Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, thành phố Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.84 KB, 71 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, em
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong trường
đặc biệt là các thầy cô trong khoa Quản lý Đất đai.Với tấm lòng cảm ơn sâu sắc, em
xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong trường nói chung và trong khoa Quản lý Đất
đai nói riêng.
Đặc biệt để hoàn thành thực tập tốt nghiệp và khoá luận tốt nghiệp này, ngoài
sự cố gắng nỗ lực, học hỏi không ngừng của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm
giúp đỡ hết sức nhiệt tình của Ths. Hoàng Nguyệt Ánh giảng viên khoa Quản lý đất
đai – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cùng các cán bộ địa chính xã,
UBND xã Vũ Hội, đồng thời với sự động viên quan tâm giúp đỡ của gia đình, ban bè
đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Báo cáo sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, nên em rất mong nhận được
sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn sinh viên để em có thể
vững bước hơn trong chuyên môn sau này.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô giáo, các cán bộ UBND xã Vũ Hội, gia
đình, bạn bè luôn khoẻ mạnh, hạnh phúc và đạt nhiều thành công trong công tác./.

Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Trang

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HĐND

: Hội đồng nhân dân



UBND

: Ủy ban nhân dân

KT – XH

: Kinh tế xã hội

CNQSD

: Chuyển nhượng quyền sử dụng

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

BĐS

: Bất động sản

CP

: Chính phủ

VH – TT

: Văn hóa – Thể thao

CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

TW

: Trung ương

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

ĐKTK

: Đăng ký thống kê

NĐ – CP

: Nghị định chính phủ

2


BCH

: Ban chấp hànhMỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

3


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng...Đối với nước
ta, Đảng ta đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý.Trong những năm gần đây, cùng
với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá tăng nhanh đã làm cho
nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao, trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn.Vì vậy,
vần đề đặt ra đối với Đảng và nhà nước ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết
kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai.
Trước yêu cầu bức thiết đó Nhà nước đã sớm ra các văn bản pháp luật quy định
quản lý và sử dụng đất đai như: Luật đất đai 2013.
Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng. Quá
trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng. Các
vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng nhạy cảm. Do đó cần có những biện
pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích và chính đáng của các đối tượng
trong quan hệ đất đai. Nên công tác quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan
trọng
Xã Vũ Hội là một xã nằm ở ngoại ô Thành phố Thái Bình thuộc vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng có địa hình bằng phẳng với độ cao trung bình là 9 mét so với
mặt nước biển,cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 3 km. Đó là điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa, những năm trở lại đây, quá trình đô
thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Cho nên việc sử dụng đất có nhiều thay đổi làm
ảnh hưởng đến công tác quản lý của nhà nước về đất đai.Vì vậy, việc đánh giá tình
hình quản lý và sử dụng đất trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay. Vì vậy em xin chọn đề
tài: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, thành phố
Thái Bình.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
- Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã.

- Đánh giá đúng thực trạng việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã
4


- Đề xuất các ý kiến và giải pháp thích hợp
2.2. Yêu cầu
- Nắm được tình hình quản lý nhà nước về sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Nắm được tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu liên quan đến tình hình quản lý và sử
dụng đất trên địa bàn xã.
- Đề xuất biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã.

5


CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT

1.1. Khái niệm và vai trò của đất đai
1.1.1. Khái niệm của đất đai.
- Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời,
hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình, thời
gian. Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện tích (ha, km 2) và độ phì
nhiêu, màu mỡ.
- Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai bao
gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất
định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: yếu tố
khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên,
động vật và những biến đổi của đất do các hoạt động của con người.
- Về mặt đời sống – xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông – lâm –

nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng. Nhưng đất đai là
tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian.
1.1.2. Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
6


h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà
khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên
đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được
pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học
tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây
cảnh;
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự
nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao,
khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm

công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ
gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng
không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống
đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất
công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử
lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động
trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực
vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng
7


công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công
trình đó không gắn liền với đất ở;
3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
1.1.3. Vai trò của đất đai.
- Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người, là
cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Vai trò cơ bản của đất đai trong
việc hỗ trợ con người và các hệ sinh thái trên cạn khác bao gồm:
+ Đất đai là nơi lưu trữ tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, cung cấp không
gian cho con người để ở, để xây dựng khu công nghiệp và vui chơi giải trí.
+ Đất là nơi sản xuất, cung cấp thức ăn, gỗ, củi và các vật liệu sinh học khác.
Đất là môi trường sống cảu mọi sinh vật: con người, động thực vật, vi sinh vật.
+ Đất là yếu tố quyết định sự cân bằng năng lượng và chu trình thủy văn toàn

cầu, vừa là nguồn phát, vừa là bể chứa để giảm thiểu khí nhà kính.
+ Đất là nơi lưu trữ và vận chuyển nguồn tài nguyên nước mặt. nước ngầm, lưu
trữ các nguồn tài nguyên và khoáng sản cho con người.
+ Đất là bộ đệm, bộ lọc và biến đổi hóa học các chất ô nhiễm.
+ Lưu trữ và bảo vệ các bằng chứng, ghi chép lịch sử như hóa thạch, bằng
chứng về khsi hậu cổ, tàn tích khảo cổ,…
+ Cho phép hoặc cản trở sự di cư của các loài động vật, thực vật và con người
trong một khu vực hoặc giữa khu vực này với khu vực khác.
Đất đai là một yếu tố cơ bản của sản xuất, vừa là đối tượng lao động vừa là tư
liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì đó là nơi để con người thực hiện các
hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Đất đai còn là
tư liệu lao động trong quá trình sản xuất thông qua việc con người đã biết lợi dụng một
cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hóa học, sinh vật học và các tính
chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm…
1.2. Nội dung quản lý sử dụng đất
1.2.1. Khái niệm quản lý đất đai.
Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xác lập
và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất đai cùng với những
lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc bán, cho thuê hoặc thu thuế) và giải quyết
những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đất.
8


Quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửa đất, xác
định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu giữ, cập nhật và
cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và các nguồn thông
tin khác liên quan đến thị trường bất động sản. Quản lý đất đai liên quan đến cả hai đối
tượng đất công và đất tư bao gồm các hoạt động đo đạc, đăng ký đất đai, định giá đất,
giám sát và quản lý sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý.
Nhà nước phải đóng vai trò chính trong việc hình thành chính sách đất đai và

các nguyên tắc của hệ thống quản lý đất đai bao gồm pháp Luật đất đai và pháp luật
liên quan đến đất đai. Đối với công tác quản lý đất đai, Nhà nước xác định một số nội
dung chủ yếu: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tập trung và phân cấp quản lý;
vị trí của cơ quan đăng ký đất đai; vai trò của lĩnh vực công và tư nhân; quản lý các tài
liệu địa chính; quản lý các tổ chức địa chính, quản lý nguồn nhân lực; nghiên cứu; giáo
dục và đào tạo; trợ giúp về chuyên gia tư vấn và kỹ thuật; hợp tác quốc tế.
1.2.2. Đối tượng của quản lý đất đai.
1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu
toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
2. Người sử dụng đất.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.
1.2.3. Vai trò của quản lý đất đai.
Có hai vai trò:
+Vai trò thứ nhất, cơ quan chính quyền các cấp thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước bằng chính sách và pháp luật thống nhất để đảm bảo kỷ cương xã hội và lợi
ích cơ bản lâu dài. Đó là các việc: quy hoạch và kế hoạch, thu thuế hoặc tiền sử dụng
đất, giao và cho thuê đất, thu hồi hoặc tịch thu (do giải tỏa cho mục đích chung, do vi
phạm pháp luật), cấm sử dụng sai mục đích, cấm xây dựng (một số loại công trình trên
một số loại đất), đăng ký và chứng nhận quyền sử dụng đất, xử lý các tranh chấp về
đất đai, quản lý thị trường đất đai… Đó chính là quyền định đoạt (cao nhất) và hưởng
lợi của Nhà nước. Cũng cần nói thêm rằng không phải mọi trường hợp tranh chấp đều
là quan hệ dân sự; khi có hành vi chiếm đoạt và xử lý sai pháp luật phải coi là quan hệ
hình sự.

9


+Ở vai trò thứ hai, các cơ quan và đơn vị thuộc Nhà nước cũng là “người” sử
đụng đất, là đối tượng điều chỉnh của Luật (về quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá
nhân sử dụng đất), bình đẳng với các đối tượng khác trước pháp luật.

1.3. Cơ sở pháp lý
-

Luật đất đai năm 2003 được sửa đổi bổ sung năm 2009.

-

Luật đất đai 2013

-

Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc thi hành luật đất đai.

-

Nghị định số 88/2009/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

-

Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 07 năm 2010 của Chính phủ về giao dịch
đảm bảo.

-

Nghị định số 69/2009/NĐ- CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

-


Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

-

Thông tư 08/ 2007/ TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

-

Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 2/8/2007. Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý
hồ sơ đại chính.

-

Thông tư 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 Quy định bổ sung về Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

-

Thông tư 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/5/2011 quy định sửa đổi, bổ sung một số nội
dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai.

-

Thông tư 19/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy định chi tiết
việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

-


Thông tư số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2011. Hướng dẫn
việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

-

Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định về định mức kinh tế – kỹ thuật lập và điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

10


-

Thông tư số 13/2011/TT- BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

-

Công văn số 429/TCQLĐĐ- CQHĐĐ ngày 16 thangs4 năm 2012 của tổng cục Quản
lý đất đai về việc hướng dẫn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

-

Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) tỉnh
Quảng Ninh.

-


Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

-

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Đất đai;

-

Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về
giá đất;

-

Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về
thu tiền sử dụng đất;

-

Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về
thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

-

Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

-


Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất;

-

Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quy định về Hồ sơ địa chính;

-

Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về thống kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

-

Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất;

-

Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất, thu hồi đất;
11


-


Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều
chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;

-

Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất;

-

Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014.

-

Thông tư 184/2001/TT-TCĐC ngày 1/11/2011 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn thi
hành Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ về quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
1.4. Cơ sở thực tiễn.
1.4.1. Cơ sở thực tiễn trên thế giới.

1.4.1.1. Nước Thụy Điển
Ở Thuỵ Điển, phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản lý và sử
dụng đất đai là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Vì vậy, toàn bộ pháp luật và
chính sách đất đai luôn đặt ra vấn đề hàng đầu là có sự cân bằng giữa lợi ích riêng của
chủ sử dụng đất và lợi ích chung của Nhà nước.
Bộ Luật đất đai của Thụy Điển là một văn bản pháp luật được xếp vào loại hoàn
chỉnh nhất, nó tập hợp và giải quyết các mối quan hệ dất đai và hoạt động của toàn xã

hội với 36 đạo luật khác nhau.
Các hoạt động cụ thể về quản lý sử dụng đất như quy hoạch sử dụng đất, đăng
ký dất đai, bất động sản và thông tin địa chính đều được quản lý bởi ngân hàng dữ liệu
đất đai và đều được luật hoá. Pháp luật và chính sách đất đai ở Thuỵ Điển về cơ bản
dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về đất đai và kinh tế thị trường, có sự giám sát chung
của xã hội
Pháp luật và chính sách đất đai ở Thuỵ Điển từ năm 1970 trở lại đây gắn liền
với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tư nhân. Quy định
các vật cố định gắn liền với bất động sản, quy định việc mua bán đất đai, việc thế
chấp, quy định về hoa lợi và các hoạt động khác như vấn đề bồi thường, quy hoạch sử
dụng đất, thu hồi đất, đăng ký quyền sở hữu đất đai và hệ thống đăng ký… [6]

