Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Báo cáo thực tập tại nhà máy lọc dầu cát lái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.34 KB, 32 trang )

NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, các ngành kỹ sư – công
nghệ chiếm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Nằm trong số đó, ngành công nghệ hóa học là
ngành xương sống, cung cấp nguyên vật liệu cũng như nguồn năng lượng – các loại nhiên
liệu cho sự hoạt động của các ngành công nghiệp khác.

Với mục đích giúp sinh viên củng cố - nâng cao kiến thức về công nghệ hóa học và có
định hướng đúng đắn cho nghề nghiệp, Bộ môn Quá Trình và Thiết Bị - Khoa Kỹ Thuật Hóa
Học, Đại Học Bách Khoa TpHCM đã đồng ý cho chúng em được thực tập tại Nhà máy Lọc
dầu Cát Lái, trực thuộc Tổng công ty Saigon Petro. Chúng em xin cảm ơn các thầy cô bộ môn
đã tổ chức chu đáo để chúng em được thực tập suôn sẻ trong một tháng từ ngày 09/07/2012
đến ngày 09/08/2012. Cả nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn thầy Nguyễn Sỹ Xuân Ân đã nhiệt
tình hướng dẫn và đồng hành với nhóm chúng em trong thời gian qua.

Thời gian thực tập tại Nhà máy Lọc dầu Cát Lái thực sự là khoảng thời gian quý báu
với nhóm chúng em. Được chứng kiến phong cách làm việc công nghiệp, được trải qua điều
kiện làm việc thực tế, chúng em đã có thêm ý thức về nghề nghiệp cũng như củng cố được
phần nào những kiến thức đã học trên giảng đường. Có được điều này là do Ban giám đốc
Tổng công ty Saigon Petro, Ban giám đốc Nhà máy Lọc dầu Cát Lái đã tạo điều kiện để
chúng em có môi trường thực tập tốt nhất. Chúng em rất biết ơn các vị. Ngoài ra, chúng em
cũng muốn bày tỏ lòng kính trọng đến các anh trong bốn kíp công nghệ, tổ bảo vệ. Với vai
trò là người đi trước các anh đã ân cần hướng dẫn chỉ bảo rất nhiều. Chúng em xin cảm ơn
anh Hà, chú Hào, anh Vọng, anh Huỳnh… vì đã nhiệt tình trả lời từng câu hỏi của chúng em.

Cuối cùng trong khoảng thời gian một tháng vừa qua, chúng em tuy có cố gắng nhưng
báo cáo này cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em mong được sự đóng góp chân
thành từ quý thầy cô – quý nhà máy. Điều đó là niềm vinh hạnh với chúng em.

Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn!



TpHCM, ngày 05 tháng 08 năm 2012
Nhóm sinh viên thực tập K09
Khoa Kỹ Thuật Hóa Học – Đại Học Bách Khoa TpHCM

1

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

DANH SÁCH NHÓM
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Họ và tên
Bạch Trung Phú
Đào Nguyễn Duy Phương

Đoàn Ngọc Anh Đức
Hồ Việt Hùng
Nguyễn Đức Đạo
Nguyễn Huy Chương
Nguyễn Phú Hiếu Nghĩa
Nguyễn Thị Thanh Hà
Nguyễn Xuân Vinh
Phan Thị Cẩm Tú
Trần Minh Quang
Nguyễn Hoàng Thành

MSSV
60901963
60902034
60900617
60901063
60900510
60900269
60901697
60900707
60903306
60903174
60902119
60902468

Nhóm trưởng: NGUYỄN XUÂN VINH – Mobile: 0167-657-7750.
Email liên hệ của nhóm:

2


THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

Nhà máy Lọc dầu Cát Lái

Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA NHÀ MÁY
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
TpHCM, ngày


3

tháng

năm 2012

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

Trƣờng Đại Học Bách Khoa TpHCM
Khoa Kỹ Thuật Hóa Học

Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bộ môn Quá Trình và Thiết Bị

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
TpHCM, ngày

4

tháng

năm 2012

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

MỤC LỤC
1/ TỔNG QUAN ĐƠN VỊ SẢN XUẤT .................................................................................. 6
1.1 GIỚI THIỆU: ............................................................................................................ 6
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC .................................................................................................. 7
1.3 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT: ...................................................................................... 7
1.4 HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY: ......................................................... 8
1.4.1 Mức độ nguy hiểm cháy nổ trong nhà máy:......................................................... 8
1.4.2 Hệ thống phòng cháy chữa cháy trong nhà máy: .................................................... 8
2/ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ CỤM CHƢNG CẤT CONDENSATE: ........................ 9

2.1 GIỚI THIỆU: ................................................................................................................ 9
2.1.1 Nhiệm vụ: ................................................................................................................. 9
2.2.2 Nguyên liệu: ........................................................................................................... 10
2.2.3 Sản phẩm: .............................................................................................................. 12
2.2.4 Các dòng năng lượng sử dụng: ............................................................................. 12
2.2. CÁC THIẾT BỊ CHÍNH:................................................................................................ 15
2.2.1 Cột chưng cất C-07: .............................................................................................. 15
2.2.2 Lò gia nhiệt E-10: .................................................................................................... 15
2.3 CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ: ............................................................................................ 16
2.3.1 Bình tách V-14: ...................................................................................................... 16
2.3.2 Các thiết bị trao đổi nhiệt: ..................................................................................... 17
2.3.3 Trạm đưa vào hoá chất chống ăn mòn: ................................................................. 18
2.3.4 Các loại bơm.......................................................................................................... 18
2.3.5 Các thiết bị tự động điều khiển: ............................................................................ 20
2.3.6 Các thiết bị báo động sự cố: .................................................................................. 20
3.

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỤM CHƢNG CẤT CONDENSATE: ....................... 21
3.1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ:...................................................................................... 21
3.1.1. Dòng nhập liệu: ...................................................................................................... 21
3.1.2 Dòng NA1 ................................................................................................................ 22
3.1.3 Dòng NA2: ............................................................................................................... 22
3.1.4 Dòng bottoms: ......................................................................................................... 23
3.2 KHỞI ĐỘNG VÀ NGỪNG HỆ: ............................................................................. 23
3.2.1 Khởi động lần đầu hoặc sau khi có sửa chữa lớn (tháo thiết bị chưng cất…) ........ 23
3.2.1 Dừng hệ thống ....................................................................................................... 24
3.3 SỰ CỐ THƢỜNG GẶP: ......................................................................................... 25
3.3.1 Các sự cố về điện: ................................................................................................. 25
3.3.1.1.NGUYÊN NHÂN: ......................................................................................................... 25
3.3.1.2.XỬ LÝ ........................................................................................................................ 25

3.3.2 Các sự cố của máy nén khí: ................................................................................... 26

4.

