Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 200 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
********************

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Mã số: LH – 2010 - 01/ĐHL - HN

Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngọ Văn Nhân

HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC

BÁO CÁO PHÚC TRÌNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC
“PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC LUẬT HÀ NỘI ­ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngọ Văn Nhân
Chuyên đề 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỆ NẠN XÃ HỘI
TS. Ngọ Văn Nhân
Chuyên đề 2: TÌNH HÌNH TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG
SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
TS. Ngọ Văn Nhân
Chuyên đề 3: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG CÁC LOẠI
TỆ NẠN XÃ HỘI
TS. Ngọ Văn Nhân - ThS. Đỗ Như Kim
Chuyên đề 4: BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC CỦA ĐỀ TÀI


“PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC LUẬT HÀ NỘI ­ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
TS. Ngọ Văn Nhân - ThS. Phan Thị Luyện
Chuyên đề 5: THỰC TRẠNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HIỆN NAY
ThS. Phan Thị Luyện
Chuyên đề 6: MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỆ NẠN XÃ HỘI
TRONG SINH VIÊN
ThS. Phan Thị Luyện
Chuyên đề 7: TẠO MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA ­ XÃ HỘI LÀNH MẠNH PHỤC
VỤ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP, RÈN LUYỆN, VUI CHƠI, GIẢI TRÍ CHO
SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TS. Ngọ Văn Nhân
Chuyên đề 8: TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH
VÀ CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG BÊN NGOÀI NHÀ TRƯỜNG TRONG
VIỆC GIÁO DỤC, QUẢN LÝ SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TS. Ngọ Văn Nhân
Chuyên đề 9: PHÁT HUY VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ,
HỘI VÀ ĐOÀN THỂ TRONG TRƯỜNG ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ, GIÁO
DỤC, ĐỊNH HƯỚNG SINH VIÊN LUẬT PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
ThS. Đỗ Như Kim
Chuyên đề 10: NÂNG CAO Ý THỨC ĐẤU TRANH TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ
BÌNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG
CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
TS. Ngọ Văn Nhân
Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Phụ lục 2: PHIẾU PHỎNG VẪN CÁ NHÂN

Trang
1


42
70

84

104

115

127

134

148

163

175

189
194


BO CO PHC TRèNH KT QU NGHIấN CU TI KHOA HC
PHềNG CHNG T NN X HI TRONG SINH VIấN TRNG I
HC LUT H NI - THC TRNG V GII PHP
Ch nhim ti: TS. Ng Vn Nhõn

PHN M U

1. Tớnh cp thit ca ti
Tệ nạn xã hội, mà những loại hình cụ thể của nó như nghiện hút ma túy,
mại dâm, cờ bạc, say rượu, các loại bệnh xã hội, quậy phá do quá khích, đua đòi
ăn chơi thái quá..., về bản chất, là những hành vi sai lệch tiêu cực, thể hiện thái
độ lệch lạc, coi thường các giá trị truyền thống đạo lý, xem nhẹ các nguyên tắc,
quy định của pháp luật hiện hành. Nó đã và đang là những vấn nạn gây nhức
nhối, bức xúc trong dư luận xã hội, sự lo lắng trong các gia đình, nhà trường và
là mối bận tâm của các cơ quan chức năng nhà nước.
Hậu quả tiêu cực mà tệ nạn xã hội có thể gây ra là rất khó lường. Một mặt,
người dính líu vào các tệ nạn xã hội có thể tự hủy hoại sức khỏe, đánh mất danh
dự, nhân cách của chính mình; buông thả mình theo lối sống phóng túng, trụy
lạc và thực dụng. Mặt khác, khoảng cách giữa tệ nạn xã hội và hành vi phạm
pháp, phạm tội chỉ gần nhau trong gang tấc. Để thoả mãn các nhu cầu ảo, bất
chính, lợi ích phi pháp của bản thân, người ta có thể dính líu vào các hành vi
phạm tội như trộm cắp, lừa đảo, cướp giật tài sản...
Sinh viên nói chung, sinh viên Đại học Luật Hà Nội nói riêng, thuộc lớp
thanh niên có độ tuổi từ 18 đến 23 - 25, đang trong giai đoạn chuyển từ sự chín
muồi về thể chất sang sự trưởng thành về phương diện tâm lý - xã hội. Đây là
giai đoạn phát triển mạnh nhất về tình cảm, đạo đức và thẩm mỹ; hình thành, ổn
định về tính cách và có vai trò người lớn thực sự (có các quyền công dân, chịu
trách nhiệm về hành vi của mình, độc lập trong suy nghĩ, phán đoán). Đây
cũng là thời kỳ ở mỗi sinh viên có nhiều biến động mạnh mẽ về thái độ, động cơ
và thang giá trị xã hội, xác định con đường sống và lập nghiệp trong tương lai.
Tuy nhiên, thời kỳ sinh viên còn được gọi là thời kỳ bão táp và căng

thẳng. Tri thức tích lũy chưa đầy đủ, tự ý thức còn thấp, thiếu kinh nghiệm đối
1


nhân xử thế, dễ nổi khùng khi bị phê bình, ham muốn khám phá những điều

mới lạ một cách thái quá cùng với cuộc sống xa gia đình, thiếu sự quản lý của
cha mẹ... thường là nguyên nhân khiến sinh viên dễ dính líu vào các thói hư, tật
xấu, tham gia vào các loại tệ nạn xã hội, thậm chí là phạm tội.
Chính vì vậy, giáo dục, định hướng để sinh viên nhận thức đầy đủ về thực
trạng, nguyên nhân và những tác hại của tệ nạn xã hội trong sinh viên, xây dựng
các giải pháp có tính khả thi và hiệu quả nhằm phòng chống tệ nạn xã hội trong
sinh viên là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng và mang tính cấp thiết. Đó
cũng là lý do chúng tôi chọn vấn đề Phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên

Đại học Luật Hà Nội - thực trạng và giải pháp làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Tỡnh hỡnh nghiờn cu ti
Tệ nạn xã hội là chủ đề thu hút được sự quan tâm của đông đảo các tầng
lớp xã hội. Trên bình diện chung, đã có nhiều bài viết nhằm cảnh bỏo về những
tác hại mà tệ nạn xã hội có thể gây ra. Chẳng hạn, Nguyễn Thị Hằng, Tệ nạn xã

hội - nỗi lo không của riêng ai, Tạp chí Cộng sản, số 3 (489), năm 1996. Bi vit
ny tp trug phõn tớch tỡnh hỡnh, nguyờn nhõn ca t nn xó hi v giúng lờn hi
chuụng cnh bỏo v trỏch nhim ca gia ỡnh, nh trng v xó hi trong phũng
nga t nn xó hi; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Cục Phòng chống tệ
nạn xã hội, Hỏi đáp chính sách pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội và

HIV/AIDS, Nxb. Công an nhân dân, H Ni, 1997. Cun sỏch ny tp trung lm
rừ mt s vn v chớnh sỏch phỏp lut i vi cụng tỏc phũng chng t nn xó
hi. Trên phương diện cụ thể, ó cú nhng cun sỏch, nhiều bài viết đăng trên
các bỏo, tạp chí viết về từng loại tệ nạn xã hội cụ thể, như viết về nạn nghiện hút
ma túy, mại dâm, cờ bạc..., nh B Giỏo dc v o to, Giỏo dc phũng chng
ma tỳy v cht gõy nghin trong trng v khoa s phm o to giỏo viờn
trung hc ph thụng, H Ni, thỏng 9ư2006; B Giỏo dc v o to, Giỏo dc
phũng chng ma tỳy v cht gõy nghin trong trng s phm o to giỏo viờn
tiu hc, H Ni, thỏng 9ư2006. Trong cỏc cun sỏch ny, B Giỏo dc v o

to cp v phõn tớch vic lng ghộp ni dung giỏo dc phũng chng ma tỳy,
cỏc cht gõy nghin trong ni dung cỏc mụn hc trong o to giỏo viờn tiu hc,
trung hc ph thụng.
2


