Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

CHI PHÍ điều TRỊ một số BỆNH THƯỜNG gặp của NGƯỜI BỆNH điều TRỊ nội TRÚ tại BỆNH VIỆN đa KHOA TRUNG ƯƠNG cần THƠ năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.04 KB, 52 trang )

1

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
Lấ TH DUNG

NGUYN TH HOI ANH

KHểA LUN TT NGHIP C NHN Y KHOA
KHểA 2012 - 2016

Ngi hng dn khoa hc:
1.

TS. Trn Th Thoa

2.

TS. Lờ Th Hon

H NI - 2016

CHUYấN NGNH BC S Y HC D PHềNG

CHI PHí ĐIềU TRị MộT Số BệNH THƯờNG GặP
CủA NGƯờI BệNH ĐIềU TRị NộI TRú TạI BệNH VIệN
ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CầN THƠ NĂM 2015


H NI- 2014


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội,
Ban Lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phòng Quản
lý đào tạo đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo, Nghiên cứu
khoa học, Hợp tác quốc tế Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập và
nghiên cứu để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất em xin bày tỏ lòng biết
ơn tới TS. Trần Thị Thoa và TS. Lê Thị Hoàn là những người Thầy kính mến
đã dạy dỗ và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy/Cô trong Viện Đào tạo Y học
dự phòng và Y tế công cộng, đặc biệt là các Thầy/Cô trong bộ môn Sức khỏe
môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi, đóng góp ý kiến đồng thời động viên
giúp đỡ em để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này con xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với
cha mẹ và những người thân trong gia đình đã dành cho tôi mọi sự động
viên chia sẻ về tinh thần, thời gian và công sức giúp tôi vượt qua mọi khó
khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoài Anh


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:
 Phòng Quản lý đào tạo Đại học Trường Đại học Y Hà Nội.


 Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
 Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.

Em là Nguyễn Thị Hoài Anh, sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội
niên khóa 2012 - 2016 chuyên ngành Y tế công cộng, xin cam đoan:
1.

Đây là khóa luận do em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của

2.

TS. Trần Thị Thoa và TS. Lê Thị Hoàn.
Các số liệu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã

3.

được công bố.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được chấp thuận tại cơ sở nghiên cứu.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Tác giả khóa luận

NguyễnThị Hoài Anh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT
BVĐK
BVĐKTƯ

CĐHA
CHXHCN
DVKTC
GTLN
GTNN
KCB
SD

Bảo hiểm y tế
Bệnh viện Đa khoa
Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Chẩn đoán hình ảnh
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Dịch vụ kỹ thuật cao
Giá trị lớn nhất
Giá trị nhỏ nhất
Khám chữa bệnh
Standard Deviation (Độ lệch

TB
VNĐ
VTTH - VTTT

chuẩn)
Trung bình
Việt Nam Đồng
Vật tư tiêu hao - vật tư thay thế


MỤC LỤC



DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Nhu
cầu được chăm sóc sức khỏe là nhu cầu cơ bản của mỗi người đặc biệt là
người bệnh. Ngày nay, khi điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển,
khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại thì nhu cầu cơ bản ấy lại càng được
coi trọng. Song song với mối quan tâm về chất lượng của dịch vụ khám
chữa bệnh, người bệnh còn đặc biệt quan tâm đến chi phí điều trị.
Theo kết quả nghiên cứu từ Báo cáo "Gánh nặng chi phí cho y tế từ
tiền túi và bảo vệ tài chính tại Việt Nam 1992 - 2014", mỗi hộ gia đình Việt
Nam tốn 16 USD/tháng cho chi phí y tế. Đây là các khoản tiền mà hộ gia
đình phải trả vào thời điểm họ sử dụng dịch vụ y tế, bao gồm: Tiền khám,
tiền thuốc, tiền ngày giường, tiền xét nghiệm... Chi phí này không bao gồm
tiền đi lại, bồi dưỡng, chi cho mua bảo hiểm và các khoản được bảo hiểm y
tế chi trả [1].
Trong gần 20 năm qua, tổng chi cho y tế tại Việt Nam đã tăng từ
5,2% GDP lên 6,9% GDP (tương đương 190.000 tỷ đồng). Nguồn chi này
được cung cấp từ năm nguồn, bao gồm: Ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế,
viện trợ nước ngoài, chi trực tiếp từ hộ gia đình và các nguồn kinh phí tư
khác. Trong đó, tỷ lệ chi từ tiền túi của hộ gia đình chiếm tới 54,8% - cao
hơn mức trung bình của các nước có thu nhập trung bình thấp và gấp 3 lần
trung bình thế giới [1]. Điều này dẫn đến hệ lụy gánh nặng chi phí y tế từ

tiền túi của người dân rất cao. Có đến 2,3% hộ gia đình Việt (tương đương
550.000 hộ gia đình) đang gặp phải tình trạng "chi phí thảm họa" - tức chi
phí y tế chiếm bằng hoặc trên 40% khả năng chi trả [1].