1.4.1.2. Nước Trung Quốc
Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đang thi hành chế độ công hữu xã hội chủ
12


nghĩa về đất đai, đó là chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể của quần chúng
lao động. Mọi đơn vị, cá nhân không được xâm chiếm, mua bán hoặc chuyển nhượng
phi pháp đất đai. Vì lợi ích công cộng, Nhà nước có thể tiến hành trưng dụng theo
pháp luật đối với đất đai thuộc sở hữu tập thể và thực hiện chế độ quản chế mục đích
sử dụng đất.
Tiết kiệm đất, sử dụng đất đai hợp lý, bảo vệ thiết thực đất canh tác là quốc
sách cơ bản của Trung Quốc.
Đất đai ở Trung Quốc được phân thành 3 loại
- Đất dùng cho nông nghiệp là đất trực tiếp sử dụng vào sản xuất nông nghiệp
bao gồm đất canh tác, đất rừng, đồng cỏ, đất dùng cho các công trình thuỷ lợi và đất
mặt nước nuôi trồng.
- Đất xây dựng gồm đất xây dựng nhà ở đô thị và nông thôn, đất dùng cho mục
đích công cộng, đất dùng cho khu công nghiệp, công nghệ, khoáng sản và đất dùng

cho công trình quốc phòng.
- Đất chưa sử dụng là đất không thuộc hai loại đất trên
Ở Trung Quốc hiện có 250 triệu hộ nông dân sử dụng trên 100 triệu ha đất canh
tác, bình quân khoảng 0,4ha/hộ gia đình. Vì vậy Nhà nước có chế độ bảo hộ đặc biệt
đất canh tác.
Nhà nước thực hiện chế độ bồi thường đối với đất bị trưng dụng theo mục đích
sử dụng đất trưng dụng. Tiền bồi thường đối với đất canh tác bằng 6 đến 10 lần sản
lượng bình quân hàng năm của 3 năm liên tiếp trước đó khi bị trưng dụng. Tiêu chuẩn
hỗ trợ định cư cho mỗi nhân khẩu nông nghiệp bằng từ 4 đến 6 lần giá trị sản lượng bình
quân của đất canh tác/đầu người thuộc đất bị trưng dụng, cao nhất không vượt quá 15
lần sản lượng bình quân của đất bị trưng dụng 3 năm trước đó. Đồng thời nghiêm cấm
tuyệt đối việc xâm phạm, lạm dụng tiền đề bù đất trưng dụng và các loại tiền khác liên
quan đến đất bị trưng dụng để sử dụng vào mục đích khác. [6]

1.4.1.3. Nước Pháp
Các chính sách quản lý đất đai ở Cộng hoà Pháp được xây dựng trên một số
nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch không gian, bao gồm cả chỉ đạo quản lý sử dụng đất đai
và hình thành các công cụ quản lý đất đai.
Nguyên tắc đầu tiên là phân biệt rõ ràng không gian công cộng và không gian
tư nhân. Không gian công cộng gồm đất đai, tài sản trên đất thuộc sở hữu Nhà nước và
tập thể địa phương. Tài sản công cộng được đảm bảo lợi ích công cộng có đặc điểm là
không thể chuyển nhượng, tức là không mua, bán được. Không gian công cộng gồm
13


các công sở, trường học, bệnh viện, nhà văn hoá, bảo tàng ...
Không gian tư nhân song song tồn tại với không gian công cộng và đảm bảo lợi
ích song hành. Quyền sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có
quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu của mình. Chỉ có lợi ích công cộng
mới có thể yêu cầu lợi ích tư nhân nhường chỗ và trong trường hợp đó, lợi ích công

cộng phải thực hiện bồi thường một cách công bằng và tiên quyết với lợi ích tư nhân.
Ở Pháp, chính sách quản lý sử dụng đất canh tác rất chặt chẽ để đảm bảo sản
xuất nông nghiệp bền vững và tuân thủ việc phân vùng sản xuất. Sử dụng đất nông
nghiệp, luật pháp quy định một số điểm cơ bản sau:
Việc chuyển đất canh tác sang mục đích khác, kể cả việc làm nhà ở cũng phải
xin phép chính quyền cấp xã quyết định. Nghiêm cấm việc xây dựng nhà trên đất canh
tác để bán cho người khác.
Thực hiện chính sách miễn giảm thuế, được hưởng quy chế ưu tiên đối với một
số đất đai chuyên dùng để gieo hạt, đất đã trồng hoặc trồng lại rừng, đất mới dành cho
ươm cây trồng.
Khuyến khích việc tích tụ đất nông nghiệp bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để
các chủ đất có nhiều mảnh đất ở các vùng khác nhau có thể đàm phán với nhau nhằm
tiến hành chuyển đổi ruộng đất, tạo điều kiện tập trung các thửa đất nhỏ thành các thửa
đất lớn.
Việc mua bán đất đai không thể tự thực hiện giữa người bán và người mua,
muốn bán đất phải xin phép cơ quan giám sát việc mua bán. Việc bán đất nông nghiệp
phải nộp thuế đất và thuế trước bạ. Đất này được ưu tiên bán cho những người láng
giềng để tạo ra các thửa đất có diện tích lớn hơn.
Ở Pháp có cơ quan giám sát việc mua bán đất để kiểm soát hoạt động mua bán,
chuyển nhượng đất đai. Cơ quan giám sát đồng thời làm nhiệm vụ môi giới và trực
tiếp tham gia quá trình mua bán đất. Văn tự chuyển đổi chủ sở hữu đất đai có Toà án
Hành chính xác nhận trước và sau khi chuyển đổi.
Đối với đất đô thị mới, khi chia cho người dân thì phải nộp 30% chi phí cho các
công trình xây dựng hạ tầng, phần còn lại là 70% do kinh phí địa phương chi trả.
Ngày nay, đất đai ở Pháp ngày càng có nhiều luật chi phối theo các quy định
của các cơ quan hữu quan như quản lý đất đai, môi trường, quản lý đô thị, quy hoạch
vùng lãnh thổ và đầu tư phát triển. [6]
1.4.2. Cơ sở thực tiễn tại Việt Nam.
14



