ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========================
NGUYỄN THỊ THU
ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO
SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========================
NGUYỄN THỊ THU
ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO
SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYẾN DANH TIÊN
Hà Nội – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Danh Tiên. Các tài liệu, số
liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học,
các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu
LỜI CẢM ƠN
Trước hết Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch
sử, bộ môn Lịch sử Đảng đã tận tình dạy bảo, truyền thụ kiến thức cho Tôi
trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS. TS Nguyễn Danh Tiên, thầy
giáo hướng dẫn tôi. Thầy đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn của mình.
Tôi cũng xin cảm ơn đến Trung tâm thư viện trường Đại học khoa học
xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, phòng lưu trữ Tỉnh ủy Thái
Bình, Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình đã nhiệt tình giúp đỡ Tôi trong quá
trình thu thập tài liệu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, những người bạn luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn của mình!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ............................ 8
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 9
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 9
Chƣơng 1 ĐẢNG BỘ TỈ NH THÁI BÌNH LÃNH Đ
ẠO SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TƢ̀ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 ................... 11
1.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁO DỤC VÀ TÌNH
HÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÁI BÌNH TRƢỚC NĂM 2001 . 11
1.1.1. Tầm quan trọng của giáo dục phổ thông .............................................. 11
1.1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế , xã hội tác động đế n công tác giáo
dục phổ thông ở Thái Bình .............................................................................. 14
1.1.3.Tình hình giáo dục phổ thông tỉnh Thái Bình trước năm 2001 ............. 16
1.2. ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO
DỤC PHỔ THÔNG TRONG NHỮNG NĂM (2001 – 2005) .................... 21
1.2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục phổ
thông ................................................................................................................ 21
1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển giáo dục p hổ
thông ................................................................................................................ 25
1.2.3. Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông ........... 27
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 37
Chƣơng 2 ĐẢNG BỘ TỈ NH THÁI BÌNH TĂNG CƢỜNG LÃ NH ĐẠO
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG NHỮNG NĂM (2005
– 2014)............................................................................................................. 39
2.1. CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH MỚI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC
VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG .......................................... 39
2.1.1. Những yêu cầ u mới đặt ra..................................................................... 39
2.1.2. Chủ trương mới của Đảng C ộng sản Việt Nam về phát tri ển giáo dục
phổ thông ......................................................................................................... 43
2.2. QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO TĂNG
CƢỜNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG................................. 46
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình .............................................. 46
2.2.2. Quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện ..................................................... 49
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 64
Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ............................ 66
3.1. NHẬN XÉT CHUNG ............................................................................. 66
3.1.1. Thành tựu .............................................................................................. 66
3.1.2. Những hạn chế ...................................................................................... 76
3.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM .................................................................... 79
3.2.1. Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức
cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong tỉnh về vị trí, vai trò của
giáo dục phổ thông .......................................................................................... 79
3.2.2. Luôn quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục phổ thông vào điều kiện thực tiễn
của tỉnh ............................................................................................................ 83
3.2.3. Coi trọng xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phổ
thông đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng ................................... 85
3.2.4. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm phát huy sức mạnh
tổng hợp cho sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông .................................. 87
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 90
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 94
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNH, HDH
: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH
: Chủ nghĩa xã hội
CNTT
: Công nghệ thông tin
GV
: Giáo viên
HS
: Học sinh
PCTH
: Phổ cập tiểu học
PCTHCS
: Phổ cập trung học cơ sở
THCS
: Trung học cơ sở
THPT
: Trung học phổ thông
UBND
: Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp số lượng học sinh phổ thông tỉnh Thái Bình (2001-2005)... 29
Bảng 1.2: Thống kê phổ cập trung học cơ sở ( từ 7-2001 đến 7-2004) .......... 33
Bảng 2.2. Tỷ lệ thi học sinh giỏi quốc gia từ năm 2006 đến năm 2013 ......... 54
Bảng 2.3. Tổng hợp số lượng giáo viên đạt chuẩn năm học 2014 - 2015 ...... 57
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhận thức rõ vị trí, vai trò của giáo dục & đào tạo đối với sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước, nên ngay từ khi thành lập đến nay, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã đặc biệt quan tâm xây dựng và phát triển đến nền giáo
dục nước nhà. Trong các thời kỳ cách mạng, Đảng đã kịp thời đề ra những
chủ trương, nghị quyết đúng đắn để lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục &
đào tạo.
Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước đã đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một
nước nghèo. Các chỉ số về kết cấu hạ tầng, phát triển con người vẫn ở mức
thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) còn nhiều hạn chế và chưa đồng
bộ. Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế,
nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định
sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục và Đào tạo
(GD&ĐT) có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Đại hội lần thứ IX (2001) của
Đảng đã xác định: “Phát triển Giáo dục và Đào tạo là một trong những động
lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện
để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [24, tr.90-91]. Đến Đại hội lần thứ X
(2006), Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Giáo dục và Đào tạo cùng với khoa học và
công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” [26, tr.94-95].
Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm nhiều cấp học như:
Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục dạy nghề, giáo dục cao
đẳng, đại học….Các cấp học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và là một thể
1
thống nhất trong hệ thống giáo dục, tạo nên dòng chảy liên tục có chủ đích
cho quá trình phát triển của con người. Trong đó, giáo dục phổ thông có vị trí
hết sức quan trọng, là chiếc cầu nối cơ bản, là cấp học mang tính nền tảng của
hệ thống giáo dục quốc gia. Điều 27 trong Luật Giáo dục năm 2005 quy định:
“mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính
năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Viêt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách, trách nhiệm công dân , chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học lên đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Vì
vậy, trong chiến lược phát triển giáo dục phát triển nguồn nhân lực của quốc
gia, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu là chăm lo đầu tư, phát triển cấp học phổ
thông.
Nghiên cứu quá trình lãnh đạo công tác giáo du ̣c phổ thông c ủa Đảng
cũng như ở Đảng bộ các địa phương là một việc làm cần thiết. Qua đó, làm rõ
những chủ trương, đường lố i của Đảng về phát triể n giáo du ̣c phổ thông cũng
như viê ̣c vâ ̣n du ̣ng đường lố i của Đảng vào thực tiễn ta ̣i điạ phương . Từ đó ,
rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo công tác giáo
dục phổ
thông của Đảng trong cả nước nói chung và ở các điạ phương nói riêng.
Là một tỉnh đang trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH, phát triển Giáo
dục và Đào tạo của Tỉnh Thái Bình nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng
là giải pháp then chốt để nâng cao năng suất lao động. Cùng với nhiệm vụ
chung của cả nước, Đảng bộ tỉnh Thái Bình xác định nhiệm vụ trọng tâm là:
“Muốn phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao, đuổi kịp các tỉnh bạn và hội
nhập quốc tế thì Thái Bình phải khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân
lực, trong đó nguồn nhân lực con người đóng vai trò quyết định”. [18, tr3435]. Để thực hiện được nhiệm vụ đó thì cần có sự quan tâm, sát sao trong
công tác chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với sự nghiệp giáo dục phổ
thông, đó là yếu tố quyết định để đưa giáo dục Thái Bình phát triển
2
Do đó, viê ̣c nghiên cứu sự lañ h đa ̣o của Đảng bô ̣ tin̉ h Thái Bình về
công tác giáo du ̣c phổ thông từ năm 2001 đến năm 2014 là việc cầ n thiế t. Qua
đó, khẳng định những kế t quả , chỉ ra những hạn chế, bước đầu đúc kết những
kinh nghiệm của thực tiễn phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh
Thái Bình từ năm 2001 đến năm 2014.