8

Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện đổi mới phương thức chi trả
để hướng tới mục tiêu “bao phủ y tế toàn dân”, các thông tin cập nhật và có
hệ thống về chi phí dịch vụ y tế được xác định là cực kỳ quan trọng. Để tính
toán được mức phí dịch vụ hợp lý cho các dịch vụ điều trị, các nhà quản lý
và hoạch định chính sách cần dựa vào chi phí thực của các dịch vụ này.
Tuy nhiên, do hệ thống thông tin y tế ở Việt nam còn chưa phát triển,
các số liệu về chi phí các dịch vụ y tế thường không sẵn có. Bên cạnh đó, các
nghiên cứu chi phí về y tế tại Việt Nam cũng chưa nhiều. Từ năm 2000 trở
lại đây, mới chỉ có một vài nghiên cứu về chi phí y tế được thực hiện tại một
số bệnh viện tại Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Chi
phí điều trị một số bệnh thường gặp của người bệnh điều trị nội trú
tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2015” Với mục tiêu:
1.

Xác định chi phí điều trị một số bệnh thường gặp của người bệnh
điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm
2015.

2.

Phân tích cấu phần chi phí điều trị một số bệnh thường gặp của người
bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm

2015.


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm tài chính cơ bản
Có ba khái niệm tài chính cơ bản cần phân biệt rõ bất cứ khi nào
hàng hóa dịch vụ được mua bán, trao đổi đó là: Khái niệm chi phí, giá trị và
giá. Ba khái niệm này có ý nghĩa khác nhau nhưng thường hay bị sử dụng
nhầm lẫn.
1.1.1. Khái niệm chi phí
Chi phí là giá trị của các nguồn lực (ví dụ nhân sự, nhà xưởng, trang
thiết bị, vật tư tiêu hao, điện nước và quản lý) rõ ràng và không rõ ràng
được sử dụng để sản xuất một loại hàng hóa dịch vụ [2]. Chi phí được phân
loại theo nhiều cách, thường gặp là phân loại theo cách sau đây:
Phân loại chi phí theo nguồn gốc chi tiêu:
Chi phí trực tiếp: gồm có chi phí trực tiếp cho điều trị ví dụ như chi
cho nằm viện, chi cho thuốc, chi cho xét nghiệm..., và chi trực tiếp không cho
điều trị như ăn uống, đi lại...
Chi phí gián tiếp: Thu nhập mất đi do phải nghỉ việc hoặc do mất khả
năng lao động.
Nguyên tắc tính chi phí trực tiếp:
-

Tính từng loại chi phí cụ thể theo mỗi đơn vị.

-


Tính chi phí trung bình trên một đơn vị.

-

Tính tổng các chi phí.
Chi phí trước điều trị: gồm các chi phí của người bệnh tính ở thời

điểm trước khi được điều trị bệnh.


10

Chi phí trong điều trị: gồm các chi phí của người bệnh tính ở thời
điểm trong điều trị bệnh.
Chi phí trung bình, tổng chi phí: Chi phí trung bình là chi phí tính trên
một đơn vị, ví dụ như chi phí trung bình tính trên một dịch vụ hay một người
bệnh.
Phân loại chi phí theo nguồn gốc đầu vào:
Chi phí vốn là chi phí cho những hạng mục có giá trị sử dụng trên
một năm. Ví dụ như chi phí cho xây dựng cơ sở khám chữa bệnh, chi phí cho
mua sắm máy móc, trang thiết bị, chi phí cho tập huấn cán bộ.
Chi phí thường xuyên là những chi phí cần thiết cho những hoạt động
hàng năm. Ví dụ như lương, phụ cấp, thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, đào tạo
lại, tập huấn tại chỗ, chi phí cho duy trì bảo dưỡng, chi phí cho công tác quản
lý.
Phân loại chi phí theo chức năng: Chi phí cho giám sát, quản lý, theo dõi và
đánh giá, giáo dục sức khỏe và đi lại.
1.1.2. Giá trị
Giá trị là khái niệm chỉ đánh giá chủ quan của người mua, hay người
sử dụng dịch vụ y tế, họ đánh giá dịch vụ họ mua đáng giá đến đâu và làm

cho họ hài lòng đến mức nào. Giá trị này không phải lúc nào cũng giống
như chi phí mà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả năng kinh tế của
người bệnh cũng như mức độ cần thiết của dịch vụ mà họ nhận. Y tế là một
loại hàng hóa đặc biệt vì nó gắn liền với sức khỏe và mạng sống của con
người, vì vậy giá trị của dịch vụ y tế nhiều khi rất khó lượng hóa. Trong
kinh tế y tế, người ta thường đo giá trị dịch vụ một cách gián tiếp thông
qua số tiền mà người bệnh sẵn sàng chi trả cho dịch vụ đó.
1.1.3. Giá


