Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tìm hiểu về nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của sinh viên trường đại học luật hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.71 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
Từ trước đến nay, tệ nạn xã hội luôn là một vấn nạn nhức nhối gây nên nhiều
hậu quả hệ lụy khôn lường với xã hội nói chung đặc biệt là trong môi trường học
đường, nó có nhiều ảnh hưởng xấu tới sinh viên các trường Đại học trong đó có
sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội. Với mục đích tìm hiểu nhận thức và thực
hiện pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội của sinh viên trường Đại học Luật Hà
Nội, nhóm B2 lớp 4013 chúng em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Tìm hiểu về nhận
thức và thực hiện pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của sinh viên trường Đại
học Luật Hà Nội” làm đề tài bài tập nhóm của mình.
Cuộc điều tra của chúng em tiến hành với mục đích: khảo sát thực tiễn để từ
đó làm sáng tỏ thực trạng về nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tện
nạn xã hội của sinh viên trường Đại Học Luật Hà Nội. Phân tích các nguyên nhân
làm phát sinh các tệ nạn xảy ra đối với sinh viên trong trường Đại học Luật Hà Nội
hiện nay và hậu quả tiêu cực mà các loại hình tệ nạn xã hội đó gây ra.Trên cơ sở đó
đề ra một số giải pháp cụ thể để không ngừng nâng cao sự nhận thức và thực hiện
pháp luật trong việc phòng chống và ngăn ngừa các tệ nạn xã hội trong trường Đại
học Luật hiện nay.
Để thực hiện mục đích này, nhóm chúng em đã triển khai một số nhiệm vụ
sau: Lập bảng hỏi với 18 câu hỏi chia thành 4 nhóm câu hỏi để tìm hiểu về quan
điểm, nhận thức của sinh viên về tệ nạn xã hội,tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân,
hậu quả và giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội. Phát phiếu hỏi, xử lí và phân tích
số liệu thu được. Tổng hợp số liệu và viết báo cáo kết quả thu được.
Để hoàn thành cuộc điều tra này, nhóm em đã sử dụng phương pháp phân
tích và tổng hợp, khái quát hóa,... để nghiên cứu các vấn đề lý luận.Sử dụng
phương pháp anket để thu thập thông tin thực nghiệm nhằm làm rõ thực trạng tệ
nạn xã hội trong sinh viên trường đại học luật Hà Nội.
1


Việc chọn mẫu dựa theo phương pháp chọn ngẫu nhiên.Những người tham
gia trả lời bảng hỏi là sinh viên của trường Đại học luật Hà Nội cụ thể là các khóa


37,38,39,40 đang học tại trường.Phát – thu phiếu hỏi, xử lí phân tích số liệu thu
được. Số lượng phiếu phát ra là: 120 phiếu. Số lượng phiếu thu về là 100 phiếu.
Tổng cộng số phiếu là 100 phiếu.
Kết quả thu được trong cuộc điều tra của chúng em như sau:

NỘI DUNG
1
1.1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
Khái niệm tệ nạn xã hội.
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các loại

hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phác vỡ
thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, gây ra hoặc có thể
gây ra những tác hại, hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.
1.2 Một số loại tệ nạn
1.2.1 Tệ nạn ma túy.

xã hội thường gặp

Ma túy là nói tới các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi được đưa
vào cơ thể bằng những cách khác nhau như tiêm, chích, hút, hít, nhai, nuốt...sẽ làm
thay đổi trạng tháu ý thức, trí tuệ và sinh lý của người sử dụng chất ma túy.
Một số loại thường gặp: thuốc phiện( anh túc), mooc phin( morphin), heroin,
cần sa và ma túy tổng hợp.
Tệ nạn ma túy là khái niệm dùng để chỉ tình trạng nghiện hoặc lệ thuộc vào ma
túy, các tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy.
1.2.2


Tệ nạn mại dâm.

2


Mại dâm là hành vi sủ dụng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người
mua dâm và người bán dâm để trao đổi lấy tiền bạc lợi ích vật chất hay lợi ích
khác.
Tệ nạn mại dâm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện tình trạng các cá nhân
dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân và tiền bạc, lợi ích vật chất hay các lợi
ích khác để trao đổi với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục( đối với người mua
dâm) hoặc nhu cầu về tiền bạc, lợi ích vật chất( đối với người bán dâm).
1.2.3

Tệ nạn cờ bạc.
Cờ bạc là khái niệm dùng để chỉ các hình thức tổ chức và tham gia các trò

chơi có xác định thắng thua, trong đó người thắng nhận được một khoản lợi ích
bằng tiền, hiện vật hoặc lợi ích vật chất khác từ người thua hoặc người tổ chức trò
chơi.
Tệ nạn cờ bạc là hiện tượng xã hội trái pháp luật, biểu hiện tình trạng các cá nhân
tổ chức và tham gia các trò chơi cờ bạc dưới mọi hình thức, gây ra những hậu quả
xấu, tác động tiêu cực tới trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội.
1.2.4