MÁY – THIẾT BỊ: ......................................................................................................... 26

5

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

4.1 QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG: ................................................................................................ 27
4.2 CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ CỦA CỘT CHƢNG CẤT C-07: ................................................... ..28
4.3. SỰ CỐ, NGUYÊN NHÂN VÀ XỬ LÝ: .................................................................................. 30
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................... 31

1/ TỔNG QUAN ĐƠN VỊ SẢN XUẤT:

1.1

GIỚI THIỆU:

Nhà máy Lọc dầu Cát Lái là một đơn vị sản xuất xăng dầu trực thuộc tổng công ty Dầu khí
Thành phố Hồ Chí Minh – Saigon Petro. Nhà máy được thành lập năm 1986 và là nhà máy lọc dầu
lâu đời nhất ở nước ta. Nhà máy có tổng diện tích vào khoảng 25ha nằm trên đường Nguyễn Thị
Định, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, cách trung tâm thành phố khoảng 18km về phía Đông. Nhà
máy Lọc dầu Cát Lái có công suất thiết kế 350.000 tấn/năm (tính theo nguyên liệu condensate); ngoài
ra còn có chức năng tiếp nhận, tồn trữ xăng dầu cho mục đích kinh doanh của công ty. Nhà máy bao

gồm các bộ phận:

6

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

-

Bộ phận lọc dầu: gồm 3 cụm hệ thống (sẽ đề cập cụ thể ở phần 1.3 Hoạt động sản
xuất).
Hệ thống cầu cảng: gồm 2 cầu cảng, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải tối đa 25.000
DWT.
Hệ thống đường ống và bồn chứa với 28 bồn, tổng sức chứa là 204.000 m3.
Hệ thống cấp phát xăng dầu cho xe bồn, xà lan.
Xưởng LPG: có mức chứa 2000 tấn LPG, có xưởng nạp bình với công suất trên
40.000 tấn/năm.
Bộ phận kiểm tra chất lượng KCS, bộ phận cơ khí, điện…

1.2

CƠ CẤU TỔ CHỨC:

1.3

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT:

Nhà máy Lọc dầu Cát Lái có 3 cụm sản xuất:

 Cụm condensate với công suất thiết kế là 350.000 tấn/năm. Nguyên liệu là condensate.
Thiết bị chính là cột chưng luyện C07 dạng đĩa chóp với 25 đĩa. Ngoài ra còn có các thiết bị phụ trợ
như: Lò gia nhiệt, các thiết bị trao đổi nhiệt, bình tách, bơm, van...
 Cụm sản xuất mini với công suất thiết kế là 120.000 tấn/năm.
 Cụm dung môi (trước đây là cụm LPG ).

7

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

Ngoài ra còn có cụm phụ trợ với hệ thống các thiết bị: Lò hơi, máy nén, tháp làm lạnh, Đuốc,
cụm xử lý nước công nghệ A03, cầu cảng, đường ống và bể chứa. Cụm phụ trợ phục vụ cho
công việc sản xuất và phòng cháy chữa cháy. Phòng thí nghiệm (KCS) được trang bị máy
móc hiện đại, kiểm tra các chỉ tiêu sản phẩm, làm cơ sở đảm bảo chất lượng hàng hóa cung
ứng đến người tiêu dùng.
Sản phẩm của nhà máy






1.4

Xăng các loại (RON 83, 92,95)
Dầu hỏa dân dụng
Dầu Diesel (DO)

Dầu FO
Dung môi dầu mỏ

HỆ THỐNG PHÕNG CHÁY CHỮA CHÁY:

Khi bị cháy bởi xăng dầu, nói chung là sẽ bị thiệt hại, và thường là lớn do sự cháy
của xăng dầu là khó dập tắt; do đó công tác phòng cháy chữa cháy luôn được nhà máy
đặt lên hàng đầu.
1.4.1 Mức độ nguy hiểm cháy nổ trong nhà máy:
Vì đặc thù công việc liên quan đến xăng dầu nên nhà máy Lọc dầu Cát Lái luôn tiền ẩn
những nguy cơ về cháy nổ.
Các sản phẩm phổ biến ở 2 dạng : khí và lỏng và đều là những chất dễ cháy nổ.
- Các sản phẩm ở dạng khí nặng hơn không khí, do vậy nếu ở trong không khí thì sản
phẩm khí sẽ là là trên mặt đất.
- Các sản phẩm lỏng nhẹ hơn nước, do vậy sẽ nổi lên trên mặt nước.
- Do đặc điểm như trên của các sản phẩm khí và lỏng, và cộng với việc các sản phẩm
này dễ dàng bắt cháy ở nhiệt độ bình thường nên khi các sản phẩm này cháy thì thiệt
hại là không thể lường trước được.
1.4.2 Hệ thống phòng cháy chữa cháy trong nhà máy:
Hệ thống đường ống, bơm chữa cháy, các ống phun và bình xịt CO2.
+ Do đặc điểm của nhà máy là nằm cạnh con sông nên nguồn nước dùng cho chữa cháy
là rất lớn. Hệ thống bơm gồm 8 bơm sẵn sàng bơm nước ngay cả khi mất điện.
+ Tuyến đường ống với 2 đường xanh, đỏ : Xanh là đường ống nước và đỏ là đường ống
chứa bọt cứu hỏa. Cả hệ thống bơm, đường ống được bố trí tại các bể chứa các sản
phẩm và dọc theo hệ thống đê, ở những cụm Condensate và cụm Mini.
+ Tại những cụm sản xuất nhạy cảm có bố trí vòi phun bọt chữa cháy và phân bố những

