Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT CƠ KHÍ THÀNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.08 KB, 44 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế
quốc tế. Chúng ta đang từng bước gỡ bỏ hàng rào về hành chính, thuế quan...và có các
chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước ta. Bước đầu chung ta đã đạt được những
thành tựu nhất định trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Ở lĩnh vực kinh tế lại
đặt ra một nhu cầu cấp thiết về việc cung cấp tình hình thông tin liên quan đến vấn đề kế
toán và tài chính của các chủ thể kinh tế trong xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp. Đơn
cử như một nhà quản lý doanh nghiệp thì các thông tin về hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp là hết sức quan trọng, ông ta muốn biết về các loại sản phẩm thu lợi và
các loại sản phẩm không có hiệu quả, hơn nữa việc ông ta nên làm là phải ra quyết định
đúng đắn để tăng hiệu quả kinh doanh từ các thông tin về sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Không chỉ có các nhà quản lý doanh nghiệp cần những thông tin trên mà các nhà đầu tư
cũng cần thông tin để có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Bên cạnh đó, nhà nước
cũng rất cần những thông tin trên để có kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp
trên cơ sở đó để tiến hành điều tiết nền kinh tế.
Khi đó đặt ra vấn đề lớn cần được quan tâm cho các doanh nghiệp đó là các vấn đề
công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tổ chức tiền lương, công tác kế
hoạch, đặc biệt là công tác tổ chức bộ máy kế toán và hình thức sổ sách kế toán, trình tự
luân chuyển chứng từ và việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế cụ thể tại doanh nghiệp.
Qua đợt thực tập này, em đã có điều kiện tiếp cận với thực tế sản xuất kinh doanh,
các công việc cụ thể của bộ phận kế toán của doanh nghiệp. Từ đó củng cố và bổ sung
thêm những kiến thức đã học và nghiên cứu, phân tích và giải quyết những vấn đề thuộc
thực tiễn trong công tác tài chính kế toán. Dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Kim
Oanh và các cán bộ trong “Công ty TNHH thương mại và sản xuất cơ khí Thành Long ”
đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này. Do kinh nghiệm thực tế và kiến thức còn
thiếu sót do đó báo cáo vẫn còn nhiều sai sót rất mong được sự góp ý của quý thầy cô.
Báo cáo thực tập gồm 3 phần :
Phần 1 : Giới thiệu về doanh nghiệp
Phần 2 : Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp
Phần 3 : Tình hình thực hiện các phần hành kế toán tại doanh nghiệp



PHẦN 1 :
GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
1.1

Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thành Long, giám đốc ông Lê Ngọc Quỳnh
có tiền thân thuộc tập đoàn Thép không gỉ Tiến Đạt. Công ty bắt đầu được cấp giấy phép
kinh doanh từ ngày 13 tháng 09 năm 2010.
Tên công ty viết bằng tiếng Việt:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT CƠ KHÍ THÀNH LONG
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài:
THÀNH LONG MECHANICS MANUFACTURING AND TRADING LIMITED
COMPANY
Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Vân Tra (tại nhà ông Lê Ngọc Quỳnh), xã An Đồng,
huyện An Dương, Hải Phòng
Mã số doanh nghiệp: 0201113941
Nói qua về Tập đoàn Thép không gỉ Tiến Đạt, tiền thân và Công ty TNHH Tiến Dật
được thành lập năm 1988, hoạt động trong 2 lĩnh vực là nhập khẩu – phân phối nguyên
vật liệu Inox và sản xuất – phân phối sản phẩn Inox.
Mỗi tháng,hàng nghìn tán Inox được công ty nhập khẩu, sản xuất và cung cấp cho thj
trường Việt Nam. Cùng với hệ thống phân phối trên toàn quốc, công ty trở thành đối tác
với hầu hết khách hàng trong nước. Bên cạnh những nguyên vật liệu nhập khẩu, công ty
Thép không gỉ Tiến Đạt còn tự sản xuât ra những nguyên vật liệu trên nhưng dây chuyền
sản xuất hiện đại được chuyển giao công nghệ từ các nhà sản xuất có công nghệ hàng đầu
trên thế giới.
Sau gần 30 năm hoạt động đến nay công ty đã có 3 nhà máy đặt tại các tỉnh Bắc
Ninh, Hưng Yên, Long An với đội ngũ hàng ngàn công nhân, kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên
nghiệp. Tổng công suất của các nhà máy hiện tại lên tới 50.000 tấn mỗi năm và vẫn chưa

thể đáp ứng hết nhu cầu của thị trường.
Nỗ lực trở thành nhà sản xuất đi đầu trong công nghệ, Inox Tiến Đạt đã tạo nên môt
hình ảnh tiên phong trong nền sản xuất thép không gỉ tại Việt Nam. Vào năm 2000, Tiến


