Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Đánh giá mức sẵn lòng trả của các hộ gia đình về việc duy trì và nâng cấp dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn bắc sông hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.87 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH
VỀ VIỆC DUY TRÌ VÀ NÂNG CẤP DỊCH VỤ THU GOM RÁC
THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN BẮC SÔNG HƯƠNG.

LÊ THỊ NHẬT PHƯƠNG

Khóa học: 2012 - 2016

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH
VỀ VIỆC DUY TRÌ VÀ NÂNG CẤP DỊCH VỤ THU GOM RÁC
THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN BẮC SÔNG HƯƠNG.

Sinh viên thực hiện

Giáo viên hướng dẫn


LÊ THỊ NHẬT PHƯƠNG

ThS. TRƯƠNG QUANG DŨNG

Lớp K46 TNMT

2


Khóa học: 2012 - 2016

Lời Cám Ơn
Được sự phân công của trường Đại học Kinh Tế Huế, Khoa Kinh
Tế và Phát triển, và dưới sự hướng dẫn của giảng viên Trương Quang
Dũng, tôi đã thực hiện đề tài “ Đánh giá sự sẵn lòng chi trả của
các hộ gia đình cho việc duy trì và nâng cấp hoạt động thu
gom chất thải rắn của địa bàn Bắc sôngHương” Để hoàn thành
báo cáo này, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Trương Quang
Dũng đã hướng dẫn tận tình giúp tôi hoàn thành đợt thực tập cuối
khóa này.
Tôi xin chân thành cám ơn Xí nghiệp Môi trường Bắc sông Hương
đã tiếp nhận và giúp đỡ tôi và tôi xin gửi lời cám ơn đặc biệt nhất tới
bác Đặng Ngọc Tường, cùng các anh chị trong Xí nghiệp đã nhiệt
tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bài báo cáo này.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng để hoàn thiện đề tài song
không tránh khỏi những hạn chế, kính mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của quý thầy cô giáo để đề tài hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe,
để tiếp tục sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho
thế hệ tương lai. Đồng kính chúc các anh chị trong Xí nghiệp Môi

trường Bắc sông Hương luôn mạnh khỏe và đạt nhiều thành công
trong công việc.

3


Tôi xin chân thành cám ơn !
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinhviên
Lê Thị Nhật Phương

4


5


MỤC LỤC

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU

7


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

8



9


PHẦN I :ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Môi trường luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Nó đảm nhận
ba chức năng chính: cung cấp tài nguyên, cung cấp không gian sống và nơi chứa đựng
chất thải. Môi trường xanh sạch không chỉ đơn thuần tạo nên đơn thuần tạo nên vẻ mỹ
quan cho xã hội mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe con người. Cùng với sự phát
triển chung của thế giới, nền kinh tế của Việt Nam cũng đang có những bước chuyển
mình mạnh mẽ. Qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn
trương, bộ mặt xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên gia tăng dân số cùng
với quá trình công nghiệp hóa đã và đang gây sức ép lớn cho môi trường. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó, rác thải sinh hoạt ở các
hộ gia đình là một trong những nguyên nhân chủ yếu.
Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của Việt Nam có nền văn
hóa phong phú , nhiều lễ hội và cảnh đẹp nên đã thu hút hàng ngàn lượng khách du
lịch trong và ngoài nước. Cùng với sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa đang diễn
ra rộng khắp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với tốc độ nhanh, mức sống cư dân đô
thị ngày càng được nâng cao, sức tiêu thụ càng lớn và do đó lượng chất thải, trong đó
rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều.Nhiều hoạt động dịch vụ cũng đã làm gia
tăng khối lượng rác thải trên địa bàn, tạo nên các điểm nóng về ô nhiễm môi trường.
Từ thành thị đến nông thôn, rác thải không chỉ tập trung chủ yếu tại các khu vực các
chợ, các khu dân cư, khu đô thị mà còn tràn ra tất cả mọi nơi trên toàn tỉnh Thừa Thiên
Huế nói chung và khu vực Bắc sông Hương nói riêng.
Muốn giải quyết vấn đề môi trường cần có sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn của
xã hội. Cần nhấn mạnh vai trò của người dân vì từ trước đến nay vấn đề môi trường
vẫn bị coi là nhiệm vụ riêng của các cơ quan chức năng trong khi các hộ gia đình vừa

là đối tượng thải rác sinh hoạt, vừa bị chịu ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường sinh
hoạt do rác mà họ thải ra. Để có sự kết hợp chặt chẽ với người dân cùng giải quyết vấn
10


