Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Vai trò của nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2011 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.52 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG
NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2014

ĐINH THỊ LUẬN

Huế, tháng 5 năm 2016

1


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG
NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2014


Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Hoàng Thị Liễu

Đinh Thị Luận
Lớp: K46 C– KHĐT
Khóa 2012 - 2016

2


Lời Cảm Ơn
Xin được gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Huế, cùng quý thầy cô
giáo Khoa Kinh tế và Phát triển luôn toàn tâm vì công việc. Thêm một lời cảm ơn đặc biệt
đến cô giáo Hoàng Thị Liễu vì đã kiên nhẫn xem những trang đề cương chưa hoàn chỉnh
của tôi.
Cũng xin cảm ơn chú Quyền, anh Nam và cán bộ Phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh
Thừa Thiên Huế. Xin được chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hết lòng của các anh chị tại
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền, điển hình là anh Khương vì
đã cung cấp cho tôi những số liệu hữu ích, chị Dung vì đã tinh tế đề xuất hướng dẫn giúp
tôi.
Xin được dành lòng biết ơn vô hạn đến anh Tân, anh Công và các cán bộ của Phòng
Kế hoạch và Đầu tư huyện Phong Điền vì đã nhiệt tình chia sẻ cho tôi những dữ liệu cần
thiết.
Cảm ơn những con người tuyệt vời ở xã Phong An vì đã nồng nhiệt chào đón tôi và đã
nhiệt tình hỗ trợ tôi trong công tác nghiên cứu.
Cảm ơn người bạn cùng lớp với tôi, bạn Cù Thị Vinh, vì những điều bạn đã hướng dẫn
và tình bạn đáng quý mà bạn dành cho tôi.

Xin gửi lời cảm ơn đầy yêu thương đến cha mẹ của con và cả em gái nữa vì đã hi sinh
những tháng năm thanh xuân để dành cho tôi những điều tốt đẹp và chân thực nhất là đồng
hành cùng tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

3


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

4

CSHT:

Cơ sở hạ tầng

DA:

Dự án

GTNT:

Giao thông nông thôn

GTVT:

Giao thông vận tải

KH:

Kế hoạch


MTQG:

Mục tiêu quốc gia

NS:

Ngân sách

NSNN:

Ngân sách Nhà nước

NTM:

Nông thôn mới

ODA:

Viện trợ phát triển chính thức

TƯ:

Trung ương

VĐT:

Vốn đầu tư

XD:


Xây dựng

XDCB:

Xây dựng cơ bản


MỤC LỤC

5


DANH MỤC BẢNG

6


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

7


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách quốc gia là một khoản tiền rất lớn, là nguồn lực quan trọng
trong quá trình phát triển của đất nước. Hơn nữa, Ngân sách Nhà nước trở
thành công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, thực hiện các chương trình, dự án phát
triển. Hàng năm, nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển ngày càng tăng và chiếm
tỉ trọng lớn trong nguồn vốn Ngân sách Nhà nước. Và nguồn lực dành cho đầu

tư phát triển đường giao thông nông thôn là một yêu cầu cấp thiết của xã hội.
Trong những năm qua cùng với sự đổi mới chung của đất nước, huyện
Phong Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát triển kiêu hãnh và ấn tượng: tốc độ
tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng, thu nhập của người dân tăng qua các năm,
an sinh xã hội đảm bảo, cơ sở hạ tầng giao thông dần dần hoàn chỉnh... Có
được những kết quả đó là nhờ Đảng bộ, nhân dân thực hiện đúng đường lối,
chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là nhận được sự hỗ trợ lớn
từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và huy động từ nội bộ nền kinh tế huyện
Phong Điền. Công tác đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, công tác
quản lý Ngân sách Nhà nước ngày càng hoàn thiện góp phần làm thay đổi diện
mạo của huyện Phong Điền.
Giao thông là huyết mạch của nền kinh tế đất nước. Không có gì đánh
thức xóm làng mạnh mẽ hơn là những con đường. Những con đường nối liền
với những phiên chợ, nối với những ngôi trường và trạm xã. Nối giữa thôn này
và xóm khác. Đó chính là sứ mệnh và sự thành công của dự án đầu tư phát triển
đường giao thông nông thôn bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
Xuất phát từ những kết quả của những dự án này mang lại, tôi tiến hành
nghiên cứu chuyên đề: "Vai trò của nguồn vốn ngân sách nhà nước trong
đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2014" để làm chuyên đề tốt
nghiệp cuối khoá của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
8