Về tệ nạn xã hội trong sinh viên các trường đại học, chủ yếu là các bài viết
về các vụ việc cụ thể đăng trên các loi hỡnh bỏo chớ, nh bỏo vit, bỏo in t...
Nm 2009, B Giỏo dc v o to ó t chc Hi tho vi ch : Gii phỏp
nõng cao hiu qu cụng tỏc giỏo dc o c, li sng phũng chng ti phm,
bo lc trong hc sinh ph thụng; cỏc tham lun trong hi tho ny cp n
tỡnh hỡnh t nn xó hi trong hc sinh cỏc trng trung hc ph thụng, bn v
cỏc gii phỏp nõng cao hiu qu cụng tỏc giỏo dc o c, li sng phũng
chng ti phm, bo lc trong hc sinh ph thụng. Cho đến nay, vẫn chưa có
một đề tài nào khảo sát chi tiết về các loại tệ nạn xã hội trong sinh viên nói
chung, sinh viên Đại học Luật Hà Nội nói riêng làm cơ sở thực tiễn cho việc
xut, xây dựng các giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên. Đề tài
Phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên Đại học Luật Hà Nội - thực trạng và

giải pháp c nhúm tỏc gi la chn vi mong muốn góp một tiếng nói vào
khoảng trống này.
3. Mc ớch, nhim v nghiờn cu ca ti

Mục đích của đề tài là nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn nhằm làm
sáng tỏ thực trạng, phân tích các nguyên nhân làm phát sinh cũng như những hậu
quả tiêu cực mà các loại hình tệ nạn xã hội có thể gây ra trong sinh viên Đại học
Luật Hà Nội hiện nay; trên cơ sở đó, đề tài đề xuất và luận giải một số giải pháp
khả thi nhằm ngăn chặn, phòng chống các tệ nạn xã hội trong sinh viên Đại học
Luật Hà Nội hiện nay.
t c mc ớch nghiờn cu t ra trờn õy, ti tp trung gii quyt cỏc

nhim v sau:
ư Nghiờn cu lý lun mt s vn chung v t nn xó hi, tỡnh hỡnh t nn xó
hi núi chung nc ta hin nay cng nh tỡnh hỡnh t nn xó hi trong sinh viờn
nc ta hin nay; cỏc quy nh ca phỏp lut Vit Nam v phũng chng t nn xó hi.
ư Kho sỏt thc tin nhm thu thp thụng tin phc v vic ỏnh giỏ thc trng
cỏc loi t nn xó hi xy ra trong sinh viờn i hc Lut H Ni, ý thc phũng
chng t nn xó hi trong sinh viờn i hc Lut H Ni, phõn tớch cỏc nguyờn
nhõn ca nhng vn núi trờn.
3


ư xut v lun chng tớnh kh thi ca mt s gii phỏp nhm phũng
chng cú hiu qu cỏc loi t nn xó hi v nõng cao ý thc phũng chng t nn
xó hi trong sinh viờn i hc Lut trong giai on hin nay.
4. Phng phỏp nghiờn cu ca tỏi
Đây là một đề tài vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn; vì vậy,
phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, khái quát hóa, trừu
tượng hóa... để nghiên cứu các vấn đề lý luận.
- Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học (kết hợp giữa phương pháp
ankét và phương pháp phỏng vấn) để thu thập thông tin thực nghiệm nhằm làm
rõ thực trạng tệ nạn xã hội trong sinh viên Đại học Luật Hà Nội.
5. Phm vi nghiờn cu ca ti
Ngoi cỏc vn lý lun v t nn xó hi núi chung, phạm vi nghiên cứu
của đề tài chỉ giới hạn trong chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên
Đại học Luật Hà Nội. Đối tượng khảo sát của đề tài là sinh viên các khóa 32, 33,
34 và 35 hệ chính quy đang học tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
6. Ni dung nghiờn cu ca ti
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm ba nhóm vấn đề:
- Nghiên cứu lý luận về tệ nạn xã hội nói chung và các biểu hiện của tệ

nạn xã hội trong sinh viên Đại học Luật Hà Nội nói riêng.
- Điều tra xã hội học với đối tượng là sinh viên hệ chính quy đang học tập
tại trường nhằm tìm hiểu thực trạng tệ nạn xã hội trong sinh viên Đại học Luật
Hà Nội, các nguyên nhân làm phát sinh các tệ nạn xã hội trong sinh viên.
- Đề xuất các giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên Đại học
Luật Hà Nội.
Vi ni dung nờu trờn, ngoài Bỏo cáo tổng thuật (phỳc trỡnh) về đề tài, đề
tài cú ba nhóm chuyên đề sau:

6.1. Các chuyên đề lý luận
Chuyờn 1: Mt s vn chung v t nn xó hi.
Chuyờn 2: Tỡnh hỡnh t nn xó hi v t nn xó hi trong sinh viờn
nc ta hin nay.
4


Chuyờn 3: Phỏp lut Vit Nam v phũng chng cỏc loi t nn xó hi.

6.2. Các chuyên đề khảo sát thực tế
Chuyờn 4: Bỏo cỏo kt qu iu tra xó hi hc ca ti.
Chuyờn 5: Thực trạng tệ nạn xã hội trong sinh viên Đại học Luật Hà
Nội hiện nay.
Chuyờn 6: Mt s nguyờn nhõn dn n t nn xó hi trong sinh viờn
i hc Lut H Ni hin nay.

6.3. Các chuyên đề về giải pháp
Chuyờn 7: Tạo môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh phục vụ các hoạt
động học tập, rèn luyện, vui chơi, giải trí của sinh viên Đại học Luật Hà Nội.
Chuyờn 8: Tăng cường vai trò, trỏch nhim của gia đình và các cơ quan
chức năng bên ngoài nhà trường trong việc giáo dục, quản lý sinh viờn i hc

Lut H Ni.
Chuyờn 9: Phát huy vai trò, trỏch nhim của các đơn vị, hội và đoàn thể
trong trường i vi việc qun lý, giáo dục, định hướng sinh viên lut phòng
chống tệ nạn xã hội.
Chuyờn 10: Nâng cao ý thức đấu tranh t phê bình và phê bình của sinh
viên Đại học Luật Hà Nội trong phòng chống các tệ nạn xã hội.

PHN NI DUNG
A. MT S VN CHUNG V T NN X HI
I. KHI NIM T NN X HI

Xột theo ngha gc ca thut ng, thut ng t nn c cu to bi hai
t: t v nn; trong ú, t cú ngha l sai trỏi, xu xa, trỏi vi luõn thng
o lý, truyn thng ca cng ng, ỏng b coi thng, cn phi b lờn ỏn;
nn cú ngha l nhng l tt, thúi quen cú tỏc ng xu, nh hng tiờu cc ti
li sng lnh mnh, tin b trong cỏc cng ng ngi, trong xó hi núi chung.
Tớnh t xó hi ng sau thut ng t nn núi lờn rng, nhng thúi h, tt
xu, hnh vi tiờu cc... thng ph bin, lan truyn trong cỏc cỏ nhõn, cỏc nhúm
xó hi nht nh, tr thnh nhng vn xó hi nghiờm trng: hy hoi phm
5


chất, nhân cách, sức khỏe cá nhân; làm tan vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình; gây tổn
thất về kinh tế, tiền bạc của các gia đình, nhà nước và xã hội; gây hoang mang, lo lắng
và bức xúc trong dư luận xã hội; ảnh hưởng tiêu cực tới trật tự, kỷ cương, an toàn xã
hội. Như vậy, theo nghĩa gốc của thuật ngữ, “tệ nạn xã hội” là thuật ngữ dùng để chỉ
những thói hư, tật xấu, hành vi sai lệch tiêu cực... có tính phổ biến, lan truyền trong
các cá nhân, các nhóm xã hội nhất định, đi ngược lại thuần phong mỹ tục, truyền
thống đạo lý của dân tộc, trái với lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, gây ra
những hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân, gia đình và xã hội nói chung.

