Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Tình hình tiêu thụ thủy hải sản trên địa bàn TT cửa việt – huyện gio linh – tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.88 KB, 83 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THỦY HẢI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CỬA VIỆT
HUYỆN GIO LINH – TỈNH QUẢNG TRỊ

TRẦN THỊ THƠM

KHÓA HỌC: 2012-2016
1


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THỦY HẢI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CỬA VIỆT
HUYỆN GIO LINH – TỈNH QUẢNG TRỊ

Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Thơm
Lớp: K46A - KTNN
Niên khóa: 2012-2016

2


Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. Phùng Thị Hồng Hà


Huế, tháng 05 năm 2016

3


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học,ngoài sự
cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân trong
và ngoài trường.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể thầy cô giáo trong khoa
Kinh tế và Phát triển cùng các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh Tế Huế nói
chung đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo – PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà, người
đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian và tâm huyết đã giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, quan tâm chu đáo của cán
bộUBND TT. Cửa Việt, cán bộ Phòng Nông Nghiệp Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị,
cùng toàn thể các hộ gia đình và người lao động trên địa bàn TT Cửa Việt đã nhiệt tình
lắng nghe góp ý, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nội dung đề
tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên,giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình thực hiện đề tài vì nhiều lý do chủ quan và khách quan nên khóa
luận của tôi không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Vậy nên tôi rất mong nhận
được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô và bạn đọc để khóa luận của tôi được
hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!


Huế ngày 15 tháng 5 năm 2016
Trần Thị Thơm

SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN

4


Khóa luận tốt nghiệp
Hồng Hà

GVHD: PGS.TS Phùng Thị

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu chính của nghiên cứu: Đánh giá thực trạng tình hình tiêu thụ
thủy hải sản, chủ yếu là cá nục và cá cơm trên địa bàn TT Cửa Việt - Huyện
Gio Linh - Tỉnh Quảng Trị.
Từ đó có những biện pháp giúp nâng cao hiệu quả, sức tiêu thụ sản phẩm
trên địa bàn.
- Dữ liệu sử dụng: Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã sử dụng dữ liệu
sơ cấp từ năm 2011 - 1015 của UBND TT Cửa Việt và UBND Huyện Gio Linh.
Tham khảo các đề tài khoa học, công trình nghiên cứu của các tác giả. Và số
liệu điều tra thực tế về giá bán và tình hình tiêu thụ cá nục và cá cơm năm 2016
trên địa bàn TT Cửa Việt.
- Đề tài có sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp điều tra chọn mẫu:
Để có đủ thông tin nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành tìm hiểu, điều tra
phỏng vấn các hộ gia đình đánh bắt cá nục và cá cơm, gia đình chế biến cá khô,
người thu mua cá khô trên TT Cửa Việt.
+ Phương pháp thu thấp số liệu thứ cấp từ Phòng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn Huyện Gio Linh, Phòng Nông Nghiệp của UBND TT Cửa Việt
và liên hệ với Phòng Chi Cục Thủy sản Tỉnh Quảng Trị.
+ Phương pháp thống kê: Kết hợp các phương pháp khác, phương pháp
thống kê được sử dụng để phục vụ cho việc thu thập thông tin, tổng hợp và
phân tích các thông tin, số liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu một cách có
hệ thống.
+ Phương pháp so sánh: So sánh số liệu qua các năm về dân số, sản lượng
THS trên địa bàn TT Cửa Việt đánh bắt được...vv
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN

5


Khóa luận tốt nghiệp
Hồng Hà

GVHD: PGS.TS Phùng Thị

+ Phương pháp sơ đồ: Sử dụng để sơ đồ hóa chuỗi cung sản phẩm Hải sản
của ngư dân TT Cửa Việt.
+Phương pháp phân tích: Phân tích chuỗi cung với việc đi vào phân tích
các vấn đề chính như: Các nhân tố bên trong chuỗi, chênh lệch giá, quá trình
tạo giá trị…
- Các kết quả nghiên cứu đạt được:
+ Xác định được những vấn đề thực tiễn tại địa bàn về tình hình tiêu thụ
Thủy hải sản.
+ Phân tích, đánh giá về tình hình tiêu thụ và chuỗi cung cá cơm và cá
nục trên địa bàn TT Cửa Việt.
+ Xác định được những khó khăn trong việc đánh bắt, chế biến và thu
mua Hải sản trên địa bàn TT Cửa Việt.

+ Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ Thủy hải sản
nói chung và tình hình tiêu thụ cá cơm và cá nục trên địa bàn TT Cửa Việt –
Huyện Gio Linh – Tỉnh Quảng Trị nói riêng.

SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN

6


Khóa luận tốt nghiệp
Hồng Hà

SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN

GVHD: PGS.TS Phùng Thị

7


Khóa luận tốt nghiệp
Hồng Hà

GVHD: PGS.TS Phùng Thị

MỤC LỤC
Trang

SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN

8



Khóa luận tốt nghiệp
Hồng Hà

GVHD: PGS.TS Phùng Thị

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang

SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN

9


Khóa luận tốt nghiệp
Hồng Hà

GVHD: PGS.TS Phùng Thị

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang

SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN

10


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cửa Việt là một thị trấn trải dài dọc bờ biển, ngọn nước bao quang, nằm phía tả
ngạn con sông Hiếu. Thị trấn Cửa Việt có con đường xuyên Á chạy qua, là tuyến giao
thông huyết mạch trên trục kinh tế Đông Tây nối từ cảng Cửa Việt đến Myanma - Lào
- Đông Bắc Thái Lan, rất thuận tiện cho giao thông buôn bán và đi lại của người dân.
Ngoài ra, đến với Cửa Việt chúng ta có thể đi bằng đường thủy qua cửa biển hay theo
dọc sông Hiếu.
Hình thể của Cửa Việt chạy dọc theo bờ biển. Phía Đông là biển cả bao la, có hòn
đảo Cồn Cỏ nhô lên tạo một vị thế quan trọng trong thế vươn ra biển, là địa điểm đánh
bắt hải sản và là nơi trú ngụ của tàu thuyền khi gặp bão. Phía Tây giáp với xã Gio Việt
và xã Gio Thành là bước đệm cho qúa trình phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn, Phía
Bắc giáp với địa bàn xã Gio Hải là nơi cung ứng lương thực – thực phẩm tương đối
lớn trong vùng và Phía Nam là hạ lưu sông Hiếu, là cửa biển thuận tiện, trên bến, dưới
thuyền nhộp nhịp đông vui.
Vị trí địa lí như vậy đã tạo cho TT cửa Việt có một vị trí chiến lược quan trọng,
tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trong hiện tại và tương lai.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và các cấp chính
quyền, phương tiện đánh bắt THS ở TT Cửa Việt ngày càng được đầu tư, mở rộng và
đạt được năng suất và kinh tế khá cao. Nhiều hộ ngư dân đã mạnh dạn bỏ vốn rất lớn
để đầu tư và cải tạo phương tiện đánh bắt xa bờ, thu được kết quả cao, qua đó kích
thích phong trào đánh bắt THS trong nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, nhiều
hộ ngư dân đã làm giàu từ nghề đánh bắt THS.
Tuy vậy so với tiềm năng, lợi thế, thực trạng nghề đánh bắt HS ở TT Cửa Việt
còn gặp nhiều vấn đề cần được giải quyết như năng suất, sản lượng còn thấp và chưa
ổn định, chất lượng bảo quản, giá trị xuất khẩu và giá trị gia tăng thấp, cơ sở hạ tầng
kỷ thuật, nhân lực còn thiếu và yếu, công nghệ đánh bắt còn thấp, công tác bảo quản,
ướp lạnh, đóng hộp, việc quản lý và tổ chức sản xuất đang còn khó khăn và gặp nhiều

hạn chế.
11
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

Mặc khác cùng với qúa trình đổi mới, nước ta với các nước trên thế giớ đang
diễn ra một cách nhanh chóng, đặc biệt khi Việt Nam tham gia hoàn toàn vào khu vực
mậu dịch tự do các nước ASEAN( AFTA) và là thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại thế giới ( WTO) và đặt biệt mới đây nước ta gia nhập vào tổ chức TPP hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bởi lẽ đó ngành thủy sản nói chung và hải sản
nói riêng cực kỳ nhạy cảm và có nhiều thay đổi mạnh mẽ trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm.
Vấn đề an toàn thực phẩm HS, cũng như những yêu cầu khắt khe về chất lượng
và hàm lượng các chất kháng sinh trong THS. Đã làm cho giá THS nhiều lần chao đao,
thị trường THS bấp bênh, sản lượng chế biến và xuất khẩu giảm.
Hầu hết các sản phẩm của người dân đều phụ thuộc vào nhà thu gom, hiện tượng
ép giá, ép cấp, việc tiếp cận thông tin thị trường còn gặp nhiều hạn chế, ý thức trong
việc bảo vệ an toàn thực phẩm còn thấp, quan hệ hợp tác giữa các hộ ngư dân với
người thu mua, nhà thu gom, các công ty chế biến xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập
trong sản xuất, nguồn lợi suy giảm. Trong xuất khẩu, TSH đang phải đối mặt với
những thách chính bảo hộ cho các nước nhập khẩu. Thị trường trong nước cũng nhiều
bất cập như dung lượng thị trường nhỏ, lại chưa được quan tâm thích đáng. Ngoài ra
còn nhiều hạn chế trong công tác đánh bắt và quản bảo.
Chính vì những vấn đề đó nên tôi quyết định chọn đề tài : “ Tình hình tiêu thụ
thủy hải sản trên địa bàn TT Cửa Việt – Huyện Gio Linh – Tỉnh Quảng Trị” làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm hải sản, đặc biệt là hải
sản đánh bắt của các hộ ngư dân trên địa bàn TT Cửa Việt – Huyện Gio Linh – Tỉnh
Quảng Trị. Từ đó có những biện pháp giúp nâng cao hiệu quả, sức tiêu thụ sản phẩm
trên địa bàn TT Cửa Việt – Huyện Gio Linh – Tỉnh Quảng Trị.
Mục tiêu cụ thể:
• Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tiêu thụ Hải sản.
• Phân tích, đánh giá về tình hình tiêu thụ và chuỗi cung THS đánh bắt trên địa bàn.
• Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm THS trên địa bàn
TT Cửa Việt – Huyện Gio Linh – Tỉnh Quảng Trị.
12
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung chuỗi cung sản phẩm cá nục và cá cơm trên địa bàn TT
Cửa Việt - Huyện Gio Linh - Tỉnh Quảng Trị
4. Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm: Tại địa bàn TT Cửa Việt – Huyện Gio Linh – Tỉnh Quảng Trị.
Thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích là số liệu thứ cấp từ 2013 - 2015, số liệu
điều tra năm 2015
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra chọn mẫu:
Để có đủ thông tin cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành tìm hiểu, điều tra
phỏng vấn các ngư dân đánh bắt THS trên địa bàn TT Cửa Việt. Nhà chế biến, nhà thu
gom lớn, nhỏ và người bán lẻ ở chợ.

