Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Nghiên cứu xác định các mẫu phân bố mưa xây dựng các phương án cảnh báo lũ cho sông Luỹ từ các hình thế thời tiết điển hình gây mưa lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.7 KB, 62 trang )

4MỤC LỤC

1


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATNĐ: Áp thấp nhiệt đới.
BĐIII: Báo động 3.
HcDR: Mực nước chân lũ trạm Đắc Rông.
HdDR: Mực nước đỉnh lũ trạm Đắc Rông.
HTNĐ: Hội tụ nhiệt đới.
KTTV: Khí tượng thuỷ văn.
KKL: Không khí lạnh.
KT- XH: Kinh tế xã hội.
TBLV: Trung bình lưu vực.
TBNN: Trung bình nhiều năm.
TP: Thành phố.
X: Lượng mưa.

3


NHẬN XET CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.............................................................................................................................


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

4


NHẬN XET CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

5


LỜI CẢM ƠN
Đồ án: “Nghiên cứu xác định các mẫu phân bố mưa xây dựng các
phương án cảnh báo lũ cho sông Luỹ từ các hình thế thời tiết điển hình gây
mưa lớn” được hoàn thành tại khoa Khí Tượng Thuỷ Văn thuộc trường Đại
Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội vào tháng 06 - 2015
Trước hết em xin bầy tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến quý thầy, cô giáo trong
Khoa Khí tượng Thuỷ văn đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thu
thập và xử lý số liệu phục vụ quá trình thực hiện đồ án.
Đặc biệt em xin bày tỏ niềm cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Huỳnh Phú.
Thầy đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực hiện đồ án.
Do hạn chế về thời gian cũng như khả năng của bản thân, mặc dù có
nhiều cố gắng nhưng đồ án không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các
bạn để đồ án hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thu Hiền

6


MỞ ĐẦU

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước là tài nguyên duy nhất không thể thay thế được.Nước là thành
phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của
đất nước. Nhưng hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã gây ảnh
hưởng đến cả số lượng và chất lượng nguồn nước, nó thể hiện cụ thể trên các
lưu vực sông đó là sựu suy giảm và sự thay đổi về số lượng và chất lượng của
dòng chảy năm, dòng chảy lũ, dòng chảy kiệt… trên nhiều con sông và thậm
chí cả một lưu vực, hệ thống sông.
Sông Luỹ thuộc miền Nam Trung Bộ, với đặc điểm địa hình của sông
Luỹ nhiều đồi núi, sông chạy song song với quốc lộ 1A,tiếp nhận nước của tất
cả các nhánh sông suối nhỏ cũng như tạo thành những đoạn sông ngắn và dốc
khả năng tập trung lũ nhanh nên khi trời mưa thường có lũ và lũ lên nhanh…
Nên vào mùa mưa bão lưu vực sông Luỹ nói riêng và các hệ thống sông ở
miền Nam Trung Bộ nói chung thường xảy ra các trận lũ lớn.
Do tác động của các hình thế thời tiết điển hình gây mưa lớn, tình hình
thuỷ văn diễn biến hết sức phức tạp, các trận lũ lớn, cường suất lũ lên nhanh
xảy ra hầu hết ở các lưu vực sông ở Nam Trung Bộ. Các trận lũ có xu thế
ngày càng tăng về số lượng và mức thiệt hại, đặc biệt là các năm
1999,1996,2013trên nhiều sông ở miền Nam Trung Bộ đã xuất hiện lũ lịch sử
gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng về tính mạng, tài sản và cảnh quan môi
trường sinh thái. Lũ ở miền Nam Trung Bộ xuất hiện bất ngở, dồn dập, cường
suất lũ lên nhanh, rút chậm gây khó khăn cho công tác phòng chống và hậu
quả thì rất khủng khiếp. Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu xác định các
hình thế thời tiết (nhân tố chính gây mưa lũ). Khái quát các mối quan hệ thời
tiết - mưa lũ, phân tích mưa để dự báo xây dựng phương án cảnh báo lũ cho
sông luỹ từ các hình thế thời tiết gây mưa lớn nhằm đáp ứng được việc phòng
chống lũ, dự báo được chính xác mực nước để tránh thiên tai, giảm bớt thiệt hại
do lũ gây ra. Do đó để đáp ứng yêu cầu cảnh báo lũsử dụng những biện pháp
có độ chính xác cao để có thể tính toán, cảnh báo chính xác và sớm nhất có
thể.Hiện nay trên thế giới và trong nước đang nghiên cứu sử dụng rất nhiều

mô hình khác nhau để giải quyết công việc đó.

7


-

Từ thực tế và mục đích đề ra em chọn đề tài: “Nghiên cứu xác định các
mẫu phân bố mưa xây dựng các phương án cảnh báo lũ cho sông Luỹ từ các
hình thế thời tiết điển hình gây mưa lớn”.
2. MỤC TIÊU
Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu, xác định các mẫu phân bố mưa, các
hình thế thời tiết điển hình gây mưa lớn, từ đó xây dựng các phương án cảnh
báo lũ cho sông Luỹ.
3. LỊCH SỬ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nhìn chung các tài liệu nghiên cứu, xây dựng các phương án cảnh báo lũ
cho sông Luỹ từ các hình thế thời tiết gây mưa lớn không có nhiều, phần lớn
các đề tài tập chung đến đánh giá tài nguyên nước trên lưu vực sông và
nghiên cứu về dòng chảy lũ trên lưu vực.
4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi thực hiện đề tài: bao gồm toàn bộ hệ thống sông lưu vực sông Luỹ.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu và nội dung công việc trên, các phương pháp
nghiên cứu chính sau đây đã được sử dụng trong đề tài:
Thu thập tài liệu, phân tích số liệu, tài liệu phục vụ đồ án
Phân tích đánh giá, tổng hợp và thừa kế các nội dung phù hợp phục vụ cho
nôi dung nghiên cứu của đồ án.
Phương pháp mô hình: Tính toán mô phỏng dự báo dòng chảy lũ trên lưu vực
sông Luỹ.
Phương pháp chuyên gia: Thường xuyên xin ý kiến các thầy cô và chuyên gia

trong lĩnh vực nghiên cứu.
6. BỐ CỤC ĐỒ ÁN
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đồ án bao gồm có 4 chương:
Chương I.Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội lưu vực sông Luỹ.
Chương II. Các hình thế thời tiết điển hình gây mưa lớn.
Chương III.Các mẫu phân bố mưa trên lưu vực sông Luỹ.
Chương VI. Ứng dụng mô hình NAM cảnh báo lũ trên lưu vực sông Luỹ.