8

THỰC TẬP QTTB



NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

bình xịt khí CO2 tại những nơi có công nhân trực, làm việc ( khắc phục nhanh những sự
cố cháy nổ).
- Hệ thống đê có tác dụng ngăn cách các bể chứa phòng khi sự cháy của bể này
không lan sang bể kia. Khi một bể cháy, thì đê bao quanh ngăn không cho sự cháy lan
sang các bể khác bằng hệ thống phun bọt chữa cháy xung quanh đê.
- Cấu tạo của những bể chứa các sản phẩm xăng dầu :
+ Các bể chứa được làm bằng sắt, sơn cách nhiệt, mái của bể được cấu tạo tùy theo sản
phẩm chứa. Tuy nhiên trên mái bể có những bộ phận an toàn sau : 2 van an toàn xả khí
và cột thu lôi chống sét.
+ Trên mái bể có hệ thống ống đỏ phun bọt chữa cháy vào sản phẩm trong bể khi
bể xảy ra sự cháy. Phía bên trên có hệ thống ống xanh làm mát bể khi thời tiết nắng
nóng hoặc khi các bể khác xảy ra sự cháy.
+ Bên ngoài bể sắt có tường bảo vệ bao quanh chống nhiệt và đạn cũng như ngăn cách sự
cháy lan ra ngoài bể.
Với cấu tạo bể như vậy sẽ giảm được nguy cơ cháy nổ và sự mất mát sản phẩm trong quá
trình tồn chứa.
- Tóm lại cả hệ thống PCCC hoạt động theo nguyên tắc tự động. Khi có sự cố cháy nổ,
bơm sẽ tự động bơm, nếu mất điện thì khởi động bơm Diesel, tại nơi cháy vòi phun sẽ
tự động phun, các bồn bể được làm mát và hệ thống đê phun bọt.

2/ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ CỤM CHƢNG
CẤT CONDENSATE:
2.1 Giới thiệu:
2.1.1 Nhiệm vụ:
Cụm chưng cất Condensate là phần quan trọng nhất của nhà máy, có vai trò phân tách
nguyên liệu Condensate thành các sản phẩm: Naphtha 1 (NA1), Naphtha 2 (NA2) và sản

phẩm đáy Bottoms. NA1, NA2 dùng để phối với xăng có chỉ số octane cao (RON97) để tạo
xăng thương phẩm. Bottoms được phân tách ở cụm Mini để tạo 3 sản phẩm: Kerosene,
Diesel oil (DO) và Fuel oil (FO).
Tỉ lệ Naphtha 1 là: 30%, Naphtha 2: 35%, và bottoms là 35%.
Cụm chưng cất condensate chỉ dùng một cột chưng cất C-07, cột này được thiết kế để tách
Naphtha ở điều kiện khí quyển. Sau khi nguyên liệu condensate được gia nhiệt đến nhiệt độ
cần thiết sẽ được đưa vào cột C-07. Tại đây quá trình tách pha xảy ra:
 Các cấu tử có nhiệt độ sôi thấp sẽ được tách ra ở đỉnh cột (sản phẩm Naphtha 1) và sản
phẩm trích ngang Naphtha 2.

9

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

 Các cấu tử có nhiệt độ sôi cao hơn (như kerosene, diesel fuel…) được tách ra ở đáy cột
(sản phẩm Bottoms). Sản phẩm Bottoms là nguồn nguyên liệu cho cụm mini.
 Phần khí không ngưng được ở áp suất khí quyển sẽ được đưa ra đuốc đốt bỏ. Tại đuốc
có hệ thống thu hồi một phần Naphtha để tránh lãng phí.
 Nhiệt lượng cần thiết cho quá trình chưng cất này được cung cấp bởi dòng sản phẩm
Bottoms. Dòng sản phẩm này sau khi ra khỏi đáy cột C-07 một phần được đưa qua lò
gia nhiệt E-10 để lấy nhiệt lượng cung cấp cho quá trình chưng cất.
2.2.2 Nguyên liệu:
Hiện nay nguồn nguyên liệu chính dùng để chưng cất là nguồn condensate lấy từ mỏ Nam
Côn Sơn. Trước khi đưa vào sản xuất, nguồn nguyên liệu phải được lấy mẫu và đưa qua bộ
phận KCS để kiểm tra như: đo tỷ trọng, áp suất hơi, đường chưng luyện ASTM …
Dựa trên các thông số đã biết về nguyên liệu đầu vào để đưa ra các thông số vận hành thiết
bị thích hợp để hiệu suất sản phẩm thu được là cao nhất.

* Condensate là hỗn hợp hydrocarbon lỏng được tách từ khí đồng hành hoặc khí thiên
nhiên, chủ yếu là hydrocarbon mạch thẳng, bao gồm pentane và các hydrocarbon nặng hơn
(C5+).
Tính chất khí các mỏ khí tự nhiên:

Bảng I.5 Chất lượng khí các mỏ thuộc bể Nam Côn Sơn (%mol)
Mỏ

Lan Tây (1)

Hải Thạch

Mộc Tinh (*)

Rồng Đôi
Rồng Đôi Tây

T/phần
CO2

1,92

4,50

2,72

5,64

N2


0,36

0,12

0,10

0,08

Methane

89,65

84,13

89,02

81,41

Ethane

4,30

5,8

4,04

5,25

Propane


2,39

3,36

1,71

3,06

i-Butane

0,56

0,68

0,37

0,71

n-Butane

0,49

0,83

0,48

0,76

i-Pentane


0,14

0,24

0,20

0,32

n-Pentane

0,08

0,17

0,16

0,23

Hexane +

0,10

0,17

1,20

2,54

Tổng


100

100

100

100

10

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

Nguồn: BP, PVEP (tháng 4/2002), * PVEP, còn lại BP
(1)

thành phần của khí Lan Tây đã qua trạm xử lý NCSP.

