Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Quản trị theo mục tiêu của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn hà nội (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.8 KB, 12 trang )

1

2

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Kinh doanh đa ngành là một hình thức kinh doanh nhằm tận
dụng cơ hội kinh doanh và phân tán rủi ro. Nhưng quản trị công ty
kinh doanh đa ngành rất phức tạp, vì mỗi lĩnh vực kinh doanh, mỗi
đơn vị kinh doanh trong công ty có một đặc thù riêng, có mục tiêu và
chiến lược khác nhau.
Để điều hành hoạt động công ty kinh doanh đa ngành đi đúng
hướng, đạt hiệu quả trong quản lý và kinh doanh, nhà quản trị cấp
cao giữ vai trò rất quan trọng. Họ phải xác định được phương pháp
quản trị công ty đang vận dụng, nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả
xấu trong quá trình điều hành và ảnh hưởng đến lợi ích của công ty.
Để quản trị công ty phức tạp này, quản trị cấp cao có thể vận
dụng phương pháp quản trị theo mục tiêu, được Peter Drucker đưa ra
năm 1954. Quản trị theo mục tiêu là một phương pháp quản trị phù
hợp cho việc vận dụng vào quản trị điều hành các công ty cổ phần
kinh doanh đa ngành. Tom Peters, một nhà lý thuyết quản trị nổi
tiếng, nói: “Drucker là nhà sáng tạo, là nhà phát minh quản trị hiện
đại. Trong đầu thập niên 1950, không ai có công cụ gì để quản trị các
tổ chức rất phức tạp một cách khoa học. Drucker là người đầu tiên
trao cho chúng ta cẩm nang để làm điều đó”.
Quản trị theo mục tiêu cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, một
phương pháp quản trị được nghiên cứu nhiều ở trên thế giới, nhưng
chủ yếu ở những nước có môi trường thể chế phát triển cũng như lịch
sử kinh doanh lâu dài. Để phương pháp này phù hợp với tình hình
thực tế, phát huy hiệu quả và được nhiều công ty cổ phần kinh doanh
đa ngành ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng


biết, vận dụng thì phương pháp này cần tiếp tục được nghiên cứu.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Quản trị theo mục
tiêu của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa
ngành trên địa bàn Hà Nội” có ý nghĩ lý luận và thực tiễn thiết thực.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Hệ thống hoá và phát triển lý thuyết về MBO để tạo lập khuân
khổ cho nghiên cứu chủ đề đề tài. Phân tích thực trạng vận dụng

MBO trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà
Nội. Luận án phân tích đánh giá nhận thức và thực tiễn vận hành của
nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên
địa bàn Hà Nội về MBO. Luận án cũng so sánh những nhận thức và
thực tiễn vận hành MBO giữa các doanh nghiệp vận dụng thành công
và doanh nghiệp vận dụng chưa thành công, nhằm khám phá về một
số yếu tố có thể tác động tới kết quả vận dụng MBO. Xác định những
thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân những khó khăn và những bài học
thành công của nhà quản trị cấp cao vận dụng phương pháp MBO.
Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm vận dụng
thành công phương pháp MBO của nhà quản trị cấp cao trong công
ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội.
Để thực hiện những mục tiêu trên, luận án trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau:
- Các doanh nghiệp đánh giá về sự phù hợp của MBO đối với
nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành như
thế nào?
-Mức độ vận dụng MBO trong các công ty cổ phần kinh doanh
đa ngành như thế nào?
- Phương pháp triển khai vận dụng MBO trong các công ty cổ
phần kinh doanh đa ngành như thế nào?
- Mức độ thành công trong điều hành và trong kinh doanh của

công ty cổ phần kinh doanh đa ngành khi nhà quản trị cấp cao vận
dụng MBO như thế nào?
- Điều kiện để mở rộng ứng dụng MBO thành công trong công
ty cổ phần kinh doanh đa ngành là gì?
- Các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành ở Việt Nam cần làm
gì để có thể triển khai vận dụng MBO thành công hơn?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp MBO của nhà
quản trị cấp cao.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Các nhà quản trị cấp cao
(bao gồm Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc/Giám đốc, Phó Tổng
Giám đốc/Phó Giám đốc) trong các công ty cổ phần (không bao gồm


3

4

các tập đoàn, các tổng công ty của nhà nước, không giới hạn quy mô
doanh nghiệp), nghiên cứu trong các công ty cổ phần kinh doanh đa
ngành (kinh doanh từ hai ngành trở lên, không giới hạn ở các loại
ngành nghề kinh doanh nhất định), là công ty cổ phần kinh doanh đa
ngành có trụ sở chính trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và yêu cầu của luận án, tác giả đi từ việc
tìm hiểu và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về MBO, đặc biệt là điều
kiện vận dụng MBO vào công ty cổ phần kinh doanh đa ngành, tới
việc phân tích thực trạng vận dụng MBO trong các công ty cổ phần
kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội, xác định kết quả đạt được,
những khó khăn hạn chế và bài học trong việc vận dụng MBO. Trên

cơ sở đó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm vận dụng thành công
MBO cho các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành ở Hà Nội nói
riêng và Việt Nam nói chung.
Luận án sử dụng một số phương pháp:
Phỏng vấn sâu lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong các công ty
cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội có vận dụng MBO,
phỏng vấn các chuyên gia, các nhà quản trị, nhà kinh tế và phỏng vấn
nhóm bán cấu trúc cùng với các nhóm đại diện.
Khảo sát bằng bảng hỏi với các nhà quản trị cấp cao, tác giả đã
khảo sát 200 công ty cổ phần kinh doanh đa ngành, trong đó 35 công
ty thể hiện việc vận dụng phương pháp MBO. Tác giả xây dựng một
phiếu câu hỏi và phỏng vấn 35 nhà quản trị cấp cao tại 35 công ty
này nhằm thu thập những đánh giá và thực tiễn vận dụng MBO. Dữ
liệu khảo sát được tổng hợp và so sánh nhóm nhằm đánh giá thực
trạng vận dụng MBO trong các công ty cổ phần kinh doanh đa
ngành trên địa bàn Hà Nội. Tác giả cũng tiến hành phân tích hồi
quy về tác động của hiểu biết về MBO, mức độ vận dụng MBO và
hiệu quả quản trị từ MBO tới kết quả kinh doanh của công ty, sử
dụng phần mềm SPSS.
Nghiên cứu tình huống: đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu
tình huống, nghiên cứu sâu Công ty Cổ phần Kosy. Đây là một ví dụ