Đạt là doanh nghiệp tại Việt Nam sản xuất ống hộp Inox, đến năm 2004 Tiến Đạt tiếp tục
là nhà tiên phong khi áp dụng công nghệ Cán và Nhiệt luyện Inox vào quy trình sản xuất.
Hiện tại các nhà máy của công ty đang sở hữu những hệ thống máy cán,… đủ lớn và hiện
đâị nhất Việt Nam.
Năm 2008 Tiến Đạt lại một lần nữa khẳng định vị trí dẫn đầu khi đưa ra công nghệ
sản xuất cây đặc inox vào Việt Nam. Đến thời điểm đầu năm 2009, Inox Tiến Đạt đã cho
ra được đầy đủ các chủng loại nguyên liệu thép không gỉ để đáp ứng cho nhu cầu đa dạng
của thị trường trong nước và quốc tế như: ống hộp trang trí, ống hộp công nghiệp, tấm
cuộn, dây và cây đặc v.v…Tiên phong trong việc đầu tư chiều sâu vào công nghệ nhằm
đa dạng hóa sản phẩm,sẽ là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên thương hiệu
Inox Tiến Đạt đối với thị trường trong nước, cũng như quốc tế. Cùng với những dây
chuyền hiện đại nhất trong sản xuất là những thiết bị tiên tiến dùng trong công tác thí
nghiệm. Máy sửa và đánh bóng khuôn kim cương thuộc thế hệ mới nhất được nhập khẩu
từ Hàn Quốc. Máy thử độ cứng kèm theo dây chuyền sản xuất cây đặc giúp công ty có
thể cũng cấp sản phẩn theo mọi yêu cầu của kháh hàng hay đối tác.
Năm 2009 Inox Tiến Đạt tự hào là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên tham dự với tư
cách là một nhà triển lãm vào hội chợ chuyên ngành thép không gỉ do nhà tổ chức Messer
Dusseldorf – CHLB Đức – tổ chức tại Thái Lan, và tiếp đó là tại Dusseldorf – Đức thắng
04 năm 2010. Để có thể tham gia vào sân chơi lớn với rất nhiều yêu cầu và tiêu chuẩn
khắt khe này, toàn thể cán bộ công nhân viên của Inox Tiến Đạt đã quyết tâm nỗ lực hết
mình nhằm hoàn thiện yếu tố con người cũng như công nghệ để có thể đáp ứng được các
tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường thép không gỉ thế giới. Đến nay, việc áp dụng các
tiêu chuẩn ASTM (Mỹ), JISG (Nhật) không những cho các sản phẩm xuất khẩu mà còn
cho cả các sản phẩm nội địa của Tập đoàn như một lời tri ơn dành cho khách hàng đã ủng
hộ Inox Tiến Đạt trong suốt thời gian hoạt động.

Từ những nhà máy với dây chuyền sản xuất hiện đại, với sự lao động miệt mài của
hàng nghìn con người chuyện nghiệp, sản phẩm của chúng tôi đã tỏa khắp mọi nẻo
đường trong và quốc tế,có mặt trong đời sống tiêu dùng và công nghệ với uy tín và chất
lượng của một thương hiệu mạnh – thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thép
không gỉ - đó là Inox Tiến Đạt.
Thừa hưởng những tinh hoa thành công trong ngành Inox, công ty TNHH thương mại
và sản xuất cơ khí Thành Long có được những thuận lợi để phát triển mình. Công ty nhận
thấy tiền năng phát triển ngành thép không gỉ này tại Hải Phòng – một thành phố công
nghiệp phát triển, có nhu cầu sử dụng hoàng hóa về ngành thép nói chung và thép không
gỉ nói riêng, cơ khí rất phát triển.


Có thể thấy, xu hướng sử dụng những phụ kiện cho bếp, phòng tắm, cổng, lan can,…
và rất nhiều vật dụng khác bằng inox ngày càng lên ngôi và trở thành các chi tiết chủ đạo
trong decor bởi nó đem đến hơi thở hiện đại,sự tiện nghi, sang trọng, tạo cảm giác dễ chịu
cho người sử dụng. Bên cạnh đó Inox còn rất dễ làm sạch, nó cũng tạo ra một cái nhìn
đơn giản và phong cách.
Trong guồng quay hối hả của công việc và cuộc sống, việc sử dụng những chất liệu
bền, đẹp, dễ tìm kiếm, … cho việc xây dựng nhà cửa, công trình, …là điều vô cùng cần
thiết. Nắm bắt được xu thế đó, Công ty TNHH thương mại và sản xuất cơ khí Thành
Long đã chuyên sâu vào sản xuất và nhập xuất các loại nguyên vật liệu inox cao cấp 304,
là loại inox chất lượng cao, không gỉ, không sét qua thời gian sử dụng. Những mặt hàng
nguyên vật liệu inox 304 chủ yếu là ống, hộp, cây đặc, cuộn inox,…đầy đủ về kích cỡ,
ngoài ra để đa dạng hóa mặt hàng và đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng thì công ty
còn nhập và sản xuất thêm inox loại 201, loại này có bị sét gỉ qua thời gian, đây là điểm
khác biệt cơ bản với inox loại 1 304.
Với đội ngũ công nhân dày kinh nghiệm, lành nghề nhiều năm, công ty còn nhận gia
công, thi công các chi tiết inox, sản xuất theo đơn đặt hàng các mặt hàng gia dụng, dụng
cụ cung cấp cho các công trình, nhà cửa, siêu thị…Lấy tôn chỉ hoạt động là tận tình và
chu đáo với khách hàng, Công ty đã tạo dựng cho mình được thương hiệu và chỗ đứng tại

quê nhà Hải Phòng, một thành phố công nghiệp phát triển.
1.2

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp


ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

22

Tên ngành

Mã ngành

Bán buôn sắt, thép
Bán buôn đồ ngũ kim, hàng kim khí
Bán buôn inox, các sản phẩm inox
Xây dựng nhà các loại
Xây dựng công trình công nghiệp, thủy lợi, công trình hạ
tầng kỹ thuật, khu công nghiệp
Xây dựng công trình giao thông
Phá dỡ
Chuẩn bị mặt bằng
Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống báo
cháy – báo động chống trộm;
Lắp đặt đường dây thông tin liên lạc, mạng máy tính và
dây cáp truyền hình (gồm cả cáp quang học)
Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa
không khí
Hoàn thiện công trình xây dựng
Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại
Khách sạn
Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ quầy bar)
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
Dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách đường bộ
Dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách đường thủy
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

Bốc xếp hàng hóa
Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp
Sản xuất máy công cụ và máy tạo hình kim loại./.