8


CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ
HỘI LƯU VỰCSÔNG LUỸ
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
1.1.1.Vị trí địa lý
1.1.

Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia
Hình 1-1: Bản đồ lưu vực sông Luỹ
Sông Lũy bắt nguồn từ vùng núi cao nguyên Di Linh - Lâm Đồng đổ vào
địa phận Bình Thuận trải dài gần như hết huyện Bắc Bình trước khi đổ ra cửa
biển Phan Rí. Sông có diện tích lưu vực 1.910km2, dài khoảng 98km và riêng
Bình Thuận đã chiếm 80% chiều dài nên đây là con sông lớn thứ 2 ở tỉnh. Là
con sông đổ ra biển Đông.
Sông chạy song song với quốc lộ 1A, tiếp nhận nước của tất cả các
nhánh sông suối nhỏ cũng như tạo thành những đoạn sông ngắn và dốc nên
khi trời mưa thường có lũ và lũ lên nhanh.
Vị trí địa lý của lưu vực sông là: Kinh độ: 108độ20’, Vĩ độ: 11độ12’,
phía Đông giáp với lưu vực sông Lòng Sông, phía Tây giáp với lưu vực sông
9



cái Phan Thiết, phía Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp với lưu vực sông Đa
Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai).
1.1.2.Địa hình
80% chiều dài của sông Luỹ nằm ở Bình Thuận. Bình Thuận chủ yếu là
đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng
Đông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính:
Dạng địa hình đồi cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích tự
nhiên, phân bố dọc từ Tuy Phong đến Hàm Tân, trong đó có các cồn cát di
động lấn sâu vào vùng đồng bằng và trung du.
Dạng địa hình đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích tự nhiên gồm:
Đồng Bằng phù sa ven biển, ở các lưu vực Lòng Sông đến sông Dinh độ cao
không quá 12m đồng bằng thung lũng sông La Ngà, độ cao từ 90-120m.`
Dạng địa hình vùng đồi gò chiếm 31,65% diện tích, độ cao từ 30-50m
kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam từ phía Bắc huyện Bắc Bình đến
Đông Bắc huyện Đức Linh.
Dạng địa hình vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên. Đặc
trưng của dạng địa hình này là mặt đất bị chia cắt mạnh với độ dốc lớn do các
dãy núi nối tiếp nhau tạo nên.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng,
nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây phân
hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu
từ tháng 5 tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Hướng chảy của sông Luỹ phụ thuộc vào dạng địa hình: phần thượng du
theo hướng Bắc Nam, phần trung du theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phần
hạ du theo hướng Tây Đông.
Hệ thống sông ngòi của tỉnh Bình thuận gồm có 7 lưu vực sông chính là:
sông Lòng Sông, Sông Luỹ, sông Cái, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh, sông
La Ngà. Tổng diện tích lưu vực các sông là 9.880km2 với chiều dài 663 km.

1.1.3.Địa chất
Lưu vực có thành phần đất đá khá đa dạng. Ở vùng thượng nguồn là các
thành tạo macma: Dacit, ryodacit, felsitodacit. Phần thấp của lưu vực phổ biến
các thành tạo sông cuội, sỏi, mảnh vụn, cát, bột, sét.Vùng gần biển chủ yếu là
cát có nguồn gốc gió biển và một phần nhỏ thành tạo cuội cát, bột có nguồn
gốc sông - biển. Dọc theo sông là các thành tạo: cuội, cát, bột. Đất núi dốc,
10


tầng đất mỏng có nhiều đá. Các đồng bằng được cấu tạo bởi phù sa cổ, phù sa
mới ngoài ra còn có các cồn cát và bãi cát chạy dọc theo bờ biển ở các đồng
bằng ven biển.
Bảng 1-1 : Tổng hợp các thành phần vật chất của lưu vực sông Luỹ
TT
Nơi phân bố
1
Sông Luỹ

Thành phần vật chất
Andezit, andesitobazan, andesitodacit,
ryodacit
Thượng nguồn sông Luỹ Dacit, ryodacit, felsitodacit
Dọc sông Luỹ
Cuội, cát sạn kết
Bờ sông Luỹ
Bazan olivin kiềm, andesitobazan
Trong các thung lũng Cát, cuội, sỏi …
sông

2

3
4
5

Bảng 1-2 : Thông số thuỷ văn , thuỷ hoá sông Bình Thuận.
Diện Lưu lượng nước Độ tổng
Chiều
tích
TB (m3/s)
khoáng hóa
Sông, suối
dài
lưu vực Mùa Mùa
nước
(km)
2
khô
mưa
(km )
(g/l)
La Ngà

272

4100

5,2

149


Dinh
Phan
Mương Mán
-Cà Ty
Cái(Phan
Thiết)
Suối ven
biển Mũi Né

67
53

812
465

1,2
<1

9,6
8,2

77

775

75

800

0,025


380

0,02

Lũy

85

1973

1,5

38,9

Lòng Sông

53

520

0,019

26,75

1.1.4.Thổ

38,8
2


Loại hình hóa học nước

HCO3-Mg-Na-Ca, HCO3-NaMg-Ca, HCO3-Cl-Mg-Ca
0,05 - 0,10
HCO3, HCO3-Cl
0,04 - 0,70
HCO3-Na, HCO3-Cl -Na
0,115 HCO3-Cl-Na
0,193
0,065 HCO3-Na, HCO3-Cl -Na,
1,038
Cl-HCO3 - Na
<0,1