đề trên, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng là xác định thái độ, nhận thức và nhu cầu
của người dân, cụ thể là xác định nhận thức của họ về môi trường, mức độ hài lòng
của họ với dịch vụ hiện tại và mức sẵn lòng chi trả cho việc duy trì và nâng cấp dịch
vụ này.
Từ đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mức sẵn lòng trả của các hộ
gia đình về việc duy trì và nâng cấp dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn
Bắc sông Hương” tập trung xác định liệu những người dân nơi đây có sẵn lòng trả
mức giá cao hơn mức giá hiện tại để duy trì và nâng cấp dịch vụ này nhằm tăng mức
thỏa dụng của họ do dịch vụ thu gom rác thải mang lại như hưởng một cảnh quan sạch
đẹp hơn, một môi trường sống tốt cho sức khỏe,…hay không và mức sẵn lòng trả đó là
bao nhiêu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá mức sẵn lòng trả của các hộ gia đình về việc duy trì và nâng cấp dịch
vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn Bắc sông Hương. Từ mục tiêu nghiên cứu
chung, phân chia thành các mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Tổng quan các vấn đề lý luận về giá sẵn lòng trả đối với hàng hóa
dịch vụ môi trường.
Mục tiêu 2: Đánh giá mức sẵn lòng trả của các hộ gia đình cho việc duy trì và
nâng cấp dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
mức sẵn lòng trả.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của người dân
và giải pháp tăng mức sẵn lòng trả của người dân để duy trì và nâng cao dịch vụ thu
gom rác thải.


11


1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi về không gian
Các địa điểm nghiên cứu bao gồm các phường An Hòa, phường Hương Sơ,
phường Hương Long trên địa bàn Bắc song Hương, thành phố Huế.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Đề tài được tiến hành thực hiện từ tháng 2/2016 đến 6/2016. Đề tài sử dụng số
liệu thứ cấp năm 2016. Điều tra về nhận thức và ước muốn sẵn lòng trả của các các hộ
gia đình tiến hành vào tháng 3/2016.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Theo bảng phí vệ sinh của UBND thành phố Huế năm 2013 thì chia ra bao gồm
các hộ gia đình không sản xuất kinh doanh (gồm hộ mặt tiền và hộ trong kiệt, hẻm )và
các hộ gia đình có sản xuất kinh doanh, buôn bán nhỏ ( chia thành hộ gia đình buôn
bán cố định và buôn bán lẻ khác ). Ở đây, nghiên cứu chỉ tiến hành ở các hộ gia đình
buôn bán cố định và có sử dụng dịch vụ thu gom rác thải. Mỗi hộ chịu mức phí khác
nhau, từ 30.000 đồng, 40.000 đồng, 50.000 đồng, 60.000 đồng,70.000 đồng, 100.000
đồng. Đây là các hộ gia đình chịu mức phí cao nhất trong các hộ gia đình với mức phí
100.000 đồng /tháng.