Các loại tệ nạn xã hội khác.
Say rượu và nghiện rượu: trong những năm gần đây, tình trạng say rượu và

nghiện rượu đã đang trở thành một vấn nạn xã hội, đặc biệt tệ nạn say rượu đang có
xu hướng gia tăng nhanh trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Say rượu và nghiện rượi là

một trạng thái bệnh lý, hình thành do kết quả của việc sử dụng quá nhiều trong một
lần hoặc sử dụng mang tính hệ thống các đồ uống có cồn( ruợu, bia): hậu quả là
nồng độ cồn cao làm cho người uống rơi vào trạng thái say đánh mất lí trí và sự
tỉnh táo. Say rượu và nghiện rượu thường là nguyên nhân dẫn gây ra các vụ tai nạn
giao thông thảm khốc, bạo lực trong gia đình, ảnh hưởng đến an ninh trật tự khu

3


phố, lối xóm... Trong trạng thái tinh thần bị kích đồn mạnh, mất lí trí do say rượu,
người say rượu có thể gây ra các hành vi tội ác.
Đua xe trái phép: đua xe trái phép là một loại tệ nạn xã hội có xu hướng phát
triển mạnh trong những năm gần đây, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh. Đố tượng tham gia đua xe trái phép và tụ tập cổ vũ đua
xe trái phép chủ yếu là thanh, thiếu niên. Đua xe trái phép là một loại tệ nạn xã hội
biểu hiện ở những hành vi sai lệch csi tính chất ngông cuồng, quuay phá, coi
thường pháp luật, gây mất trật tự an toàn xã hội;thường do những người quá khích
thực hiện và có tính tổ chức trong việc thực hiện hành vi. Đây là một loại tệ nạn xã
hội phức tạp, rất nguy hiểm, gây tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi cho những
người dân lươnng thiện.
Nghiện chơi game: tình trạng bị nghiện chơi game online bị coi là một loại tệ
nạn ã hội vì nó có thể gây ra nhiều tác hại cho cá nhân, gia đình và xã hội. Trước
hết, nghiện game online gây tốn kém về tiền bạc, suy giảm kinh tế, thu nhập của
người chơi cũng như gia đình. Mặt khác, sự nếu sinh viên dành quá nhiều thời gian
cho gamne sẽ không có thời gian cho học hành dẫn đến tình trạng kết qủa học sa
sút. Nghiệ chơi game còn để lại hậu quả về mặt xã hội có thể dẫn đến cac hành vi
phạ pháp, phạm tội.
1.3

Tác hại của tệ nạn xã hội đối với sinh viên

Tệ nạn xã hội ảnh hưởng vô cùng lớn đối với sinh viên:
Tác hại đối với chính bản thân sinh viên tham gia các tệ nạn xã hội đó: Các

tệ nạn xã hội có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính
bản thân người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối
với người nghiện ma túy…); làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào
lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội.
4


Tác hại đối với gia đình của họ: Đối với các gia đình có người thân tham gia
các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần.
Tác hại đối với cộng đồng xã hội: các tệ nạn xã hội là những hiện tượng gây
bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội; gây
tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi cho những người dân lương thiện
1.4 Nội dung pháp luật về phòng chống tệ nạn xã
1.4.1 Pháp luật về phòng chống tệ nan ma túy:

hội

Để góp phần ngăn ngừa, phòng, chống, đẩy lùi ma túy, hạn chế những tác hại
mà tệ nạn ma túy gây ra, Nhà nước ta đã sớm xây dựng, ban hành Luật phòng,
chống ma túy số 23/2000/QH10. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 và
có hiệu lực thi hành về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma túy;
kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; trách nhiệm của cá nhân,
gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy” (Điều 1). Theo quy định của
Luật phòng, chống ma túy, những hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: trồng cây chứa
chất ma túy: sản xuất, tang trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám
định,, xử lí, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh,nghiên cứu trái phép hoặc

chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; sử dụng, tổ
chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ
việc sử dụng trái phép chất ma túy; sản xuất,tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương
tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy; hợp pháp hóa
tiền, tài sản do phạm tội về ma túy mà có; chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện
ma túy; trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng,
chống ma túy; lợi dụng chức vụ, quyền hạn nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về
phòng, chống ma túy; các hành vi trái phép khác về ma túy…

5


Ngày 03 tháng 6 năm 2008, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2009.
Đối với đối tượng là học sinh, sinh viên- những người có nguy cơ cao dính
lứu vào nạn ma túy, Căn cứ vào luật phòng, chống ma túy, Bộ giáo dục và đào tạo
cũng đã ban hành thông tư Số 31/2009/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 10 năm 2009
Quy định về công tác phòng chống tệ nạn ma túy tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân…Các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống
tệ nạn ma túy khá đầy đủ và toàn diện cả hai phương diện phòng và chống. Đây đã
và đang là những công cụ quan trọng giúp chúng ta ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma
túy.
1.4.2