0,04 - 0,40
0,097 0,228
0,088 0,218

Cl-HCO3 , Cl
HCO3-Na, HCO3-Cl -Na
HCO3-Na,HCO3- Na-Ca

nhưỡng
Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau, có kiểu rừng gỗ lá
rộng, kiểu rừng rụng lá, kiểu rừng hỗn giao lá kim chiếm ưu thế, kiểu rừng
hỗn giao và tre nứa thuần loại. Bên cạnh đó, Bình Thuận có nhiều tích tụ
khoáng sản đa dạng về chủng loại như vàng, wolfram, chì, kẽm, nước khoáng
và các phi khoáng khác
11



- Đất cát, cồn cát ven biển và đất mặn: phân bố dọc bờ biển từ Nam Tuy
Phong đến Hàm Tân, diện tích 146.500ha (18,8%). Đất có thành phần cơ giới
nhẹ, giữ nước kém có thể phát triển mô hình nông lâm kết hợp, trồng các
băng rừng phòng hộ và cây rừng chắn gió cát.
- Đất phù sa: với diện tích 75.400ha (9,6%) phân bố ở các đồng bằng ven
biển và vùng thung lũng sông La Ngà. Đất có thành phần cơ giới thịt trung
bình đến nặng, hầu hết diện tích được khai thác dựa vào trồng lúa nước, hoa
màu, cây ăn quả…
- Đất xám: có diện tích 149.000ha (19,1%) phân bố hầu hết trên địa bàn
các huyện. Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, hiện đất được dùng
trồng rừng, sản xuất nông nghiệp và cây công nghiệp.
- Diện tích còn lại chủ yếu là tổ hợp đất đồi núi, đất đỏ vàng, đất nâu
vùng bán khô hạn…Trên các loại đất này có thể sử dụng vào các mục đích
nông lâm nghiệp.
1.1.5.Đặc điểm khí hậu
Bình Thuận nằm trong khu vực Nam Trung Bộ, là khu vực khô hạn nhất
trong cả nước, trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều nắng, mưa ít
không có thời gian mây mù kéo dài nhiều gió không có mùa đông và trong
vùng mưa XVII chịu ảnh hưởng của gió mùa khô và có những đặc điểm của
khí hậu nhiệt đới nên khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt:
• Mùa Mưa
Địa hình của tỉnh Bình Thuận có thể chia làm 3 vùng: vùng đồi núi, vùng
đồng bằng và vùng ven biển mỗi vùng phân bố mưa khác nhau. Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm và chiếm khoảng 85% lượng mưa cả
năm. Nhiệt độ trung bình khoảng 23 ÷ 26°C. Lưu lượng nước trung bình vào
mùa mưa là 38.9m3/s. Lưu vực sông luỹ là vùng có khí hậu hết sức khắc ngiệt
lượng mưa nhỏ (X=1017mm) mà lượng bốc hơi lớn (1132mm) sông suối
ngắn, độ dốc lưu vực lớn chỉ có dòng chảy vào mùa mưa.
Đặc điểm chế độ mưa trên lưu vực sông Luỹ:

+ Phân bố mưa theo không gian: Lượng mưa trung bình năm từ 8001600mm, thấp hơn trung bình cả nước (1900mm). Lượng mưa năm phân bố
không đều có xu thế tăng theo độ cao địa hình.
+Phân bố mưa theo thời gian: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10
kéo dài 6 tháng. Sự phân hoá 2 mùa mưa và khô khá sâu sắc mùa mưa bắt đầu
12


từ tháng 5 và kết thúc là tháng 10 hàng năm và chiếm khoảng 85% lượng mưa
cả năm. Mùa khô hầu như không mưa, nắng hạn gay gắt, sông suối khô cạn
bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô kéo dài nhưng chỉ chiếm
khoảng 15% lượng mưa cả năm gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất.
Tháng IX và tháng X là 2 tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm và
cũng là hai tháng chính của mùa mưa lũ, thường có các trận mưa cường độ
lớn, mưa nhiều kéo dài liên tục trong một số ngày do bão, dải hội tụ nhiệt đới,
không khí lạnh hoặc các nhiễu động thời tiết khác gây nên.
Sau mùa mưa lũ, kể từ tháng XI, lượng mưa giảm đi rất nhanh và kéo dài
cho đến tháng IV năm sau, thời kỳ này các tháng liên tục có lượng mưa nhỏ dưới
100mm, tháng I, II có lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất trong năm.
Bảng 1-3: Lượng mưa trung bình tháng của trạm Sông Luỹ
Tháng
1
Trạm sông
0.1
Luỹ

2

3

4


5

6

7

0.0

17.5

18

116

163

126

8

9

148 168

10
198

11


12

58.6 3.7

• Mùa

khô
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng
32 ÷ 34°C.Lưu lượng nước trung bình vào mùa khô là 1.5m3/s.
• Gió
Bảng 1-4: Tốc độ gió lớn nhất không kể hướng tính từ trạm
Phan Thiết
P(%)
V(m/s)

2
50.0

4
23.7

25
19.9

50
17.7

Theo trạm Phan Thiết thì lưu vực sông Luỹ chịu ảnh hưởng của 2 loại
gió chính :
Gió Tây: Thường thổi từ tháng 5 đến tháng 10 được hình thành từ vịnh

Băng Gan, mang theo nhiều hơi nước và gây mưa nhiều. Trong tháng này
nhiệt độ và độ ẩm cao hơn so với trung bình năm nhưng lượng bốc hơi và số
giờ nắng thấp.
Gió Đông: Thường thổi từ tháng 11đến tháng 4, có nguồn gốc từ bắc bán
cầu có độ ẩm rất thấp gây ra tình trạng khô hạn.Trong những tháng này nhiệt
độ thấp hơn nhiệt độ trung bình năm, còn số giờ nắng và bốc hơi lại cao hơn
so với trung bình năm.
• Nhiệt Độ
13


Vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng,
không có mùa đông nên nhìn chung nhiệt độ tương đối cao. Chế độ nhiệt trên
lưu vực phản ảnh đặc thù chung của miền núi nhưng có những nét chung của
từng vùng.
Sự dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng có sự khác biệt.
Bảng 1-5: .Nhiệt độ tại trạm Phan Thiết
Tháng 1
2
3
4
5
6
7
8
9
Ttb
25,1 25.3 26.6 28.4 28.8 27.8 27.2 27.1 26.9
Tmax
32.9 33.7 32.4 37.2 37.2 35.8 35 34.2 35.5

Tmin
18 17.3 18.3 22.6 22.9 21.8 31.6 23.2 22.4

10
27.1
33.8
21.6

11 12
26.4 25.1
34.2 33.6
19.2 18.2

tb
26.8
34.6
20.6

• Độ

ẩm
Khu vực có nền nhiệt độ tương đối cao
Bảng 1-6: Độ ẩm tại tạm Phan Thiết (%)

Tháng 1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
tb
Htb
74.3 75. 76. 76.5 79.0 81.5 83.0 85.3 85.3 83.3 78.8 74.8 79.3
2
2
Hmax
93.0 94. 66. 94.0 97.0 97.0 98.0 98.0 98.0 97.0 98.0 98.0 96.4
0
0
Hmin
41.0 51. 45. 49.0 44.0 41.0 48.0 52.0 52.0 49.0 36.0 40.0 45.7
0
0

Sự thay đổi độ ẩm trong năm phù hợp với chế độ mưa, những tháng mùa
mưa có độ ẩm cao, những tháng mùa khô có độ ẩm thấp.Độ ẩm bình quân của
trạm Phan Thiết là 79.3%.
• Bức xạ mặt trời
Bảng 1-7: Số giờ nắng trung bình ngày tại trạm Phan Thiết(giờ/ngày )
Thán
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
tb
g
Số giờ
9.3 9.8 9.8
7.1
6.6
9.41
8.08
7.28
6.52 6.66 7.34 8.87 8.08
nắng
7
2
5
9
6

Nằm trong vùng khô hạn bậc nhất nước ta trung bình là 8.08(giờ/ngày),
số giờ nắng bình quân là 2910(giờ/năm).
Về mùa khô số giờ nắng cao trung bình 9.45(giờ/ngày).

14



ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
1.2.1.Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số của tỉnh Bình Thuận có hơn
1.245 triệu người, trong đó nam 624,6 nghìn người(chiếm 50,2%) và nữ
chiếm 620,4 nghìn người(chiếm 49,8%). Mật độ dân số đạt 151 người/km2
phân bố tương đối đồng đều giữa thành thị và nông thôn, trong đó số dân
thành thị chiếm 459,5 nghìn người, số dân nông thôn chiếm 717,4 nghìn
người. Trên địa bàn tỉnh hiện có 34 dân tộc cùng sinh sống như: Kinh, Chăm,
Ra Glai, Hoa, Cơ Ho, Tày, Chơ Ro...
1.2.2.Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Trong 5 năm 2005 - 2009 nền kinh tế liên tục đạt được nhịp độ tăng
trưởng cao, tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) tăng bình quân 11,33%.GDP năm
2009 tăng gấp 1,3 lần năm 2005, bình quân đầu người tăng từ 263 USD năm
2005 lên 365 USD năm 2009. Trong đó, ngành nông - lâm - thủy sản đạt mức
tăng trưởng bình quân 7,12%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng
29,4%, ngành dịch vụ tăng bình quân 16,6%.
Cơ cấu kinh tế năm 2009 của tỉnh là ngành nông - lâm - thủy sản đạt
39,73% (trong đó ngành nông nghiệp chiếm 60,74%),ngành công nghiệp -xây
dựng đạt 25,65% và ngành dịch vụ đạt 34,62%. Tỷ trọng công nghiệp không
ngừng tăng qua các năm 1999-2006 .Trong vòng 8 năm ngành này tăng nên
khoảng 12%, trong khi đó ngành nông lâm nghiệp lại giảm khá nhanh 43.68%
xuống còn 27.55% tức là đã giảm đi 16.13%.
Bảng 1-8: Cơ cấu GDP của tỉnh qua các năm
Ngành
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2006
Nông lâm nghiệp - thuỷ sản

43.68%
42%
27.55%
Công ngiệp xây dựng
22.14%
22.7%
33.74%
Dịch vụ
34.18%
35.3%
38.72%
1.2.

Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận 2006
1.3. ĐẶC ĐIỂM THUỶ VĂN LƯU VỰC SÔNG LUỸ
1.3.1.Mạng lưới sông ngòi
Các sông chảy qua Bình Thuận có tổng chiều dài 663km,tổng diện tích
lưu vực các sông là 9.880km2.Trong đó cósông Cà Ty có chiều dài
76km, sông La Ngà có chiều dài 74km,sông Quao có chiều dài 63km, sông
LòngSông có chiều dài 43km, sôngPhan có chiều dài 40km, sông Mao có
chiều dài 29km và sông Luỹ có chiều dài 25km.
15


Sông Lũy bắt nguồn từ vùng núi cao nguyên Di Linh - Lâm Đồng đổ vào
địa phận Bình Thuận trải dài gần như hết huyện Bắc Bình trước khi đổ ra cửa
biển Phan Rí.
Sông chạy song song với quốc lộ 1A, tiếp nhận nước của tất cả các
nhánh sông suối nhỏ cũng như tạo thành những đoạn sông ngắn và dốc. Đặc
điểm địa hình đã quyết định hướng chảy của sông Luỹ, ở phần thượng du theo

hướng Bắc Nam, phần trung du uấn lượn theo nếp uốn của đồi gò, có hướng
chính là Tây Bắc - Đông Nam và tới phần hạ du chuyển hướng chảy Tây
-Đông. Sông ngắn, lòng sông hẹp và khá dốc.Tổng lượng dòng chảy trên mặt
xuất hiện và đạt giá trị lớn nhất vào thời kỳ từ tháng 8 đến tháng 10.
1.3.2.Chế độ dòng chảy lưu vực sông Luỹ
Chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Luỹ chia thành hai mùa lũ - kiệt rõ
rệt. Mùa lũ trên lưu vực sông Luỹ bắt đầu cùng hoặc sau mùa mưa tối đa 1
tháng, kết thúc cùng với mùa mưa (tháng XI), chỉ kéo dài 1 tháng, mùa cạn từ
tháng XII đến tháng IV năm sau. Số trận lũ và độ lớn của lũ phân bố rất khác
nhau giữa thượng lưu và hạ lưu.Chế độ thuỷ văn lưu vực sông Luỹ phụ thuộc
vào chế độ mưa.
a. Dòng chảy năm:
Lượng mưa hàng năm khoảng 1017mm sông suối ngắn, độ dốc lưu vực
lớn chỉ có dòng chảy vào mùa mưa.
Bảng 1-9: Lưu lượng trung bình nhiều năm tại trạm sông Luỹ( m3/s)

b.

