Trachipithecus phayrei) và các loài lần đầu phát hiện trên thế giới tại
Việt Nam, hiện tại chưa thấy hoặc ít thấy chúng ở các nước khác: Mang Trường Sơn
(Muntiacus truongsonensis), Mang lớn, Sao la ( Pseudoryx nghetinhensis), Bò rừng
xoăn.
•
Đối với kinh tế
Rừng vừa là yếu tố bảo vệ môi trường nhưng cũng là một thành phần kinh tế
quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất
khẩu. Xuất khẩu gỗ là ngành chủ lực của Malaysia, mỗi năm đóng góp vào nền kinh
tế nước này khoảng 7 tỷ USD. Trong những năm gần đây, tình hình xuất gỗ của Việt
Nam ngày một gia tăng đóng góp vào sự phát triển của đất nước [9].
Tùy vào đặc điểm tính chất của từng loại cây mà chúng ta có sản phẩm phù
hợp. Chẳng hạn gỗ huỳnh, săng le, sao nhẹ, bền, xẻ ván dài, ngâm trong nước mặn
không bị hà nên được làm ván các loại thuyền đi biển.Gỗ Lim, Sến là loại gỗ bền
thiên nhiên nên được ”ong làm đình chùa, cung điện.
Lâm sản ngoài gỗ giá trị mà chúng mang lại không nhỏ, theo ghi nhận có
khoảng 150 loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị buôn bán trên thị trường quốc tế, vào
những năm 1990 trung bình giá trị trao đổi hàng năm lên từ 5 đến 10 tỷ USD ví dụ
mặt hàng mây của Indonesia trong các năm từ năm 1988 đến năm 1994 cho chúng
ta thấy giá trị ngày càng tăng của các loại lâm sản ngoài gỗ bảng sau:
Bảng 1.1. Giá trị của rừng
Năm
Giá trị (triệu USD)
15
16
1988
195
1989
157
1990
222
1991
277
1992
295
1993
335
1994
360
Rừng còn là nơi cung cấp nguồn dược liệu tự nhiên. Tổ chức y tế thế giới
WHO đánh giá là 80% dân các nước đang phát triển ”ong lâm sản ngoài gỗ để
chữa bệnh, làm thự phẩm bồi bổ sức khỏe, một số loại dược liệu như: Tam thất, nấm
linh chi, Đông trùng hạ thảo…hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về công
dụng và cách phát triển những loài quý này.
Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang thực hiện nhiều dự án phát
triển lâm sản ngoài gỗ như “Trình diễn năng lực phục hồi rừng bền vững ở Việt
Nam” do APFNET tài trợ. Dự án này đã thực hiện được hai năm tại huyện Thanh
Sơn và Tân Sơn thuộc tỉnh Phú Thọ, nguồn vốn gần 600.000 USD, APFNET tài trợ
gần 500.000 USD.
•
Đối với du lịch sinh thái
Đây là loại hình dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi
trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực
của cộng đồng địa phương.
Du lịch sinh thái gắn liền với các vuờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,
những địa điểm cảnh quan đặc biệt. Du lịch sinh thái là một dịch vụ góp phần nâng
cao đời sống tinh thần và vật chất cho người dân địa phương. Thông qua du lịch
những người dân địa phương nhận thức được giá trị do rừng mang lại họ sẽ gắn bó
với rừng hơn, tích cực xây dựng và phát triển rừng bền vững.
•
Đối với an ninh xã hội
16
17
Rừng đem lại một giá trị không hề nhỏ không những đối với người dân
sống gần rừng mà còn với những người ở khu vực thành thị.
Đối với người dân sống gần rừng, giải quyết nạn thiếu lương thực làm ổn định
tình hình xã hội, giữ an ninh và phát triển đời sống cho người dân; rừng mang lại
nguồn thu nhập thường xuyên và thiết thực hơn các nguồn khác; rừng tạo ra một số
lượng việc làm lớn quanh năm cho người dân ở đây; bảo tồn những kiến thức bản
địa của người dân về gây trồng, chế biến, chữa bệnh bằng cây thuốc tự nhiên, các
ngành nghề thủ công mỹ nghệ; giữ gìn các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân
tộc. Vì vậy, phát triển rừng là hướng tới người dân có thu nhập thấp ở ven rừng và
miền núi.
