Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Nghiên cứu mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi bò sữa tại Huyện Ba Vì Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.38 KB, 124 trang )

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một phần không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế của các
nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Ở nước ta nông nghiệp
đóng vai trò vô cùng quan trọng, thể hiện như: nông nghiệp chiếm 30% giá trị
xuất khẩu và 25% trong tổng GDP quốc gia, 76% dân số sống ở nông thôn.
Chính vì thế trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước coi nông nghiệp là
mặt trận hàng đầu và cần được phát triển một cách toàn diện. Trong nông
nghiệp, chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính đáp ứng nhu cầu thịt,
trứng, sữa cho con người, phân bón cho trồng trọt, có khả năng thu hút lao
động và nâng cao thu nhập.
Chăn nuôi bò sữa là một ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển
chăn nuôi bò sữa góp phần đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi. Ngoài ra khi phát triển chăn
nuôi bò sữa có thể tận dụng được những phế phẩm trong ngành trồng trọt như
rơm rạ, thân ngô, cám... hoặc các phế phẩm phụ trong ngành công nghiệp chế
biến. Đặc biệt phát triển chăn nuôi bò sữa nhằm phát triển kinh tế nâng cao
thu nhập cho người dân. Do đó Đảng và Nhà nước kết hợp với nhân dân xây
dựng mô hình chăn nuôi bò sữa ở một số địa phương phù hợp.
Bò sữa được nuôi phổ biến ở rất nhiều nơi đặc biệt là vùng núi Ba Vì Hà Nội, với số lượng đàn bò lên tới 4.570 con, lượng sữa cung cấp 12.00013.000 lít sữa/ngày. Sữa tươi Ba Vì có chất lượng tốt, được sự tin tưởng của
người tiêu dùng, cũng là nguyên liêu cung cấp cho các nhà máy chế biến.
Đồng thời chăn nuôi bò sữa góp phần tích cực trong việc nâng cao đời sống
cho bà con nông dân và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

1


Trên thực tế tại địa phương, mối quan hệ giữa sản xuất, chế biến, tiêu
thụ sản phẩm của bò sữa còn có rất nhiều vấn đề được đặt ra như: các hộ nuôi
bò sữa đơn lẻ, tổ chức mạng lưới tiêu thụ còn nhiều bất hợp lý, cơ sở vật chất


bảo quản, vận chuyển sữa còn chưa đảm bảo… Thêm vào đó là những rủi ro
dễ găp phải trong quá trình sản xuất, tiêu thụ dẫn đến tình trạng không ổn
đinh trong chăn nuôi của các hộ. Điều này là lý do chính khiến cho nông dân
chưa dám mạnh dạn đầu tư cao vào bò sữa mặc dù biết nó là ngành rất có
tiềm năng phát triển.
Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên
cứu mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi bò sữa tại
Huyện Ba Vì Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
chăn nuôi bò sữa tại Huyện Ba vì - Hà nội thời gian qua, đề xuất các giải pháp
phát triển sản xuất và tiêu thụ sữa bò nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ
nông dân chăn nuôi bò sữa tại địa phương thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm của ngành chăn nuôi bò sữa;
Đánh giá thực trạng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi bò
sữa tại Huyện trong thời gian qua;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm chăn nuôi bò sữa tại địa phương;
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường liên kết sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm nâng cao thu nhập cho các hộ chăn nuôi bò sữa tại địa phương
thời gian tới.

2


1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau:

1. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩn chăn nuôi bò sữa trên địa bàn
địa phương diễn ra như thế nào?
- Tình hình chăn nuôi bò sữa tại xã?
- Tình hình tiêu thụ sữa, giá tiêu thụ là bao nhiêu?
- Mối quan hệ và vai trò của các tác nhân trong liên kết sản xuất- tiêu
thụ sản phẩm?
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
của bò sữa tại địa phương?
3. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất, cung ứng sữa là gì?
4. Các giải pháp nào để khắc phục khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm trong chăn nuôi bò sữa?
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa,
các cơ sở chế biến, cơ sở bán lẻ sản phẩm từ chăn nuôi bò sữa.
Đối tượng nghiên cứu gián tiếp là các vấn đề liên quan đến mối liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi bò sữa.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện trên không gian Huyện Ba Vì
tỉnh Hà Nội.
Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện trong thời gian từ: tháng
20/1/2010 đến 20/5/2010
Phạm vi nội dung: tập trung vào các mối liên kết trong sản xuất – tiêu
thụ chủ yếu tại địa phương.

3


PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


2.1 Cơ sở lý luận về mối liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm từ chăn
nuôi bò sữa
2.1.1 Liên kết
2.1.1.1 Khái niệm
Liên kết (tiếng Anh là “integration”) trong hệ thống thuật ngữ kinh tế
nó có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sáp nhập của nhiều bộ phận thành
một chỉnh thể. Trước đây khái niệm này được biết đến với tên gọi là nhất thể
hoá và gần đây mới gọi là liên kết. Sau đây là một số quan điểm về liên kết
kinh tế:
Trong Từ điển Kinh tế học hiện đại (David. W. Pearce) cho rằng liên
kết kinh tế chỉ tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế
thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau
một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát
triển. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững.
Trong các văn bản của Nhà nước mà cụ thể là trong quy định ban hành
theo Quyết định số 38-HĐBT ra ngày 10/04/1989 thì liên kết kinh tế là những
hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn
bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất
kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất. Sau khi
bàn bạc thống nhất, các đơn vị thành viên trong tổ chức liên kết kinh tế cùng
nhau ký hợp đồng về những vấn đề có liên quan đến phần hoạt động của mình
để thực hiện.
Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt
động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ

4


trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của các bên
tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất.

