Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Ảnh hưởng xuất khẩu lao động đến thu nhập của người dân xã diễn lộc huyện diễn châu tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.68 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
-------oOo------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ẢNH HƯỞNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA NGƯỜI DÂN XÃ DIỄN LỘC, HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH
NGHỆ AN

Phạm Thị Giang

Niên khóa: 2012 - 2016

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
-------oOo------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ẢNH HƯỞNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA NGƯỜI DÂN XÃ DIỄN LỘC, HUYỆN DIỄN CHÂU,
TỈNH NGHỆ AN


Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Phạm Thị Giang
Lớp: K46A – KTNN
Niên khóa: 2012 – 2016

PGS.TS. Mai Văn Xuân

Huế, tháng 5 năm 2016
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp cuối khóa nhằm thực hiện tốt việc “học đi đôi với hành”, “lý
luận gắn liền với thực tiễn” giúp cho sinh viên rèn luyện được kỉ năng thực hành.

SVTH: Phạm Thị Giang

2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

Đồng thời thông qua việc thực tập giúp em học hỏi được kinh nghiệm, vận dụng các
kiến thức đã học vào thực tế, trang bị cho em được những kiến thức và phương pháp
nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, thực tập cuối khóa còn là tiền đề, là bước đầu để em có
được cái nhìn về thực tế khi đi làm việc.
Được sự phân công của Khoa Kinh Tế và Phát Triển trường Đại Học Kinh Tế Huế,
được sự nhất trí của giáo viên hướng dẫn và cơ sở thực tập, tôi đã tiến hành nghiên cứu

đề tài: “ Ảnh hưởng xuất khẩu lao động đến thu nhập của người dân xã Diễn Lộc,
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”.Trong quá trình thực hiện, tôi đã bám sát vào nội
dung và vận dụng các phương pháp nghiên cứu. Tuy nhiên, do kinh nghiệm còn hạn
chế, sự am hiểu về công việc chưa được thấu đáo, kiến thức chuyên ngành chưa sâu
sắc, nên không tránh khỏi những sai sót.Vì vậy, kính mong nhận được sự góp ý của
quý thầy cô cũng như đơn vị thực tập tốt nghiệp.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS Mai Văn Xuân người đã trực tiếp hướng dẫn tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành bài tốt nghiệp của
mình.
Đồng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến UBND xã Diễn Lộc trong thời gian thực tập tốt
nghiệp ở đây, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ chủ tịch xã, các phòng ban, đặc
biệt là phòng nông nghiệp – môi trường đã tiếp nhận và hướng dẫn tôi. Ngoài ra, tôi
muốn gửi lời cảm ơn đến các bà con nông dân đã hợp tác cung cấp số liệu và những
thông tin cần thiết để tôi hoàn thành bài tốt nghiệp của mình. Xin cảm ơn sự giúp đỡ
tận tình của gia đình, bạn bè luôn ở bên tôi, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để
tôi hoàn thành bài tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi kính chúc quý thầy cô sức khỏe dồi dào, đồng gửi lời chúc đến toàn
thể anh chị em, cô bác đang làm việc tại UBND xã Diễn Lộc đạt được nhiều thành
công trong cuộc sống và công việc của mình.
Huế, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Phạm Thị Giang

MỤC LỤC

SVTH: Phạm Thị Giang

3


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

DANH MỤC CÁC CHỮ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BQ
BQC
CC
ĐVT
GT

NN
SXNN
TTCN
TNBQ
UBND
XKLĐ
NĐ-CP
DL
CHDC
HDBT
CT/TƯ
NXB

SVTH: Phạm Thị Giang

Bình quân
Bình quân chung
Cơ cấu
Đơn vị tính
Giá trị

Lao động
Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp
Thu nhập bình quân
Ủy ban nhân dân
Xuất khẩu lao động
Nghị định chính phủ
Diễn Lộc
Cộng hòa dân chủ
Hội đồng bộ trưởng
Chỉ thị tối ưu
Nhà xuất bản

4


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

SVTH: Phạm Thị Giang

5



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Xã Diễn Lộc là một xã thuần nông, nằm ở phía nam huyện Diễn Châu, dân số
đông, trong khi quỹ đất nông nghiệp lại có hạn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ sở
hạ tầng còn thấp kém, chất lượng lao động còn thấp, tỷ lệ lao động nhàn rỗi cao. Ngoài
ra, còn có một lượng lao động đã qua đào tạo bài bản nhưng không tìm được việc làm
phải chấp nhận làm công nhân trong các công ty.
Thực trạng đó đã đặt ra một áp lực lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội xã Diễn
Lộc huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An. Từ những thực trạng đó, thì việc xuất khẩu lao
động là một giải pháp rất có ý nghĩa đối với toàn xã. Nguồn thu nhập mà các lao động
nước ngoài mang về hàng năm đã trang trải được cuộc sống của gia đình, giúp cho
kinh tế của các hộ gia đình ngày càng khấm khá hơn.
Xuất khẩu lao động là một hướng giải quyết việc làm mới cho khu vực nông
nghiêp nông thôn hiện nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà xuất khẩu lao động đem lại thì cũng có
không ít những vấn đề tiêu cực nảy sinh.
Chính từ những thực tế đó, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Ảnh hưởng xuất khẩu
lao động đến thu nhập của người dân xã Diễn Lộc huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ
An” để nghiên cứu.
1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề xuất khẩu lao động.
 Đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động của toàn xã.
 Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ xuất khẩu lao động đến kinh tế hộ

gia đình.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động.
2. Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập số liệu.
 Phương pháp phân tích.
 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo.