Tháng

1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12


m

Sông
Luỹ

2.2
5

1.1
5

1.0
3

1.

3

8.4
8

9.4
1

12.4
3

12.8
4

36.1
5

61,.89

23.1
2

7.5
2

14.8

Dòng chảy lũ
+ Lũ sớm: Tháng V là tháng mùa mưa trùng với thời kỳ bắt đầu xuất
hiện các hình thế thời tiết gây mưa lớn như bão, áp thấp nhiệt đới... Nhưng do

các hình thế thời này thường đơn độc và duy trì trong thời gian ngắn. Đồng
thời qua tháng mùa khô, khả năng thấm của đất, dự trữ nước của mặt đệm trên
lưu vực, lượng trữ trong ao hồ…lớn nên lũ tháng V có biên độ thường không
lớn, thời gian duy trì trong sông ngắn và thường là lũ đơn (1 đỉnh), cũng cần
phải đề phòng lũ xuất hiện trên hệ thống sông Luỹ để tránh gây thiệt hại cho
tính mạng và nền kinh tế của người dân.
+ Lũ muộn: Tháng XII là tháng chuyển tiếp từ mùa lũ sang mùa cạn
nhưng thực tế trong những năm gần đây trên sông Luỹ tháng XII không có lũ.
Như vậy trên sông Luỹ mùa lũ kết thúc trong tháng XI.
16


+ Lũ chính vụ: Tháng V-XI là tháng có nhiều thiên tai nhất đối với lưu
vực sông Luỹ. Các tháng này thường bị tác động của các loại hình thế thời tiết
gây mưa lớn, như bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc… Các hình thế
này nhiều khi tác động độc lập, có lúc ảnh hưởng kết hợp gây ra mưa rất lớn
trên diện rộng.
Một hình thức ảnh hưởng của các loại hình thế thời tiết này cần chú ý là:
hình thế này ảnh hưởng chưa kết thúc đã bị ảnh hưởng tiếp của loại hình thế
thời tiết khác, gây nên các đợt mưa dài ngày, tạo nên những con lũ kép 2, 3
đỉnh. Giữa mùa lũ, mực nước sông đã dâng khá cao, bề mặt lưu vực đã bão
hòa, do vậy lưu lượng nước mưa bị tổn thất nhỏ. Khi có mưa lớn, nước tập
trung vào sông rất nhanh và thường các sông xảy ra những trận lũ lớn ác liệt
và gây nên ngập lụt nghiêm trọng ở vùng hạ lưu nhiều ngày.
Thời gian truyền lũ: Khả năng tập trung nước trên lưu vực sông tương
đối nhanh. Từ số liệu đo đạc hiện có, tính toán được thời gian truyền lũ và tốc
độ truyền lũ từ trạm trên xuống trạm dưới của từng đoạn sông. Tuy nhiên,
thời gian truyền lũ và tốc độ của lũ còn phụ thuộc vào các hình thế gây mưa
lũ, tâm mưa, cường độ mưa và thời gian mưa…của từng trận lũ.
Đỉnh lũ lớn nhất năm: Đỉnh lũ lớn nhất trog các năm xuất hiện ngẫu

nhiên và có liên quan mật thiết đến cường độ mưa, thời gian mưa và tâm mưa
lớn trên lưu vực. Trên sông Luỹ đỉnh lũ có biến đổi rất lớn giữa các năm, thể
hiện rõ nhất vào các năm cực trị, như năm có mực nước đỉnh lũ lớn nhất:
1999, 2005, 2007, 2010.
Bảng 1-10: Mực nước trung bình của lưu vực sông Luỹ
Năm/Tháng 2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
1
2.297 2.321 2.307 2.343 2.371 2.355 2.354
2
2.288 2.306 2.299 2.326 2.361 2.324 2.326
3
2.264 2.300 2.300 2.339 2.357 2.326 2.354
4
2.227 2.298 2.297 2.380 2.384 2.328 2.302
5
2.317 2.326 2.358 2.404 2.431 2.331 2.333
6
2.327 2.351 2.399 2.400 2.408 2.360 2.418
7
2.341 2.337 2.373 2.407 2.383 2.410 2.306
8
2.342 2.336 2.411 2.408 2.394 2.399 2.379
9
2.362 2.407 2.418 2.437 2.413 2.316 2.389

10
2.431 2.406 2.407 2.412 2.481 2.452 2.442
11
2.364 2.331 2.375 2.409 2.428 2.499 2.348
12
2.325 2.312 2.311 2.401 2.351 2.411 2.313
Cả năm
2.323 2.335 2.356 2.389 2.397 2.378 2.362
1.3.3.Mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn
17


Bình Thuận có các trạm khí tượng là: Trạm Hàm Tân, trạm Phan
Thiết,trạm Phú Quý. Và trạm thuỷ văn Sông Luỹ, trạm thuỷ văn Sông Luỹ đo
mực nước và lưu lượng tại lưu vực sông Luỹ.
Bảng 1-11: Danh sách trạm khí tượng và thuỷ văn trên lưu vực sông Luỹ
và các sông lân cận
ST
T

Trạm
Khí tượng Thuỷ văn

Tỉnh

Kinh độ

Vĩ độ

Bình Thuận


108020'

11012'

Phan Thiết

Bình Thuận

1080096'

100931'

Bảo Lộc

Lâm Đồng

1070814'

110533'

Phan Rang

Ninh Thuận

1080983'

110661'

1

2
3
4

Vị trí trạm

Sông Luỹ

Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia
Hình 1-2: Sơ đồ mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn trên lưu vực các
sông thuộc Nam Trung Bộ.