Tính chất condensate:
STT

Chỉ tiêu phân tích

Kết quả

Khối lượng riêng ở 150C, g/mL

0,7491


Tỷ trọng d60/600F

0,7494

Tỷ trọng 0API

57,30

2

Hàm lượng lưu huỳnh Mercaptan, % KL

0,0028

3

Hàm lượng lưu huỳnh tổng số, % KL

0,0241

4

Áp suất hơi bão hòa, psi

7,26

5

Hàm lượng nitơ, % KL


0,014

6

Màu Saybolt/Màu ASTM

+ 18 /0

7

Trị số Axít tổng, mg KOH/g

0,0155

8

Độ ăn mòn tấm đồng

9

Hàm lượng muối clorua ,mg NaCl/lit

0,00

10

Hàm lượng nước,% TT

0,0


11

Điểm Anilin, 0C

51,2

12

Hàm lượng tạp chất cơ học, % KL

0,0

13

Nhiệt lượng cháy , kcal/Kg

14

Hàm lượng tro, % KL

0,0026

15

Hằng số đặc trưng KUOP

11,85

16


Nhiệt độ kết tinh, 0C

17

Hàm lượng CO2, % mol

0,001

18

Hàm lượng H2S, % mol

0,00

19

Hàm lượng Vanadium (V), ppm

<0,1

1

Nickel (Ni), ppm
20

11

Khối lượng phân tử


1a

11.125,0

< -55,0

<0,1
112,37

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI
21

22

Hàm lượng Carbon (C ), %KL

83,80

Hydro (H ), %KL

16,00

* Thành phần hydrocarbon , %KL
n- Parafin

22,88


iso-Parafin

26,94

Naphten

30,39

Aromat

19,79

* Tham khảo kết quả phân tích condensate Lan Tây cho Công Ty BP tháng 2-2003

2.2.3 Sản phẩm:
Cũng đã đề cập ở trên, ta cũng có thể tóm tắt sản phẩm nhà máy theo bảng sau:

2.2.4 Các dòng năng lượng sử dụng:
 Dầu đốt DO:
Dùng cấp nhiệt cho lò đốt E10 lưu lượng được điều chỉnh bởi van tự động TCV-1, van này được
điều chỉnh bởi thiết bị TIC-1 dựa vào nhiệt độ cần thiết của lò E10 để điều chỉnh lưu lượng DO.
 Dầu đốt FO:
Dùng cho hầu hết các lò đốt và lưu lượng cung cấp khoảng 200 lít/ngày.
 Dòng nhiên liệu gas(LPG):
Được cung cấp từ bình chứa 50kg, dùng gia nhiệt cho lò E10.
 Dòng khí nén:

12

THỰC TẬP QTTB



NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI
Được cung cấp bởi máy nén khí SSR-AB với áp suất nguồn 800kPa. Dùng cấp khí nén cho toàn bộ
thiết bị tự động như van SDV-4, SDV-5, SDV-6 và phun vào các béc đốt để tán sương dầu DO.
 Điện
Hiệu điện thế nguồn: 380V, 50Hz.
Hiệu điện thế điều khiển: 220V, 50Hz..
Nguồn điện được sử dụng cho các thiết bị như bơm, van tự động, các thiết bị điều khiển.



Trang tiếp theo trình bày bản vẽ chi tiết quy trình công nghệ cụm Condensate:

13

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

14

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

2.2. Các thiết bị chính:
2.2.1 Cột chưng cất C-07:

- Tháp chưng cất là thiết bị trung tâm trong quy trình công nghệ cụm Condensate. Tháp
chưng cất C07 trong sơ đồ là tháp đĩa chóp bao gồm 25 đĩa: 12 đĩa phần chưng và 13 đĩa
phần cất. Thiết bị được sản xuất bởi công ty SEMBAWANG – Singapore. Quá trình chưng
cất trong tháp C07 là quá trình chưng cất đa cấu tử, từ nguyên liệu Condensate ban đầu tách
được 3 dòng: NA1 (đỉnh), NA2 (trích ngang) và Bottoms (đáy). Từ sơ đồ chi tiết (trang
trước), ta có thể mô tả các dòng ra vào thiết bị như sau:
+ Dòng nguyên liệu được nạp tại vị trí đĩa 14 (chimney tray) dưới dạng lỏng sôi tại nhiệt độ
khoảng 134oC (lưu ý: số đĩa tính từ trên xuống).
+ Dòng sản phẩm đỉnh NA1 sau khi được ngưng tụ được hoàn lưu một phần tại vị trí đĩa 1.
+ Dòng trích ngang NA2 được trích ra tại vị trí đĩa 9, được hoàn lưu một phần tại vị trí đĩa 6
nhằm làm giàu cấu tử dòng Naphtha 2.
+ Dòng sản phẩm đáy Bottoms được trích ra từ đáy, một phần Bottoms được bơm qua lò gia
nhiệt E-10 quay trở lại cấp nhiệt cho tháp chưng cất tại vị trí dưới đĩa 25. Như vậy, nguồn
nhiệt từ E-10 cung cấp cho tháp C07 là nguồn nhiệt gián tiếp.
Đặc điểm quá trình – thiết bị của tháp chưng cất C07 sẽ được đề cập cụ thể ở phần 4 Máy –
thiết bị.

2.2.2 Lò gia nhiệt E-10:
Lò gia nhiệt E-10 giữ nhiệm vụ cung cấp nhiệt lượng cần thiết cho quá trình chưng cất ở
hệ condensate thông qua quá trình gia nhiệt cho dòng Bottoms của cột chưng cất C-07. Quá
trình gia nhiệt diễn ra bao gồm hai trình trao đổi đối lưu nhiệt và trao đổi bức xạ nhiệt giữa
dòng bottom của cột C-07 và nhiệt lượng sinh ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu trong lòng
lò. Dòng bottom này trực tiếp tham gia vào quá trình chưng cất của cột C-07 và còn được gọi
là dòng của quá trình (process flow).
Quá trình trao đổi nhiệt trong lò E-10 là trao đổi nhiệt trực tiếp: dòng bottoms đi trong
ống, lửa đốt ngoài ống. Nhiên liệu được đốt ở đây là dầu diesel. Đầu tiên quá trình đốt cháy
nhiên liệu được mồi bằng gas mồi, tiếp đó dầu diesel được đốt sau khi được tán thành dạng
sương dưới tác dụng của khí nén. Không khí được thổi liên tục vào lò. Ống đi trong lò thành
một cặp dạng ruột gà và được tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa có nhiệt độ 700oC.
Hệ thống lò gia nhiệt bao gồm:

 Một lò trụ đứng có hai pass.
 Hệ thống vòi đốt và các thiết bị phụ kiện đi kèm.

15

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

 Hệ thống các thiết bị báo động an toàn và điều khiển tự động.
 Tủ điện điều khiển.
 Hệ thống các bơm nhập liệu và bơm dòng của quá trình.
 Hệ thống các đường ống dẫn, van, bồn chứa nhiên liệu…sử dụng nhiên liệu đốt chính
là dầu DO và nhiên liệu gas đốt mồi.
Sự hoạt động của lò phụ thuộc vào quá trình vận hành và chế độ nhiệt của hệ chưng
cất condensate. Mọi sự thay đổi các thông số hoạt động của lò phải tuân thủ nghiêm ngặt các
quy định về an toàn vận hành, nhằm đảm bảo ổn định nhiệt độ dòng qúa trình khi ra khỏi lò
và cung cấp đầy đủ nhiệt lượng cần thiết cho quá trình chưng cất của hệ condensate.