12


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái niệm chất thải
Chất thải là vật chất ở dạng rắn, lỏng, khí, mùi hoặc các dạng khác thải ra từ sinh
hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác của con người ( Luật bảo
vệ môi trường 2005).
Chất thải là sản phẩmđược phát sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người,
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh
hoạt tại các gia đình, trường học, cáckhu dõn cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra
cũn phát sinh ra trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tịờn giao
thông đường bộ, đường thuỷ...Chất thải là kim loại, hóa chất và từ các loại vật liệu
khác ( Xử lý chất thải – Khotailieu.com ).
Chất thải là bất kỳ loại vật liệu nào mà cá nhân không còn dùng nữa, hoặc chúng
không còn tác dụng gì nữa với cá nhân đó, chúng cũng không còn tác dụng gì trong bất cứ
hoạt động nào cho sản xuất hoặc dịch vụ ( Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bình Định )
Chất thải là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải
ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với người này
nhưng lại là lợi ích của người khác. Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là
những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng
( Bách khoa toàn thư mở WIKIPEDIA).
1.1.1.2 Khái niệm rác thải sinh hoạt

13


Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt
động, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu công
cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải… Trong đó, rác
sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc
gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ
thuật. Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường đi, tại
nơi công cộng…, đều sinh ra một lượng rác đáng kể ( Bách khoa toàn thư mở

Wikipedia).
Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung
tâm dịch vụ, thương mại…. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành
sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, thực phẩm dư thừa, gỗ, lôn, vải, giấy, rơm,
rạ, xác động vật, vỏ rau củ quả v.v…( Quản lí chất thải rắn- Trần Hiếu Nhuệ).
Rác thải là những thứ vật chất từ thức ăn, đồ dùng, chất phế thải sản xuất, dịch
vụ, y tế... mà mọi người không dùng nữa và thải bỏ đi; rác thải sinh ra từ mọi người và
mọi nơi như: Gia đình, trường học, chợ, nơi mua bán, nơi công cộng, nơi vui chơi giải
trí, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, bến xe, bến đò... Rác có thể là những thứ
không độc hại, không dơ bẩn và có thể dùng lại được nhưng rác cũng có thể là những
loại vật chất gây hôi thối, dơ bẩn và gây ô nhiễm môi trường, độc hại cho muôn loài
sinh vật.
1.1.1.3 Hoạt động quản lí chất thải rắn
Hoạt động quản lý chất thải rắn: bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý,
đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ,
vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu
những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người (Chính phủ, Nghị
định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007).
1.1.1.4 Xử lý chất thải

14


Xử lý chất thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và không
làm ảnh hưởng tới môi trường, tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm phát huy
hiệu quả kinh tế (Trần Quang Ninh, 2011).

15



1.1.1.5 Nhận thức
Theo Từ điển Tiếng Việt (1992, trang 689) cho rằng “Nhận thức là quá trình hoặc
kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết
hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó”.
Theo từ điển triết học: Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tưduy
của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũngnhư
không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phảihướng tới
chân lý khách quan .
Theo Cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học ”: Nhận thức làtoàn bộ
những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá được mã hóa,
được lưu giữ và sử dụng. Hiểu Nhận thức là một quy trình, nghĩa là nhờ có quy trình
đó mà cảm xúc của con người không mất đi, nó được chuyển hóa vào đầu óc con
người, được con người lưu giữ và mã hóa,…
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh, phân loại và thành phần rác thải
1.1.2.1 Nguồn gốc rác thải
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng
dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và
các vùng nông thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm:
-

Từ các khu dân cư

-

Từ các trung tâm thương mại

-

Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, công trình công cộng.


-

Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng.

-

Từ các làng nghề, v.v…
Chất thải rắn nói chung phát sinh từ các nguồn chủ yếu: các hộ gia đình các trung
tâm thương mại, cơ quan, công viên xây dựng, dịch vụ công cộng.