18


CHƯƠNG II: CÁC HÌNH THẾ THỜI TIẾT ĐIỂN HÌNH
GÂY MƯA LỚN
2.1.

BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI
Loại hình thế này chiếm từ 40-55% các hình thế thời tiết gây mưa lớn ở
tỉnh Bình Thuận và thường xảy ra vào tháng V đến tháng XI là thời kỳ xoáy
thuận nhiệt đới hoạt động mạnh ở khu vực miền Nam Trung Bộ.
Phân bố không gian mưa trong bão rất khác nhau thông thường khi bão
đã đi vào đất liền tan nhanh thì lượng mưa ven biển thường cao hơn vùng núi,
bão còn duy trì sâu vào đất liền lượng mưa không khácbiệt giữa miền núi và
ven biển. Mưa lớn trong bão thường tập trung trong bán kính 100-200km,
nhưng phạm vi mưa lớn không hoàn toàn đồng đều như quanh tâm bão .
Bão sẽ gây mưa lớn đến rất lớn tuỳ theo hướng di chuyển cường độ bão,
tốc độ di chuyển của cơn bão và vị trí đổ bộ. Khi bão di chuyển chậm và đang

trong giai đoạn phát triển thì mưa trong bão lớn và thời gian mưa kéo dài nên
tổng lượng mưa lớn.Ngược lại nếu bão di chuyển nhanh hoặc đang ở trong
giai đoạn suy yếu thì tổng lượng mưa trong bão sẽ ít hơn.
Đặc điểm của loại hình thế này là phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện
địa hình, vị trí đổ bộ và các hệ thống kết hợp với bão.Khi bão mạnh đổ bộ
trực tếp vào tỉnh Bình Thuận thường xảy ra lượng mưa lớn 200-400mm như
cơn bão số 10 (X/1995) hoặc những cơn bão mạnh không đổ bộ trực tiếp cũng
gây ra mưa lớn 200-300mm như cơn bão số 9 (IX/1995) đổ bộ vào Quảng
Bình, Quảng Trị .
Thời gian mưa còn phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của bão hay áp thấp
nhiệt đới, nếu bão đi nhanh thì thời gian mưa ngắn và ngược lại nếu bão đi
chậm thì kéo dài thời gian mưa. Thời gian mưa lớn trong và sau bão trung
bình từ 1 đến 2 ngày.
Ví dụ như trận lũ từ ngày 2-6/XI/2009 trên sông Luỹ. Do ảnh hưởng của
hoàn lưu bão số 11 đi dọc ven biển và đổ bộ vào các tỉnh Nam Trung Bộ,sức
gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Tính từ
tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng
250km, đã gây ra mưa lớn và đặc biệt lớn cho lưu vực sông Luỹ.Vào 2-3/XI ở
các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận đã có mưa to đến rất to, với
lượng mưa phổ biến từ 200-400mm. Qua các ngày tiếp theo, Trạm Khí tượng
- Thủy văn tại Vân Canh, Bình Định đã ghi lượng mưa 815mm.
19


2.2.

2.3.

KHÔNG KHÍ LẠNH KẾT HỢP VỚI BÃO HAY ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI
Hình thế này có tần suất xuất hiện là 15-34% thường xuất hiện vào tháng

IX-XI là thời kỳ Bão hay áp thấp nhiệt đới đã dịch dần về phía Nam. Với hình
thế này thì lượng mưa của mỗi đợt từ 200-300mm và kéo dào 2-3 ngày. Ngoài
ra có đợt do ảnh hưởng của KKL bổ sung khi KKL và bão hay áp thấp nhiệt
đới chưa có kết thúc làm cho mưa kéo dài và lượng mưa lớn.
Ví dụ như trận lũ từ ngày 14-16/XI/2013 trên sông Bình Thuận do ảnh
hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với không khí lạnh tăng cường cho
nên ở các tỉnh Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi
mưa rất to. Khoảng 4 giờ sáng ngày 15/XI vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào
khoảng 12,0 độ vĩ bắc, 109,8 độ kinh đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Phú
Yên đến Bình Thuận. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới
mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.Ngoài ra ở phía
bắc có bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.Vùng áp thấp
di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, đi sâu vào đất liền, suy yếu
và tan dần.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp nói trên kết hợp với không khí
lạnh ở phía Bắc lấn xuống, từ ngày 14 đến ngày 15/X, ở các tỉnh Trung Trung
Bộ vàNam Trung Bộ có mưa vừa mưa to. Trên lưu vực sông Luỹ, sông Cầu
(Phú Yên) tổng lượng mưa là 187mm. Mưa lớn chỉ tập trung chủ yếu trong 2
ngày 14 và 15. Tổng lượng mưa tính đến ngày 15/XI Từ Quảng Ngãi đến Phú
Yên là 120-170 mm
Tình hình lũ: Từ ngày 15 đến ngày 16 trên các sông thuộc tỉnh Khánh
Hoà, Ninh Thuận, Bình thuận đã xuất hiện đợt lũ lớn, đỉnh lũ phổ biến ở mức
BĐII-BĐIII. Đặc biệt lũ trên sông Trà Khúc, sông Vệ (tỉnh Quảng Ngãi) đã
vượt mức lịch sử.
Sông Vu Gia thuộc tỉnh Quảng Namđạt đỉnh 10m lúc 2h chiều ngày 16
trên báo động 3 là 1m, sông Trà Khúc thuộc tỉnh Quảng Ngãi đạt đỉnh 8.76m
lúc 0h ngày 16trên báo động 3 là 2.26m.
KHÔNG KHÍ LẠNH KẾT HỢP VỚI DẢI HỘI TỤ NHIỆT ĐỚI (HTND)
Hình thế này chiếm 10-14% số đợt mưa lũ ở Bình Thuận thường xuất
hiện vào tháng IX-XI, mưa lũ xuất hiện khi mưa front lạnh vượt qua đèo

ngang nằm dọc theo sườn đón gió của dãy trường sơn kết hợp với dải hộ tụ
nhiệt đới có trục Qua Trung Trung Bộ, với hình thế này lượng mưa của 1 hình
20