46622
46637
46623
41000
42900
42102
43110
43120
43210

4322
43300
25920
55101
56101
4933
5022
52219
5222
5210
5224
33200
28220

Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một số năm
gần đây

1.3


Bảng 1: Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất của công ty TNHH thương
mại và sản xuất Thành Long:
ST
T
1

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Vốn kinh doanh

Đồng

8.322.045.697

2

Hàng tồn kho

Đồng


1.139.275.097

3

Nợ phải trả

Đồng

5.038.667.499

5.908.901.00
7
1.443.723.08
3
2.883.281.027

4

Khoản phải thu

Đồng

7.019.974.397

5

Doanh thu

Đồng


6

Lợi nhuận trước Đồng
thuế

14.285.910.78
5
(122.555.604)

5.515.970.92
8
2.269.907.50
6
2.490.669.33
6
3.611.454.64
5
7.801.498.37
2
15.083.167

3.311.312.932
6.265.095.56
5
2.705.573

Những thuận lợi và khó khăn của Công ty TNHH thương mại và sản xuất cơ
khí Thành Long :



Thuận lợi:

Về sự phát triển của ngành thép Việt Nam nói chung, trong 15 năm qua, nhất là
5 năm gần đây có thể nói ngành thép Việt Nam phát triển với tốc độ khá nhanh so
với thế giới và khu vực. Nếu so với ASEAN thì tốc độ tăng trưởng là rất nhanh.
Cứ 1 nam, nhu cầu và năng lực trung bình của ngành thép tăng 15%, trong khi đó
các nước Đông Nam Á tăng chỉ 3-4%. Về năng lực sản xuất và thị trường tiêu thụ
thì Việt Nam đang là một trong ba nước đứng đầu Đông Nam Á,…Ngoài mức tiêu
hểthụ trong nước mỗi năm tăng lên 15-20% thì lượng xuất khẩu tôn mạ nói riêng
cũng tăng 40% với các thị trường chủ yếu như sang Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, Úc, Mỹ …(trích lời ông Hồ Nghĩa Dũng – chủ tịch Hiệp hội Thép Việt
Nam).
Ngành thép đối với tỉnh và thành phố Hải Phòng cũng là hết sức quan trọng,
đây là thành phố công nghiệp với rất nhiều nhà máy gang thép, cảng biển, … nhu
cầu sử dụng thép nói chung và thép không gỉ là rất lớn, điều này là không phải bàn
cãi.Khi công ty đặt mình trong một môi trường có rất nhiều đối thủ như vậy, sẽ là
đòn bẩy cho công ty ngày một vươn xa, phát triển mạnh hơn.


Con người nới đây có rât nhiều kinh nghiệm, tay nghề giỏi trong cơ khí sản
xuất ra những mặt hàng có tính thẩm mỹ và chất lượng cao. Đi đến đâu cũng sẽ
bắt gặp nhà máy và sắt thép, chính vì vậy nguồn nhân lực cũng là thế mạnh giúp
công ty có thể phát triển tốt hơn nữa.


Khó khăn:
Điều khó khăn lớn nhất hiện nay là giá thép không gỉ liên tục sụt giảm.

Theo tìm hiểu và thống kê cho thấy giá ống inox 304 bán ra:

+ Năm 2013-2014 giao động từ : 70.000 – 72.000 đồng/kg
+ Năm 2016 (thời điểm đi thực tập) giao động từ: 58.000 - 60.000 đồng/kg
Nhìn qua cũng có thể thấy ngành thép không gỉ đang phải đối mặt với khó khăn to
lớn như thế nào, nếu Bộ và Nhà nước không có những điều chỉnh hợp lý sẽ rất khó
khăn cho ngành thép nước nhà.
Nguyên nhân do tìm hiểu được:
Giá thành sản phẩm thép các loại vẫn đang trong xu hướng giảm sâu với mức giá
hơn 2 triệu đồng/tấn sản phẩm. Trong khi đó, giá thép phế liệu làm nguyên liệu
đầu vào chỉ giảm 8,4% còn giá sản phẩm phôi thép sản xuất ra lại giảm trên 16%,
giá thép cán giảm hơn 11%.
Khó khăn hơn nữa khi thép trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng
nhập khẩu gía rẻ từ Trung Quốc, trong đó giá thép cuộn nhập khẩu từ Trung
Quốc chỉ bằng giá phôi thép tại Việt Nam.
Cục quản lý cạnh tranh (VCA) thuộc Bộ Công Thương vừa có kết luận sơ bộ về
vụ kiện chống bán phá giá thép không gỉ, theo đó cho rằng “có hiện tượng bán
phá giá vào Việt Nam của từ 4 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc diện điều tra,
đồng thời kiến nghị Bộ Công Thương đưa ra mức thuế tạm áp trong 120 ngày.
Theo kết quả điều tra sơ bộ của Cục quản lý cạnh tranh, việc áp thuế chống bán
phá giá đối với thép nhập khẩu từ các nước trên vì qua thời gian có hiện tượng
bán phá giá thép vào Việt Nam khiến ngành thép trong nước chịu thiệt hại đáng
kể.
Thép không gỉ là mặt hàng nhập khẩu thứ ba vào Việt Nam bị kiện liên quan đến


phòng vệ thương mại, nhưng là mặt hàng đầu tiên bị kiện bán phá giá tại thị
trường Việt Nam kể từ khi pháp lệnh quy định về chống bán phá giá đối với hàng
hóa nhập khẩu vào VN được ban hành từ năm 2004 đến nay.
Việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không
gỉ cán nguội có mã HS gồm: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00;
7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90 nhập khẩu vào Việt

Nam từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan.
Hiện các mặt hàng thép nói trên có mức thuế nhập khẩu vào Việt Nam từ 0-10%.
Trong đó, mức thuế suất 0% được áp dụng cho thép không gỉ cán nguội nhập
khẩu từ một số nước, như Trung Quốc và các nước ASEAN, theo cam kết trong
các hiệp định thương mại tự do Việt Nam có tham gia.
Ông Đinh Huy Tam, một chuyên gia ngành thép (ông Tam nguyên là Tổng thư ký
Hiệp hội Thép Việt Nam) phát biểu trên Thời báo kinh tế Sài Gòn cho biết thời
gian qua thép không gỉ nhập khẩu vào Việt Nam với lượng gia tăng khiến một số
doanh nghiệp sản xuất trong nước thiệt hại, thua lỗ.
"Đối với ngành thép Việt Nam thì đây là lần đầu tiên Việt Nam áp dụng biện
pháp chống bán phá giá thép để bảo vệ nhà sản xuất trong nước bởi lâu nay doanh
nghiệp trong nước luôn là bên bị kiện. Tôi nghĩ đây là bước đi tích cực cho cả nhà
sản xuất thép trong nước lẫn cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam", ông Tam bình
luận.
Vào đầu tháng 7-2013 (hai tháng sau khi nhận được đơn kiện của Công ty TNHH
Posco VST và Công ty cổ phần Inox Hòa Bình), Bộ Công Thương Việt Nam đã
ra quyết định tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép
không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, và lãnh thổ
Đài Loan.