- Phương pháp thu thấp số liệu thứ cấp từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Huyện Gio Linh, Phòng Nông Nghiệp của UBND TT Cửa Việt và liên hệ với
Phòng Chi Cục Thủy sản Tỉnh Quảng Trị.
- Phương pháp thống kê:
Kết hợp với các phương pháp khác, phương pháp thống kê được sử dụng để phục
vụ cho việc thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích các thông tin, số liệu có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống.
- Phương pháp so sánh:
So sánh số liệu qua các năm về dân số, sản lượng THS đánh bắt được,...
- Phương pháp sơ đồ:
Sử dụng để sơ đồ hóa chuỗi cung sản phẩm Hải sản của ngư dân TT Cửa Việt.
- Phương pháp phân tích.
Phân tích chuỗi cung với việc đi vào nhấn mạnh phân tích các vấn đề chính như:
Các nhân tố trong chuỗi, chênh lệch giá, quá trình tạo giá trị...

13
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIÊU THỤ THỦY HẢI
SẢN ĐÁNH BẮT
1.1 Lý luận về tiêu thụ
1.1.1 Khái niệm tiêu thụ
Tiêu thụ là tất cả các hoạt động liên quan đến sự lưu chuyển của hàng hóa và
dịch vụ từ người cung cấp đến tay người tiêu dùng cuối cùng để thỏa mãn nhu cầu của

người tiêu dùng thông qua trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.
Thực chất của tiêu thụ sản phẩm là quá trình người sản xuất sử dụng các trung
gian hoặc trực tiếp giao quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng cuối
cùng, đồng thời tạo doanh thu thông qua việc thu tiền hoặc nhận quyền thu tiền hàng
hóa, dịch vụ đã bán.
Tiêu thụ bao gồm cả một quá trình dài, với nhiều bên tham gia, mỗi bên có một
vai trò đặc biệt quan trọng trong mắc xích của chuỗi tiêu thụ, đồng thời mỗi mắc xích
lại đem về cho mình những giá trị kinh tế hay thu nhập nhất định, tiêu thụ là quá trình
phức tạp, có nhiều rủi ro và xảy ra nhiều biến động, mặt khác tiêu thụ rất nhạy cảm với
những biến đổi của thị trường và xã hội.
1.1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Thị trường sản phẩm là khâu vô cùng quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp
sản xuất hay thương mại nào. Có thể nói sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều
vào công tác tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chi phối các khâu nghiệp
vụ khác, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải được diễn ra liên tục và
nhịp nhàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh giá bởi nhiều yếu tố,
trong đó có tốc độ quay vòng vốn, mà tốc độ này phụ thuộc rất lớn vào tốc độ tiêu thụ
sản phẩm, do đó nếu tiêu thụ sản phẩm tốt thì làm cho số vòng quay của vốn giảm đi.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm khi sản
xuất, doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư vào nguyên liệu đầu vào, máy móc, trang thiết
bị... để sản xuất ra sản phẩm. Như vậy vốn của doanh nghiệp được tồn tại dưới dạng
hàng hóa, khi sản phẩm được tiêu thụ doanh nghiệp được thu hồi vốn đầu tư để tái

14
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà


sản xuất cho kỳ sau và có thể mở rộng sản xuất nhờ phần lợi nhuận thu được từ hoạt
động tiêu thụ sản phẩm.
1.1.3 Những đặc điểm trong tiêu thụ thủy hải sản
Cũng giống như những loại sản phẩm khác, sản phẩm nghành đánh bắt thủy hải
sản cũng là sản phẩm hàng hóa vì vậy tiêu thụ thủy hải sản đánh bắt cũng tuân thủ theo
những quy luật chung của sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, do sản phẩm thủy hải sản
đánh bắt có những đặc điểm riêng chi phối tới quá trình tiêu thụ sản phẩm thủy hải
sản. Những đặc điểm đó là:
+ Giá cả dễ biến động nhanh
Giá cả của sản phẩm thủy hải sản có thể thay đổi đáng kể và đột ngột trong vòng
một ngày hoặc một tuần. Mức độ biến động giá do cung cầu điều phối kém hoặc do
đặc điểm không thể bảo quản lâu mà phải bán ngay. Do đó, giá của sản phẩm thủy hải
sản có xu hướng giảm nhiều vào cuối ngày hoặc khi có một lượng thủy hải sản lớn đột
ngột xâm nhập vào làm cung vượt quá cầu thị trường. Chính vì vậy làm giá biến động
liên tục.
+ Tính thời vụ
Không như các sản phẩm công nghiệp, nguồn cung của sản phẩm thủy hải sản
thường tập trung vào vụ thu hoạch và một hai tháng tiếp theo. Giá sản phẩm thủy hải
sản trong mùa vụ thu hoạch thường rất thấp do thừa cung nhưng sau đó lại tăng lên
cho đến vụ thu hoạch sau.
+ Giao động mạnh về giá giữa các năm
Giá thủy hải sản đánh bắt có thể dao động mạnh giữa các năm. Điều kiện tự
nhiên như thời tiết, khí hậu, mùa vụ là những nguyên nhân chủ yếu gây ra giao động
giá do tác động của nó tới cung. Ví dụ, nếu gặp thời tiết bất lợi, mưa bão, đặc biệt là
vào mùa đông, việc đánh bắt thủy hải sản hết sức khó khăn vì vậy sản lượng thủy hải
sản đánh bắt ít cho nên làm giá cả hải sản lại tăng lên. Ngược lại, thời tiết thuận lợi,
khí hậu mát mẻ, việc đánh bắt thủy hải sản rất thuận lợi nên có khi thu về một lượng
thủy hải sản lớn làm thị trường tràn ngập hàng thủy hải sản, cung vượt cầu nên giá có
xu hướng giảm.