cụ thể nhằm làm nổi bật thực tiễn vận hành, những vấn đề công ty
gặp phải và giải pháp khi vận dụng MBO.
5. Những đóng góp mới của luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
- Trên cơ sở lý thuyết về MBO và khảo sát nhà quản trị cấp cao
ở các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành, nghiên cứu đã đưa ra
một số thang đo mới: (1) Hiểu biết của quản trị cấp cao về phương
pháp MBO. (2) Sự phù hợp của phương pháp MBO với công tác

quản trị, điều hành của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần
kinh doanh đa ngành. (3) Quan điểm và điều kiện của kinh doanh đa
ngành trong công ty cổ phần. (4) Mức độ vận dụng MBO trong công
ty cổ phần kinh doanh đa ngành. (5) Điều kiện để mở rộng ứng dụng
thành công MBO của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh
doanh đa ngành.
- Các phát hiện trong nghiên cứu này cho thấy: Nhà quản trị có
học vấn sau đại học quan tâm hơn tới việc cấp trên cùng với cấp dưới
xây dựng mục tiêu. Vận dụng MBO thành công, quản trị cấp cao
nhấn mạnh yếu tố tự chủ của các bộ phận và cụ thể hóa mục tiêu tới
các cá nhân. Những doanh nghiệp vận dụng thành công MBO thường
lựa chọn MBO cho những ngành nghề nhất định, thận trọng khi mở
rộng MBO cho mọi cấp quản trị, và đánh giá rất cao trình độ hiểu
biết về MBO của nhà quản trị cấp cao. Hiểu biết về MBO và mức độ
vận dụng rộng rãi, thường xuyên MBO có quan hệ thuận chiều với
kết quả kinh doanh. Đây là những yếu tố then chốt để mở rộng, ứng
dụng thành công phương pháp MBO.
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa ra một số đề xuất để nhà
quản trị cấp cao vận dụng thành công MBO trong công ty cổ phần
kinh doanh đa ngành, cụ thể:
- Xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty cổ
phần kinh doanh đa ngành là bước đầu tiên để vận dụng thành công
MBO. Chiến lược làm rõ mục tiêu tổng thể, dài hạn của công ty, làm
kim chỉ nam cho việc xác định mục tiêu các cấp và trong từng
thời kỳ.


5


6

- Kế hoạch kinh doanh là một công cụ để nhà quản trị vận dụng
trực tiếp MBO trong quản trị điều hành công ty cổ phần kinh doanh
đa ngành. Kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tác nghiệp được xây
dựng trên cơ sở chiến lược, cụ thể hóa chiến lược công ty cho từng
thời kỳ.
- Quản trị cấp cao thực hiện việc phân công nhiệm vụ, phân cấp
và uỷ quyền cho quản trị cấp thấp hơn và cán bộ nhân viên có khả
năng, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ và tạo động lực giúp họ hoàn
thành công việc. Các bên tham gia cùng thống nhất mục tiêu, kế
hoạch triển khai công việc và cùng thống nhất các nguồn lực.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản trị theo
mục tiêu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị theo mục tiêu của nhà
quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành.
Chương 3: Thực trạng quản trị theo mục tiêu của nhà quản trị
cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn
Hà Nội.
Chương 4: Giải pháp vận dụng thành công phương pháp quản
trị theo mục tiêu của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh
doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội.

mỗi thành viên, mỗi bộ phận luôn đề ra mục tiêu phấn đấu cho cá
nhân, bộ phận mình và cam kết thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
1.2. Một số nghiên cứu nước ngoài về quản trị theo mục tiêu
MBO là một phương pháp quản trị được rất nhiều nhà khoa học
ở trên thế giới quan tâm và nghiên cứu. Sau đây là tổng hợp, đánh giá

một số nghiên cứu tiêu biểu trong những năm gần đây:
Hugh Mosley, Holger Schütz và Nicole Breyer (2001) nghiên
cứu MBO trong các cơ quan dịch vụ việc làm công cộng (Public
Employment Services - PES) của EU. Kết quả đã chỉ ra rằng hệ
thống MBO sẽ trở nên phổ biến rộng khắp tại PES châu Âu (và các
quốc gia OECD khác) trong tương lai gần. Tuy nhiên, MBO phát huy
tác dụng, khi: sử dụng số lượng hạn chế các mục tiêu rõ ràng và dễ
hiểu; có sự tham gia của người lao động; giảm mật độ và mức độ
phức tạp của các quy tắc và chỉ thị hành chính; hệ thống thông tin
quản lý đáng tin cậy; các quy trình, thủ tục công bằng và minh bạch;
cam kết MBO ở tất cả các cấp tổ chức.
Fredrik Dahlsten, Alexander Styhre và Mats Williander (2005)
nghiên cứu về MBO trong Công ty Ô tô Volvo. Nghiên cứu về mục
tiêu và sự tác động của mục tiêu tới một số vấn đề trong tổ chức. Các
tác giả đã khảo sát và phỏng vấn các nhà quản trị. Kết quả nghiên
cứu cho thấy để quản trị điều hành các tổ chức lớn, quản trị cấp cao
có thể sử dụng các mục tiêu nhằm kiểm soát các tổ chức. Đứng từ
quan điểm hiệu quả, một công ty với những nhân viên được ủy
quyền, có tư duy kinh doanh theo định hướng, hoạt động tốt hơn một
công ty cũng với quan điểm hiệu quả nhưng bị kiểm soát chặt chẽ.
Trong nghiên cứu của các tác giả Kralev, Todor (2011) về
“Quản trị theo mục tiêu: Quản lý lý thuyết cho các dịch vụ du lịch
cao cấp”. Kết quả đưa ra là mục tiêu của tổ chức không thể đạt được
bằng cách không được phân công và giao nhiệm vụ rõ ràng. Nhà
quản trị cần phải thực hiện chức năng quản trị của mình (lập kế
hoạch, tổ chức, kiểm soát..). Việc hoạch định các mục tiêu cần phải
thiết lập trong một thời gian dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Đội ngũ
nhân viên và nhà quản trị xác định các mục tiêu là một trong những
đặc điểm của MBO.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ
THEO MỤC TIÊU
1.1. Khái quát về quản trị theo mục tiêu
Quản trị theo mục tiêu (Management By Objective - MBO) là
một phương pháp quản trị đặt trọng tâm vào mục tiêu hay kết quả
công việc, được Peter Drucker đưa ra lần đầu tiên vào năm 1954
trong cuốn sách “The Practice of Management”. Có rất nhiều định
nghĩa khác nhau về MBO, nhưng theo Drucker (1954), MBO là quản
trị việc xác định và thực hiện mục tiêu, đồng thời căn cứ vào mục
tiêu để tiến hành quản trị. MBO là phương pháp quản trị, trong đó