Được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp
đồng kinh tế kí kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của Nhà
nước. Mục tiêu là tạo ra muối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng
kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyên
môn hóa và hiệp tác hóa, nhằm khai thác tốt tiếm năng của từng đơn vị tham
gia liên kết, để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng
cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích
của nhau. Liên kết kinh tế có nhiều hình thức và quy mô tổ chức khác nhau,
tương ứng với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên tham
gia liên kết. Những hình thức liên kết phổ biến là hiệp hội sản xuất tiêu thụ,
nhóm sản xuất, nhóm vệ tinh, hội đống sản xuất và tiêu thụ theo ngành hoặc
theo vùng, liên đoàn xuất nhập khẩu... Các đơn vị thành viên có tư cách pháp
nhân đầy đủ, không phân biệt hình thức sở hữu, quan hệ trực thuộc về mặt
quản lý nhà nước, ngành kinh tế kĩ thuật hay lãnh thổ. Trong khi tham gia liên
kết kinh tế, không một đơn vị nào mất quyền tự chủ của mình, cũng như
không được miễn giảm bất cứ nghĩa vụ nào đối với Nhà nước theo pháp luật
hay theo nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết với các đơn vị khác.
Như vậy, liên kết kinh tế là sự phối hợp của hai hay nhiều bên, không kể
quy mô hay loại hình sở hữu. Mục tiêu của liêu kết kinh tế là các bên tìm cách bù
đắp sự thiếu hụt của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại
lợi ích cho các bên.
2.1.1.2 Các hình thức liên kết trong sản xuất – tiêu thụ sản phẩm
Mục đích của sản xuất tiêu thụ sản phẩm là bên bán mong muốn bán
được nhiều hàng và thu được lợi nhuận cao, còn bên mua mong muốn mua
được hàng tốt, giá cả phù hợp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối cùng hoặc

5


nhu cầu của các quá trình sản xuất - kinh doanh tiếp theo. Tiêu thụ sản phẩm

là quá trình gắn kết sản xuất với tiêu dùng, giữa vùng nguyên liệu với người
sản xuất chế biến và tiêu thụ, giữa người mua và người bán.
Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm là cách thức tổ chức phân công lao
động xã hội, trong đó các hộ, các doanh nghiêp phối hợp, gắn bó, phụ thuộc
lẫn nhau thông qua các cam kết, các thỏa thuận điều kiện sản xuất - tiêu thụ
sản phẩm nhằm đem lại lợi ích cho các bên.
Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân chịu sự tác
động của nhiều nhân tố kinh tế, kĩ thuật, chính trị, xã hội khác nhau. Về mặt
kinh tế, yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất là chế độ kinh tế - xã hội, tức chế độ sở
hữu và cơ chế vận hành nền kinh tế. Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế
biến và nông dân còn bị chi phối bởi trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Liên kết kinh tế còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề, sản phẩm và
nguyên liệu cụ thể.
Nếu dựa theo vai trò thì quan hệ kinh tế giữa các tác nhân từ sản xuất
đến tiêu dùng, ta có thể phân ra các phương thức liên kết là liên kết dọc và
liên kết ngang.
Liên kết theo chiều dọc (Liên kết giữa các tác nhân trong cùng một
ngành hàng mà trong đó mỗi tác nhân đảm nhận một bộ phận hoặc một số
công đoạn nào đó) là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá
trình sản xuất kinh doanh (theo dòng vận động của sản phẩm). Kiểu liên kết
theo chiều dọc toàn diện nhất bao gồm các giai đoạn từ sản xuất, chế biến
nguyên liệu đến phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết này, thông thường
mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò là khách hàng của tác nhân kề trước đó,
đồng thời bán sản phẩm cho tác nhân kế tiếp của chuỗi hàng. Kết quả của liên
kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và có thể làm giảm
đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian.

6



Liên kết theo chiều ngang (Liên kết diễn ra giữa các tác nhân hoạt động
trong cùng một ngành) là hình thức liên kết giữa các chủ thể nhằm mục đích
làm chủ thị trường sản phẩm. Hình thức này được tổ chức dưới nhiều dạng, có
thể thông qua các hội nghề nghiệp hoặc hiệp hội, ví dụ như Hiệp hội Mía
đường… Các cơ sở liên kết với nhau là những cơ sở độc lập nhưng có quan hệ
với nhau và thông qua một bộ máy kiểm soát chung. Với hình thức liên kết này
có thể hạn chế được sự ép giá của các cơ sở chế biến nhờ sự làm chủ thị trường.
Như vậy liên kết kinh tế có thể diễn ra trong mọi ngành sản xuất kinh
doanh, thu hút sự tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu của mọi
thành phần kinh tế và không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý, mỗi loại hình liên
kết có những đặc điểm riêng cũng như những ưu điểm riêng của nó.
2.1.1.3 Nội dung của liên kết trong sản xuất – tiêu thụ sản phẩm
Mỗi ngành hàng gồm nhiều công đoạn được thực hiện bởi những tác
nhân nhất định. Mỗi tác nhân có thể là pháp nhân độc lập hoặc các bộ phận
phụ thuộc nhau về mặt pháp lý nhưng đều thực hiện và hoàn thành một số
chức năng và tạo ra những sản phẩm nhất định.
Mối liên kết trong quá trình họat động sản xuất kinh doanh giữa các tác
nhân là những pháp nhân độc lập rất đa dạng và bao gồm cả liên kết dọc và
liên kết ngang đan xen nhau.
Các thoả thuận, cam kết phải thể hiện trách nhiệm của mỗi bên khi thực
hiện cam kết và các hình thức phạt nếu một bên không thực hiện đúng, đủ
theo thoả thuận, cam kết. Các mối liên kết này thể hiện thông qua các hình
thức liên kết như sau:
- Mua bán tự do trên thị trường: là hình thức giao dịch trực tiếp giữa
người mua và người bán. Người mua thấy được số lượng, chất lượng hàng
hóa mình cần, người bán sau khi thỏa thuận được giá cả sẽ bán và thu được
tiền mặt đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống. Việc mua bán được thực hiện