Pháp luật về phòng chống mại dâm:
Để góp phần bảo vệ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, danh dự, nhân

phẩm của con người, hạnh phúc gia đình, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức

khỏe nhân dân, xây dựng và phát triển con người Việt Nam, ngày 14 tháng 3 năm
2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm số
10/2003/PL-UBTVQH11, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2003. Theo quy định
của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:mua
dâm; bán dâm; chứa mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để
hoạt động mại dâm; các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy
định của pháp luật; nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức,
các nhân trong nước và tổ chức cá nhân nước ngoài tham gia, hợp tác trong hoạt
động phòng, chống mại dâm, thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, giáo
dục, kinh tế-xã hội, hành chính, hình sự và các biện pháp khác để phòng, chống mại
dâm; kết hợp chặt chẽ các biện pháp phòng, chống mại dâm với phòng, chống ma
6


túy và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS…Pháp lệnh phòng, chống mại dâm còn
quy định các hình phạt xử lí đối với các đối tượng bị phạm tội.
1.4.3

Pháp luật về phòng, chống tệ nạn cờ bạc
Nếu như đối với tệ ạn ma túy và mại dâm Nhà nước ta đã ban hành Luật,

Pháp lệnh riêng để phòng, chống, thì đối với tệ nạn cờ bạc, chúng ta không có Luật
hay Pháp lệnh về phòng, chống tệ nạn cờ bạc. Các căn cứ pháp lý về phòng, chống
tệ nạn cờ bạc, trước hết, dựa chủ yếu vào các quy định của Bộ luật hình sự năm
1999 về các tội phạm về cờ bạc.
1.4.4

Pháp luật về phòng chống một số tệ nạn xã hội khác
Bên cạnh các tệ nạn ma túy, tệ nạn mại dâm và tệ nạn cờ bạc, trong thực tế


đời sống xã hội còn có sự tồn tại của những loại tệ nạn xã hội khác như nạn xay
rượu và nghiện rượu, nạn đua xe trái phép,nạn nghiện game oline… Các tệ nạn xã
hội này cũng gây ra những tác hại không nhỉ cho các cá nhân và cộng đồng xã
hội.Chính vì vậy, trên phương diện pháp luật, Nhà nước ta cũng đã đặt ra nhiều quy
phạm pháp luật nhằm ngăn chặn những tác hại, phòng chống có hiệu quả các loại tệ
nạn xã hội đó.
Tóm lại, hành lang pháp lý của nước ta về công tác phòng chống tệ nạn xã hội
nói chung, từng loại tệ nạn xã hội nói riêng là tương đối đầy đủ, toàn diện, đã từng
bước được xây dựng, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế xã hội và
diễn biến của tình hình tệ nạn xã hội qua các thời kì.
1.5

Khái niệm thực hiện pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy

định của pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp
pháp của các chủ thể pháp luật. Nó còn là bộ phận, giai đoạn quan trọng của cơ chế
điều chỉnh pháp luật và là hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể; là nghĩa vụ
7


của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân, là hoạt động sáng tạo của chủ thể thông
qua các hoạt động cụ thể và được tiến hành bằng nhiều hình thức với quy trình
khác nhau. Qua thực hiện pháp luật sẽ giúp Nhà nước và các chủ thể đánh giá về
tính đúng đắn và hiệu quả của điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội.
Thực hiện pháp luật về phòng chống tệ nạn xẫ hội là quá trình hoạt động có
mục đích của các chủ thể nhằm thực hiện hóa các quy định của pháp luật về phòng
chống tệ nạn xã hội làm cho hệ thống pháp luật và pháp luật về phòng chống tệ nạn
xã hội đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế, hợp pháp của chủ thể. Đó là
những việc làm, hoạt động, phương thức hoạt động của chủ thể nhằm thực hiện yêu

cầu đặt ra trong quy phạm pháp luật đối với việc điều chỉnh các quan hệ xã hội gắn
liền với việc phòng chống tệ nạn xã hội.
Thực hiện pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội được thể hiện trên hai
phương diện: thứ nhất, là quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về phòng chống tệ
nạn xã hội để đưa các quy luật về phòng chống tệ nạn xã hội vào cuộc sống trở
thành hành vi thực tế, hợp pháp của chủ thể nhằm đạt được mục tiêu của điều chỉnh
pháp luật về phòng chống tệ nạn xẫ hội. Thứ hai, là quá trình thực hiện pháp luật
nói chung đối với phòng chống tệ nạn xã hội. Do điều kiện khách quan và chủ quan
nên Nhà nước và xã hội cần có những giải pháp đặc thù để đưa pháp luật vào phòng
chống tệ nạn xã hội.
2

THỰC TRẠNG VỀ NHẬN THỨC VÀ THỰC HIỆN PHÒNG CHỐNG
TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ

2.1

NỘI
Thực trạng về tệ nạn xã hội trong sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội.