Có thể xem xét tệ nạn xã hội trên nhiều chiều cạnh: thái độ, niềm tin và hành vi:
Về mặt thái độ, những người tham gia tệ nạn xã hội thể hiện thái độ xem nhẹ
các giá trị, chuẩn mực xã hội, coi thường các quy tắc sống, giao tiếp, ứng xử của cộng
đồng xã hội, bất chấp sự phê phán, lên án của dư luận xã hội; bởi lẽ, bản chất của tệ
nạn xã hội là xấu xa, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, trái với nếp sống văn
minh, đi ngược lại nền tảng đạo đức, pháp luật.
Về mặt niềm tin, những người dính líu vào các loại tệ nạn xã hội thường là
những người đánh mất niềm tin vào cuộc sống, vào những điều tốt đẹp, chìm đắm vào
những ảo giác (ma túy); buông thả mình vào lối sống phóng túng, trụy lạc, hưởng thụ
(mại dâm); tin rằng dù lười biếng, không muốn lao động chân chính vẫn có thể kiếm
tiền dễ dàng, có cuộc sống sung túc (cờ bạc).
Về mặt hành vi, tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội được biểu hiện ra thông qua
các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, các quy định
của pháp luật. Trong nhiều trường hợp, các hành vi liên quan, dính líu đến tệ nạn xã
hội đồng thời cũng là các hành vi phạm pháp luật nói chung, là những hành vi phạm
tội hoặc là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm.
Các khía cạnh trên đây cho thấy, tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống
thực dụng, coi thường các giá trị, chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật; làm
xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc; phá vỡ tình
cảm, hạnh phúc gia đình, phá hoại nhân cách, phẩm giá của con người; ảnh hưởng đến
sức khỏe, kinh tế; làm băng hoại giống nòi; là nguyên nhân dẫn đến tội phạm.

6


Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các
loại hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ
thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, gây ra hoặc có thể gây
những tác hại, hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.
II. CÁC LOẠI TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ TÁC HẠI CỦA CHÚNG


1. Tệ nạn ma túy
1.1. Khái niệm ma túy
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy thì “Chất ma túy bao gồm chất
gây nghiện và chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban
hành”. Để làm rõ hơn khái niệm này, Luật Phòng, chống ma túy cung cấp thêm định
nghĩa “chất gây nghiện” và “chất hướng thần”. Theo đó, “chất gây nghiện là chất kích
thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng”, và “chất
hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều
lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng”. Định nghĩa này cho thấy
chất gây nghiện và chất hướng thần có một số đặc điểm chung: thứ nhất, chúng đều là
những chất có tác động lên hệ thần kinh; thứ hai, chúng có thể gây ra tình trạng nghiện
đối với người sử dụng. Mặt khác, các chất này khác nhau ở khả năng gây nghiện. Chất
gây nghiện ­ như tên gọi của nó ­ có khả năng gây nghiện cao hơn chất hướng thần.
“Tiền chất” là các chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất ma
tuý được quy định do chính phủ ban hành. “Thuốc gây nghiện, hướng thần” là các loại
thuốc chữa bệnh được quy định trong danh mục do Bộ Y tế, do Chính phủ ban hành.
Tuy có khá nhiều loại định nghĩa khác nhau về ma tuý; song, nhìn chung khi nói tới
ma tuý là nói tới các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi được đưa vào cơ
thể bằng những cách khác nhau, như tiêm, chích, hút, hít, nhai, nuốt... sẽ làm thay đổi
trạng thái ý thức, trí tuệ và sinh lý của người sử dụng chất ma túy.
1.2. Một số loại ma tuý thường gặp
Các loại ma túy thường gặp bao gồm thuốc phiện (anh túc), mooc phin
(morphin), heroin, cần sa và ma tuý tổng hợp
1.3. Khái niệm tệ nạn ma túy

7


Tệ nạn ma túy không chỉ là tình trạng nghiện ma túy, mà còn gồm các tội phạm

về ma túy và cả những hành vi trái phép khác về ma túy.
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì nghiện ma tuý là tình trạng lệ thuộc về
mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma tuý lặp đi lặp lại
theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma tuý và tình trạng lệ thuộc này làm
thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma tuý
để có được những hiệu ứng ma tuý về mặt tâm thần của ma tuý và thoát khỏi sự khó
chịu, vật vã do thiếu ma tuý. Tình trạng lệ thuộc này có thể kèm theo hiện tượng quen
ma tuý hoặc không, và một người có thể bị lệ thuộc vào nhiều loại ma tuý. Theo khoản
11 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy: Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma
túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.
Do những tác hại lâu dài và nhiều mặt của ma túy nên Nhà nước độc quyền và
thống nhất quản lý chất ma túy với những quy định hết sức nghiêm ngặt. Vi phạm các
quy định về chế độ quản lý các chất ma túy không chỉ gây khó khăn cho Nhà nước
trong việc kiểm soát các chất ma túy, mà còn gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng khác.
Chính vì vậy, hành vi vi phạm các quy định về chế độ quản lý chất ma túy ở bất cứ
khâu nào của quá trình quản lý chất ma túy đều bị quy định là tội phạm. “Tội phạm về
ma túy là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước”.
Tệ nạn ma tuý là khái niệm dùng để chỉ tình trạng nghiện/lệ thuộc vào ma tuý,
các tội phạm về ma tuý và các hành vi trái phép khác về ma tuý.
1.4. Tác hại của tệ nạn ma túy
1.4.1. Tác hại đối với sức khỏe, nhân cách của người sử dụng ma túy
Về mặt sức khỏe, người nghiện/lệ thuộc vào ma túy phải chịu những ảnh
hưởng, tổn thương nghiêm trọng đối với hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh...
Về mặt nhân cách, người nghiện/lệ thuộc vào ma túy bị tha hóa về nhân cách,
rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội; đánh
mất lòng tin của những người xung quanh, dễ bị người khác lợi dụng vào các mục
đích xấu. Nếu đang là học sinh, sinh viên thì việc học tập bị giảm sút hoặc phải bỏ học,
ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ.