Phản ứng của ngư dân đối với những hiện tượng trên càng làm giá cả biến động
nhanh hơn. Ngư dân có thể phản ứng quá tích cực khi thấy giá của một mặt hàng nhất
định tăng lên bằng cách đầu tư phương tiện đánh bắt như lưới, dầu, nhớt... cho vụ đánh
15
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

bắt tiếp theo làm cho lượng cung vượt quá cầu và dẫn tới giảm giá trong thời điểm thu
hoạch. Trong tình huống ngược lại, ngư dân lại giảm sản xuất bằng cách như gỡ lưới
xuống thuyền bớt, giảm lượng dầu, nhớt chạy máy ... khi giá sụt giảm nghiêm trọng.
+ Tính rủi ro cao
Rủi ro cao là đặc điểm cơ bản của thị trường hàng hóa Thủy hải sản. Tính dễ biến
động của giá là nguyên nhân chính của rủi ro.
Một yếu tố rủi ro khác là hao hụt sản phẩm do thối hỏng. Sản phẩm thủy hải sản
có thể bị ươn thối do không có phương tiện bảo quản, thời gian vận chuyển, lưu kho
dài. Những yếu tố này đều dẫn đến sự thua thiệt về tài chính đối với ngư dân và
thương nhân.
+ Chi phí giao dịch và chi phí tiếp thị cao
Chênh lệch giá bán từ người sản xuất tới người tiêu cuối cùng thường rất cao.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch này là do:
- Quy mô đánh bắt thủy hải sản của các hộ ngư dân còn rất nông việc này cũng
làm tăng chi phí.
- Hao hụt hoặc giảm phẩm cấp do bị ươn, thối, đây cũng là nguyên nhân làm tăng
chi phí.
- Ngoài ra thương nhân còn phải trả thêm các khoản chi phí khác như: chi phí
bảo quản, cất giữ, chi phí lao động và lợi nhuận cho tất cả những hoạt động diễn ra

trong khâu trung gian này.
Nhữn khoản chi phí này sẽ làm cho giá vtrị sản phẩm tăng lên. Trong phân tích
chuỗi cung, người ta gọi đó là quá trình tạo giá trị.
+ Thiếu thông tin
Khả năng tiếp nhận thông tin thị trường kém là một nguyên nhân quan trọng làm
cho thị trường thủy hải sản không hiệu quả. Nhìn chung kiến thức và sự hiểu biết của
ngư dân về phương thức hoạt động của thị trường còn hạn chế và thiếu thông tin về cầu
và giá cả. Thiếu kiến thức làm hạn chế khả năng tiếp cận tới thị trường có cơ hội mang
lại lợi nhuận cao hơn, hạn chế khả năng đáp ứng yêu cầu của người mua và thương
thuyết để đạt được một mức giá hợp lý. Thương nhân và nhà chế biến cũng có thể không
có khả năng tiếp cận các thông tin quan trọng về thị trường, vì vậy không thể hoàn toàn
điều chỉnh ngay được khi môi trường kinh doanh thay đổi. Nói một cách tổng quát, thiếu
thông tin làm cho chi phí tiếp thị và rủi ro cao và dẫn tới đều phối cung cầu kém.
+ Cung kém co giãn theo giá

16
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

Nói chung lượng cung thủy hải sản đánh bắt không đáp ứng nhanh với giá cả,
đặc biệt trong ngắn hạn. Nói cách khác, ngư dân cần một khoảng thời gian để điều
chỉnh sản xuất sao cho đáp ứng với sự thay đổi của giá.
Ví dụ khi đã đầu tàu thuyền, đầu tư lưới, vật tư đầu vào, ngư dân không thể không
tiến hành sản xuất nếu của của thủy hải sản đó giảm xuống. Chỉ có thể rút ngắn lại thời
gian tiến hành sản xuất để giảm được chi phí trên thuyền trong quá trình đánh bắt. Ngoài
ra còn có một số hạn chế khác về vấn đề thời tiết, khí hậu, nhân sự và khả năng tiếp cận

