Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.51 KB, 9 trang )

CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Câu 1. Khái niệm và phân loại môi trường.
*Khái niệm:
- Môi trường (theo điều 1, luật BVMT VN): MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu
tố vậy chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, và phát triển của con người, thiên nhiên.
*Phân loại môi trường:
- MT tự nhiên: bao gồm các yếu tố thiên nhiên như: vật lý, hóa học, sinh học tồn tại
khách quan bao quanh con người.
- MT xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người và con người tạo nên sự
thuận lợi hay trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân hay cộng đồng loài
người.
- MT nhân tạo: là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người tạo nên, chịu sự
chi phối của con người.
Câu 2. Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển
- KN phát triển: Là 1 quá trình nâng cao đk sống về vật chất và tinh thần của con
người bằng việc thúc đẩy các hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất, cải tiến quan
hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa.
*Mối quan hệ giữa MT và PT:
- Giữa MT và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau: MT là địa bàn và đối
tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi của
môi trường.
- Ảnh hưởng của phát triển lên môi trường:
+ Tích cực: HĐ phát triển cải tạo môi trường tự nhiên; tạo ra nguồn phí cải tạo
MT tự nhiên.
+ Tiêu cực: ÔNMT, cạn kiệt nguồn tài nguyên
- Ảnh hưởng của MT tới sự phát triển:
+ Tích cực: Cung cấp không gian cho các hoạt động phát triển; Cung cấp
nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế.
1


1


+ Tiêu cực: MT tự nhiên cũng tác động tới sự phát triển kinh tế xã hội thông
qua việc làm suy thoái nguồn tai nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát
triển; Gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế - xã hội cho
từng khu vực.
Câu 3. Hãy nêu và phân tích các chức năng cơ bản của môi trường
- MT là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- MT là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của
con người.
- MT là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt
động sản xuất của mình.
- MT là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên đến con người và sinh vật
trên trái đất.
- MT là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Câu 4. Tai biến địa chất là gì? Nguyên nhân, hậu quả của tai biến địa chất.
a. Khái niệm: "Tai biến địa chất là các hiện tượng tự nhiên tham gia

tích cực vào quá trình biến đổi địa hình bề mặt thạch quyển".
Tai biến địa chất là một dạng tai biến môi trường phát sinh trong
thạch quyển. Các dạng tai biến địa chất chủ yếu gồm núi lửa
phun, động đất, nứt đất, lún đất, trượt lở đất. Chúng liên quan tới
các quá trình địa chất xảy ra bên trong lòng trái đất.
b. Nguyên nhân chính: là do lớp vỏ trái đất hoàn toàn không đồng
nhất về thành phần và chiều dày, có những khu vực vỏ trái đất
mỏng manh hoặc các hệ thống đứt gãy chia cắt vỏ trái đất thành
những khối, mảng nhỏ. Do vậy, lớp vỏ trái đất trong thực tế luôn
chuyển động theo chiều đứng cũng như chiều ngang.
c. Hậu quả: gây nên các hiện tượng như: núi lửa phun trào,động

đát,sóng thần… thiệt hại đến con người,sinh vật và ảnh hưởng
trực tiếp đến kinh tế-xã hội
Câu 5. Cấu trúc phân tầng khí quyển theo chiều thẳng đứng.
Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển
thành năm tầng:
a) Tầng đối lưu

2

2


Tầng đối lưu nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở Xích
đạo 16 km, còn ở cực chỉ khoảng 8 km. Không khí trong tầng này chuyển động chủ
yếu theo chiều thẳng đứng.
Tầng đối lưu tập trung tới 80% khối lượng không khí của khí quyển, 3/4 lượng
hơi nước (từ 4 trở xuống) và các phần tử tro bụi, muôi, vi sinh vật... Chúng hấp thụ
một phần bức xạ mặt trời, nhờ ; mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh ;
đồng thời còn là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước ngưng lại xung quanh thành sương
mù, mây, mưa... Các phần tử vật chất rắn này càng lên cao càng ít, cũng là nguyên
nhân làm cho nhiệt độ ở tầng này giảm theo độ cao.
b) Tầng bình lưu

Tầng bình lưu, không khí khô và chuyển động thành luồng ngang, tầng này tập
trung phần lớn ôdôn. nhất là ớ độ cao từ 22 - 25 km. Do tia mặt trời đốt nóng trực tiếp
và ôdôn hấp thụ bức xạ mặt trời nên nhiệt độ ở tầng bình lưu tăng lên đến +10°c.
c) Tầng giữa
Tầng khí quyển giữa từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 - 80 km. Ở
tầng này nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -700C đến - 800C ở
đỉnh tầng.