SVTH: Phạm Thị Giang

6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

3. Kết quả nghiên cứu

Diễn Lộc là xã nằm cách thị trấn Diễn Châu khoảng 6km, phía Đông giáp với xã
Diễn Thịnh, phía Tây giáp với các xã Diễn Thọ, Diễn Phú, phía Nam giáp với xã Diễn
An, và phía Bắc giáp với xã Diễn Tân.
Xã có diện tích 706,10 ha, số hộ 1647, dân số 6943 người, mật độ dân số đạt 983
người/km2 (theo thống kê năm 2015).
Là một xã dồi dào về lao động, với quỹ đất nông nghiệp sẵn có không thể đáp ứng
đầy đủ việc làm cho lao động của toàn xã. Vì vậy, xuất khẩu lao động là một hướng
giải quyết việc làm rất có hiệu quả đối với người dân. Không những thế mà nó còn góp
phần tạo nên sự phát triển kinh tế cho toàn xã.
Hiện tượng xuất khẩu lao động đã mang lại nhiều lợi ích cho xã Diễn Lộc như: giải
quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống người dân, nâng cao trình độ
chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho người lao động.
Bên cạnh những lợi ích trên thì việc đi xuất khẩu lao động cũng mang đến những
hệ lụy cho người dân nơi đây: nợ nần, bỏ trốn, phá hợp đồng, gây bất hòa cho gia đình,
cha mẹ già không được chăm sóc, con cái không được sự quan tâm và chăm sóc của

cha mẹ, lao động chê đồng ruộng, mất trật trự xã hội…
Từ những thực tế đó của xã mà những năm gần đây xã có những biện pháp thiết
thực hơn nữa để khuyến khích lao động tham gia xuất khẩu có hiệu quả hơn, để lao
động vừa có việc làm vừa có thu nhập cao nhưng gia đình luôn bền vững và xã hội
phát triển tốt, dân giàu nước mạnh.
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới không ngừng phát triển, các vấn đề kinh tế hội nhập và mở cửa đang từng

bước đi lên. Xuất khẩu lao động đã trở thành vấn đề không còn xa lạ đối với các nước
đang phát triển như ở Việt Nam.
Xuất khẩu lao động là một lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng của quốc gia, nó
có vai trò quan trọng về mặt kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa. Hiện nay, vấn đề lao
động, thu nhập, và giải quyết việc làm đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc
gia và đặc biệt là ở Việt Nam - nước đang phát triển.
Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng nhất nước, 16.493,7 km, dân số đứng thứ 2, sau
tỉnh Thanh Hóa với tổng cộng 2.978.700 người ( theo thống kế năm 2013). Đời sống

SVTH: Phạm Thị Giang

7


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

người dân còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, giao thông kém phát

triển, giáo dục y tế còn nhiều bất cập.
Diễn Lộc thuộc huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An là một xã thuần nông trong khi
quỹ đất nông nghiệp có hạn, dân số ngày càng phát triển cao , chịu ảnh hưởng của điều
kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, kinh tế xã hội, chất lượng lao động thấp. Một số lao
động đã qua đào tạo nhưng chưa có việc làm, thậm chí một lượng lớn là sinh viên đại
học, cao đẳng ra trường không có việc làm phải chấp nhận làm công nhân trong các
công ty, nhà máy. Những vân đề này, đặt ra một áp lực lớn cho người dân toàn xã
Diễn Lộc.
Đứng trước thực trạng đó, thì vấn đề xuất khẩu lao động là một giải pháp có ý
nghĩa đối với toàn xã. Theo thống kê, nguồn thu nhập mà các lao động mang về hằng
năm từ các nước ngoài tăng cao để trang trải cuộc sống gia đình, ổn định kinh tế.
Tuy nhiên bên cạnh đó, xuất khẩu lao động cũng có không ít khó khăn như thiếu
vốn, lao động Việt Nam ra nước ngoài chưa theo kịp công nghệ ở nước họ, một số lao
động qua nước ngoài không làm ăn được khi về nước không đủ tiền trả nợ, thêm túng
thiếu,... Và vấn đề đặt ra ở đây là hiện tượng xuất khẩu lao động ở xã Diễn Lộc, huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An diễn ra như thế nào? Có tác động gì đến kinh tế hộ gia đình?
Cũng từ những thực tế đó, tôi đã quyết định chọn đề tài:” Ảnh hưởng xuất khẩu lao
động đến thu nhập của người dân xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”
để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.
Mục tiêu chung
Nhằm góp phần nâng cao tính hiệu quả của xuất khẩu lao động, cải thiện đời
sống của người dân, nâng cao thu nhập, giảm khoảng cách giàu nghèo.
2.2.
Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hóa một cách khoa học về thực trạng xuất khẩu lao động ở xã Diễn
Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
 Đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động của toàn xã Diễn Lộc.
 Những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực từ việc xuất khẩu lao động đến kinh tế hộ


gia đình trong toàn xã.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động.
3.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1.
Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về nội dung:

SVTH: Phạm Thị Giang

8


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

Những tác động của việc xuất khẩu lao động đến các hộ gia đình và địa
phương trên phương diện kinh tế - xã hội.
 Phạm vi không gian:
Tập trung nghiên cứu các hộ có lao động đi xuất khẩu lao động của xã Diễn
Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
 Phạm vi thời gian:
Phân tích thực trạng và ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống người
3.2.

dân xã Diễn Lộc đến năm 2015.
Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội gắn liền với xuất khẩu lao động ở xã.

SVTH: Phạm Thị Giang

9


Chuyên đề tốt nghiệp

4.

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

Phương pháp nghiên cứu
4.1.
Phương pháp thu thập số liệu
 Số liệu thứ cấp:
Tập hợp từ các báo cáo định kì hằng năm, các chủ trương, mục tiêu phát triển
kinh tế ở xã Diễn Lộc.
 Số liệu sơ cấp:
Thu thập bằng cách điều tra 30 hộ thuộc 3 xóm của xã có người đi xuất khẩu
4.2.

lao động.
Phương pháp so sánh
Từ việc thu thập số liệu đã có của những hộ có người đi xuất khẩu lao động tôi

lập thành bảng để so sánh những mặt tiêu cực, tích cực của vấn đề xuất khẩu lao
động
4.3.


Phương pháp phân tích số liệu
Lấy số liệu từ các báo cáo của các năm xin từ UBND xã Diễn Lộc, những số liệu

thu thập được trong quá trình điều tra phỏng vấn hộ sau đó, tôi tiến hành xử lý và
phân tích chủ yếu bằng phương pháp thống kê so sánh.
4.4.
Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Qua điều tra hộ, và hỏi những kinh nghiệm từ những cán bộ ở trong xã, tìm đọc
các tài liệu tham khảo của các bài luận văn cũng như các bài báo liên quan đến vấn
5.

đề xuất khẩu lao động.
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về tình hình xuất khẩu lao động của các hộ nông dân trong xã Diễn
Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”.

SVTH: Phạm Thị Giang

10


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.


Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.
Khái niệm nhân lực
Nhân lực bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã
hội ( kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành
viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, kỷ năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo
đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp .
1.1.2.

Khái niệm nguồn nhân lực

Đây là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí lực. Thể lực phụ thuộc
vào tình trạng sức khoẻ của con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ
làm việc, nghĩ ngơi… trí lực là nguồn tiềm tàng to lớn của con người, đó là tài năng,
năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách…
1.1.3.

Khái niệm lao động

Khái niệm lao động được sử dụng rất rộng rãi, và nó có rất nhiều cách định nghĩa
khác nhau.
Theo luật lao động, thì lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo
ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất
lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.
Theo kinh tế học thì lao động được xem là một yếu tố sản xuất do con người tạo
ra và là một dịch vụ hay hàng hóa.
Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự
nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. Thực chất là sự vận động của sức lao
động trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động cũng chính là quá
trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ

nhu cầu con người. Có thể nói lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh
tế.

SVTH: Phạm Thị Giang

11


Chuyên đề tốt nghiệp

1.1.4.

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

Khái niệm về nguồn lao động

Nguồn lao động là khái niệm có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc xác định
và tính toán cân đối lao động – việc làm trong xã hội.
Theo giáo trình kinh tế phát triển, trường Đại Học Kinh Tế quốc dân, Hà Nội thì
nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật
có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong
các ngành kinh tế quốc dân.
1.1.5.

Khái niệm sức lao động

Theo C.Mác thì sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn
tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận
dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động là khả năng lao
động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực

lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội.
1.1.6.

Khái niệm việc làm

Theo bộ luật lao động, điều 13 “ mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp
luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Tỷ lệ người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế được tính theo công
thức:
Tvl (%) = Nvl/Dkt
Trong đó: Tvl: % người có việc làm
Nvl: Số người có việc làm
Dkt: Dân số hoạt động kinh tế
Trên thực tế, việc làm được thể hiện dưới 3 hình thức:
 Một là làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc nhận hiện

vật cho công việc đó.
 Hai là làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân có quyền
sử dụng hoặc quyền sở hửu( môt phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất
để tiến hành công việc đó.
 Ba là làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả
thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó.

SVTH: Phạm Thị Giang

12


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

Theo quan điểm của C.Mac: “ việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa
sức lao động và những điều kiện cần thiết ( vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ …) để
sử dụng sức lao động đó.
1.1.7.