Tình hình quản lý và sử dụng đất của Việt Nam qua các thời kỳ.
Bất kỳ một quốc gia nào, nhà nước nào cũng có một quỹ đất nhất định được
giới hạn bởi biên giới quốc gia mà thiên nhiên ban tặng.Bất kỳ một nhà nước nào , chế
độ chính trị nào ở thời kỳ lịch sử nào cũng cần có đất. Đất đai là vấn đề sống còn của
mỗi quốc gia vì vậy nhà nước muốn tồn tại và phát triển thì phải quản chặt nắm chắc
tài nguyên đất đai đó. Mỗi thời kỳ lịch sử với giai cấp khác nhau, chế độ chính trị khác
nhau đều có chính sách quản lý đất đất đai đặc trưng cho thời kỳ lịch sử đó.
Ở chế độ nô lệ thì ở nước ta triều đại Hùng Vương kéo dài hàng nghìn năm, xã
hội Việt Nam đang ở thời kỳ công xã nguyên thuỷ tan rã.Vì vậy ruộng đất đang
chuyển từ tay tập thể công xã sang giai cấp chủ nô. Các chủ nô nắm quyền quản lý đất
đai và cả nô lệ.
Sang thời kỳ phong kiến thì đất đai chủ yếu tập trung vào tay của tầng lớp
thống trị và bọn địa chủ. Nhân dân không có ruộng đất, phải làm thuê hoặc mướn
ruộng đất để sản xuất.
Đối với chế độ thực dân phong kiến thì từ khi tới xâm lược nước ta thực dân
pháp đã điều chỉnh mối quan hệ đất đai theo luật pháp của nước Pháp. Công nhận
quyền sở hữu tư nhân tuyệt đối về đất đai.Khác với luật lệ nhà Nguyễn.Thực dân
pháp đánh thuế thổ canh (đất nông nghiệp) rất cao nhưng thuế đất thổ cư (đất ở)
không đáng kể. Ngay sau khi tới Việt Nam, Pháp đã cho lập bản đồ địa chính theo
toạ độ và lập sổ địa bạ mới nhằm mục đích thu thuế nông nghiệp triệt để.Công
trình lập bản đồ địa chính két thúc năm 1898 tại Nam Bộ, năm 1925 tại Bắc Bộ và
đến năm 1945 chưa hoàn thành ở Trung Bộ.
Cách mạng tháng Tám thành công nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời.
Với mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng, năm 1946 hiến pháp đầu tiên ra
đời đã thể hiện ý chí và quyền lực của nhà nước trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Tháng 11/1953 hội nghị lần thứ V của ban chấp hành trung ương Đảng thông qua
cương lĩnh ruộng đất và quyết định cải cách ruộng đất, tịch thu, trưng mua, trưng thu
ruộng đất của địa chủ để chia cho dân nghèo, đến khoảng 1956 đã hoàn thành cải cách
ruộng đất. Như vậy với chính sách đó đã đem lại ruộng đất cho nông dân, xoá bỏ giai

cấp địa chủ đã có hàng nghìn năm. Tuy nhiên công tác này gặp phải những sai lầm
nhất định và hậu quả để lại của nó là nạn đói hoành hành, đất đai bị hoang hoá.
Để ổn định tình trạng sử dụng đất ở nông thôn chính phủ đã ban hành chỉ thị
354/TTg trong đó có việc hợp thức hoá nông nghiệp, người dân làm ăn theo công
điểm. Nhưng hiệu quả không cao, nông sản làm ra không đủ ăn, đời sống của nhân dân
gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết tình trạng trên Nhà nước đã ban hành nghị quyết
15


khoán mười (nghị quyết 10-NQ/TW). Sau khi nghị quyết này ra đời đã kích thích tính
chủ động sáng tạo của người dân, người dân hăng hái tham gia sản xuất.
Hiến pháp năm 1960 đã xác lập quyền sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở
hữu tư nhân về đất đai.
Hiến pháp năm 1980 ra đời, quy định: Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ đất đai,
nhà nước thống nhất quản lý.
Năm 1987 luật đất đai đầu tiên ra đời mở ra bước ngoặc mới cho công tác quản
lý và sử dụng đất nước ta. Tiếp theo đó là các thông tư nghị định của các bộ ban hành
nhằm điều chỉnh, hướng dẫn những chính sách đất đai của Nhà nước: Thông tư liên bộ
số 05-TT/LB ngày 18/12/1991 của bộ thuỷ sản và tổng cục quản lý ruộng đất hướng
dẫn giao những ao nhỏ, mương rạch nằm gọn trong đất thổ cư cho hộ gia đình và ao
lớn, hồ lớn thì giao cho một nhóm hộ gia đình sử dụng; quyết định số 327/CT của hội
đồng bộ trưởng ngày 15/7/1992 về thực hiện chính sách giao ruộng đất, đồi núi trọc,
ruộng bãi bồi, ven biển và mặt nước cho hộ gia đình sử dụng.
Đến năm 1992 luật đất đai tiếp tục bổ sung, sửa đổi nhằm đáp ứng nhu cầu sử
dụng đất trong thời kỳ đổi mới.
Để phù hợp với những yêu cầu kinh tế trong giai đoạn mới, kỳ họp quốc hội
khoá IX ngày 14/7/1993 luật đất đai, luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được thông
qua. Sau đó liên tục các văn bản của chính phủ và các bộ ngành ra đời nhằm triển khai
luật này: Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 về đất nông nghiệp, nghị định 88/CP ngày
17/8/1994 về đất đô thị, nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 về đất lâm nghiệp.

Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành vào ngày 15/10/1993 đã tiếp tục
khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” thể hiện
đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong công tác quản lý đất đai.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm phát sinh nhiều vấn đề mà luật đất
đai năm 1993 khó giải quyết. Vì thế nó liên tục được sửa đổi bổ sung như luật sửa đổi
bổ sung được ban hành ngày 2/12/1998, luật sửa đổi bổ sung một số điều ban hành
1/10/2001 nhằm quy định khung giá đất.
Ngày 26/11/2003 luật đất đai ra đời và có hiệu lực ngày 1/7/2004 tiếp tục sửa
đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời đại mới, hàng loạt các văn bản
hướng dẫn thi hành luật kèm theo đã thực sự đưa công tác quản lý và sử dụng đất đi
vào nề nếp, ổn định.

16


17


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Tình hình quản lý sử dụng đất ở xã.
2.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi không gian: trên địa bàn xã.
- Phạm vi thời gian: từ 15/02/2016 đến 22/04/2016.
2.3. Nội dung nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi
trường.
- Đánh giá tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn xã.
- Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa, chọn lọc
Phương pháp này sử dụng và thừa hưởng những tài liệu, dữ liệu đã có về vấn đề
nghiên cứu, dựa trên những thông tin có sẵn để xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu
của đồ án.
Phương pháp này áp dụng đối với phần tổng quan khi nghiên cứu các vấn đề về
tình hình quản lý, sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam; cơ sở pháp lý của quản lý
nhà nước về đất đai.
2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu.
Tìm hiểu các tài liệu văn bản pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền; câc văn bản pháp luật do cơ quan xẫ có thẩm quyển ban
hành về quản lý và sử dụng đất đai.
Điều tra thu thập tài liệu, số liệu, các thông tin cần thiết về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội, về tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn xã.
2.4.3. Phương pháp thống kê, phân tích,tổng hợp số liệu.
Quá trình thống kê, phân tích nhằm phân loại tài liệu đã thu thập, liệt kê các tài
liệu, số liệu có nội dung đáng tin cậy, từ đó tổng hợp xây dựng nội dung của đồ án.

18


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên của xã
3.1.1. Vị trí địa lý
Vũ Hội là xã đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hồng thuộc huyện Vũ Thư –
tỉnh Thái Bình nằm về phía Nam của tỉnh Thái Bình và về phía Đông Nam của huyện
Vũ Thư cách trung tâm huyện Vũ Thư khoảng 12km về phía Nam, có tổng diện tích tự
nhiên: 569,82 ha.
- Phía Bắc giáp: xã Vũ Chính thánh phố Thái Bình

- Phía Nam giáp: xã Việt Thuận, xã Vũ Vinh huyện Vũ Thư
- Phía Đông giáp: xã Vũ Ninh huyện Kiến Xương
- Phía Tây giáp: xã Vũ Phúc thành phố Thái Bình
Trên địa bàn xã có đường tỉnh lộ 223 (ĐT. 454) và một số tuyến huyện lộ chạy
qua giúp cho lưu thông thuận tiện cho phát triển kinh tế xã hội, có sông Kiến Giang,
sông Tam Lạc chảy qua cung cấp nguồn tưới tiêu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân
dân.
3.1.2. Địa hình, địa mạo
Với đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ điển hình ven biển nên địa hình của
xã khá bằng phẳng. Cao trình biến thiên phổ biến từ 1m đến 2m so với mực nước biển.
Một số tiểu vùng trũng, độ cao trung bình biến thiên từ 0,5 đến 1m so với mặt
nước biển, ở các tiểu vùng này vào mùa mưa, đất thường bị ngập úng và bị nhiễm
chua. Nơi có địa hình cao hơn, có độ cao mặt đất trung bình 1,5 – 2,0m so với mặt
nước biển, một số khu vực đất vượt cao lên như khu gò nổi cao khoảng 2,5m so với
mặt nước biển. Vùng đất cao cũng gặp nhiều khó khăn trong canh tác. Đất thường bị
hạn, chỉ nơi nào có nước tưới cho đồng ruộng thì lúa mới được mùa. Yêu cầu canh tác
của vùng đất cao đòi hỏi phải có hệ thống kênh mương để dẫn nước ngọt tưới cho cây
trồng và tiêu chua, rửa mặn cho đất.
Về địa hình tương đối: đất có địa hình cao chiếm 8,5%; vàn cao chiếm 164,6%;
đất vàn chiếm 45,7%; đất vàn thấp chiếm 29,4% và đất có địa hình trũng chiếm 1,8%
diện tích điều tra.