những kỷ thuật để người sản xuất nâng cao sản lượng thủy sản hải đánh bắt được.
+ Độ co giãn của cầu theo giá lớn
Không giống như cung, cầu nông sản nói chung và thủy hải sản nói riêng rất
nhạy cảm với sự thay đổi của giá. Do có nhiều sản phẩm có thể thay thế được như thịt,
trứng..nên người tiêu dùng thường chuyển hướng sang sử dụng một loại sản phẩm
khác nếu như giá của sản phẩm đang sử dụng tăng lên. Ví dụ người tiêu dùng có thể
chuyển từ ăn cá sang ăn thịt nếu giá cá tăng lên và ngược lại.
Về đặc trưng của thị trường sản phẩm thủy hải sản ở Việt Nam. Do những đặc
thù riêng, việc phát triển sản xuất và lưu thông sản phẩm hải sản ở Việt Nam có những
nét đặc trưng riêng ảnh hưởng lớn đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Đó là:
- Đơn vị sản xuất sản phẩm thủy hải sản chủ yếu là các hộ ngư dân. Cơ sở sản
xuất nhỏ, phân tán rộng cả không gian lẫn thời gian gây khó khăn cho việc chuẩn hóa
chất lượng hàng hóa, đảm bảo độ đồng đều, tập trung lượng hàng hóa lớn phục vụ cho
chế biến hoặc tiêu thụ. Tính chất phân tán đó còn gây ra nhiều khó khăn cho quá trình
hợp tác, phân công liên kết trong sản xuất kinh doanh, kể cả thực hiện các cam kết
theo hợp đồng đã ký.
- Đại bộ phận sản phẩm thủy hải sản do ngư dân đánh bắt được đều có một phần
là tự tiêu thụ tại địa phương. Khi sản xuất hàng hóa phát triển thì phần quan trọng của
sản phẩm trở thành hàng hóa tiêu thụ trong phạm vi cả nước hoặc xuất khẩu.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm hải sản là thị trường đa cấp bao gồm: cấp cơ sở,
cấp địa phương, cấp trong nước, cấp ngoài nước, đại lý, bán buôn, bán lẻ.
- Thị trường sản phẩm thủy hải sản vừa mang tính chất phân tán rộng khắp cả
nước, vừa có tính tập trung quy mô lớn do sản phẩm hải sản có khả năng phát triển
trên tất cả các vùng, miền:

17
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

+ Các sản phẩm thủy hải sản được đánh bắt được không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng tại chỗ mà còn đáp ứng nhu cầu cho các vùng khác, địa phương khác vì vậy làm
cho thị trường sản phẩm thủy hải sản mang tính chất rộng khắp cả nước.
+ Thị trường sản phẩm thủy hải sản phát triển tập trung quy mô lớn ở những nơi,
những vùng có điều kiện đánh bắt và lưu thông hàng hóa. Trên các thị trường đó đều
có sự tham gia hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với các
hình thức sở hữu khác nhau. Các chủ thể tham gia thị trường vừa cạnh tranh, vừa liên
kết với nhau.
- Sự phát triển của thị trường sản phẩm thủy hải sản mang tính khu vực khá lớn.
Cung cầu sản phẩm khác nhau nhiều giữa các vùng, các khu vực.
- Quan hệ cung cầu sản phẩm thủy hải sản trên thị trường đang từng bước được
cải thiện. Lượng cung từ chỗ khan hiếm thiếu hụt hàng hóa đã chuyển sang trạng thái
đủ và đôi khi có những mặt hàng cung đã vượt cầu. Tuy nhiên, cung sản phẩm hải sản
còn đơn điệu về chủng loại, nguồn cung còn mang tính chất phân tán, mang tính thời
vụ, kỹ thuật chế biến, bảo quản sản phẩm còn yếu và còn nhiều bất cập so với yêu cầu
của thị trường. Việc nghiên cứu tìm ra được những kỷ thuật công nghệ tiên tiến để ngư
dân có thể đánh bắt, nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hải sản đang được chú trọng,
song vẫn còn đang còn nhiều hạn chế.
1.2 Đặc điểm đánh bắt Hải sản
Hải sản hay Thủy sản với nghĩa rộng, Thủy hải sản là bất kỳ sinh vật biển được
sử dụng làm thực phẩm cho con người. Hải sản bao gồm các loại cá biển, động vật
thân mềm ( bạch tuộc, mực, tôm, nghêu, sò, ốc, hến hàu..,) động vật giáp xác ( tôm,
cua, tôm hùm..,) động vật da gai ( nhím biển) . Ngoài ra các thực phẩm biển ăn được,
chẳng hạn như một số loài rong biển và vi tảo. Việc khai thác hoạt động hoang dã
được tập trung thông qua hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
- Đặc điểm của Thủy Hải sản đánh bắt - Tiêu thụ
Việt Nam là đất nước nằm trong bán đảo Trung ấn, được thiên nhiên phú cho

nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghành thủy sản nói chung và ngành đánh bắt
hải sản nói riêng . Với đường bờ biển dài 3200 km trải dài suốt 13 vĩ độ Bắc Nam tạo
nên sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng khí hậu, thời tiết, thủy học.... Ven bờ có nhiều
đảo, vùng vịnh.. thêm vào đó lại nằm ở nơi giao lưu của các ngư trường chính, đây là
18
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