11

Giá của dịch vụ là số tiền mà người mua, hoặc người bệnh, phải trả
khi họ sử dụng dịch vụ y tế. Đứng về nguyên tắc giá chính là viện phí ở Việt
Nam hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế, viện phí không thể hiện hết số tiền
mà người bệnh bỏ ra khi sử dụng dịch vụ y tế vì họ phải bỏ thêm nhiều tiền
để mua những loại thuốc và dịch vụ không được quy định trong khung viện
phí. Giá của dịch vụ có thể cao hoặc thấp hơn chi phí (giá thành) của dịch
vụ đó. Đối với hầu hết các dịch vụ y tế tại cơ sở y tế nhà nước ở Việt Nam,
giá thấp hơn giá thành của dịch vụ rất nhiều [3], [4], [5], [6], [7].
Giá của dịch vụ phụ thuộc rất nhiều yếu tố như giá thành, độ khan
hiếm của dịch vụ đó (quan hệ cung cầu), các chiến lược bán hàng... Trong y
tế nó còn phụ thuộc vào các mục tiêu xã hội mà một đất nước lựa chọn cho
ngành y tế, các quyết định của nhà nước [3], [4], [5].
1.2. Các phương thức chi trả cho người cung cấp dịch vụ
Một trong những yếu tố mà người quản lý tài chính của cơ sở cung
cấp dịch vụ y tế cần nắm vững là phương thức mà cơ sở mình được thanh
toán cho các dịch vụ y tế được cung cấp. Phương thức chi trả cho người
cung cấp dịch vụ (cả cơ sở y tế và cả cá nhân bác sỹ cung cấp dịch vụ). Các
phương thức chi trả khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến những mục

tiêu của ngành như công bằng, hiệu quả, cũng như sự hài lòng của người
bệnh.
Các nước trên thế giới hiện nay đang áp dụng nhiều phương thức
khác nhau. Sự phát triển của các phương thức này liên quan chặt chẽ đến
sự phát triển của BHYT, vì chủ yếu BHYT là cơ quan chi trả cho dịch vụ y tế.
Các biện pháp chi trả ngày càng được hoàn thiện để giúp cho cơ quan bảo
hiểm tiết kiệm chi phí, đồng thời vẫn đảm bảo không ngừng nâng cao chất
lượng phục vụ người bệnh. Ở Việt Nam ngoài khoản ngân sách Nhà nước


12

cấp, phần lớn chi phí khám chữa bệnh đều do người bệnh tự chi trả theo
phương thức trả phí theo dịch vụ. BHYT hiện nay chỉ bao phủ khoảng 75%
dân số và cũng áp dụng hình thức trả theo dịch vụ cho các cơ sở y tế. Tuy
nhiên Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã bắt đầu thử nghiệm các hình thức chi
trả mới và trong tương lai không xa, các hình thức áp dụng trên thế giới
cũng sẽ xuất hiện ở Việt Nam.
Có bốn hình thức chi trả chính đang được áp dụng trên thế giới [3],
[4]. Các hình thức này áp dụng cho người cung cấp hoặc cơ sở cung cấp
dịch vụ, và việc chi trả có thể được áp dụng trước hoặc sau khi được cung
cấp.
1. Trả phí theo dịch vụ (fee for service)
2. Trả theo loại bệnh (case - based payment)
3. Trả theo định suất (capitation)
4. Cấp ngân sách
Mỗi phương thức chi trả tạo ra động cơ khác nhau cho người cung
cấp dịch vụ. Hầu hết các nước đều áp dụng nhiều phương thức chi trả khác
nhau. Xu hướng chung là đều dần từ thanh toán theo phí dịch vụ sang trả
theo định suất và theo loại bệnh. Hai phương thức này rất phù hợp nếu chi

phí y tế được thanh toán qua BHYT [3], [4].
1.3. Khái niệm về viện phí
1.3.1. Bản chất của viện phí
Viện phí là hình thức chi trả trực tiếp các chi phí khám chữa bệnh tại
thời điểm người bệnh sử dụng dịch vụ y tế hay nói cách khác là khoản chi
mà người bệnh phải trả từ tiền túi của mình khi sử dụng dịch vụ y tế. Phí
phải trả có thể là chi phí khám chữa bệnh, chi phí sử dụng thuốc, vật tư y tế
hay các dịch vụ liên quan đến chẩn đoán và điều trị bệnh. Viện phí thường
áp dụng đối với các dịch vụ khám chữa bệnh vì người dân thường chấp