Xuấ t phát từ những lý do trên , tác giả lựa chọn vấn đề “Đảng bộ tỉnh
Thái Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 2001 đến năm
2014 ” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lich
̣ sử Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t
Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phát triển giáo dục - đào ta ̣o nói chung và phát triể n giáo dục phổ thông
nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan tr
ọng, quyết định đến sự phát
triển kinh tế - xã hội ở từng điạ phương cũng như của cả nư ớc. Đây là vấ n đề
nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cho đến nay. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu về GD&ĐT nói chung và giáo du ̣c phổ thông nói
riêng ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể chia thành các nhóm công trình theo các
nội dung sau:
Nhóm thứ nhất: Các công trình đề cập đến Giáo dục và Đào tạo nói
chung
Các tác phẩm và bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước:
Trường Chinh “Kháng chiến về mặt văn hóa”, cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội 1976; Hồ Chí Minh bàn về công tác
giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội 1995; Phạm Văn Đồng “Vấn đề giáo dục - đào
tạo” Nxb Chính trị quốc gia, số XB.01553/XB-QLXD 1/7/1999; Đỗ
Mười“Phát triển mạnh giáo dục – đào tạo phục vụ đăc lực sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb Giáo dục – mã số: 8G230M6;
Nguyễn Trọng Bảo (1996), Gia đình, nhà trường, xã hội với việc phát hiện,
tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ người tài, Nxb Giáo dục, Hà Nội;
3
Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục - phát triển con người - phục vụ
phát triển kinh tế, xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Vũ Đình Cự (chủ
biên) (1999), Giáo dục hướng tới thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Nguyễn Hữu Châu (1999), Về định hướng chiến lược giáo dục đầu thế kỷ XXI
của một số nước trên thế giới, Viện Khoa học giáo dục; Phạm Minh Hạc
(1997), Giáo dục nhân cách. Đào tạo nhân lực, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội; Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con
người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Đăng Tiến (chủ biên) (1996), Lịch sử giáo dục Việt
Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách xã
hội, (1994) Chương trình khoa học -công nghệ cấp nhà nước KX.04; Chiến
lược phát triển giáo dục 2001-2010 (2002), Nxb Giáo dục, Hà Nội; Đặng Hữu
“Phát triển kinh tế tri thức, rút ngắn quá trình công ngiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; “Phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu
đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước
phát triển kinh tế tri thức”. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kinh tế tri thức với đào
tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Đại học
Kinh tế Quốc dân, 8/2002; Nguyễn Thị Bình (2008) “Suy nghĩ về chiến lược
con người trong giai đoạn mới”. Tạp chí Cộng sản. Số 792/2008; “Một cách
tiếp cận phạm trù Nhân tố con người trong lý thuyết phát triển và phương án
đo đạc” của Đặng Quốc Bảo, Trương Thị Thúy Hằng, Tạp chí Thông tin Khoa
học xã hội, 4/2003, Viện Thông tin khoa học xã hội, Trung tâm Khoa học xã
hội và nhân văn Quốc gia; Hà Nhật Thăng (1999), “Về cơ sở lý luận của việc
thiết kế chiến lược giáo dục”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (10); Nguyễn Thị
Mỹ Trang (1997), “Phát triển đảng viên trong đội ngũ các nhà giáo tương lai”,
Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, (7); Tạ Thế Truyền (1997), “Giải
quyết tốt quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong công tác cán bộ ngành giáo
4
dục – đào tạo”, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp (12); Bùi Mạnh
Hằng (1998), Một số quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo trong công
cuộc đổi mới 1986 – 1996 của thực tiễn ở tỉnh Đắc Lắc, Luận văn thạc sĩ,
chuyển ngành Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
Các công trình đào tạo, bước đầu nêu thực trạng giáo dục Việt Nam,
đồng thời, đề ra phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng Giáo dục và
Đào tạo, đáp ứng yêu cầu mới của đất nước.
Nhóm thứ hai: Các công trình nghiên cứu về giáo dục phổ thông nói
chung và giáo dục phổ thông ở một số địa phương trên phạm vi cả nước
Công trình: Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử,
của Viện khoa học giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001; 35 năm
phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông, Võ Thuần Nho chủ biên, Nxb Giáo
dục, Hà Nội 1980; Nguyễn Sĩ Hà (2006), Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo đổi
mới giáo dục phổ thông từ năm 1991 đến năm 2001; Nguyễn Thị Hồng Hạnh
(2009), Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông
giai đoạn 1996-2006; Phạm Thị Giang (2009), Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh
đạo phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn 1965-1975; Nguyễn Thị Ánh
Tuyết (2009), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo công tác đổi mới giáo dục
Trung học phổ thông từ năm 1997 đến năm 2005
Ngoài ra, còn nhiều bài viết đăng tải trên các tạp chí như: Mai Hương
Giang, “Chìa khóa mở hướng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông ở
nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, tháng 5 năm 2008; Dương Văn Khoa,
“Phát triển mạnh mẽ giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, thiết thực,
nhanh chóng nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực dồi dào và đội ngũ nhân
tài cho đất nước”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 8 năm 2005…
Những công trình nghiên cứu tiêu biểu trên đã đề cập đến nhiều vấn đề
lí luận về giáo dục phổ thông của Việt Nam nói chung và ở một số địa phương
trên nhiều phương diện khác nhau; đã phân tích vai trò của giáo dục phổ thông
5
trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, làm rõ được mối quan hệ giữa giáo
dục phổ thông với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới… Đây là
nguồn tư liệu quý, giúp tác giả định hướng nội dung trong quá trình nghiên
cứu đề tài.