7



trên thị trường theo quan hệ cung cầu. Bất kì bên mua hoặc bên bán hàng nào,
nếu thỏa thuận được với nhau thì hoạt động giao dịch được diễn ra. Thị
trường có vai trò là người định giá.
Hợp đồng bằng văn bản: Theo Eaton and Shepherd (2001), hợp đồng là
sư thoả thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ nông sản về
việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và thường với mức giá đặt trước. Liên
kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác
nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm.
Theo Michael Boland (2002) Liên kết dạng hợp đồng là hình thức một
công ty mua hàng hoá từ một nhà sản xuất với một mức giá được xác định
trước khi mua. Mối quan hệ hợp đồng giữa nhà sản xuất và nhà chế biến chỉ
sự điều chỉnh của những văn bản thoả thuận cá nhân mang tính pháp lý,
những giao dịch này có thể là giá mua bán, thị trường, chất lượng và số lượng
nguyên vật liệu đầu vào, các dịch vụ kỹ thuật, cung cấp tài chính… được thoả
thuận trước khi bán. Liên kết hợp đồng tạo ra sự linh hoạt trong việc chia sẻ
rủi ro và quyền kiểm soát giữa các chủ thể tham gia hợp đồng.
Hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức, ngân hàng, tín
dụng, trung tân khoa học kỹ thuật và hộ theo các hình thức:
+ Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản
hàng hoá;
+ Bán vật tư mua lại sản phẩm ;
+ Trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, thuê mướn tư vấn kỹ thuật, mua vật tư,
thiết bị, nguyên liệu đầu vào, vay vốn...;
+ Liên kết sản xuất bằng việc góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết với
các doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất, diện tích mặt nước, sau đó
hộ được sản xuất trên diện tích đó hoặc cho thuê và bán lại sản phẩm cho

8



doanh nghiệp tạo sự gắn kết bền vững giữa hộ và doanh nghiệp.
- Hợp đồng miệng (thoả thuận miệng): Là các thoả thuận không được
thể hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số
hoạt động, công việc nào đó. Hợp đồng miệng cũng được hai bên thống nhất
về số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm. Cơ sở của hợp đồng là
niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham
gia hợp đồng. Hợp đồng miệng thường được thực hiện giữa các tác nhân có
quan hệ thân thiết (họ hàng, anh em ruột thịt, bạn bè,…) hoặc giữa các tác
nhân đã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh với nhau mà trong
suốt thời gian hợp tác luôn thể hiện nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và
trách nhiệm, giữ chữ tín với các đối tác. Tuy nhiên, hợp đồng miệng thường
chỉ là các thoả thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận
hàng. Hợp đồng miệng cũng có thể hoặc không có đầu tư ứng trước về tiền
vốn, vật tư, cũng như các hỗ trợ giám sát kỹ thuật. So với hợp đồng văn bản
thì hợp đồng miệng lỏng lẻo và có tính chất pháp lý thấp hơn.
- Hiệp hội với liên kết tiêu thụ sản phẩm
Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệ
giữa các hộ, cơ sở và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là sự đan xen giữa
hợp tác và cạnh tranh. Các đơn vị này một mặt liên kết với nhau để cùng phát
triển, nhưng mặt khác cũng cạnh tranh lẫn nhau nhằm tạo ra những ưu thế độc
chiếm thị trường và thu nhiều lợi nhuận. Đề điều chỉnh các mỗi quan hệ nhằm
đảm bảo lợi ích giữa các tác nhân trước các đối tác khác nhau, một số tác
nhân đã tiến hành liên kết với nhau hình thành các hiệp hội.
Hiệp hội là một loại hình liên kết, hợp tác mang tính cộng đồng hỗ trợ
phát triển và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các cơ sở, đồng thời là cầu nối
giữa các cơ quan chính quyền với cơ sở. Hiệp hội với những lợi thế trong tổ
chức liên kết, hợp tác và sự kết nối các hoạt động sẽ giảm được chi phí, tiết

9



kiệm nguồn nhân lực, tạo năng lực nội sinh mới trên nhiều phương diện: thời
gian, khoảng cách, chi phí, tốc độ và tính ổn định cho các giao dịch trên thị
trường.
Các hoạt động hỗ trợ thị trường được nhiều hiệp hội doanh nghiệp thực
hiện nhằm khắc phục một số kiếm khuyết của thị trường như tăng cường các
hoạt động phối hợp giữa các doanh nghiệp, cơ sở tiêu thụ và hộ nông dân qua
đó dung hòa các mối quan hệ trong sản xuất và ra quyết định đầu tư.


sở
A

Hình thức liên kết:
- Liên kết theo chiều ngang
- Liên kết theo chiều dọc

sở
B

Cơ chế liên kết:
- Hợp đồng mua bán
- Thỏa thuận miệng
- Mua bán tự do
- Hiệp hội

Hình 2.1 Phân loại liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm

2.1.2 Một số vấn đề về tiêu thụ sản phẩm và kênh tiêu thụ

2.1.2.1 Khái niệm và quan điểm về tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là công đoạn của quá trình sản xuất, nó là yếu tố
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất. Thông qua tiêu
thụ, giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá được thực hiện. Tiêu thụ
là sự chuyển hoá quyền sự dụng hàng hoá, tiền tệ giữa các chủ thể trong nền
kinh tế. Chính vì vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành bởi các yếu
tố khác nhau: chủ thể tham gia (người sản xuất, người tiêu dùng...), đối tượng
( hàng hoá, tiền tệ…), thị trường…

10


Tiêu thụ hàng hoá là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng hàng
hoá. Thông qua tiêu thụ, hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang
hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanh
được hình thành. Từ đó tạo cơ sở thu hồi chi phí và tích luỹ để thực hiện tái
sản xuất mở rộng.
Đối với các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm là khâu hết sức quan trọng.
Đây là quá trình tách sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất bước vào quá trình lưu
thông và đến tay người tiêu dùng. Tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm trực tiếp
tác động tới kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khẳng định giá trị của sản
phẩm có được hay không sự chấp nhận của người tiêu dùng.
2.1.2.2 Kênh tiêu thụ sản phẩm, tổ chức và hoạt động của kênh
* Bản chất và chức năng của các kênh tiêu thụ
Có nhiều định nghĩa khác nhau về kênh tiêu thụ, để phù hợp với đối
tượng nghiên cứu của đề tài nên định nghĩa trên quan điểm quyết định và
quản lý kênh phân phối đối với công ty sản xuất. Kênh phân phối sản phẩm
được định nghĩa như sau: “ Một tổ chức các tiếp xúc (quan hệ) bên ngoài để
quản lý các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu phân phối của nó”.
Kênh tiêu thụ sản phẩm nối liền giữa cung và cầu sản phẩm. Kênh nào

càng an toàn vững chắc thì chuyển tải được càng nhiều hàng hoá, việc chọn
kênh tiêu thụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trong đó phụ thuộc rất nhiều
vào thị trường kinh doanh.
Kênh tiêu thụ sản phẩm có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau giá
cả, thương mại, sản phẩm mới. Giá cả biến động theo hướng thuận lợi thì tiêu
thụ có quan hệ cùng chiều và ngược lại. Phương thức bán hàng phải phù hợp
với từng thị trường. Tiêu thụ sản phẩm mới phải có cách xâm nhập thị trường
không đưa ngay vào các kênh bền vững.