16


Cơ quan

Nhà dân,
khu dân cư

trường học

Chợ, bến xe,
nhà ga

Rác thải

Giao thông,
xây dựng

Chính quyền

địa phương

Nơi vui chơi, giải
trí
Bệnh viện, cơ sở
y tế

Khu công nghiệp,
nhà máy, xí nghiệp

(Nguồn: Báo cáo thực tập Tìm hiểu hoạt động thu gom chất thải rắn của xí
nghiệp môi trường Bắc sông Hương, 2011)
Hình 1.1: Sơ đồ phát sinh chất thải rắn tại Việt Nam
1.1.2.2 Thành phần rác thải
Khác với rác thải, phế thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một tập hợp không
đồng nhất. Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát được các
nguyên liệu ban đầu dùng cho thương mại và sinh hoạt. Sự không đồng nhất này tạo
nên một số đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của rác thải sinh hoạt.
Thành phần cơ học: Thành phần chất thải sinh hoạt có thể bao gồm các chất dễ
phân hủy sinh học như thực phẩm thừa, lá rau, lá cây, xác động vật chết, vỏ hoa quả…
Các chất khó bị phân hủy sinh học như gỗ, cành cây, cao su, túi nylon…Các chất hoàn
toàn không bị phân hủy sinh học như kim loại, thủy tinh, mảnh sành, gạch, ngói, vôi,
vữa khô, đá, sỏi, cát, vỏ ốc hến…
Thành phần hóa học: Trong các chất hữu cơ của rác thải sinh hoạt, thành
phần hóa học của chúng chủ yếu là H,O,N,S và các chất tro.
1.1.2.3 Phân loại rác thải
+ Phân loại theo nguồn phát sinh (Trần Quang Ninh, 2011):
-

Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu dân cư, các trung

tâm dịch vụ, công viên…

17


-

Chất thải công nghiệp: phát sinh từ trong quá trình sản xuất công nghiệp và thủ công
nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ yếu là các dạng rắn,
dạng lỏng, dạng khí).

-

Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ, vôi vữa, đồ gỗ,
nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.

-

Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng
trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
+ Phân loại theo mức độ nguy hại (Trần Quang Ninh, 2011) :

-

Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn, nhiễm khuẩn
độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải này tiềm ẩn nhiều khả
năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ sức khoẻ con người và sự phát triển của động
thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không
khí.


-

Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các hợp chất có các
tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình, đô
thị….
+ Phân loại theo thành phần (Trần Quang Ninh, 2011):

-

Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật liệu xây dựng
như gạch, vữa, thuỷ tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ dùng thải bỏ gia đình.

-

Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm thừa, chất thải
từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và các loại thuốc bảo vệ
thực vật.
+ Phân loại theo trạng thái chất thải: Phân loại theo các trạng thái rắn, lỏng,
khí (Trần Quang Ninh, 2011):

-

Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở chế tạo
máy, xây dựng (kim loại, da, hoá chất sơn, nhựa, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng…)

18


-


Chất thải ở trạng thái lỏng: phân bùn từ cống rãnh, bể phốt, nước thải từ nhà máy lọc
dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh công nghiệp….
- Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm các khí thải các động cơ đốt trong các máy
động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hoả, nhà máy nhiệt điện, sản xuất vật liệu…
1.1.2.4 Đặc điểm của chất thải rắn
Chất thải rắn có ba đặc điểm chính, có sự biến thiên lớn và ảnh hưởng đến các
biện pháp quản lý rác thải, các đặc điểm đó là : Khối lượng rác thải, tỷ trọng và độ ẩm,
thành phần rác .
Khối lượng rác thải trung bình ở các nước công nghiệp phát triển > 0,8 kg/người
mỗi ngày. Ở các nước đang phát triển khoảng 0,6-0,8kg/người mỗi ngày. Do tốc độ
phát sinh rác thải sinh hoạt trên bình quân đầu người của dân cư đô thị nước ta tương
đối cao, tỷ trọng của đất đá gạch cát có lẫn trong rác thải sinh hoạt lớn nên khối lượng
rác thải sinh hoạt của các đô thị nước ta hiện nay khoảng 0,5-0,7 kg/người mỗi ngày.
Tỷ trọng của rác thải sinh hoạt phụ thuộc vào thành phần rác thải và độ ẩm của
rác thải, nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thu gom vận chuyển. Ở các
nước công nghiệp phát triển, tỷ trọng chất rác thải sinh họat thấp do động trong
khoảng 100-150 kg/m3 do thành phần giấy, bao bì, vỏ hộp chiếm tỉ lệ lớn. Ở các nước
trong khu vực Đông Nam Á tỉ trọng rác thải sinh hoạt cao hơn thay đổi từ 175-500
kg/m3, ở Việt Nam ước tính tỉ trọng của rác thải sinh hoạt khoảng 470 kg/m