Bảng 2: Mức thuế và tên công ty của 4 nước bị áp thuế chống bán phá giá


thép không gỉ cán nguội:

Nước/Vùng lãnh thổ

Tên nhà sản xuất/xuất khẩu
Lianzhong
Corporation


Trung Quốc

Stainless

Mức thuế chống bán phá giá
Steel
- 6,99%

- Fujian Southeast Stainless Steel Co.,- 6,45%
Ltd
- 6,68%
- Các nhà sản xuất khác
- PT Jindal Stainless Indonesia

- 12,03%

- Các nhà sản xuất khác

- 12,03%

- Bahru Stainless Sdn.Bhd.

- 14,38%

- Các nhà sản xuất khác

- 14,38%

- Yieh United Steel Corporation


- 13,23%

- Yuan Long Stainless Steel Corp.

- 30,73%

- Các nhà sản xuất khác

- 13,23%

Indonesia

Malaysia

Đài Loan

(Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương)
Doanh nghiệp trong nước phản ứng
Chừng 20 doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thép không rỉ ở trong nước, hồi
tháng 10 đã có đơn kiến nghị lần thứ hai lên Bộ Công Thương nêu quan ngại về


sự việc này.
Nay, với kết luận sơ bộ của VCA, đại diện các doanh nghiệp này cho biết họ “sẽ
tiếp tục theo đuổi đến cùng việc phản đối kết luận sơ bộ nói trên”.
Theo ông Phạm Quốc Vũ, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Tế Đại
Dương cho biết ông cùng các doanh nghiệp trong ngành “ngạc nhiên và thất
vọng” với báo cáo sơ bộ kèm kiến nghị của VCA áp thuế tạm đối với nguyên liệu
thép không rỉ cán nguội nhập khẩu từ 4 quốc gia trên.

“VCA cố tình phớt lờ các ý kiến, kiến nghị của các doanh nghiệp sản xuất như
chúng tôi hoặc không hiểu tính nghiêm trọng của sự việc bằng một báo cáo sơ bộ
ủng hộ sự độc quyền cho một nhóm công ty gia công từ cán nóng sang cán nguội
mà đẩy các doanh nghiệp gia công từ cán nguôi sang các sản phẩm công nghiệp
và gia dụng đến chỗ bất lợi, thậm chí thua lỗ dẫn đến phá sản. Không những báo
cáo sơ bộ kèm kiến nghị áp thuế này sẽ đẩy giá hàng cán nguội và các sản phẩm
ứng dụng từ nó sẽ cao bất hợp lý góp phần gia tăng lạm phát mà còn triệt tiêu tính
cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu”, ông nói.
Theo ông Vũ, trước mắt, các hợp đồng xuất khẩu ống thép không rỉ mấy ngàn tấn
của công ty ông đã ký cho tháng 1, tháng 2 và tháng 3 sẽ không biết mua nguyên
liệu ở đâu, vì các điểm mà báo cáo này đưa ra vẫn chưa thật rõ ràng.
Chẳng hạn, trong báo cáo này có đoạn: “Đối với ngành sản xuất hạ nguồn, ngành
sản xuất các sản phẩm từ thép cán nguội …, trong trường hợp không mua từ nhà
sản xuất trong nước, họ có thể nhập từ các nguồn khác nếu như thuế chống bán
phá giá được áp dụng cho các nhà sản xuất /xuất khẩu của các nước xuất khẩu
thuộc phạm vi điều tra”.
Ông Vũ đặt câu hỏi: “Đó là nguồn nào? Giá cao hơn bao nhiêu? Nguồn đó có phù
hợp cho định vị nguyên liệu của sản phẩm mà chúng tôi sản xuất không? Hoàn
toàn không có nguồn này, kể cả trong nước”.
Bộ Công Thương và Hiệp hội Thép Việt Nam đã từng dự báo, thị trường thép quý
4/2012 sẽ khả quan hơn do vào thời điểm xây dựng cuối năm, nhu cầu về thép sẽ
tăng mạnh. Tuy nhiên, thực tế đang chứng minh điều ngược lại, tiêu thụ chưa
thấy tăng lên trong khi thép nhập khẩu vẫn “ùn ùn” kéo về khiến cho ngành thép
vốn đã khó nay càng khó hơn.


Theo đánh giá của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong 9 tháng năm 2012, sản
xuất và tiêu thụ của toàn ngành thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011 khoảng 10%.
Tính đến cuối tháng 9, lượng tồn kho khoảng 330.000 tấn, chủ yếu là thép xây
dựng. Con số này còn có khả năng tăng cao hơn nữa nếu như các doanh nghiệp

sản xuất thép không có những biện pháp kiềm chế, tiết giảm sản xuất.
Trong khi đó, thép nước ngoài nhập khẩu tiếp tục tăng, đặc biệt là thép Trung
Quốc tăng rất mạnh. Chỉ trong 8 tháng năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu gần 5
triệu tấn sắt thép, trong đó thép giá rẻ từ Trung Quốc chiếm gần 30%.
Đối với sản phẩm thép cán nguội, năng lực sản xuất của Việt Nam đến thời điểm
này là 3,47 triệu tấn, trong khi nhu cầu trong nước chỉ là 1,3 triệu tấn/năm. Nghĩa
là sản xuất trong nước hoàn toàn đáp ứng được 100% nhu cầu nội địa.
Tuy nhiên, do mức thuế nhập khẩu thấp và không áp dụng hàng rào phi thuế quan
cũng như các yêu cầu chất lượng với hàng nhập khẩu, nên tình trạng các sản
phẩm thép cán nguội giá rẻ, chất lượng thấp từ các nước lân cận dễ dàng xâm
nhập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường nội địa và gây nhiều khó khăn cho
các doanh nghiệp thép cán nguội.
Năm 2010, có khoảng 440.000 tấn và năm 2011 có 228.000 tấn thép cán nguội
được nhập khẩu về Việt Nam. Từ đầu năm 2012 thuế nhập khẩu thép cán nguội
vào Việt Nam đã tăng từ 0% lên 5% nhưng trong nửa đầu năm nay vẫn có gần
50.000 nghìn tấn thép cán nguội được nhập khẩu.
Trước thực tế này, một số doanh nghiệp thép đã kiến nghị các cơ quan chức năng
xây dựng hàng rào phi thuế quan để ngăn chặn việc nhập khẩu quá nhiều các sản
phẩm thép vào Việt Nam, gây ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất trong nước.
Các doanh nghiệp này cho biết, một số nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia
đều đã xây dựng và đang áp dụng hàng rào phi thuế quan để ngăn chặn việc nhập
khẩu các sản phẩm thép từ Việt Nam.
Cụ thể, thủ tục hành chính cho việc cấp phép nhập khẩu kéo rất dài, từ 40 ngày
đến 60 ngày và yêu cầu nhiều chứng chỉ kiểm định chất lượng thép trước khi
nhập khẩu.
Malaysia còn yêu cầu doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng vào nước này phải xuất
trình đơn xin cấp phép, danh sách hàng, chứng nhận kiểm tra chất lượng có thời
hạn trong 1 năm cùng các báo cáo kiểm tra và giấy phép chứng chỉ sản phẩm. Tại
Thái Lan, ngoài đơn xin cấp phép, nhà nhập khẩu còn phải nộp chi tiết quá trình