khu vực được đánh giá là có trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại và có
nhiều hải sản quí hiếm. Cụ thể:
+ Chủng loại
Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó có khoảng 130 loài cá có giá trị
kinh tế. Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2
triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/ năm, bao gồm 850
nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương.
Bên cạnh cá biển còn có nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loại giáp xác,
sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/ năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm
hùm, tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa
kinh tế cao nhất là mực, bạch tuộc ( cho phép khai thác 60 - 70 nghìn tấn/ năm); hằng
năm có thể khai thác từ 45 - 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu,
rong mơ..vv Bên cạnh đó, còn rất nhiều loại đặc sản quí như vỏ bào ngư, đồi mồi,
chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai...vv. Bị chi phối bởi đặc thù
vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thủy sản nước ta có thành phần loài đa dạng, kích thước
cá thể lớn, nhỏ khác nhau, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao.
+ Mùa vụ
Chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi căn bản điều kiện hải dương học, làm cho sự

phân bố của cá cũng thay đổi rõ ràng, sống phân tán với quy mô đàn nhỏ. Tỷ lệ đàn cá
nhỏ có kích thước dưới 5 x 20m chiếm tới 82% số đàn cá, các đàn vừa (10 x 20m)
chiếm 15%, các đàn lớn (20 x 50m trở lên) chỉ chiếm 0,7% và các đàn rất lớn (20 x
500m) chỉ chiếm 0,1% tổng số đàn cá. Số đàn cá mang đặc điểm sinh thái vùng gần bờ
chiếm 68%, các đàn mang tính đại dương chỉ chiếm 32%.
TT Cửa Việt nằm trong vùng ATNĐ nên chịu ảnh hưởng rất nhiềucủa biến đổi
khí hậu, tình trạng mưa nhiều, tần số bão hoạt động thời xuyên vì vậy hoạt động đánh
bắt THS của ngư dân TT cũng như ngư dân trên địa bàn gặp không ít khó khăn trong
việc ra khơi, vận chuyển và tiêu thụ THS. Thời tiết khí hậu của TT Cửa Việt thấy rõ
qua bảng:
Bảng 1.1 Khí hậu, thời tiết của TT Cửa Việt
Khí hậu

Các chỉ tiêu

19
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN

Đơn vị

Giá trị


Khóa luận tốt nghiệp

Nhiệt độ

Lượng
mưa


Gió
Độ ẩm

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

- Nhiệt độ trung bình hằng năm
- Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm
( tháng 5)
- Tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm
( tháng 11)

độ C
độ C

23.5
37.4

độ C

11. 7

- Lượng mưa trung bình hàng năm
- Số lượng mưa trong năm
- Tháng có lượng mưa trung bình cao nhất
( tháng 10)
- Tháng có lượng mưa trung bình thấp
nhất ( tháng 6)
- Vận tốc gió trung bình
- Tần số bão trung bình


mm
ngày
mm

2.336,5
135
3.540

mm

1.551

m/s
trận/ năm

3-4
0.5

%
%
%

87.3
92
18.5

- Độ ẩm tương đối trung bình hằng năm
- Độ ẩm tương đối trung bình cao nhất
- Độ ẩm trung bình tương đối thấp nhất


Nguồn: UBND TT Cửa Việt cung cấp
Theo số liệu UBND TT cung cấp ta thấy nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm
là vào tháng 5 37,5 độ, lượng mưa trung bình cao nhất của TT 3.540mm, vận tốc gió 3
-4 mét/s, tần số bão 0,5 trận/ năm, độ ẩm tương đối trung bình cao nhất 92%, thấp nhất
18,5 %.
Qua bảng thời tiết TT Cửa Việt nói riêng và thời tiết Quảng Trị nói chung nắng
nóng, mưa nhiều, bão hoạt động thường xuyên tác động đời sống, sinh hoạt và hoạt
động đánh bắt THS của ngư dân trên địa bàn. Hoạt động khai thác THS của ngư dân
cũng phân theo mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa Đông và mùa Hè, ngư dân hoạt động chủ
yếu đánh bắt mạnh vào mùa hè, mùa Đông mưa nhiều, bão hoạt động mạnh và gió lốc
hoạt động thời xuyên nên ngư dân ít hoạt động, hầu hết vào bờ trú ngụ, bão trì.
+ Phương tiện (ngư cụ) đánh bắt
Các loại lưới kéo chiếm tỷ lệ lớn nhất (khoảng 31%), sau đến loại lưới rê trôi
(21%), lưới vây là 8% và số còn lại là sử dụng các loại ngư cụ khác.
+ Phương thức đánh bắt ( Gần bờ, xa bờ)
Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng khác nhau. Vùng biển Đông Nam
Bộ cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng khai thác cả

20
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

nước, tiếp đó là Vịnh Bắc Bộ (16,0%), biển miền Trung (14,3%), Tây Nam Bộ
(11,9%), các gò nổi (0,15%), cá nổi đại dương (7,1%)
Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, ngành thuỷ sản Việt nam còn
có lợi thế về tiềm năng lao động và giá cả sức lao động .Lao động nghề cá Việt nam có