11


Kênh tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vào tăng trưởng kinh tế, cạnh
tranh và chiếm lĩnh thị trường. Chọn kênh tiêu thụ thích hợp sẽ giảm được chi
phí tiêu thụ, tăng lợi nhuận, thuận lợi cho cạnh tranh và tăng khối lượng hàng
bán trên thị trường.
Kênh tiêu thụ sản phẩm là yêu cầu trao đổi sản phẩm. Lúc mới có trao đổi
sản phẩm kênh tiêu thụ còn đơn giản, khi sản xuất hàng hoá phát triển thì kênh
tiêu thụ cũng ngày càng đa dạng và là sản phẩm của nền sản xuất hàng hoá.
Trong doanh nghiệp, nông hộ thì tiêu thụ sản phẩm là hoạt động có
định hướng cụ thể, trong đó kênh tiêu thụ có ảnh hưởng đến thu tiền và chù kì
kinh doanh sau. Kênh tiêu thụ là vấn đề có tính chất kinh tế và khoa học rất
phức tạp và đa dạng đòi hỏi phải nghiên cứu, lựa chọn cho chính xác với từng
loại sản phẩm cụ thể và trong điều kiện nhất định.
Những căn cứ lựa chọn kênh phân phối: mục tiêu của kênh, đặc điểm
của sản phẩm, đặc điểm của khách hàng, đặc điểm của các trung gian phân
phối, phân tích kênh phân phối của các đối thủ cạnh tranh, đặc điểm của chính
doanh nghiệp, đặc điểm của môi trường kinh doanh.
Sự trung gian có thể đem lại sự tiết kiệm khá lớn:
SX


KH

SX

KH

SX

KH

SX

KH

SX

KH

SX

SX

KH

SX

Khi chưa có trung gian

Trung

gian

KH

KH
Khi có trung gian

12


Hình 2.2 Trung gian phân phối đem lại sự tiết kiệm

13


Như hình vẽ ta thấy, bốn nhà sản xuất trực tiếp bán hàng cho bốn khách
hàng cần 16 lần tiếp xúc. Nhưng nếu sử dụng trung gian phân phối số lần tiếp
xúc giảm xuống còn 8 lần. Thông qua trung gian sẽ làm giảm số lần tiếp xúc
của mỗi người sản xuất đến mỗi khách hàng từ đó làm tăng hiệu quả phân
phối của xã hội.
Như vậy thông qua kênh tiêu thụ có trung gian, người sản xuất giảm
được đầu tư vật lực và nhân lực mà sản phẩm vẫn tới được tay người tiêu
dùng. Mặt khác, người tiêu dùng được tiếp xúc nhiều chủng loại sản phẩm
thông qua trung gian.
Cấu trúc hoạt động của kênh tiêu thụ là việc thiết lập các thành viên
thực hiện các chức năng phân bổ cho họ. Cấu trúc của kênh xác định bởi ba
yếu tố: trung gian được sử dụng, nhiệm vụ và các hoạt động trung gian phải
thực hiện, số lượng của mỗi loại trung gian. Cấu trúc của kênh được xác định
qua chiều dài và bề rộng của hệ thống kênh.
A


B

C

D

Nhà SX

Nhà SX

Nhà SX

Nhà SX
Đại lý

Người TD

Nhà bán
buôn

Nhà bán
buôn

Người
bán lẻ

Người
bán lẻ


Người
bán lẻ

Người TD

Người TD

Người TD

Hình 2.3 Kênh tiêu thụ sản phẩm

14


Kênh A là kênh trực tiếp, người sản xuất trực tiếp phân phối hàng hóa
cho người tiêu dùng cuối cùng. Với hình thức bán hàng ngày hàng hóa nhanh
chóng được chuyển tới tay người tiêu dùng. Phương thức bán hàng này cả
người sản xuất và người tiêu dùng đều có lợi, người tiêu dùng mua được giá
rẻ hơn mà người sản xuất lại bán được giá cao hơn
Các kênh còn lại là các kênh phân phối gián tiếp, trong đó nhà sản xuất
không trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng mà thông qua các trung gian.
Các trung gian sẽ kiếm lợi nhuận từ việc mua đi bán lại sản phẩm họ có được.
Trung gian càng nhiều thì bề rộng của kênh càng lớn, độ bao phủ càng cao.
2.1.2.3 Các tác nhân tham gia trong quá trình tiêu thụ sản phẩm
Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và tự
quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân có thể là các đơn vị,
tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, hộ gia đình và cá nhân tự
nguyện cùng tham gia một hoạt động nào đó để đạt được lợi ích chung và lợi
ích riêng cho mình, các tác nhân tham gia liên kết có thể chia ra làm 3 nhóm:
* Người sản xuất

Đối với nhà nông, bộc lộ rõ nhất là sự hạn chế về mặt nhận thức, trình
độ học vấn, tâm lý e ngại khi tiếp xúc với các “nhà” khác. Đa số nông dân
Việt Nam vẫn chưa gạt bỏ được tư tưởng ham lợi trước mắt mà không tính
toán được chiến lược lâu dài, dễ vi phạm hợp đồng trong quá trình liên kết, họ
là những người cung cấp số lượng và chất lượng sản phẩm ra thị trường nên
sự hạn chế thông tin thị trường làm cho họ không chủ động trong các mối liên
kết, nhiều khi còn tỏ ra phản đối với các mối liên kết được thiết lập.
* Người trung gian
Là những người thu gom, vận chuyển, đại lý cấp 1, cấp 2... đóng vai trò
là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, tạo ra lợi ích hài hòa với