d) Tầng ion (tầng nhiệt)
Ở đây không khí hết sức loãng, nhưng lại chứa nhiều ion là những hạt rất nhỏ
mang điện tích âm hoặc dương nên có tác dụng phản hồi những sóng vô tuyến điện từ
mặt đất truyền lên.
e) Tầng ngoài
Tầng khí quyển ngoài chủ yếu là khí hêli vả hiđrô, không khí ở tầng này rất
loãng.
Câu 6. Phân tích các tác động toàn cầu của ô nhiễm khí quyển
a. Khái niệm:Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi

quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc
gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)"
b. Các tác động mang tính toàn cầu của ô nhiễm khí quyển:
- Mưa acid: hậu quả: Làm pH nước sông, hồ có tính acid, làm cá chết . Nguy
hiểm hơn là có thể tác động trong thời gian dài vì làm ngưng sự sinh sản
của cá. Độ acid cao làm giải phóng kim loại độc có trong đá, đặc biệt là
nhôm, ngăn cản sự hô hấp của cá.Trên mặt đất, acid làm nước nhiễm độc và

3

3


-

-

-

làm hư hỏng tầng đất màu nhạy cảm, giết chết cây cối và các loài thủy sinh

vật.
Hiệu ứng nhà kính: Bức xạ sóng ngắn xuyên qua các lớp khí CO2 và lớp
ozone để xuống mặt đất. Khi xuống mặt đất, một phần của năng lượng này
được phản xạ vào không khí, một phần bị các chất trên mặt đất hấp thu, làm
cho bề mặt trái đất nóng lên. Khi bề mặt trái đất nóng lên lại bức xạ năng
lượng vào khí quyển dưới dạng các bức xạ bước sóng dài, chủ yếu là các
bức xạ nhiệt. Các bức xạ sóng dài không có khả năng xuyên qua "khí nhà
kính", gồm khí CO2, hơi nước, CH4, các hợp chất chloroflorocacbon
(CFC’s) và NO2. Khí nhà kính có mặt trong khí quyển sẽ hấp thu những
bức xạ sóng dài, được sưởi nóng và lại phản xạ ra mọi phía trong đó có phía
lên bề mặt của trái đất.
Suy thoái tầng ozon: do hàm lượng CFC’s và Br tích lũy nhiều ở tầng bình
lưu đã làm lớp ozone bị mỏng đi, tia cực tím lọt xuống nhiều, ảnh hưởng
đến sinh vật phù du trên biển và cá con, đến sản lượng của các giống cây
nhạy cảm như cà chua, đậu nành và bông. Đối với con người, có thể bị
hỏng mắt, ung thư da, ức chế hệ miễn dịch.
Hiện tượng nghịch đảo nhiệt: là khi lên cao nhiệt độ không khí càng
giảm( trong điều kiện thuận nhiệt), trong một số trường hợp ngược lại khi
càng lên cao nhiệt độ không khí càng tăng.

Câu 7. Trình bày khái niệm tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo.
*Tài nguyên tái tạo:
Là các dạng TNTN có thể tạo ra liên tục và được con người sử dụng lâu dài
như: rừng, các loại thủy, hải sản ở sông, hồ, biển, độ phì nhiêu của đất… Các loại tài
nguyên tái tạo được đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống của sinh vật vì chúng
là nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu cho sinh vật và các nhu cầu cần thiết khác; đây là
các tài nguyên không giới hạn.
*Tài nguyên không tái tạo:
Gồm các khoáng vật hay các nguyên nhiên vật liệu được tạo thành trong suốt
quá trình hình thành và phát triển của vỏ trái đất, các tài nguyên này có một khối

lượng nhất định và bị hao hụt dần sau khi được khai thác để phục vụ cho sự phát triển
kinh tế, khoa học – kỹ thuật của xã hội loài người.
Câu 8. Tài nguyên khoáng sản, các tác động đến môi trường do khai thác tài
nguyên khoáng sản.
Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất
trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên
tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày.
4