2.4.

thế bình thường từ 200-500mm và kéo dài 2-3 ngày, khi có KKL tăng cường
mạnh thì thời gian mưa kéo dài và lượng mưa có thể đạt cao hơn, loại hình thế
này là một trong những hình thế gây mưa kéo dài và lũ lớn trên khu vực.
Ví dụ như trận mưa lũ 1-6/XI/1999,do ảnh hưởng của không khí lạnh
mạnh kết hợp với hoạt động cường độ rất cao của dải hội tụ nhiệt đới có trục
đi qua Nam Bộ. Tổng lượng mưa phổ biến chỉ trong 6 ngày chiếm tới 5070%, nhiều nơi chiếm tới 80-100% tổng lượng mưa năm. Tại Quảng Trị,
Quảng Nam, Bình Thuận … Mưa không những phân bố đều ở cả vùng núi và
đồng bằng mà còn đạt mức lịch sử về tổng lượng mưa trận, cường độ mưa và
diện mưa. Lượng mưa trung bình toàn tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 2000mm,
chưa từng xẩy ra ở đây trong hơn 100 năm qua, trung bình khu vực các tỉnh
Quảng Trị, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng khoảng 1000-1200mm, trung
bình khu vực từ Quảng Bình đến Bình Định khoảng 800mm, đều đạt giá trị
lớn nhất trong gần 50 năm gần đây.
KHÔNG KHÍ LẠNH KẾT HỢP VỚI NHIỄU ĐỘNG GIÓ ĐÔNG TRÊN
CAO
Hình thế này có tần xuất xuất hện là 7-10% thường xuất hiện vào tháng
X-XI. Với hình thế này, lượng mưa của mỗi đợt từ 200-300mm và kéo dài 2-3
ngày, có khi mưa từ 400-600mm và kéo dài từ 3-5 ngày.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh kết hợp với hoạt
động của các nhiễu động trong đới gió Đông trên cao, trong 3 ngày từ đêm
30/12/2008 đến ngày 1/1/2009, các tỉnh Nam Trung Bộ có mưa to đến rất to.
Mưa lớn về cường độ, về tổng lượng, về diện tích và tập trung trong thời gian
ngắn đã làm mực nước các sông lên nhanh gây lũ cao bất thường vào cuối

tháng 12 đầu tháng 1, có lượng mưa 250-500mm, ở Phú Yên-Khánh Hòa mưa
nhỏ hơn, phổ biến 50-100m, một số nơi ở Quảng Ngãi mưa trên 600mm Trên
các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, đỉnh lũ đều đạt mức cao nhất cùng
kỳ 40 năm qua, đỉnh lũ trên các sông đạt mức BĐI-BĐIII 0,1-0,4m.
2.5. CÁC LOẠI HÌNH THẾ THỜI TIẾT KHÁC
Hình thế này chiếm từ 17-25% số đợt mưa lũ ở tỉnh Bình Thuận.Với
hình thế này thời gian mưa khoảng từ 2-3 ngày, có khi 3-4 ngày với lượng
mưa trung bình mỗi đợt từ 200-350mm, có khi mưa từ 400-600mm và kéo dài
3-5 ngày, thời gian xuất hiện loại hình thế này thường trong khoảng tháng X
đến tháng XI.
21


Dạng hình thế này tuy ít xảy ra nhưng là 1 trong những nguyên nhân gây
mưa lũ nghiêm trọng. Khi có ba hình thế thời tiết kết hợp như KKL, HTNĐ,
nhiễu động gió đông mạnh hoặc KKL, nhiễu động gió đông mạnh, rãnh thấp
qua trung bộ mưa sẽ kéo dài trong nhiều ngày, cường suất lớn, tổng lượng
mưa lớn. Loại tổ hợp này thường gây ra lũ BĐIII và kéo dào trong nhiều ngày
gây ngập lụt tất nghiêm trọng.
Bảng 2-1: Các hình thể thời tiết gây mưa lũ trên sông Luỹ
Thời kỳ
quan trắc

1978-2011

Số con lũ do dạng hình thế
Tỷ lệ % mỗi dạng hình thế
Bão
Bão
KKL Hình Tổng

Bão
KKL+
HTNĐ
Bão
HTNĐ+
ATN ATNĐ
+ Gió thế số lũ
ATNĐ+
Gió
+ KKL
ATNĐ
KKL
Đ
+ KKL
Đông khác
KKL
Đông
21

7

6

4

8

46

45.7


15.2

13.1

8.7

Hình
thế
khác
17.4

Việc nhận dạng lũ (tìm các trận mưa lũ tương tự) cho lưu vực sông từ
các đặc trưng hình thế thời tiết, các đặc trưng các trận lũ , nguyên nhân gây lũ
để phân tích , cảnh báo lũ. Phương pháp này cho phép kéo dài thời gian dự
kiến cảnh báo lũ 24 – 48 giờ và cho phép nhận định chung về tình lũ có khả
năng diễn ra trên từng lưu vực sông .
Cơ sở dữ liệu xây dung phương án được thống kê từ năm 1978 đến năm
2011. Số liệu thống kê gồm :
+ Năm xuất hiện
+ Số thứ tự trận lũ trong năm
+ Nhận dạng (phân loại)
+ Hình thế thời tiết
+ Diễn biến thời tiết
+ Đặc điểm lũ
Số liệu được thống kê cho lưu vực sông Luỹ . Trạm thuỷ văn được
thống kê các đặc trưng :
Các chỉ tiêu để nhận dạng ( tìm kiếm tương tự ):
1. Yếu tố nhận dạng : Mức độ lũ , Đặc trưng mưa , đặc trưng lũ tại các
trạm trên hệ thống sông .