Sinh viên trường Đại học luật Hà Nội mặc dù được học tập trong môi trường
pháp lý, được trang bị những kiến thức về pháp luật một cách có hệ thống tuy
nhiên tệ nạn xã hội vẫn xâm nhập vào đời sông sinh viên. Cụ thể, khi được hỏi “
Bạn đã có tình cờ nhìn thấy, phát hiện sinh viên trường Đại học luật Hà Nội có
hành vi tham gia vào tệ nạn xã hội không”, kết quả thu được như sau:
8


Mã số
Phương án trả lời

Tổng số
Tỷ lệ %
1

39
39
2
Không
61
61
Tổng cộng
100
100
Bảng 1:Số trường hợp sinh viên tình cờ nhìn thấy, phát hiện sinh viên Đại học
Luật có hành vi tham gia tệ nạn xã hội
Theo kết quả điều tra ở bảng trên, chỉ có 39% sinh viên tình cờ nhìn thấy sinh
viên khác tham gia vào tệ nạn xã hội.Điều này cho thấy, tệ nạn xã hội xảy ra trong
sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội là không phổ biến.
Tìm hiểu xem loại tệ nạn xã hội nào đang phổ biến trong sinh viên trường Đại
học Luật Hà Nội hiện nay, ta thu được kết quả là:

Bảng 2. Loại tệ nạn xã hội mà sinh viên Luật tham gia
Số liệu của bảng trên cho thấy có ba loại hành vi mà sinh viên Đại học Luật Hà
Nội có tham gia nhiều, đó là: nghiện game (71%), trộm cắp (38%) và chơi lô đề
(28%). Những hành vi này diễn ra thường xuyên trong thực tế, theo quan điểm của
sinh viên. Hành vi đua xe trái phép được cho là khó phát hiện nhất nhưng vẫn có
8% sinh viên trả lời có nhìn thấy. Đây là một thực tế đáng báo động với sinh viên
cả nước nói chung và sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng.
2.2


Nhận thức của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội về sự ảnh hưởng của
tệ nạn xã hội đối với sinh viên

Khi được hỏi, việc sinh viên tham gia vào tệ nạn xã hội để lại hậu quả như thế
nào, kết quả trả lời như sau:
Mã số
Phương án trả lời
Số lượng
Tỷ lệ
1
Rất nghiêm trọng
63
63
2
Nghiêm trọng
36
36
3
Không nghiêm trọng
1
1
4
Rất không nghiêm trọng
0
0
Tổng cộng
100
100
Bảng 3. Đánh giá hậu quả của việc sinh viên tham gia vào tệ nạn xã hội


9


Theo trên, đại đa số sinh viên Luật đã ý thức, nhận thức được ảnh hưởng rất
nghiêm trọng (63%) và nghiêm trọng (36%) của tệ nạn xã hội đối với sinh viên.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cho rằng, sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với
sinh viên là không nghiêm trọng (1%). Sinh viên Luật cũng đã chỉ ra được những
ảnh hưởng đối với hoạt động, rèn luyện khi sinh viên tham gia vào tệ nạn xã hội:

Bảng 4: Tác hại của tệ nạn xã hội đối với sinh viên
Trong đó hao tổn về sức khỏe và tốn thời gian là rất lớn, chiếm tới 83%.Không
những vậy hao tổn về kinh phí cũng không hề nhỏ (74%). Bên cạnh đó tệ nạn xã
hội còn khiến cho kết quả học tập sa sút, bạn bè tốt xa lánh dần, có nguy cơ bị đuổi
học hoặc có thể dính líu tới các hành vi phạm tội.
2.3

Việc nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của
sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Khi được đề nghị đánh giá về vai trò của công tác phòng, chống tệ nạn trong
trường Đại học Luật Hà Nội nhằm đấu tranh đẩy lùi tệ nạn xã hội, kết quả cho thấy:
54% sinh viên Đại học luật cho rằng công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trong
trường Đại học Luật Hà Nội có vai trò rất quan trọng và 9% sinh viên cho là bình
thường.

Bảng 5: Đánh giá mức độ quan trọng của công tác phòng, chống tệ nạn trong
trường Đại học Luật Hà Nội
Khi được hỏi, “Bạn có đồng tình về việc phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ
nạn xã hội trong sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội không?”, ta thu được kết
quả như sau:


Bảng 6. Đánh giá mức độ đồng tình về việc phổ biến pháp luật về
phòng, chống tệ nạn xã hội trong sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội
Có 62% sinh viên rất đồng tình về việc phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn
xã hội trong sinh viên Đại học Luật.Tuy nhiên còn có 8% sinh viên trả lời là thế
nào cũng được và có 1% - 2% sinh viên trả lời là không đồng tình và rất không
10