7

8

Ngoài ra, luận án cũng đã nghiên cứu một số nghiên cứu khác
như: Paul Mali (1986) trong quấn sách “MBO up date”; Rodgers và
Robert (1992) nghiên cứu MBO trong các cơ quan chính phủ; Quiley
và Philip (1993) nghiên cứu về vấn đề chất lượng trong MBO;
Simpson và John A (1993) nghiên cứu MBO trong các công ty thẩm
định; Joseph F Castellano và Harper A Roehm (2001) nghiên cứu các
vấn đề về quản trị theo kết quả (MBR); Robert Bacal (2008) trong
cuốn sách “Phương pháp quản lý hiệu suất công việc”...
1.3. Một số nghiên cứu trong nước về quản trị theo mục tiêu
Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về MBO. Chỉ
có một số ít nghiên cứu bài bản như điều tra, khảo sát, phỏng vấn
nhưng ở mức độ rất hạn chế.
Bùi Doãn Nề (2002) trong luận án tiến sĩ: “Một số biện pháp

quản trị theo quá trình, nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng sản
phẩm của các doanh nghiệp in Việt Nam”, Tác giả cho rằng, MBO
đặt trọng tâm vào kết quả và quan trọng là kết quả tài chính, do vậy,
doanh nghiệp không quan tâm đến yếu tố xã hội. Tác giả đã đưa ra
những nhận định đánh giá, trong đó có một số quan điểm và đánh giá
về MBO chưa thật chính xác như: MBO chỉ quan tâm đến mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận; xem con người là một yếu tố cơ học của quá
trình sản xuất; MBO vận dụng biện pháp quản trị bằng mệnh lệnh…
Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng đây cũng là một cơ sở lý thuyết có
thể dùng để tham khảo trong một số trường hợp cho những nghiên
cứu khác về MBO.
Nguyễn Hải Sản (2005) trong cuốn sách “Quản trị học” đã dành
một phần nói về MBO. Trong đó, MBO cung cấp những phương tiện
để biến các mục tiêu và chiến lược của tổ chức thành những kế hoạch
và hoạt động chiến thuật. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra tiến trình
triển khai MBO gồm 7 bước như: Sứ mệnh của tổ chức; các mục tiêu
chiến lược; các mục tiêu của bộ phận, nhóm và công việc; sự tham
gia của các nhóm và cá nhân có liên quan; lập kế hoạch hành động;
thực hiện và kiểm soát; đánh giá thành tích.
Ngoài ra, luận án cũng đã nghiên cứu một số nghiên cứu khác
như: Bùi Mạnh Thắng (2010) trong bài viết “Phương pháp quản lý

mục tiêu trong doanh nghiệp”; Lương Chiến Thắng (2010) trong
công trình nghiên cứu “Vận dụng quản trị mục tiêu tại công ty cổ
phần xuất nhập khẩu kỹ thuật.
1.4. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu
Các nghiên cứu trước đã chỉ rõ một số nhân tố chính ảnh hưởng
tới kết quả vận dụng MBO. Thứ nhất, nhận thức của lãnh đạo cấp cao
và các cấp quản trị về MBO. Thứ hai, phương pháp và quy trình triển
khai. Thứ ba, năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên. Cuối cùng, việc

trao quyền và phân cấp phù hợp cho nhân viên cũng là một nhân tố
quan trọng. Nghiên cứu trước cũng chỉ ra một số điều kiện khác giúp
cho việc vận dụng thành công MBO phụ thuộc trước hết vào chất
lượng chiến lược phát triển của tổ chức.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trước về MBO còn để lại một số
khoảng trống cần tiếp tục được khỏa lấp. Thứ nhất, các nghiên cứu hầu
như ít đề cập tới tác động của môi trường bên ngoài và bên trong tới khả
năng vận dụng thành công MBO. Ngoài ra, các nghiên cứu về MBO cũng
chưa đề cập tới điều kiện của các công ty kinh doanh đa ngành.
Hướng nghiên cứu của đề tài: Luận án tiến hành nghiên cứu làm
rõ sự phù hợp, các nhân tố và điều kiện vận dụng MBO vào công ty
cổ phần kinh doanh đa ngành ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói
chung. Luận án cũng tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi khi vận
dụng phương pháp quản trị này. Từ đó, luận án đề xuất các giải pháp
nhằm vận dụng thành công MBO trong những công ty cổ phần kinh
doanh đa ngành.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ THEO MỤC TIÊU CỦA
NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
KINH DOANH ĐA NGÀNH
2.1. Công ty cổ phần kinh doanh đa ngành và điều hành công ty
cổ phần kinh doanh đa ngành của nhà quản trị cấp cao
Trong phần này, luận án đã nghiên cứu và tổng hợp một số vấn
đề chính sau:
- Công ty cổ phần kinh doanh đa ngành: Là một công ty cổ
phần, nó bao gồm tất cả những đặc điểm của một công ty cổ phần,


9


10

nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành. Có nhiều lý do để
công ty chọn chiến lược kinh doanh đa ngành, nhưng nói chung là
hướng tới mục tiêu gia tăng giá trị, làm tăng sức mạnh thị trường
tương đối so với đối thủ. Bên cạnh đó, kinh doanh đa ngành làm tăng
sức mạnh cạnh tranh của công ty và làm giảm sức mạnh của đối thủ.
- Những vấn đề chung về nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ
phần: Phân loại nhà quản trị trong công ty cổ phần (nhà quản trị được
chia thành ba cấp: quản trị cấp cao, quản trị cấp trung, quản trị cấp cơ
sở); quyền và nhiệm vụ của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ
phần.
2.2. Những vấn đề cơ bản về phương pháp quản trị theo mục tiêu
2.2.1. Bản chất và vai trò của quản trị theo mục tiêu
MBO là phương pháp quản trị trong đó mỗi thành viên, mỗi bộ
phận luôn đề ra mục tiêu phấn đấu cho cá nhân, bộ phận mình và cam
kết thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Bản chất của MBO là một quá
trình quản trị thông qua việc xác định mục tiêu, phân bổ mục tiêu, đặt
ra đầy đủ các biện pháp, sắp xếp tiến độ, tổ chức thực hiện, giám sát
chỉ đạo để đạt được các mục tiêu của quản trị.
MBO là tư tưởng quản trị hiện đại, nó đóng góp đáng kể cho
khoa học quản trị về mặt lý luận cũng như phương diện thực hành.
MBO là nền tảng cho việc phát triển nhiều nghiên cứu ứng dụng
trong quản trị như: Phương pháp bảng điểm cân bằng (Balanced
Scorecard - BSC) trong việc lượng hóa được công việc cần thực hiện
để hoàn tất mục tiêu, xây dựng các chỉ số thực hiện then chốt (Key
Performance Indicators - KPI) trong việc đánh giá thực hiện mục
tiêu. Đặc biệt, các điều khoản của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (9001,
9002, 9003) đều hàm chứa việc xây dựng các mục tiêu, và được điều
chỉnh theo hướng chỉ cho người ta những gì phải làm để hệ thống

quản trị hoạt động tốt nhất.
2.2.2. Nội dung của quản trị theo mục tiêu
- Tiếp cận mô hình quản trị theo mục tiêu