Đối với khu vực thành thị, tạo công ăn việc làm cho các nhà máy xí nghiệp
sản xuất, chế biến ”ong những sản phẩm có từ rừng; cung cấp các dịch vụ giải trí,
vui chơi cho người dân thành thị; đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp cho các
nhà máy xí nghiệp; rừng là “kho” cung ứng nguyên liệu sẵn có và lâu bền, giảm chi
phí vận chuyển, nhập khẩu từ nước ngoài; tăng tính cạnh tranh thương mại trong và
ngoài nước.
1.2.
Thực trạng tài nguyên rừng
1.2.1.
Thực trạng tài nguyên rừng trên thế giới
Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 3.870 triệu ha rừng, trong đó 95% là
rừng tự nhiên và 5% rừng trồng. Phá rừng nhiệt đới và suy thoái rừng ở nhiều vùng
trên thế giới đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các loại hàng hoá và dịch vụ
từ rừng. Diện tích rừng ở các nước phát triển đã ổn định và đang tăng nhẹ, còn ở các
nước đang phát triển, phá rừng vẫn đang tiếp diễn. Mức thay đổi ước tính hàng năm
diện tích rừng trên toàn thế giới (thập kỷ 90) là 9,4 triệu ha, là số liệu dựa trên mức
phá rừng hàng năm là 14,6 triệu ha và diện tích rừng tăng ước tính là 5,2 triệu ha.
Tài nguyên rừng trên trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng.
Số liệu thống kê cho thấy, diện tích rừng Trái đất thay đổi theo thời gian sau:
- Ðầu thế kỷ 20: 6 tỷ ha
- Năm1958
: 4,4 tỷ ha
- Năm1973
: 3,8 tỷ ha
- Năm1995
: 2,3 tỷ ha.
17
18
- Hàng năm, trên thế giới mất đi trung bình 16,1 triệu ha rừng, trong đó rừng
nhiệt đới bị suy giảm với tốc độ lớn nhất 15,2 triệu ha.
- Diện tích rừng bình quân thế giới trên đầu người 0,6 ha/người.
- Phần lớn đất rừng rất thích hợp cho canh tác nông nghiệp.
- Hiện nay rừng nhiệt đới chỉ còn khoảng 50% diện tích so với trước đây.
1.2.2. Thực trạng tài nguyên rừng tại Việt Nam
Tính đến ngày 31/12/2014, diện tích rừng và cây lâu năm có tán che phủ và có
tác dụng phòng hộ trong toàn quốc như sau:
Bảng 1.2. Diện tích rừng
Đơn vị tính: ha
Thuộc quy hoạch 3 loại rừng Ngoài quy
TT
Loại rừng
Tổng cộng
hoạch đất
Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất
lâm
nghiệp
1
Tổng diện tích rừng
13.796.506 2.085.132 4.564.537 6.751.923 394.914
1.1
Rừng tự nhiên
10.100.186 2.008.254 3.938.689 4.059.302 93.941
1.2
Rừng trồng
A
B
2
3.696.320
76.878
625.848 2.692.621 300.973
Rừng trồng cây đã khép tán 3.282.258
68.266
555.741 2.390.993 267.258
8.612
70.107
Rừng trồng cây chưa khép
tán
Diện tích rừng để tính độ che
phủ
414.062
301.628
33.715
13.382.444 2.076.519 4.494.430 6.450.296 361.200
Nguồn: Quyết định số 3135/QĐ-BNN-TCLN ngày 06/08/2015 của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn
Bảng 1.3. Phân theo cơ cấu loài cây chủ yếu và độ che phủ rừng.