13

nhận chi trả cho việc sử dụng thuốc hay các biện pháp chẩn đoán, điều trị
trực tiếp đối với họ hơn là đối với các dịch vụ mang tính dự phòng, giáo dục
sức khỏe [3].
Chính sách viện phí được hình thành và áp dụng từ thập kỉ 80 của
thế kỷ XX ở hầu hết các nước trên thế giới, khi mà ngân sách nhà nước
không đủ để đảm bảo bao cấp cho y tế. Nguồn thu từ viện phí, tuy chiếm
tỷ trọng khác nhau nhưng đã và đang là nguồn kinh phí bổ sung quan
trọng cho ngân sách y tế.
1.3.2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển chính sách viện
phí ở Việt Nam
Từ trước 1986, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế kế hoạch tập trung.
Về tài chính y tế, chúng ta áp dụng mô hình Semasko, tức là nền tài chính y
tế dựa vào thuế, mọi dịch vụ chăm sóc sức khỏe đều được cung cấp miễn
phí. Công cuộc “Đổi mới” phát động từ năm 1986 đã đánh dấu sự chuyển
đổi của Việt Nam từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước. Về tài chính y tế, Việt Nam áp dụng mô hình
hỗn hợp, bao gồm ngân sách nhà nước, thu phí dịch vụ và BHYT xã hội. Mặc

dù tiến trình này đã đem lại những cải thiện về phúc lợi cho hầu hết người
dân Việt Nam, nhưng cuộc sống của nhiều người vẫn có nguy cơ trở lại tình
trạng nghèo khổ, đặc biệt là những gia đình chẳng may có người ốm đau
nặng [5].
Giai đoạn 1989 - 1995: Bắt đầu áp dụng chính sách thu một phần viện
phí theo các văn bản:
-

Quyết định 45 - HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc thu một phần
viện phí và quy định đối tượng thu, đối tượng miễn phí [8].

-

Thông tư liên bộ số 14 - TTLB (Bộ Tài chính và Bộ Y tế) hướng dẫn cụ
thể các nội dung của quyết định 45 [9].


14

-

Năm 1992, BHYT được chính thức đưa vào Hiến pháp Nước CHXHCN
Việt Nam tại điều 39: “... thực hiện BHYT là tạo điều kiện để mọi
người dân được chăm sóc sức khỏe...” [10]. Ngày 15 - 8 - 1992, Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ký Nghị định 299/HĐBT ban
hành điều lệ BHYT [10], Nghị định này được thay thế bằng Nghị định
58/1998 - CP ký ngày 13 - 8 - 1998 [11]. Việc BHYT Việt Nam nắm
được chi phí thực điều trị các nhóm bệnh là rất cần thiết để tính được
chính xác mệnh giá BHYT.


Từ 1995 đến nay: việc thu viện phí được áp dụng theo:
-

Nghị định 95 của Chính phủ thay thế QĐ45 - HĐBT: Quy định cụ thẻ
các nội dung thu, các đối tượng, tỉ lệ hạch toán nguồn thu với 15%
chi cho khen thưởng, 85% chi cho phục hồi chi phí [12].

-

Thông tư liên bộ số 20 của 4 bộ (Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ
LĐTB&XH, Bộ Tài chính) quy định thu viện phí bệnh nhân nội trú theo
ngày điều trị trung bình [13].

-

Thông tư liên bộ số 14 (Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ LĐTB&XH, Bộ
Tài chính) hủy thông tư 20, quay lại hình thức thu viện phí theo dịch
vụ [14].

-

Nghị định 33 bổ sung cho nghị định 95, quy định lại tỉ lệ 70% nguồn
thu dùng cho phục hồi chi phí; 30% còn lại dùng cho khen thưởng và
các chi khác [15].

-

Ngày 25 - 4 - 2006, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 43/2006/NĐ - CP
(NĐ 43) [16] quy định quyền tự chủ về các loại dịch vụ y tế sẽ là cơ sở
để các bệnh viện hạch toán thu chi và tiến hành các nghiên cứu để có

cơ sở xây dựng cấu trúc giá (một phần hay toàn bộ), cách thu (theo
nhóm bệnh hay theo dịch vụ) cho phù hợp.


15

1.4. Quan điểm phân tích chi phí.
Quan điểm nghiên cứu sẽ quyết định chi phí nào phù hợp và nên được
đưa vào và tính toán trong phân tích chi phí. Quan điểm sẽ xem xét đến ai
chịu chi phí, ai sẽ hưởng lợi từ các can thiệp khác nhau. Phân tích chi phí có
thể được thực hiện dựa trên bất kì hoặc tất cả các quan điểm sau đây, từ
hẹp nhất đến rộng nhất.
-

Quan điểm từ phía người sử dụng dịch vụ: Xem xét chi phí nảy sinh
cho bệnh nhân, gia đình.

-

Quan điểm từ phía người cung cấp dịch vụ: Chi phí liên quan đến
cung cấp các dịch vụ được xem xét (ví dụ: phòng khám và bệnh viện).

-

Quan điểm từ phía người chi trả: Chi phí nảy sinh cho những người/
đơn vị có trách nhiệm đối với chi phí kế toán của các dịch vụ y tế đang
được xem xét đến (ví dụ: công ty bảo hiểm, công ty, người làm công và
chủ).