Mô hình MBO với cơ sở là đảm bảo mọi thành viên của tổ chức
hiểu rõ những mục tiêu của cá nhân, tổ chức và nhận thức được vai
trò, trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu cá nhân. Qua đó đạt
được mục tiêu tổ chức, sẽ tạo ra động lực khuyến khích phát huy rất
nhiều tiềm năng sáng tạo và đóng góp của các nhân viên chất lượng
cao. Mô hình MBO có thể tóm tắt trong hình sau:
Xác định
MBO giai
đoạn tiếp sau

Đánh giá và
khuyến khích

Nguyên tắc
thời gian.
Phong cách

động cơ

Phân bổ mục
tiêu cấp dưới

Triển khai thực
hiện

Giám sát, kiểm tra

Nguồn: James H.Donnelly, James L.Gibson và John M.Ivancevich
(2001) Quản trị học căn bản, NXB Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh
Hình: Mô hình MBO - 5 bước
- Nguyên tắc xây dựng mục tiêu trong MBO: Tuân theo một số
nguyên tắc như: Nguyên tắc hướng mục tiêu; nguyên tắc trọng tâm,
vừa đủ; nguyên tắc phân quyền; nguyên tắc SMART. Trong đó,
Nguyên tắc SMART thì điều kiện của mục tiêu phải đảm bảo những
yêu cầu sau: Specific - cụ thể; Measurable - đo lường được;
Achievable - khả thi; Realistic - thực tế; Timebound - có thời hạn.
Hiện nay có một số quan điểm phát triển thành SMARTER, trong
đó: Engagement - liên kết; Relevant - thích đáng.
- Bên cạnh đó, luận án cũng đã nghiên cứu, tổng hợp những lý
luận như:
Phương pháp triển khai MBO: bao gồm phương pháp triển khai
từ trên xuống, từ dưới lên và phương pháp kết hợp từ dưới lên và từ
trên xuống.


11

12

Quá trình triển khai MBO: Bao gồm 5 bước: Dự thảo mục tiêu
cấp cao; xác định mục tiêu cấp dưới; xây dựng kế hoạch và triển khai
thực hiện mục tiêu; tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh; tổng kết đánh
giá và các chính sách khuyến khích.
Ưu điểm và hạn chế của MBO: Ưu điểm: Tổ chức được phân
định rõ, sự cam kết cá nhân, triển khai các biện pháp kiểm tra hiệu
quả, phát huy đầy đủ tiềm năng của nhân viên, quản trị tốt hơn.
Nhược điểm: Khó khăn của việc đề ra các mục tiêu, tính ngắn hạn

của các mục tiêu, sự nguy hiểm của tính cứng nhắc, sự không nắm
vững tính khoa học của MBO.
Phân biệt phương pháp MBO với một số phương pháp khác như
quản trị theo thời gian (MBT), quản trị theo quá trình (MBP).
2.3. Sự thích ứng của phương pháp quản trị theo mục tiêu trong
điều hành công ty cổ phần kinh doanh đa ngành
Được thể hiện ở những mặt sau: Quản trị cấp cao không bị sa
lầy vào giải quyết các công việc sự vụ hàng ngày. MBO hỗ trợ quản
trị cấp cao trong việc lập kế hoạch chiến lược thống nhất và xuyên
suốt toàn bộ tổ chức. MBO giúp phát triển mối quan hệ gắn kết giữa
mục tiêu công việc của nhân viên và mục tiêu công việc của cấp trên.
MBO hỗ trợ quản trị cấp cao trong việc xây dựng bản mô tả công
việc thống nhất ở từng cấp độ về những khái niệm chung như mục
tiêu, nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu về trình độ. Việc sử dụng MBO
cho phép quản trị cấp cao tổ chức đánh giá chất lượng công việc của
nhân viên dựa trên những nhiệm vụ, mục tiêu được giao. MBO giúp
chuẩn hoá một số quy trình và kỹ năng như nguyên tắc giao việc,
thảo luận, xác định mục tiêu, kỹ năng phản hồi, quy trình đánh giá
cán bộ. Sử dụng MBO khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong
công ty, từ đó tạo được động lực cho nhân viên cam kết đóng góp
nhiều hơn.
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng quản trị theo mục tiêu
trong quản trị điều hành công ty cổ phần
Một số nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng MBO, như: môi trường
kinh doanh; kiến thức về MBO; năng lực của lãnh đạo và cán bộ
nhân viên; đặc điểm của ngành, lĩnh vực kinh doanh; mục tiêu công

ty; văn hóa công ty; mạng lưới kinh doanh của công ty hay sở trường
của quản trị cấp cao.
Dựa trên tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, luận án phát

triển khung nghiên cứu như sau:
Môi trường kinh doanh

Điều kiện tiền đề
vận dụng MBO
- Trình độ và hiểu
biết của quản trị
cấp cao về MBO
- Năng lực cán bộ
nhân viên
- Mục tiêu dài hạn
(chiến lược)
- Mục tiêu cụ thể
(kế hoạch)

Vận dụng MBO
- Mức độ vận
dụng
- Phương pháp và
cách thức triển
khai

Kết quả vận dụng
thành công MBO
- Trong điều hành
- Trong kinh doanh

Hình: Khung nghiên cứu của luận án
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THEO MỤC TIÊU CỦA

NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
KINH DOANH ĐA NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3.1. Khái quát về công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa
bàn Hà Nội
Trong phần này, luận án đã nghiên cứu, tổng hợp và phân tích
những vấn đề cơ bản như: khái quát sự phát triển các loại hình doanh
nghiệp, sự phát triển công ty cổ phần kinh doanh đa ngành và công