Nhóm thứ ba: Các công trình nghiên cứu về Thái Bình và giáo dục tỉnh
Thái Bình
Tiêu biểu là các công trình: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình 1975-2000,
của Ban Chấp Hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình. Cuốn sách đã đề cập đến sự chỉ đạo
của Đảng bộ tỉnh trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục…Qua
đó dựng lại bức tranh về quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ Tỉnh Thái
Bình từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đến năm 2000, đặc
biệt là những chủ trương, sự chỉ đạo và những kết quả trong phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh Thái Bình.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình: Lịch sử Giáo dục và Đào tạo Thái
Bình từ năm 1945 đến năm 2004. Cuốn sách đã trình bày lịch sử phát triển của
ngành giáo dục tỉnh Thái Bình từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm
2004, nêu bật những chủ trương của Đảng bộ tỉnh và sự chỉ đạo của ngành giáo
dục Thái Bình, làm rõ những thành tựu, hạn chế của giáo dục tỉnh Thái Bình.
Qua đó cung cấp những số liệu về thực trạng giáo dục tỉnh Thái Bình những năm
đổi mới. Bên cạnh đó là những công trình khoa học kỷ yếu 120 năm thành lập
tỉnh Thái Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình phát hành năm 2014, công
trình đã nêu bật quá trình hình thành và phát triển hơn 100 năm của tỉnh Thái
Bình. Trong đó, đề cập đến những thành tựu phát triển giáo dục nói chung, giáo
dục phổ thông tỉnh Thái Bình nói riêng. Ngoài ra còn có các công trình Lịch sử
Đảng bộ các huyện trong tỉnh, đề cập đến sự phát triển giáo dục – đào tạo của
các địa phương trong toàn tỉnh.
Những công trình nghiên cứu chung về tỉnh Thái Bình đặc biệt là nghiên
cứu về phát triển giáo dục của tỉnh là nguồn tài liệu quý để tác giả kế thừa trong
quá trình viết luận văn.
6
Như vâ ̣y , vấ n đề GD &ĐT nói chung và giáo du ̣c phổ thông nói ri êng
đã có rấ t nhiề u công trin
̀ h nghiên cứu , đó là nguồn tài liệu giúp tác giả
hoàn thành luận văn. Trong khuôn khổ luận văn này tác giả tập trung
nghiên cứu sự lañ h đa ̣o của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đố i với công tác giáo
dục phổ thông trong giai đoa ̣n 2001 - 2014; qua đó khẳng định những thành
tựu , chỉ ra những hạn chế và bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm để đưa
sự nghiê ̣p giáo du ̣c phổ thông ở mô ̣t tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ngày càng phát
triể n , đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển
giáo dục phổ thông từ năm 2001 đến năm 2014, trên cơ sở đó , phân tić h
những thành tựu , hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm qua thực tiễn lãnh đạo
sự nghiệp giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh Thái Bình những năm (2001 2014).
3.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứu
- Phân tích những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo phát triển giáo
dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh Thái Bình
- Hệ thống hóa các quan điểm , chủ trương, đường lố i của Đảng , chính
sách của Nhà nước về giáo dục phổ thông giai đoạn 2001- 2014
- Phân tić h, làm rõ những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong
lãnh đạo và chỉ đạo công tác giáo dục phổ thông
từ năm 2001 đến năm 2014 .
- Khẳng định những thành tựu vàchỉ ra những hạn chế trong quá trình lãnh
đạo phát triển giáo dục phổ thôngcủa Đảng bộ tỉnh Thái Bình những năm 20012014
7
- Bước đầ u đưa ra những nhâ ̣n xét và đúc kế t mô ̣t số kinh nghiê ̣m trong
quá trình lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh tỉnh Thái
Bình từ năm 2001 đến năm 2014.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luâ ̣n văn nghiên cứu chủ trương của Đảng bô ̣ tỉnh Thái Bình trong chỉ
đạo phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 2001 đến năm 2014.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nô ̣i dung: Nghiên cứu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển giáo
dục và đào tạo. Trong đó, tập trung làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình
trong phát triển giáo dục phổ thông
- Về không gian: Trên điạ bàn tỉnh Thái Bình
- Về thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2014.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ s ở lý luận của chủ nghiã Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điể m , chủ trương, đường lố i của Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t
Nam về công tác GD&ĐT nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yế u là phương pháp
lịch sử, phương pháp lôgic, đồng thời kết hơ ̣p hai phương pháp trên. Ngoài ra,
luận văn còn sử dụng các phương pháp thố
ng kê , tổ ng hơ ̣p , phân tić h , so
sánh…để làm rõ những vấn đề trong quá trình nghiên cứu đề tài.