8



1.4.2. Tác hại đối với gia đình: Đối với những gia đình có người nghiện ma túy
thì tệ nạn ma túy thực sự là một nỗi nhức nhối, kinh hoàng. Nó làm tiêu hao tiền bạc
của bản thân và gia đình. Nhu cầu tiền bạc để mua ma tuý của người nghiện là rất lớn,
mỗi ngày tiêu tốn ít nhất từ 50.000đ đến100.000đ, thậm chí lên tới 1.000.000đ ­
2.000.000đ/ngày. Sức khoẻ của các thành viên khác trong gia đình có người nghiện/lệ
thuộc vào ma túy thường bị giảm sút do sự lo lắng, mặc cảm với họ hàng, xóm
giềng, do ăn không ngon, ngủ không yên… vì trong gia đình có người nghiện. Tệ nạn
ma túy cũng gây tổn thất lớn về tình cảm cho người nghiện và gia đình họ, như thất
vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không có người
chăm sóc…
1.4.3. Tác hại về mặt kinh tế - xã hội
Về kinh tế: Theo ước tính, số người nghiện ma tuý toàn thế giới hàng năm đã
đốt hàng chục tỷ USD vào ma túy. Tệ nạn nghiện ma túy đã làm cho Nhà nước hàng
năm phải dành một khoản ngân sách lớn cho công tác phòng chống ma túy, bao gồm
các khoản: chi phí cho công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy; chi phí cho công
tác tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, xây dựng và quản lý các trung tâm cai nghiện;
chi phí cho hoạt động kiểm soát ma túy, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về ma túy...
Về xã hội: Tệ nạn nghiện ma túy làm gia tăng số người bị nhiễm HIV/AIDS, là
cầu nối làm gia tăng căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Khi dùng loại ma tuý gây ảo giác
làm cho người nghiện có những nhận thức và hành động không phù hợp với đạo đức,
tập quán và pháp luật nên dễ dàng phạm tội. Tệ nạn ma túy tác động làm gia tăng tệ
nạn mại dâm (do sử dụng các chất ma túy kích thích). Tệ nạn nghiện ma túy lan rộng
trong thế hệ trẻ, tác động xấu về đạo đức, lối sống, sức khoẻ, tri thức của nhiều thanh
thiếu niên, ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động xã hội, đến tương lai, tiền đồ
của dân tộc.
2. Tệ nạn mại dâm
2.1. Khái niệm tệ nạn mại dâm
Mại dâm và tệ nạn mại dâm ở nước ta luôn bị dư luận xã hội phê phán vì nó trái

với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Trên phương diện pháp luật,
mại dâm là hành vi bất hợp pháp.
9


Xét về mặt ngữ nghĩa, trong ngôn ngữ thường ngày cũng như trong các văn bản
pháp luật phải dùng thuật ngữ kép “mãi/mại dâm” thì mới chính xác. Tuy nhiên, do
thói quen sử dụng thuật ngữ “mại dâm” đã trở nên phổ biến trong xã hội từ trước đến
nay nên chúng tôi chấp nhận dùng khái niệm “tệ nạn mại dâm” làm khái niệm chính
thức khi luận bàn về vấn đề này.
Mại dâm (bán dâm) là hành vi sử dụng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân
giữa người mua dâm và người bán dâm để trao đổi lấy tiền bạc, lợi ích vật chất hay
các lợi ích khác. Mãi dâm (mua dâm) là hành vi dùng tiền bạc, lợi ích vật chất hay các
lợi ích khác để trao đổi lấy các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân theo thỏa thuận giữa
người mua dâm và người bán dâm.
Tệ nạn mại dâm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện tình trạng các cá
nhân dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân và tiền bạc, lợi ích vật chất hay các
lợi ích khác để trao đổi với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục (đối với người mua
dâm) hoặc nhu cầu về tiền bạc, lợi ích vật chất (đối với người bán dâm).
2.2. Hậu quả của tệ nạn mại dâm
Trước hết, đối với những người hành nghề mại dâm, mại dâm mang đến bệnh
tật và hậu quả nguy hại cho sức khỏe của họ.

Mại dâm có thể gây ra các tổn thương

đối với cơ thể của người bán dâm, như viêm khớp và dị dạng ở các cơ quan vận động
(đầu gối, khớp chân, hông, lưng...). Tuy nhiên, nguy hiểm nhất vẫn là các bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục, như bệnh giang mai, bệnh lậu... và đặc biệt là bệnh AIDS.
Bên cạnh các tổn thương cơ thể, các tổn thương tâm lý cũng có thể là hậu quả ở những
người bị cưỡng bức làm nghề mại dâm.

Tiếp đến, đối với người mua dâm, tệ nạn mại dâm có thể gây ra những hậu quả
khó lường. Việc mua dâm không áp dụng các biện pháp an toàn có thể làm cho người
mua dâm bị lây nhiễm các bệnh như giang mai, lậu, nhiễm HIV/AIDS; từ đó, họ lại
truyền bệnh cho vợ, bạn tình... Hậu quả không chỉ là làm suy giảm sức khỏe, đe dọa
tính mạng của người bệnh, mà còn gây tốn kém về tiền bạc chi phí cho việc chữa bệnh,
ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của gia đình. Tệ nạn mại dâm là một trong những
nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ly thân, ly hôn, phá vỡ tình cảm, niềm tin, hạnh
phúc gia đình.
10


Cuối cùng, đối với các cộng đồng xã hội, đối với xã hội nói chung, tệ nạn mại
dâm là một hiện tượng xã hội gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng
đến trật tự, an toàn xã hội. Tệ nạn mại dâm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
đến sự gia tăng gần đây tội phạm mua bán phụ nữ qua biên giới phục vụ mục đích mại
dâm; tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia.
3. Tệ nạn cờ bạc

3.1. Khái niệm tệ nạn cờ bạc
Cờ bạc là khái niệm dùng để chỉ các hình thức tổ chức và tham gia các trò chơi
có xác định thắng/thua, trong đó người thắng được nhận một khoản lợi ích bằng tiền,
hiện vật hoặc lợi ích vật chất khác từ người thua hoặc người tổ chức trò chơi.
Tệ nạn cờ bạc là hiện tượng xã hội trái pháp luật, biểu hiện tình trạng các cá
nhân tổ chức và tham gia các trò chơi cờ bạc dưới mọi hình thức, gây ra những hậu
quả xấu, tác động tiêu cực tới trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội.
3.2. Một số hình thức biểu hiện của tệ nạn cờ bạc
Các hình thức biểu hiện của tệ nạn cờ bạc gồm đánh bài; chơi lô, đề; cá độ
bóng đá, các môn thể thao khác; chơi cờ bạc game online; chọi gà. Ngoài các hình
thức biểu hiện của tệ nạn cờ bạc nêu trên, dân cờ bạc còn sử dụng rất nhiều những
hình thức khác để cá độ, đặt cược, trông chờ vào sự may rủi, như đua ngựa, đua chó,

đua xe, chơi đôminô, xúc xắc, chẵn lẻ.v.v.
3.3. Tác hại của tệ nạn cờ bạc
Là một vấn nạn xã hội, tệ nạn cờ bạc đã và đang gây ra những hậu quả, tác hại
rất nghiêm trọng đối với các cá nhân, gia đình và xã hội nói chung. Sự ham mê cờ bạc,
trước hết, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của chính bản thân người chơi cờ bạc. Khi
cờ bạc đã ăn sâu vào tâm trí con người thì nó đã trở thành một loại bệnh tinh thần ­
nghiện cờ bạc. Tệ nạn cờ bạc là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp (đối với
công nhân, công chức, viên chức...), bị đuổi học, bỏ học (đối với học sinh, sinh viên)
do họ quá mải mê với các trò cờ bạc mà bê trễ công việc cơ quan, làm việc kém hiệu
quả, học hành sút kém... Tệ nạn cờ bạc làm phát sinh các mâu thuẫn trong hôn nhân ­
gia đình của những người nghiện cờ bạc, gây sứt mẻ, tổn thương tình cảm, đổ vỡ niềm

11


tin giữa vợ/chống, cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia
đình.
4. Các tệ nạn xã hội khác
4.1. Say rượu và nghiện rượu
Trong những năm gần đây, tình trạng say rượu và nghiện rượu đã và đang trở
thành một vấn nạn xã hội, có thể coi là một tệ nạn xã hội thu hút sự quan tâm của cộng
đồng xã hội. Đặc biệt tệ nạn say rượu đang có xu hướng gia tăng nhanh trong lứa tuổi
thanh thiếu niên. Say rượu và nghiện rượu là một trạng thái bệnh lý, hình thành do kết
quả của việc sử dụng quá nhiều trong một lần hoặc sử dụng mang tính hệ thống các đồ
uống có cồn (rượu, bia); hậu quả là, nồng độ cồn cao làm cho người uống rơi vào
trạng thái say, đánh mất lý trí và sự tỉnh táo. Say rượu và nghiện rượu thường là
nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông thảm khốc, bạo lực trong gia đình, ảnh
hưởng đến an ninh trật tự khu phố, lối xóm... Trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh, mất lý trí do say rượu, người say rượu có thể gây ra các hành vi tội ác.
4.2. Đua xe trái phép