13

14

tác quản trị trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn
Hà Nội.
3.2. Thực trạng quản trị theo mục tiêu của nhà quản trị cấp cao
trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội
Tác giả đã tiến hành điều tra, phỏng vấn nhà quản trị cấp cao
của 35 công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội
bằng phiếu điều tra khảo sát. Mục đích của cuộc khảo sát là nhằm thu
thập thông tin, ý kiến, và đánh giá của các doanh nghiệp về các vấn
đề chính trong vận dụng MBO.
Phần này trình bày kết quả khảo sát theo từng câu hỏi nghiên
cứu đã đề xuất của luận án:
3.2.1. Sự phù hợp của phương pháp quản trị theo mục tiêu với
công tác quản trị, điều hành của nhà quản trị cấp cao trong công
ty cổ phần kinh doanh đa ngành
So sánh giữa nhóm doanh nghiệp có kết quả vận dụng tốt và
nhóm có kết quả vận dụng chưa thực sự tốt, kết quả như sau:
- Nhóm có kết quả vận dụng tốt nhấn mạnh: MBO giúp cho việc

xây dựng kế hoạch thống nhất, xuyên suốt toàn bộ tổ chức; MBO
giúp cho việc đánh giá chất lượng công việc của nhân viên dựa trên
những nhiệm vụ được giao; MBO khuyến khích sự cạnh tranh lành
mạnh trong công ty.
- Nhóm vận dụng đạt kết quả chưa tốt lại ít nhấn mạnh hơn ở
khía cạnh MBO giúp cho việc điều hành công ty được thuận lợi hơn.
Như vậy, có thể thấy là việc hướng MBO vào các mục tiêu chiến
lược sẽ mang lại kết quả cao hơn so với việc vận dụng MBO chủ yếu
vì các mục tiêu điều hành ngắn hạn.
3.2.2. Mức độ vận dụng MBO trong công ty cổ phần kinh doanh
đa ngành
Phần lớn các công ty không vận dụng duy nhất một phương
pháp MBO trong quản trị điều hành, mà kết hợp vận dụng MBO với
các phương pháp quản trị khác. MBO được vận dụng ở một mức độ
nhất định, thường được vận dụng kết hợp với các phương pháp quản
trị khác như quản trị theo quá trình, quản trị theo tình huống…
Kết quả so sánh cho thấy, các công ty vận dụng có kết quả tốt có
xu hướng vận dụng MBO một cách lựa chọn cho những ngành nghề
nhất định. Họ cũng thận trọng hơn khi mở rộng cho mọi cấp quản trị.

Sự thận trọng và kết hợp với phương pháp quản trị khác là điểm đáng
lưu ý trong vận dụng MBO.
3.2.3. Phương pháp và quá trình triển khai MBO
- Đánh giá về phương pháp triển khai và quá trình triển khai
MBO: Để MBO phát huy hiệu quả cao, nhà quản trị cấp cao phải
hiểu nhiều hơn nữa về MBO, vận dụng phải tuân theo các nguyên tắc
và quy định của MBO. Đặc biệt, vận dụng MBO tuân theo phương
pháp kết hợp từ trên xuống và từ dưới lên, và tuân theo năm bước
trong quá trình triển khai.
- Cách thức truyền đạt phương pháp MBO cho các cấp quản trị

và cán bộ nhân viên: Các doanh nghiệp vận dụng MBO có kết quả tốt
sử dụng phương pháp mời chuyên gia và cử cán bộ đi học nhiều hơn
so với nhóm doanh nghiệp có kết quả vận dụng chưa hiệu tốt (nhóm
sử dụng phương pháp tự hướng dẫn là chủ yếu). Như vậy, yếu tố học
hỏi từ các chuyên gia có kết quả tốt hơn biện pháp doanh nghiệp tự
truyền đạt.
- Phương pháp quản trị thích hợp trong quản trị điều hành công
ty cổ phần kinh doanh đa ngành: Để quản trị điều hành công ty cổ
phần kinh doanh đa ngành nên vận dụng kết hợp phương pháp MBO
với một số phương pháp quản trị khác. Quản trị cấp cao và đặc biệt là
CEO nên vận dụng phương pháp MBO. Các cấp quản trị thấp hơn
tuỳ từng đặc thù lĩnh vực kinh doanh và từng cấp bậc người quản trị
mà vận dụng một phương pháp quản trị phù hợp, hoặc kết hợp
phương pháp MBO với một hoặc một số phương pháp quản trị khác.
3.2.4. Kết quả trong điều hành và kinh doanh khi quản trị cấp
cao điều hành theo MBO
- Kết quả trong điều hành: Nhà quản trị cấp cao đều đánh giá
MBO là phương pháp quản trị có kết quả trong điều hành ở mức đạt
yêu cầu và mức tốt. Nhưng không có một nhà quản trị nào đánh giá
MBO là một phương pháp đạt hiệu quả rất tốt. Nguyên nhân chính do
các công ty vận dụng MBO chưa triệt để, quản trị cấp cao và các cấp
quản trị thấp hơn chưa hiểu sâu về MBO và chưa thật quyết tâm vận


15

16

dụng MBO. Qua nghiên cứu cũng thấy rằng, công ty có quy mô càng
lớn thì MBO càng phát huy kết quả cao trong điều hành.

- Kết quả trong kinh doanh: Kết quả nghiên cứu cho thấy MBO
là phương pháp có kết quả cao trong kinh doanh khi vận dụng vào
quản trị điều hành các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành, hai tiêu
chí được đánh giá kết quả tốt nhất là: (1) nâng cao năng lực và trách
nhiệm của đội ngũ cán bộ quản trị, và (2) nâng cao năng lực, trách
nhiệm của đội ngũ nhân viên.
3.2.5. Quan điểm và điều kiện của kinh doanh đa ngành trong
công ty cổ phần
Phần lớn nhà quản trị cấp cao trong các công ty cổ phần kinh
doanh đa ngành đều ủng hộ quan điểm kinh doanh đa ngành, đa lĩnh
vực, nhưng phải tuân theo một số điều kiện. Xét về lâu dài có thể
hình thức kinh doanh này không phù hợp, nhưng với tình hình thực tế
hiện tại ở Việt Nam, trước mắt đây vẫn là một hình thức kinh doanh
phù hợp và trên thực tế đã và đang được rất nhiều các công ty
lựa chọn.
Nhóm doanh nghiệp vận dụng MBO đạt kết quả tốt và chưa tốt
cũng được so sánh xem liệu quan điểm của họ về mức độ và xu thế
kinh doanh đa ngành có khác nhau hay không và kết quả cho thấy về
cơ bản hai nhóm không có sự khác biệt đáng kể nào.
3.2.6. Điều kiện để mở rộng ứng dụng thành công MBO của quản
trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành
- Điều kiện chung: Mỗi phương pháp quản trị được vận dụng
vào quản trị, điều hành trong các công ty đều phải kèm theo các điều
kiện phù hợp. Khi so sánh giữa nhóm vận dụng MBO đạt kết quả tốt
và nhóm chưa tốt cho thấy một sự khác biệt rõ nét là doanh nghiệp
vận dụng tốt đánh giá điều kiện hiểu biết của quản trị cấp cao về
MBO cao hơn hẳn nhóm doanh nghiệp còn lại. Có thể coi đây là yếu
tố then chốt để nâng cao kết quả vận dụng phương pháp MBO.
-Trình độ học vấn của quản trị cấp cao: Kết quả điều tra cho
thấy trong các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành có vận dụng