3

Thành phần rác thải sinh hoạt ở nước ta rất đa dạng, đặc trưng theo từng khu vực
đô thị thành phố cụ thể và phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt và trình độ văn hoá và tốc
độ phát triển. Nhưng chúng có một số thành phần giống nhau: Độ ẩm cao, có lẫn nhiều
đất đá gạch cát, thành phần có nguồn gốc hữu cơ chiếm tỷ lệ cao 50,7-62,22%.
Tuy nhiên với tốc độ đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế ngày càng cao làm cho
cuộc sống dân cư cải thiện nguồn thực phẩm qua sơ chế sẽ tăng lên xuất hiện ngày
càng nhiều rác thải là các loại giấy loại, chất dẻo, thuỷ tinh, kim loại…Thành phần là
đất đá gạch cát sẽ giảm đi.


19


1.1.3 Tác động của rác thải tới môi trường
1.1.3.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng lên
các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khỏe
con người thông qua chuỗi thức ăn.
Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kĩ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ
đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trở
thành nơi phát sinh ruồi muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chat
thải độc hại tại bãi rác có nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người khi
tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh.
Rác thải còn tồn động ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là nguyên
nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người.
Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thê giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở các
khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15.25% dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh
ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm tới 25 %.
1.1.3.2 Rác thải làm giảm mỹ quan đô thị
Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom
không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều là hình ảnh
gây mất vệ sinh môi trường và làm nahr hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm.
Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân chưa
cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh vẫn còn rất
phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom vẫn
chưa được tiến hành chặt chẽ.

20



1.1.3.3 Tác hại của rác thải tới môi trường
+ Môi trường đất
- Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ
lại trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon,hydrocacbon…
nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường: thay đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô
cằn, các sinh vật trong đất có thể bị chết.
- Nhiều loại chất thải như than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất bị đóng
cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa.
+ Môi trường nước
- Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi sẽ theo
dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, song ngòi,
gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.
- Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao hồ là nguyên nhân gây mất vệ
sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có
nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước
giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới
khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực.
- Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận. Tại các
bãi rác, nếu không tạo được các lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua
thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
+ Môi trường không khí
- Tại các trạm/ bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm
môi trường không khí do mùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải
nguy hại.

21



1.1.4 Lý thuyết nghiên cứu
1.1.4.1 Lý thuyết hành động xã hội
Hành động xã hội mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định. Trong hành
động xã hội bao giờ cũng phải có sự tham gia của ý thức, mà theo M.Werber đó là ý
nghĩa chủ quan và sự định hướng mục đích.
Khởi điểm của hành động xã hội là nhu cầu và lợi ích cá nhân, đó là những động
cơ thúc đẩy hành động hay nói cách khác mọi người hành động đều có mục đích.
Sự tác động của môi trường, hoàn cảnh tới hành động tùy theo hoàn cảnh hoạt
động mà các chủ thể hành động sẽ lựa chọn phương án tối ưu nhất đối với mình.
Hoàn cảnh

Nhu cầu

Động cơ

Chủ thể Phương tiện công cụ Mục đích

Nguồn: Vũ Quang Hà, 2011
Hình 1.2: Sơ đồ thể hiện sự tác động của môi trường, hoàn cảnh đến hành động
Lý thuyết này cho rằng ở xã hội phát triển, hành động của con người sẽ tuân theo
hành động hợp lý về giá trị và hợp lý về mục đích, thay vì hành động theo truyền
thống hay theo cảm xúc.
Lý thuyết hành động xã hội thể hiện, một người dân bỏ rác ra khỏi nhà mình mà
không quan tâm bỏ có đúng nơi quy định hay không với những suy nghĩ chỉ cần trong
nhà sạch sẽ và không có rác là được nhưng gia đình họ vẫn có thể bị ô nhiễm bởi mùi
hôi thối từ rác thải họ bỏ không đúng nơi quy định bay vào nhà và làm cho gia đình họ
cũng phải chịu ô nhiễm. Hay đó là một hành động tuân theo khi thấy mọi người xung