sản xuất, danh sách các máy móc và thiết bị trong dây chuyền, quy trình kiểm
soát chất lượng của doanh nghiệp báo cáo sản xuất hàng tháng, hàng năm, đặc
điểm kỹ thuật của sản phẩm nhập khẩu...
Trong khi đó, thủ tục nhập khẩu các mặt hàng tương tự tại Việt Nam rất đơn giản,
thậm chí được cấp phép nhanh chóng qua mạng. Điều đó khiến hàng nhập khẩu
từ nước ngoài vào tràn vào Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt là thép giá rẻ,
khiến các doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh được. Nếu không dựng
hàng rào hợp lý thì sự cạnh tranh giữa thép cán nguội trong nước và thép nhập
khẩu sẽ đẩy các nhà sản xuất trong nước gặp khó khăn.
Trước tình trạng này, Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 157/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu
thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế với hướng điều chỉnh
tăng thuế nhập khẩu một số sản phẩm thép. Cụ thể, điều chỉnh tăng thuế suất của
mặt hàng thép cán nguội nhập khẩu từ 5% (hiện hành) lên 7%.
Ngoài ra, dự kiến tăng thuế nhập khẩu một số sản phẩm thép khác từ 5 - 10%
như: các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng dưới 600mm; các
loại ống và ống dẫn khác bằng sắt hoặc thép (được hàn, tán bằng đinh hoặc ghép
với nhau bằng cách tương tự), có mặt cắt hình tròn, đường kính mặt cắt ngoài trên
406,4 mm; phụ kiện ghép nối cho ống và ống dẫn (khớp nối, khuỷu, măng sông),
bằng sắt hoặc thép...
VSA cho rằng, hiện các doanh nghiệp thép trong nước đang gặp nhiều khó khăn
trong tiêu thụ, một phần do lượng thép nhập khẩu tăng. Vì vậy, việc tăng thuế
nhập khẩu một số sản phẩm thép là hoàn toàn hợp lý. Với nhóm hàng thép cuộn
thông thường dùng trong xây dựng mà sản xuất trong nước đang dư thừa, VSA đề
nghị mức thuế 15%.
Việc xây dựng hàng rào phi thuế quan cũng như tăng thuế nhập khẩu để bảo vệ
ngành thép trong nước cũng chỉ là những giải pháp tình thế trong ngắn hạn. Còn
về lâu dài, theo lộ trình cam kết WTO và AFTA, những năm tới Việt Nam sẽ hội
nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế và xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với nhiều

mặt hàng.
Như vậy, thị trường thép trong nước sẽ phải đón nhận luồng hàng nhập khẩu với
giá thành thấp, chất lượng cao từ các nước ASEAN và Trung Quốc. Do đó, yêu
cầu đặt ra trong thời điểm này là doanh nghiệp ngành thép phải tiến hành tái cơ


cấu để đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm thép trên thế giới ngay trên sân nhà.
Đối với những doanh nghiệp thép dùng công nghệ lạc hậu, tiêu hao năng lượng
quá lớn và không còn đủ sức cạnh tranh thì phải mạnh dạn cắt bỏ hoặc bán lại cơ
sở cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính để tiến hành nâng cấp công nghệ đảm
bảo sản xuất có hiệu quả kinh tế.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Như vậy, có vô vàn khó khăn đối với ngành thép không gỉ nói chung và công
ty TNHH thương mại và sản xuất Thành Long nói riêng, ảnh hưởng rõ nhất là công
ty đã thành lập từ năm 2010 nhưng theo số liệu thống kê và nhìn vào bản báo cáo tài
chính thì quả thật vẫn còn quá nhiều bất ổn,chưa thể ổn định, chịu ảnh hưởng lớn
từ biến động thép nước nhà.


PHẦN 2 :
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN, PHÒNG
BAN TRONG DOANH NGHIỆP
2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Giámđốc

Phòng
kinh
doanh


Tổ
NV
BH

Khu quản
lý,ăn ở
của công
nhân viên

Phòng kế
toán

Tổ kế
toán

Sơ đồ 1: Bộ máy hoạt động của công ty

Kho hàng
hóa

Xưởng
làm

Tổ
CN


2.2 Chức năng nhiệm vụ phòng ban của doanh nghiệp
2.2.1 Giám đốc: ông Lê Ngọc Quỳnh
Là người đứng đầu, điều hành sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp, có quyền

quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp, được toàn quyền sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà nước và trước cán bộ công nhân của doanh
nghiệp.
a. Nhiệm vụ cụ thể:
- Chấp hành đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và các thể lệ, chế độ
của Nhà nước về xây dựng và quản lý công nghiệp trong doanh nghiệp.
- Quản lý và hướng dẫn sử dụng tốt các thiết bị, máy móc và nguyên liệu, nhiên liệu, vật
liệu: chỉ đạo thực hiện mọi biện pháp để nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị, máy móc và
tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; chống lãng phí..
- Sử dụng và quản lý lao động một cách hợp lý nhất; chấp hành đúng đắn các chế độ,
chính sách đối với người lao động, chăm lo cải thiện không ngừng đời sống vật chất và
văn hóa của công nhân, viên chức; xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục bồi dưỡng,
đào tạo tại chức công nhân, viên chức phù hợp với yêu cầu của sản xuất và yêu cầu chung
của Nhà nước.
- Ký hợp đồng mua bán nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm,
hợp đồng vận tải v.v… bảo đảm sản xuất của doanh nghiệp được liên tục và cân đối;
chấp hành đầy đủ các hợp đồng đã ký.
- Tổ chức thực hiện đúng đắn chế độ hạch toán kinh tế, quản lý tài vụ chặt chẽ; bảo đảm
sử dụng vốn hợp lý và kinh doanh có lãi; bảo đảm việc nộp lợi nhuận, khấu hao, và nộp
thuế cho Nhà nước đầy đủ và đúng kỳ hạn.
- Chấp hành đúng đắn luật Công đoàn; cùng với Công đoàn của doanh nghiệp tổ chức tốt
phong trào thi đua yêu nước; phát huy sáng kiến hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật,
nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động trên cơ sở giáo dục tư tưởng cho công
nhân, viên chức và thực hiện tốt chế độ trả lương theo sản phẩm và các chế độ tiền
thưởng.


- Hàng năm, tổ chức việc xét và nâng cấp bậc lương cho những công nhân, viên chức có
thành tích về kỹ thuật, nghiệp vụ theo chức vụ và trong phạm vi kế hoạch về quỹ lương.
b. Quyền hạn của giám đốc doanh nghiệp:

- Được quyền ra chỉ thị, mệnh lệnh về công tác sản xuất và xây dựng của doanh nghiệp;
kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong doanh nghiệp; ký hợp đồng trong việc mua bán
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sản phẩm, hợp đồng vận tải, hợp đồng xây dựng v.v…;
giao dịch với Ngân hàng về dự toán, cấp phát tài chính, về việc gửi tiền, vay tiền theo chế
độ hiện hành để phục vụ sản xuất.
- Được quyền sử dụng mọi tài sản của doanh nghiệp vào sản xuất
- Được quyền tổ chức việc xét và nâng cấp bậc lương cho công nhân và cán bộ kỹ thuật,
theo chức vụ và trong phạm vi kế hoạch về quỹ lương.
- Được quyền tố tụng những người không thi hành hợp đồng và những người vi phạm
pháp luật Nhà nước có liên quan đến doanh nghiệp.
- Được quyền khen thưởng và thi hành kỷ luật đối với công nhân viên theo quy định của
pháp luật.
2.2.2 Phòng kinh doanh
a. Chức năng, nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Giám đốc công ty về các vấn đề liên quan đến công tác kinh doanh có
sử dụng nguồn vốn của công ty;
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch khai thác để thu hồi vốn nhằm đảm bảo nguồn vốn để
triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm đã được phê duyệt của công ty;
- Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản, kinh doanh các dịch vụ bất động sản
theo Giấy đăng ký kinh doanh;
- Tổ chức thực hiện tiếp thị, quảng cáo, bán hàng nhằm đảm bảo thu hồi vốn nhanh và tối
đa hóa lợi nhuận;
- Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc công ty;
- Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc công ty.


b. Quyền hạn
- Được chủ động giao dịch với cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan hữu quan để tổ
chức thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên;
- Được quyền yêu cầu các phòng cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ quá trình

kinh doanh theo yêu cầu của Giám đốc công ty.
2.2.3 Khu quản lý, ăn ở của công nhân viên
- Hiện nay, năm 2016 số lượng nhân viên, công nhân tại công ty đã tăng lên, lý do công
ty đang có những chiến lược muốn mở rộng sản xuất, để tạo điều kiện thuận lợi cùng sự
quan tâm của Giám đốc, tầng 3 của công ty hiện là nơi ăn uống, nghỉ ngơi của công nhân
viên, với số lượng hiện nay là 6 người ở, do điều kiện và tính chất công việc nên ông Lê
Ngọc Quỳnh đã tạo điều kiện cho công nhân viên của mình có điều kiện sống tốt nhât có
thể, đảm bảo được chất lượng công việc.
- Chỗ ăn ở sạch sẽ, có khá đầy đủ những trang thiết bị cần thiết cho cuộc sống, ví dụ như:
+ Ông Quỳnh đã mua 01 tủ lạnh cho công nhân viên với trị giá 30.000.000đ
+ Ông Quỳnh lắp 01 bình nóng lạnh với trị giá 3.500.000đ
+ Cùng đầy đủ các vật dụng cần thiết khác,...
2.2.4 Kho chứa hàng hóa
- Công ty có 01 kho chưa hàng.
- Do đặc thù của công ty và ngành nghề nên hàng tồn kho và hàng hóa rất nhiều, cạnh
công ty ông Lê Ngọc Quỳnh đã cho xây nhà kho, kho bãi này là không mất tiền thuê và là
nơi cất 01 xe vận chuyển.
- Kho chứa hàng hóa có địa điểm gần ngay công ty và xưởng sản xuất nên rất thuận tiện
cho việc vận chuyển, nhập xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.5 Xưởng làm
- Công ty có 01 xưởng.
- Xưởng là nơi đặt máy móc: gồm máy cắt inox, máy hàn, máy dập, cân điện tử, cân tạ,....
- Xưởng là nơi có những mặt hàng, ví dụ những mặt hàng như:


+ ghế đôn thấp 35 cm, ghế đôn cao...
+ bàn inox các loại,...
+ cắt xẻ tấm, lô inox theo đơn hàng...
+ hoàn thiện công trình, nhà ở....làm cửa,lan can, hàng rào,....