-


Quan điểm từ hệ thống y tế: Những chi phí liên quan đến cung cấp
các dịch vụ y tế, gồm có tất cả các nhà cung cấp dịch vụ được xem xét
đến.

-

Quan điểm từ xã hội: Tất cả các chi phí, không kể ai chịu chi phí đó
đều được xem xét.

1.5. Phương pháp phân tích chi phí do đau ốm
1.5.1. Khái niệm phân tích chi phí do đau ốm
Chi phí do đau ốm được định nghĩa là giá trị của các nguồn lực được
chi tiêu hoặc bỏ qua do hậu quả của một vấn đề sức khỏe. Chi phí do đau
ốm bao gồm chi phí điều trị (chi phí trực tiếp), giá trị của năng suất bị mất


16

của bệnh nhân (chi phí gián tiếp), và chi phí do đau đớn hoặc sợ hãi (chi phí
không rõ ràng) [17].
1.5.2. Mục đích của phân tích chi phí do đau ốm [18]
Phân tích chi phí cho phép chúng ta xác định số tiền mà phải bỏ ra
trên một căn bệnh và so sánh nó với những can thiệp trước đó để làm giảm
hoặc loại bỏ các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Hay nói một cách khác giúp
chúng ta trả lời câu hỏi “có phải sự can thiệp đó hiệu quả không?”
Để có thể đưa ra lực chọn liên quan đến các vấn đề sức khỏe cần giải
quyết thì cần phải hiểu rõ gánh nặng kinh tế do các vấn đề sức khỏe khác
nhau. Phân tích chi phí do đau ốm sẽ cung cấp một ước tính bằng tiền về
gánh nặng kinh tế của bệnh tật.

Chi phí do đau ốm cung cấp một ước tính tiền cho gánh nặng kinh tế
của căn bệnh này và đánh giá gánh nặng do bệnh tật đối với toàn xã hội thông
qua sử dụng nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe và không tạo sản phẩm do mắc
bệnh.
Phân tích chi phí do đau ốm là phân tích giá trị nguồn lực sử dụng
hoặc bị mất đi khi mắc một bệnh nào đó. Chi phí do đau ốm gồm những chi
phí cho chăm sóc sức khỏe, thu nhập mất đi do người bệnh không làm việc
trong thời gian bị bệnh (chi phí gián tiếp), chi phí cho đau đớn và phục hồi
chức năng (chi phí không rõ ràng).
Như vậy, phân tích chi phí do đau ốm cung cấp cho các nhà chính
sách các lựa chọn về dịch vụ y tế, can thiệp trên cộng đồng dựa trên hiệu
quả kinh tế và gánh nặng bệnh tật của người dân phải gánh chịu.
1.5.3. Phân loại chi phí do đau ốm.


17

Chi phí do đau ốm bao gồm các loại chi phí sau:
Chi phí trực tiếp được định nghĩa là giá trị của tất cả các nguồn lực
được sử dụng vào việc thiết kế và triển khai các can thiệp sức khỏe (ví dụ
nhân sự, xét nghiệm và nhà cửa (thuê nhà và điện nước). Theo định nghĩa,
chi phí trực tiếp có thể là chi phí trực tiếp cho điều trị hoặc không cho điều
trị. Chi phí có liên quan đến cung cấp dịch vụ điều trị được gọi là chi phí
trực tiếp cho điều trị [19].
Chi phí trực tiếp cho điều trị: Là những chi phí liên hệ trực tiếp đến
việc chăm sóc sức khỏe như chi cho phòng bệnh, cho điều trị, cho chăm sóc
và cho phục hồi chức năng. Ví dụ như chi cho nằm viện, chi cho thuốc, chi
cho xét nghiệm...
Chi phí trực tiếp không cho điều trị: Là những chi phí trực tiếp không
liên quan đến khám chữa bệnh nhưng có liên quan đến quá trình khám và

điều trị bệnh như chi phí đi lại, ăn uống, ở trọ...
Chi phí gián tiếp là những thu nhập mất đi do sự thay đổi về khả
năng sản xuất mà sự thay đổi này là kết quả của can thiệp hay bị mắc bệnh
(ví dụ thời gian bị mất đi do nghỉ việc hoặc giảm khả năng sản xuất mà
nguyên nhân là do bị bệnh) [19].
Chi phí gián tiếp là khoản thu nhập mà người lao động bị mất đi do
trong quá trình đau ốm có thể là do bị bệnh, chết, tác dụng phụ, hoặc thời
gian điều trị. Chi phí gián tiếp bao gồm thu nhập bị mất của cả người bệnh
và các thành viên trong gia đình những người chăm sóc họ. Đối với một số
bệnh có chết sớm, chi phí gián tiếp là sự mất mát về tiền lương và lợi ích.
Chi phí gián tiếp liên quan đến tử vong sớm có thể rất cao. Như vậy chúng