22



quanh ai cũng vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định hay không bao giờ phân loại
rác thì họ không bao giờ tự mình thực hiện mà làm theo đám đông.
Qua lý thuyết hành động xã hội cho ta biết được để giảm bớt những hậu quả
không chủ định thì cần tăng cường hiểu biết về bản thân đồng thời cần phải biết chú ý
hơn về hoàn cảnh, điều kiện, môi trường hành động, chỉ có như vậy chúng ta mối giảm
bớt được tính duy ý chí trong hành động người dân nhờ đó sẽ tăng cường sự phù hợp
giữa chủ thể hoàn cảnh và hoàn cảnh trên thực tế (Vũ Quang Hà, 2001).
1.1.4.2 Lý thuyết lối sống
Lối sống là một khái niệm có tính đồng bộ và tổng hợp. Nó gồm quan hệ kinh tế,
xã hội, tư tưởng, tâm lý, đạo đức, văn hóa và quan hệ khác, đặc trưng sinh học của họ
trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
Lối sống được qui định bởi các điều kiện khách quan và chủ quan.
Điều kiện khách quan: Điều kiện kinh tế xã hội, chính trị xã hội, tư tưởng và văn
hóa, điều kiện về nhân khẩu, điều kiện về sinh thái. Lối sống là phương thức hoạt động
của con người bao gồm: Nếp sống, thói quen, phong tục, tập quán, cách sống, cách
làm, cách ăn, cách mặc, cách ở, cách sinh hoạt... Điều kiện chủ quan: Điều kiện tâm lý
xã hội, tình trạng chung của ý thức con người, thái độ của họ đối với môi trường xung
quanh trực tiếp.
Khi tìm hiểu các hoạt động về vệ sinh môi trường trong phạm vi nghiên cứu của
đề tài, thì cần xem xét các hoạt động sống khác có liên quan. Đồng thời, phân tích các
điều kiện khách quan, chủ quan để thấy được vì sao người dân có nhận thức, thái độ và
hành vi như vậy trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đảm bảo vệ
sinh môi trường (Vũ Quang Hà, 2001).
1.1.4.3 Lý thuyết kiểm soát xã hội
Áp dụng lý thuyết này thể hiện việc áp dụng các hệ thống chính sách của nhà
nước cho người dân về vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải nhằm đảm bảo vệ
sinh môi trường. Bằng sự thuyết phục và áp dụng các chế tài như mức hình phạt về
hành chính để nâng cao nhận thức của người dân và đẩy những hành động lệch lạc vào
23