Giải quyết việc làm

Theo Nguyễn Hửu Dũng (2004) giải quyết việc làm là tạo ra các cơ hội để người
lao động có việc làm và tăng thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình,
cộng đồng và xã hội.
Giải quyết việc làm có vai trò hết sức quan trọng trong xã hội, nhất là vùng nông
thôn, khi mà số lượng lao động dư thừa đông. Nó không những tăng thu nhập cho
người dân, nâng cao cuộc sống mà còn giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, giảm các tệ
nạn xã hội.
1.1.8.

Khái niệm xuất khẩu lao động

Có nhiều cách hiểu về thuật ngữ xuất khẩu lao động, một trong những cách hiểu
đó là:
Thuật ngữ xuất khẩu lao động được sử dụng ở Việt Nam để chỉ hoạt động chuyển
dịch lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Tham gia vào quá trình này gồm
hai bên: bên xuất khẩu lao động và bên nhập khẩu lao động.
Xuất khẩu lao động là hoạt động mua, bán hàng hoá sức lao động nội địa cho
người sử dụng lao động nước ngoài.
Người sử dụng lao động nước ngoài ở đây là chính phủ nước ngoài hay cơ quan,
tổ chức kinh tế nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động trong nước.
Xuất khẩu lao động là việc lao động của một nước có nhu cầu ra nước khác làm

việc trong một thời gian nhất định. Xuất khẩu lao động hiện nay đang là xu thế mang
tính khách quan của các nước đang phát triển và kém phát triển.
Theo ghị định số 152/NĐ-CP nêu rõ :“ Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một
hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn lực, giải quyết việc làm, tạo thu
nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho
đất nước…
Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, “Người lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều

SVTH: Phạm Thị Giang

13


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người
lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Nhà nước ta cũng thể hiện sự quan tâm đối với hoạt động này thông qua việc
khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị
trường lao động nhằm tạo việc làm ở nước ngoài cho người lao động Việt Nam theo
quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật của nước mà có lao động
Việt Nam làm việc. Đồng thời Đảng và Nhà nước còn thể hiện sự quan tâm cụ thể
trong việc chỉ đạo, thu hút được sự quan tâm của các ngành, các cấp và các đoàn thể
cũng như gia đình và bản thân người lao động trong hoạt động xuất khẩu lao động.
 Các hình thức xuất khẩu lao động:

Điều 134a – Bộ luật lao động đã có quy định, Xuất khẩu lao động có thể

được thực hiện thông qua các hình thức :
 Đưa lao động đi bồi dưỡng, học nghề, nâng cao trình độ và làm

việc có thời gian ở nước ngoài: hình thức n à y được chúng ta thực
hiện chủ yếu trong giai đoạn 1980 -1990. Thông qua việc ký hiệp
định hợp tác, sử dụng lao động với các nước: Liên xô (cũ), CHDC
Đức, Tiệp Khắc trước đây. Đây là hình thức được áp dụng cho cả
hai đối tượng là lao động có nghề và lao động không có nghề.
 Hợp tác lao động và chuyên gia: là hình thức được áp dụng đối với
các nước Trung Đông và Châu Phi trong việc cung ứng lao động
và chuyên gia sang làm việc tại một số nước. Số lao động này có
thể đi theo các đoàn, đội hay các nhóm, cá nhân…
 Đưa lao động đi làm tại các công trình doanh nghiệp Việt Nam
nhận thầu khoán xây dựng, liên doanh hay liên kết tạo ra sản phẩm
ở nước ngoài hay đầu tư ra nước ngoài: được áp dụng chủ yếu
trong lĩnh vực xây dựng. Người lao động thuộc quyền quản lý của
các doanh nghiệp Việt Nam được đi nước ngoài làm việc đồng bộ
tại các công trình cho doanh nghiệp Việt Nam.
 Cung ứng lao động trực tiếp theo các yêu cầu của công ty nước

ngoài thông qua các hợp đồng lao động được ký kết bởi các doanh

SVTH: Phạm Thị Giang

14


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân


nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động. Được hình thành
từ sau khi có nghị định 370/HĐBT ngày 9/11/1991 của Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hình thức này đã trở nên phổ biến
nhất hiện nay.
 Người lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng

khi làm thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh
về XKLĐ để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước, với
tổ chức kinh tế đưa đi và cũng là để đảm bảo quyền lợi cho người
lao động trong quá trình làm việc ở nước ngoài. Hình thức này hiện
nay ở nước ta chưa phổ biến lắm. Do người lao động vẫn chưa có
nhiều cơ hội để tiếp xúc và tìm hiểu về các công ty nước ngoài
đang cần thuê lao động một cách trực tiếp và phổ biến.
 XKLĐ tại chỗ là hình thức các tổ chức kinh tế của ta cung ứng lao

động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm: các
xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các khu chế xuất, khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, các tổ chức, cơ quan ngoại giao của
nước ngoài tại Việt Nam.

SVTH: Phạm Thị Giang

15


Chuyên đề tốt nghiệp

1.2.


GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

Xuất khẩu lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1.
Đặc điểm của xuất khẩu lao động
 Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế:
Ở nhiều nước trên thế giới, XKLĐ được xem là một trong những giải pháp

quan trọng thu hút lực lượng lao động lớn và là nguồn thu ngoại tệ khá cao
thông qua hình thức chuyển tiền về nước của người lao động và các lợi ích
khác như: thu thuế từ việc xuất ngoại, các dịch vụ máy bay...
 Xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội:
Thực chất, XKLĐ không tách rời khỏi người lao động. Do vậy, mọi chính
sách pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ phải kết hợp với các chính sách xã hội.
Phải đảm bảo làm sao để người lao động Việt Nam ở nước ngoài được làm
việc, ăn, ở, môi trường sống và có mức lương như trong hợp đồng.
Ngoài ra, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ việc làm cho những lao
động khi trở về nước.
 XKLĐ diễn ra trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt:
Tính gay gắt trong cạnh tranh của XKLĐ xuất phát từ hai nguyên nhân chủ
yếu. Một là, xuất khẩu lao động mang lại lợi ích kinh tế khá lớn cho các nước
đang có khó khăn về giải quyết việc làm. Chính vì vậy, các nước xuất khẩu lao
động tìm cách chiếm lĩnh thị trường. Các thị trường truyền thống như: Đài
Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản...đang ngày càng thu hút được số lượng lớn các lao
động của các nước khác, nhất là ở Việt Nam.
 Phải bảo đảm lợi ích của ba bên trong quan hệ xuất khẩu lao động:
Ở đây thể hiện ở lợi ích đối với kinh tế của Nhà nước thông qua các hoạt
động thu phí, ngoại tệ được gửi về nước.
Lợi ích của tổ chức xuất khẩu lao động là các khoản thu được chủ yếu từ
các loại phí giải quyết việc làm ngoài nhờ vào các khoản thu từ chi phí môi

giới, phí đào tạo, sau đó mang lợi ích cho chủ doanh nghiệp nhờ khoản lợi
nhuận thu được từ hoạt động của doanh nghiệp.
Còn lợi ích của người lao động là khoản thu nhập mà lao động nhận được
thường cao hơn gấp mấy lần so với thu nhập khi làm trong nước. Số tiền đó đủ
để trang trải cuộc sống của họ, gửi về cho người thân đầu tư vốn để kinh doanh
hoặc gửi ngân hàng.

SVTH: Phạm Thị Giang

16


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

Do đó, các bên luôn cố gắng để thu được lợi nhuận là cao nhất có thể. Để
giải quyết được vấn đề đó thì Nhà nước, các tổ chức cũng như các ban ngành
phải chấn chỉnh có các chính sách phù hợp để đảm bao lợi ích toàn bộ ba bên.
Vai trò của xuất khẩu lao động

1.2.2.

XKLĐ là một hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho toàn xã hội về mọi mặt
đặc biệt là về mặt kinh tế.


Xuất khẩu lao động làm tăng thu ngoại tệ dưới dạng tiền gửi về của
những nguời lao động ở nước ngoài cho gia đình họ. Ðây là một nguồn
thu hàng năm rất quan trọng đối với đất nước nói chung và của từng

địa phương, tăng mức thu nhập cho gia đình, nâng cao mức sống của

người dân.
 Tăng thu ngân sách nhà nước. Theo thống kê, hàng năm luợng tiền thu
đuợc từ xuất khẩu lao động rất lớn, Nhà nước thu thuế của các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động cũng như các hoạt
động gián tiếp như phí máy bay, phí xuất ngoại…
 Giải quyết việc làm cho nguời lao động. Hiện nay tình trạng thất
nghiệp của các nước đang phát triển, các nước phát triển là rất lớn.
Một lượng lớn lao động có trình độ nhưng không tìm được việc phải
làm công nhân trong các nhà máy. Mà xuất khẩu lao động giải quyết
một số luợng lớn lao động hàng năm, nhưng chủ yếu là những lao
động có trình độ học vấn và chuyên môn thấp. Chính vì vậy, hoạt động
XKLĐ là rất cần thiết.
 Góp phần nâng cao trình độ nguời lao động về văn hoá, ngoại ngữ, về
tay nghề chuyên môn, tiếp thu đuợc lối sống và tác phong làm việc của
nước ngoài. Các lao động có thể học hỏi đuợc cách làm, công nghệ,
cách quản lý…của nước nhập khẩu.
 Ðưa lao động đi làm việc tại nước ngoài giúp Nhà nước giảm đuợc

khoản chi phí đầu tư đào tạo nghề và tạo chỗ làm việc mới cho nguời
lao động.

SVTH: Phạm Thị Giang

17


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

 Thắt chặt mối quan hệ sẵn có và mở rộng mối quan hệ với nước ngoài.

Tạo ra sự đoàn kết anh em giữa Việt Nam với các nước có lao động
Việt Nam đang làm việc tại đó.
1.2.3.