4


Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng
sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của
loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi
trường sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng
vật chất có ích và của cải của con người. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên
khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc và
hơi khí độc (SO2, CO, CH4 v.v...).
*Các tác động đế môi trường do khai thác tài nguyên khoáng sản:
Các hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang gây ra nhiều tác động xấu đến
môi trường xung quanh.Biểu hiện rõ nét nhất là việc sử dụng chưa thực sự có hiệu quả
các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường;
tích tụ hoặc phát tán chất thải rắn; làm ảnh hưởng đến nguồn nước, ô nhiễm nước, ô
nhiễm không khí, ô nhiễm đất; tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải axit mỏ; làm ảnh hưởng
đến đa dạng sinh học; gây tiếng ồn và chấn động; sự cố môi trường; tác động đến
công nghiệp nói chung; tác động đến kinh tế – xã hội; gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và
an toàn của người lao động. Những hoạt động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện
sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi
trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị và xã hội của cộng đồng một

cách sâu sắc.
Câu 9. Tài nguyên nước, vai trò của nước đối với môi trường và con người.
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng
vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông
nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều
cần nước ngọt.
* Vai trò của nước đối với môi trường và con người:
- Vai trò của nước đối với môi trường: Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống
trên, nước còn là chất mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và
tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.
Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.
- Vai trò của nước đối với con người:
Nướcvận chuyển chất dinh dưỡng và ôxy nuôi dưỡng mọi bộ phận; là dung môi
hòa tan các chất; duy trì nhiệt độ trung bình; tham gia quá trình hấp thu và chuyển hóa
thức ăn thành năng lượng để cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể; thải trừ các chất
cặn bã qua hệ tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp, da; bảo vệ các cơ quan tránh bị tổn thương do
chấn thương; là thành phần chính của chất nhờn bảo vệ các khớp xương, tránh viêm
sưng, đau nhức trong mọi vận động; làm ẩm không khí giúp sự hô hấp nhịp nhàng;
5

5


phòng chống sự hình thành các cục máu đông ở động mạch của tim, não, giảm nguy
cơ tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim; cần thiết cho quá trình sản xuất các
chất dẫn truyền thần kinh, các nội tiết tố điều hòa các chức năng sống và các phản ứng
sinh hóa của cơ thể.
Một người có thể nhịn ăn trong vài tuần mà vẫn sống nhưng nếu nhịn uống
trong 3 hoặc 4 ngày thì sẽ bị tử vong. Vì trong cơ thể con người, nước chiếm 60 –
70% trọng lượng cơ thể, phân bố ở mọi cơ quan như não, máu, tim, gan, phổi, thận,

xương khớp, cơ bắp... và có vai trò rất quan trọng trong thành phần cấu tạo nên các cơ
quannhư: trong não nước chiếm 85%, máu 92%, dịch dạ dày 95%,cơ bắp 75%, xương
22%, răng 10%... Nếu các bộ phận này thiếu nướcnhẹ và vừa sẽ làm cho cơ thể mệt
mỏi, buồn ngủ, khóc có ít nước mắt; đi tiểu ít, táo bón; da khô, ngứa, vì các tế bào da
thiếu nước bị bong tróc, nổi mụn trứng cá; chảy máu mũi vì niêm mạc khô, mạch máu
dễ tổn thương; nhức đầu, chóng mặt, cơ bắp mềm yếu; dễ tái phát viêm tiết niệu vì ít
nước tiểu nên không loại trừ được các chất cặn bã và vi khuẩn qua đường tiểu; sỏi
thận cũng dễ hình thành hoặc tái sinh do sự cô đặc các chất khoáng; tăng nguy cơ
viêm nhiễm miệng, họng, đường hô hấp do không khí qua mũi không được làm ẩm,
gây kích thích và làm cho phổi nhạy cảm với khói, bụi, các hóa chất, viêm mũi dị
ứng... Trường hợp thiếu nước trầm trọng sẽ dẫn đến hạ huyết áp, tim đập nhanh, tiểu
tiện ít; miệng khô, rất khát nước; da, niêm mạc khô, không có mồ hôi; mắt khô và
sưng đau, cơ thể mất thăng bằng...
Câu 10. Tài nguyên rừng, tác động của tài nguyên rừng tới môi trường sống của
con người.
Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên
tái tạo được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị suy thoái
không thể tái tạo lại. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất
đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích
khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí. Con người có thể sử
dụng tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản
phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống. Ở những vùng khí hậu khác nhau thì tài nguyên
rừng cũng khác nhau.
*Tác động của tài nguyên rừng tới môi trường sống của con người
Rừng che phủ một phần ba diện tích lục địa, thực hiện nhiều chức năng, cung
cấp các dịch vụ thiết yếu và duy trì sự sống trên hành tinh. Hiện nay, sinh kế của 1,6
tỷ người trên trái đất phụ thuộc vào rừng. Rừng đóng vai trò quan trọng trong cuộc
chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, cung cấp ôxy cho khí quyển và giữ lại lượng
lớn CO2 thải ra.
Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc tích trữ nước cho các dòng sông, là

nguồn cung cấp nước cho gần 50% các thành phố lớn nhất thế giới. Rừng tạo ra và
duy trì độ phì nhiêu cho đất; giúp điều chỉnh tác động tiêu cực của các hiện tượng thời
tiết cực đoan như bão, lũ và hạn hán…
6