5.3. Nguồn tư liệu
Luâ ̣n văn đươ ̣c thực hiê ̣n trên cơ sở tham khảo , sử du ̣ng các nguồ n tư
liê ̣u chủ yế u sau:
8
- Các Văn kiện của Đại hộ i đa ̣i biể u toàn quố c lầ n thứ VIII , IX, X, XI
của Đảng Cộng sản Việt Nam ; các Nghị quyết , Chỉ thị của Trung ương , Bô ̣
Chính trị về lĩnh vực GD&ĐT nói chung và giáo du ̣c phổ thông nói riêng.
- Các văn bản của Nhà nước , của Bộ GD&ĐT cùng các Bô ̣ ngành có
liên quan về công tác GD &ĐT (trong đó có giáo du ̣c phổ thông) từ năm 2001
đến năm 2014.
- Các nghị quyết, chỉ thị, kế hoa ̣ch , báo cáo của Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh Thái Bình, các tài liệu của Sở GD&ĐT, các Sở, ban, ngành của tỉnh
Thái Bình về công tác giáo du ̣c phổ thông từ năm
2001 đến năm 2014.
- Luâ ̣n văn kế thừa các kế t quả của các công trình khoa h ọc đã công bố
có liên quan đến đề tài của luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần tổng kết quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây
dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch về giáo dục phổ thông. Qua đó,
đánh giá tính đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương và chỉ đạo phát triển giáo
dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- Luận văn đúc kết một số kinh nghiệm chủ yếu có giá trị tham khảo,
vận dụng vào phát triển giáo dục phổ thông ở tỉnh Thái Bình hiện nay
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và làm phong phú
tư liệu về lịch sử tỉnh Thái Bình, đặc biệt là tư liệu về lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Thái Bình.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy ở các trường học trên địa bàn tỉnh Thái Bình và cho
công tác chỉ đạo, lãnh đạo thực tiễn đối với sự nghiệp phát triển giáo dục phổ
thông nói riêng trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết
9
- Chương 1: Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ
thông từ năm 2001 đến năm 2005
- Chương 2: Đảng bô ̣ tỉnh Thái Bình tăng cường lañ h đa ̣o phát triển
giáo dục phổ thông trong những năm 2005 đến năm 2014
- Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm
10
Chƣơng 1
ĐẢNG BỘ TỈ NH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG TƢ̀ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁO DỤC VÀ TÌNH
HÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÁI BÌNH TRƢỚC NĂM 2001
1.1.1. Tầm quan trọng của giáo dục phổ thông
Giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng giữ vai trò đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển của mỗi con người và của toàn xã hội. Nó là
yếu tố quan trọng nhất hình thành toàn bộ thể lực, trí lực, phẩm chất về đạo
đức và nhân cách của con người, nhất là những kiến thức cơ sở trong các bậc
học phổ thông. Nó làm cho con người trở nên có ích, có giá trị, có chất lượng
để sản xuất ra nhiều của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Trong bối cảnh thế
giới bước vào kỉ nguyên thông tin, hội nhập và toàn cầu hóa về kinh tế, khi
khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và cùng với công nghệ trở
thành nền tảng của CNH, HĐH thì vai trò của giáo dục có ý nghĩa quyết định
đối với việc thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Nhận thức rõ vai trò, vị trí của giáo dục đối với sự nghiệp xây dựng
và phát triển đất nước, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII khẳng
định:“Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là một động lực đưa đất nước
thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới” [20,
tr.29]. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa VII chỉ rõ:
“phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát
triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho phát triển
kinh tế xã hội” [20,tr.9]
Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, khoa học và công
nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực
11
trực tiếp của sự phát triển. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, khóa VIII nhấn mạnh: “Thực sự coi Giáo dục và Đào tạo là
quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục – đào tạo cùng với khoa học
và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội ,
đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo là đầu tư cho phát triển” [22, tr.29].