15


người sản xuất. Họ nắm bắt thông tin thị trường rất nhạy bén, ít chịu sự quản
lý, ràng buộc bởi một cơ quan tổ chức nào nên họ có thể ép giá, tranh mua
tranh bán nhằm tối đa hóa lợi ích cá nhân gây nên mối liên kết lỏng lẻo. Đây
chính là tác nhân gây nên tình trạng giá cổng trại thì thấp mà giá đến tay
người tiêu dùng thì lại rất cao. Nhưng tập hợp những người trung gian là
không thể thiếu với nên kinh tế phát triển.
* Các yếu tố khác
Ngoài hai yếu tố trên ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ sản phẩm còn rất
nhiều tác nhân như: chính sách của nhà nước, thị trường tiêu thụ, vấn đề giá
cả, điều kiện tự nhiên của vùng và vai trò của chính quyền địa phương trong
sự quản lý mối liên kết kinh tế này.
2.1.3 Sự cần thiết phải liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm từ bò sữa
Liên kết kinh tế giúp các tác nhân khắc phục những bất lợi về quy mô
trong hoạt đông sản xuất kinh doanh, mỗi đơn vị đều thực hiện một chuỗi các
họat động từ cung cấp địch vụ đầu vào, đầu ra, họ không tự sản xuất tất cả mà
là kết quả của quá trình phân công lao động, liên kết, hợp tác của hai hay

nhiều bên nhằm phát huy lợi thế so sánh, giảm chi phí sản xuất, giúp chủ
động ổn định sản xuất kinh doanh.
Liên kết kinh tế giúp các tác nhân phản ứng nhanh với sự thay đổi của
thị trường. Ví dụ như sự lên xuống giá sữa, cũng như giá cả của các đầu vào
trong chăn nuôi bò sữa.
Liên kết kinh tế giúp cho tiêu thụ sản phẩm được nhanh hơn thông qua
hệ thống các nhà thương mại cụ thể là những người thu mua, vận chuyển, chế
biến và cuối cùng là các đại lý bán hàng.
Liên kết kinh tế còn giúp các chủ thể tiếp cận nhanh chóng với các
công nghệ kĩ thuật mới, nhờ sự phối hợp với các nhà nghiên cứu ở các trường
đại học, trên cơ sở phù hợp với điều kiện tại địa phương.

16


Liên kết kinh tế giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Tức là với một
tập thể liên kết lại với nhau thì phần trăm sự thất bại được giảm đi rất nhiều
lần so với việc một người tự đơn thương độc mã tiến hành làm.
Phát triển sản xuất là một quá trình vận động không ngừng, tích tụ tập
trung rồi lại chia tách, sát nhập để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và
phù hợp với khả năng nội tại của các chủ thể nhằm mục đích kiếm lợi nhuận
cao nhất và giảm thiểu được rủi ro. Quá trình đó diễn ra được thực chất là
thông qua các hoạt động liên kết kinh tế.
2.1.4 Nguyên tắc tham gia liên kết
Quá trình liên kết kinh tế của các doanh nghiệp nói chung, của liên kết
sản xuất và thương mại nói riêng đều phải tuân theo các nguyên tắc sau:
Một là, phải đảm bảo sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát
triển và có hiệu quả ngày càng tăng.
Xuất phát từ mục tiêu nói trên dù tiến hành liên kết kinh tế dưới hình
thức và mức độ nào đi nữa thì yêu cầu của hoạt động liên kết kinh tế ấy phải

đảm bảo để sản xuất và kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng, của
doanh nghiệp liên kết với nhau nói chung không ngừng phát triển, doanh thu
ngày càng tăng, công nhân viên chức có nhiều việc làm, thu nhập ngày một
tăng, năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Liên kết kinh tế phải
nâng cao được trình độ công nghệ, mở rộng mặt hàng, sản xuất ngày càng phù
hợp với nhu cầu thị trường, giá thành hạ, tiết kiệm phí lưu thông, đem lại
nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp trên cơ sở giá bán và chất lượng sản
phẩm mà người tiêu dùng chấp nhận.
Hai là, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện giữa các bên tham gia liên kết.
Các hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp được
thực hiện một cách thuận lợi, trôi chảy, thành công và đem lại hiệu quả cao
chỉ có thể diễn ra khi các doanh nghiệp tự nguyện tìm đến với nhau, tự thỏa

17


thuận quan hệ hợp tác, liên kết làm ăn với nhau lâu dài trên tinh thần bình
đẳng, cùng chịu trách nhiệm đến cùng về các thành công cũng như thất bại rủi
ro. Tất cả các hình thức hợp tác, liên kết kinh tế, các tổ chức liên kết kinh tế
được thiết lập trên cơ sở những ý đồ không xuất phát từ nguyên tắc tự
nguyện, từ những liên hệ tất yếu về phương diện kinh tế, nghĩa là tiến hành
trên cơ sở gò bó gượng ép bắt buộc đều hoạt động không thành công, kém
hiệu quả.
Ba là, phải đảm bảo sự thống nhất hài hòa lợi ích kinh tế giữa các bên
tham gia liên kết.
Lợi ích kinh tế chính là động lực thúc đẩy các bên tham gia liên kết với
nhau, là chất kết dính các bên lại với nhau trong quá trình liên kết. Các bên
tìm đến với nhau chỉ vì họ tìm thấy, nhìn thấy ở nhau những mối lợi nếu làm
ăn với nhau lâu dài. Cho nên việc đảm bảo thống nhất hài hòa lợi ích giữa các
bên tham gia liên kết sẽ tạo nên chất kết dính bền vững cảu tổ chức liên kết

đó. Khi lợi ích kinh tế của một hoặc một số thành viên nào đó bị xâm phạm
hoặc thiếu sự công bằng, thống nhất hài hòa sẽ tạo ra sự rạn nứt của mối liên
hệ bền vững, dẫn đến phá vỡ tổ chức liên kết, mối quan hệ liên kết đã được
thiết lập. F.Ăng – ghen cũng đã từng nhận xét rằng: ”Ở đâu không có sự nhất
trí về lợi ích, ở đó không thể có sự thống nhất về hành động”. Sự phân chia
lợi nhuận, phân bổ thiệt hại rủi ro, các tính toán về giá cả, chi phí...cần phải
được tiến hành thỏa thuận, bàn bạc một cách công khai, dân chủ, bình đẳng và
đảm bảo sự công bằng trên cơ sở những đóng góp của các bên liên kết.
Bốn là, phải được thực hiện trên cơ sở những ràng buộc pháp lý giữa
các bên tham gia liên kết và thông qua hợp đồng kinh tế.
Hợp đồng kinh tế là khế ước, là những thỏa thuận, những điều khoản
ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia làm ăn với
nhau, được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Trong nền kinh tế thị trường và
Nhà nước pháp quyền, mọi hoạt động kinh tế đều phải tiến hành trên cơ sở