19


Nhìn chung địa hình của xã khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc phát triển khinh
tế xã hội và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, nhất là trồng
lúa, màu, cây ăn quả…vv, vùng trũng phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa.
3.1.3. Đặc điểm khí hậu
Xã Vũ Hội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do ảnh hưởng của

địa hình giáp biển nên khí hậu của xã mang nét đặc trưng của vùng khí hậu duyên hải,
đặc điểm mùa đông thường ấm hơn, mù hè thường mát hơn so với khu vực sâu trong
nội địa. Khí hậu của xã được chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân và mùa
thu là hai mùa chuyển tiếp, mùa hạ và mùa đông có khí hậu rất trái ngược nhau. Mùa
hạ thời tiết nóng, mưa nhiều; mùa đông trời lạnh, khô và ít mưa. Theo chế độ mưa có
thể chia khí hậu của huyện thành hai mùa chính:
+ Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với đặc trung là nóng,
ẩm, mưa nhiều. Hướng gió thịnh hành là gió đông nam với tốc độ gió là 2 đến 4m/s.
Lượng mua từ 1.788 – 1.860 mm, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Khi mùa lũ đến,
mực nước song Hồng lên cao vào khi có mua lớn tập trung thường gây ngập úng cục
bộ một số khu vực thấp trũng trên địa bàn xã làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân.
+ Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, màu khô có khí hậu lạnh, ít mưa.
Hướng gió thịnh hành là gió đông bắc, thường gây lạnh đột ngột. Nhiệt độ trung bình
thấp nhất khoảng 80C, lượng mưa ít, đạt 15 – 20% lượng mưa cả năm.
Các đặc trưng khí hậu của xã bao gồm:
+ Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24 0C, nhiệt độ trung bình cao nhất
390C; nhiệt độ trung bình thấp nhất khoảng 5 0C – 90C; nhiệt độ cao tuyệt đối lên tới
trên 390C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 4,1 0C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày nóng và
ngày lạnh khoảng 15 -200C, biên độ nhiệt trong một ngày đêm nhỏ hơn 10 0C . Lượng
bức xạ mặt trời trung bình năm khoảng 100kcal/cm 2. Tổng tích ôn khoảng 8.300 8.5000C.
+ Lượng mưa trung bình là 1400 – 1800mm, tập trung chủ yếu vào mùa hè ( từ
tháng 4 đến tháng 10) tập trung chủ yếu vào các tháng 7,8,9. Lượng mưa chiếm đến
80% lượng mưa cả năm. Vào mùa này lượng mưa cao điểm có ngày cường độ lên tới
200 – 350mm/ngày. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 với tổng lượng mưa
khoảng 20% lượng mưa cả năm, các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn
lượng bốc hơi. Tháng 2 và tháng 3 là thời kì mưa phùn ẩm ướt.

20



+ Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình năm dao động từ 82 – 94%.
Các tháng có độ ẩm không khí cao là tháng 7 và tháng 8 (92%), thấp nhất vào các
ngày có gió Tây Nam ( có khi xuống dưới 30%).
+ Bức xạ mặt trời lớn, số giờ nắng trung bình từu 1.600 – 1800 giờ/năm, thuận
lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng và trồng được nhiều vụ trong năm.
+ Gió: gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi vào mùa hạ mang theo không khí
nóng ẩm với tốc độ gió trung bình từ 2 – 3m/giây. Mùa hè thường hay có gió bão kèm
theo mưa to có sức tàn phá ghê gớm. Gió bão xuất hiện từ tháng 5 – tháng 7 có khi đến
tháng 11, trung bình mỗi năm có từ 2 -4 cơn bão đổ bộ kèm theo mưa to và gió mạnh
gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Mùa đông có gió mùa đông
bắc mang theo không khí lạnh, tốc độ gió không lớn lắm nhưng thường gây lạnh đột
ngột, đôi khi có rét hại gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Nhìn chung khí hậu của xã thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, song
sự phân hóa của thời tiết theo mùa với những hiện tượng thời tiết như bão, giông, vòi
rồng, gió màu đông bắc, thời tiết, lũ lụt, hạn hán, khô hanh, nồm đòi hỏi phải có các
biện pháp phòng chống các hiện tượng thời tiết bất thường một cách cụ thể và hữu
hiệu.
3.1.4. Thủy văn
Xã Vũ Hội có sông Kiến Giang dài 5 – 6km, sông Tam Lạc dài 2 – 2,25km
chảy qua. Nguồn nước tưới của xã chủ yếu lấy từ sông Hồng có chất lượng nước tốt,
hàm lượng phù sa nhiều phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời xã có hệ
thống kênh mương trải đều trên khắp địa bàn có khả năng cung cấp đủ nước tưới cho
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã.
3.1.5. Các nguồn tài nguyên
3.1.5.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2007, tổng diện tích tự nhiên của xã là
569,81 ha. Trong đó: nhóm đất nông nghiệp là 397,46 ha, nhóm đất phi nông nghiệp là
168,82 ha, nhóm đất chưa sử dụng là 3,53 ha.
Đất nông nghiệp theo phân loại phát sinh học của xã bao gồm các loại đất sau:

- Đất cát: được hình thành trên nền cát biển cũ ở độ sâu 2-3m mới xuất hiện
nhiều trầm tích biển. Do quá trình cải tạo, sử dụng nhiều năm trên đất đã được ngọt
hóa. Đất cát có kích thước hạt thô, thành phần cơ giới nhẹ, dung tích hấp phụ thấp, độ
liên kết kém. Hàm lượng các chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali, mùn...vv. đều thấp.
21