Với tư cách là một thành tố của nền văn hóa dân tộc, giáo dục có một vị
trí trọng yếu hàng đầu trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: “Giáo dục và Đào tạo cùng
với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc
đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [26, tr.94,95]. Giáo dục & đào
tạo là điều kiện phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tại ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có nhiệm vụ đào tạo ra các thế hệ công
dân trung thành với sự nghiệp cách mạng, có đầy đủ tài năng, phẩm chất và
bản lĩnh để vượt qua những thách thức đưa đất nước tiến lên theo kịp trào lưu
phát triển chung của khu vực và thế giới. Giáo dục ngày càng có ý nghĩa quyết
định trong việc làm thay đổi nền sản xuất vật chất của xã hội trong thời đại
chuyển dịch mạnh mẽ của cuộc cách mạng kiểu cũ dựa vào sự bóc lột sức lao
động và tàn phá môi trường tự nhiên là chính, sang cuộc cách mạng khoa học
kiểu mới, hướng tới nâng cao năng suất lao động bảo vệ môi trường sinh thái
và nâng cao chất lượng cuộc sống con người, hàm lượng kết tinh trong các sản
phẩm hàng hóa ngày càng tăng. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội
gắn liền với sản xuất hàng hóa và thị trường, gắn liền với phân công lao động
và hợp tác quốc tế, gắn liền với trình độ và năng lực sáng tạo, tiếp nhận và
trao đổi công nghệ mới. Xu thế toàn cầu hóa trong lĩnh vực kinh tế, xã hội làm
cho các quốc gia kể cả các quốc gia, phát triển và các quốc gia đang phát triển
phải cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng mở rộng liên kết để tối ưu hóa sức
cạnh tranh và hợp tác toàn cầu. “Kinh tế tri thức” trong “xã hội thông tin” đã
12
hình thành và phát triển trên cơ sở hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất, dịch
vụ và quản lí ở tất cả các quốc gia với mức độ khác nhau tùy thuộc vào sự
chuẩn bị của hệ thống giáo dục quốc dân. Tài năng và trí tuệ, năng lực và bản
lĩnh trong lao động sáng tạo của con người không phải xuất hiện một cách
ngẫu nhiên, tự phát mà phải trải qua một quá trình đào tạo công phu, bền bỉ,
có hệ thống. Vì vậy, giáo dục được đánh giá không phải là yếu tố phi sản xuất,
tách rời sản xuất mà là yếu tố bên trong, yếu tố cấu thành của nền sản xuất xã
hội. Không thể phát triển được lực lượng sản xuất nếu không đầu tư cho giáo
dục, đầu tư cho nhân tố con người, nhân tố quyết định của lực lượng sản xuất.
Không thể xây dựng được quan hệ sản xuất XHCN nếu không nâng cao giác
ngộ lí tưởng chính trị xã hội, nâng cao trình độ học vấn, trình độ tổ chức và
quản lí xã hội cho đội ngũ lao động và quản lí lao động. Vì vậy, đầu tư cho
giáo dục trước hết là giáo dục phổ thông là đầu tư cơ bản để phát triển kinh tế
xã hội, đầu tư ngắn nhất và tiết kiệm nhất để hiện đại hóa nền sản xuất xã hội.
Như vậy, Giáo dục và Đào tạo có tác động to lớn đến toàn bộ các giá trị
vật chất và tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục là cơ sở để thực hiện chiến
lược phát triển kinh tế xã hội, xây dựng chiến lược con người của Đảng và
Nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH đã
khẳng định quan điểm cơ bản để xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục:
“Giáo dục & đào tạo gắn liền với sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển khoa
học kỹ thuật, xây dựng nền văn hóa mới và con người mới. Nhà nước có
chính sách toàn diện phổ cập giáo dục phù hợp với yêu cầu và khả năng của
nền kinh tế, phát triển năng lực và bồi dưỡng nhân tài” [22, tr.29]..
Với tư cách là thành tố của GD&ĐT, giáo dục phổ thông có vị trí trọng
yếu hàng đầu trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Thái
Bình. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT,
giáo dục phổ thông Thái Bình có nhiệm vụ giáo dục học sinh trung thành với
13
sự nghiệp cách mạng, có đầy đủ tài năng, phẩm chất và bản lĩnh, yêu Tổ quốc,
yêu quê hương, yêu đồng bào.
Giáo dục phổ thông Thái Bình là cấp học trong hệ thống giáo dục và
đào tạo của tỉnh, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông của toàn quốc,
chịu sự quản lí điều hành của chính quyền địa phương, đồng thời chịu sự quản
lí chung của Bộ GD&ĐT. Giáo dục phổ thông của Thái Bình là một cấp học
của nền giáo dục cả nước bao gồm: giáo dục Tiểu học, giáo dục THCS, giáo
dục THPT. Là một trong những mắt xích quan trọng của hệ thống giáo dục
toàn tỉnh, dạy những kiến thức phổ thông chung cho học sinh từ lớp 1 đến lớp
12. Đây là lực lượng tương lai, là nguồn nhân lực chính góp phần thực hiện
CNH, HĐH của tỉnh Thái Bình nói riêng cũng như của đất nước trong giai
đoạn hiện nay.