18


pháp luật Nhà nước cho phép, đồng thời được pháp luật bảo hộ những tranh
chấp giữa các bên quan hệ làm ăn với nhau. Cho nên để có những căn cứ pháp
lý cho các cơ quan pháp luật phán quyết những tranh chấp giữa các quan hệ
kinh tế với nhau đều phải “có khế ước” hay “hợp đồng kinh tế” được ký kết
theo đúng pháp luật quốc tế (nếu quan hệ làm ăn giữa các bên vượt ra ngoài
khuôn khổ một nước). Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế
sang vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và xây
dựng Nhà nước pháp quyền cho nên mọi hoạt động kinh tế, mọi mối quan hệ
làm ăn giữa các doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài, cần phải thực hiện theo
đúng pháp luật, phải thông qua hợp đồng kinh tế. Có như vậy Nhà nước mới
có đủ căn cứ pháp lý để giải quyết những tranh chấp, bất đồng nếu xảy ra giữa
các bên. Đối với hoạt động liên kết kinh tế là những mối quan hệ kinh tế ổn

định, thường xuyên, lâu dài lại càng cần phải được tiến hành thông qua “hợp
đồng kinh tế”. Nó còn là những căn cứ để các bên tiến hành đàm phán giải
quyết những bất đồng, tranh chấp nhỏ xảy ra giữa các bên, làm cho các quan
hệ liên kết ngày càng bền chặt hơn. Việc thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế sẽ
tạo thuận lợi cho các bên tham gia liên kết thực hiện tốt kế hoạch sản xuất
kinh doanh của mình.
Năm là, đối với các tổ chức liên kết kinh tế, cấn phải được tiến hành
hoạt động thông qua “điều lệ” của tổ chức liên kết kinh tế đó.
“Điều lệ” là những qui định về tôn chỉ mục đích, nội dung và cơ chế
hoạt động của một tổ chức được tự nguyện sáng lập giữa các thành viên. Nó
qui định những quyền hạn, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành
viên gia tổ chức, những điều được phép và không được phép để đảm bảo sự
thống nhất hài hòa lợi ích chung của các thành viên và sự tồn tại lâu dài, phát
triển của tổ chức. Có thể nói, nó là cơ sở pháp lý để ràng buộc các thành viên
tham gia tổ chức lại với nhau. Vì vậy, các tổ chức liên kết kinh tế muốn tồn
tại và phát triển lâu dài cần phải tiến hành xây dựng và thực hiện thông qua

19


“điều lệ” của tổ chức của mình. Điều lệ phải được thảo luận một cách công
khai, dân chủ, tính đến lợi ích lâu dài và sự tồn tại phát triển của tổ chức của
tổ chức liên kết kinh tế, giữa các thành viên tham gia sáng lập và được điều
chỉnh sửa đổi thích hợp với điều kiện tình hình của từng giai đoạn, phải tuân
thủ pháp luật của quốc gia và đăng ký với Nhà nước, chính quyền địa phương
sở tại để được phép hoạt đông công khai và được Nhà nước bảo hộ.
2.1.5 Chăn nuôi bò sữa
* Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Công nghệ sản xuất sữa và thịt bò dựa trên sự phát triển sinh học biểu
thị ở quy luật sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Quy luật này được chia

thành hai giai đoạn: Giai đoạn sinh trưởng trong bào thai và giai đoạn sinh
trưởng sau bào thai.
1) Sinh trưởng trong bào thai
Sinh trưởng trong bào thai được xác định từ lúc trứng thụ tinh hình
thành hợp tử cho đến lúc con vật được sinh ra. Sau khi hợp tử được hình
thành, phát triển và phân chia ngay, tạo ra phôi. Ở giai đoạn đầu, phôi không
lớn lên về kích thước. Vì chúng còn nằm trong màng trong suốt. Khi vỡ màng
này, phôi chui ra ngoài lúc đó tế bào phôi mới phân chia và lớn lên, thời gian
di chuyển của phôi trong ống dẫn trứng là 4 - 7 ngày. Dinh dưỡng của phôi
lúc này dựa vào thể vàng của ,trứng và dịch tử cung, gọi là "sữa tử cung". Sau
4 - 7 ngày, phôi di chuyển vào tử cung.
Từ ngày thứ 8 - 19, thai cố định vào thành tử cung. Từ ngày thứ 20 60, các cơ quan nội tạng như tổ chức thần kinh, tuyến sữa, cơ quan sinh dục...
hình thành và mang các đặc trưng của giống. Cường độ sinh trưởng rất mạnh.
Từ ngày thứ 61 đến 285, thai phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh. Cường độ
sinh trưởng so với 2 tháng đầu có giảm. Nhưng khối lượng tuyệt đối của thai
lại tăng nhanh. Đặc biệt là 2 tháng trước khi đẻ: 2/3 - 3/4 khối lượng bê sơ
sinh phát triển ở giai đoạn này. Theo dõi sự phát triển bào thai bò Holstein

20


Fnesian cho thấy: lúc mới hình thành hợp tử nặng có 3g. Được 2 tháng nặng
8,3g, 3 tháng: 90g, 4 tháng: 559g, 5 tháng: 2600g, 6 tháng: 5.060g, 7 tháng:
9.430g, 8 tháng: 16070g. Sau khi sinh bê nặng 41kg.
Khi còn trong bụng mẹ, bào thai phát triển phụ thuộc chất dinh dưỡng
do cơ thể mẹ cung cấp. Vì vậy khi bò mẹ có chửa, cần được nuôi dưỡng tốt từ
tháng thứ 4, đặc biệt 2 tháng trước khi đẻ. Tiêu chuẩn năng lượng cung cấp
cho bò cái có chửa ở 3 tháng đầu là 40 Kcal Me/ngày. Từ tháng thứ 4 đến
tháng thứ 6 là 235 Kcal Me/ngày. Ở các tháng cuối tăng lên 1000 Kcal
Me/ngày. Sau khi sinh, chắc chắn bê sẽ phát triến tốt với cường độ tối đa.