Mục tiêu của chuyên đề là nhằm đánh giá vai trò của nguồn vốn ngân
sách nhà nước trong đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn, từ đó đưa ra
giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn NSNN đối với các dự án

xây dựng đường GTNT trên địa bàn huyện Phong Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả của dự án đầu tư bằng
nguồn vốn NSNN.
Phân tích, đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư đường giao GTNT bằng
nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Định hướng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
vốn NSNN trong đầu tư xây dựng CSHT đường GTNT trên địa bàn huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là các hoạt động đầu tư và hiệu quả
của các dự án đầu tư đường GTNT bằng nguồn vốn NSNN.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi không
gian của huyện Phong Điền – Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phạm vi về thời gian: Số liệu dùng để phân tích trong chuyên đề được
tổng hợp từ năm 2011 đến 2014.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu tại phòng tài chính - kế
hoạch, phòng kết cấu hạ tầng, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
một số phòng khác.
Phương pháp phân tích số liệu: thông qua các tài liệu thu thập được sử
dụng các công cụ thống kê toán học nhằm đưa ra các số liệu phản ánh các chỉ
tiêu liên quan, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng
quản lý vốn NSNN về đầu tư CSHT đường GTNT.
Phương pháp thống kê và đánh giá thực trạng đầu tư.
9



Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.
Một số phương pháp khác.

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm

NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Theo Điều 7 của luật ngân sách nhà nước: Quỹ ngân sách nhà nước là
toàn bộ các khoản tiền của nhà nước, kể cả tiền vay có trên tài khoản của ngân
sách nhà nước các cấp. Do khả năng huy động vốn ngân sách có hạn, trong khi
nhu cầu vốn đầu tư hàng năm lại rất lớn nên vốn đầu tư NSNN ở nước ta trong
những năm qua được cân đối từ nguồn tích luỹ của ngân sách và các khoản vay
trong nước và nước ngoài.
Vốn NSNN bao gồm vốn trong nước (vốn tích luỹ của NSNN, nguồn vốn
tín dụng của nhà nước) và vốn nước ngoài (vay nợ, viện trợ). Số tiền này sẽ
được thanh toán trực tiếp cho việc thực hiện các dự án, các chương trình mục
tiêu quốc gia theo kế hoạch chi đầu tư phát triển được duyệt hàng năm.
Vốn trong nước bao gồm:
i.

Vốn tích luỹ của NSNN: Đây là phần chênh lệch giữa các khoản thu( không
kể vay nợ) với chi tiêu dùng thường xuyên của NSNN. Đối với vốn tích luỹ
NSNN cần áp dụng các chính sách huy động và tiết kiệm triệt để và có hiệu

quả như vừa tăng thu NSNN, vừa tiết kiệm các khoản chi tiêu dùng của

ii.

NSNN.
Nguồn vốn tín dụng của nhà nước: Được huy động thông qua phát hành trái
phiếu chính phủ và các hình thức vay nợ qua kho bạc nhà nước.
Vốn nước ngoài là các nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài, thông
10


qua vay nợ và viện trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Đây là nguồn
vốn quan trọng để bù đắp thiếu hụt ngân sách và được ưu tiên để phát triển
kinh tế xã hội.Hiện nay việc đưa ODA vào ngân sách để quản lý đạt 15%
đến 20%.

11


1.1.1.2. Đặc điểm vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển đường giao
thông nông thôn

Cơ sở hạ tầng đường GTNT bao giờ cũng phát triển và đi trước một bước
so với các hoạt động khác.Sự phát triển của cơ sở hạ tầng đường GTNT sẽ tạo
điều kiện và là yếu tố tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội. Đảm bảo sự phát
triển hài hoà của hệ thống tự nhiên - kinh tế - xã hội. Do đó, vốn đầu tư phát
triển đường GTNT cũng có những đặc điểm riêng so với vốn đầu tư phát triển
các ngành khác.
Vốn đầu tư phát triển đường GTNT phải đảm bảo về mặt vật chất sao cho
tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác, đẩy nhanh quá trình tái sản

xuất, tiết kiệm chi phí cho xã hội và nguồn tài nguyên.
Vốn đầu tư để thực hiện đường GTNT được cân đối trong phạm vi ngân
sách do đó cần phải chú ý đến đặc điểm nào nhằm tăng cường hạ tầng đường
GTNT đạt hiệu quả tối đa mà không làm ảnh hưởng đến nguồn vốn từ NSNN để
phát triển các ngành khác.
Hệ thống đường GTNT có vị trí cố định và phân bố khắp các vùng của cả
nước và có giá trị lớn.Vì vậy, vốn đầu tư phát triển đường GTNT từ NSNN không
chỉ chú trọng đến nhu cầu đi lại hiện tại mà còn phục vụ nhu cầu đi lại và lưu
thông hàng hoá ngày càng tăng trong tương lai. Cho nên, cần phải có kê hoạch sử
dụng vốn một cách hiệu quả: xem xét các ngành mũi nhọn, mật đọ lưu thông, tính
toán lựa chọn các tuyến đường...
Hiệu quả sử dụng vốn NSNN để đầu tư phát truển đường GTNT gồm cả
hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong đó hiệu quả xã hội được đánh giá cao
hơn. Hiệu quả sử dụng vốn là rất khó đo lường trực tiế và thường được đo
lường thông qua hiệu quả của các ngành kinh tế khác.