số lượng dồi dào, thông minh, khéo tay, chăm chỉ, có thể tiếp thu nhanh chóng và áp
dụng sáng tạo công nghệ tiên tiến .... Ngoài ra nước ta còn có lợi thế của người đi sau :
suất đầu tư và mức độ lệ thuộc vào công nghệ chưa cao nên có khả năng đầu tư những
công nghệ hiện đại tiên tiến nhờ các tiến bộ nhanh chóng của cách mạng khoa học
công nghệ, đặc biệt trong công nghệ khai thác biển xa, công nghệ sinh học phục vụ
nuôi thuỷ sản nhất là nuôi cá biển và nuôi giáp xác ...
+ Thị trường tiêu thụ:
Việt nam nằm cạnh Trung quốc một nước đông dân nhất trên thế giới: hơn 1,3 tỉ
người,đây là 1 thị trường đầy tiềm năng và tiêu thụ hải sản rất mạnh, hầu như từ trước
đến nay Việt nam chưa từng thoả mãn được nhu cầu về hải sản của Trung quốc. Ngoài
trung quốc ra còn có thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là 2 thị trường tiêu thụ rất
mạnh các sản phẩm thuỷ sản của nước ta, vì vậy trong tương lai thuỷ sản Việt nam còn
có tiềm năng mở rộng thị trường, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, vươn lên 1 tầm cao
mới.
1.3 Vận dụng phân tích chuỗi cung trong tiêu thụ Hải sản
1.3.1 Khái niệm chuỗi cung
Một chuỗi cung là một chuỗi bao gồm những quá trình mà nó cung cấp hàng hóa
từ người này sang những người khác. Một chuỗi cung là một mạng lưới của những sự
lựa chọn từ việc sản xuất đến việc phân phối. Chúng bao gồm những chức năng: mua
sắm vật tư, vận chuyển những vật tư này đến các sản phẩm trung gian và sản phẩm
cuối cùng và phân phối những sản phẩm cuối cùng này đến tay người tiêu dùng.

Người tiêu dùng
Nhà phân phối
Chuỗi cung cạnh tranh

Nhà chế biến
21
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

Nhà sản xuất
Nhà cung cấp yếu tố đầu vào
Sơ đồ 1: Chuỗi cung cạnh tranh
Có thể thấy rằng thực chất chuỗi cung là chuỗi mà hàng hóa chảy từ người SX
đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung bắt đầu từ nhà cung cấp các yếu tố đầu
vào phục vụ cho SX, khi nhà SX nhận được các yếu tố đầu vào sẽ tiến hành SX tạo ra
sản phẩm được chuyển tới các nhà chế biến, nhà phân phối rồi mới tới tay người tiêu
dùng cuối cùng. Tuy nhiên về bản chất thì chuỗi cung bao gồm 3 bộ phận chính là:
Cung cấp, sản xuất và phân phối.
Khi hàng hóa chảy trong chuỗi cung thì chúng không chỉ biến đổi về chất, mà
còn có sự chênh lệch lớn về mặt giá trị. Qua mỗi khâu thì giá cả sẽ tăng lên và cứ như
thế cho tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy càng nhiều nhà trung gian tham gia
vào chuỗi cung tiêu thụ thì giá cả càng cao lên.
1.3.2 Các thành phần trong chuỗi cung
Thành phần tham gia trong chuỗi cung là những người tham gia vào quá trình
vận chuyển xử lý hàng hóa từ nơi SX tới tay người tiêu dùng. Họ là những người nối
kết người sản xuất với người tiêu dùng. Họ bao gồm:
1) Người thu gom nhỏ:
Đây là những người thương nhân nhỏ, tuy nhiên lại rất linh động. Họ thường
đến các hộ gia đình, thôn xóm để thu mua trực tiếp sau đó bán lại cho thương lái thu
mua lớn hoặc cũng có thể bán cho người bán lẻ. Họ kinh doanh nhiều loại sản phẩm
cùng một lúc và luôn hướng tới cơ hội mang lại lợi ích tốt nhất cho họ. Nguồn vốn của
những thu gom nhỏ hạn chế, khối lượng hàng bán trong cùng một thời điểm không
nhiều và thường sử dụng những phương tiện vận chuyển thô sơ.
2) Người thu gom lớn

Đôi khi những người này được gọi là người bán buôn sơ cấp. Họ thường mua hàng
từ nông dân (ngư dân) và người thu gom nhỏ rồi bán cho người bán buôn thứ cấp. Chức
năng chính của họ là gom hàng để bán cho nhà bán buôn lớn - những nhà bán buôn
22
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

không có thời gian gom từng lượng hàng nhỏ từ nhà sản xuất và thu mua đơn lẻ. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp, họ cũng có thể cung cấp hàng cho người bán lẻ tại địa
phương. Họ có thể sử hữu hoặc thuê xe ô tô vận chuyển và có nhà kho để bảo quản.
3) Nhà bán buôn
Người bán buôn thường bán một lượng hàng lớn hơn người thu gom và thương
nhân đầu mối và quan trọng hơn cả là họ thường bảo quản và cất trữ hàng hóa đã mua.
Những thương nhân này chủ yếu cung cấp hàng cho các thị trường tập trung nhiều đầu
mối bán lẻ và người tiêu dùng. Đôi khi họ mua hàng từ nông dân ( ngư dân) và người
thu mua nhưng chủ yếu vẫn là thu gom từ các thương nhân đầu mối và những người
bán buôn khác. Những người bán buôn thường bán hàng cho những người bán buôn
khác và người bán lẻ.
4) Người bán lẻ
Nhà bán lẻ là người chuyên bán một số chủng loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất
định cho người tiêu dùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân. Bán lẻ nói chung là hoạt
động kinh doanh bằng cách mua với số lượng lớn từ nhà sản xuất hoặc nhà bán sỉ rồi
hcia nhỏ và bán lẻ cho người tiêu dùng nhằm phục vụ nhu càu cá nhân hay gia đình.
Trong chuỗi giá trị, nhà bán lẻ là mắc xích cuối cùng nối nhà sản xuất với người
tiêu dùng. Vai trò của nhà bán lẻ cực kỳ quan trọng bởi vì ngay tại điểm bán lẻ người
tiêu dùng có cơ hội chọn mua sản phẩm và thương hiệu mà mình ưa chuộng. Người