2) Sinh trưởng sau bào thai
Sinh trưởng sau bào thai được xác định từ khi bê sinh ra đến khi già và
chết. Giai đoạn này chia thảnh các thời kỳ:
Thời kỳ bú sữa. Tính từ khi bê sinh ra đến 6 tháng tuổi. Thời kỳ này bê
có tốc độ tăng khối lượng cao nhất.
Thời kỳ thành thục sinh dục. Tính từ sau cai sữa đến 24 tháng tuổi. Nếu
được nuôi dưỡng tốt, khối lượng cơ thể (cơ, xương, cơ quan sinh dục, tuyến
nội tiết, tuyến sữa) phát triển rất nhanh, là thời kỳ hình thành năng suất. Do
đó, trong thời kỳ này cần được nuôi dưỡng theo định hướng sử dụng. Đồng
thời có các biện pháp tác động cần thiết, xúc tiến quá trình phát triển theo
hướng đã định.
Thời kỳ trưởng thành. Là thời kỳ sung sức và ổn định năng suất. Thời
kỳ này đến càng sớm, duy trì được càng lâu càng tốt. Tuỳ theo từng giống,
thường được tính khi bò 4 - 5 tuổi.
Thời kỳ già: Có thể đến sớm hoặc muộn do chế độ nuôi dưỡng quyết
định nhưng thường thải loại trước khi già. Bò sữa có thể sống được 25 năm.
Song, quy luật cho sữa lại đạt đỉnh cao nhất vào lứa thứ 5 hoặc lứa thứ 7 (nghĩa
là vào lúc 7 hoặc 9 tuổi). Sau đó, lượng sữa giảm dần qua các lứa đẻ tiếp theo.

21


Vì vậy, ít khi nuôi bò sữa trên 10 tuổi. Nhưng nếu bò còn năng suất cao, lại
chưa có bò thay thế, có thể nuôi tận dụng theo hình thức thương phẩm.
*) Một số vấn đề cần chú ý trong chăn nuôi bò sữa
Người ta có thể ví con bò sữa như một cỗ máy. Để cho máy chạy khoẻ,
hiệu quả cao ta phải chọn mua loại máy tốt, phải thường xuyên chăm sóc, bảo
dưỡng. Để cho máy hoạt động được thì ta phải cung cấp nhiên liệu cho nó.
Máy càng tinh vi, hiện đại thì nhiên liệu cũng càng phải có chất lượng cao.
Con bò sữa là một “cỗ máy” hiện đại. Chính vì vậy, việc chọn mua,

chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác phải đặc biệt cẩn thận.
1) Chọn mua bò sữa
Câu hỏi đặt ra là nên chọn mua giống bò nào? Chọn giống bò sữa là
một khâu phức tạp phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi
của chủ hộ, cũng như các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và chuồng trại
(điều kiện kinh tế và hạ tầng kỹ thuật) của mỗi gia đình. Những gia đình mới
bắt đầu chăn nuôi bò sữa, do còn thiếu kinh nghiệm (và đôi khi cả khả năng
kinh tế còn hạn chế) nên chọn mua bò lai F1 (Lai Sind x Hà Lan) hoặc bò lai
F2 (F1 x Hà Lan). Không nên chọn mua bò Hà Lan thuần hoặc bò lai có tỷ lệ
máu bò Hà Lan cao (F3, F4...) bởi vì bò sữa Hà Lan thuần hoặc bò lai có tỷ lệ
máu bò Hà Lan càng cao (bò F3, F4-7/8 và 15/16 máu bò Hà Lan) thì càng
“khó tính”, càng kém chịu đựng được điều kiện nóng ẩm và kham khổ do
thiếu thốn thức ăn. Khi nhiệt độ lên trên 340C, bò có tỷ lệ máu bò Hà Lan cao
thường thở dốc, xù lông, năng suất sữa giảm. Mặt khác, tỷ lệ nhiễm bệnh
tăng, đặc biệt là các bệnh ký sinh trùng đường máu và bệnh tụ huyết trùng.
(thực tế chăn nuôi bò sữa ở nước ta chỉ ra rằng, bò sữa Hà Lan thuần thích
hợp nhất ở một số vùng như Mộc Châu - Sơn La, Đức Trọng - Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân hàng năm 210C).
Nuôi bò lai F1 hoặc F2…, việc chọn con có năng suất cao (tương ứng

22


với từng giống) cũng rất quan trọng. Hiện nay, giá bò sữa thường tính theo
năng suất. Vì vậy, khi mua bò, nếu là bò đang khai thác sữa, cần kiểm tra
năng suất sữa thực tế. Cũng phải xem xét nó đang tiết sữa kỳ thứ mấy, tháng
thứ mấy của chu kỳ (thông qua sổ sách nếu có, hỏi người chủ, quan sát và
xem răng để định tuổi...). Nếu là bò F2, đang tiết sữa tháng thứ hai của chu kỳ
3 mà mỗi ngày chỉ vắt được 10 lít sữa thì phải cẩn thận hơn khi quyết định
chọn mua.
Khâu quan trọng nữa là kiểm tra hình dạng và cấu trúc bầu vú, cũng