khuôn mẫu, đồng thời giúp xem xét việc thực hiện chính sách của nhà nước đã hợp lý
và hiệu quả chưa để góp phần bổ sung chính sách (Vũ Quang Hà, 2001).
1.1.5 Tổng quan về phương pháp CVM
1.1.5.1 Định nghĩa sự sẵn lòng chi trả (Willingness To Pay – WTP)
Theo Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc UNEP: WTP được định nghĩa
như là một khoản tiền mà một cá nhân sẵn lòng và có khả năng chi trả để có được
hàng hóa hay dịch vụ nào đó.
1.1.5.2 Khái niệm
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên: CVM là phương pháp phỏng vấn trực tiếp để
xác định giá sẵn lòng trả (WTP) cho sự thay đổi trong việc cung ứng hàng hóa, dịch
vụ môi trường, hoặc ngăn cản một sự thay đổi môi trường nào đó.
Ứng dụng: Có thể đánh giá giá trị của sự cải thiện môi trường: Max WTP để đạt
được sự cải thiện, Min WTP để từ bỏ sự cải thiện, sự thiệt hại môi trường: Max WTP
để tránh thiệt hại, Min WTP để chấp nhận thiệt hại, ưu điểm của CVM: định được giá
trị phi sử dụng (non use value).
1.1.6 Các nghiên cứu CVM đã thực hiện tại Việt Nam
Nguyễn Thị Hương (2009) và Nguyễn Thị Tuyết Loan (2009). Bằng các phương
pháp định tính bằng cách phỏng vấn sâu và định lượng bằng bảng câu hỏi, phương
pháp thực địa, phương pháp quan sát…, để tiến hành nghiên cứu nhận thức và hành vi
của người dân. Bên cạnh đó, tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và
hành vi của người dân như giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn…, Từ đó, tác giả đề
xuất một số giải pháp để nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân.
Hà Thương Thương (2009) sử dụng phương pháp không sử dụng đường cầu bao
gồm phương pháp liều lượng đáp ứng, phương pháp chi phí - thay thế, phương pháp
chi phí cơ hội, phương pháp mô hình lựa chọn, phương pháp dựa vào hàm sản xuất và
các phương pháp sử dụng đường cầu bao gồm chi phí du lịch, phương pháp đánh giá
ngẫu nhiên, phương pháp chi phí hưởng thụ. Qua đó, tác giả sản định mức sẵn lòng trả


24


cho túi thân thiện môi trường ở siêu thị Metro, kết quả WTP là 8.370 cao hơn giá ở
siêu thị là 7.000 đồng cho thấy mọi người sẵn lòng mức giá cao hơn có nghĩa là họ
chấp nhận sản phẩm thân thiện này. Thông qua mô hình hồi quy, tác giả còn cho thấy
các yếu tố như công việc, thu nhập, giới tính,… có ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả
cho túi thân thiện môi trường.
Nguyễn Văn Đúng (2008) đưa ra tình trạng ô nhiễm môi trường do khâu xử lý
rác thải chưa hợp lý của cơ quan phụ trách. Hầu hết rác được thu gom về đều được
mang ra các bãi rác lộ thiên, không được quy hoạch thiết kế hợp vệ sinh gây ô nhiễm
môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Tác giả sử dụng phương pháp
phân tích tài liệu, phương pháp nghiên cứu tổng hợp, liên ngành, phỏng vấn theo phiếu
khảo sát đã soạn sẵn, với số lượng mẫu 3050 phiếu tại phường 1 và 2 thành phố Cao
Lãnh và xử lý thông tin bằng phần mềm Microsoft Excel, tác giả đã đưa ra những kết
quả định lượng nhằm đánh giá sự quan tâm của người dân Thành phố Cao Lãnh đối
với vấn đề môi trường, đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ
môi trường của người dân nơi đây.
Nguyễn Văn Song và các cộng sự (2009) sử dụng các phướng pháp thống kê mô
tả, phương pháp so sánh và phương pháp CVM để xác định mức sẵn lòng trả của các
hộ nông dân về dịch vụ thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Gia
Lâm. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến
mức sẵn lòng trả của các hộ nông dân. Kết quả là mức sẵn lòng trả cao nhất là 20.000
đồng cho những người có thu nhập trên 3.000.000 đồng, những hộ có thu nhập nhỏ
hơn 1.000.000 đồng thì mức WTP bằng 0. Và các nhân tố ảnh hưởng mức sẵn lòng trả
của các hộ gia đình bao gồm giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, độ tuổi, trình độ học
vấn và số người trong gia đình.
Tăng Ngọc Khánh Vy (2012) sử dụng phương pháp phân tích bảng chéo, phân
tích nhân tố, CVM và mô hình hồi quy để đánh giá sự hài lòng và ước muốn sẵn lòng
trả của người dân quận Ninh Kiều đối với việc thu gom chất thải rắn của công ty công

trình đô thị thành phố Cần Thơ. Qua đó, nhìn chung người dân hài lòng với việc thu
gom của công ty như về thời gian, số lần thu gom, phương tiện,…Khi khảo sát về việc

25


×