MBO, trình độ quản trị cấp cao là cao, từ cao đẳng trở lên. Quản trị

cấp cao có trình độ cao sẽ thuận lợi trong việc vận dụng phương pháp
quản trị khoa học, hiện đại vào quản trị điều hành.
- Hiểu biết chung của nhà quản trị cấp cao về MBO và sự rõ
ràng hợp lý của mục tiêu phát triển: Theo kết quả khảo sát, sự hiểu
biết phương pháp MBO của quản trị cấp cao trong các công ty vận
dụng MBO ở mức trung bình. Kết quả so sánh cho thấy trình độ học
vấn nhà quản trị không tạo nên sự khác biệt quá lớn trong nhận thức
về MBO. Chỉ có một điểm khác biệt đáng chú ý là nhà quản trị có
học vấn sau đại học quan tâm hơn hẳn tới việc cấp trên cùng với cấp
dưới xây dựng mục tiêu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có kết quả vận
dụng tốt nhấn mạnh hơn nhóm doanh nghiệp vận dụng chưa tốt ở ba
khía cạnh: (1) coi MBO là quản trị việc xác định và thực hiện mục
tiêu, (2) các bộ phận phải tự xây dựng kế hoạch và thực hiện mục
tiêu, (3) Mục tiêu và kế hoạch phải được phân bổ tới từng cá nhân.
Nói cách khác, việc nhấn mạnh yếu tố tự chủ, chủ động của các bộ
phận và việc cụ thể hóa mục tiêu tới các cá nhân giúp cho MBO
thành công hơn
3.2.7. Kết quả phân tích về mối quan hệ giữa hiểu biết và
mức độ vận dụng MBO với kết quả kinh doanh
Để tìm ra mối quan hệ giữa hiểu biết và mức độ vận dụng MBO
với kết quả kinh doanh đồng thời khám phá mối quan hệ giữa các
biến quan trọng, tác giả thực hiện hai phân tích chính:
i)Phân tích độ tin cậy của các biến số có nhiều biến quan sát và
sử dụng thang đo Likert (bảng dưới), và
ii) Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc là kết quả kinh doanh
và các biến độc lập là: hiểu biết về MBO; mức độ vận dụng MBO.
Phân tích độ tin cậy của các thang đo:
Ba thang đo được thực hiện phân tích độ tin cậy là: Hiểu biết về

MBO, Mức độ vận dụng MBO tại công ty và Kết quả kinh doanh
(theo đánh giá của nhà quản trị). Giá trị Cronbach’s Alpha được sử
dụng để kiểm tra độ tin cậy của thang đo.


17

18

Kết quả phân tích cho thấy hai biến số: Hiểu biết về MBO và
Kết quả kinh doanh có độ tin cậy cao (Cronbach’s alpha > 0,8). Biến
số mức độ vận dụng MBO tại doanh nghiệp có chỉ số Cronbach’s
alpha > 0,6 là có thể chấp nhận được. Tác giả sử dụng biến số này
trong phân tích hồi quy nhằm khám phá mối quan hệ của mức độ vận
dụng và hiệu quả quản trị, kết quả kinh doanh.
Phân tích hồi quy:
Để khám phá số liệu hiểu biết về MBO, mức độ vận dụng MBO
và hiệu quả quản trị khi vận dụng MBO có ảnh hưởng tới kết quả
kinh doanh hay không, mô hình hồi quy được xây dựng như sau:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + ε
Với: Y là biến phụ thuộc (kết quả kinh doanh); β0 là hệ số tự do
(hệ số chặn); β1, β2, … β5 là các hệ số hồi quy riêng; X1, X2, … X5 là
các biến độc lập; X1: Số lao động; X2: Doanh thu; X3 : Hiểu biết
MBO; X4 : Mức độ vận dụng MBO; X5 : Hiệu quả quản trị; ε là sai số
của mô hình.
Trong đó:
- Kết quả kinh doanh, Hiểu biết về MBO, Mức độ vận dụng
MBO là các thước đo được tổng hợp từ nhiều biến quan sát (xem
phần trên).
- Số lao động và doanh thu được thu thập từ khảo sát.

- Hiệu quả quản trị từ vận dụng MBO được đo bằng một biến
quan sát với thang đo từ 1 (Rất kém) tới 5 (Rất tốt).
Kết quả hồi quy được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng: Kết quả hồi quy về mối quan hệ giữa hiểu biết và mức
độ vận dụng MBO tới kết quả kinh doanh
Hệ số (chuẩn hóa)
Số lao động

0,68

Doanh thu

0,116

Hiểu biết về MBO

0,381*

Mức độ vận dụng MBO

0,237

Hiệu quả quản trị khi vận dụng
MBO

0,015

R2 (điều chỉnh)


0,216

F mô hình

2,817*

Ghi chú: *) p < .05
Mô hình có R2 = 0,216, F = 2,817 (đạt ý nghĩa thống kê ở mức
p< 0,05). Hệ số hồi quy β1= 0,68 cho thấy số lao động có quan hệ
cùng chiều với kết quả kinh doanh. Đặc biệt, hiểu biết về MBO có
quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê tới kết quả kinh doanh
(β3= 0,381, p<0,05). Nói cách khác, cán bộ cấp cao càng hiểu biết sâu
sắc về nội dung, quy trình, điều kiện vận dụng MBO thì càng giúp
công ty có kết quả kinh doanh tốt. Mức độ vận dụng phổ biến và
thường xuyên MBO có quan hệ cùng chiều với kết quả kinh doanh
với hệ số β4= 0,237. Đây là hệ số khá cao, điều này cũng cho thấy
việc vận dụng MBO có ý nghĩa tích cực tới kết quả kinh doanh.
Tóm lại, từ kết quả phân tích định lượng cho thấy hiểu biết về
MBO và mức độ vận dụng rộng rãi, thường xuyên MBO có quan hệ
cùng chiều với kết quả kinh doanh. Điều này khẳng định tầm quan
trọng của việc nâng cao nhận thức, đặc biệt là hiểu biết về bản chất,
quy trình, và điều kiện vận dụng MBO ở công ty cổ phần kinh doanh


19

20

đa ngành. Mặt khác, việc vận dụng MBO đòi hỏi được triển khai đồng
bộ, còn vận dụng thiếu đồng bộ thì thường không mang lại hiệu quả.