1.1.2. Khái quát điều kiê ̣n tự nhiên, kinh tế , xã hội tác động đến công
tác giáo dục phổ thông ở Thái Bình
1.1.2.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc lưu vực sông Hồng, phía Bắc và Tây
Bắc giáp các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương; phía Tây và Nam giáp các tỉnh Hà
Nam, Nam Định; phía Đông giáp vịnh Bắc bộ. Bờ biển dài 54km với 3 cửa
sông lớn đổ ra biển là cửa sông Thái Bình, sông Trà Lý và Ba Lạt của sông
Hồng. Thái Bình có tổng diện tích tự nhiên là 1.542 km2, dân số 1,8 triệu
người, bao gồm 7 huyện (Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Đông Hưng,
Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Thái Thụy) và 1 thành phố, với tổng số 284 xã
phường, thị trấn
Địa hình của tỉnh Thái Bình bằng phẳng, độ dốc nhỏ hơn 10, có đặc
điểm rất độc đáo. Là tỉnh đồng bằng, trên địa bàn tỉnh không có một ngọn núi,
một vạt rừng già, độ cao so với mặt biển là 2-5m, chung quanh có sông lớn và
biển bao bọc. Giữa tỉnh có sông Trà Lý chảy qua từ Tây sang Đông chia tỉnh
thành 2 phần Bắc, Nam.
14
Thái Bình là tỉnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ
trung bình hàng năm 230 - 240, độ ẩm trung bình là 31%-33%, có 2 mùa rõ rệt,
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, luôn bị bão lũ đe dọa; mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau khô nẻ, giá rét .
Thái Bình có bờ biển dài, có những đoạn khá đẹp được xây dựng thành
khu du lịch nghỉ dưỡng như Đồng Châu, Cồn Vành, Cồn Đen...Trên địa bàn
tỉnh, có mạng lưới sông ngòi, cư lạch dày đặc, có nguồn nước phong phú và
lượng phù sa lớn, thuận lợi cho tưới tiêu, phát triển nông nghiệp và giao thông
vận tải đường thủy.
Với lượng bức xạ cao, là tài nguyên vũ trụ vô cùng quý giá đối với phát
triển nông nghiệp, lượng phù sa ở các dòng sông đã tạo nên độ phì nhiêu màu
mỡ của đất, nguồn nước vô tận để phục vụ cho nông nghiệp, biển đông cho
muối, tôm, cá và nhiều nguồn hải sản quý. Tài nguyên trong lòng đất có
nguồn khí đốt và nước khoáng dồi dào. Những điều kiện địa hình, địa chất,
khí hậu, thủy văn, giao thông cùng với nguồn lao động dồi dào đã tạo cho
Thái Bình một thảm xanh thực vật quanh năm, thích ứng với nghề nông trồng
lúa nước, cây rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp....cũng như việc nuôi
dưỡng động vật nguồn gốc á nhiệt đới. Trong tương lai, Thái Bình sẽ ngày
càng có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Từ lâu, Thái Bình là “Kho người, vựa lúa”. Là một tỉnh nông nghiệp
nhưng Thái Bình lại có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế toàn diện. Sản
xuất nông- lâm - thủy hải sản vẫn là ngành kinh tế quan trọng nhưng tỉnh
cũng ưu tiên cho phát triển một số công trình trọng điểm, làm hạt nhân cho
phát triển kinh tế - xã hội. Thái Bình có cảng biển Diêm Điền, có khu công
nghiệp sử dụng khí đốt Tiền Hải, bến cá Tân Sơn và chịu ảnh hưởng trực tiếp
của tam giác kinh tế Hà Nội - Thái Bình - Quảng Ninh. Chính vì vậy, trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, khu vực các tỉnh đồng bằng sông Hồng,
15
Thái Bình được coi là mắt xích quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát
triển, tăng trưởng kinh tế toàn khu vực.