18

ta có thể đo lường chi phí gián tiếp bằng cách sử dụng số liệu từ thị trường
lao động.
Chi phí không rõ ràng là các chi phí không đo đếm được cụ thể (ví dụ
sự lo lắng, đau đớn,...). Chi phí không rõ ràng gây ra những gánh nặng chủ
yếu cho người bệnh [19], [20]. Đo lường chi phí không rõ ràng thì khó khăn
tuy nhiên chi phí không rõ ràng cũng là một yếu tố chính ảnh hưởng đến
quyết định của người bệnh.
Chi phí gián tiếp và chi phí không rõ ràng cần được tính đến khi xem
xét gánh nặng kinh tế của một bệnh viện trên quan điểm xã hội hay quan
điểm của bệnh nhân.
Các chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí không rõ ràng có thể
được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Tổng chi phí
Chi phí trực tiếp

Cho điều trị
Ngày giường
Thuốc
Khám
Máu
Xét nghiệm


Chi phí gián tiếp

Ngoài điều trị

Chi phí không rõ ràng

Do mắc bệnh / do chết sớm

Ăn uống
Nghỉ việc Tổn thất về tinh thần, lo lắng, phiền muộn
Đi lại
Giảm khả Đau
năngđớn
thu nhập
Ở trọ
Mất khả năng làm việc
Người nhà chăm sócChết sớm


19

1.6. Một số nghiên cứu chi phí của người bệnh.

Điều tra Mức sống hộ gia đình của Tổng cục thống kê - 2010 là
nghiên cứu về chi tiêu y tế bình quân một người có KCB trong 12 tháng điều
trị theo thành thị, nông thôn, giới tính, nhóm tuổi và theo vùng [21].
Nghiên cứu của Võ Văn Thắng và Hồ Thanh Phong năm 2010 “Nghiên
cứu chi phí điều trị nội trú của người bệnh có bảo hiểm y tế tại khoa ngoại
BVĐK tỉnh Đồng Nai” cho thấy tổng chi phí trung bình là 7.752.606 đồng,
trong đó chi phí trực tiếp là 6.180.868 đồng, chi phí gián tiếp là 1.551.738
đồng. Chi phí điều trị trực tiếp của nhóm bệnh gan mật cao nhất (6.839.756
đồng). Chi phí điều trị trực tiếp của nhóm bảo hiểm chính sách (5.916.115
đồng), bảo hiểm người dân (6.803.434 đồng) và bảo hiểm doanh nghiệp tư
nhân (4.171.604 đồng) [22].
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quốc Nguyên năm 2013 “Nghiên cứu
chi phí điều trị nội trú của ba bệnh thường gặp tại Bệnh viện C Đà Nẵng,
năm 2010 - 2011” cho kết quả chi phí trung bình một đợt điều trị nội trú
bệnh rối loạn tuần hoàn não 610.416 đồng, tăng huyết áp 611.622 đồng,
viêm phế quản cấp 1.036.939 đồng. Chi phí thuốc, xét nghiệm chiếm tỷ lệ
cao nhất trong tổng chi phí điều trị. Số ngày điều trị trung bình của người
bệnh bảo hiểm y tế cao hơn người bệnh không bảo hiểm y tế. Chi phí thuốc
của người bệnh bảo hiểm y tế cao hơn người bệnh không bảo hiểm y tế
[23].
Tác giả Trịnh Hoàng Hà, Phạm Trung Kiên với nghiên cứu năm 2012
“Phân tích chi phí điều trị bệnh nội khoa tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội”
cho kết quả nghiên cứu chi phí cho một đợt điều trị nội trú cho người bệnh


20

tự nguyện từ 1.332.380 ± 89.430 đồng đến 3.096.170 ± 159.720 đồng. Chi
phí ngoài bệnh viện từ 31,57% đến 34,06%. Giá cả khám chữa bệnh hợp lý
làm người bệnh hài lòng cao gấp 4,2 lần giá cả khám chữa bệnh chưa hợp

lý (khoảng tin cậy 95% là 2,6 – 6,6) [24].
Nghiên cứu của Vũ Xuân Phú “Nghiên cứu chi phí điều trị nội trú của
một số bệnh thường gặp tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2009” cho kết
quả tổng chi phí điều trị trung bình cho 1 người bệnh/đợt là 4.163.000
đồng (± 163.231 đồng), thấp nhất là 42.800 đồng và cao nhất là 28.933.382
đồng. Trong các nhóm chi phí, tỷ lệ chi phí cho thuốc, máu, dịch truyền là
cao nhất, chiếm 70%; tiếp đến là chi phí cho xét nghiệm và chẩn đoán hình
ảnh (20%); chi phí ngày giường bệnh (6%); chi phí cho vật tư tiêu hao là
3% và thấp nhất là chi phí cho phẫu thuật/thủ thật (1%) [25].
Nghiên cứu của Trương Công Thứ, Vũ Xuân Phú và Nguyễn Quỳnh
Anh “Chi phí trực tiếp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi và
ung thư phổi tại Bệnh viện 74 Trung ương năm 2014” cho kết quả tổng
chi phí trực tiếp trung bình đợt điều trị nội trú là 8.300.000 đồng, viêm
phổi là 7.500.000 đồng, ung thư phổi - hóa trị liệu là 18.600.000 đồng và
ung thu phổi - chăm sóc giảm nhẹ là 7.500.000 đồng. Trong đó chi phí
dành cho thuốc chiếm tỷ trọng cao nhất trong cấu phần đợt điều trị: hen
phế quản mạn tính chiếm 49,9%; viêm phổi 45,8%; ung thư phổi điều trị
hóa trị liệu 78, 4% và ung thư phổi điều trị giảm nhẹ 48,6%. Chi phí trực
tiếp dành cho y tế do BHYT chi trả (76,8% - 90,5%). Chi phí tăng cao có ý
nghĩa thống kê ở giai đoạn muộn của bệnh và khi người bệnh bị nhiễm
khuẩn bệnh viện hoặc thở máy [26].