bán lẻ là người am hiểu nhất nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời người bán lẻ cũng
là người nắm bắt được sát thực nhất những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của
khách hàng.
5) Nhà chế biến
Nhà chế biến là một cá nhân hoặc một công ty tham gia vào quá trình chuyển hóa
nông sản, thủy sản. Nhà chế biến có thể là một hộ gia đình nhỏ hoặc cũng có thể là
một doanh nghiệp lớn, chính thống. Họ có thể sử dụng phương pháp truyền thống, tập
trung nhiều lao động hoặc có thể sử dụng các trang thiết bị cỡ lớn, hiện đại. Những cơ
sở sản xuất lớn thường có kho lớn chứa nguyên liệu thô nhằm đảm bảo hoạt động chế
biến liên tục và tận dụng tối đa công suất trang thiết bị trong những kỳ trái vụ.
1.3.3 Nội dung phân tích chuỗi cung bao gồm:
a, Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung
Trong khi bị điều khiển bởi người khách hàng cuối cùng, các chuỗi cung được
hình thành bởi nhiều khách hàng trung gian, mỗi một khách hàng trong chuỗi phải đáp
23
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

ứng nhu cầu của khách hàng trên chúng. Khi làm điều này, họ đã tạo ra giá trị cho
chúng. Như vậy, một quá trình tạo giá trị xảy ra trong toàn bộ chuỗi với mục tiêu là
đáp ứng nhu cầu của khách hàng cuối cùng.

Người tiêu dùng

Nhu cầu của người tiêu
dùng


Khách hàng trung gian,
nhà cung cấp
Nhà cung cấp

Tạo giá trị

Tạo giá trị

Sơ đồ 2: Sơ đồ tạo giá trị của chuỗi
Sơ đồ trên có thể áp dụng cho DN đang hoạt động trog bất cứ mắc xích nào của
chuỗi. Từ sơ đồ trên ta có thể thấy để tạo giá trị thì các DN hay hộ SX phải cần có các
nguồn lực, như vật chất cũng như tự nhiên, vốn trong vốn có tiền, nguồn nhân lực, khả
năng đổi mới và công nghệ. Các DN có thể dựa vào những nguồn lực này để tạo ra giá
trị cho khách hàng trung gian, thông qua đó sẽ thu về lợi nhuận cho mình.
Khả năng sử dụng nguồn lực tùy thuộc vào mức áp dụng kĩ thuật và khả năng,
trình độ của nguồn nhân lực của DN. DN tạo ra giá trị chủ yếu dựa vào hoạt động của
mình, đó là chế biến sản phẩm, tạo ra mẫu mã hay nâng cao tính phẩm mỹ cho sản
phẩm để làm tăng thêm giá trị. Các hoạt động này còn được liên kết với bên ngoài như
các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào, các cơ sở tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Đây là các
liên kết quan trọng vì nó quyết định hoạt động của DN.
Có thể thấy cách tạo giá trị trong một doanh nghiệp bằng sơ đồ dưới đây

24
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà


Các nguồn lực của Doanh nghiệp
Vật chất và tự nhiên
Vốn
Nhân lực
Năng lực đổi mới, công nghệ

Liên kết các nhà cung

Các hoạt động

cấp đầu vào

của nhà sản xuất

- Mua đầu vào
- Các chính sách
KM, HM
- Bảo quản sản

- Chế biến sản
phẩm
- Lưu trữ và bảo
quản sản phẩm

Liên hệ khách hàng

- Các cơ sở bán sản phẩm
- Các chính sách cho đầu ra
- Bảo dưỡng sản phẩm


phẩm
Lợi nhuận của doanh nghiệp
Sơ đồ 3: Mô hình tạo giá trị của một doanh nghiệp
Doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài nguyên và khả năng sáng tạo của mình để
tạo ra giá trị cho các khách hàng trung gian và bằng cách làm như vậy sẽ tạo ta lợi
nhuận. Giá trị được tạo ta chủ yếu thông qua các hoạt động của doanh nghiệp nhưng
giá trị có thể nâng cao bằng cách các liên hệ với khách hàng và các nhag cung cấp đầu
vào. Doanh nghiệp tạo ra giá trị thông qua chế biến sản phẩm hay nâng cao, hoàn
thiện sản phẩm ( lau chùi, phân loại, đóng gói hay giới thiệu). Các mối liên kết này đối
với các nhà cung cấp đầu vào có liên quan tới hoạt động mua bán và công tác hậu cần
đầu vào. Các mối liên kết với khách hàng cũng liên quan đến tiêu thụ sản phẩm và
công tác hậu cần đầu ra. Việc bảo trì sản phẩm cuối cùng để đảm bảo chất lượng cũng
liên hệ với công tác hậu cần đầu ra.
b, Các chức năng của chuỗi
25
SVTH: Trần Thị Thơm – K46A-KTNN


×