PHẦN 3:
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN
TẠI DOANH NGHIỆP
3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng

Kế toán
tổng hợp

Kế toán
công nợ

Kế toán
thuế

Nhân viên bán hàng, ghi hóa đơn

Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán của công ty

Thủ quỹ


Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán và các bộ phận kế toán:
a) Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán :
*) Chức năng :
Là phòng chức năng tham mưu trong bộ máy quản lý của công ty; Tham mưu giúp
việc cho Giám đốc công ty và kế toán trưởng trong công tác kế toán, thống kê, công tác
tài chính, công tác huy động vốn, quản lý và sử dụng vốn theo quy định quy chế tài chính
của Tổng công ty và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, Luật kế toán.
*) Nhiệm vụ:

- Quản lý tài chính trong quá trình đầu tư xây dựng nhà máy, thực hiện các thủ tục thanh
toán khối lượng hạng mục công trình hoàn và quyết toán toàn bộ công trình. Quản lý
nguồn vốn đầu tư, tổng hợp báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng nhà máy.
- Tổ chức thực hiện công tác kế toán, trực tiếp hạch toán các hoạt động đầu tư, kinh
doanh của công ty.
- Thực hiện công tác thống kê, lập báo cáo thống kê.
- Thực hiện thanh toán, bù trừ công nợ, thanh toán các khoản nợ, thanh toán tiền mua bán
các sản phẩm. Theo dõi quản lý công nợ của khách hàng, đôn đốc thu hồi công nợ.
- Kiểm kê, đánh giá, thanh lý tài sản.
- Chủ trì lập kế hoạch thu – chi, đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả.
- Thanh toán lương, các chế độ chính sách hàng tháng cho người lao động.
- Tính toán, trích nộp đầy đủ và kịp thời các khoản nộp ngân sách, nghĩa vụ thuế và các
nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo luật định.


- Chủ trì công tác quyết toán, kiểm toán đúng kì hạn, công tác kiểm kê tài sản, tổng hợp
lập báo cáo thống kê tài chính, kế toán.
- Xây dựng kế hoạch tài chính : kê hoạch thu xếp, huy động các nguồn vốn phục vụ đầu
tư xây dựng và sản xuất kinh doanh.
- Lập các báo cáo kế toán, thống kê, báo cáo quyết toán tài chính theo quy định.
- Bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, tài chính, chứng từ theo quy định.
- Chủ trì xây dựng quy chế tài chính của Công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo, phân công của Lãnh đạo Công ty.
b) Chức năng của các bộ phận kế toán :
- Kế toán trưởng : Phụ trách chung về KT, tổ chức công tác KT của DN bao gồm tổ chức
bộ máy hoạt động, hình thức sổ, hệ thống chứng từ, tài khoản áp dụng, cách luân chuyển
chứng từ, cách tính toán lập bảng báo cáo KT, theo dõi chung về tình hình tài chính của
DN, hướng dẫn và giám sát hoạt động chi theo đúng định mức và tiêu chuẩn của DN và
nhà nước.
- Kế toán tổng hợp: Tính toán và tổng hợp toàn bộ hoạt động tài chính của DN dựa trên

các chứng từ gốc mà các bộ phận KT chuyển đến theo yêu cầu của công tác tài chính KT.
+ Kế toán về vật tư : Lập phiếu xuất kho mỗi khi nhập hay xuất hàng hóa, vào sổ chi tiết
theo dõi nhập xuất tồn theo từng mặt hàng có trong kho. Định kỳ đối chiếu kiểm kê giữa
kho và sổ theo dõi tồn kho. Sau khi kiểm kê phải có biên bản ghi lại đầy đủ hay thiếu để
quy trách nhiệm xử lý.
+ Kế toán TSCĐ : Tổ chức kế toán ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách đầy đủ,
kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng, giảm và
di chuyển tài sản cố định, kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng tài sản cố định.
Kế toán tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản
xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản cố định và chế độ qui định.Tham gia
lập dự toán sửa chữa lớn tài sản cố định, giám sát việc sửa chữa tài sản cố định.
Kế toán tham gia kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của nhà nước,
lập các báo cáo về tài sản cố định của doanh nghiệp; tiến hành phân tích tình hình trang
bị, huy động, bảo quản và sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài
sản cố định.


+ Kế toán tiền : Theo dõi phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ liên quan
đến số tiền hiện có, sự biến động tăng giảm của các loại tiền dựa trên chứng từ như phiếu
thu-chi, giấy báo nợ, giấy báo có hoặc các khoản tiền vay.
Thực hiện nhiệm vụ của kế toán thanh toán vốn bằng tiền mặt, thanh toán vốn bằng tiền
qua ngân hàng (tiền gửi, tiền vay ngắn hạn, tiền vay trung, dài hạn) theo quy định, gồm
các tài khoản: 111; 112; 331 và TK 113 (nếu có).
Chịu trách nhiệm cập nhật chứng từ, vào sổ chi tiết hàng ngày, thường xuyên đối chiếu
các khoản thu, chi tiền gửi, tiền vay, trả tiền vay ngắn hạn, trung dài hạn với các ngân
hàng, với công ty và các tổ chức tín dụng, lập báo cáo kế toán theo quy định.
Kiểm soát, làm thủ tục và lưu trữ chứng từ thanh toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngân
hàng theo quy định; Ngoài ra Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý, thu, chi quỹ tiền mặt của
Công ty theo quy định
+ Kế toán tiền lương và BHXH trả thay lương: Thực hiện nhiệm vụ của kế toán phải trả

người lao động (thanh toán lương và thu nhập khác) theo quy định, gồm tài khoản 334;
3341 và thu thập và lưu trữ chứng từ lương toàn Công ty.
- Kế toán công nợ: Theo dõi tình hình biến động của các khoản thu nợ, thanh toán nợ đối
với các chủ thể khác.
+ Thực hiện nhiệm vụ của kế toán công nợ phải thu của khách hàng, phải trả cho người bán,
phải thu khác, phải trả khác; công nợ bảo hiểm xã hội (BHXH); bảo hiểm y tế (BHYT); bảo
hiểm thất nghiệp (BHTN), công việc cụ thể là và chi phí phải trả theo quy định, gồm TK
131; TK 138; TK 331; TK 338;
+ Thường xuyên cập nhật lưu trữ chứng từ công nợ với người bán, chứng từ về chi phí
phải trả, vào sổ chi tiết và lập báo cáo kế toán theo quy định.
+ Chịu trách nhiệm rà soát thủ tục và hướng dẫn, yêu cầu các cá nhân, đơn vị hoàn thiện
đảm bảo chuẩn xác, đúng quy định trước khi nhập kho Công ty đối với các hàng hoá mua
của người bán; Theo dõi, đối chiếu, xác nhận công nợ và thủ tục đảm bảo chuẩn xác theo
quy định.