21

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại BVĐKTƯ Cần Thơ, thành phố Cần Thơ.
2.2. Đối tượng nghiên cứu

Hồ sơ chi phí điều trị của bệnh nhân điều trị nội trú tại BVĐKTƯ Cần
Thơ năm 2015 được chẩn đoán bệnh là một số bệnh thường gặp tại
BVĐKTƯ Cần Thơ được lưu tại bệnh viện từ 01/01/2015 đến 31/12/2015.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Hồ sơ chi phí điều trị của những bệnh nhân

điều trị nội trú một số bệnh thường gặp ghi đầy đủ thông tin điều trị
và thông tin chi phí y tế.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Hồ sơ chi phí điều trị của những bệnh nhân

điều trị nội trú một số bệnh thường gặp không ghi đầy đủ thông tin.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2016,
trong đó điều tra được tiến hành từ 01/01/2015 đến 31/12/2015.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hồi cứu, sử dụng phương pháp thu thập hồi cứu số liệu.
2.4.2. Cỡ mẫu
Chọn toàn bộ hồ sơ bệnh nhân điều trị nội trú một số bệnh thường
gặp tại BVĐKTƯ Cần Thơ năm 2015.
Có 5096 hồ sơ. Trong đó có:
-

Cao huyết áp vô căn (nguyên phát): 1423 hồ sơ

-

Suy thận mạn: 1267 hồ sơ


22


-

Nhồi máu não: 916 hồ sơ

-

Viêm phổi, không xác định: 880 hồ sơ

-

Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin: 610 hồ sơ

Cách thu thập số liệu:
-

Hồi cứu danh sách bệnh nhân điều trị nội trú lưu trữ tại BVĐKTƯ
Cần Thơ từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2015.

-

Tính toán tỷ lệ các bệnh theo ICD 10, giữ lại danh sách hồ sơ bệnh
nhân điều trị nội trú một số bệnh thường gặp tại BVĐKTƯ Cần Thơ
từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2015.

-

Hồi cứu lại toàn bộ chi phí điều trị trực tiếp của bệnh nhân điều trị nội
trú một số bệnh thường gặp tại BVĐKTW Cần Thơ dựa trên số liệu sẵn
có.


-

Sàng lọc hồ sơ: Loại trừ những hồ sơ không đạt tiêu chuẩn lựa chọn.

2.4.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.1. Các biến số, chỉ số nghiên cứu
Nội dung

Biến số

Giới
Tuổi
Đặc điểm Nghề nghiệp
chung của Số ngày điều
đối tượng trị
nghiên
cứu
Mục tiêu 1:
Xác định
chi phí
điều trị
một số

Tổng chi phí
điều trị cho
một đợt điều
trị của người
bệnh


Chỉ số
Tỷ lệ giới nam, giới nữ
Tỷ lệ các nhóm tuổi
Tỷ lệ các ngành nghề
Số ngày điều trị trung bình
một đợt điều trị
Số ngày điều trị ít nhất một
đợt điều trị
Số ngày điều trị nhiều nhất
một đợt điều trị
Tổng chi phí điều trị một số
bệnh, mỗi bệnh, chi phí thấp
nhất, chi phí cao nhất cho một
đợt điều trị
Chi phí trung bình cho một đợt

Phương
pháp thu
thập

Hồi cứu

Hồi cứu


23

Nội dung

Biến số


điều trị của một số bệnh, mỗi
bệnh, chi phí thấp nhất, cao
nhất cho một đợt điều trị
Chi phí trung bình cho một đợt
điều trị theo giới tính
Chi phí trung bình cho một đợt
điều trị theo nhóm tuổi

bệnh
thường
gặp của
người
bệnh điều
Chi phí cho
ngày giường
Mục tiêu 2:
Phân tích
cấu phần
chi phí
điều trị
theo loại
dịch vụ
một số
bệnh
thường
gặp của
người
bệnh điều
trị nội trú

tại
BVĐKTƯ
Cần Thơ
năm 2015.