Đua xe trái phép là một loại tệ nạn xã hội có xu hướng phát triển mạnh trong
những năm gần đây, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh. Đối tượng tham gia đua xe trái phép và tụ tập cổ vũ đua xe trái phép chủ yếu là
thanh, thiếu niên. Đua xe trái phép là một loại tệ nạn xã hội, biểu hiện ở những hành vi
sai lệch có tính chất ngông cuồng, quậy phá, coi thường pháp luật, gây mất trật tự an
toàn xã hội; thường do những người quá khích thực hiện và có tính tổ chức trong việc
thực hiện hành vi. Đây là một loại tệ nạn xã hội phức tạp, rất nguy hiểm, gây tâm lý
hoang mang, lo lắng, sợ hãi cho những người dân lương thiện.
4.3. Nghiện chơi game
Tình trạng nghiện game online bị coi là một loại tệ nạn xã hội vì nó có thể gây
ra nhiều tác hại cho cá nhân, gia đình và xã hội. Trước hết, nghiện game online gây tốn
kém về tiền bạc, suy giảm kinh tế, thu nhập của người chơi cũng như gia đình vì phải
bỏ tiền, thậm chí nhiều tiền để chơi game. Mặt khác, sự ham mê, dành nhiều thời gian
cho việc chơi game sẽ khiến người nghiện chơi game không còn nhiều thời gian cho
công việc làm ăn; đôi khi rơi vào tình trạng thất nghiệp vì bị đuổi việc. Nghiện chơi
12


game còn để lại hậu quả về mặt xã hội. Nghiện chơi game online có thể dẫn đến hành
vi phạm pháp, phạm tội.

III. TÌNH HÌNH TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG SINH
VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Tình hình tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay
Tình hình tệ nạn xã hội là khái niệm dùng để chỉ động thái diễn biến, cơ cấu,
thực trạng của tệ nạn xã hội, bao gồm tệ nạn ma túy, tệ nạn mại dâm, tệ nạn cờ bạc và
các tệ nạn khác, xảy ra trên phạm vi toàn xã hội hay ở một khu vực nhất định và trong
một khoảng thời gian nhất định.
1.1. Tình hình tệ nạn ma túy
Tệ nạn ma túy mà biểu hiện cụ thể là tình trạng mua bán và sử dụng ma túy

đang có xu hướng gia tăng nhanh. Tại Hội nghị bàn về Các giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác phòng chống HIV/AIDS và phòng chống ma tuý tại các tỉnh trọng điểm,
diễn ra ở Hải Phòng, Tổng cục Cảnh sát cho biết, hiện nay, tệ nạn ma tuý đã có mặt tại
cả 63 tỉnh, thành phố của cả nước. Tội phạm ma túy diễn biến phức tạp ở cả 3 hình
thức mua bán, vận chuyển trái phép, trồng, tái trồng cây có chất ma tuý và người
nghiện ma tuý. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai
Châu, Yên Bái, Nghệ An đã phát hiện và triệt phá gần 100 ha cây thuốc phiện.
Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội cho biết, theo con số có trong hồ sơ
quản lý của 13 địa phương, gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bà Rịa
­ Vũng Tàu, Yên Bái, Sơn La, Nghệ An, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn,
Thái Nguyên và Quảng Ninh, thì tính tới tháng 9/2008 đã có 92.342 người nghiện ma
tuý (chưa tính số người nghiện tại các trại giam, cơ sở giáo dưỡng do Bộ Công an
quản lý), chiếm tới 66% tổng số người nghiện trên toàn quốc (138.518 người).
Điều đáng lo ngại là tình hình nghiện ma túy trong công nhân, viên chức lao
động cũng có diễn biến phức tạp. Do chịu ảnh hưởng, tác động trực tiếp của tình hình
tội phạm ma túy quốc tế và khu vực nên tình hình tệ nạn, tội phạm ma túy ở nước ta
cũng như trong công nhân, viên chức lao động có diễn biến mới phức tạp. Nhiều địa
bàn có số cán bộ công nhân, viên chức lao động nghiện ma túy khá đông, tập trung ở
các tỉnh biên giới, miền núi, các tỉnh có mỏ khai thác khoáng sản như: Sơn La, Điện
13


Biên, Lai Châu, Quảng Ninh, Cao Bằng..., hoặc một số tỉnh, thành phố có nhiều
người lao động nhập cư từ nơi khác đến. Tính đến ngày đầu tháng 7/2009, cả nước có
155.242 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, so với cuối năm 2008 đã giảm 18.361
người (trên 10%). Số người nghiện là cán bộ, công nhân, viên chức là 1.386 người,
giảm 3.451 người so với năm 2008 (giảm hơn 71%). Người nghiện là các cán bộ,
công nhân, viên chức lao động đang có xu hướng trẻ hóa, chủng loại ma túy và
phương hướng sử dụng ma túy trong các đối tượng này cũng ngày càng phức tạp, đa
dạng hơn.

Bên cạnh đó, tình trạng phạm tội về ma túy trong công nhân, viên chức lao
động vẫn tiếp tục diễn ra. Một bộ phận công nhân, viên chức lao động (lái xe, phụ xe
khách, lái xe tải chạy đường dài, nhân viên y tế...) đã lợi dụng vị trí, điều kiện công tác
của mình để thực hiện các hành vi phạm tội, như đã trực tiếp vận chuyển hoặc thông
đồng, tiếp tay cho các đối tượng mua bán trái phép chất ma túy; một số người có liên
quan đến lĩnh vực quản lý, cấp phát thuốc tân dược cai nghiện đã lợi dụng vị trí công
tác của mình để hoạt động phạm tội, tuồn thuốc tân dược, thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần ra bán ngoài thị trường tự do.
1.2. Tình hình tệ nạn mại dâm
Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2003 và đã có
tác dụng kìm hãm tốc độ gia tăng của tệ nạn mại dâm, giảm rõ rệt về phạm vi, quy mô
của hoạt động mại dâm nơi công cộng, hạn chế được hoạt động mại dâm trá hình
trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên, tệ nạn mại dâm mới chỉ giảm ở bề nổi.
Số người bán dâm chưa giảm, mại dâm có yếu tố nước ngoài đang có chiều hướng gia
tăng. Hoạt động mại dâm trên địa bàn cả nước vẫn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.
Điều đáng lo ngại là phụ nữ bán dâm ngày càng trẻ hóa, dưới 18 tuổi chiếm 15,3%, từ
18­25 tuổi: 42%, từ 25­35 tuổi: 35%. Nhìn chung, những người bán dâm thuộc nhóm
trình độ văn hóa thấp, khoảng 80% có trình độ văn hóa cấp tiểu học, trung học cơ sở
và khoảng 10% mù chữ.
Trong 5 năm từ 2004 đến 2009, Bộ Công an đã nỗ lực khám phá, bắt giữ 7.674
ổ mại dâm với 24.712 đối tượng gồm chủ chứa, môi giới mại dâm, gái bán dâm và
khách mua dâm. Tuy nhiên, cả nước hiện vẫn còn 40.000 người làm nghề mại dâm.
14