3.3. Nghiên cứu tình huống về quản trị theo mục tiêu của nhà
quản trị cấp cao tại Công ty Cổ phần Kosy
Tác giả nghiên cứu tình huống Công ty Cổ phần Kosy, một
công ty cổ phần, có trụ sở ở Hà Nội, kinh doanh 4 ngành nghề: bất
động sản, xây dựng, giáo dục đào tạo, cung cấp các dịch vụ pháp lý.
Đã nghiên cứu, phân tích các số liệu, tình hình thực tế của công ty,
nghiên cứu, mô tả quá trình vận dụng thực tế MBO của nhà quản trị
cấp cao và đã đưa ra những đánh giá chung về việc vận dụng MBO,
đánh giá về các bước triển khai vận dụng MBO, điều kiện vận dụng
MBO, đánh giá về kết quả trong quản trị và trong kinh doanh khi
quản trị cấp cao vận dụng theo MBO và đã rút ra một số bài học kinh
nghiệm.
3.4. Đánh giá chung về thực trạng quản trị theo mục tiêu của nhà
quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên
địa bàn Hà Nội
- Những thuận lợi: quản trị cấp cao trong các công ty cổ phần
kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà Nội có mặt bằng trình độ học
vấn cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước, do vậy việc
vận dụng phương pháp quản trị khoa học vào quản trị điều hành được
nhiều thuận lợi; công ty cổ phần kinh doanh đa ngành trên địa bàn Hà
Nội phần lớn là có quy mô nhỏ và vừa nên có thể phù hợp với trình
độ và năng lực điều hành của đội ngũ quản trị cấp cao và cũng phù
hợp với sự hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế về MBO.
- Bên cạnh những thuận lợi trên, còn có những khó khăn, như:
nhiều quản trị cấp cao hiểu biết về MBO còn hạn chế, nhà quản trị
vừa tìm hiểu, học hỏi về MBO vừa tổ chức vận dụng và vừa đúc rút
ra kinh nghiệm thực tế, do đó việc vận dụng còn nhiều thiếu sót, chưa
vận dụng được một cách tổng thể, bài bản và khoa học; nhiều nhà
quản trị chỉ quan tâm đến mục tiêu doanh thu, lợi nhuận mà không


biết phương pháp MBO còn theo đuổi nhiều mục tiêu quan trọng
khác như mục tiêu về thương hiệu, về văn hoá công ty, mục tiêu làm
hài lòng khách hàng và đối tác; nhiều nhà quản trị có tư duy quản trị
tự phát, tuỳ cơ ứng biến, không quyết tâm khắc phục những khó
khăn, vướng mắc khi vận dụng, không tuân theo các nguyên tắc cơ
bản của MBO dẫn đến việc vận dụng còn mang tính hình thức, hiệu
quả chưa cao; một bộ phận nhà quản trị bị tri phối, phụ thuộc vào
người chủ công ty, họ có thể can thiệp vào phương pháp điều hành,
làm phá vỡ những nguyên tắc và điều kiện vận dụng của MBO;
ngành nghề kinh doanh trong các công ty thường xuyên thay đổi, mỗi
lần thay đổi mục tiêu, kế hoạch và ngành nghề kinh doanh, quản trị
cấp cao phải điều chỉnh phương pháp quản trị cho phù hợp với thực
tế, điều này làm ảnh hưởng đến sự ổn định trong quản trị và kết quả
trong quản trị và trong kinh doanh.
- Nguyên nhân của những khó khăn trên được xác định do ở
Việt Nam MBO chưa được phổ biến rộng rãi, giáo trình và chương
trình đào tạo về MBO còn hạn chế, và quản trị cấp cao chưa hiểu sâu
về MBO; năng lực, trình độ và khả năng nhận thức của cán bộ các
cấp khác nhau trong một công ty không đồng đều gây khó khăn cho
quản trị cấp cao vận dụng MBO; đại bộ phận các công ty chưa có
chiến lược phát triển kinh doanh được xác định một cách khoa học,
bài bản, do đó khó có cơ sở để triển khai các phương pháp quản trị
khoa học; môi trường kinh doanh luôn biến động, các công ty luôn
phải lo xử lý theo kiểu tình huống, thậm chí đánh quả, công ty kinh
doanh dàn trải nhiều lĩnh vực khác nhau, dẫn đến phức tạp trong xác
định mục tiêu và điều hành phối hợp các mục tiêu, dẫn đến khó điều
hành một cách bài bản khoa học.
Một số bài học vận dụng thành công MBO, như: công ty cần
phải xây dựng chiến lược phát triển rõ nét, phù hợp, có cơ sở về thị
trường và nguồn lực; phải chuyển hóa chiến lược phát triển dài hạn

thành các kế hoạch kinh doanh; MBO gắn liền với việc phân công,


21

22

phân cấp, và ủy quyền; năng lực trình độ và động lực của cán bộ các
cấp còn yếu và không đồng bộ là một điểm yếu ảnh hưởng tới kết quả
vận dụng MBO.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP VẬN DỤNG THÀNH CÔNG PHƯƠNG PHÁP
QUẢN TRỊ THEO MỤC TIÊU CỦA NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH ĐA NGÀNH
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

vận dụng rộng rãi. Một số công ty cổ phần kinh doanh đa ngành đã
vận dụng thì cũng chưa bảo đảm chất lượng mong muốn. Do vậy, để
mở rộng và nâng cao chất lượng vận dụng MBO của nhà quản trị cấp
cao trong các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành cần thực hiện
một số giải pháp như:
4.2.1.Xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển của công ty cổ
phần kinh doanh đa ngành
Bản chất của MBO là phải xây dựng và thống nhất mục tiêu cho
toàn công ty, cho từng bộ phận, thậm chí từng cá nhân, và sau đó
thực hiện quá trình giám sát, hỗ trợ để đảm bảo đạt được các mục
tiêu. Vì vậy, một trong những yêu cầu cơ bản của MBO là công ty,
các bộ phận phòng ban, thậm chí từng cá nhân phải xác định mục tiêu
hoạt động cả trong ngắn hạn và dài hạn. Xây dựng và hoàn thiện
chiến lược kinh doanh chính là bước đầu tiên trong vận dụng MBO vì

nó làm rõ mục tiêu tổng thể, dài hạn của công ty, làm kim chỉ nam
cho việc xác định mục tiêu các cấp và trong từng thời kỳ.
Để xây dựng được chiến lược công ty và hệ thống mục tiêu
thống nhất, các nhà quản trị cần thực hiện nghiêm túc quy trình phân
tích chiến lược. Đối với công ty đa ngành, phân tích chiến lược là cực
kỳ quan trọng trong việc xác định mức độ đa dạng hóa. Về cơ bản, đa
dạng hóa tới mức nào phụ thuộc vào cơ hội, thách thức thị trường
(ngắn và dài hạn) và năng lực cốt lõi của công ty.
4.2.2.Xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tác nghiệp của
công ty cổ phần kinh doanh đa ngành
Chiến lược giúp xác định các định hướng và mục tiêu dài hạn, là
nền tảng cho việc vận dụng MBO thành công. Tuy nhiên, vai trò của nhà
quản trị cấp cao còn phải trực tiếp điều hành các hoạt động hàng năm.
Việc lập kế hoạch hoạt động hàng năm chính là cụ thể hóa chiến lược
cho từng kỳ, và trực tiếp vận dụng MBO trong công tác điều hành.
Kế hoạch đòi hỏi xác định cụ thể mục tiêu, giải pháp, và nguồn
lực cần thiết ở cả cấp độ công ty, bộ phận, đơn vị, và cá nhân. Khi