Chỉ số

Phương
pháp thu
thập

Chi phí cho
thuốc

Chi phí cho
VTTH - VTTT

Chi phí cho
máu
Chi phí cho xét
nghiệm
Chi phí cho
CĐHA

Chi phí trung bình, chi phí thấp
nhất, chi phí cao nhất cho
ngày giường trong một đợt
điều trị của một số bệnh, mỗi
bệnh
Chi phí trung bình, chi phí thấp

nhất, chi phí cao nhất cho
thuốc trong một đợt điều trị
của một số bệnh, mỗi bệnh
Chi phí trung bình, chi phí thấp
nhất, chi phí cao nhất cho
VTTH - VTTT trong một đợt
điều trị của một số bệnh, mỗi
bệnh
Chi phí trung bình, chi phí thấp
nhất, chi phí cao nhất cho máu
trong một đợt điều trị của một
số bệnh, mỗi bệnh
Chi phí trung bình, chi phí thấp
nhất, chi phí cao nhất cho xét
nghiệm trong một đợt điều trị
của một số bệnh, mỗi bệnh
Chi phí trung bình, chi phí thấp
nhất, chi phí cao nhất cho
CĐHA trong một đợt điều trị
của một số bệnh, mỗi bệnh

Hồi cứu


24

Nội dung

Biến số


Chỉ số

Phương
pháp thu
thập

Chi phí trung bình, chi phí thấp
Chi phí cho
nhất, chi phí cao nhất cho
DVKTC
DVKTC trong một đợt điều trị
của một số bệnh, mỗi bệnh
Tỷ lệ chi phí điều trị theo loại
dịch vụ của một số bệnh, mỗi
bệnh
2.5. Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu định lượng sau khi nhận được làm sạch và xử lý bằng
Microsoft Excel 2007, phân tích bằng phần mềm STATA 13.
Thống kê mô tả các tần suất, tỷ lệ %, giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất.
2.6. Phương pháp tính chi phí
Chi phí điều trị (chi phí trực tiếp cho điều trị) bao gồm tiền ngày
giường, thuốc, vật tư tiêu hao - vật tư thay thế, máu, xét nghiệm, chẩn đoán
hình ảnh, dịch vụ kỹ thật cao và những chi phí trực tiếp khác cho điều trị.
Quan điểm phân tích chi phí: Phân tích chi phí trên quan điểm từ
phía người chi trả dịch vụ.
2.7. Hạn chế của đề tài
Đề tài “Chi phí điều trị một số bệnh thường gặp của người bệnh
điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2015”
được thực hiện với thời gian và nguồn lực có hạn nên mới chỉ mô tả

được chi phí điều trị, chưa đi sâu nghiên cứu các loại chi phí khác như
chi phí trực tiếp không cho điều trị, chi phí gián tiếp, chi phí không rõ
ràng. Nghiên cứu cũng chưa đề cập đến thực trạng bệnh tật và các vấn
đề chất lượng KCB tại BVĐKTƯ Cần Thơ.


25

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại BVĐKTƯ Cần Thơ nên
nghiên cứu không phản ánh cho các bệnh viện khác cùng tuyến hay tuyến
dưới. Mặc dù nghiên cứu đã tham khảo các tài liệu về chi phí khám chữa
bệnh, tuy nhiên đây là nghiên cứu đầu tiên về chi phí điều trị trực tiếp của
người bệnh được điều trị nội trú một số bệnh thường gặp tại BVĐKTƯ Cần
Thơ do vậy không tránh khỏi những hạn chế trong việc tham khảo các tài
liệu nghiên cứu về chi phí điều trị trực tiếp của một số bệnh trên. Vì đây là
nghiên cứu hồi cứu số liệu trên hồ sơ lưu trữ nên không nghiên cứu được
chi phí gián tiếp của người bệnh, mà chúng tôi chỉ nghiên cứu được một
phần chi phí cơ bản là chi phí điều trị trực tiếp. Có rất nhiều các yếu tố liên
quan ảnh hưởng đến chi phí điều trị trực tiếp của người bệnh. Tuy nhiên
phạm vi của nghiên cứu chỉ phân tích được yếu tố cơ bản về điều trị nội trú
của người bệnh.
2.8. Sai số và biện pháp khắc phục
Sai số:
-

Nghiên cứu sử dụng số liệu, thông tin có sẵn nên không tránh khỏi
những sai số.

-


Sai số có thể gặp trong quá trình làm sạch số liệu.

-

Sai số có thể trong quá trình phân tích số liệu.

Biện pháp khắc phục:
-

Kiểm tra số liệu nhiều lần.

-

Phân tích số liệu nhiều lần bởi những người phân tích khác nhau.

2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được sự đồng ý của BVĐKTƯ Cần Thơ.
Tất cả những thông tin được cung cấp sẽ được giữ bí mật. Những
thông tin về sức khỏe của người bệnh, tên, tuổi cũng như các thông tin khác


×