Tiềm năng xuất khẩu lao động của Việt Nam

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong năm 2015, một số thị trường
truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia… tiếp tục có nhu cầu cao trong
việc tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam. Đặc biệt, thị
trường tiềm năng như Hàn Quốc sẽ dần tạo thêm cơ hội cho lao động.
Có thể thấy, trong mấy năm qua nhiều giải pháp đã được thực hiện để chấn
chỉnh công tác quản lý các doanh nghiệp có chức năng đưa lao động đi làm việc
nước ngoài.
Lao động xuất khẩu ra nước ngoài ngày càng tăng với số lượng lớn, đồng
thời tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể. Việt Nam trong những năm vừa qua, lĩnh
vực XKLĐ có những bước tiến đáng kể. Thu nhập của người dân tăng, cuộc
sống gia đình ấm no hạnh phúc hơn, một số hộ có con đi làm XKLĐ tốt về đưa
thêm anh em người thân đi để giải quyết được một lượng lớn lao động thất
nghiệp, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tay nghề.
Song song với nó, sẽ chú trọng nâng cao năng lực các doanh nghiệp, các
công ty, ban ngành có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo
hiệu quả, công khai, minh bạch, thỏa thuận trước mọi vấn đề về tiền lương, hợp
đồng lao động, thời gian làm việc…để đảm bảo quyền lợi cho người lao động
nước mình khi ra làm việc tại nước ngoài. Đồng thời phải nghiêm chỉnh chấp
hành pháp luật, xử lý nghiêm minh với các trường hợp vi phạm pháp luật.


SVTH: Phạm Thị Giang

18


Chuyên đề tốt nghiệp

1.2.4.

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

Mối quan hệ xuất khẩu lao động và giải quyết việc làm trong thời đại
ngày nay

Vấn đề giải quyết việc làm hiện nay luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng
và Nhà nước ta. XKLĐ đã góp phần thực hiện được các mục tiêu tạo việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động, tăng ngân sách quốc gia, thu được một nguồn
lớn ngoại tệ. Bên cạnh đó, quy mô XKLĐ của nước ta còn rất nhỏ so với các
quốc gia khác trong khu vực, số lao động được giải quyết việc làm bằng con
đường XKLĐ chỉ chiếm số lượng ít so với số người chưa có việc làm. Vì vậy,
quá trình này sẻ tạo ra những thuận lợi và khó khăn trong vấn đề xuất khẩu lao
động. Chính vì vậy, cần có những chiến lược, chính sách và những biện pháp cụ
thể để giải quyết. Hơn nữa, hiện nay trong xu thế đất nước đang phát triển theo
con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm hiện nay trong giai
đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, nó đặt ra những yêu cầu, thách thức mới.
Người lao động có cơ hội làm việc tốt hơn, môi trường làm việc thoải mái hơn,
được đảm bảo về sức khỏe, an toàn tính mạng. Ngoài ra, họ còn có các ưu tiên
về phúc lợi cũng như các ưu tiên sau khi đi xuất khẩu về nước.
1.3.


Vai trò các bên liên quan trong xuất khẩu lao động
Trong xuất khẩu lao động, có sự liên kết chặt chẽ của ba bên liên quan bao gồm:
phía Nhà nước, phía công ty doanh nghiệp xuất khẩu lao động và phía người lao động.
Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong việc
đàm phán cấp cao chứ không đóng vai trò là chủ đạo như trước đây.
 Về phía Nhà nước:

Nhà nước chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc
hướng dẫn, tư vấn và đưa hợp tác lao động vào các chương trình làm việc, đàm
phán cấp cao giữa hai chính phủ với các quốc gia tiếp nhận lao động Việt Nam
trong khu vực cũng như trên thế giới.

SVTH: Phạm Thị Giang

19


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

 Về phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

 Chủ động tìm kiếm thị trường làm việc cho các lao động.
 Đàm phán, hợp đồng thoả thuận với các công ty nước ngoài có nhu

cầu về lao động Việt Nam.
 Tuyển chọn lao động.
 Phổ biến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
 Cho lao động Việt Nam biết về luật pháp của nước ngoài mà một lao

động cần biết khi sang làm việc tại nước họ.
 Đưa lao động đi.
 Quản lý lao động ở nước ngoài.
 Tiếp nhận lao động trở về và thanh lý hợp đồng.
 Về phía bản thân lao động:





1.4.

Nắm vững luật lệ, nguyên tắc đã được tuyên truyền.
Chú tâm làm việc, không được lôi kéo, tạo phản, phá hợp đồng.
Hợp tác với các người quản lý của mình bên nước ngoài.
Thông báo ngay cho cấp trên khi có chuyện xảy ra.

Sự cần thiết của xuất khẩu lao động ở Việt Nam
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước dân số khá đông, tỷ lệ thất nghiệp cao
và chưa theo kịp với các nước trên thế giới cũng như trong khu vực. Số người trong độ
tuổi lao động cao, một lượng lao động nhàn rỗi lớn. Hàng năm, Việt Nam tăng thêm
khoảng 1,2 triệu lao động. Hơn nữa, là một nước nông nghiệp, lao động theo thời vụ,
sau khi xong mùa thu hoạch là thời gian nhàn rỗi kéo dài.
Tốc độ phát triển của lao động tăng nhanh, việc làm lại không có, chủ yếu tập trung
ở các nhà máy trong thành phố, nên lao động nông thôn không có viêc làm. Nếu không
giải quyết được vấn đề việc làm thì gây ra một lượng lớn, một khó khăn cho các nhà
quản lý. Để giải quyết được những vấn đề trên thì xuất khẩu lao động như một cái
”phao” cứu cánh. Xuất khẩu lao động vừa đạt được mục tiêu kinh tế vừa đạt mục tiêu
xã hội để phát triển đất nước.