- Đất phù sa trong đê chiếm diện tích khá lớn trong tổng diện tích đất canh tác
do không được bồi đắp phù sa hàng năm nên đất biến đổi theo hướng glay hóa loang lổ
đỏ vàng, glay hóa ở khu vực có địa hình thấp và đỏ vàng ở các khu vực địa hình cao.
Nhìn chung đất có màu nâu tươi, kết cấu tơi xốp, thành phần cơ giới từ thịt trung bình
đến thịt nặng, hàm lượng các chất dinh dưỡng ở mức trung bình.
3.1.5.2. Tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nước mặt chủ yếu là từ sông Kiến Giang, sông Tam Lạc và
hệ thống kênh mương nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong xã, cùng
với các ao hồ nhỏ phân bố rải rác trong và ngoài khu dân cư (các ao hồ nhỏ chủ yếu
dùng vào mục đích nuôi trồng thủy sản). Nguồn nước ngầm cũng khá phong phú có
thể khai thác thuận lợi phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã.
3.1.5.3. Tài nguyên nhân văn
Tính đến 31/12/2014 xã có 10358 nhân khẩu chia làm 9 thôn, với 2.955 hộ, số
người trong độ tuổi lao động khoảng 5.000 người, người dân Vũ Hội có truyền thống
đoàn kết, yêu nước, ham học, cần cù và sáng tạo. Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, Vũ Hội đã có những đóng góp về sức người và sức của cho
sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Lao động trong xã chủ yếu làm sản xuất
nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, số lao động được đào tạo các ngành nghề có
thể đáp ứng cho các ngành công nghiệp nặng và kỹ thuật cao sẵn sáng cho việc phục
vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước còn thấp. Tuy nhiên thế mạnh về tài nguyên
nhân văn của xã là số lao động có tay nghề thủ công chuyên sản xuất mặt hàng đồ gỗ,
mây tre đan và thêu ren và các ngành nghề phục vụ khác đặc biệt là chế biến từ sản
phẩm nông nghiệp.

Ngày nay, trong thời kì đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND xã Vũ
Hội, toàn đảng, toàn dân và toàn quân xã Vũ Hội phát huy truyền thống đoàn kết, ý
thức tự lực, tự cường khắc phục mọi khó khăn để vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo nàn,
lạc hậu, thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kì 2010-2015 và
những năm tiếp theo.
3.1.5.4. Cảnh quan môi trường
Là một xã thuộc vùng Đồng bằng châu thổ song Hồng, địa hình khá bằng
phẳng, những cánh đồng thẳng cánh cò bay, các khu dân cư phân bố khá hài hòa, cơ sở
hạ tầng (hệ thống giao thong, thủy lợi…vv), hình thái quần cư, kiến trúc nhà ở đến
sinh hoạt cộng đồng dân cư, đan xen trong làng, xóm có đình, chùa…vv mang đậm
dấu ấn kiến trúc qua các thời kì lịch sử, cùng với các công trình văn hóa phúc lợi, nhà
ở, đường làng, ngõ xóm được xây dựng và cải tạo mói khá nhiều, cùng với những
22


phong tục tập quán, lễ hội, làng nghề truyền thống…vv tạo cho Vũ Hội những nét tiêu
biểu riêng về mô hình nông thôn mới.
Thực trạng môi trường đất, nước, không khí và tiếng ồn về cơ bản vẫn đảm bảo
tiêu chuẩn vệ sinh môi trường do không chịu áp lực của chất thải công nghiệp và đô
thị, tuy nhiên hệ sinh thái đồng ruộng cũng có dấu hiệu của sự mất cân bằng sinh thái
do việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục của Nhà nước của
người dân trong xã mà các cơ quan chính quyền chưa kiểm soát được. Việc gia tăng
dân số và áp lực sử dụng đất của các ngành phi nông nghiệp làm suy giảm diện tích
đất nông nghiệp cũng là một áp lực đối với môi trường sinh thái.
Nhận xét chung: Vũ Hội là xã thuộc phía Đông Nam huyện Vũ Thư và cửa
ngõ phía nam của thành phố Thái Bình, có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên tương đối
thuận lợi cho sinh hoạt và tổ chức sản xuất, đất đai bằng phẳng và màu mỡ, ít chịu ảnh
hưởng của thiên nhiên như lũ lụt, ngập úng, nguồn nước khá dồi dào nên rất thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có tổng tích ôn
cao nên thauanajlowij cho phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị.

3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
3.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, năm năm qua lĩnh vực kinh tế - xã hội ở địa
phương nhà có bước phát triển, đời sống nhân dân trong xã cơ bản được ổn định về
nhiều mặt:
- Tổng thu nhập năm 2015 đạt: 75 tỷ 873 triệu đồng tăng 13,8% so với năm
2014.
- Giá trị thu từ sản xuất nông nghiệp: 17 tỷ 203 triệu đồng, tăng 11,0% so với
năm 2014.
- Giá trị thu từ tiểu thủ công nghiệp: 38,137 tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm
2014.
- Giá trị thu từ kinh doanh dịch vụ thương mại: 20 tỷ 533 triệu đồng, tăng
15,0% so với năm 2014.
Nhìn chung tăng trưởng kinh tế của xã có nhiều chiều hướng tăng tích cực.
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
tăng tỷ trọng công nghiệp TTCN và dịch vụ. Cơ cấu nông nghiệp cũng đã có sự
chuyển biến rõ rệt giữa trồng trọt và chăn nuôi: phong trào cải tạo vườn tạp, trồng cây
23


ăn quả có giá trị kinh tế đã được nhiều hộ gia đình nông dân áp dụng, hợp tác xã nông
nghiệp và Hội nông dân đã tổ chức nhiều buổi tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi tới các hộ gia đình nông dân trong xã., mô hình
chuyển đổi bước đầu phát huy giá trị: một số hộ gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi cơ
cấu kinh tế từ ruộng lúa năng suất thấp sang trồng cây, nuôi con khác phù hợp hơn đã
cho hiệu quả kinh tế cao, việc tận dụng ao hồ, sông ngòi cụt sang mô hình chăn nuôi
cá cho thu nhập cao hơn hẳn trồng lúa.
Vũ Hội là một trong những địa phương sớm hoàn thành việc chuyển đổi mô
hình HTX nông nghiệp hoạt động theo luật HTX, hoàn thành tổ chức thực hiện việc