Thái Bình là vùng đất quê lúa có bề dày truyền thống lịch sử trong quá
trình dựng nước và giữ nước. Nơi đây là đất khởi nghiệp và phát triển của nhà
Trần, với nhiều địa danh, tên tuổi con người Thái Bình gắn liền với những
chiến công, những thời điểm quan trọng của lịch sử dân tộc. Đây còn là vùng
đất có truyền thống văn hóa với nhiều vị khoa bảng và danh nhân như trạng
nguyên Phạm Đôn Lễ, Đỗ Lý Khiêm, Khiếu Đình Tuân, Thám hoa Quách
Đình Bảo, Bảng nhãn Lê Quý Đôn, Nguyễn Kỳ Cẩm, Nguyễn Đức Cảnh....
Nhân dân Thái Bình có truyền thống cần cù, vượt khó, hiếu học, đội ngũ cán
bộ được rèn luyện, có kinh nghiệm và năng lực thích ứng với điều kiện hoạt
động trong mọi thời đại.
Thái Bình có nhiều tiềm năng, trong đó có nguồn tri thức. Nguồn tri
thức dồi dào được tích tụ nhiều năm trên nền tảng sự nghiệp giáo dục – đào tạo của
tỉnh, được chính quyền và nhân dân địa phương vun trồng. Đây chính là hành trang
quan trọng để Thái Bình phát triển mạnh cùng cả nước trong thế kỷ 21.
1.1.3.Tình hình giáo dục phổ thông tỉnh Thái Bình trước năm 2001
Thái Bình là mảnh đất có những đóng góp đáng kể trong thành tựu văn
hóa giáo dục Việt Nam. Hầu như thời nào cũng có những người xuất chúng
học rộng, tài cao đỗ đạt khoa bảng, được cả nước biết đến với truyền thống
yêu nước, văn hóa, cách mạng và hiếu học. Cách mạng Tháng Tám thành
công, ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tuyên
bố khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tạo tiền đề xây dựng và phát
triển nền giáo dục mới. Trải qua 7 thập kỷ xây dựng và trưởng thành, nền giáo
dục nước ta gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc,
thống nhất Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Chính phủ đã chủ trương xây dựng một nền giáo dục
nhân dân, dân chủ, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một nền
giáo dục tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện trí khí, phát triển tài năng.
16
Là địa phương có truyền thống cách mạng và giáo dục lâu đời, lại được
tôi luyện trong phong trào yêu nước, với khí thế hứng khởi sôi sục của những
ngày đầu sau khi giành được chính quyền, Thái Bình đã phấn đấu xây dựng
nền giáo dục cách mạng khá toàn diện, vững chắc và đúng hướng với nhiều
chuyển biến sâu trong các ngành học.
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Thái Bình cùng cả nước bước
vào thời kỳ đổi mới. Trong quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới, Đảng và
Nhà nước đã xác định vai trò quốc sách hàng đầu là giáo dục, coi đó là sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục
phổ thông trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, trong những năm đổi mới,
Đảng bộ tỉnh Thái Bình luôn chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo
nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng. Do đó, đến năm 2001, giáo dục phổ
thông tỉnh Thái Bình đạt được một số kết quả quan trọng như sau:
Từ việc thực hiện xuất sắc nhiệm vụ thanh toán nạn mù chữ cho nhân
dân trong tỉnh, giáo dục Thái Bình đã từng bước củng cố, mở rộng các ngành
học, cấp học, phát triển đa dạng các loại hình trường lớp.
Ngay sau cách mạng Tháng Tám, hưởng ứng phong trào diệt giặc dốt,
các lớp bình dân học vụ ra đời. Thái Bình là tỉnh thứ 2 trong cả nước xóa nạn
mù chữ với 86% dân số và giành được Huân chương hạng nhất, hạng nhì do
Nhà nước trao tặng. Bên cạnh công tác xóa mù chữ, các trường cấp I(trường
Tiểu học), cấp II(trường THCS) cũng được mở ở các xã. Đến năm 2000,
ngành học phổ thông bậc tiểu học và THCS đã được phát triển ở 100% xã,
phường, thị trấn. Ngành học THPT có 36 trường với đủ các loại hình; trường
công lập (28 trường), bán công (7 trường), dân lập (1 trường). Ngành giáo dục
và đào tạo từng bước chú trọng công tác phổ cập giáo dục các cấp học. Năm
1990, Thái Bình là một trong hai tỉnh đầu tiên của cả nước được Bộ Giáo dục
& Đào tạo công nhận đạt chuẩn XMC và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi, trở thành đơn vị dẫn đầu toàn quốc về giáo dục tiểu học.
17