TT
Phân theo loài cây
Tổng diện tích
Độ che phủ (%)
1
Cây rừng
13.332.116
39,02%
2
Cây cao su, đặc sản
464.390
1,40%
13.796.506
40,43%
Tổng
18
19
Nguồn: Quyết định số 3135/QĐ-BNN-TCLN ngày 06/08/2015 của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn
* Mất rừng xảy ra phổ biến ở nhiều nơi
Mặc dù tổng diện tích rừng toàn quốc tăng trong những năm qua, nhưng diện
tích rừng bị mất còn ở mức cao. Thống kê năm đến hết ngày 31/12/2014, tổng diện
tích rừng thay đổi là 346.979 ha. Trong đó, diện tích rừng trồng mới 173.813 ha;
diện tích rừng bị khai thác 67.572 ha; diện tích rừng bị cháy 1.385 ha; diện tích
rừng bị sâu bệnh 95 ha, diện tích rừng bị phá 2.170 ha, diện tích chuyển đổi mục
đích sử dụng đất có rừng là 59,172 ha;
Như vậy, diện tích mất chủ yếu do khai thác chuyển đổi mục đích sử dụng và
khai thác theo kế hoạch chiếm 51.82%; diện tích rừng bị thiệt hại do các hành vi vi
phạm các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng tuy có giảm, nhưng vẫn ở
mức cao làm mất 2.170 ha rừng.
* Tình trạng vi phạm pháp luật còn nghiêm trọng
Từ năm 2010 đến năm 2015, cả nước đã phát hiện, xử lý 254.654 vụ vi phạm
các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Mặc dù tình
trạng vi phạm giảm qua các năm, nhưng số vụ vi phạm còn lớn, diễn ra phổ biến ở
nhiều nơi, những cố gắng trong ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật chưa tạo được
chuyển biến căn bản.
Tình hình chống người thi hành công vụ diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt,
hung hãn. Hành vi chống đối có tổ chức (có nơi bầu người lãnh đạo, tổ chức canh
gác, đặt bẫy chông, đá, đập phá phương tiện, tài sản…), ”ong các thủ đoạn trắng
trợn và côn đồ, như: đập phá phương tiện của các cơ quan và cán bộ có thẩm quyền,
đe doạ xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ và ”ong
nhân, gia đình họ, khi bị phát hiện hành vi vi phạm, chúng dùng nhiều phương tiện
tấn công, kể cả việc đâm xe vào lực lượng kiểm tra, ”ong kim tiêm có máu nhiễm
HIV để tấn công…
Do lợi nhuận cao từ buôn bán gỗ và động vật hoang dã trái phép, nên tình hình
diễn ra phức tạp ở hầu khắp các địa phương. Đầu lậu thường giấu mặt, thuê người
nghèo vận chuyển, thu gom, tập kết gỗ, động vật hoang dã tại những điểm bí mật
rồi tổ chức vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Nhiều thủ đoạn tinh vi được chúng sử dụng
19
20
để vận chuyển, tiêu thụ gỗ trái phép, động vật hoang dã trái phép như: ”ong xe
khách, xe chuyên ”ong, xe cải hoán (hai đáy, hai mui, ”ong biển số giả…), giấu gỗ
dưới hàng hóa khác, kết gỗ chìm dưới bè, sử dụng giấy tờ quay vòng nhiều lần…
Gần đây xuất hiện một số đường dây buôn bán gỗ, động vật hoang dã xuyên biên
giới, quá cảnh qua nước ta sang nước thứ ba.
* Tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng
Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm, trong giai đoạn 10 năm (20022011), cả nước đã xảy ra 7.380 vụ cháy rừng; diện tích rừng bị thiệt hại 49.837 ha.
Bình quân 715 vụ/năm, diện tích rừng bị thiệt hại gần 5.000 ha/năm. Thiệt hại giá
trị kinh tế về tài nguyên rừng hàng trăm tỷ đồng mỗi năm và ảnh hưởng nghiêm
trọng về môi trường sống.