dồn điền, đổi thửa theo Quyết định số 181 của UBND tỉnh với mức trung bình từ 7-8
thửa/hộ xuống còn 2-5 thửa/hộ, giảm 50% số thửa/hộ so với trước khi dồn đổi.
Trong 5 năm qua, cơ cấu kinh tế của xã có bước chuyển biến với sự tăng trưởng
của hai khu vực kinh tế đó là khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng và thương mại –
dịch vụ, khu vực kinh tế nông nghiệp cũng có bước tăng trưởng nhưng chậm hơn dẫn
đến cơ cấu kinh tế có sự thay đổi đó là làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng
tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ.
3.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
3.2.3.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
*Trồng trọt
Mặc dù gặp khó khăn do có những biến đổi thất thường về thời tiết, trong năm
nhưng không làm ảnh hưởng tới việc gieo trồng của bà con nông dân, năng suất lúa cả
năm đạt 12,34 tấn/ha, tổng sản lượng lương thực quy thóc hằng năm bằng 4.455 tấn,
bình quân lương thực đàu người đạt khoảng 700kg/năm, diện tích cấy lúa vụ xuân năm
2006 bằng 360,78ha, năng suất 6,97 tấn/ha, vụ mùa là 357,56 ha, năng suất 5,37
tấn/ha. Nguồn thu từ cây lúa năm 2006 đạt 11,576 triệu đồng. Tổng diện tích gieo
trồng màu năm 2006 là 73,6 ha, giá trị thu nhập cây màu quy thóc đạt 236,7 tấn tương
ứng 568 triệu đồng. Đạt được kết quả trên là do địa phương đã tập trung chuyển đổi
mạnh mẽ cơ cấu giống lúa kết hợp với các chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư sản
xuất vụ đông của các cấp chính quyền, sử dụng phân bón đa dinh dưỡng NPK, cải tạo
hệ thống mương máng, bờ vùng được tu bổ xây dựng để phục vụ sản xuất.
*Chăn nuôi
Song song với sản xuất lúa, màu, cây công nghiệp, phong trào chăn nuôi trong
xã đã được lãnh đọa chỉ đạo theo Nghị quyết 28 của huyện Đảng bộ, thành phong trào
quần chúng, bằng nhiều hình thức chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, bán công nghiệp
24


bằng hình thức gia trại, trang trại hoặc hình thức tận dụng ở các gia đình trong xã kết
hợp với chế biến lương thực và sản phẩm nông nghiệp. Do vậy, nhiệm vụ sản xuất

chăn nuôi trong năm qua đã thu được nhiều thắng lợi. Đàn lợn xã thường xuyên có
khoảng 5.000 con, đàn lợn nái là 420 con, đàn lợn thịt là 3.005 con. Đàn trâu bò có
104 con. Do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H5N1 làm số hộ chăn nuôi giảm, gia
trại giảm 50% hộ không nuôi. Số gia cầm trước khi phát dịch là 16.000 con. Với diện
tích ao hồ của địa phương ( 27,29ha), nhân dân đã chú trọng việc quy hoạch, cải tạo ao
hồ và đầu tư giống vốn nuôi trồng thủy sản theo hướng chăn nuôi công nghiệp. Nhiều
hộ quy hoạch diện tích ao hồ đạt tới 2ha trở lên, bên cạnh đó có nhiều hộ chuyển đổi
diện tích kém hiệu quả còn manh mún diện tích ao bé dưới 360m 2. Về diện tích ao
nuôi trồng thủy sản khi ổn định cao hơn từu 2 -3 lần so với sản xuất lúa. Giá trị thu
nhập từ nuôi trồng thủy sản trong năm sản lượng khoảng 116, 65 tấn. Tổng thu nhập từ
ngành chăn nuôi đạt 5.059 triệu đồng.
3.2.3.2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong 5 năm qua vẫn giữ được nhịp độ phát triển
theo phương thức gia đình tự quản lý lao động và tổ chức sản xuất có sự hướng dẫn
của nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng của nghề truyền thống, Đảng ủy đã lãnh
đạo phát động cho toàn dân tiếp tục duy trì phong trài nghề như: nghề mộc, nề, sản
xuất vật liệu...vv. Động viên khuyến khích các hộ tư nhân, các đoàn thể chính trị như
Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên tìm nghề và tổ chức truyền nghề cho nhân
dân sản xuất. Kết quả trong những năm qua địa phương đã du nhập được nghề làm đồ
gỗ, mây tre đan, nghề thêu...vv. Toàn xã đã có 234 hộ với 600 lao động tham gia làm
nghề. Ngoài ra còn một số lượng lớn lao động đi làm ăn ở xa, thu nhập hàng năm đạt
38.137 tỷ đồng.
Về xây dựng cơ bản: năm 2014 tiếp tục thực hiện cơ chế chính sách chủ trương
của UBND Tỉnh Thái Bình về việc quy hoạch đất để đầu tư xây dựng các công trình
phúc lợi cơ sở. UBND xã đã căn cứ vào nghị quyết Đảng ủy – HĐND xã tập trung quy
hoạch và khai thác tốt giá trị tiềm năng đất đai trong việc quy hoạch tạo nguồn vốn
đầu tư các công trình theo kế hoạch đề ra như sau: đầu tư xây dựng 7/9 công trình, vốn
dự kiến đầu tư là 776 triệu đồng. Trong đó các công trình như kè sông WB2, rãnh
thoát nước, sửa trường mầm non, trường THCS và trường tiểu học, bãi rác...
3.2.3.3. Khu vực kinh tế dịch vụ

Các hoạt động dịch vụ đang từng bước được hình thành trên cơ sở nhu cầu sản
xuất và tiêu dùng của các hộ gia đình. Với chức năng dịch vụ của HTX góp phần bảo
đảm các khâu dịch vụ cung cấp vật tư cho nhân dân phát triển kinh tế. Để đáp ứng nhu
25


×