đồng tình. Mặc dù đây là con số nhỏ nhưng là sinh viên học Luật mà không đồng
tình về việc phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội thì đây là một điều
đáng buồn. Vì vậy cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức cho sinh viên.
Điều tra thông tin về việc tìm hiểu các văn bản pháp luật có liên quan đến
phòng, chống tệ nạn xã hội, ta thấy tất cả các bạn sinh viên đều biết đến các loại
văn bản bản pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội như Các quy định của pháp
luật Mã số Phương án trả lời
Số
Tỷ lệ
lượng
%
1
Các quy định của pháp luật hình sự về tội
73
73
phạm thuộc tệ nạn xã hội (Ma túy, mại
dâm,..)
2
Luật phòng chống ma túy
71
71

3
Pháp lệnh phòng chống mại dâm
47
47
4
Các nghị định kèm theo
22
22
5
Nguồn khác
2
2
Tổng cộng
100
100
hình sự về tội phạm thuộc tệ nạn xã hội, Luật phòng chống ma túy, Pháp lệnh
phòng chống mại dâm, Các nghị định kèm theo….
Bảng 7. Hiểu biết của sinh viên về các văn bản pháp luật liên quan đến phòng
chống tệ nạn xã hội
Về mức độ tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội của sinh viên
Đại học Luật Hà Nội, ta thu được kết quả: Có 54% sinh viên rất tích cực tham gia
các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội, 37% sinh viên tích cực tham gia và có
9% sinh viên tham gia một cách bình thường. Điều này cho thấy các sinh viên đã
có nhận thức tích cực trong đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội.

Bảng 8. Đánh giá mức độ tích cực sinh viên tham gia hoạt động phòng
chống tệ nạn xã hội
3

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG SINH

VIÊN

Bất cứ một sự kiện, hiện tượng nào tồn tại trong xã hội cũng đều có nguyên
nhân làm phát sinh ra nó. Tệ nạn xã hội trong sinh viên là một hiện tượng xã hội.
Để giảm thiểu được các tệ nạn xã hội ấy chúng ta cần tìm hiểu đến nguyên nhân
11


sâu xa của vấn đề để tìm ra các giải pháp khắc phụ.Qua cuộc điều tra xã hội học, có
rất nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân sinh viên sa vào các tệ nạn xã hội, 82%
sinh viên cho rằng nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân người có hành vi tệ nạn
xã hội, 57 % ý kiến cho rằng nguyên nhân là do môi trường xã hội…Cụ thể như
sau:

Bảng 9. Nguyên nhân phát sinh tệ nạn xã hội trong sinh viên
Thực tế cho thấy, nguyên nhân làm phát sinh, tồn tại và phát triển tệ nạn xã hội
trong sinh viên rất đa dạng phong phú.
3.1

Sự tác động của môi trường kinh tế xã hội

Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển đạt được nhiều thành tựu to lớn, tuy
nhiên bên cạnh đó cũng bộc lộ nhiều mặt trái của xã hội: gia tăng sự bất bình đẳng
trong xã hội, phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, các giá trị, chuẩn mực xã hội
truyền thống bị thoái hóa và biến chất, nhiều cánhân vì lợi ích của bản thân mà
quên đi lợi ích của người khác, chức năng giáo dục của gia đình bị suy giảm, sự
kiểm soát của xã hội ngày càng hạn chế, lỏng lẻo... Đó là nguyên nhân làm tăng tội
phạm và tệ nạn xã hội
Hà Nội là nơi tập trung đông nhất các trường đại học , cao đẳng. Hàng năm
có hàng vạn sinh viên tuyển mới từ khắp mọi miền đất nước đến tụ học. Kí túc xá

trong trường đại học chỉ đáp ứng được nhu cầu cho khoảng từ 20%- 30% số sinh
viên, còn lại Hơn 70% sinh viên phải tìm nhà thuê trọ.
Ký túc xá trường Đại Học Luật Hà Nội được xây dựng từ những năm 1990 với
120 phòng. Sinh viên ngoại tỉnh được cung cấp 93 phòng, số lượng này chỉ có thể
đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu chỗ ở của sinh viên. Còn lại 90% sinh viên
ngoại tỉnh phải ở trong các nhà trọ. Sinh viên ở ngoại trú phân tán khắp tất cả các
quận huyện và liên tục phải thay đổi chỗ ở có khi cách xa trường hàng chục km.
Giá nhà trọ cũng tăng lên theo sự sôi động của thị trường nhà đất khiến đời sống
của sinh viên ngày càng khó khăn. Cũng với nhu cầu ăn ở của sinh viên là sự ra đời
của các làng sinh viên, xóm sinh viên điều kiến sinh hoạt, an ninh không đảm bảo
tệ nạn cờ bạc, trộm cắp thường xuyên diễn ra. Ngay trong xóm trọ có hàng chục
những hiệu cầm đồ, quán nước, các tụ điểm cờ bạc sẵn sàng lôi kéo sinh viên. Công
tác quản lí nhân khẩu, tạm trú tại địa phương rất hời hợt. Sinh viên chuyển đến,
12