Trên địa bàn cả nước cũng còn gần 200 tụ điểm mại dâm hoạt động phức tạp ở nơi
công cộng, địa bàn giáp ranh tỉnh, quận, huyện, xã, phường như: Hà Nội (18 tụ điểm),
TP. Hồ Chí Minh (21 tụ điểm), Khánh Hòa, Bình Thuận, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Vĩnh Phúc có từ 3 ­ 4 tụ điểm. Tại nhiều tỉnh, thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Bình Dương, Hải Phòng, Phú Yên, số cơ sở kinh doanh dịch vụ tăng hơn

các năm trước, đặc biệt là các dịch vụ dễ biến tướng, trá hình tệ nạn mại dâm, như
xông hơi, xoa bóp, tẩm quất.
Thời gian gần đây, tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đã xuất hiện những đường
dây “gái gọi cao cấp” (đa số còn rất trẻ, có nhan sắc với tuổi đời trung bình từ 17 ­ 20,
cá biệt có trường hợp mới 14 ­ 15 tuổi), hoặc một số khách sạn liên doanh với người
nước ngoài có sự câu kết với đối tượng là người Việt Nam để tuyển lựa gái mại dâm là
ca sĩ, người mẫu, diễn viên điện ảnh. Điều đặc biệt nguy hiểm là hoạt động mại dâm
qua mạng Internet cũng đang phát triển mạnh. Số đối tượng tìm cách bán dâm ở nước
ngoài ngày càng nhiều nhằm tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Bộ Công an
dự báo đây là hiện tượng có xu hướng phát triển trong thời gian tới.
Về tình hình tệ nạn mại dâm trong cán bộ, công nhân, viên chức lao động, theo
báo cáo của Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội, số liệu khách mua dâm là cán bộ,
công nhân, viên chức lao động tuy không nhiều (khoảng 3%); song, Bộ này khẳng
định, đây chưa phải con số thống kê đầy đủ và số liệu thực tế có thể còn lớn hơn nhiều.
Mại dâm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đang có chiều hướng gia tăng và diễn
biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường làm việc. Nghiêm trọng hơn, do
khủng hoảng kinh tế, nhiều nữ công nhân bị thất nghiệp đã chuyển sang làm tiếp viên
cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm hoặc tham gia các hoạt động mại dâm.
1.3. Tình hình tệ nạn cờ bạc
Ở nước ta hiện nay, bên cạnh những loại hình cờ bạc “truyền thống” như tổ tôm,
xóc đĩa, đánh chắn, đánh phỏm, đã và đang phát sinh thêm nhiều trò khác như: bi­a, cá
độ bóng đá, tá lả, lô đề. Đối tượng tham gia tệ nạn cờ bạc thì có đủ mọi thành phần, già
trẻ, lớn bé, từ độ tuổi thanh, thiếu niên đến độ tuổi trung niên; từ cán bộ, viên chức cho
đến người dân bình thường. Tệ nạn cờ bạc diễn ra quanh năm, nhưng rầm rộ nhất là
vào các dịp lễ hội, những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Hiện nay, tệ nạn cờ bạc theo
15


kiểu chơi lô, đề đang tồn tại ở rất nhiều nơi. Điều đáng chú ý là đã xuất hiện ở một bộ
phận thanh, thiếu niên còn rất trẻ cũng tham gia chơi lô, đề.

Chỉ cách đây vài năm cá độ qua mạng còn là cả một thế giới bí ẩn với dân cá độ
“cò con”. Nhưng giờ đây, cá độ qua mạng đã trở nên thông dụng. Chỉ cần có một máy
tính nối mạng và một tài khoản trong ngân hàng, dân độ có thể dễ dàng gia nhập thế
giới cá độ trực tuyến. Vào mùa bóng đá, một đêm lượng tiền giao dịch có thể lên đến
cả tỷ đồng.
2. Tình hình tệ nạn xã hội trong sinh viên ở nước ta hiện nay
Cùng với tình hình tệ nạn xã hội nói chung, tình hình tệ nạn xã hội trong đối
tượng học sinh, sinh viên ở nước ta hiện nay cũng đang diễn biến theo chiều hướng hết
sức phức tạp. Các nghiên cứu, thống kê cho thấy, trong sinh viên có sự xuất hiện và
tồn tại hầu như đủ các loại tệ nạn xã hội, từ ma túy, mại dâm, cờ bạc cho tới say rượu,
nghiện chơi game online, bạo lực học đường... Tệ nạn xã hội ở một bộ phận sinh viên
được ví như “luồng gió đen” đang len lỏi khắp các trường đại học. Đó cũng là nguyên
nhân dẫn sinh viên tới các hành vi phạm tội. Theo thống kê của cơ quan công an, mỗi
năm ở các trường đại học ít nhất có hàng chục vụ sinh viên phạm pháp hình sự.
Trước hết, phải kể tới tình trạng phạm tội buôn bán ma túy và nghiện ma túy
trong sinh viên. Những năm trước đây, đối tượng buôn bán ma túy thường mua chuộc,
dụ dỗ những người nông dân ít hiểu biết pháp luật để vận chuyển ma túy thuê cho
chúng, song gần đây, mục tiêu này đã chuyển sang giới sinh viên, nhất là số sinh viên
ở các tỉnh được đánh giá là trọng điểm về ma túy. Chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật,
thiếu kỹ năng sống, không tu dưỡng bản thân và bị cuốn theo lối sống xa hoa nơi đô
thị, nhiều học sinh, sinh viên đã, đang bị các đối tượng buôn “cái chết trắng” làm mờ
mắt, lôi kéo vào con đường phạm tội.
Thống kê từ năm 2005 đến năm 2008 cho thấy, vi phạm hình sự trong học sinh,
sinh viên lên tới 8.000 vụ, trong đó có trên 800 vụ phạm tội liên quan đến ma túy.
Theo số liệu thống kê mới đây của các cơ quan chức năng, trên địa bàn cả nước có
hơn 146.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tuy nhiên, đáng báo động là cứ
100 người nghiện thì có tới 70 người ở tuổi vị thành niên. Đau lòng hơn, có những
sinh viên vì tiêm chính ma túy đã bị nhiễm HIV/AIDS hoặc chết vì sốc thuốc.
16



Cờ bạc (lô, đề, cá độ bóng đá...) không phải là hiện tượng mới lạ gì trong giới
sinh viên. Có những sinh viên chơi lô, đề hết cả tiền triệu, cả xe máy, máy tính xách
tay đắt tiền; thậm chí lấy cả sổ đỏ ngôi nhà gia đình đang sinh sống đem đi “cắm” để
thỏa mãn “cơn khát đỏ đen”. Vào mùa bóng đá, dưới cái vỏ bọc “cổ động viên nhiệt
tình”, nhiều sinh viên sẵn sàng “dốc túi” để tham gia các trò cá độ bóng đá. Đến các
điểm chơi bi a, bi lắc có thể dễ dàng bắt gặp các nhóm sinh viên các trường đại học
đang “say mê” với cuộc chơi vì mỗi ván chơi ít nhất cũng phải có 50.000 đồng.
Không đam mê cờ bạc, nhưng một số sinh viên các trường đại học lại mê mẩn,
sống với thế giới ảo nhiều hơn với thế giới thật. Vì đam mê game online, có những
sinh viên đã bỏ ra tiền thật để mua lấy những “vũ khí” ảo nhằm trang bị cho nhân vật
của mình thật tinh nhuệ. Số tiền chi ra từ vài trăm nghìn đồng rồi lên đến vài triệu,
thậm chí lên tới hàng chục triệu lúc nào cũng chẳng biết. Hậu quả là, kết quả học hành
sút kém; nợ nần bắt đầu chồng chất, những sinh viên này bị các chủ nợ săn lùng, bị
báo lên Ban giám hiệu nhà trường. Vấn đề xem xét các hình thức kỷ luật, thậm chí là
bị lưu ban, đuổi học được đặt ra.
Hiện tượng sinh viên uống rượu và say rượu đã trở thành chuyện thường ngày
đối với nhiều người. Bất cứ một dịp nào, từ sinh nhật, ngày lễ tết, ngày cuối tuần, thậm
chí là không cần “nhân dịp”, các nam sinh viên cũng tụ tập uống rượu. Ai cũng biết
uống rượu nhiều sẽ rất có hại cho lục phủ, ngũ tạng, nhưng tất cả đều phớt lờ và cho
rằng “vui là chính, sức khỏe là thứ yếu”. Thậm chí, những khi “cạn tiền”, nhiều sinh
viên còn đi mua những loại rượu rẻ tiền chỉ vài nghìn/lít, nghĩa là “rượu thì ít, cồn thì
nhiều”. Uống những loại này, đầu đau như búa bổ, mắt nở hoa cà hoa cải vô cùng hại
người. Biết thế, nhưng tất cả đều bỏ qua, chỉ cần lúc “trăm phần trăm” thấy vui là được.
Không hẳn là mại dâm, song tình trạng “yêu liều” cũng đang là một vấn đề
đáng báo động trong sinh viên hiện nay. Yêu liều ở đây là yêu nhiều, yêu vô tội vạ, bạ
đâu yêu đấy. Nếu chỉ là tình yêu trong sáng, thì yêu nhiều cũng không gây hậu quả gì
nghiêm trọng. Nhưng một bộ phận sinh viên hiện nay đang đánh đồng tình yêu với
tình dục. Hậu quả là tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai là giải pháp bắt
buộc đối với họ. Không ít “nam thanh nữ tú” sinh viên đã phải lén lút đến những