Rừng bị cháy trong những năm gần đây chủ yếu là rừng trồng, với các loài cây
chính là thông, ”ong, bạch đàn, keo; đối với rừng tự nhiên, chủ yếu là cháy rừng
nghèo kiệt, rừng khoanh nuôi tái sinh mới được phục hồi. Nguyên chủ yếu trực tiếp
gây ra cháy rừng là: Do đốt dọn thực bì làm nương rẫy, đốt dọn đồng ruộng gây
cháy, chiếm 41,80%; do người vào rừng ”ong lửa để săn bắt chim thú, đốt đìa bắt
cá, trăn, rùa, rắn…, hun khói lấy mật ong, chiếm 30,9%; đốt dọn thực bì tìm phế
liệu 6,1%; cháy lân tinh 5,5%; hút thuốc 3%; đốt nhang 2%; cố ý 5%; nguyên nhân
khác 5,7%.
* Phòng trừ sinh vật hại rừng
Những năm qua, trên diện tích rừng cả nước chưa xảy ra dịch bệnh làm mất
rừng với quy mô lớn. ở một số địa phương như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có xảy ra hiện tượng dịch sâu róm hại
rừng trồng loài cây thông, có năm diện tích rừng thông bị nhiễm bệnh lên đến hàng
chục ngàn hécta, đã ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng xuất nhựa.
Ngành lâm nghiệp đã sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật phòng, trừ, như phun thuốc
sâu, biện pháp sinh học… Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, kỹ
thuật về phòng trừ sinh vật hại rừng còn rất hạn chế, chủ yếu mới thực hiện các giải
pháp ứng phó khi dịch xảy ra, các biện pháp phòng sinh vật hại rừng chưa được
quan tâm đúng mức, do vậy, sẽ rất ”ong túng nếu dịch xảy ra trên quy mô lớn.
Theo quy định hiện hành của pháp luật, công tác quản lý về phòng trừ sinh vật hại
20
21
rừng được giao cho hệ thống cơ quan bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống
các cơ quan này mới chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ cây trồng nông nghiệp, chưa
có đầy đủ năng lực để thực hiện các biện pháp phòng trừ sinh vật hại rừng.
* Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta
Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, tỉ lệ che phủ
thực vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái, ¾ diện tích đất đai của nước ta (so
với diện tích dất tự nhiên) là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng rất
quan trọng trong việc cân bằng sinh thái. Đất có rừng phải được duy trì tối thiểu 5060%, vùng đồi núi phải là 80-90%, vùng đầu nguồn ”ong suối phải là 100%.
Rừng ngập mặn với diện tích 450 nghìn ha có tác dụng cung cấp gỗ và than.
Đồng thời có tác dụng giữ và cải tạo đất, là nơi cư trú và sinh sản của các loài thuỷ
sinh. Đất lâm nghiệp chiếm 30% diện tích đất tự nhiên(rừng tự nhiên 26%, rừng
trồng 4%). Tỉ lệ che phủ còn dưới tiêu chuẩn cho phép do uỷ ban Môi trường quốc
tế đưa ra và áp dụng cho toàn cầu là 33%. Tỉ lệ che phủ ở tây bắc chỉ còn 13,5%,
đông bắc còn 16,8%.Theo điều tra của năm 1993, nước ta còn khoản 8,631 triệu ha
rừng (trong đó có 5.169 ngàn ha rừng sản xuất kinh doanh, 2.800 ngàn ha rừng
phòng hộ, 663.000 ha rừng đặc dụng). Rừng phân bố không đồng đều, tập trung cao
nhất ở khu vực Tây nguyên (Đăk Lăk 1.253 ngàn ha, Gia Lai 838.6000 ha), kế tiếp
là miền trung du phía bắc (Lai Châu 229.000 ha) và thấp nhất ở đồng bằng ”ong
Cửu Long ( An Giang 100 ha).
Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào
loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bình quân của
thế giới là 0,97 ha/người. Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000 nước ta có
khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu hecta
và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33% so với 45%
của thời kì giữa những năm 40 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực trong
việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng, “phủ xanh đất trống đồi núi trọc” nên nhiều năm gần đây diện tích
rừng ở nước ta đã tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên tăng
1,2 triệu hecta, rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta. Ở nhiều tỉnh, rừng tự nhiên giàu còn
lại rất thấp, như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,95%, và Lào Cai 5,38%. Sự suy
21
22
giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn
về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành đất
hoang cằn cỗi. Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ
lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán.