12


1.1.1.3. Quy trình sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển đường GTNT

Sơ đồ 1.1. Chu trình sử dụng vốn NSNN xây dựng đường GTNT
(Nguồn Bộ GTVT)
Trong đó:
(1) Chính Phủ giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư hàng năm
(2) UBND Tỉnh bố trí chi tiết cho từng dự án gửi Bộ Tài chính
(3) UBND Tỉnh thông báo kế hoạch vốn cho UBND huyện và Sở Tài
chính
(4) UBND Huyện thông báo kế hoạch vốn cho UBND Xã và Phòng Tài chính
(5) UBND Xã thông báo cho chủ đầu tư và Tài chính của xã

(6) Chủ đầu tư mở tài khoản để giao dịch thanh toán vốn đầu tư với Kho
13


bạc Nhà nước ở địa phương
(7) Kho bạc Nhà nước tại địa phương lập kế hoạch cho vốn đầu tư gửi
phòng tài chính (huyện, xã)
(8) Phòng Tài chính chuyên tiền theo mức đã duyệt
(9) Chủ đầu tư thanh toán vốn đầu tư với Kho bạc Nhà nước

14


1.1.2. Đầu tư phát triển
1.1.2.1. Khái niệm

Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chỉ dùng vốn trong
hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra các tài sản
mới cho nền kinh tế (tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ), gia tăng
sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
1.1.2.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển

Thường đòi hỏi vốn lớn, vốn nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư.
Vốn lớn: Vì yêu cầu vốn lớn nên phải có quyết định bỏ vốn đầu tư vào
lĩnh vực nào là có lợi nhất, huy động vốn từ các nguồn nào, tiến độ sử dụng
vốn trong quá trình thi công xây dựng công trình ra sao.
Vốn nằm khê đọng: Trong quá trình tiến hành đầu tư, vốn không sinh lời,
không tạo ra sản phẩm và lợi nhuận, thêm vào đó là các tác động của môi
trường đầu tư, vì vậy cần phải dự báo, tính toán cụ thể trong khi lập dự án.
Hoạt động đầu tư mang tính chất lâu dài.

Thời gian kể từ khi bắt đầu tiến hành một công cuoicj đầu tư cho đến khi
các thành quả của công cuộc đầu tư đó phát huy tác dụng đem lại lợi ích kinh tế
- xã hội thường kéo dài.
Thời gian vận hành các kết quả đầu tư đến thu hồi đủ vốn cũng thường
kéo dài nhiều khi là vĩnh viễn.
Với tính chất lâu dài như vậy, kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư
chiụ ảnh hưởng của các yếu tố không ổn định theo thời gian và các điều kiện
địa lý cảu không gian.
Điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, thuỷ văn...
Điều kiện kinh tế - xã hội: cơ chê quản lý, chính sách, chế độ chính trị...
Các yếu tố về kỹ thuật: xu hướng lâu dài của công nghệ, chất lượng, giá
cả của sản phẩm...
Các thành quả của hoạt động đầu tư nếu là các công trình xây dựng, vật
kiến trúc như nhà máy, hầm mỏ, các công trình thuỷ lợi, đường sá...thì sẽ vận
động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên.
Với đặc điểm này thì các điều kiện về địa hình, địa chất và địa lý tại nơi
15


công trình sẽ có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đàu tư cũng như quá
trình vận hành, khai thác dự án sau này.
Với đặc điểm vốn lớn, thời gian thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư
dài, lao động nhiều thì hoạt động đầu tư thường chịu mức rủi ro cao.
Hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động mang nặng yếu tố rủi ro, các nhà
đầu tư không còn cách nào khác là phải chấp nhận rủi ro khi quyết định bỏ vốn.
1.1.3. Đường giao thông nông thôn
1.1.3.1. Khái niệm

Đường giao thông nông thôn là bộ phận giao thông đường bộ ở các vùng
nông thôn nối tiếp với mạng lưới đường bộ quốc gia (quốc lộ, đường tỉnh,

đường đô thị, đường huyện, đường xã), nhằm phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp và phục vụ giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội của các làng, xóm, thôn,
bản, ấp, buôn, sóc và các điểm dân cư tương đương.
Đường giao thông nông thôn được phân loại như sau:
Đường liên xã: là đường nối trung tâm hành chính xã với quốc lộ, tỉnh lộ,
hoặc đường liên xã khác (gọi chung là đường đến trung tâm xã).
Đường liên thôn: là đường trục chính nối các thôn, các điểm dân cư phục
vụ cho nhân dân ở thôn, các thônlân cận đi lại thường xuyên.
Đường liên xóm: (đường nhánh rẽ) là đường nối giữa các hộ gia đình
(đường chung của liên gia) trong cùng điểm dân cư nối với mạng lưới giao
thông chung (đường thôn, đường xã, đường huyện, tỉnh lộ, quốc lộ).
Đường trục chính nội đồng: là đường chính nối từ đồng ruộng đến khu
dân cư. Đối với các xã có quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã, đường thôn
(gọi chung là hệ thống giao thông) đáp ứng được yêu cầu đi lại của xe cơ giới
phục vụ sản xuất nông nghiệp thì xem hệ thống giao thông là đường nối khu
dân cư với đồng ruộng; đối với các xã có hệ thống giao thông chưa đáp ứng
được nhu cầu đi lại của xe cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp thì trong quy
hoạch (tiêu chí 1) phải tính đến việc xây dựng đường trục chính nội đồng phục
vụ việc đi lại của xe cơ giới.
1.1.3.2. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng đường giao thông nông thôn