2.3 Các thiết bị phụ trợ:
2.3.1 Bình tách V-14:
2.3.1.1 Bình tách V-14A:
Bình V-14A có thể tích 6 m3, dùng để tách phần khí không ngưng và chứa NA1
ngưng tụ, ổn định mực chất lỏng cho bơm P15/16 hoạt động . Tại đây có gắn các thiết bị:
 01 ống thuỷ LG-140 để theo dõi mực bình.
 01 bộ thiết bị tự động điều khiển áp suất bình PIC-140, thông qua việc đóng mở các
van PVC-140A/B.
 01 bộ thiết bị tự động LIC-140 để điều chỉnh mực lỏng.
 01 bộ thiết bị an toàn mực cao LSH-140.

 01 bộ thiết bị an toàn mực thấp LSL-140, báo động khi mực bình thấp (dưới
300mm) và tự động ngừng bơm P15/16 để bảo vệ bơm.
Lưu ý:
 Hai bộ phận thiết bị tự động điều khiển TIC-140, PIC-140 có chung 2 van tác
động là PVC 140-A/B.
 Một van ngã ba HS-140 cho phép chuyển từ chế độ hoạt động điều khiển áp suất
sang chế độ điều khiển nhiệt độ và ngược lại.
 Một bộ thiết bị tự động điều khiển mực LIC-140 sẽ giữ mực bình ổn định cho bơm
P-15/16 hoạt động đảm bảo dòng hồi lưu cũng như sản phẩm Naphtha 1.
 Một bộ báo động mực cao LSH-140 sẽ báo động khi mực bình cao (972 mm tính
từ đáy bình).

16

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

 Một bộ báo động an toàn mực thấp LSL-140, báo động khi mực bình thấp
(300mm) và tự động ngừng bơm P15/16 để bảo vệ bơm.
2.3.1.2 Bình tách V-14B:
Có thể tích 4 m3 dùng để tách nước lẫn trong sản phẩm NA1 đồng thời tăng cường sức
chứa cho bình V-14 khi có sự cố. Các thiết bị đi kèm:
 01 bộ thiết bị tự động LIC-140B để điều khiển mực nước trong bình.
 01 ống thuỷ theo dõi mực LG-140B.
 01 thiết bị báo động mực nước cao LSH-140B.

2.3.2 Các thiết bị trao đổi nhiệt:
Hầu hết các thiết bị trao đổi nhiệt đều sử dụng ở dạng ống chùm, có thể tháo lắp, đối

lưu ngược chiều giữa 2 dòng lưu chất nóng và lạnh. Cụ thể như sau:
2.3.2.1. E-03, E-05A/B:
Dùng để thu hồi một phần nhiệt lượng dư thừa của dòng sản phẩm Naphtha 2. Dòng
nóng là Naphtha 2 (đi ngoài ống), dòng lạnh là dòng nhập liệu (đi trong ống).

2.3.2.2. E-04, E-06A/B:
Dùng để thu hồi một phần lượng nhiệt dư thừa của dòng sản phẩm Bottoms, dòng
lạnh là dòng nhập liệu. Với E-04 dòng nhập liệu đi trong ống , còn E-06 A/B dòng nhập liệu
đi ngoài ống. Dòng bottom đi ra khỏi cột C.07 có nhiệt độ rất cao, là tác nhân nóng trong trao
đổi nhiệt E-06 A/B, dòng này đi bên trong ống nhằm tăng thời gian lưu của Bottoms trong
thiết bị để hiệu suất truyền nhiệt là tốt nhất, tránh thất thoát nhiệt ra môi trường.
Ghi chú:
Đối với các trao đổi nhiệt E-03, E-04, E-05A/B, E-06A/B, trên tuyến ống của dòng
nóng có bố trí một hệ thống van (2 van cô lập, 1 van bypass) cho phép dòng nóng có thể đi tắt
qua trao đổi nhiệt. Khi hoạt động bình thường hai van cô lập mở và van tắt ( bypass) đóng.

2.3.2.3. E-17, E-18, E-31:
Dùng để làm lạnh sản phẩm trước khi vào bồn chứa. Dòng nóng là dòng sản phẩm,
dòng lạnh là nước.

17

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

 E-17 : làm lạnh Naphtha 1 trước khi ra bồn.
 E-18: dùng để làm lạnh Naphtha 2 trước khi ra bồn. Tuyến nước có bố trí 2 van cô lập
cho phép điều chỉnh lượng nước ra vào E-18.

 E-31 : dùng để làm lạnh Naphtha 1 trước khi qua trao đổi nhiệt E-17 với dòng lạnh là
không khí cưỡng bức (dùng quạt hướng trục).

2.3.3 Trạm đưa vào hoá chất chống ăn mòn:
Hơi xăng thô ở đỉnh cột C-07 có tính ăn mòn rất cao do sự có mặt của các acid HCl,
H2S và các acid hữu cơ. HCl được hình thành thông qua quá trình thủy phân các muối CaCl2,
MgCl2 (hiện diện trong dầu thô condensate) tại nhiệt độ cao, H2S là sản phẩm của quá trình
cracking các chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh có trong dầu thô condensate. Trong các tác nhân
ăn mòn ở trên, HCl là mạnh nhất, H2S và các acid hữu cơ tự do là những acid yếu nên chúng
chỉ ăn mòn nhiều khi có hàm lượng cao (vài trăm ppm).
Để bảo vệ vùng đỉnh cột và các thiết bị theo sau, hợp chất tạo màng Philmplus 5K1
được bơm vào đoạn ống dẫn dòng sản phẩm đỉnh ngay trên đỉnh cột bằng bơm định lượng
(bơm màng) P-27/28 có lưu lượng khoảng 9.6 kg/ngày. Khi vào hệ Philmplus 5K1 sẽ tạo
thành một lớp màng che phủ bề mặt kim loại ngăn cản việc tiếp xúc trực tiếp với bề mặt kim
loại của NA1 cũng như các tác nhân ăn mòn.
Để đánh giá quá trình ăn mòn và theo dõi tỉ lệ ăn mòn, một lá đồng được lắp đặt trên
tuyến NA1 vào bình V-14A (định kỳ lá đồng được tháo đem cân định lượng). Ngoài ra thiết
bị đo độ ăn mòn dựa trên nguyên tắc đo sự thay đổi độ dẫn điện của một mẫu kim loại bị ăn
mòn qua thời gian. Kết quả đo độ ăn mòn là để điều chỉnh lưu lượng Philmplus 5K1 đưa vào
hệ.