chuyển đi không ai quản lí, chủ nhà trọ chỉ biết đến việc thu tiền nhà, không quan
tâm đến việc khác. Hiện tượng nghiện hút, cờ bạc và các tệ nạn xã hội khác tập
trung chủ yếu ở các khu nhà trọ như số liệu phần thực trạng trên cho thấy. Kinh tế
thị trường đã mở ra khả năng tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh cho các chủ
thể. Vì vậy mà nhiều người đã vì lợi ích chung của mình mà không quan tâm đến
lợi ích chung của xã hội, khi lựa chọn hình thức kinh doanh mục đích là mang lại
lợi nhuận cho cá nhân dù nó là hành vi vi phạm pháp luật. Tệ nạn lô đề, cờ bạc phát
triển do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa những khu vực dân cư vốn dĩ trước đây
làm nông nghiệp nay đất đai bị thu hồi. Tình trạng thất nghiệp hoặc việc làm không
ổn định đã đẩy người dân vào tệ nạn xã hội và lôi kéo sinh viên vào tình trạng cờ
bạc, lô đề. Vấn đề ma túy không chỉ là vấn nạn của phạm vi quốc gia mà nó là vấn
đề toàn cầu. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản, quy phạm pháp luật để đấu
tranh với hiện tượng này nhưng tội phạm về ma túy không những không giảm mà
ngày càng tăng và càng tinh vi hơn. Lợi nhuận mà ma túy đem lại là rất lớn. Để có

được lợi nhuận từ mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy, người ta sẵn
sàng lôi kéo tất cả các tầng lớp trong xã hội tham gia và không loại trừ sinh viên.
Ban đầu là nghiện, sau đó để có tiền thỏa mãn cơn nghiện thì tham gia vào vận
chuyển ma túy... Giống như đối với tệ nạn ma túy, tệ nạn mại dâm cũng phát triển
cùng với sự phát triển của xã hội. Vốn đầu tư thấp, lợi nhuận cao, không có khả
năng thua lỗ, không có đòi hỏi trình độ nghiệp vụ kỹ thuật cao. Điều này làm cho
các dịch vụ nhà hàng, khách sạn, massage, bia ôm vũ trường ngày càng nhiều.
Người tham gia vào hoạt động mại dâm cũng rất đa dạng có thể thỏa mãn nhu cầu
của các khách hàng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Từ đó tệ nạn bán dâm cao cấp
phát triển và lôi kéo sinh viên tham gia vào tệ nạn này.
3.2

Nguyên nhân do thiếu sự quản lí của gia đình và nhà trường

Lời nói đầu của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 nhấn mạnh: “
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan
trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”. Điều đó
khẳng định gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Gia đình
nuôi dưỡng các cá nhân đặc biệt là khi còn nhỏ. Nhưng khi xa nhà, đặc biệt là vào
cổng trường đại học sinh viên đã thành người thanh niên, đặc biệt là những thanh
niên đến từ các tỉnh thành phố khác, rời khỏi vòng tay của bố mẹ đến một môi
trường xã hội hoàn toàn mới. Phần lớn sinh viên biết tự chủ và định hướng đúng
đắn vị thế quan trọng nhất của mình. Nhưng vẫn còn nhiều bộ phận sinh viên do
13


không có sự quản lí của bố mẹ đã có nhiều hành vi sai lệch trong đó có hành vi
tham gia vào các tệ nạn xã hội.
Nguyên nhân dẫ đến việc sinh viên tham gia vào các tệ nạn xã hội là do thiếu

sự giám sát quản lý của cha mẹ. Do gia đình ở xa, mối liên hệ giữa gia đình và nhà
trường còn hạn chế. Nhiều gia đình chỉ biết thông tin về kết quản học tập và tình
hình ăn ở thông qua một kênh thông tin là chính con mình cung cấp. Có những gia
đình con bỉ học sa ngã vào các tệ nạn xã hội mấy năm rồi mới biết.
Để định hướng hành vi của sinh viên không chỉ có sự tác động của mỗi môi
trường giáo dục gia đình mà còn chịu tác động của môi trường nhà trường. Tuy
nhiên sự vào cuộc của nhà trường còn chưa tích cực dẫn đến việc chưa thể quản lí
được về tình hình ngoại trú của sinh viên.
Các tổ chức đoàn cũng có vai trò rất quan trọng đến công tác giáo dục đạo đức
lối sống đúng đắn cho sinh viên. Nhưng hiện nay tổ chức này cũng chưa phát huy
hết vai trò của mình , chưa lôi kéo được các thành viên vào hoạt động bổ ích tránh
xa tệ nạn xã hội. Tổ chức đoàn thể còn chưa có chiều sâu về cả nội dung lẫn hình
thức, chưa có những hoạt đọng thực tiễn bổ ích giúp sinh viên nghèo và sinh viên
mắc tệ nạn xã hội. Trường Đại học Luật Hà Nội đã có nhiều biện pháp phòng
chống tệ nạn xã hội trong sinh viên như tổ chức các buổi tuyên truyền phổ biến
kiến thức phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên, khám sức khỏe, xét nghiệm để
phát hiện các trường hợp nghiện ma túy.
Như vậy cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường,
giữa nhà trường và các cơ quan chức năng khác trong việc quản lý và giáo dục sinh
viên để phòng chống các tệ nạn xã hội.
3.3

Nguyên nhân xét dưới góc độ tâm lý.