Cơ sở hạ tầng đường GTNT gắn liền với mọi hệ thống kinh tế, xã hội.Cơ
16


sở hạ tầng đường GTNT là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa phụ
thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội của nông thôn.
So với hệ thống kinh tế, xã hộ khác, cơ sở hạ tầng đường GTNT có những
đặc điểm sau:
 Tính hệ thống, đồng bộ


Cơ sở hạ tầng đường GTNT là một hệ thống cấu trúc phức tạp phân bố
trên toàn lãnh thổ, trong đó có hhwngx bộ phận có mức độ và phạm vi ảnh
hưởn cao thấp khác nhau tới sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ nông
thôn, của vùng, của làng, xã. Tuy vậy, bộ phận này có mối liên hệ gắn kết với
nhau trong quá trình hoạt động, khai thác và sử dụng.
Do vậy, việc quy hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng đường GTNT
cần phải phối kết hợp với các bộ phận trong một hệ thống đồng bộ sẽ giảm toiis
đa chi phí và tăng tối đa công dụng của các cơ sở hạ tầng đường GTNT trong
xây dựng cũng như trong quá trình vận hành, sử dụng.
Tính đồng bộ, hợp lí trong việc phối, kết hợp các yếu tố hạ tầng đường
giao thông không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa về xã hội và
nhân văn.Các công trình đường giao thôbg thường là ác công trình lớn, chiếm chỗ
trong không gian. Tính hợp lý của các công trình này đem lại sự thay đổi lớn trong
cảnh quan và có tác động tích cực đến các sinh hoạt của dân cư trong địa bàn.
 Tính định hướng gắn với sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn

Đặc trưng này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau của vị trí hệ thống
GTNT: Đầu tư cao, thời gian sử dụng lâu dài, mở đường cho các hoạt động
kinh tế, xã hội phát triển...
Đặc điểm này đòi hỏi trong phát triển cơ sở hạ tầng đường GTNT phải
chú trọng những vấn đề chủ yếu:
Cơ sở hạ tầng đường GTNT của toàn bộ nông thôn, của vùng hay của
làng, xã cần được hình thành và phát triển trước một bước và phù hợp với các
hoạt động kinh tế, xã hội. Dựa trên các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để
quyết định việc xây dựng cơ sở hạ tầng đường GTNT . Đến lượt mình, sự phát triển
cơ sở hạ tầng đường GTNT về quy mô, chất lượng lại thể hiện định hướng phát
17



triển kinh tế, xã hội và tạo tiền đề vật chất cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện tốt chiến lược ưu tiên trong phát triển cơ sở hạ tầng đường GTNT
của toàn bộ nông thôn, toàn bộ vùng, từng đại phương trong mỗi giai đoạn phát
triển sẽ vừa quán triệt tốt đặc điểm về tính tiên phong định hướng, vừa giảm nhẹ
nhu cầu huy động vốn đầu tư tự do chỉ tập trung những công trình ưu tiên.
 Tính địa phương, tính vùng và khu vực

Việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đường GTNT ở nông thôn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như địa lý, địa hình, trình đọ phát triển... Do địa bàn
nông thôn rộng, dân cư phân bố không đồng đều và điều kiện sản xuất nông
nghiệp vừa đa dạng, phức tạp lại vừa khác biệt lớn giữa các địa phương, các
vùng sinh thái. Vì thế hệ thống cơ sở hạ tầng đường GTNT mang tính vùng và
địa phương rõ nét.Điều này thể hiện cả trong quá trình tạo lập, xây dựng cũng
như trong tổ chức quản lý, sử dụng. Yêu cầu này đặt ra trong việc xác định
phán bố hệ thống chung của quốc gia, vừa phải phù hợp với đặc điểm, điều
kiện từng địa hương, từng vùng lãnh thổ.
 Tính xã hội và công cộng cao