2. Các nhân tố nhận dạng : Các loại nhiễu động khí quyển như dải hội tụ
nhiệt đới , không khí lạnh , bão , áp thấp nhiệt đới , vùng hoạt động, hướng
hoạt động , cường độ hoạt động và tốc độ di chuyển của chúng v.v …
22


3. Các ngưỡng tương tự của từng nhân tố : Xác định bằng cách lựa chọn
thực nghiệm qua phân tích các số liệu thống kê từ năm 1978 đến nay :
+ Trường hợp 1 ( Ký hiêu A ) : Bão , ATNĐ ,áp thấp ảnh hưởng độc lập
tới vùng bờ biển Trung Trung Bộ . nhiệt đới kết hợp với KKL
+ Trường hợp 2 ( Ký hiêu B ) : Bão hoặc áp thấp nhiệt đới kết hợp với KKL
+ Trường hợp 3 ( Ký hiêu C ) : Dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với KKL
+ Trường hợp 4 ( Ký hiêu D ) : không khí lạnh kết hợp với gió đông
+ Trường hợp 5 ( Ký hiêu E ) : Các trường hợp khác
Bảng 2-2 : Mẫu nhận dạng lũ lưu vực sông Luỹ
Hình thể thời
tiết
A
B
C
D
E

Lượng Mưa (mm)
200≤X≤400
200≤X≤300
200≤X≤500
400<=X<600
200≤X≤600


Số ngày
mưa
1,2
2,3
2,3
3-5
2-5

Lũ xảy ra trên lưu vực sông Luỹ chủ yếu do bão hoặc ATNĐ gây ra hoặc
do không khí lạnh kết hợp với bão hoặc ATNĐ , hoặc KKL kết hợp với dải
hội tụ nhiệt đới hoặc nhiễu động gió đông trên cao thường gây lũ cao (mức
BĐ3) còn khi KKL hoạt động đơn thuần thì lượng mưa thường không lớn và
mực nước lũ thường ở cấp báo động I,ngoài ra khi có sự tổ hợp của từ 3 loại
hình thế như: KKL , HTNĐ , nhiễu động gió đông thường gây mưa lớn kéo
dài nhiều ngày , đây chính là loại hình thế thường gây mưa lũ đặc biệt lớn, lũ
lịch sử kéo dài trong nhiều ngày gây ngập lụt ngiêm trọng và thiệt hại lớn đến
người và tài sản.
Những kết quả nghiên cứu về quy luật từng dạng hình thế thời tiết điển
hình trên lưu vực sông Luỹ tương đối phù hợp và có thể sử dụng vào phân
tích dự báo, tác nghiệp. Cảnh báo lũ trên lưu vực các sông Luỹ dựa vào các
hình thế thời tiết điển hình là tương đối chính xác.
Như đã ngiên cứu và phân tích các số liệu thống kê mưa lũ trong năm
1978–2011 cho thấy mỗi loại hình thế thời tiết tác động nên lưu vực sông sẽ
gây ra lượng mưa khác nhau , ngay trong cùng một nhóm hình thế thời tiết tác
động cũng có thể gây ra lượng mưa khác nhau tuỳ thuộc vào hình thế nào tác
động trước hình thế nào tác động sau .
23


CHƯƠNG III: CÁC MẪU PHÂN BỐ MƯA TRÊN LƯU VỰC

SÔNG LUỸ
XÁC ĐỊNH THỜI ĐOẠN LŨ LỚN VÀ LŨ VỪA
Trên cơ sở số liệu lưu lượng của trạm thuỷ văn Sông Luỹ các năm 19831989 và năm 2003, 2004 sử dụng phân bố Krixki - Menken, đồ án tiến hành
xây dựng đường tần suất, kết quả đường tần suất như sau:

3.1

Hình 3-1: Đường tần suất Qmax tại trạm thuỷ văn sông Luỹ
theo phân bố Krixki – Menken

24


Bảng3-1: Kết quả tính toán tần suất lý luận
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15
16
17
18

-

-

-

Tần suất (P)

Kp

Xp

0.10
1.00
3.00
5.00
10.00
20.00
25.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
80.00

90.00
95.00
97.00
99.00
99.90

2.01
1.76
1.62
1.54
1.42
1.28
1.22
1.17
1.08
1.00
0.92
0.83
0.72
0.58
0.46
0.38
0.22
-0.03

1023.58
898.63
824.37
785.46
725.35

652.26
623.63
598.37
553.41
511.31
468.71
423.24
368.84
294.24
232.61
191.69
114.39
-17.13

Quyết định số 18/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 – Ban hành quy
chuẩn Quốc gia về dự báo lũ đã đưa ra quyết định phân cấp lũ. Tiêu chuẩn
này cũng được lấy để xác định mức cảnh báo lũ theo thời gian như sau:
Lũ vừa: Lũ vừa là lũ có tần suất xuất hiện mực nước đỉnh lũ từ 30% ÷ 70%”.
Lũ lớn: Là lũ có đỉnh lũ cao hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm. “Lũ lớn
là lũ có tần suất xuất hiện mực nước đỉnh lũ từ 10% ÷ 30%”, hay lũ lớn có
Hmaxp30% ≤ Hmaxi ≤ Hmaxp10% hoặc Qmaxp30% ≤ Qmaxi ≤ Qmaxp10% .
Lũ rất lớn: là những trận lũ có đỉnh lũ (lưu lượng nước hoặc mực nước) rất
cao, gây nhiều thiệt hại nặng cho các hoạt động và công trình ven sông. Lũ rất
lớn là những trận lũ có tần suất xuất hiện mực nước đỉnh lũ P ≤ 10%”, hay lũ
rất lớn có Hmaxi ≥ Hmaxp10% hoặc Qmaxi ≥ Qmaxp10% .
Lũ đặc biệt lớn: là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc, lũ đặc
biệt lớn thường phá huỷ các công trình ven sông và gây ra nhiều thiệt hại
nghiêm trọng cho dân sinh và kinh tế, làm biến đổi điều kiện môi trường .
Trên cơ sở đó, với số liệu tính toán tần suất, đồ án đã xác định được
những trận lũ lớn và lũ vừa để nghiên cứu phân bố mưa như sau:

25


×