2.3.4 Các loại bơm
Đa số các bơm sử dụng cho cụm condensate là bơm ly tâm, ngoài ra còn có các bơm
định lượng dạng màng để bơm hóa chất.
Theo nhiệt độ của dòng lưu chất qua bơm, bơm ly tâm tại cụm condensate chia làm 2
loại:
 Bơm nóng ( P-08/09, P-11/12 ): loại này có bố trí một hệ thống kín để làm mát buồng
bơm và các phụ kiện bằng hơi nước. Dòng hơi nước làm mát được cho qua bơm liên tục
khi bơm đang hoạt động, nước sau khi qua bơm được đưa về tháp làm mát để giải nhiệt và
tái sử dụng lại.

 Bơm nguội ( P-01/02, P-15/16): không có hệ thống nước làm mát.

18

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

Mỗi dòng lưu chất cần vận chuyển trong cụm chưng cất condensate luôn được bố trí 2
bơm giống hệt nhau về các thông số bơm. Khi cụm chưng cất hoạt động chỉ chạy 1 bơm, cái
còn lại dùng để dự phòng. Thời gian chuyển bơm là 1000 giờ hoạt động ( tương đương 1
tháng ), việc chuyển bơm do công nhân vận hành thực hiện ( không có trang bị hệ thống tự
khởi động bơm dự phòng).
Mỗi bơm ly tâm được trang bị :
 1 van ở đường vào
 1 van ở đường ra
 1 van 1 chiều ở đường ra
 1 cái lọc ở đường vào
 1 áp kế ở đường ra
Các bơm ly tâm sử dụng tại cụm condensate đều có một tuyến ống mềm để lấy chất
lỏng từ đầu đẩy về nhằm mục đích bôi trơn và làm mát các bộ phận di chuyển của bộ bạc
bơm.
Các bơm nóng như P-08/09, P-11/12 được trang bị một van ½’ ( cho từng bơm) chạy tắt nối
đường ra của bơm đang vận hành đến bơm dự phòng. Van này cho phép một lưu lượng nhỏ
chất lỏng chảy qua bơm dự phòng, vì thế duy trì tại đây một nhiệt độ. Điều này giúp tránh
khỏi sự thay đổi nhiệt độ quá lớn trong trường hợp muốn khởi động nhanh bơm dự phòng.
Khi một bơm đang vận hành thì van ½’ của nó đóng và van ½’ của bơm dự phòng phải luôn
mở.
Các bơm có nhiệt độ cao như P-08/09, P-11/12, P-15/16/16B đều được trang bị một hệ tưới

hơi nước. Mục đích của hơi nước là nhằm giảm khả năng tự bốc cháy của các sản phẩm trong
trường hợp rò rỉ của bộ bạc bằng cách làm loãng dòng sản phẩm rò và làm mát bộ bạc. Áp
suất hơi nước xịt vào bộ bạc dao động khoảng 20-25 kPa tùy bơm.
Trên tuyến hơi nước của từng bơm đều được trang bị 1 thiết bị tách nước ngưng tụ, bẫy hơi
nước.
Khi hoạt động hệ tưới hơi nước của các bơm trên luôn mở ngoại trừ P-15/16 ( do nhiệt độ
bơm không cao nên chỉ mở van hơi nước khi có sự rò rỉ sản phẩm tại bộ bạc).
Mỗi bơm đều được trang bị một Ampere kế đặt tại tủ MCC-2 để theo dõi chế độ dòng điện
qua motor trong quá trình bơm hoạt động nhằm tránh hiện tượng quá tải của bơm và còn để
thử các chức năng của bơm.

19

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

2.3.5 Các thiết bị tự động điều khiển:

 FRC-301: Dùng để kiểm soát dòng nhập liệu
 FRC-183: Dùng để kiểm soát và ghi lưu lượng dòng sản phẩm NA2.
 FR-170 : Dùng để ghi dòng sản phẩm NA1.
 FR-193: dùng để ghi dòng sản phẩm bottom.
 FIC-100: dùng để kiểm soát dòng sản phẩm bottom qua ống lò.
 FIC-150: dùng để kiểm soát dòng hồi lưu NA1.
 FIC-701: dùng kiểm soát dòng hồi lưu NA2.
 TIC-701: dùng kiểm soát dòng hồi lưu NA2.
 PIC-701: dùng để kiểm soát áp suất dòng nhập liệu tại các trao đổi nhiệt.
 FIC-140A/B: dùng để kiểm soát áp suất nhằm ổn định trạng thái cân bằng lỏng hơi

tại bình V-14.

 TIC-140: Dùng để điều chỉnh nhiệt độ tại bình V-14.
 LIC-140: dùng để ổn định mực bình V-14.
 LIC-140B: dùng để ổn định mực bình V-14B.
 LIC-702: Dùng để ổn định mực đáy cột C-07.

2.3.6 Các thiết bị báo động sự cố:

 LAH-703: báo động mực cao cột C-07 và làm tắt bơm nhập liệu P-01/02.
 LAL-704: báo động mực thấp cột C-07.
 LALL-704: Báo động mực rất thấp cột C-07 và làm tắt bơm P-08/09 gây mất dòng
qua lò, tắt lò.

 LAH-140: báo động mực cao bình V14.
 LAL-140: báo động mực thấp bình V-14 và làm tắt bơm P-15/16.
 LALL-701: báo động mức thấp tại đĩa số 9 và làm tắt bơm P-11/12.

20

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

 PAL-070: báo động khi có cháy xảy ra tại khu vực cột C-07.
 PAL-140: báo động khi có cháy xảy ra tại khu vực bình V-14.

3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỤM CHƢNG
CẤT CONDENSATE:


3.1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ:
3.1.1. Dòng nhập liệu:

-Nguyên liệu ở bồn chứa B1 nhờ bơm P-01/02 đưa qua các thiết bị trao đổi nhiệt E-03, E-04,

E-05A/B, E-06A/B để thu hồi nhiệt từ dòng NA2 (E-03, E-05A/B) và bottoms (E35.5-04, E06A/B) và tăng nhiệt độ dòng codensate từ 35.50C lên 134.50C khi đi vào cột chưng cất C-07.