22
23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn
huyện Sóc Sơn
- Thời gian: từ tháng 3/2016 đến tháng 6/2016
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa
Thu thập các tài liệu khoa học, các tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu về
rừng phòng hộ và các số liệu ”ong quan. Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài
đã được tiến hành trước đó có ”ong quan đến rừng.
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp được thực hiện tại các phòng, ban chức năng của
huyện Sóc Sơn, UBND các xã có rừng (Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ, Minh Phú,
Minh Trí, Phù Linh, Tiên Dược, Quang Tiến, Hiền Ninh, Tân Minh, Thị trấn ) ,thư
viện trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, thư viện Quốc gia và thông
tin từ sách, báo tạp chí, các tài liệu đã công bố.
Số liệu thu thập bao gồm: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Sóc
Sơn; diện tích rừng của các xã; tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng; số liệu
khí tượng từ 2010- 2015, diện tích đất đai...
2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực tế là một phương pháp quan trọng trong quá trình
nghiên cứu khoa học, phương pháp này giúp người thực hiện đưa ra được các bằng
chứng thực tế để đề tài có tính thuyết phục hơn. Trong đồ án này phương pháp khảo
sát thực tế được sử dụng nhằm quan sát cái nhìn tổng thể, so sánh với nội dung của
các tài liệu thu được. Từ đó có đánh giá sơ bộ: sự thay đổi cả diện tích rừng, độ che
phủ và sinh khối rừng, sự phát triển và nâng cấp rừng…
23
24
Khảo sát thực tế bằng các hoạt động tại cơ sở như: chụp ảnh, đánh giá thực tế
tại 11 xã, nhưng đặc biệt là 3 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Minh Trí ( có diện tích rừng
lớn nhất).
2.3.4. Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học
Cũng như phương pháp điều tra thực tế, phương pháp điều tra xã hội học là
một phương pháp nhằm đưa ra các bằng chứng, đánh giá khách quan để báo cáo
thuyết phục hơn. Chỉ tiêu điều tra gồm có: diễn biến của diện tích rừng; độ che phủ
của rừng; nguyên nhân của việc tác động tới diện tích rừng; thu nhập từ rừng,
phương pháp quản lý và bảo vệ rừng;….
Trong đề tài này, phương pháp được sử dụng như sau:
Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi. Chọn điểm
nghiên cứu có diện tích rừng trồng lớn của huyện là 03 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn,
Minh Trí mỗi xã 15 – 20 phiếu.
▪ Phỏng vấn nhóm những người am hiểu gồm cán bộ quản lý rừng; chủ nhiệm
HTX; hộ dân tiêu biểu, những người có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và bảo vệ
rừng…số lượng phiếu10 -15 phiếu
▪ Phỏng vấn người dân tại 3 xã có diện tích rừng lớn nhất: Nam Sơn, Bắc Sơn,
Minh Trí mỗi xã 15 – 20 phiếu.
Nội dung chính của phiếu hỏi:
+ Đối với nhóm người am hiểu: Xây dựng phiếu hỏi với nội dung công tác
quản lý, những chính sách và kế hoạch về vấn đề quản lý và bảo vệ rừng, các
phương pháp để phát triển và bảo vệ rừng…Đối tượng là cán bộ quản lý rừng; chủ
nhiệm HTX; hộ dân tiêu biểu, những người có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và bảo
vệ rừng 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Minh Trí.
+ Đối với người dân: Xây dựng phiếu hỏi liên quan tới các vấn đề khai thác
rừng, các mục đích của sản phẩm khai thác được từ rừng, các nguyện vọng được
tham gia bảo vệ rừng tại địa phương…Đối tượng là nhân dân của 3 xã Nam Sơn,
Bắc Sơn, Minh Trí.
2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
24
25
Tổng hợp các số liệu và chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho việc
làm đề tài, được xử lý như sau:
- Xử lý số liệu thu được bằng phương pháp thống kê.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.
25