phòng khám hoa liễu để chữa trị căn bệnh “khó nói”. Khám chữa bệnh không đến nơi
17


đến chốn đã khiến một số sinh viên phải trả giá quá đắt cho những phút giây lầm lỡ
khi không còn khả năng sinh con.
Nguy hiểm nhất đối với các nam sinh viên là tình trạng “tình cho không biếu
không”. Đó là tình trạng những cô gái có “lý lịch tình dục” không rõ ràng tự nguyện
đến sống chung với các nam sinh viên ở nhà trọ. Họ chỉ cần có một chỗ ăn, ở không
mất tiền, ngoài ra không có yêu cầu gì khác; đổi lại, các nam sinh viên “muốn gì cũng
được”. Đây thực chất là những cô gái bán dâm đã hết thời, nay tìm cách mồi chài,
chèo kéo những nam sinh viên vốn tò mò, thích của lạ. Những đối tượng này có nguy
cơ bị nhiễm HIV rất cao.
IV. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG CÁC LOẠI TỆ NẠN XÃ
HỘI
1. Pháp luật về phòng chống tệ nạn ma túy
Để góp phần ngăn ngừa, phòng, chống, đẩy lùi tệ nạn ma túy, hạn chế những
tác hại mà tệ nạn ma túy gây ra, Nhà nước ta đã sớm xây dựng, ban hành Luật phòng,
chống ma túy số 23/2000/QH10. Luật này đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm
2001. Luật này gồm 8 chương, 56 điều, “quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu
tranh chống tệ nạn ma tuý; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý;
trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma tuý” (Điều
1). Phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, các cơ quan, tổ chức
(Chương II, từ Điều 6 đến Điều 14). Luật phòng, chống ma túy đưa ra các quy định về
kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy (Chương III, từ Điều 15 đến
Điều 24); về cai nghiện ma túy (Chương IV, từ Điều 25 đến Điều 35); về công tác
quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý.
Xuất phát từ tình hình thực tế xã hội, ngày 03 tháng 6 năm 2008, Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 3 đã ban hành Luật

sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10; có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 21­CT/TW ngày 26
tháng 3 năm 2008 Về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống ma
tuý trong tình hình mới. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số
18


165/2008/QĐ­TTg ngày 11 tháng 12 năm 2008 ban hành Kế hoạch triển khai thực
hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng
cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống ma tuý trong tình hình mới.
Đối với đối tượng là học sinh, sinh viên ­ những người có nguy cơ cao dính líu
vào tệ nạn ma túy, Căn cứ vào Luật phòng chống ma túy, Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng đã ban hành Thông tư Số 31 /2009/TT­BGDĐT ngày 23 tháng 10 năm 2009
Quy định về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân, gồm 5 chương, 16 điều.
Trên phương diện pháp luật hình sự, nhằm đảm tính ngăn ngừa, răn đe và tạo
cơ sở pháp lý cho việc các loại tội phạm liên quan đến tệ nạn ma túy, Nhà nước ta đã
sớm có các điều luật quy định các tội phạm về ma túy. Trong Bộ luật hình sự năm
1999 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2000), các tội phạm về ma túy được quy định tại
Chương XVII, bao gồm 10 điều luật (từ Điều 192 đến Điều 201) quy định 10 tội danh
liên quan đến ma túy. Sau lần sửa đổi, bổ sung (tháng 6/2009) còn 9 điều luật quy định
9 tội danh.
2. Pháp luật về phòng chống tệ nạn mại dâm
Để góp phần bảo vệ truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, danh dự, nhân
phẩm của con người, hạnh phúc gia đình, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức
khoẻ nhân dân, xây dựng và phát triển con người Việt Nam, ngày 14 tháng 3 năm
2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm số
10/2003/PL-UBTVQH11, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2003.
Pháp lệnh phòng, chống mại dâm bao gồm 6 chương, 41 điều, “quy định những
biện pháp phòng, chống mại dâm; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia

đình trong phòng, chống mại dâm” (Điều 1). Chương II (từ Điều 10 đến Điều 21) quy
định những biện pháp, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong
phòng chống mại dâm. Pháp lệnh phòng, chống mại dâm dành chương III (từ Điều 22
đến Điều 29) để nêu các biện pháp, hình thức xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống
mại dâm. Chương IV quy định các vấn đề liên quan đến quản lý Nhà nước về phòng,
chống mại dâm, gồm các điều từ Điều 30 đến Điều 37. Chương V quy định và khen

19


thưởng và khiếu nại, tố cáo (Điều 38 và Điều 39). Chương VI là Điều khoản thi hành
(Điều 40 và Điều 41).
Để góp phần đưa Pháp lệnh phòng, chống mại dâm vào thực tiễn cuộc sống,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004
quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm gồm 5
chương, 37 điều.
3. Pháp luật về phòng chống tệ nạn cờ bạc
Các căn cứ pháp lý về phòng, chống tệ nạn cờ bạc, trước hết, dựa chủ yếu vào
các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội phạm về cờ bạc. Hiện nay, trong
Bộ luật hình sự 999 quy định hai tội danh liên quan đến cờ bạc, gồm: Điều 248. Tội
đánh bạc và Điều 249. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.
Đối với cán bộ, viên chức Nhà nước có hành vi đánh bạc mà chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự, Nghị định số 53/CP ngày 28­6­1994 Quy định các biện
pháp đối với cán bộ, viên chức Nhà nước và những người có hành vi liên quan đến
mại dâm, ma tuý, cờ bạc và say rượu bê tha quy định: “a) Bị phạt tiền từ 20.000 đồng
đến 200.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ
luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc cách chức; b) Nếu tái phạm thì bị
phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi
người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc”.
4. Pháp luật về phòng chống một số loại tệ nạn xã hội khác