Về mặt tâm lý học sinh sinh viên đang trong độ tuổi hình thành và phát triển
mạnh mẽ những phẩm chất, nhân cách bậc cao có ý nghĩa rất lớn đối với sự tự giáo
dục và hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực như khả năng tự đánh giá lòng tự
trọng , tự tin, tự ý thức...
Lứa tuổi của sinh viên đa phần đang trong giai đoạn tự “ khẳng định mình”,
lứa tuổi nửa “ ông” nửa “thằng”, tức là đang trong độ tuổi thể hiện mình thực sự đã

lớn. Mà đây là lứa tuổi khó bảo vô cùng, ai dạy gì khuyên gì cũng nghe một tai rồi
trôi ra ngoài bằng tai bên kia, cứ nghĩ mình là đúng, làm sai nhưng không biết là
14


mình sai, còn nghĩ rằng người thân không ai hiểu mình, để đi nghe lời người khác
cũng tuổi như mình. Cộng thêm lối sống sinh viên được tự do, sự kiểm soát của gia
đình cũng trở nên lỏng hơn, các bạn lạm dụng sự tự do để làm thỏa mãn những
hành vi theo ý của mình mà không hề có ai ngăn cấm. Nói như Jean Cocteau: “Cái
thảm kịch của giới trẻ, chính là giới trẻ bị đặt vào tình trạng không thể không vâng
lời vì sự tự do quá đáng”. Cũng có nhiều sinh viên có ý nghĩ thi đỗ đại học bước
sang một trang mới nên không cần phải phấn đấu nữa, cả làng chỉ có mấy người đỗ
trường công lập trng đó có mình, như vậy mình đã thành công rồi, thỏa mãn rồi,
phải ăn chơi cho thỏa những ngày học tập vất vả nên sa đà vào các trò chơi, ban
đầu là trò chơi giải trí, xong dấn sâu vào trò chơi có đặt cược cá độ,... Hoặc khi đậu
đại học, không ít người được bố mẹ chiều chuộng, xin gì được nấy, tự coi mình là
vĩ đại, ra xã hội đua đòi với bạn bè, lừa dối bố mẹ để xin tiền ăn chơi. Rồi lối nghĩ
sao mình không thử sống theo kiểu thần tượng của mình, đi đứng, ăn mặc, đầu tóc,
phấn son,...và thế là tự đánh mất mình.
3.4

Nguyên nhân từ những hạn chế bất cập trong công tác đấu tranh phòng
chống tệ nạn xã hội.

Một số nơi, cấp ủy, chính quyền địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm đúng
mức đối với công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; tình hình an ninh, trật
tự tại một số trường học, lĩnh vực còn diễn biến phức tạp, nhất là vấn đề ma túy, cờ
bạc, mại dâm, lô đề...,; tội phạm hình sự được kiềm giảm nhưng vẫn chưa bền
vững, tính chất, hậu quả còn nghiêm trọng; tỷ lệ sinh viên phạm tội, vi phạm pháp
luật ngày càng tăng.

Công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tệ nạ xã hội mới chủ yếu tập
trung cho các hoạt động bề nổi, còn thiếu các chương trình tuyên truyền cho các
nhóm đối tượng có nguy cơ mắc tệ nạn. Nội dung phổ biến pháp luật, kỹ năng
phòng ngừa tệ nạn còn mờ nhạt. Sự phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách với
các cơ quan chức năng và tổ chức xã hội chưa đồng bộ, thường xuyên. Chưa đánh
giá được hiệu quả của từng hình thức tuyên truyền để tổ chức rút kinh nghiệm,
nhân rộng các điển hình tiên tiến.
Công tác phối hợp phòng, chống tệ nạn giữa nhà trường trong và các lực lượng
chức năng tuy đã có nhiều kết quả nhưng chưa thường xuyên chặt chẽ và còn
những bất cập.
Nhiều địa điểm sinh viên ở còn để tệ nạn xảy ra phổ biến; công tác thống kê, nắm
tình hình người mắc tệ nạn còn thiếu chính xác nên các giải pháp đưa ra chưa sát
15


hợp với thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội; biện pháp ngăn
chặn tệ nạn xã hội còn hạn chế.

4

4.1

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG VÀ NÂNG CAO Ý THỨC
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC LUẬT HÀ NỘI.
Tạo môi trường Văn hóa - xã hội lành mạnh phục vụ các hoạt động học
tập rèn luyện vui chơi giải trí cho sv trường Đại học Luật Hà Nội:

Tăng cường công tác giáo dục chính trị đạo đức tư tưởng lối sống cho sinh
viên.