Tính xã hội và công cộng cao của các công trình giao thông pử nông thôn
thể hiện trong xây dựng và trong sử dụng.Trong sử dụng, hầu hết ccacs công
trình đều được sử dụng nhằm phục vụ việc đi lại, buôn bán giao lưu của tất cả
người dân, tất cả cơ sở kinh tế, dịch vụ.
Trong xây dựng, mỗi loại công trình khác nhau có những nguồn vốn khác
nhau từ tất cả các thành phần, các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân. Để việc
xây dựng, quản lý, sử dụng hệ thống đường nông thôn có kết quả cần lưu ý:
Đảm bảo hài hoà giữa nghĩa vụ xây dựng và quyền lợi trong sử dụng đối
với các tuyến đường cụ thể. Nguyên tắc cơ bản là gắn quyền lợi và nghĩa vụ.
Thực hiện tốt việc phân cấp trong xây dựng và quả lý sử dụng công trình
cho từng cấp chính quyền, từng đối tượng cụ thẻ để khuyến khích việc phát
triển và sử dụng có hiệu quả.

1.1.3.3. Các bước của quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng đường GTNT (Nghị
định 12)

Bước 1: Thoả thuận địa điểm và quy hoạch đối với cấp quản lý địa
18


phương.
Bước 2: Thoả thuận quy hoạch kiến trúc (Sở quy hoạch kiến trúc phê
duyệt)
Bước 3: Quyết định của UBND Tỉnh giao đất cho chủ đầu tư thực hiện
DA.
Bước 4: Thẩm định thiết kế cơ sở.
Bước 5: Trình, duyệt dự án đầu tư.
Bước 6: Tiến hành thi công.
Bước 7: Bàn giao CSHT, CTCC.
Bước 8: Đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
Bước 9: Bảo trì, bảo hành công trình.

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình đầu tư phát triển CSHT đường GTNT ở Việt Nam
Mười năm qua, các chủ trương lớn của Đảng và việc thực hiện quyết liệt
của Chính phủ, hiện nay hệ thống giao thông nông thốn đã có bước phát triển
căn bản và nhảy vọt, làm thay đổi không chỉ về số lượng mà còn nâng cấp về
chất lượng con đường về tới tận thôn xóm tạo điều kiện thuận lợi phát văn hóa,
xã hội và thu hút các lĩnh vực đầu tư về khu vực nông thôn, tạo công ăn việc
làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
Theo số liệu thống kê, đến 01/7/2011 cả nước đã có 8940 xã, chiếm
98,6% tổng số xã cả nước đã có đường ô tô đến trung tâm xã (tăng 2,3% so với
năm 2006), trong đó đi lại được 4 mùa là 8803 xã, chiếm 97,1% ( tăng 3,5% so

với năm 2006); trong đó xã có đường ô tô đến trung tâm xã đã được nhựa hóa,
bê tông hóa là 7917 xã chiếm 87,3% (tăng 17,2% so với năm 2006). Một điều
đáng chú ý là không chỉ đường đến trung tâm huyện, xã được chú trọng mà
đường đến các thôn, bản miền núi cũng được các cấp chính quyền hết sức quan
tâm đầu tư với số liệu rất ấn tượng đó là có tới 89,5% số thôn, bản có đường ô
tô đến được. Điều đó góp phần thay đổi cuộc sống của người dân nơi vùng cao
vốn chịu nhiều thiệt thòi về điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng cũng như văn hóa
xã hội. So với năm 2005, tổng số chiều dài km đường giao thông nông thôn
19


tăng thêm 34.811 km; trong đó số km đường huyện tăng thêm 1.563 km, đường
xã tăng 17.414 km và đường thôn xóm tăng 15.835 km từ những nguồn vốn
đầu tư cho giao thông nông thôn rất đa dạng được huy động từ nhiều nguồn:
Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương (chiếm khoảng 50% phần dành
cho cơ sở hạ tầng giao thông của các tỉnh); vốn ODA (các chương trình hạ tầng
nông thôn dựa vào cộng đồng của WB, Chương trình giảm nghèo Miền trung
của ADB hay Giao thông nông thôn của Ngân hàng thế giới WB); vốn huy
động của doanh nghiệp, tín dụng và của cộng đồng nhân dân. Theo số liệu của
Bộ Kế hoạch và đầu tư, các ngồn vốn đầu tư cho giao thông nông thôn trong 10
năm qua ước tính khoảng 170.000-180.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà
nước chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn được huy động; vốn huy động từ
cộng đồng, doanh nghiệp chiếm khoảng 10-15% tổng nguồn vốn, kể cả việc
huy động từ đóng góp của cộng đồng dân cư để đầu tư; ngoài ra các địa
phương còn huy động từ các nguồn khác như thu phí sử dụng đất, thu sổ số
kiến thiết… Chỉ tính riêng giai đoạn 2003 đến năm 2010, cả nước đã đầu tư
749 dự án đường giao thông đến trung tâm xã trên địa bàn các xã nông thôn,
miền núi thuộc các vùng: Trung du và miền núi Bắc bộ; đồng bằng sông Hồng;
duyên hải miền Trung; Tây nguyên; Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu
long với tổng mức đầu tư các dự án đầu tư đường ô tô đến trung tâm xã cả giai