4.1. Đối với nạn say rượu và nghiện rượu
Năm 1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/CP ngày 28­6­1994 Quy
định các biện pháp đối với cán bộ, viên chức Nhà nước và những người có hành vi
liên quan đến mại dâm, ma tuý, cờ bạc và say rượu bê tha.
Trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, mất lý trí do say rượu, người say
rượu có thể gây ra các hành vi tội ác. Chính vì vậy, Điều 14 Bộ luật hình sự năm 1999
quy định: “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích
mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”. Phạm tội trong trạng thái say rượu
cũng là tình tiết tăng nặng đối với một số tội danh quy định trong Bộ luật hình sự.
Chẳng hạn, điểm b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh
20


khác, khoản 2, Điều 202. Tội phạm vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ. Hoặc, điểm b) Trong tình trạng dùng rượu, bia quá nồng độ quy
định hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác, khoản 2, Điều 208. Tội phạm vi
phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt...
4.2. Đối với nạn đua xe trái phép
Trên phương diện pháp luật hình sự, hành vi tổ chức đua xe trái phép và hành
vi đua xe trái phép là những hành vi phạm tội quy định tại Điều 206 (Tội tổ chức đua
xe trái phép) và Điều 207 (Tội đua xe trái phép) của Bộ luật hình sự năm 1999. Trên
phương diện pháp luật hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2010/NĐ­
CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ. Theo Điều 1 của Nghị định này, vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ là những hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của
pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải
là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Nghị
định đã dành Điều 37 để quy định xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái
phép. Các điều luật trên đây cho thấy, trên cả phương diện pháp luật hình sự và pháp
luật hành chính, các hành vi tạo nên vấn nạn đua xe trái phép (đua xe trái phép, tổ chức

đua xe trái phép, tụ tập cổ cũ đua xe trái phép) đều bị pháp luật xử lý nghiêm minh.
4.3. Đối với nạn nghiện trò chơi trực tuyến (game online)
Để quản lý trò chơi trực tuyến game online, trước đây, liên Bộ Văn hóa ­Thông
tin, Bộ Bưu chính, Viễn thông và Bộ Công an đã ban hành Thông tư 60/2006/TTLT­
BVHTT­BBCVT­CA về quản lý trò chơi trực tuyến. Thông tư đã đưa ra các quy định
khá chặt chẽ và cụ thể nhằm hạn chế việc chơi game online quá nhiều, hạn chế tác
động tiêu cực của game online đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh. Thủ tướng
Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các cơ quan liên
quan xây dựng Quy chế quản lý về quản lý trò chơi trực tuyến thay thế Thông tư 60.
Nghị định số 28/2009/NĐ­CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet có một
điều riêng (Điều 17) quy định về các hành vi vi phạm và mức độ xử phạt đối với trò
chơi trực tuyến, mức phạt bằng tiền cao nhất lên đến 50.000.000 (năm mươi triệu)
21


ng, ngoi ra cũn quy nh cỏc hỡnh thc x pht b sung, nh tch thu tang vt,
phng tin c s dng vi phm hnh chớnh; trc xut ngi nc ngoi cú hnh
vi vi phm...
B. THC TRNG T NN X HI TRONG SINH VIấN I HC LUT
H NI V NGUYấN NHN
I. Thực trạng tệ nạn xã hội trong sinh viên Trường Đại học
Luật Hà Nội hiện nay

1. Thực trạng về tệ nạn xã hội trong sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
Sinh viên trường Đại học luật Hà Nội mặc dù được học tập trong môi trường
pháp lý, được trang bị những kiến thức về pháp luật một cách có hệ thống, nhưng cũng
không thể khẳng định rằng tệ nạn xã hội không xâm nhập vào đời sống sinh viên. Vậy
nhận thức của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội về tệ nạn xã hội như thế nào?
Mó s

1
2
3
4
5
6
7
8

Phng ỏn tr li
S lng
Chi lụ, , cỏ búng ỏ
505
ỏnh bi n tin hoc li ớch vt cht khỏc
459
Bo lc hc ng
314
ua xe trỏi phộp hoc c v ua xe trỏi phộp
342
Say ru
380
Nghin ma tỳy
374
Mi dõm
342
Hnh vi khỏc
49
Tng cng
550
Các hành vi là tệ nạn xã hội trong sinh viên


T l
91.8
83.5
57.1
62.2
69.1
68.0
62.2
8.9
100.0

Kết quả điều tra về nhận thức các hành vi là tệ nạn xã hội trong sinh viên ở bảng
trên cho thấy, phần lớn sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng tệ nạn xã hội xã
hội trong sinh bao gồm tất cả các hành vi: chơi lô đề, cờ bạc, đánh bài ăn tiền, bạo lực
học đường, đua xe trái phép, say rượu, nghiện ma túy, mại dâm, và các hành vi khác
như trộm cắp, mê tín dị đoan, game online... đều chiếm tỉ lệ trên 50%; 91,8% sinh viên
được khảo sát cho rằng, hành vi chơi lô đề, cờ bạc là tệ nạn xã hội trong sinh viên;
đánh bài ăn tiền hoặc lợi ích vật chất khác là 83.5%. Đây thực sự là hai hành vi phổ
biến nhất trong giới sinh viên nói chung.
Tệ nạn xã hội trong sinh viên là hiện tượng phổ biến mà chúng ta có thể bắt gặp
bất cứ ở đâu như trên đường phố , ngoài công viên, hoặc những nơi công cộng khác.

22


Kết quả điều tra cho thấy, có 81.6% sinh viên trả lời có tình cờ phát hiện, nhìn thấy
sinh viên hoặc người khác tham gia vào tệ nạn xã hội.
Tìm hiểu xem sinh viên Đại học Luật bị phát hiện, nhìn thấy có tham gia vào
những loại tệ nạn xã hội nào, kết quả thu được như sau:

Mó s
1
2
3
4
5
6
7
8

Phng ỏn tr li
S lng
T l
Chi lụ, , cỏ búng ỏ
342
72.5
ỏnh bi n tin hoc li ớch vt cht khỏc
207
44.2
Bo lc hc ng
97
20.7
ua xe trỏi phộp hoc c v ua xe trỏi phộp
68
14.5
Say ru
181
38.7
Nghin ma tỳy
70

15.0
Mi dõm
43
9.2
Hnh vi khỏc
9.2
3.2
Tng cng
550
100.0
Loại tệ nạn xã hội mà sinh viên Đại học Luật Hà Nội có tham gia

Số liệu ở bảng trên cho thấy, có 3 loại hành vi mà sinh viên Trường Đại học
Luật Hà Nội có tham gia hành vi chơi lô đề, cờ bạc (72.5%), hành vi đánh bài ăn tiền
(44.2%) và say rượu (38.7%). Những hành vi này diễn ra thường xuyên trong thực tế,
theo quan điểm của sinh viên. Hành vi mại dâm được cho là khó phát hiện nhất nhưng
vẫn có 9.2% sinh viên trả lời có nhìn thấy.
Tìm hiểu về số lần phát hiện hành vi tham gia vào tệ nạn xã hội, có 56% sinh
viên trả lời thỉnh thoảng nhìn thấy và chỉ có 5% sinh viên trả lời nhìn thấy duy nhất
một lần. Khi tiến hành xử lý thông tin chéo với câu hỏi về chỗ ở của sinh viên hiện nay.
Số liệu trong bảng dưới đây cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ giữa những người
sống ở các khu vực khác nhau về số lần sinh viên phát hiện hành vi tham gia vào tệ nạn
xã hội.
Bạn đang ở đâu
ở với gia đình,
Ký túc Khu

nhà trọ
người thân
Số lần Rất nhiều lần

5
42
25
phát Nhiều lần
14
57
35
hiện Thỉnh thoảng
32
140
87
hành vi Một lần duy nhất
4
7
8
Total
55
246
155
Số lần phát hiện hành vi đó và bạn đang ở đâu

23

Điạ điểm
khác
0
0
2
0
2


Total
72
104
261
19
458


×