1.5.

Qúa trình hình thành và phát triển của hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam
1.5.1.
Giai đoạn 1980 đến 1990

SVTH: Phạm Thị Giang

20


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

Việt Nam từ đầu năm 1980 chính phủ ra quyết định QĐ46/CP ngày 11/02/1980
“về việc đưa công nhân và cán bộ đi bồi dưỡng nâng cao trình độ và làm việc có thời
hạn ở các nước xã hội chủ nghĩa”.
Ở giai đoạn đầu còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước ta cũng có những
chủ trương, đường lối và chính sách cụ thể và rõ ràng.
Trong thời kỳ đầu nước ta đã đưa được 277183 lao động và chuyên gia đi làm việc
ở nứơc ngoài, hầu hết là qua các nước như Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc. Lao
động có nghề chiếm khoảng 42%, lao động không có nghề chiếm 58%. Đặc biệt
những năm 1988, 1989, 1990 lao động không có nghề chiếm khoảng 70%. Năm
1980 Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang Iraq thông qua hiệp định chính phủ gồm
có gần 20.000 lượt lao động Việt Nam làm việc tại các công trình thuỷ lợi lớn.
Đa số lao động trước khi đi không được đào tạo bài bản qua trường lớp, bồi
dưỡng. Thời gian này, lao động chủ yếu là nam qua làm trong các nhà máy, xí
nghiệp theo hình thức từng đơn vị, từng đội, từng tổ.
Nhìn chung hàng năm số lao động của Việt Nam là đủ để đáp ứng với các kí kết

hiệp định. Giai đoạn này người lao động không phải trả bất cứ một khoản chi phí nào
do được nhà nước bao cấp. Các cơ quan quản lý nhà nước phải làm tất cả từ đàm
phán ký kết đến phân bổ chỉ tiêu tuyển lao động, khám sức khoẻ, kiểm tra hồ sơ, làm
thủ tục xuất cảnh…cho các lao động. Do được tuyển chọn, giáo dục kỹ trước khi đi,
có ý thức kỷ luật cao, tính hiếu học và được quản lý chặt chẽ ở nước ngoài nên lao
động Việt Nam được nứơc bạn tin dùng và đánh giá cao.

SVTH: Phạm Thị Giang

21


Chuyên đề tốt nghiệp

1.5.2.

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

Giai đoạn 1991 đến 2003

Chỉ thị 41_CT/ TƯ (22/9/1998) khẳng định: “Xuất khẩu lao động và chuyên gia là
một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc
làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu
ngoại tệ cho đất nước, cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là
chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp
phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Giai đoạn này, nước ta thực hiện theo chỉ thị, và mở
rộng thị trường xuất khẩu không chỉ là các nước trong khu vực và cả các nước trên
thế giới. Bắt đầu từ giai đoạn này chính phủViệt Nam đã có những nhận thức mới mẻ
hơn, đúng đắn hơn về xuất khẩu lao động.

Cùng với sự chuyển biến nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế
thị trường nên đặc trựng của xuất khẩu lao động trong giai đoạn này là xuất khẩu lao
động chịu sự tác động của quy luật thị trường, mang tính cạnh tranh cao hơn và chắc
chắn sẽ đạt hiệu quả hơn nhiều.
1.5.3.

Giai đoạn từ 2004 đến nay

Đây được xem là thời kỳ quan trọng nhất, khó khăn nhất bởi nền kinh tế nước ta
bắt đầu chuyển sang trang mới, có nhiều thách thức hơn. Chủ trương của Đảng và
Nhà nước ta đối với xuất khẩu lao động là rõ ràng, phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của đất nước. Nhằm đạt mục tiêu kinh tế là phát huy mọi tiềm năng lao động,
giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người dân.

SVTH: Phạm Thị Giang

22


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN XÃ DIỄN LỘC HUYỆN DIỄN CHÂU
TỈNH NGHỆ AN
2.1.
Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu
2.1.1.
Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1.
Vị trí địa lý, địa hình

Diễn Lộc là xã đồng bằng nằm phía Nam huyện Diễn Châu, có lợi thế về phát
triển kinh tế - xã hội và văn hóa. Có ranh giới giáp với các xã như:
Phía Đông giáp xã Diễn An, Diễn Thịnh.
Phía Tây giáp xã Diễn Thọ, Diễn Phú.
Phía Nam giáp xã Diễn An
Phía Bắc giáp xã Diễn Tân.
Là xã đồng bằng, dân cư tập trung thành những thôn xóm được bao bọc bởi
những cánh đồng lúa tạo nên một không gian rất thơ mộng.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 706,10 ha.
Địa hình, địa mạo

2.1.1.2.