đoạn được các địa phương phân bổ vốn TPCP là 32.951 tỷ đồng, các địa
phương cũng đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn khác trên địa bàn để thực
hiện (Nguyễn Ngọc Đông, 2013).
Báo cáo của Bộ GTVT cho biết, hiện nay cả nước có 492.892 km đường
GTNT, trong đó có 220.000/492.892 km đường GTNT được cứng hoá. So với
năm 2010, đường GTNT tăng hơn 217 nghìn km (đường huyện tăng 10.500
km, đường xã và về thôn xóm tăng 101 nghìn km, đường trục nội đồng 108
nghìn km). Nhìn chung, các chỉ tiêu chiến lược phát triển GTVT đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 cơ bản đã đạt theo tiến độ. Đến tháng 5/2015,
cả nước đã có 25,1% số xã đạt được tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí
quốc gia về NTM, vượt 5,1% so với mục tiêu 20% số xã đạt chuẩn Nông thôn
20


mới đến năm 2015. Kết quả trên cho thấy, cùng với sự quan tâm của Chính phủ
và sự ủng hộ của các nước, tổ chức quốc tế thông qua các dự án, chương trình
sử dụng nguồn ODA, các địa phương cũng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của
đường GTNT đối với phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân. Từ đó, đã
huy động nhiều nguồn vốn cho phát triển GTNT, nhất là vận động nhân dân đóng
góp và xây dựng, bảo trì kết cấu hạ GTNT với trên 3300 ha đất, 7,8 triệu ngày công
lao động…
1.2.2. Tình hình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đường GTNT trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong những năm qua bằng nguồn vốn từ các chương trình dự án, Tỉnh đã
đầu tư xây dựng nhiều tuyến đuờng liên thôn liên xã, đường vào vùng sản xuất
nông sản tập trung đưa vào sử dụng và đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, do
kinh phí của Tỉnh còn hạn chế nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng các công
trình giao thông nông thôn ở các địa phương, Tỉnh chỉ mới tập trung đầu tư xây
dựng một số vùng trọng điểm, thực sự khó khăn có nhu cầu cấp bách trước
mắt. Vì vậy, một số địa phương chưa có tuyến đường vào vùng sản xuất nông

sản tập trung đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất vận chuyển vật
tư, phân bón, nông sản của người dân.
Hiện nay, Nhà nước đang có một số chương trình dự án, chính sách hỗ trợ
đầu tư xây dựng CSHT, hỗ trợ người sản xuất…như Chương trình xây dựng
NTM, chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa… UBND tỉnh đã
chỉ đạo các địa phương nắm bắt các chủ trương chính sách, DA nói trên và chủ
động xây dựng kế họach đầu tư cụ thể các tuyến đường vào vùng sản xuất nông
sản tập trung ở địa phương mình, đề xuất huyện, tỉnh xem xét.
Tổng vốn đầu tư ước đạt 16.320 tỷ đồng, vượt KH 0,7%, tăng 11% so với
năm trước. Trong đó vốn Trung ương quản lý 4.740 tỷ đồng, đạt 97%
KH, tăng 22,8%, chiếm 29% tổng vốn; vốn địa phương quản lý 11.580 tỷ
đồng, vượt 2,3% KH, tăng 6,8%, chiếm 70,9%.
Trong tổng vốn đầu tư, vốn thuộc ngân sách Nhà nước đạt 2.420 tỷ
đồng, vượt 2,9% KH, giảm 1,5%, gồm có: Vốn ngân sách Trung ương quản lý
560 tỷ đồng, vượt 1,8% KH, tăng 46,9%; vốn ngân sách địa phương quản lý
1.860 tỷ đồng, vượt 3,3% KH, giảm 10,4%. Nguồn vốn tín dụng đạt 6.570 tỷ
21


đồng, bằng 98,4% KH, tăng 17,9% so cùng kỳ; vốn đầu tư của doanh
nghiệp 2.030 tỷ đồng, đạt 99%KH, tăng 18,6%; vốn viện trợ 780 tỷ đồng,
bằng 59,2% KH, giảm 0,6%; vốn đầu tư nước ngoài 1.200 tỷ đồng, vượt
81% KH, xấp xỉ bằng năm ngoái.
Nguồn vốn trái phiếu chính phủ tăng khá, tập trung đầu tư vào những
công trình trọng điểm trên địa bàn với số vốn lớn: Đường La Sơn - Nam
Đông và Mở rộng quốc lộ 1A đoạn La Sơn - Lăng Cô.
Tỉnh đã cơ bản đầu tư xây dựng CSHT đường GTNT tại các xã bãi ngang
ven biển, hoàn thành một số tuyến giao thông quan trọng phá thế chia cắt ở
vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tạo thuận lợi giao thông và sản xuất, kinh
doanh, đẩy nhanh sự giao thương giữa các vùng trong tỉnh. Tổng chiều dài

tuyến đường xã toàn tỉnh là 1.911,52 km.
Đánh giá hiện trạng hệ thống đường GTNT: Gần 60% tuyến đường trục
xã, liên xã được trải nhựa hoặc bê tông hóa và 100% xã có đường ô tô đến
trung tâm , đảm bảo phục vụ một cách cơ bản nhu cầu đi lại trước mắt cho
người dân ở khu vực nông thôn trong mùa khô, tuy nhiên trong mùa mưa lũ
nhiều tuyến đường bị ngập lụt nặng chia cắt các vùng dân cư, các vùng kinh tế
cũng bị ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng.