6


Tầm quan trọng của rừng còn thể hiện ở chỗ, rừng là hệ sinh thái có giá trị đa
dạng lớn nhất và là nơi sinh sống của hơn một nửa các loài động vật, thực vật và côn
trùng trên cạn.
Rừng cũng cung cấp nơi ở, việc làm, tạo an ninh sinh kế và các nền văn hóa
liên quan đến những cộng đồng định cư trong khu vực rừng. Rừng là lá phổi xanh của
trái đất, là yếu tố quyết định sự sống còn của hơn bảy tỷ dân trên hành tinh.
Những giá trị của rừng đối với cuộc sống là rất to lớn. Tuy nhiên, bất chấp tất
cả những lợi ích vô giá của rừng về kinh tế, xã hội, sinh thái và sức khỏe, con người
vẫn đang tàn phá rất nhiều các khu rừng cần cho cuộc sống và hơi thở của chúng ta.
Tác dụng của rừng đối với đời sống con người rất đa dạng, trước hết rừng cung
cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, phục vụ
nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái...
Câu 11. Các vấn đề dân số, mối quan hệ giữa dân số và môi trường.


Các vấn đề về dân số :
Gia tăng dân số
Phân bố không đồng đều
Sự di cư
Sự đô thị hóa
• Mối quan hệ giữa dân số và mt và mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau :
Dân số tác động đến môi trường :

- Gia tăng dân số dẫn đến sức ép lớn đối với tài nguên và môi trường trái
đất do khai thác quá mức phục vụ cho các nhu cầu nhà ở,lương
thực,công nghiệp..
- Tạo ra nguồn thải quá lớn vượt khả năng tự phân hủy của mt tự nhiên
- Chênh lệch phát triển giữa các nước tạo nên sự chênh lệch giàu –nghèo,
sự đói nghèo ở các nước đang phát triển,sự dư thừa ở các nước công
nghiệp,dẫn đến tình trạng di dân. điều đó làm cho môi trường đô thị
ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.
Môi trường tác động đến dân số :
-

ô nhiễm mt có thể làm giảm dân số cũng như sự phát triển của kinh tế xã hội. ô nhiễm làm gia tăng khả năng tử vong,bệnh tật ảnh hưởng xấu
lên kinh tế-xh. ô nhiễm mt cũng có thể làm thay đổi thái độ của con
người từ đó thay đổi luật lệ, cách thức khai thác và sử dụng tài nguyên.

Câu 12. Nguyên tắc, mục tiêu phát triển bền vững.
*Ngyên tắc PTBV :
-Thứ nhất: Con người là trung tâm PTBV
7

7


- Thứ 2: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm.
- Thứ 3: Bảo vệ và cải thiện chất lượng MT là 1 yếu tố không thể tách rời của quá
trình PT
- Thứ 4: Quá trình PT phải đảm bảo đáp ứng 1 cách công bằng nhu cầu của thế hệ
hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai.
- Thứ 5: Khoa học công nghệ là nền tảng và động lực cho CNH – HĐH, thúc đẩy PT
nhanh, mạnh và bền vững đất nước.

- Thứ 6: PTBV là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các nghành và địa
phương của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể XH, các cộng đồng dân cư và mọi
người dân.
- Thứ 7: Gắn chặt việc xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế,
quốc tế để PTBV đất nước.
- Thứ 8: Kết hợp chặt chẽ giữa PTKT – PTXH và BVMT với đảm bảo quốc phòng, an
ninh và trật tự an toàn XH.
*Mục tiếu của PTBV : Đạt được sự đầy dủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn
hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa của con
người vào tự nhiên. Phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa được 3 mặt là
phát triển KT, phát triển XH và BVMT :
- Mục tiêu PTBV về KT:
+ Đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu KT hợp lý.
+ Đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân
+ Tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh đẻ lại gánh nặng
nợ nần cho các thế hệ mai sau
-Mục tiêu PTBV về xã hội
+ Đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
+ Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
-Mục tiêu PTBV về MT
+ Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiêm, có hiệu quả TNTN.
+ Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ÔNMT.
+ Bảo vệ MT sống và ĐDSH
8

8


+ Khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng MT.


9

9



×