21

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

-Van FCV- 301 dùng cho thiết bị tự động FRC-301 để điều khiển lưu lượng dòng nhập liệu.
-Van tự động PCV-701 (pressure controlling valve) điều khiển bởi PIC-701 (pressure
indicating controller) tăng hiệu quả trao đổi nhiệt, duy trì áp suất cao (11 bar) trong các thiết
bị trao đổi nhiệt,tránh sự chuyển pha của dòng condensate.Sau khi ra khỏi E-06A/B, dòng
nhập liệu có nhiệt độ 162.30C, sau đó khi qua PCV-701, dòng condensate sẽ hóa hơi do giảm
áp đột ngột, nhiệt độ lúc này giảm còn 134.50C và dòng vào tháp ở trạng thái lỏng hơi.

3.1.2 Dòng NA1

- Dòng NA1 là dòng sản phẩm đi ra từ đỉnh tháp (áp suất 105kPa, nhiệt độ 1070C) đi qua trao đổi
nhiệt E-13A/B để ngưng tụ, làm lạnh nhiệt độ xuống còn 500C và đi qua bình tách V-14. Phần nước
nếu có sẽ được tách xuống bình V-14B nhờ LCV-140B.
- Dòng NA1 qua bơm P-15/16/16B sẽ gồm 2 dòng:
+ Dòng hồi lưu về cột.
+ Dòng qua E-31 làm lạnh NA1 nhờ không khí cưỡng bức và E-17A/B trao đổi nhiệt với nước nhằm

giảm nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ yêu cầu tồn trữ của bồn (khoảng bé hơn 450C)
- Van PCV 140A/B thông qua bộ điều chỉnh áp suất PIC-140 giữ áp suất bình V-14 ổn định. Áp suất
thấp PCV-14A sẽ mở để tăng áp còn khi áp cao thì PCV-14B mở, đưa 1 lượng khí ra đuốc nhằm hạ
áp.
- Van FCV-150 với bộ điều chỉnh lưu lượng FIC-150 nhằm điều chỉnh dòng hoàn lưu về tháp C-07.
- Van LCV-140 điều chỉnh lưu lượng dòng ra khỏi E-17A/B thông qua LIC-140.
- Ngoài ra, có 1 dòng trích ra để đưa vào hóa chất chống ăn mòn, bơm vào dòng hơi ở đỉnh tháp nhờ
bơm P-27/28 có khả năng định lượng.

3.1.3 Dòng NA2:

22

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI
- Dòng NA2 là dòng sản phẩm trích ngang của tháp tại đĩa số 9 có nhiệt độ 133.70C, đi qua bơm P11/12 qua trao đổi nhiệt E-05A/B để giảm nhiệt độ còn 1100C rồi chia làm 2 dòng:
+ Dòng hồi lưu về đĩa số 6 nhiệt độ 103.20C
+ Dòng qua trao đổi nhiệt E-03 và E-18 để giảm nhiệt độ xuống dưới yêu cầu tồn trữ của bồn(bé hơn
450C) và đưa xuống bồn chứa B3.
- Van FCV-701 điều chỉnh lưu lượng dòng hoàn lưu thông qua bộ điều khiển FIC-701 với giá trị gán
lấy từ TIC-701 (điều khiển nhiệt độ tại đĩa hoàn lưu số 6)
- Van FCV-183 điều chỉnh lưu lượng dòng vào B3 bởi FRC-183.

3.1.4 Dòng bottoms:

- Dòng bottoms là dòng sản phẩm đáy của tháp chưng cất, được bơm P-08/09 bơm ra khỏi đáy cột rồi
tách thành 2 dòng:
+Dòng qua lò gia nhiệt E-10 gia nhiệt tới 2770C và hoàn lưu trở lại đáy tháp.

+Dòng qua trao đổi nhiệt E-06A/B, E-04, E-19 để làm nguội dòng này xuống dưới nhiệt độ
yêu cầu tồn trữ của bồn(bé hơn 550C) trước khi ra bồn B4.
-Van FCV-100 điều chỉnh lưu lượng dòng hồi lưu đáy thông qua điều khiển FIC-100.
-Van LCV-702 điều chỉnh dòng còn lại bởi bộ điều khiển LIC-702 và được ghi bằng FR-193.

3.2 KHỞI ĐỘNG VÀ NGỪNG HỆ:
3.2.1 Khởi động lần đầu hoặc sau khi có sửa chữa lớn (tháo thiết bị chưng cất…)
- Hệ thống lúc ban đầu hoặc sau khi sữa chữa thường có không khí xuất hiện bên trong. Vì
vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải đuổi hết không khí ra khỏi hệ thộng trước khi khởi động. Công
việc được thực hiện như sau (thủ tục khởi động hệ Condensate được tiến hành sau khi sấy lò
E10 và các bước kiểm tra khởi động):
+ Đầu tiên, hơi nước được thổi vào cột C-07 tại điểm thấp nhất của đầu hút bơm P-08/09,
không khí sẽ được đẩy từ dưới đáy cột lên đỉnh cột, sang E-13, V-14 rồi thoát ra ngoài tại
điểm cao nhất của V-14. Để khoảng 30 phút từ khi hơi nước thoát ra tại đây thì ngưng, đóng
các van tương ứng lại.
+ Tiếp theo, khí nito sẽ được nạp vào trong hệ, vừa để đuổi không khí còn sót lại, vừa để duy
trì áp suất trong hệ giữ ổn định ở 50 kPa. Mở các van xả đáy bơm P-08/09, P-11/12, P15/16A/B để xả nước ngưng tụ.

23

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

_ Chạy bơm P-01/02 để nạp nguyên liệu vào tháp, FCV 301 được điều chỉnh bởi FRC
301, qua đó kiểm soát dòng nhập liệu. Đồng thời, điều chỉnh PIC-701 sao cho áp suất trước
PCV-701 là 6.5-11 bar tùy yêu cầu nguyên liệu. Cho dòng vào lò E-10 bằng cách khởi động
P-08/09, điều chỉnh dòng trên bằng FIC-100 sao cho FCV-100 mở khoảng 50% nhằm tránh
gây mất áp cho bơm P-08/09.