Thứ nhất, nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ, giảng viên , sinh viêntrong
trường về vai trò tầm quantrọng của công tác tư tưởng, đạo đức lối sống cho sinh
viên.
Thứ hai, Cần xác định rõ nội dung giáodục tránh tình trạng chung chung
không có trọng tâm dẫn đến không có hiệu quả.
Thứ ba, khi xác định rõ nội dung thì cần đổi mới rõ phương pháp, hình thức
giáo dục. Tiến hành sơ kết tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm về công tác giáo dục
nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác này.
Chú trọng xây dựng các thiết chế văn hóa, phục vụ các hoạt động vui chơi,
giải trí ngoài giờ học cho sinh viên.
Nâng chất lượng , hiệu quả các hoạt động phong trào văn hóa-văn nghệ- thể
thao, các hoạt động khác trong sinh viên:
Các hoạt động phong trào cần thực chất hơn hiệu quả hơn bằng nhiều hình
thức phong phú đa dạng, sinh động, tránh phô trương rườm rà...
Các cuộc vận động cần đi vào thực chất bằng những hình thức thiết thực và
có cơ chế đánh giá.
Cần thành lập Câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên trường
Đại học LuậtHà Nội.

16


4.2

Tăng cường vai trò trách nhiệm của gia đình và các cơ quan chức năng
bên ngoài nhà trường trong việc giáo dục quản lí sinh viên trường Đại học
Luật Hà Nội.
Về gia đình:

Chuẩn bị tốt hành trang kiến thức tâm líhiểu biết xã hội , kinh nghiệm giao tiếp

cho con cái trước khi nhập trường chính thức trở thành sinh viên.
Thiết lập các cơ chế đáng tin cậy nhằm kiểm tra giám sát quản lí quá trình học
tập, rèn luyện của con cái trong những năm học đại học
Vềphía cơ quan chức năng bên ngoài nhà trường và các chủ trọ:
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương, công an phường,
sở tại, đặc biệt là cơ sở khu vực trong việc quản lí giáo dục sinh viên luật ngoại trú.
Các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác quản lí các tụ điểm
vui chơi giải trí, hiệu cầm đồ... xung quanh trường, kí túc xá, các nhà trọ sinh viên.
Nâng cao ý thức trách nhiệm của nhà chủ trọ trong việc giáo dục, quản lí sinh
viên.
4.3

Phát huy vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, hội và đoàn thể trong trường
đối với việc quản lí, giáo dục, định hướng sinh viên luật phòng, chống tệ
nạn xã hội.

Các khoa chuyên môn cần tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng để tổ
chức các hội thi tìm hiểu pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên toàn
trường.
Tùy theo lĩnh vực chuyên môn của từng khoa có thể tổ chức biên soạn các tài
liệu chuyên sâu về pháp luật phòng chống tệ nạn xã hội để phổ biến, tuyên truyền
thông qua các hình thức tọa đàm, chuyên đề, phát tài liệu miễn phí cho sinh viên.
Phòng đào tạo, phòng công tác sinh viên quản lí giáo dục và phòng chống tệ
nạn xã hội.
Phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của đoàn thanh niên, hội sinh viên trong
việc định hướng sinh viên phòng chống tệ nạn xã hội.

17



4.4

Nâng cao nhận thức, ý thức đấu tranh phê và tự phê bình của sinh viên
trường Đại học luật Hà Nội trong phòng chống các tệ nạn xã hội.

Là sinh viên Luật, mọi người phải có ý thức chấp hành pháp luật hơn, phải rèn
luyện giáo dục tốt, làm chủ bản thân,tránh mọi sự cám dỗ và chăm chỉ học hành,
ngoài ra còn phải tích cực tuyên truyền cho mọi người xung quanh về pháp luật
phòng, chống tệ nạn xã hội.

18


KẾT LUẬN
Tệ nạn xã hội là một vấn đề nhức nhối trong xã hội nói chung và trong sinh
viên trường Đại học Luật nói riêng. Qua việc tìm hiểu và điều tra, khảo sát thực tế
ở trường Đại học Luật Hà Nội, nhóm chúng em thấy rằng sinh viên Đại học luật Hà
Nội đã có nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội, qua việc
tìm hiểu và phân tích, chúng em đã tìm ra được nhiều nguyên nhân và thực trạng tệ
nạn xã hội trong trường và đồng thời tìm ra được nhiều biện pháp phòng và chống
tệ nạn xã hội cho sinh viên. Qua đó chúng em mong rằng mọi người đặc biệt là sinh
viên Đại học Luật Hà Nội hãy có nhận đúng đắn về tệ nạn xã hội và có ý thức thực
hiện pháp luật nghiêm chỉnh trong việc phòng chống tệ nạn xã hội cho bản thân và
cộng đồng.“ Hãy chung tay xây dựng một trường học một xã hội văn minh, lành
mạnh, trong sáng không tệ nạn xã hội ”.

19




×