- Kế toán thuế : Thực hiện nhiệm vụ của kế toán “Thuế GTGT được khấu trừ” và “Thuế
và các khoản phải nộp Nhà nước” theo quy định, gồm TK 133 và TK 333;
+ Chịu trách nhiệm tính toán, cập nhật tài liệu về chế độ chính sách thuế GTGT; thuế Thu
nhập doanh nghiệp; thuế Tài nguyên; tiền thuê đất, phí bảo vệ môi trường và các loại
thuế, phí khác ...phải nộp ngân sách Nhà nước (riêng thuế TNCN chỉ hạch toán số tổng
hợp);
+ Thường xuyên đối chiếu với các bộ phận kế toán và chịu trách nhiệm kê khai chi tiết
theo từng hoá đơn Thuế GTGT đầu vào (để khấu trừ), Thuế GTGT đầu ra để nộp, trên cơ
sở đó lập bảng kê khai nộp thuế theo mẫu và chế độ thuế quy định. Đồng thời lập chứng
từ nộp thuế để chuyển Kế toán thanh toán ngân hàng để làm thủ tục nộp thuế đảm bảo
đúng, đầy đủ và kịp thời theo quy định;
+ Chịu trách nhiệm nghiên cứu, học tập các quy định, chế độ về quản lý và sử dụng hoá
đơn bán hàng để hướng dẫn (trực tiếp hoặc soạn thảo văn bản) áp dụng kịp thời trong
Công ty. Làm thủ tục đăng ký, kê khai, quyết toán, kiểm kê báo cáo sử dụng hoá đơn với

cơ quan thuế và cấp trên theo quy định, trực tiếp đi lĩnh về quản lý, cấp phát sử dụng hoá
đơn trong nội bộ Công ty;
+ Hàng ngày thực hiện việc cập nhật, lưu trữ chứng từ vào sổ chi tiết và hàng tháng lập
báo cáo kế toán về thuế theo quy định.
- Thủ quỹ : Quản lý tiền mặt của Công ty, căn cứ vào các chứng từ được duyệt hợp lý,
hợp lệ, hợp pháp để tiến hành thu chi tiền mặt, giao dịch ngân hàng.
- Nhân viên bán hàng, ghi chép hóa đơn: nhân viên có nhiệm vụ ghi hóa đơn theo đơn
đặt hàng, sau mỗi ngày chuyển hóa đơn, chứng từ lên phòng kế toán.
c) Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp :
*Chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo thông tư 200/2014/TTBTC các văn bản hướng dẫn bổ sung và các chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành.
* Hệ thống chứng từ kế toán


Công ty áp dụng hệ thống chứng từ theo thông tư 200/2014/TT-BTC các văn bản
pháp lý có liên quan. Ngoài ra để phù hợp với đặc điểm hạch toán tại công ty thiết kế một
số mẫu chứng từ riêng.
* Hệ thống tài khoản kế toán:
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản cấp một và cấp hai trên cơ sở những qui định về
hệ thống tài khoản chung cho các doanh nghiệp do Bộ Tài Chính ban hành, Công ty còn
mở chi tiết một số tài khoản cấp ba và cấp bốn để phù hợp với điều kiện hạch toán thực tế
yêu cầu quản lý.
Các tài khoản công ty sử dụng : TK 1111, TK 11211. TK 11212. TK 156, TK 1331,
TK131, TK 1388. TK 2111, TK 2112, TK 2113, TK 214, TK 331, TK 3331, TK 3334,
TK 3341, TK 338, TK 3383, TK 3384, TK 3386, TK 3411, TK 4111, TK 4118, TK 5111,
TK 515, TK 6112,TK 632, TK 642, TK 711, TK 811, TK 911.
3.2 Hình thức kế toán
Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chung
Phần mềm kế toán máy sử dụng: ACSOFT


Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ kế
toán

Sổ nhật kí đặc
biệt

Sổ nhật ký
chung

Sổ (thẻ) kế
toán chi tiết

Sổ cái

Bảng tổng
hợp chi tiết

Bảng cân đối


Báo cáo tài
chính

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu hoặc kiểm tra

Sổ sách kế toán

Công ty TNHH thương mại và sản xuất cơ khí Thành Long đã mở sổ, ghi chép, quản
lý, bảo quản và lưu giữ sổ kế toán theo đúng các quy định của chế độ sổ kế toán.Sổ kế
toán áp dụng ở doanh nghiệp là hình thức Nhật ký chung. Các loại sổ sách kế toán bao
gồm các sổ tổng hợp và sổ chi tiết.
- Sổ kế toán tổng hợp: Tờ khai chi tiết; Sổ Nhật ký chung;Sổ Cái; Sổ Nhật ký thu tiền; Sổ
Nhật ký chi tiền; Sổ Nhật ký mua hàng; Sổ Nhật ký bán hàng.
- Sổ kế toán chi tiết: Sổ tài sản cố định; Sổ chi tiết vật liệu; Thẻ kho; Thẻ TSCĐ; Sổ chi
phí sản xuất, kinh doanh; Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ; Bảng phân bổ NVL CCDC; Bảng phân bổ tiền lương và BHXH; Sổ chi tiết thanh toán...
Trình tự ghi sổ kế toán
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp
vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian, sau đó căn cứ số liệu
trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời
với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế toán chi
tiết liên quan.
Trong một số trường hợp đặc biệt dùng sổ Nhật ký đặc biệt thì hằng ngày, căn cứ vào
các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc
biệt liên quan. Cuối tháng tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các
tài khoản phù hợp trên sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi
đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt.


Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi
tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Dưới đây là trình tự kế toán ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung ban hành theo Quyết
định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính mà doanh nghiệp đang áp dụng.

Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy tính

Chứng từ kế

toán

►toán
Phần mềm kế
ACSOFT
►÷÷►►►►

Máy vi tính

-

Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết


×