4.1. Xu hướng phát triển công ty cổ phần kinh doanh đa ngành
Ở các nước tư bản phát triển vào khoảng những năm 1950 có rất
nhiều công ty kinh doanh đa ngành, nhưng gần đây xu hướng kinh
doanh đa ngành ở những nước này đang giảm dần. Còn ở Việt Nam,
đối với các công ty nhà nước thì kinh doanh đa ngành rất tràn lan.
Nhưng thời gian gần đây, Chính phủ đã chỉ đạo các tập đoàn, tổng
công ty nhà nước phải thoái vốn khỏi những ngành nghề kinh doanh
không liên quan đến ngành nghề chính, mà phải tập trung vào những
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính. Nhưng bên cạnh đó các công ty
ngoài nhà nước vẫn kinh doanh đa ngành rất phổ biến.
Kinh tế Việt Nam đang hướng đến một nền kinh tế phát triển
mạnh, bền vững, cùng với đó xu hướng công ty cổ phần kinh doanh

đa ngành sẽ giảm dần. Công ty cổ phần kinh doanh đa ngành xét về
phương pháp luận kinh tế thì không chuyên nghiệp, nhưng thực tế ở
Việt Nam vẫn đang tồn tại phổ biến hình thức kinh doanh này.
4.2. Giải pháp vận dụng thành công phương pháp quản tri theo
mục tiêu của nhà quản trị cấp cao trong công ty cổ phần kinh
doanh đa ngành
MBO là phương pháp quản trị phù hợp cho nhà quản trị cấp cao
vận dụng vào quản trị điều hành các công ty có tổ chức cồng kềnh và
phức tạp như công ty cổ phần kinh doanh đa ngành. Nhưng thực tế ở
Việt Nam phương pháp MBO chưa được nhiều doanh nghiệp biết và


23

24

vận dụng MBO, các chỉ tiêu kế hoạch chính là cơ sở điều hành, giám
sát, đánh giá của nhà quản trị cấp cao.
4.2.3.Thực hiện phân công, phân cấp và ủy quyền trong quản trị
điều hành công ty cổ phần kinh doanh đa ngành
Vận dụng MBO thành công khi công tác phân công, phân cấp và uỷ
quyền được vận dụng hiệu quả và phù hợp. Nhà quản trị chỉ có thể hoàn
thành được mục tiêu công việc của mình khi biết cách phân công nhiệm
vụ, phân cấp và uỷ quyền cho đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên.
Nhà quản trị cần cung cấp những phương tiện, nguồn lực cần
thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người được phân công
hoàn thành công việc. Tốt nhất các nhà quản trị dành thời gian cùng
xây dựng mục tiêu và yêu cầu nguồn lực với cấp dưới. Phân cấp và
uỷ quyền phải đi cùng với việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản
trị, xác định cơ cấu tổ chức hợp lý và xây dựng quy chế làm việc.

4.2.4. Nâng cao năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm đội ngũ
cán bộ điều hành trong công ty cổ phần kinh doanh đa ngành
Phân cấp và ủy quyền chỉ có hiệu quả khi đội ngũ nhân viên có
động lực (làm việc vì công ty) và năng lực (có trình độ, kỹ năng, kinh
nghiệm) để giải quyết vấn đề.
Để nâng cao năng lực đội ngũ, một trong những biện pháp quan
trọng là trải nghiệm thực tế. Công ty tạo các điều kiện để đội ngũ cán
bộ điều hành nâng cao năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm qua
việc trải nghiệm công việc thực tế.
4.2.5. Vận dụng phương pháp quản trị theo mục tiêu phù hợp với
đặc điểm, điều kiện mỗi công ty cổ phần kinh doanh đa ngành
Mỗi công ty có những đặc điểm và điều kiện khác nhau, bao
gồm: tri thức của doanh nghiệp và các hệ thống quản lý tri thức; thị
trường và hệ thống chiến lược; cấu trúc tổ chức và các quy trình;
nguồn nhân lực và động lực. Bên cạnh đó, mỗi công ty có những hình
thức sở hữu khác nhau, quy mô khác nhau, hoạt động trên những lĩnh
vực kinh doanh và địa bàn khác nhau. Do vậy, khi vận dụng phương
pháp MBO phải vận dụng phù hợp với đặc điểm và điều kiện của
từng công ty.

4.3. Kiến nghị
- Với nhà nước: Làm tốt chức năng định hướng cho sự phát triển
xã hội, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, ổn định kinh tế vĩ
mô. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các dữ liệu kinh tế vĩ mô, dữ liệu
dân số, khảo sát doanh nghiệp..
- Với các hiệp hội ngành nghề: Chia sẻ tri thức mới, giới thiệu
về MBO tới các công ty cổ phần kinh doanh đa ngành, liên kết với
các doanh nghiệp cùng xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch.
KẾT LUẬN
Qua các phương pháp tổng hợp, phân tích từ các dữ liệu thứ

cấp, luận án đã tổng hợp, phân tích nghiên cứu về MBO ở trong và
ngoài nước, cơ sở lý luận về MBO của nhà quản trị cấp cao trong
công ty cổ phần kinh doanh đa ngành. Kết quả phỏng vấn sâu một số
nhà quản trị cấp cao trong các công ty, các chuyên gia kinh tế, dữ liệu
khảo sát bằng phiếu điều tra được phân tích, so sánh nhóm, phân tích
hồi quy và nghiên cứu tình huống, luận án đã đưa ra những đánh giá
chung, những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân những khó khăn và
những bài học thành công của nhà quản trị cấp cao vận dụng phương
pháp MBO.
Bên cạnh đó, luận án đưa ra một số giải pháp nhằm vận dụng thành
công phương pháp MBO, như: Xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát
triển của công ty; xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tác nghiệp;
thực hiện phân công, phân cấp và ủy quyền trong quản trị điều hành; nâng
cao năng lực, trình độ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ điều hành;
vận dụng phương pháp MBO phải phù hợp với đặc điểm và điều kiện của
mỗi công ty cổ phần kinh doanh đa ngành.
Những kết quả này nếu được triển khai trong thực tiễn, được
nhà quản trị cấp cao vận dụng vào quản trị điều hành công ty cổ phần
kinh doanh đa ngành, vốn là những doanh nghiệp phức tạp, cồng
kềnh, khó quản trị sẽ trở nên đơn giản hơn. Doanh nghiệp được quản
trị tốt hơn và là nhân tố quan trọng đưa doanh nghiệp phát triển mạnh
và bền vững.



×