như hệ thống mạch máu tuyến vú. Chỉ có bầu vú phát triển, mềm mại, các
tĩnh mạch nổi rõ, cuộn lên như sợi dây thừng thì mới cho nhiều sữa (vì máu
vận chuyển các chất đến bầu vú để tạo sữa và để tạo ra 01 lít sữa cần 540 lít
máu chảy qua bầu vú).
Ngoài ra, chỉ khi nào bò đẻ mới cho ra hai sản phẩm quan trọng nhất là
bê và sữa. Vì vậy, khi mua bò cần chú ý kiểm tra cơ quan sinh dục, đối với
loại bò trưởng thành đã đẻ cũng như đối với bò cái tơ chưa đẻ lứa nào. Việc
kiểm tra này cần trông cậy vào các bác sỹ thú y chuyên khoa bằng quan sát cơ
quan sinh dục bên ngoài và sờ khám qua trực tràng để xem cơ quan sinh dục
của con bò ấy có phát triển bình thường không (tức là phải biết được con bò
ấy có đẻ được và sinh đẻ có tốt không).
2) Về nuôi dưỡng
Cũng như một số động vật khác, bò sữa cần một lượng dinh dưỡng để
duy trì cuộc sống (hô hấp, hoạt động tim mạch, vận động... ). Ngoài ra, bò sữa
cần một lượng dinh dưỡng rất lớn cho tăng trọng, nuôi thai và sản xuất sữa.
Hàm lượng vật chất khô (các chất đạm, đường, mỡ, khoáng...) trong sữa trung
bình là 12% (tức là trong 1kg sữa có chứa 120g vật chất khô). Do đó, một con
bò sữa (giả sử nặng 400kg) có sản lượng sữa trung bình 4.000 kg/chu kỳ thì
trong thời gian một chu kỳ nó tạo ra một lượng vật chất khô 480kg, nghĩa là
lớn hơn rất nhiều so với khối lượng cơ thể bản thân nó. Mà các chất này chỉ

23


có thể được tạo ra trong sữa từ thức ăn cung cấp cho con bò. Điều đó muốn
nói lên rằng, việc cung cấp thức ăn đầy đủ, với chất lượng tốt cho bò sữa rất
quan trọng. Không thể có nhiều sữa, sữa chất lượng tốt khi chỉ cho bò ăn rơm
lúa hoặc các thức ăn kém phẩm chất.
Nuôi dưỡng bò sữa thực chất là nuôi dưỡng các loài vi sinh vật sống
trong dạ cỏ. Nuôi dưỡng bò sữa đúng kỹ thuật tức là tạo các điều kiện thuận lợi

nhất cho hệ vi sinh vật trong dạ cỏ phát triển bình thường. Chúng ta phải cung
cấp khẩu phần thức ăn cân đối, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng con;
không thay đổi thức ăn đột ngột; chia thức ăn tinh ra thành nhiều bữa... Trong
nuôi dưỡng bò sữa, điều cần chú ý là bảo đảm đầy đủ khẩu phần thức ăn thô
xanh. Chính thức ăn thô xanh là yếu tố cơ bản cho hệ vi sinh vật dạ cỏ hoạt
động bình thường, bò cho năng suất sữa cao và chất lượng sữa tốt. Muốn vậy,
phải lưu ý áp dụng các biện pháp giải quyết thức ăn thô xanh như trồng ngô
dày, trồng cỏ… Trong điều kiện của miền Bắc nước ta, do vụ đông - xuân khô
hanh kéo dài thường thiếu cỏ và các loại thức ăn xanh khác, cần áp dụng biện
pháp ủ chua để dự trữ, chủ động có đủ thức ăn thô xanh quanh năm.
Thức ăn của bò sữa rất đa dạng, các loại phế phụ phẩm nông nghiệp,
công nghiệp chế biến cũng là nguồn thức ăn rất có giá trị nuôi bò sữa. Việc
tận dụng các nguồn thức ăn này kết hợp với việc áp dụng các biện pháp kỹ
thuật để xử lý, bảo quản cho phép chúng ta hạ giá thành sản phẩm và nâng
cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa một cách đáng kể. Đây chính là một
trong những bí quyết quan trọng để thành công. Bởi vì chi phí thức ăn chiếm
khoảng 70% trong tổng chi chăn nuôi bò sữa.
3) Về vấn đề chăm sóc và khai thác sữa
Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là:
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, bảo đảm chuồng trại luôn trong
tình trạng sạch sẽ, thông thoáng;

24


- Diệt ruồi, muỗi và các loài ký sinh ngoài da;
- Nuôi dưỡng đúng quy trình kỹ thuật;
- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh viêm vú;
- Tiêm điều trị dự phòng ký sinh trùng đường máu;
- Tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng.

Một vấn đề quan trọng khác là làm sao để bò đẻ càng nhiều càng tốt, tốt
nhất là năm một. Như vậy, ngoài các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi
dưỡng và phòng trị bệnh, vấn đề đặt ra là phải phát hiện động dục kịp thời,
phối tinh với chất lượng tốt, đúng kỹ thuật, đúng thời điểm, để làm sao bò cái
sớm có chửa lại sau khi đẻ, tức là rút ngắn khoảng cách lứa đẻ. Bỏ lỡ, hỏng
một chu kỳ động dục là mất đi một lượng sản phẩm đáng kể và chịu thêm
nhiều chi phí cho thức ăn, nhân công... Muốn vậy, không nên coi phát hiện
động dục là một công việc tuỳ tiện, ngẫu nhiên mà là công việc có chương
trình, có kế hoạch. Để nâng cao hiệu quả, cần có quyển sổ theo dõi động dục
và các diễn biến quá trình sinh sản của từng con bò cái: ngày đẻ, đẻ dễ hay
khó, ngày động dục, ngày phối, phối loại tinh gì, ai phối...
Công đoạn vắt sữa là một công việc nặng nhọc, nhưng cũng cần biết là
bò sữa cho ra nhiều sữa khi nó ở trong trạng thái thoải mái, bò sữa cũng có
“tình cảm” với người nuôi nó. Chính vì vậy, ngoài việc cần tuân thủ các quy
định kỹ thuật vắt sữa như đúng giờ giấc, vệ sinh vắt sữa... chủ nuôi hoặc
những người hàng ngày trực tiếp chăm sóc, cho bò ăn nên đảm nhiệm công
việc vắt sữa. Không nên thuê người vắt sữa “gọi là chuyên nghiệp” bên ngoài
(như hiện tượng đã và đang diễn ra ở một số nơi) bởi vì những người này, vì
chạy theo lợi nhuận hoặc thậm chí tắc trách nên họ rất tuỳ tiện về giờ giấc, về
kỹ thuật vắt sữa. Họ là tác nhân làm “hỏng” bò sữa, làm lây truyền bệnh viêm
vú và các bệnh khác từ con bò này sang con bò khác.

25


×