Diễn Lộc là xã đồng bằng có độ cao trung bình từ 2.6 đến 222 m, địa hình tương
đối bằng phẳng với 3 dạng địa hình chính:
 Địa hình vàn cao: Phân bố chủ yếu ở khu vực phía Đông xã, có độ cao trung

bình của địa hình từ 2-3 m. Dạng địa hình này thuận lợi cho phát triển cây
màu, cây công nghiệp hàng năm và phát triển hạ tầng, các khu dân cư.
 Địa hình vàn thấp: Phân bố nhiều ở phía nam tuyến đường sắt bắc nam. Độ
cao địa trung bình từ 1-1,5 m. Đây khu vực có khả năng tưới tiêu khá chủ
động thuận lợi cho trồng lúa nước.
 Địa hình thấp - thấp trũng: Chủ yếu phân bố dọc khu vực tiếp giáp với xã
Diễn Tân. Do địa hình thấp trũng nên thường xuyên bị úng ngập vào mùa
mưa
Đây là khu vực thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ
sản kết hợp với trồng lúa.

2.1.1.3.

Khí hậu

SVTH: Phạm Thị Giang

23


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

Diễn Lộc là xã nông nghiệp thuộc huyện Diễn Châu và chịu ảnh hưởng chung
của khí hậu nhiệt đới miền Trung.


Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ trung bình từ 23,40C. Nhiệt độ cao nhất

39-400C, thấp nhất 60C. Mùa hè chịu ảnh hưởng trực tiếp gió Nam Lào.
 Lượng mưa bình quân 1690 mm/năm.
2.1.1.4.
Thuỷ văn
 Nguồn nước trong đất ở độ sâu so với mặt nước biển 7-8 m, đủ khả năng
cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong mùa khô hạn.
 Về thuỷ văn: Có kênh Nhà Lê chảy qua địa bàn xã cung cấp nước cho sản
xuất nông nghiệp. Hệ thống tưới chính là sông N10 và hệ thống kênh
mương nội đồng. Nhìn chung hệ thống kênh tưới cơ bản đã được bê tông
hoá, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp.
2.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1.
Đất đai thổ nhưỡng
Chủ yếu là nhóm đất thịt và đất cát pha đất giàu dinh dưỡng để phát triển nông
nghiệp.
Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai tính đến ngày 31/12/2015 của xã Diễn
Lộc như sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 706,10 ha. Trong đó:
 Diện tích đất nông nghiệp 458,50 ha, chiếm 64,93% diện tích tự nhiên.
 Diện tích đất phi nông nghiệp 240,69 ha, chiếm 34,09% diện tích tự nhiên.
 Diện tích đất bằng chưa sử dụng 6,91 ha, chiếm 0,98% diện tích tự nhiên

của toàn xã.

SVTH: Phạm Thị Giang

24


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất của xã Diễn Lộc từ 2013 – 2015.

STT

1
2
3


Chỉ tiêu



1.1. Đất lúa nước

2014

2015

2014/2013

2015/2014

SL

CC(%)

SL

CC (%)

SL

CC (%)

SL

CC (%)


SL

CC(%)

706,10

100

706,10

100

706,10

100

0

100

0

100

NNP

472,38

66,90


465,88

65,98

458,50

64,93

-6,5

98,62

-7.38

98.42

DLN

291,80

41,33

286,86

40,63

281,37

39,85


-4,94

98,31

-5.49

98.09

HNC

96,62

13,68

96,35

13,65

95,21

13,48

-0,27

99,72

-1.14

98.82


CLN

4,21

0,60

2,92

0,41

2,17

0,31

-1,29

69,36

-0.75

74.32

RSX

78,30

11,09

78,30


11,09

78,30

11,09

0

100

0

100

NTS

1,45

0,20

1,45

0,20

1,45

0,20

0


100

0

100

PNN

226,72

32,11

233,25

33,03

240,69

34,09

6.53

102,88

7.44

103.19

DHT


153,87

21,80

155,32

21,99

158,02

22,38

1,45

100,94

2.7

101.74

OTC

72.85

10.31

77.93

11,04


82.67

11,71

5,08

106,97

4.74

106.08

CSD

7,00

0,99

6,97

0,99

6,91

0,98

-0,03

99,57


-0.06

99.14

BCS

3,27

0,46

3,24

0,46

3,18

0,45

-0,03

99,08

-0.06

98.15

DCS

3,73


0,53

3,73

0,53

3,73

0,53

0

100

0

100

A.Tổng diện tích đất
tự nhiên
1. Đất nông nghiệp

2013

1.2. Đất trồng cây

4

hằng năm


1.3. Đất trồng cây

5

6
7
8
9
10
11

lâu năm

1.4. Đất rừng sản

xuất
1.5. Đất nuôi trồng
thủy sản
2. Đất phi nông

nghiệp
2.1. Đất phát triển
hạ tầng
2.2. Đất ở
3. Đất chưa sử dụng
3.1. Đất bằng chưa

12


sử dụng
3.2. Đất đồi núi

13

chưa sử dụng

ĐVT: ha

Nguồn: phòng quản lý đất đai xã Diễn Lộc ( 2013– 2015)

SVTH: Phạm Thị Giang

25


×