_ Đưa tháp làm mát vào hoạt động để cung cấp nước làm mát cho các trao đổi nhiệt
E-13 A/B, E-17, E-18, E-19. Ngoài ra, lò hơi cũng được đưa vào hoạt động để cung cấp hơi
nước làm mát cho các bơm P-08/09, P-11/12. Đuốc cũng được đưa vào hoạt động.
_ Dòng nhập liệu được duy trì ở 25-30% công suất của P-01/02. Mức cột được giữ ổn
định bằng cách điều chỉnh LCV-702 cùng van tắt.
_ Khi mực lỏng trong bình V-14 đạt mức trung bình thì chạy bơm P-15/16A/B để tạo
dòng hồi lưu.
_ Khi mực chất lỏng trong đĩa 9 đạt yêu cầu, đưa bơm P-11/12 vào hoạt động nhằm
tạo dòng hồi lưu tuần hoàn NA2, dòng hồi lưu được chỉnh tăng dần tới giá trị phù hợp. Khi
bơm đã hoạt động ở áp ổn định, lấy dần dòng NA2 ra bồn chứa với lượng thích hợp để tăng
cường bay hơi phần đáy cột.
_ Khi hệ đã ổn định , chuyển các thiết bị tự động sang chế độ AUTO.
_ Thường xuyên kiểm tra tình trạng các thiết bị, theo dõi các thông số, kịp thời thông
báo sự cố bất thường cho Trưởng ca biết để xử lý.
_ Lấy các sản phẩm ra theo trình tự sau:
+ Khi chuyển sản phẩm ra slop, các sản phẩm trắng (NA1, NA2) chuyển trước, các sản phẩm
đen (bottom) chuyển sau.
+ Khi lấy sản phẩm, sản phẩm Bottoms lấy trước, sản phẩm NA1, NA2 lấy sau.
3.2.1 Dừng hệ thống
Thủ tục này không bao gồm trường hợp dừng hệ thống khẩn cấp
_ Bước đầu tiên là giảm dần công suất còn khoảng 50% so với thiết kế. Các dòng lấy
ra cũng được giảm tương ứng nhằm duy trì chất lượng sản phẩm lâu nhất có thể. Chuyển các
dòng sản phẩm ra slop.
_ Nhiệt độ dòng ra khỏi E-10 được giảm từ từ với tốc độ 100C/h cho tới khi đạt
khoảng 1750C.
_ Ngừng lò E-10 bằng cách ngừng từng vòi đốt một, tuy nhiên vẫn giữ dòng tuần
hoàn chất lỏng qua lò.
_ Ngừng bơm hóa chất.
+ Chỉnh LIC-140 về mức tối thiểu.
+ LCV-702 được chuyển sang chế độ manual, toàn bộ chất lỏng trong đáy cột được bơm ra

bồn chứa.
_ Xả áp cho hệ thông qua đuốc đốt.
_ Đặt các tấm chặn tại các tuyến nhập liệu, NA1, NA2, bottom.
_ Xả toàn bộ các chất lỏng tại các điểm thấp trên hệ.
_ Thổi hơi nước vào hệ thống cho đến khi có hơi nước thoát ra tại các lỗ xả gió thì
ngưng.
_ Chú ý vấn đề an toàn khi chui vào bịt kín thiết bị.

24

THỰC TẬP QTTB


NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI

3.3 SỰ CỐ THƢỜNG GẶP:
3.3.1 Các sự cố về điện:
3.3.1.1.Nguyên nhân:
Sự cố này xảy ra thường do mất mát nguồn từ lưới điện, mất pha, điện lưới nguồn quá
thấp,....
Tất cả các lý do trên đều do việc cung cấp điện đến các thiết bị điện của cụm chưng
luyện bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động của cụm. Khi đó máy phát điện dự phòng sẽ
hoạt động và cấp điện trở lại cho toàn nhà máy.
3.3.1.2. Xử lý:
Người vận hành cụm C-07 phải kết hợp cùng các cụm có liên quan để sớm đưa hệ vào
ổn định theo hướng tránh làm mất mát nhiệt lượng từ cột chưng luyện. Cụ thể:
- Trình tự khởi động bơm thích hợp nhất: P-22/23, P-08/09, P-01/02, P-15/16, P-11/12.
- Giảm công suất hệ còn một nửa so với lúc hoạt động ổn định (phải đảm bảo công suất
tối thiểu của bơm) để tránh mất nhiều năng lượng của cột chưng luyện cũng như của hệ thống
và tránh quá tải bơm P-08/09.

- Giảm lưu lượng của dòng hồi lưu tương ứng với mức nhập liệu đồng thời giảm tương
ứng các dòng lấy ra để duy trì sản phẩm theo chất lượng lâu nhất có thể.
- Chuyển tất cả các dòng sản phẩm chưng luyện ra slop. Đối với các dòng sản phẩm
trắng cũng có thể không chuyển về slop tùy theo quy định của người quản lý trực tiếp.
- Sau khi lò gia nhiệt đốt trở lại, vẫn duy trì dòng nhập liệu 50% so với lúc ổn định
(phải đảm bảo lưu lượng tối thiểu của bơm) để nhằm giảm thiểu thời gian cấp nhiệt lượng
cho hệ thống, tránh quá tải ở lò gia nhiệt, tránh hao hụt do đuốc cháy và sớm đưa hệ vào ổn
định trở lại. Khi các nhiệt độ dòng Bottoms ra lò, nhiệt độ NA2 vào E-05, nhiệt độ đáy cột đã
đủ như hệ lúc ổn định, cho chuyển các sản phẩm về bồn chứa tương ứng. Những trường hợp
khác, người quản lý trực tiếp sẽ quyết định thời điểm lấy các dòng sản phẩm.
- Sau khi lấy các dòng sản phẩm, cho nâng từ từ dòng nhập liệu đến giá trị cũ như trước
sự cố sao cho không ảnh hưởng đến sự tách pha ở vùng đáy cột và do đó liên quan đến chất
lượng cuả sản phẩm Bottoms.
- Trong trường hợp mất điện lưới và máy phát bị sự cố, lúc này toàn bộ các thiết bị điện
của bộ phận công nghệ đều ngưng hoạt động kể cả các máy nén khí, để tránh dãn nở nhiệt
trên các tuyến ống cần mở vài vòng van tắt của các van tự động thường đóng như FCV-301,
PCV-701. Đóng van cô lập của PCV-140 để giữ áp hệ. Chuyển ra slop các dòng sản phẩm,
tăng cường việc kiểm tra, nạp nitrogen cho cột chưng luyện, khi cần thiết duy trì 1 áp suất
dương của hệ khi đã có điện trở lại, tiến hành đưa hệ vào chế độ ổn định theo các trình tự của
“sự cố về điện”.

25

THỰC TẬP QTTB


×