22


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu tổng quan về huyện Phong Điền
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý

Phong Điền phía Bắc giáp huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Địa giới hai huyện ở
đồi núi phía Tây chạy dọc theo đường phân thủy của các nhánh sông Thác Mã và sông
Câu Nhi. Về đồng bằng phía Đông, địa giới ấy gần trùng với dòng sông Ô Lâu từ
phường Tây Lái về Vân Trình, rồi từ Vân Trình cắt qua dải cát ven biển và tận cùng ở
làng biển Trung Đồng.
Về phía Tây, Tây Nam và phía Nam, Phong Điền giáp hai huyện Đakrông và A
Lưới. Ở đây địa giới giữa Đakrông, A Lưới và Phong Điền gần như chạy dọc đường
phân thủy dải Trường Sơn với độ cao ngày càng tăng từ Tây Bắc vào Đông Nam, nơi
bắt nguồn các sông suối Bắc Thừa Thiên Huế - Nam Quảng Trị. Vào đến vùng thượng
nguồn các nhánh sông Bồ tại đỉnh núi cao 1.666m, địa giới này tách khỏi đường phân
thủy dải Trường Sơn rẽ sang Đông theo đường phân thủy hai sông nhánh Rào Tràng và
Rào La của sông Bồ.
Về phía Đông và Đông Nam, Phong Điền giáp hai huyện Quảng Điền và Hương
Trà. Đường phân chia địa giới với Hương Trà gần trùng với đoạn trung lưu sông Bồ từ

Rào La về An Lỗ, với Quảng Điền là đường từ An Lỗ vòng sang phía Đông và Đông
Bắc xã Phong Hiền rồi từ đó rẽ ngoặt lên Tây Bắc, cắt qua vùng cát nội đồng Phong Quảng. Đi quá về phía Tây cửa sông Ô Lâu một ít lại đổi sang hướng Đông Nam cắt
dọc mặt nước phá Tam Giang. Đến hết địa phận xã Điền Hải lại chạy theo hướng
Đông Bắc, cắt qua dải cát ven biển và chấm dứt ở bờ biển xã này.
Phong Điền phía Đông Bắc giáp biển Đông với đường bờ thẳng tắp theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam trên chiều dài gần 16 km.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Huyện Phong Điền có địa hình đa dạng gồm đồi núi, đồng bằng và đầm phá ven
biển. Đồng bằng xâm thực tích tụ cao 14 - 20m xen kẽ với các đồi bóc mòn. Phía
Đông có các cồn cát, đầm phá. Hai sông Bồ và Ô Lâu chảy qua huyện tạo thành nhiều
hồ, đập, khe suối. Sông Ô Lâu với hai phụ lưu là sông Ô Lâu và sông Mỹ Chánh, bắt
nguồn từ vùng núi huyện Phong Điền ở độ cao khoảng 900m. Riêng sông Mỹ Chánh
23


có một đoạn chảy vào lãnh thổ của tỉnh Quảng Trị trước khi hợp lưu với sông Ô Lâu ở
ngã ba Phước Tích. Sông chảy vào phá Tam Giang qua cửa Lác với chiều dài dòng
chính là 69 km.
Lãnh thổ Phong Điền trải rộng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc từ Trường Sơn
ra tận biển với chiều dài gần 46 km. Đi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam lãnh thổ thu
hẹp. Nơi hẹp nhất chỉ chừng 10 km (cửa sông Ô Lâu đến Hải Lăng). Sự phân bố lãnh
thổ huyện như trên khiến sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Tây - Đông đa dạng hơn
chiều Nam - Bắc.
2.1.1.3. Khí hậu

Phong Điền mang đặc điểm khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế, có nền tảng chung với khí
hậu cả nước. Đó là tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá mạnh mẽ, diễn biến
thất thường. Nhưng khác với khí hậu phía Bắc và phía Nam, do thuộc khí hậu vùng duyên
hải Trung Bộ hay khí hậu Đông Trường Sơn nên có những nét độc đáo, phản ánh tác dụng

quan trọng của địa hình Trường Sơn, đồng thời thể hiện tính chất chuyển tiếp giữa hai
miền khí hậu nói trên do vị trí địa lý nằm ở khu vực trung gian.
Nét độc đáo đó thể hiện ở chỗ: thứ nhất là sự sai lệch của mùa mưa ẩm lớn sang
các tháng Thu Đông so với Bắc bộ, Nam bộ và Tây Nguyên. Trong mùa gió mùa mùa
Hạ là mùa mưa ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên thì ở đây, do tác dụng cản trở của
dãy Trường Sơn đối với luồng gió ẩm từ phía Tây thổi tới, đã xuất hiện một thời kỳ
khô nóng kéo dài. Trong thời kỳ đầu của gió mùa mùa Đông (thường là gió mùa Đông
Bắc), cũng do tác dụng chắn gió từ phía Đông của dãy Trường Sơn, mùa mưa lớn bắt
đầu chậm (tháng 8 tháng 9) và kết thúc cũng chậm (tháng 1), lệch hẳn với tình hình
chung cả nước.
Nét độc đáo thứ hai là tính chất chuyển tiếp về chế độ nhiệt giữa hai miền Bắc Nam, tính chất chuyển tiếp đó thể hiện rõ rệt nhất ở Thừa Thiên Huế. Từ đây trở ra
đến các tỉnh biên giới phía Bắc là khí hậu gió mùa nội chí tuyến có mùa Đông lạnh,
càng trở ra mùa Đông càng kéo dài. Từ đây trở vào là khí hậu gió mùa á xích đạo
không có mùa Đông lạnh. Ở Thừa Thiên Huế không có mùa Đông lạnh thực sự và kéo
dài như ở miền Bắc mà chỉ có thời tiết lạnh. Nhưng nhiệt độ những tháng giữa mùa lại
thấp so với các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào. Qua khỏi đèo Hải Vân vào đến Đà
Nẵng và Quảng Nam, nhiệt độ đã tăng lên từ 1 đến 2 0C, đến Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hoà đã tăng lên 3 – 40C.
24


2.1.1.4. Đất đai, thổ nhưỡng

Đất hình thành do tác động lâu dài và tổng hợp của nước, không khí và sinh vật
lên đá mẹ. Quá trình hình thành đất ở Phong Điền cũng bị chi phối bởi các yếu tố trên.
Chỉ có điều là các yếu tố đó thể hiện trên một lãnh thổ cụ thể có nhiều đặc điểm khác
với các lãnh thổ khác mà thôi. Về đá hình thành đất có thể thấy một cách rõ rệt là có
nhiều loại khác nhau về thành phần, về tuổi. Ở đồi núi là các đá hoa cương, hạt lấm
tấm màu trắng xám, xám đen, vàng xám, chứa nhiều cát thạch anh, đá phiến sét, đá cát
kết màu vàng, vàng đậm hoặc màu đỏ, đá vôi trắng xám cùng những sản phẩm đã bị

phá hủy tại chỗ hoặc bị di chuyển đi của chúng. Đó là loại đá có tuổi cổ được hình
thành cách đây hàng trăm triệu năm. Ở đồng bằng và bờ biển là các loại đá trầm tích
trẻ có nguồn gốc sông biển. Đó là cát biển chiếm diện tích rộng lớn ở các xã Phong
Hiền, Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương và vùng ngũ Điền, Phong Hải. Còn lại
là phù sa sông còn gọi là bồi tích lũ tích. Các vật liệu cát, phù sa chỉ mới hình thành
gần đây, tuổi chỉ tính được hàng vạn đến hàng triệu năm là tối đa. Sự phân bố các đá
hình thành đất như vậy, kết hợp với độ cao địa hình trên mực biển, hình dạng lồi lõm
cao thấp của địa hình dẫn đến sự tác động kết hợp khác nhau của các yếu tố thời tiết
khí hậu như nhiệt, ẩm, gió, mưa, nước trên mặt đất, nước ngầm trong đất liền, ven đầm
phá, ven biển với đất đá, xác cây cỏ... dẫn đến sự hình thành các đất khác nhau. Bên
cạnh đó, trong quá trình sinh sống, sản xuất, con người cũng góp phần làm biến đổi
các loại đất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Tương tự như vậy, các lớp phủ thực vật
và động vật cũng tham gia một cách tích cực vào các quá trình nói trên.
2.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Phong Điền có các khoáng sản hình thành trong các thành tạo địa chất khác nhau
từ Trung cổ đến Tân sinh và phân bố cả ở vùng đồi núi và đồng bằng. Tuy chưa có thời
gian và điều kiện để nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, nhưng những gì đã biết được cho
thấy tiềm năng khoáng sản trong huyện khá phong phú với trữ lượng dồi dào, đặc biệt
là khoáng sản phi kim loại như đá vôi ở Phong Xuân, than bùn ở Phong Chương, cát
trắng, các loại đá, sét, cao lanh, sạn, sỏi, nước khoáng nóng Thanh Tân... Một số
khoáng sản có trữ lượng lớn cho phép khai thác công nghiệp với sản lượng lớn như đá
vôi, cát trắng, sét, than bùn...

25


×